MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục các sơ đồ và đồ thị vi
Danh mục các từ viết tắt vii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Nghèo đói 5
2.1.2 Nông thôn và phát triển nông thôn 7
2.1.3 Đặc điểm về dân tộc và miền núi 12
2.2 Cơ sở thực tiễn 14
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở vùng khó khăn trên thế giới 14
2.2.2 Một số kết quả đạt được từ chương trình 134 16
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 21
3.1.2 Các nguồn tài nguyên 22
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 23
3.1.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 26
3.1.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 29
3.2 Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 31
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu 32
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp 32
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp 32
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 33
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu dùng cho nghiên cứu đề tài 33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Thực trạng tình hình kinh tế ở Chi Khê trước khi có Chương trình 134 34
4.1.1 Tình hình kinh tế chung tại xã trước khi có trương trình 134 34
4.1.2 Thực trạng về tài sản của hộ nông dân nằm trong đối tượng được hỗ trợ của chương trình 134 38
4.2 Kết quả thực hiện chương trình 134 39
4.2.1 Thực trạng thực hiện tình hình hỗ trợ nhà ở trong chương trình 134 39
4.2.2 Nguồn kinh phí thực hiện chương trình 134 50
4.2.3 Sự tham gia của người dân trong quá trình thực Chương trình 52
4.3 Những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình 134 53
4.3.1 Những bài học kinh nghiệm cần phát huy 53
4.3.2 Hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình 54
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình 134 56
4.4.1 Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của Chương trình 134 56
4.4.2 Những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình 134 57
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 Kiến nghị 60
Tài liệu tham khảo 62
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả thực hiện Chương trình 134 tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình quân hàng năm 1700 mm/năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm: về mùa mưa lượng mưa chiếm đến 68% lượng mưa cả năm, trong năm mưa ít nhất vào tháng 6, 7 cho nên gây hạn hán.
Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 -85 % lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540 mm/ tháng.
Độ ẩm không khí trung bình là 75 - 80%, độ ẩm thấp nhất là 45%, độ ẩm cao nhất là 80% vào các tháng 10, 11 và 12.
d) Thuỷ văn
Xã Chi Khê có diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tương đối lớn 119,70 ha. Nguồn nước chủ yếu là do các Khe suối, bên cạnh đó có sông Lam với tổng chiều dài khoảng 10 km. Ngoài ra còn có một số hệ thống Khe suối như: Khe Đốc Đèng, Suối Chai, Khe Chằn Nằn, Khe Cồn Cành. Trên các Khe suối đã được xây dựng đập chứa nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt. Mặt khác nguồn sinh thuỷ ở đây phụ thuộc vào khả năng giữ đất, giữ nước của rừng nên cần có biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả.
3.1.2 Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Thuộc xã bán sơn địa của huyện Con Cuông, có tổng diện tích tự nhiên là 7384,69 ha. Căn cứ nguồn gốc phát sinh tài nguyên đất của xã, đánh giá đặc tính thổ nhưỡng như sau:
Đất phù xa ven sông suối (Pc), đất xám kết von ít glây.
Đất xám Feralit (Xf), đất xám mùn trên núi (Xu) diện tích phân bố phía Đông Nam của xã.
b) Tài nguyên nước
*Nước mặt:
Trên địa bàn xã nguồn nước mặt chủ yếu hiện nay chủ yếu là từ suối Chai ngoài ra còn có các khe suối nhỏ, với dung tích nước khá lớn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
*Nước ngầm:
Trên địa bàn huyện Con Cuông nói chung và xã nói riêng sử dụng chủ yếu bằng nguồn nước mạch ngầm sâu, chủ yếu là hình thức giếng khơi, giếng khoan, còn nông chưa qua xử lý.
Mực nước bình quân trung bình từ 6 - 7 m, cao nhất từ 2- 3 m, thấp nhất là 11 - 13m, một số vùng chất lượng nước tốt đặc biệt là vùng tả ngạn của xã, với lưu lượng nước khá lớn đặc biệt là dưới lòng đất.
c) Tài nguyên rừng
Là một xã miền núi nền tiềm năng rừng khá lớn, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2167,42 ha chiếm 29,35% tổng diện tích đất tự nhiên của xã.
Theo kết quả điều tra, trong đó có 1418,73 ha là đất rừng sản xuất chiếm 19,21% diện tích đất tự nhiên của xã, 748,69 ha là đất rừng phòng hộ chiếm 10,14% diện tích đất tự nhiên của xã.
d)Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra sơ bộ, trên địa bàn xã các loại khoáng sản không đáng kể. Cứ một số mỏ chì, đất sét là nguồn nguyên liệu sản xuất gạch ngói, đa ốp lat, vật liệu xây dựng.
*Tài nguyên nhân văn
Toàn xã có dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Đan Lai cùng chung sống với nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống, mỗi dân tộc có những sắc thái riêng.
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Xã Chi Khê là xã có nguồn thu chủ yếu là nông nghiệp, nền kinh tế còn chậm phát triển. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, tốc độ phát triển kinh tế của xã đạt 7,50%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3,50 triệu đồng/người/năm.
Nhìn một cách tổng quát, nền kinh tế của xã hiện nay có sự chuyển dịch chậm, tỷ lệ cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2008 được thể hiện ở đồ thị 3.1 dưới đây
Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế của xã Chi Khê năm 2008 ( tính theo %)
Qua đồ thị trên ta có thể thấy được cơ cấu của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp đang chiếm tỷ lệ cao nhất (81,9%) trong khi ở các ngành khác chỉ chiếm tỷ lệ thấp, điều này nói lên rằng nền kinh tế của xã phụ thuộc rất nhiều vào nông, lâm, ngư nghiệp. Nền kinh tế phát triển chậm và đời sống của người dân trong xã đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã và đang đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương những thách thức lớn để thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế trong xã.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, trong cơ cấu mùa vụ và đưa các loại cây giống, con giống có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên do ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt nên mang lại hiệu quả không cao, quy mô sản xuất chủ yếu là ở các hộ gia đình chưa tạo ra được những vùng chuyên canh lớn, chưa có tính chuyên môn hoá trong sản xuất.
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Trồng trọt:
Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 2369,7 ha chiếm 32,09% tổng diện tích tự nhiên của xã trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1144,02 ha chiếm 48,28% tổng diện tích đất nông nghiệp của xã. Các loại cây trồng chủ yếu của xã là lúa, ngô, khoai sắn, đỗ tương, đậu. Diện tích đất lúa của xã là 399,09 ha; diện tích trồng các cây hàng năm khác là 826,59 ha. Tổng sản lượng lương thực của xã năm 2008 là 2.091,13 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 348 kg/người/năm.
Tóm lại: Ngành trồng trọt của xã đóng góp vào tổng nguồn thu trong xã tương đối cao với một số loại cây trồng hàng năm là lúa, ngô, khoai sắn, đậu, năng suất đã được nâng lên hàng năm do cải tạo đất và đưa các loại cây giống, có năng suất cao vào trồng trọt.
- Về chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và chăn nuôi lợn, gia cầm để giải quyết một phần nhu cầu thực phẩm của gia đình. Ngành chăn nuôi quy mô phát triển trong hộ gia đình khá cao. Ngành chăn nuôi vẫn được coi là nguồn thu nhập quan trọng của kinh tế gia đình. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên. Toàn xã hiện có 1232 con trâu, 1712 con bò, 2174 con lợn và 12500 con gia cầm các loại. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng đàn gia súc, gia cầm đạt từ 4 đến 9%/năm.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã là 1,25 ha cá ao hồ, ngoài ra trên địa bàn xã phát triển mô hình nuôi cá lồng, năng suất, sản lượng nuôi, đánh bắt đạt đạt 4,2 tấn cá mỗi năm.
- Ngành lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 2167,42 ha chiếm 29,35% tổng diện tích đất tự nhiên của xã trong đó đất rừng sản xuất của xã là 1418,73 ha chiếm 19,21% diện tích đất tự nhiên, đất rừng phòng hộ là 748,69 ha chiếm 10,14% diện tích đất tự nhiên.
Độ che phủ rừng trên địa bàn xã đạt 83,0% (trong đó diện tích đất có rừng là 1418,73 ha và diện tích đất trồng cây lâu năm là 218,83 ha), có thể nói thế mạnh của xã là ngành lâm nghiệp đã góp phần tăng thu nhập của người dân tuy nhiên việc quản lý còn gặp khó khăn do lực lượng kiểm lâm trên địa bàn xã còn mỏng, hiện tượng khai thác lâm sản trái phép còn diễn ra.
* Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hiện tại xã chưa có khu công nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp lớn, ngành tiểu thủ công nghiệp trong xã mới chỉ là xay xát, thợ may, làm mộc, làm nề, đan lát, dệt thổ cẩm.
Sản xuất khai thác các loại vật liệu xây dựng: Gạch không nung, đá xây dựng, cát sỏi. Nên ngành tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhở trong cơ cấu kinh tế của xã.
* Khu vực thương mại dịch vụ
Xã Chi Khê những năm gần đây ngành thương mại dịch vụ có những bước phát triển khá, dịch vụ buôn bán nhỏ, ngành nghề mộc, rèn, nề, dịch vụ đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của bà con, tập trung chủ yếu ở các bản Tiến Thành, Quyết Tiến, Thuỵ Khê. Hàng hoá khá phong phú tuy nhiên do việc vận chuyển nên giá thành các mặt hàng còn ở mức cao, sức mua của người dân còn hạn chế dẫn đến việc mất cân đối giữa cung và cầu.
Nhìn chung những năm gần đây xã đã đạt được những thành tựu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế song nền kinh tế cơ bản vẫn mang tính thuần nông, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là các sản phẩm tự tiêu giá trị thấp, dịch vụ thương mại có quy mô nhỏ.
3.1.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a) Dân số
Yếu tố quyết định cho sự tồn tại của xã hội và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi gia đình là con người, bởi vậy con người tồn tại có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Dân cư và dân số là hai thuộc tính cơ bản để phân tích các vấn đề về con người.
Dân cư trong xã Chi Khê được phân bố tại 13 bản. Hiện nay toàn xã có 6009 nhân khẩu, 1334 hộ. Bình quân số khẩu/hộ là 5khẩu. Mật độ dân số trung bình là 81 người/Km2. Trong những năm qua, do làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên năm sau giảm hơn năm trước. Năm 2008, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,1%.
Bảng 3.1 Hiện trạng dân số của xã Chi Khê
Stt
Tên đơn vị hành chính
Số Hộ
Số khẩu
BQNK/hộ
BQLĐ/hộ
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
1
Bản Khe Tát
32
145
5,00
2
25,00
2
Bản Lam Khờ
174
777
5,00
3
35,06
3
Bản Liên Đình
127
564
4,00
2
30,71
4
Bản Nam Đình
100
448
5,00
2
26,00
5
Bản Bải Ổi
86
385
5,00
4
24,42
6
Bản Sơn Khê
60
264
4,00
3
21,67
7
Bản Tiến Thành
149
666
4,00
3
24,83
8
Bản Quyết Tiến
95
421
4,00
2
27,37
9
Bản Chằn Nằn
129
578
5,00
4
22,48
10
Bản Bải Văn
79
368
5,00
4
22,78
11
Bản Tổng Chai
69
371
5,00
3
23,19
12
Bản Trung Đình
81
368
5,00
4
19,75
13
Bản Thuỷ Khê
153
654
4,00
2
33,99
Tổng
1334
6009
5,00
-
27,14
(Nguồn: UBND xã Chi Khê)
Qua bảng 3.1 ta có thể thấy rằng tỷ lệ hộ nghèo trong xã Chi Khê luôn chiếm tỷ lệ cao. Bản có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là bản Thuỷ Khờ (chiếm 33,99%) và thấp nhất là ở bản Trung Đình (chiếm 19,75%). Điều này cho thấy nền kinh tế của xã Chi Khê kém phát triển, đời sống của các hộ trong xã còn gặp nhiều khó khăn, nghèo nàn và lạc hậu. Đó là một trong những thách thức và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của các hộ nông dân.
b)Lao động, việc làm và thu nhập
Tổng số lao động của toàn xã là 3.366 lao động chiếm 56,02% tổng dân số của xã trong đó lao động nông nghiệp là 2.819 chiếm 83,75%. Lao động ở đây mang tính chất thời vụ, lao động chủ yếu theo mùa vụ, số lao động trẻ không có việc làm trong những tháng nông nhàn. Do đó thu nhập của người dân trên địa bàn xã chỉ đạt 3,5triệu đồng/người/năm.
(Nguồn: Ban thống kê xã Chi Khê)
Đồ thị 3.2 Cơ cấu thu nhập của các hộ trên địa bàn xã Chi Khê năm 2008
Qua đồ thị 3.2 trên ta có thể thấy được phần lớn thu nhập của các hộ khá chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các hộ trung bình và hộ nghèo.
Đối với chỉ tiêu tổng thu nhập, tổng thu nhập của các hộ khá chiếm 50,21% trong tổng thu nhập trong khi tổng thu nhập ở các hộ khác chỉ bằng gần một nửa so với hộ khá (ở hộ trung bình là 29,7% và ở hộ nghèo là 17,4%). Điều này cho thấy rằng mức sống, thu nhập của các hộ trên địa bàn xã còn nhiều phân biệt, có sự chênh lệch khá lớn. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể thấy mức thu nhập bình quân chia theo hộ và đầu người/năm ở các hộ khá vẫn đang chiếm một tỷ lệ cao gần như là gấp đôi so với thu nhập của các hộ trung bình và hộ nghèo.
Đó là một trong những điểm bất cập về tình hình phát triển chung trên địa bàn xã. Chúng ta chưa thấy sự phát triển đồng bộ về kinh tế của các hộ trên địa bàn huyện và đây là một điều đáng lưu ý trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của xã Chi Khê. Vấn đề về sự chênh lệch thu nhập của các hộ trong xã cũng là một vấn đề nan giải đòi hỏi sự quan tâm thích đáng và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền trong xã.
3.1.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a)Giao thông
Xã Chi Khê có tổng diện tích đất giao thông 21,44 ha chiếm 0,29% diện tích đất tự nhiên, hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, trong thời gian tới cần có kế hoạch năng cấp các tuyến giao thông liên thôn.
b) Nước sinh hoạt
Hệ thống cấp nước sinh hoạt của xã chủ yếu là nước giếng khơi, giếng khoan, do chưa qua xử lý nên nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân trong xã chưa đảm bảo vệ sinh nước sạch, do vậy trong thời gian tới cần chú trọng, đầu tư cho hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, đầu tư các trạm xử lý nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh.
c) Giáo dục - Đào tạo
Hiện tại toàn xã có 1 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu học và 1 trường mẫu giáo, các điểm trường mầm non tại thôn bản hiện nay đang học tại nhà cộng đồng thôn bản, với tổng số học sinh khoảng 1390 em, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 88,7%, tốt nghiệp tiểu học đạt 98%.
Các công trình trường học ngày càng được củng cố nâng cấp và xây dựng mới khang trang ngói hoá tường xây. Đồ dùng phục vụ cho dạy và học được cấp trên quan tâm chu đáo như trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu sách vở, bàn ghế đúng theo quy định của ngành, bảng chống loá. Đội ngũ Ban giám hiệu các trường và giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề. Do đó kết quả học tập ngày càng được nâng lên, số lượng học sinh giỏi các cấp, học sinh tiên tiến năm sau cao hơn năm trước. Sự nghiệp giáo dục đã được quan tâm đúng mức, mối liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội được gắn kết.
d) Y tế
Trên địa bàn xã hiện có 1 trạm y tế tại trung tâm xã. Thường xuyên làm tôt công tác dự phòng, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, triển khai đầy đủ các chương trình y tế Quốc gia, giám sát theo dõi dịch tể có biện pháp phòng trừ kịp thời do đó không có dịch bệnh xảy ra, hàng năm triển khai tốt công tác nhuộm màn, vệ sinh môi trường, thôn bản, xóm làng. Xã đã thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng y tế mở rộng tiêm phòng cho trẻ em trong độ tuổi, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 20% từ năm 2007 và giảm dần cho những năm tiếp theo.
Sự nghiệp Y tế- Dân số gia đình và trẻ em: Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo QĐ 139/CP. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em từ 1-6 tuổi tiêm 6 loại vacxin. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống 2,8%, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,58%.
e) Văn hoá thông tin
Trong lĩnh vực văn hoá – thông tin đã đạt được nhiều thành tựu tích cực. Trình độ dân trí, đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả làm thay đổi cơ bản của nông thôn trên địa bàn xã.
Là xã có bề dày truyền thống về hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, trong những năm qua phong trào văn hoá văn nghệ được nhân dân ủng hộ và tham gia tích cực. Phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá thường xuyên được quan tâm. Hiện nay xã có 1,91 ha đất văn hoá tại các thôn trong xã.
Xã đã tăng cường công tác đưa thông tin về cơ sở, tăng thời lượng phát thanh bằng tiến dân tộc, duy trì phát thanh vào các ngày chợ thu hút được 118,8 nghìn lượt người nghe và xem. Tăng số giờ phát thanh theo chương trình địa phương, tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, đài huyện và tỉnh.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chi Khê là một xã khó khăn, kinh tế chậm phát triển, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn (chiếm 85,32% ). Từ khi có chương trình 134, Chi Khê là một trong các xã được chương trình hỗ trợ nhiều nhất trên địa bàn huyện. Vì thế chúng tôi tiến hành chọn xã Chi Khê làm điểm nghiên cứu.
Trong xã chúng tôi tiến hành chọn 3 bản làm điểm nghiên cứu, đó là : Bản Lam Khê, bản Thuỷ Khê và bản Liên Đình. Bởi vì các bản này tập trung đồng bào dân tộc Thái sinh sống, trình độ dân trí chưa cao, phong tục tập quán lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Mặt khác, các bản này được hỗ trợ nhiều nhất từ chương trình 134 trong các bản của xã, là nơi tập trung nhiều hộ nghèo nhất.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Nơi thu thập số liệu
Nội dung thông tin
Internet, sách, giáo trình
Thông tin về nội dung chương trình 134 và cơ sở lý luận về phát triển nông thôn, đặc điểm của miền núi, dân tộc, đói nghèo.
UBND xã Chi Khê
Các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá và nội dung chương trình 134 tại xã.
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
- Điều tra phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người hoặc cá nhân thông qua đàm thoại có mục đích, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong đề tài, các thông tin, số liệu trong đề tài chủ yếu lấy từ việc phỏng vấn điều tra hộ nông dân và những người chủ chốt.
+ Phỏng vấn trực tiếp hộ
Trước khi tiến hành phỏng vấn chúng tôi tiến hành lập các danh mục các câu hỏi, các nội dung cần thu thập thông qua các bảng câu hỏi. Trong đó chúng tôi đưa ra các câu hỏi đóng, câu hỏi mở với đầy đủ các nội dung cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
+ Phỏng vấn những người lãnh đạo, những người chủ chốt:
Cán bộ lãnh đạo, những người chủ chốt là những người có kinh nghiệm, nắm giữ các thông tin, số liệu của các bản; là những người tham gia tích cực trong thực địa và đó là những người am hiểu nhất về lĩnh vực chúng tôi quan tâm.
- Phương pháp quan sát:
Trên cơ sở thông tin thứ cấp được cung cấp, chúng tôi tiến hành đi khảo sát thực tế để quan sát, so sánh với những thông tin thu thập được để có cơ sở phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý chủ yếu bằng phần mềm EXCEL
Đề tài đó sử dụng phương pháp phân tích như sau:
- Phương pháp thống kê và phân tích kinh tế về mức thu nhập, nguồn vốn... của các hộ nông dân
- Phương pháp so sánh dùng để so sánh kế hoạch với thực hiện của các hạng mục nhà ở, nước sinh hoạt, đất sản xuất; so sánh các chỉ tiêu thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, rừng trước và sau khi có Chương trình 134.
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu dùng cho nghiên cứu đề tài
- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất kinh doanh của hộ
+ Bình quân đất đai/người: Tổng diện tích đất tự nhiên/ tổng nhân khẩu
+ Bình quân lao động/hộ: tổng số lao động/ tổng số hộ
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thu nhập
+ Thu nhập bình quân/ hộ: Tổng thu nhập/ tổng số hộ
+ Thu nhập bình quân đầu người/ năm: Tổng thu nhập/ tổng số người
Hệ thống chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch
+ Số lượng nhà được hỗ trợ/ tổng số nhà cần hỗ trợ
+ Số lượng công trình nước sinh hoạtđược hỗ trợ/ tổng số công trình NSH cần hỗ trợ
PHẦN IVKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng tình hình kinh tế ở Chi Khê trước khi có Chương trình 134
4.1.1 Tình hình kinh tế chung tại xã trước khi có trương trình 134
4.1.1.1 Thực trạng thu nhập chia theo nhóm hộ
Thực trạng về thu nhập của người dân tại xã Chi Khê được thể hiện cụ thể thông qua thu nhập bình quân đầu người của các nhóm hộ trong xã. Theo số liệu điều tra của ban thống kê xã, thu nhập bình quân / người/ năm của các nhóm hộ năm 2004 cho là: hộ nghèo trung bình là 934 nghìn/người/năm, hộ trung bình có thu nhập 1057 nghìn/ người/ năm và hộ khá là 1265 nghìn/ người/ năm ( nguồn: Ban thống kê xã )
Đồ thị 4.1 Thu nhập bình quân/người/năm chia theo nhóm hộ
Qua đồ thị 4.1 cho thấy thu nhập của các nhóm hộ trong xã không cao, cụ thể thấp hơn mức cao nhất với chuẩn nghèo được công bố năm 2004 là 26 nghìn/ người/ năm vì tiêu chuẩn nghèo là dưới 80 nghìn đồng/người/tháng tương đương 960 nghìn /người/năm. Qua đó cho ta thấy thu nhập bình quân đầu người / năm tại xã Chi Khê thấp so với mức thu nhập bình quân đầu của cả nước ( năm 2004 thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 5,4 triệu đồng).
4.1.1.2 Cơ cấu nhóm hộ, nhân khẩu tại xã
Hiện nay cơ cấu các nhóm hộ trong xã được chia làm 3 nhóm chính đó là các hộ nghèo, các hộ trung bình và các hộ khá trở lên. Sự phân chia này dựa trên tiêu chuẩn đánh giá các hộ nghèo của hộ dân thuộc khu vực nông thôn, miền núi của Bộ lao động thương binh xã hội.
Theo số liệu thống kê của xã năm 2004 tổng số hộ trong xã có 1009 hộ với 3465 nhân khẩu, trong đó số hộ nghèo trong xã là 424 hộ chiếm 42%, số hộ có thu nhập trung bình là 512 hộ chiếm 51% và số hộ khá trở lên là 73 hộ chiếm 7% (Nguồn: ban thống kê xã). Thực tế trên phản ánh tình hình khó khăn của nơi đây, là một xã miền núi, có địa hình giao thông không thuận lợi và cách khá xa khu trung tâm nên người dân ở đây có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Đồ thị 4.2 Cơ cấu nhóm hộ chia theo mức sống trong xã Chi khê
Số nhân khẩu trong xã là 3465 nhân khẩu trong đó hộ nghèo là 1975 nhân khẩu chiếm 57%, hộ trung bình có 1403 nhân khẩu chiếm 40,5% dân số và hộ khá trở lên là 87 người chiếm 2,5% dân số trong xã (Nguồn: ban thống kê xã) cụ thể cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ được thể hiện qua đồ thị sau:
Đồ thị 4.3 Cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ trong xã
Có thể thấy các hộ nghèo trong xã chiếm 42% nhưng lại chiếm tới 57% số nhân khẩu, các hộ trung bình trong xã chiếm 51% với 40% tổng dân số và các hộ khá trở lên là 7% nhưng chỉ chiếm 3% dân số. Qua 2 đồ thị trên ta thấy mối liên quan giữa mức sống và dân số, có trái ngược trong các hộ dân tại xã trước đây đó là các hộ có thu nhập thấp thì lại có số nhân khẩu nhiều và các hộ có thu nhập cao lại có nhân khẩu ít.
Nghiên cứu ảnh hưởng từ nhân khẩu và cơ cấu nhân khẩu chia theo nhóm hộ nhằm đánh giá tính phù hợp khi triển khai trương trình 134 vào các hộ dân tại xã, khi tiến hành triển khai chương trình này ta có thể thấy đối tượng phù hợp nhất là những hộ nông dân có thu nhập thấp nhưng tùy vào điều kiện khác nhau mà chương trình có những hỗ trợ khác nhau, điều này đòi hỏi tính linh hoạt trong hoạt động triển khai chương trình 134. Tuy nhiên khi triển khai chương trình, do hoạt động quản lý nguồn vốn nhằm tránh thất thoát nên giữa các hộ có thu nhập thấp khác nhau nhưng lại không được hỗ trợ khác nhau mà được hỗ trợ theo một cách chung với mức cụ thể được xác định trước.
4.1.1.3 Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành
Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành của xã có sự thay đổi giữa các ngành, có thể thấy nhóm hộ khá thu nhập cao thì ngoài các hộ có ngành nghề như chăn nuôi và kết hợp thì đây còn có các hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Các hộ có thu nhập trung bình chiếm đa số là kết hợp chiếm 43,55% và các hộ trồng trọt chiếm 30,08%, các hộ nghèo trong xã là những hộ ở các ngành nghề khác nhau tuy nhiên có thể thấy ở đây, các hộ trung bình và khá hoàn toàn không có hộ nào nằm trong nhóm hộ kinh doanh và làm nghề tiểu thủ công nghiệp.
Bảng 4.1 Cơ cấu nhóm hộ chia theo ngành
TT
Chỉ tiêu
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ nghèo
SL (Hộ)
CC (%)
SL (Hộ)
CC (%)
SL (Hộ)
CC (%)
I
Tổng số hộ
73
100
512
100
424
100
1
Trồng trọt
13
17,81
154
30,08
136
32,08
2
Chăn nuôi
20
27,40
57
11,13
53
12,50
3
Lâm nghiệp
13
17,81
78
15,23
102
24,06
4
TTCN
2
2,74
0,0
0,0
5
TM-DV
4
5,48
0,0
0,0
6
Kết hợp
21
28,77
223
43,55
133
31,37
(Nguồn: Ban thông kê xã)
Nguồn thu nhập của các hộ nông dân từ các ngành khác còn rất hạn chế. Ngành tiểu thủ công nghiệp chưa hình thành, ngành thương mại dịch vụ chưa có điều kiện phát triển, do điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu thốn, nền sản xuất mang tính tự cung tự cấp nên quá trình trao đổi buôn bán hàng hóa còn hạn chế. Sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu là sử dụng lao động gia đình nên việc thuê mướn lao động là rất ít. Vì vậy, thu nhập bình quân của ngành thương mại dịch vụ trong nhóm hộ trung bình và thấp là không có.
4.1.2 Thực trạng về tài sản của hộ nông dân nằm trong đối tượng được hỗ trợ của chương trình 134
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ thì các hộ nằm trong chương trình được hỗ trợ là các hộ nghèo Thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nnà ở và nước sinh họat cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế-xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo. Đối tượng là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. Với nguyên tắc:
- Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
- Bảo đảm công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách cuả Nhà nước:
- Phù hợp với phong tục, tập quán cuả mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương;
- Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trường hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở có nhu cầu di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất và đất ở cho chính quyền địa phương để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác.
- Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định này, Nhà nước sẽ thu hồi không bồi hoàn để giao cho hội đồng bào dân tộc chưa có đất hoặc thiếu đất.
Bảng 4.2 Ước tính nhu cầu cần hỗ trợ của các hộ nghèo tại xã khi có chương trình 134 (năm 2004)
TT
Chỉ Tiêu
Số lượng ( hộ)
Tỷ lệ (%)
1
Nhà ở
351
78
2
Đất sản xuất, canh tác
140
31
3
Nước
436
97
Tổng
450
100
(Nguồn:Ban thống kê xã)
Năm 2004 toàn xã có 450 hộ nghèo với đa số các hộ đều có nhu cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36. luanvancuadai(IN).doc