Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huy ện
là tốt. Các tổ chức kinh tế gửi tiền này vào Ngân hàng để đảm bảo sự an toàn và
sự tiện lợi trong việc thanh toán thông qua Ngân hàng với khách hàng của mình.
Việc phát hành kỳ phiếu phải có sự chỉ đạo từ Ngân hàng tỉnh và mong
muốn của Ngân hàng huy ện. Do đó, việc phát hành này nằm trong tầm của
NHNo & PTNT huy ện Mộc Hoá. Đó là lý do mà số tiền huy động từ hình thức
này tăng khá cao trong năm qua và cũng chứng tỏ vốn huy động không đảm bảo
cho tín dụng nên cần phát hành kỳ phiếu.
Tóm lại, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá thực hiện một dịch vụ rất quan
trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều
kiện thuận lợi cho việc gởi tiền tiết kiệm của dân chúng và tiền gởi của tổ chức
kinh tế bằng cách đưa ra những phương thức dễ dàng để thực hiện các mục đích
có tính chất xã hội.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 triệu
đồng.
Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá có chiều hướng
tăng. Để đạt được kết quả như trên Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên của Ngân hàng đã không ngừng tranh thủ lợi thế được đa số dân cư biết đến
để tăng cường huy động vốn bằng các hình thức phong phú và đa dạng.
Hình 3.2: Nguồn vốn huy động tại Ngân hàng 2 năm qua
Lượng tiền gởi tiết kiệm là những khoản tiền nhàn rỗi, tiết kiệm do người
dân làm ăn có hiệu quả, có thu nhập cao. Đồng thời do yêu cầu của cuộc sống
nên ngoài số tiền chi tiêu thường xuyên, họ còn dành dụm một số tiền để đề
phòng bất trắc hoặc để lo tuổi già. Số tiền dành dụm của từng cá nhân, gia đình
tuy là nhỏ bé nhưng nếu tập hợp lại sẽ thành một số tiền lớn trở thành nguồn tài
chính hoạt động mạnh cho Ngân hàng. Còn lượng tiền huy động bằng phát hành
kỳ phiếu rất ít trong đợt huy động, tăng dần trong những năm gần đây, sự tăng
của lượng tiền phát hành kỳ phiếu không ảnh hưởng đến lượng tiền huy động của
Ngân hàng. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng luôn được
quan tâm hàng đầu.
* Tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Một lợi thế của NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá là mạng lưới rộng khắp
trên toàn huyện. Ngân hàng tổ chức huy động vốn ở những nơi dân cư đông đúc
29
thuận tiện đi lại, gần khu thương mại, chợ, thoáng mát gây cảm giác dễ chịu cho
khách hàng khi vào gởi tiền, bên cạnh đó Ngân hàng có đội ngũ cán bộ chuyên
môn giỏi, phục vụ cho việc huy động vốn, luôn tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
khách hàng.
Qua 2 năm 2005 – 2006, tình hình huy động vốn tại Ngân hàng đạt kết
quả tích cực, tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục giữ vững được thị phần trong điều
kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, đặc biệt là vốn huy động từ dân cư tăng
mạnh, vốn huy động từ khu vực nông thôn cũng phát triển tốt hơn.
c. Phân tích hiệu quả huy động vốn
Việc áp dụng các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả huy động vốn của Ngân
hàng là rất cần thiết, để thấy được hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng từ đó
giúp Ngân hàng thấy được những hạn chế trong công tác huy động vốn và có
những biện pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn.
* Phân tích tỷ số huy động vốn trên tổng nguồn vốn
Phân tích tỷ số này nhằm thấy được khả năng huy động nguồn vốn tự lực
tại địa phương trong năm và khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động
của đơn vị.
Bảng 3.4: Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Vốn huy động
Tổng
nguồn vốn
Hệ số %
2005 82.826 342.798 24,26
2006 92.522 401.883 23,02
Nguồn: Phòng tín dụng
Nguồn vốn của Ngân hàng sử dụng chủ yếu là nguồn vốn tỉnh, còn vốn
huy động chỉ chiếm không quá 23,02% trong tổng nguồn vốn mặc dù vậy nhưng
tình hình huy động vốn của Ngân hàng cũng tăng qua các năm. Đây là thuận lợi
cho một Ngân hàng thương mại quốc doanh được tỉnh điều hoà vốn rất mạnh.
30
Do Ngân hàng hoạt động ở vùng nông thôn, nơi có nhu cầu vay vốn cao
hơn vốn nhàn rỗi. Bên cạnh đó, mấy năm gần đây chịu ảnh hưởng của thiên tai,
lũ lụt, dịch bệnh, chuột bọ,...phá hoại làm năng suất giảm thấp, chất lượng sản
phẩm không cao, giá cả sản phẩm có chiều hướng giảm xuống nên người sản
xuất không có lợi nhuận cao, đây cũng là yếu tố làm tiền gửi tăng chậm.
* Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động
Phân tích chỉ tiêu này chúng ta sẽ thấy được mức độ ổn định, vững chắc
của vốn huy động ở NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá. Thông thường, một Ngân
hàng thương mại có thể yên tâm cho vay đến mức tối đa nguồn vốn có kỳ hạn
của mình, vì thực tế ít ai rút tiền trước hạn vì lý do lãi suất. Lãi suất thường cao
hơn nếu là vốn huy động có kỳ hạn.
Bảng 3.5: Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Vốn huy động có kỳ hạn
Tổng
nguồn vốn
huy động
Hệ số %
2005 52.172 82.826 62,99
2006 55.404 92.522 59,88
Nguồn: Phòng tín dụng
Năm 2005 vốn huy động có kỳ hạn chiếm 62,99% trên tổng nguồn vốn
huy động, đến năm 2006 giảm xuống còn 59,88%. Tuy nhiên, số tiền huy động
có kỳ hạn thực tế lại tăng 3.232 triệu đồng.
Sự ổn định và vững chắc ở mức độ tương đối của nguồn vốn huy động, có
thể tự chủ về vốn hoạt động độc lập, về việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.
NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá chủ yếu là cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực
nông nghiệp cho nên nguồn vốn huy động có kỳ hạn được sử dụng và quay vòng
rất tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động quá cao
chưa hẳn là tốt, vì chi phí cao nhưng hiệu quả kinh doanh thấp.
31
3.2.1.2 Nhận xét và đánh giá chung về tình hình huy động vốn
Chủ trương huy động vốn để tập trung cho đầu tư và phát triển là một
trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nhận thức được
điều đó, ngay từ buổi đầu tách riêng hoạt động độc lập NHNo & PTNT huyện
Mộc Hoá đã tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng là nền tảng cho công việc kinh
doanh, phát huy tiềm năng về vốn. Vốn huy động là vấn đề luôn biến động phức
tạp trong thời buổi kinh tế thị trường. Chính sách lãi suất được xem như là công
cụ kinh tế xã hội của đất nước, nếu lãi suất phù hợp thúc đẩy sản xuất phát triển,
ngược lại sản xuất ngưng trệ. Vì vậy, với vai trò giá cả cho vay nên sự tăng giảm
lãi suất không chỉ phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường, vào chi phí dịch vụ,
liên quan trực tiếp đến huy động vốn và cho vay. Ngoài ra lãi suất còn chịu tác
động bởi những diễn biến khác nhau trên thị trường trong và ngoài nước, bị ảnh
hưởng bởi sự biến động trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội và công tác xoá
đói giảm nghèo.
Để tăng cường lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng hàng năm
Ngân hàng đều được chi cho việc mua sắm các trang thiết bị, phương tiện để
phục vụ ngày càng nhanh chóng thuận tiện hơn cho khách hàng như máy kiểm
đếm tiền, phương thức thanh toán trực tiếp qua mạng, máy rút tiền tự động ATM.
Đồng thời cán bộ Ngân hàng cũng không ngững được học tập để nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự đã được khách
hàng tin tưởng.
Tuy vậy, do Mộc Hoá là một huyện có nền kinh tế thuần nông cho nên
tiền gởi tiết kiệm trong dân cư mặc dù so với các năm trước đây thì vốn huy động
trong 2 năm 2005 – 2006 có tăng nhưng vẫn còn thấp nên trong tổng nguồn vốn
của Ngân hàng thì nguồn vốn điều hoà chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, tính chủ động
của Ngân hàng bị giảm bớt.
32
3.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng
3.2.2.1 Tình hình cho vay tại Ngân hàng
a. Tình hình cấp tín dụng tại NHNo & PTNT các năm qua
Trong những năm qua, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã không ngừng
mở rộng tín dụng theo hướng “tăng trưởng, chất lượng, an toàn, hiệu quả và bền
vững”. Ngân hàng đã chú trọng đến công tác cho vay một cách có hiệu quả, tìm
ra các biện pháp sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả đem lại lợi nhuận và
bảo toàn vốn.
Bảng 3.6: Tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Doanh số cho vay
Số tiền 254.648 397.794 248.438
Tốc độ tăng (%) 156,21 107,70
Doanh số thu nợ
Số tiền 172.648 325.039 380.370
Tốc độ tăng (%) 188,27 117,02
Dư nợ
Số tiền 271.200 343.955 392.023
Tốc độ tăng (%) 126,83 113,98
Nợ quá hạn
Số tiền 645 1.415 6.034
Tốc độ tăng (%) 219,38 426,43
Nguồn: Phòng tín dụng
Doanh số cho vay năm 2005 đạt tốc độ tăng 156,21%, năm 2006 đạt tốc
độ tăng 117,02%.
Doanh số thu nợ qua hai năm đều tăng cụ thể là năm 2005 tăng 188,27%
so với năm 2004, năm 2006 tăng 117,02% so với năm 2005.
Dư nợ năm 2005 tăng 126,83% so với 2004, năm 2006 tăng 113,98% so
với 2005.
33
Qua hai năm 2005 và 2006 nợ quá hạn tăng rất cao, năm 2005 tăng
219,38% so với năm 2004, năm 2006 tăng 426,43% so với năm 2005.
Thực hiện phương châm mở rộng tín dụng đối với tất cả các thành phần
kinh tế trên địa bàn huyện đạt được một cách khả quan là doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, dư nợ qua các năm tăng liên tục. Thị trường tiêu thụ hàng hoá
nông sản được mở rộng tạo điều kiện cho người nông dân khai thác hết khả năng
tiềm tàng hiện có của đất đai, ao hồ, sông,...để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nợ quá hạn tăng do đàn gia cầm bị dịch bệnh gây thiệt hại nặng, bệnh
vàng lùn xoắn lá phá hoại mùa màng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng.
b Phân tích hiệu quả tín dụng
Trong hững năm qua hiệu quả cho vay của Ngân hàng phát triển tốt và có
hiệu quả. Để đánh giá được điều này, ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu sau.
* Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Bảng 3.7: Hệ số thu nợ của Ngân hàng
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Doanh số thu nợ
Doanh số
cho vay
Hệ số %
2004 262.733 305.850 85,90
2005 325.039 397.794 81,71
2006 380.370 428.438 88,78
Nguồn: Phòng tín dụng
Hệ số thu nợ trong cho vay giúp ta đánh giá hiệu quả cho vay vốn của
Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Năm 2004 hệ số thu nợ đạt
85,9%, năm 2005 hệ số thu nợ đạt 81,71%, đến năm 2006 con số này đạt
88,78%.
Bởi vì doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều biến động tăng qua các
năm, nên chỉ tiêu này phản ánh mang tính tương đối. Năm 2006, với sự mở rộng
34
đầu tư vào tín dụng, đa dạng hoá đối tượng, nâng mức cho vay,... làm cho doanh
số cho vay tăng vọt. Nhìn chung, qua hai năm tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số
cho vay khá cao, thực hiện được những việc này là do những cố gắng rất lớn của
cán bộ nhân viên Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác thu nợ
khi đến hạn.
NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá hoạt động chủ yếu là tín dụng ngắn hạn.
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá huyện nhà, Ngân hàng đã
đầu tư nguồn vốn trung và dài hạn tăng lên rất lớn. Do đó, phần thu hồi nợ trung
và dài hạn phải qua nhiều năm mới kết thúc cho nên nếu tăng doanh số cho vay
lên thì doanh số thu nợ vẫn không thể tăng cao hơn. Ở đây việc phân tích chỉ tiêu
này là để xem xét mức độ ảnh hưởng giữa hai doanh số đó. Vấn đề chủ yếu nhất
vẫn là chất lượng tín dụng và kinh doanh có hiệu quả, vấn đề này thì NHNo &
PTNT huyện Mộc Hoá đã thực hiện rất tốt.
* Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động của Ngân
hàng qua các năm. Vì hàng năn Ngân hàng phải trả chi phí rất lớn cho việc sử
dụng vốn của tỉnh.
Bảng 3.8: Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tổng dư nợ
Tổng vốn
huy động
Hệ số %
2004 266.726 83.361 319,97
2005 343.955 82.826 415,27
2006 392.023 92.522 423,71
Nguồn: Phòng tín dụng
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động năm 2004 là 319,97%, năm 2005 con
số này là 415,27%, đến năm 2006 đạt 423,71%.
Việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng rất có hiệu quả, rõ ràng là tỷ lệ
dư nợ trên tổng vốn huy động luôn ở mức cao.
35
* Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác chất lượng tín dụng, hiệu quả sử dụng
vốn của Ngân hàng và phản ánh chất lượng tín dụng qua các năm.
Bảng 3.9: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Nợ quá hạn Dư nợ Hệ số %
2004 645 266.726 0,24
2005 1.415 343.955 0,41
2006 6.034 392.023 1,54
Nguồn: Phòng tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2004 đạt với con số 0,24%, năm
2005 tăng lên 0,41%, đến năm 2006 con số này vượt lên 1,54%.
Theo chỉ tiêu phấn đấu của NHNo & PTNT tỉnh hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn
không được vượt quá 1%. NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã giữ chỉ tiêu này ở
mức dưới 1% trong hai năm 2004 và 2005, tuy nhiên sang năm 2006 lại để chỉ
tiêu này vượt quá mức cho phép đây là con số không lý tưởng. Chứng tỏ công tác
thu nợ tại Ngân hàng hoạt động không hiệu quả bằng năm 2005.
Nguyên nhân cũng do tình hình dịch bệnh, sâu hại và một số điều kiện bất
lợi do thiên nhiên, bên cạnh đó công tác thu nợ của cán bộ tín dụng chưa tốt, số
nợ quá hạn để tăng quá nhiều.
* Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá hiệu quả của đồng vốn tín dụng qua tính luân
chuyển của nó. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng có hiệu quả và mang lại
lợi nhuận cho Ngân hàng.
36
Bảng 3.10: Vòng quay vốn tín dụng
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình
quân
Số vòng
(vòng)
2004 262.733 227.963 1,15
2005 325.039 307.577,5 1,06
2006 380.370 367.989,0 1,03
Nguồn: Phòng tín dụng
Vòng quay khá nhanh, nhưng giảm dần qua các năm, năm 2004 đạt tốc độ
1,15 vòng, năm 2005 vòng quay vốn tín dụng là 1,06 vòng, đến 2006 chỉ còn lại
1,03 vòng. Chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ chậm hơn.
3.2.2.2 Nhận xét và đánh giá chung tình hình cho vay
Bảng 3.11: Tình hình thực hiện chỉ tiêu cơ bản
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006
Chênh lệch
Số tiền %
Tổng nguồn vốn kinh doanh 82.826 92.522 9.696 11,71
Tổng dư nợ 343.955 392.023 48.068 13,98
Tỷ trong cho vay DNNN (%) - - - -
Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn (%) 41,36 39,90 - -3,51
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,41 1,54 - 275,60
Lợi nhuận 7.992 10.812 2.820 35,29
Nguồn: Phòng tín dụng
Hai năm qua, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã không ngừng thực hiện
đạt các chỉ tiêu đề ra, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn bám sát mục
tiêu định hướng của NHNo & PTNT tỉnh Long An và mục tiêu định hướng phát
37
triển kinh tế xã hội địa phương, kết quả hoạt động kinh doanh đạt nhiều khả
quan. Vốn huy động đạt kết quả tỉnh giao. Dư nợ tăng và ổn định với chất lượng
tín dụng bảo đảm, về mặt hoạt động kinh doanh các chi nhánh thực hiện có kết
quả và tiến bộ hơn so với các năm trước.
Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng không đứng yên mà vận động liên
tục, mạnh mẽ. NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã sử dụng nguồn vốn này rất có
hiệu quả một điều minh chứng cho thấy không chỉ sử dụng nguồn vốn đã huy
động được để cho vay hết mà NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã phải sử dụng
đến nguồn vốn của NHNo & PTNT tỉnh để đáp ứng nhu cầu về vốn rất lớn ở
huyện. Đồng thời không chỉ cho vay nhiều mà bên cạnh đó thu nợ cũng đạt hiệu
quả rất lớn.
Bảng 3.12: Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006
Chênh lệch
Số tiền %
1. Dư nợ hữu hiệu 343.955 392.023 48.068 13,98
- Dư nợ ngắn hạn 201.683 235.585 33.902 16,81
- Nợ quá hạn ngắn hạn 885 3.727 2.842 321,13
- Dư nợ trung và dài hạn 142.272 156.438 14.166 9,96
- Nợ quá hạn trung và dài hạn 530 2.307 1.777 335,28
2. Nợ khoanh xử lý 5.635 4.876 -759 -13,47
Nguồn: Phòng tín dụng
Tuy nhiên, rủi ro trong cho vay là điều không thể tránh khỏi. Có chăng chỉ
là các biện pháp nhằm giảm rủi ro đến mức tối thiểu nhất. Các khoản nợ khoanh
xử lý tuy có giảm so với năm 2005 nhưng chỉ giảm 13,47%.
Tóm lại tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng 2 năm qua cho thấy biện
pháp về công tác sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn, phù
hợp hơn biểu hiện qua các khoản dư nợ hữu hiệu ngày càng gia tăng.
38
3.2.3 Nhận xét và đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng
Nguồn vốn huy động tăng trưởng khá ổn định, lãi suất huy động vốn và
cho vay năm 1996 đến 2000 có xu hướng giảm liên tục, từ 2001 đến năm 2003
lãi suất tương đối ổn định, đến đầu năm 2006 lãi suất có chiều hướng tăng nhẹ,
mặt bằng giá cả tăng, dấu hiệu lạm phát của đồng tiền đã anh hưởng trực tiếp đến
vốn huy động có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Dư nợ cho vay từ 1996 đến nay tăng khá và chuyển dịch theo cơ cấu kinh
tế địa phương, phục vụ chương trình phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu
lương thực, mía đường, thuỷ sản, đến đầu năm 2006 dư nợ tăng chậm, nợ quá
hạn tăng nhẹ.
Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay: tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn
tăng, tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn giảm nhẹ.
Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế: tỷ trọng cho vay ngành nông
nghiệp cao nhất và có xu hướng ổn định.
Do bị lũ lụt, bệnh dịch năm 2005, nợ khoanh 5.635 triệu đồng thu hồi dần
đến cuối năm 2006 chỉ còn 4.876 triệu đồng.
Cho vay sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa
phương, mở thêm đối tượng đầu tư như sữa chữa nhà ở, nhu cầu đời sống, tiêu
dùng,...làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Chất lượng tín dụng từng bước được nâng lên, tình hình tài chính cũng
được từng bước lành mạnh hoá.
Mở thêm đuợc chi nhánh liên xã để phát triển thêm khách hàng.
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ được chú trọng đào tạo nâng lên.
39
Chương 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
4.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn
4.1.1 Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế
Hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Tăng trưởng nguồn vốn
huy động bằng nhiều hình thức như là tiền gửi tiết kiệm, tiền gởi của các tổ chức
kinh tế, phát hành kỳ phiếu và vay các tổ chức tín dụng.
Bảng 4.1: Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006
Chênh lệch
2005 - 2006
ST TT % ST TT % ST %
Tiền gửi tiết kiệm 49.985 60,30 24.333 26,30 -25.652 -51,32
Tiền gửi các TCKT 29.553 35,68 36.278 39,21 6.725 22,76
Phát hành kỳ phiếu 3.288 3,97 31.911 34,49 28.623 870,53
Vay NH và các TCTD - - - - - -
Tổng cộng 82.826 100 92.522 100 9.696 11,71
Nguồn: Phòng tín dụng
Tiền gửi tiết kiệm trong năm 2005 chiếm 60,3% trong tổng cơ cấu nguồn
vốn huy động, tuy nhiên đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 26,3%.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm năm 2006 giảm 51,32% so với năm
2005 làm cho số tiền huy động từ tiền gửi tiết kiệm giảm 25.652 triệu đồng.
Tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng dần, năm 2005 chiếm 35,68% đến năm
2006 tăng lên đến 39,21%.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 22,76 giữa năm 2006
so với năm 2005 làm cho số tiền tăng 6.725 triệu đồng.
40
Tiền phát hành kỳ phiếu tăng đột biến từ 3,97% lên đến 34,49% từ năm
2005 sang 2006.
Tốc độ tăng trưởng tiền phát hành kỳ phiếu của năm 2006 so với năm
2005 đạt 870,53% làm cho số tiền tăng lên 28.623 triệu đồng.
Lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân luôn vận động vào các hoạt động kinh
tế, họ biết cách xoay vòng đồng vốn. Số vốn của các doanh nghiệp và cá nhân
nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các mục đích sinh hoạt cá nhân như mua
sắm các mặt hàng tiêu dùng và sữa chữa, xây dựng nhà cửa. Mặt khác, tiền gửi
tiết kiệm giảm còn do nguyên nhân dịch hại, lũ lụt, năm nay không trúng mùa,
người dân thất thu không có tiền.
Bênh cạnh đó Ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng
và các tổ chức phi Ngân hàng khác, đặc biệt là các tổ chức phi tín dụng đó là
những tổ chức hụi, đây là đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất đối với các Ngân hàng
đặc biệt là ở địa bàn huyện Mộc Hoá, có số tổ chức chơi hụi rất nhiều và lớn. Tuy
không thống kê được con số thực tế nhưng về mặt huy động vốn có thể chiếm ưu
thế hơn cả Ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện
là tốt. Các tổ chức kinh tế gửi tiền này vào Ngân hàng để đảm bảo sự an toàn và
sự tiện lợi trong việc thanh toán thông qua Ngân hàng với khách hàng của mình.
Việc phát hành kỳ phiếu phải có sự chỉ đạo từ Ngân hàng tỉnh và mong
muốn của Ngân hàng huyện. Do đó, việc phát hành này nằm trong tầm của
NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá. Đó là lý do mà số tiền huy động từ hình thức
này tăng khá cao trong năm qua và cũng chứng tỏ vốn huy động không đảm bảo
cho tín dụng nên cần phát hành kỳ phiếu.
Tóm lại, NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá thực hiện một dịch vụ rất quan
trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều
kiện thuận lợi cho việc gởi tiền tiết kiệm của dân chúng và tiền gởi của tổ chức
kinh tế bằng cách đưa ra những phương thức dễ dàng để thực hiện các mục đích
có tính chất xã hội.
41
4.1.2 Vốn huy động phân theo thời hạn
Bao gồm tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn dưới 12 tháng, và tiền
gởi có kỳ hạn trên 12 tháng.
Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 37,01% trong tổng cơ cấu vốn huy động của
năm 2005, năm 2006 chiếm 40,12%.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn của năm 2006 so với năm 2005
đạt 21,09% làm số tiền tăng thêm là 6.464 triệu đồng.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng trong năm 2005 chiếm 31,77%, năm
2006 chiếm 45,36% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 59,46% với số
tiền tăng thêm là 15.648 triệu đồng.
Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trong
năm 2005 chiếm 31,22%, năm 2006 chiếm 14,52%.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 48,02%, làm
cho số tiền giảm 12.416 triệu đồng.
Nguyên nhân là do đa số dân cư ở huyện là các hộ nông dân làm nghề
nông, làm ruộng hoặc chăn nuôi quanh năm cho nên số tiền nhàn rỗi là rất ít mặt
khác họ còn trang trải cho cuộc sống nên số tiền tiết kiệm huy động được từ
những hộ này là rất ít. Một số còn lại là tiểu thương cũng cần những đồng vốn
xoay vòng nhanh cho nên tiền gửi huy động ngắn hạn chiếm đa số còn tiền gửi
huy động có thời hạn dài thì rất ít.
Mặc dù vậy kết quả này cũng góp phần hạ thấp được lãi suất đầu vào và
cũng cho thấy khả năng ổn định của nó khá tốt. Những con số đưa ra được dẫn
chứng bằng bảng dưới đây.
42
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
2005 2006
Năm
TG không kỳ hạn
TGCKH dưới 12
tháng
TGCKH trên 12
tháng
Bảng 4.2: Vốn huy động phân theo thời gian
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006
Chênh lệch
2005 - 2006
ST TT % ST TT % ST %
TG không kỳ hạn 30.654 37,01 37.118 40,12 6.464 21,09
TGCKH dưới 12 tháng 26.316 31,77 41.964 45,36 15.648 59,46
TGCKH trên 12 tháng 25.856 31,22 13.440 14,52 -12.416 -48,02
Tổng cộng 82.826 100 92.522 100 9.696 11,71
Nguồn: Phòng tín dụng
Hình 4.1: Biểu đồ vốn huy động phân theo thời gian
4.1.3 Vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ
Các Ngân hàng có một lượng lớn ngoại tệ sẽ có điều kiện mở rộng các
hoạt động đối ngoại, tạo công cụ hội nhập thị trường trong nước với thị trưòng
thế giới.
Vốn huy động nội tệ chiếm 98,32% trong tổng vốn huy động năm 2005,
năm 2006 nguồn vốn này chiếm 97,67%.
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động nội tệ đạt 10,96% với số tiền là 8.929
triệu đồng của năm 2006 so với năm 2005.
Vốn huy động ngoại tệ năm 2005 chiếm 1,68% trong tổng nguồn vốn huy
động, năm 2006 chiếm 2,33%.
43
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
2005 2006
Năm
T
ri
ệu
đ
ồ
n
g
Vốn huy động nội tệ
Vốn huy động ngoại tệ
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động ngoại tệ năm 2006 tăng 55,14% so với
2005 làm cho số tiền tăng thêm là 767 triệu đồng.
Bảng 4.3: Vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005 2006
Chênh lệch
2005 - 2006
ST TT % ST TT % ST %
Vốn huy động nội tệ 81.345 98,32 90.364 97,67 8.929 10,96
Vốn huy động ngoại tệ 1.319 1,68 2.158 2,33 767 55,14
Tổng 82.826 100 92.522 100 9.696 11,71
Nguồn: Phòng tín dụng
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ
Mộc Hoá là một huyện vùng sâu vùng xa, chưa tiếp xúc nhiều với các đối
tác nước ngoài, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên ít có cơ hội giao lưu hợp
tác với các công ty, các thành phần kinh tế có sử dụng luồng ngoại hối vì vậy tỷ
trọng quá chênh lệch giữa nội tệ và ngoại tệ là điều dễ hiểu. Số ngoại tệ mà Ngân
hàng huy động được là do việc chuyển tiền ngoại tệ thông qua chuyển tiền cá
nhân và kiều hối.
Nguồn vốn huy động bằng nội tệ vẫn là chính trong tổng nguồn vốn huy
động của Ngân hàng.
44
4.1.4 Huy động tiết kiệm dự thưởng
Thực hiện đợt tiết kiệm dự thưởng cả nội tệ và ngoại tệ đã đạt:
- Bằng VNĐ: 6.474 triệu đồng, đạt 46.24% chỉ tiêu tỉnh giao.
- Bằng USD: 29.400 USD, đạt 45,23% chỉ tiêu tỉnh giao.
4.2 Phân tích hiệu quả tín dụng
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay
Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng kinh doanh tiền tệ giữa các chủ thể
trong nền kinh tế. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế đất
nước và các thành phần kinh tế trong tỉnh thì nhu cầu về vốn là rất cần thiết.
NHNo & PTNT huyện Mộc Hoá đã đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều ngành kinh
tế, nhiều thành phần kinh tế với nhiều thể loại cho vay.
Bảng 4.4: Doanh số cho vay dựa trên số người đi vay
Chỉ tiêu ĐVT Ký hiệu 2005 2006
Số khách hàng KH a 131.240 140.471
Số tiền/lần vay/ Kh Trđ/lần/kh b 3,0310 3,0500
Thành tiền Trđ Q 397.794 428.438
Nguồn: Phòng tín dụng
Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân
tích các yếu tố ảnh hương đến doanh số cho vay của Ngân hàng như sau
Q = Q1 – Q0 Theo thông tin ở bảng 4.4 ta có
Q = 428.438 – 397.794 = 30.644 triệu đồng. Vậy, doanh số cho vay năm
2006 tăng so với năm 2005 là 30.644 triệu đồng.
Doanh số cho vay tăng như trên là do tác động bởi 2 nhân tố đó la: số
lượng khách hàng (a), số tiền/lần vay/khách hàng (b).
Trong đó
Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng khách hàng của ngân hàng
a = a1b0 – a0b0
45
a = 140.471 x 3,0310 – 131.240 x 3,0310 = 27.979,161 triệu đồng
Vây,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích kết quả hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Hoá.pdf