Luận văn Phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 2006-2008

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1. Đặt v ấn đềnghiên cứu . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụthể . 2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 2

1.4. Phạm vi nghiên cứu . 2

1.4.1. Thời gian . 2

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu . 3

1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đềtài nghiên cứu . 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4

2.1. Phương pháp luận . 4

2.1.1. Tổng quan vềngân hàng thương mại . 4

2.1.2. Một số định nghĩa liên quan. 6

2.1.3. Tổng quan vềrủi ro tín dụng. 8

2.2. Phương pháp nghiên cứu. 9

2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu và các chỉtiêu cần phân tích . 9

2.2.2. Các chỉtiêu cần phân tích . 10

2.2.3. Phương pháp phân tích sốliệu . 13

Chương 3: THÔNG TIN VỀNGÂN HÀNG ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN VIỆT

NAM (BIDV) CHI NHÁNH VĨNH LONG . 14

3.1. Giới thiệu chung . 14

3.1.1. Giới thiệu vềngân hàng đầu tưphát triển Việt Nam. 14

3.1.2. Giới thiệu vềchi nhánh Vĩnh Long . 16

3.2. Cơcấu tổchức của ngân hàng đầu tưphát triển chi nhánh Vĩnh Long 17

3.3. Chức năng nhiệm vụ . 23

3.4. Thuận lợi và khó khăn. 26

3.4.1. Thuận lợi . 26

3.4.2. Khó khăn . 26

Chương 4: KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN. 28

4.1. Tình hình nguồn vốn . 28

4.1.1. Vốn huy động . 30

4.1.2. Tiền gửi tiết kiệm của tổchức tài chính. 34

4.1.3. Nguồn vốn khác. 34

4.1.4. Vốn và các quỹ . 34

4.2. Tình hình sửdụng vốn . 34

4.2.1. Tình hình doanh sốcho vay . 35

4.2.2. Tình hình thu nợ . 41

4.2.3. Tình hình dưnợ . 46

4.2.4. Tình hình nợxấu. 50

4.3. Đánh giá hiệu quảtín dụng . 54

4.3.1. DN ngắn hạn /Tổng DN . 54

4.3.2. DN trung, dài hạn/Tổng DN. 54

4.3.3. Dưnợtrên vốn huy động . 55

4.3.4. Vòng quay vốn tín dụng. 55

4.3.5. Hệsốthu hồi nợ. 55

4.3.6. Tỷlệnợxấu. 56

- 9 -4.4. Kết quảhoạt động kinh doanh. 56

4.4.1. Thu nhập. 56

4.4.2. Chi phí. 60

4.5. Đánh giá khảnăng sinh lợi của ngân hàng . 64

4.6.1. Hệsốchênh lệch lãi. 64

4.6.2. Hệsốdoanh lợi. 65

4.6.3. Hệsốsửdụng tài sản . 65

4.6.4. HệsốROA . 65

Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢNĂNG SINH LỢI . 67

5.1. Tóm tắt kết quả . 67

5.2. Đềra giải pháp . 69

5.2.1. Giải pháp điều chỉnh nguồn vốn. 69

5.2.2. Giải pháp vềtình hình cho vay. 70

5.2.3. Nâng cao khảnăng thu nợ . 70

5.2.4. Giảm thiểu nợxấu. 71

5.2.5. Nâng cao khảnăng sinh lợi. 71

5.2.6. Hạn chếrủi ro. . 72

I. Kết luận . 73

II. Kiến nghị . 74

pdf86 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tài chính kế toán Phòng kiểm tra kế toán nội bộ của chi nhánh là một bộ phận của hệ thống kiểm tra kế toán nội bộ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo quy chế điều hành của Tổng giám đốc, giúp giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh; Kiểm tra kiểm soát việc chấp hành các chủ trương chính sách của Nhà nước về điều lệ hoạt động của Ngân hàng. Theo dõi việc chấp hành các thủ tục và thực hiện các quy định nghiệp vụ. Ø Tổ điện toán Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học, phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành chi nhánh. 3.3. Chức năng nhiệm vụ Nhận gửi VND ngoại tệ thuộc mọi thành phần kinh tế. Cho vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tín dụng tài trợ xuất khẩu. 36 Cho vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển các dự án đầu tư, chương trình phát triển, cho vay hỗ trợ vốn đầu tư các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Dịch vụ bão lãnh các loại kể cả trong nước và ngoài nước. Dịch vụ tài trợ thương mại Dịch vụ thẻ và dịch vụ trả lương qua tài khoản Thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng. Dịch vụ kiều hối, dich vụ BSMS tập trung, dịch vụ POS, VNTopup. Phương hướng - Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, bằng nhiều hình thức phong phú, lãi suất linh hoạt, bám sát lãi suất thị trường, đồng thời có tính cạnh tranh cao, thực hiện tốt chính sách tiếp thị, khuyến mãi, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đi đôi với việc đẩy mạnh, phát triển các dịch vụ tiện ích để thu hút khách hàng quan hệ ngày càng nhiều. - Về công tác sử dụng vốn: Nghiên cứu mở rộng thị trường đầu tư vốn đối với địa bàn có tính cạnh tranh cao; Nắm bắt và phân tích các ngành sản xuất kinh doanh có thế mạnh, tính cạnh tranh cao, để chọn lọc, tiếp cận các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, uy tín trên thị trường để có chiến lược đầu tư phù hợp. Đầu tư vốn cho DNNN phải xem xét kỹ từng phương án sản xuất, kinh doanh, chú ý đầu tư vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, thực hiện tốt chủ trương cơ cấu lại khách hàng, cơ cấu lại dư nợ theo hướng nâng cao tỷ trọng đầu tư có tài sản đảm bảo. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh tế hộ hạn chế cho vay những khách hàng nhỏ lẻ ở địa bàn khó quản lí, khó kiểm tra. Tập trung chỉ đạo sâu sát, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ quá hạn, nợ nhóm 2, nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5). Đối với lãnh đạo phải có trách nhiệm trực tiếp đối với đơn vị do mình đảm nhiệm. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra của lãnh đạo, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại cũ, những kiến nghị của Thanh tra, Kiểm tra. - Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV, động viên, biểu dương khen thưởng kịp thời những nhân tố tích cực trong phong 37 trào thi đua. Gắn công tác thi đua khen thưởng và căn cứ hiệu quả chất lượng công tác để phân phối lượng kinh doanh cho từng CBCNV. - Đổi mới công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đổi mới cơ chế phân phối thu thập nhằm khuyến khích người lao động tích cực phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả công việc. Mục tiêu Căn cứ vào chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và mục tiêu của toàn hệ thống NHĐT&PTVN đề ra trong thời gian tới, NHĐT&PT Vĩnh Long đã đưa ra một số chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2009: Phấn đấu năm 2009 huy đông vốn đầu tư phát triển xã hội khoảng 6500 tỷ đồng, tăng trên 38% so với năm 2008. Dự kiến cơ cấu nguồn huy động: Nguồn vốn khu vực nhà nước quản lý chiếm 20%, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) 7,7%, vốn đầu tư doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư 72,3%. Khuyến khích mở rộng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như hệ thống máy rút tiền tự động, phát hành và thanh toán bằng thể tín dụng. Phát triển thêm các điểm, phòng giao dịch tại các khu vực có đông dân cư, các điểm có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho dân cư. Năm 2009 nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách nhà nước còn khó khăn trong khi nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn. Do đó, việc bố trí đầu tư cần tập trung vào các công trình trọng điểm, công trình chuyển tiếp, chỉ khởi công mới các công trình mạng lại hiệu quả kinh tế cao khi có đầy đủ thủ tục theo quy định về đầu tư XDCB. Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện của các công trình thuộc thị xã Vĩnh Long, Huyện Bình Minh và Bình Tân. Ưu tiên bố trí vốn cho công tác huy hoạch, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, các dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ, thanh toán khối lượng hoàn thành một số dự án chưa có bố trí của năm trước.Dự kiến năm 2009, bố trí nguồn vốn xây dựng cơ bản 814,85 tỷ đồng. 3.4. Thuận lợi và khó khăn 3.4.1. Thuận lợi - Được sự chỉ đạo của Đảng, của chính quyền địa phương, sự quan tâm và hướng dẫn của NHĐT&PT VN đã giúp cho Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng. 38 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long đặt tại trung tâm thị xã, trên tuyến đường liên tỉnh tiện cho khách hàng giao dịch và có điều kiện thuận lợi nắm bắt các thông tin kinh tế, chính trị - xã hội. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, trình độ năng lực đáp ứng khả năng phát triển ngày càng cao. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư về vốn. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp cũng góp phần cho ngân hàng tìm được nhiều khách hàng đầu tư vốn, góp phần làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Việc cải thiện cơ cấu hoạt động của hoạt động của ngân hàng đã đem lại hiệu quả và giúp cho ngân hàng phục vụ ngày càng tốt hơn. 3.4.2. Khó khăn Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là dựa vào nguồn vốn của trung ưng cấp. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng còn thưa thớt, hiện nay chi nhánh chỉ có ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm. Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến chủ trương, thủ tục hồ sơ vay vốn, chính sách tiền gửi của NHĐT&PT tới mọi người dân còn hạn chế, công tác tiếp thị còn bất cập. Trên địa bàn tỉnh có nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần cùng hoạt động như: ngân hàng Công Thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phát triển nhà Đông Bằng Sông Cửu Long, ngân hàng Sacombank, Đông Á…. Nên không tránh khỏi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Ngoài sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thì chi nhánh còn phải đối mặt với các kênh huy động khác như; tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm… Sự xuất hiện các rủi ro trong quá trình hoạt động nên nguồn vốn của ngân hàng chưa ổn định, đặc biệt là rủi ro về lãi suất và rủi ro về kỳ hạn. Cơ sơ vật chất chưa đầy đử, các các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho công tác huy động vốn còn hạn chế nên chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường trong giai đoạn hiện nay. 39 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, chúng ta tìm hiểu hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đó là hoạt động tín dụng, và các dịch vụ của ngân hàng. Dựa vào phân tích chúng ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua các chỉ tiêu như: Dư nợ trên vốn huy động, Vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu hồi nợ và tỷ lệ nợ xấu; đánh giá khả năng sinh lợi thông qua doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính như hệ số chênh lệch lãi, hệ số sử dụng tài sản, hệ số doanh lợi và hệ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. Sau đây là phần phân tích cụ thể. 4.1. Tình hình nguồn vốn Trong mọi hoạt động của ngân hàng nguồn vốn luôn chiếm một vai trò quan trọng nó mang tính chất quyết định đến sự ổn định, phát triển và đồng thời cũng làm tăng hiệu quả hoat động của ngân hàng. Muốn hoạt động của ngân hàng được duy trì và phát triển thì trước tiên phải tạo được nguồn vốn dồi dào, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi. Tình hình nguồn vốn BIDV chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm (2006-2008) nhìn chung tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm có sự tăng trưởng mạnh với từng khoản mục cụ thể sau thông qua bảng 1 và hình 2. 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Tình hình nguồn vốn của chi nhánh 2006-2008 I. vốn huy động II. TG KKH của TCTC III. Nguồn vốn khác IV. Vốn và các quỹ khác Hình 2: Tình hình nguồn vốn 2006-2008 40 Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn 2006 – 2008. Đvt: Triệu đồng (Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp của BIDV Vĩnh Long) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) I.Vốn huy động 312.187 42,89 336.908 34,51 404.640 29,31 -TGTT(Dcu&TCKT) 84.382 11,59 83.963 8,60 106.808 7,74 -TG có kỳ hạn 3.670 0,50 10.182 1,04 28369 2,05 -TG chuyên dùng 2.546 0,36 1.210 0,12 1.077 0,08 -TGTK 216.046 29,68 241.314 24,72 267.911 19,40 -TGTT của TCTC 5.542 0,76 238 0,03 475 0,03 II.TG KKH của TCTC 61 0,01 242 0,03 320 0,03 III.Nguồn vốn khác 402.663 55,32 608.340 62,31 947.494 68,63 IV.Vốn và các quỹ khác 12.921 1,78 30.750 3,15 28.209 2,04 Tổng nguồn vốn 727.832 100 976.240 100 1.380.663 100 41 4.1.1. Vốn huy động Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức “đi vay để cho vay”, do vậy công tác huy động vốn được xem là quan trọng hàng đầu và cần có biện pháp để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, ngoài nguồn vốn điều hoà do Ngân hàng Trung Ương cấp, phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nhất là trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận Ngân hàng, ổn dịnh nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ Trung Ương đưa xuống. Vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng qua ba năm, năm 2006 tổng vốn huy động đạt 312.187 triệu đồng chiếm 42,89%, năm 2007 đạt 336.908 triệu đồng chiếm 34,53%, sang 2008 tổng vốn huy động đạt 404.640 triệu đồng chiếm 29,31%. Do có nhiều biến động làm cho việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn vì vậy nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng giảm dần qua ba năm. Do trên địa bàn thị xã Vĩnh Long mọc lên nhiều ngân hàng mới, như 2007 ngân hàng Sacombank Vĩnh Long thành lập cũng trên tuyến đường Nguyễn Huệ P2 thị xã Vĩnh Long, Ngân hàng Đông Á ở P4 thị xã... những ngân hàng mới đều là ngân hàng cổ phần nên khả năng cạnh tranh tương đối cao. Do vậy, BIDV không tránh khỏi sự cạnh tranh về lãi suất lượng khách hàng một phần bị chia nhỏ. Đây là dấu hiệu không tốt, ngân hàng cần có biện pháp tích cực để tăng vốn huy động. Tuy nhiên khi xét về con số tuyệt đối thì nguồn vốn huy động tăng qua ba năm. Để có được điều này là nhờ vào sự linh hoạt của ngân hàng. Ngân hàng đã không ngừng điều chỉnh lãi suất để thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các khoản mục trong vốn huy động. 4.1.1.1. Từng khoản mục trong vốn huy động Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đầu tư chi nhánh Vĩnh Long (bảng 1) ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là từ các khoản mục: Tiền gửi thanh toán của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi có kỳ hạn 42 của tổ chức kinh tế, tiền gửi chuyên dùng, và tiền gửi thanh toán của các tổ chức tài chính… Với nhiều phương thức huy đông vốn khác nhau ngân hàng đã đáp ứng được gần như toàn bộ nhu cầu của cá nhân và tổ chức trên địa bàn. Tiền gửi thanh toán: Đây là lượng tiền quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng, trong thời kỳ phát triển như hiện nay, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thường xuyên có mối quan hệ thanh toán lẫn nhau, nhu cầu mở tài khoản là đều tất yếu, các doanh nghiệp thường xuyên nộp tiền vào tài khoản nhằm phục vụ cho việc mua trang thiết bị, nguyên vật liệu… Những khách hàng thường xuyên như: Công ty TNHH thương mại xây dựng Tân Thành (Honda Vĩnh Long), Công ty du lịch Cửu Long, doanh nghiệp tư nhân Phúc Lợi, Doanh nghiệp tư nhân Thanh Bình (SYM Vĩnh Long)… bằng hình thức thanh toán như trên, quá trình thanh toán vừa tiện lợi, nhanh chóng vừa tiết kiệm chi phí góp phần tạo thêm lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Cụ thể năm 2005 tiền gửi thanh toán của dân cư và tổ chức kinh tế đạt 84.382 triệu đồng, năm 2007 đạt 83.963 triệu đồng, năm 2008 lương tiền gửi thanh toán tăng lên 106.808 triệu đồng. Trong khi đó tiền gửi thanh toán của tổ chức tài chính có phần giảm năm 2006 5.542 triệu đồng, năm 2007 giảm còn 238 triệu đồng, sang năm 2008 có tang lên được chút ít đạt 475 triệu đồng. Tiền gửi thanh toán của tổ chức tài chính giảm là do hầu như tất cả các tổ chức tài chính có khả năng tự thanh toán. Tiền gửi thanh toán của tổ chức tài chính: chỉ tiêu này không đáng kể vì nó chiếm tỷ trong rất nhỏ khoảng 2% trong tổng vốn. Tiền gửi tiết kiệm: Bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt (giai đoạn 2006-2008) lãi suất tăng giảm liên tục, ngân hàng cổ phần không ngừng mộc lên, ngân hàng đầu Tư và Pháp triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long vẫn gửi được phong độ của mình, cố gắng phục vụ thật tốt đối với khách hàng giữ chân được khách hàng thân thiết và thu hút thêm khách hàng mới. Điều này thể hiện qua số liệu sau: Năm 2006 ngân hàng huy động được 216.046 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm năm 2007 tăng lên 241.314 triệu đồng, và tăng lên 267.911 triệu đồng vào năm 2008. Đó là nhờ vào sự nổ lực hết mình từ phía ngân hàng, đưa ra chương trình dự thưởng với giải thưởng cực lớn hơn 1 tỷ đồng, cùng với sự phục vụ nhiệt tình niềm nở của tập thể nhân viên đặc biệt nhân viên ở quầy 43 tiết kiệm. Xong lượng tiền gửi tiết kiệm tăng với tốc độ không cao và tỷ trọng có phần giảm trong tổng vốn huy động thể hiện 2006 đạt 26,86% sang 2007 giảm xuống còn 24,72% và chỉ còn 19,40% và năm 2008. Do trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hình ảnh BIDV chưa được nhiều người biết đến, chưa thu hút được nhiều khách hàng gửi tiết kiệm. 4.1.1.2. Vốn huy động theo thời hạn Việc huy động vốn ngắn hạn bao giờ cũng cao, chiếm tỷ trọng lớn hơn so với huy động trung và dài hạn. Ngân hàng Đầu tư và Pháp triển chi nhánh Vĩnh Long cũng không ngoại lệ. Chúng ta cùng phân tích số liệu trong bảng 2 tình hình huy động vốn theo thời hạn giai đoạn 2006-2008 và được biểu diễn qua hình 3. Bảng 2 : Tình hình huy động vốn theo thời hạn của chi nhánh 2006-2008 Đvt: Triệu đồng 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Năm Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 159.388 200.160 281.767 40.772 25,58 81.607 40,77 Trung, dài hạn 152.799 136.748 122.873 -16.051 -10,5 -13.875 -10,1 Tổng VHĐ 312.187 336.908 404.640 24.721 7,92 67.732 20,1 (Nguồn: Bảng cân đối nguồn vốn và sử dung vốn) Ngắn hạn Tình hình huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng ngày càng tăng, năm 2006 vốn huy động từ 12 tháng trở xuống đạt 159.388 triệu đồng sang năm 2007 nguồn huy động này tăng lên 200.160 triệu động tăng 40.772 triệu đồng (tăng 25,58%). Lượng tiền huy động tiết kiệm ngắn hạn từ dân cư tăng lên 281.767 triệu đồng vào năm 2008 tăng 40,77% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu của việc tiết kiệm ngắn hạn tăng cao là do tình hình lãi suất quá biến động, vào năm 2007 sự biến động lãi suất còn tương đối, sang 2008 lãi suất có lúc lên đến hơn 17%/năm. Trong lúc đó thì giá vàng cũng không ngừng tăng giảm. Chính vì vậy người dân có xu hướng gửi tiền với kỳ hạn thấp, nhằm để mong đợi lãi suất 44 ổn định, và chuyển sang đầu tư vàng. Cũng trong giai đoạn này thì ngân hàng đầu tư chi nhánh Vĩnh Long có chính sách ưu đãi cho kỳ hạn 3 tháng, có lúc lãi suất kỳ hạn 3 tháng cao hơn hết. Trung, dài hạn Huy động vốn trung, dài hạn giảm rõ rệt từ 2006 – 2008. Cụ thể năm 2006 lượng cốn huy động trung dài hạn chiếm 152.799 triệu đồng, sang năm 2007 giảm 10,50% so với 2006 chỉ còn 136.748 triệu đồng, và chỉ tiêu này vẫn tiếp tục giảm vào năm 2008, chỉ còn 122.873 triệu đồng. Hầu hết khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu đến hạn, họ đều chuyển sang đầu tư ngắn hạn. 0 50 100 150 200 250 300 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm Tình hình huy động vốn theo thời hạn của ngân hàng BIDV 2006-2008 Ngắn hạn Trung, dài hạn Hình 3: Tình hình huy động vốn theo thời hạn 2006-2008 Trong những năm qua đặc biệt năm 2008, thật sự là một năm đầy thách thức đối với công tác huy động vốn. Do tác động của lạm phát, mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn có lúc tăng cao và diễn biến phức tap. Áp lực cạnh tranh lãi suất trên địa bàn diễn ra gây gắt ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của khách hàng. trước tình hình đó, chi nhánh BIDV Vĩnh Long đã thực hiện các biện pháp thiết thực như mở rộng các kỳ hạn huy động với mức lãi suất phù hợp và linh hoạt, xây dựng các chương trình khuyến mãi riêng cho một số sản phẩm nhằm giữ vững nguồn vốn huy động hiện có và thu hút thêm lượng vốn mới. Nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh là tương đối ổn định và đạt được tương đốikế hoạch đề ra. 45 4.1.2. Tiền gửi tiết kiệm của tổ chức tài chính Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng thiếu vốn thường xuyên xảy ra đối với các tổ chức tài chính. Do vậy, khoản mục này thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chúng ta có thể thấy rõ qua hình 2. 4.1.3. Nguồn vốn khác Đây là nguồn vốn nhằm để bổ sung vào vốn lưu động của ngân hàng khi cần thiết, nguồn vốn này có được là do vay từ tổ chức tín dụng khác, nhận vốn của chính phủ, nguồn vốn trực tiếp của tổ chức và chi nhánh nhận vốn điều chuyển từ trung ương. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao ở chi nhánh, và tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 đạt 402.663 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,32% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 đạt 608.340 triệu đồng chiếm 62,31% nguồn vốn. Sang năm 2008 chiếm 68,63% với con số thực tế là 947.494 triệu đồng. 4.1.4. Vốn và các quỹ Vốn và các quỹ của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm, năm 2006 chỉ tiêu này đạt 12.921 triệu đồng chiếm 1,78%, năm 2007 tăng lên 30.750 triệu đồng chiếm 3,15%, cuối năm 2008 giảm so với 2007 chỉ còn 28.209 triệu đồng chiếm 2,043%. Nhìn chung qua hình 2 cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2006-2008 thì chỉ tiêu vốn và các quỹ ảnh hưởng không đáng kể đến nguồn vốn của ngân hàng. Qua cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Vì vậy ngân hàng cần tích cực hơn để cân đối nguồn vốn, nâng cao tỷ trọng vốn huy động nhằm nâng cao khả năng hoạt động của ngân hàng, kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu trong quá trình phát triển. Xem hình 2 4.2. Tình hình sử dụng vốn Cùng với công tác huy động vốn, công tác sử dụng vốn cũng được ngân hàng đầu tư Phát triển chi nhánh Vĩnh Long đặc biệt quan tâm. Mặc dù hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh hết sức quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, nhưng hoạt động cho vay của ngân hàng đã có nhiều tiến triển rõ rệt. Đây cũng là hoạt động chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Vì thế, ngân 46 hàng hoạt động có lợi hay không còn tuỳ thuộc vào hoạt động tín dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể các chỉ tiêu sau. 4.2.1. Tình hình doanh số cho vay Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của BIDV Vĩnh Long, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, chỉ thực hiện cho vay trung, dài hạn rất ít. Trước đây ngân hàng cũng cho vay trung và dài hạn là chủ yếu nhưng những năm gần dây, theo đà phát triển của đất nước, của từng địa phương, ngân hàng dần đa dạng hoá thêm nhiều hình thức huy động, chính vì thế cho vay ngắn hạn ngày càng tăng cao và đóng vai trò quan trọng hơn hết trong hoạt đông của ngân hàng. 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn Doanh số cho vay tại ngân hàng phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng, doanh số cho vay càng cao chứng tỏ ngân hàng có thị phần hoạt động càng rộng, số lượng khách hàng càng nhiều. Ngân hàng với chức năng cho vay để đầu tư và xây dựng. Kịp thời sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đạt 848.711 triệu đồng năm 2006, tăng lên 1.764.982 triệu đồng vào năm 2007 và tiếp tục tăng lên 1.961.290 triệu đồng vào năm 2008. tốc độ tăng doanh số cho vay năm 2007 là cao nhất tăng 107,96%. Vì trong năm 2007, tất cả ngành nghề đều phát triển nhằm cạnh tranh với sản phẩm dịch vụ từ bên ngoài. Doanh số cho vay trung, dài hạn cũng tăng tương đối năm 2006 đạt 80.854 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 206.356 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 230.877 triệu đồng số liệu được trình bày thông qua bảng 3. Nguyên nhân của việc doanh số cho vay tăng lên hàng năm tại BIDVVĩnh Long là do ngân hàng nổ lực hết sức để sử dụng tối đa nguồn vốn huy động, cố gắn sử dụng tốt nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, ngân hàng có nhiều đối tác truyền thống trong việc cho vay như các doanh nghiệp kinh doanh, các tổ chức kinh tế vừa và nhỏ, các công ty xây dựng và hợp tác xã nông nghiệp… Tuy doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng. Song, có sự phân phối không đồng đều giữa tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. Do tâm lí lo sợ sự biến động lãi xuất của khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh chỉ đủ sức tài trợ xây dựng nhà và các dự án nhỏ. Nhu cầu vốn phù hợp với chu kỳ sản suất nông nghiệp nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng 47 doanh số cho vay. Trung bình qua 3 năm doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm gần 80% trong tổng doanh số. Cho vay trung và dài hạn chủ yếu phục vụ cho đầu tư xây dựng tài sản cố định, đầu tư dự án, xây dựng cơ bản với quy mô lớn, mua nhà đất. Trong khi đó ngân hàng không đủ sức tài trợ cho các dự án lớn làm cho doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Tóm lại, qua quá trình phân tích doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng ta thấy tình hình kinh tế còn khó khăn nhưng ngân hàng đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt về doanh số cho vay trong 2007, năm 2008 có phần chậm tăng trưởng do lãi suất huy động cao nên lãi suất cho vay cũng tăng lên đáng kể, làm cho khách hàng ngại đi vay vì trả lãi quá cao. Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. 0 500 1.000 1.500 2.000 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Vĩnh Long 2006-2008 Ngăn hạn Trung dài hạn Hình 4: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn 2006-2008 48 Bảng 3: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn của chi nhánh 2006-2008 Đvt: Triệu đồng 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Năm Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) 1. Ngắn hạn 848.711 91,3 1.764.982 89,5 1.961.290 89,5 916.271 107,96 196.308 11,12 2. Trung, dài hạn 80.854 8,7 206.356 10,5 230.877 10,5 125.502 155,22 24.521 11,88 Tổng DSCV 929.565 100 1.971.338 100 2.192.167 100 1.041.773 112,07 220.829 11,20 (Nguồn: Bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn) 49 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Vĩnh Long là tỉnh có đất đai màu mở, cây cối bạc ngàn, phù sa vun đấp. Với điều kiện tài nguyên, đất đai, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho Vĩnh Long nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và cả du lịch. Cùng với những điều kiện mới đang được hình thành, đường xá giao thông ngày một nâng cấp phát triển, vì vậy tín dụng theo thành phần kinh tế là rất cần thiết, để bổ sung vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và khai thác các khu công nghiệp mới của tỉnh. Sau đây là doanh số cho vay cụ thể đối với từng thành phần kinh tế cụ thể. Thành phần DNNN Qua bảng số liệu cho thấy trong 3 năm ngân hàng giải ngân cho các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm. Năm 2006 việc gải ngân cho doanh gnhiệp nhà nước đạt 196.330 triệu đồng, chiếm 21,12% tổng doanh số cho vay, sang 2007 chỉ tiêu này còn 143.000 triệu đồng, chiếm 7,25% trong tổng doanh số cho vay, giảm 27,16 % so với năm 2006. Sang năm 2008 thì doanh số cho vay này tiếp tục giảm chỉ còn 120.336 triệu đồng giảm 15,85% so với 2007. Sở dĩ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giảm nhiều trong 3 năm là do: ngân hàng không tập trung vào đầu tư các dự án mới, chỉ tập trung hoàn thiện các dự án cũ. Công ty TNHH: Qua hình vẽ về tình hình cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng (hình 5) thì chỉ tiêu này có tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay (khoảng 50%). Cùng với việc đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh. Do đó, ngân hàng thương mại nhà nước tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH. Bắt kịp x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long 2006-2008.pdf
Tài liệu liên quan