Phân tích kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty đểtừ đó xác
định mặt hàng gạo chiếm tỷtrọng bao nhiêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu, để đánh
giá tầm quan trọng của mặt hànggạo trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, từ đó có những kếhoạch cũng nhưmức độ đầu tưthíchhợpvào
mặt hàng gạo đểviệc kinhdoanh xuất khẩu gạo ngày càng hiệu quả.
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác một số hợp đồng
ủy thác không thu về lợi nhuận cao như mong muốn vì giá xuất khẩu thấp lại thanh
toán chậm nên giảm dần một số hợp đồng ủy thác xuất khẩu không mang lại hiệu quả
cao vì thế sản lượng giảm.
Æ Nhìn chung, sản lượng gạo xuất khẩu của công ty năm 2001 là
73.058 tấn chiếm 16% so với tổng sản lượng xuất khẩu của tỉnh An Giang, năm 2002
giảm xuống còn 54.479 tấn chiếm 17% so với tổng sản lượng xuất khẩu của cả tỉnh,
đến năm 2003 tăng lên 61.403,3 tấn chiếm 12% so với tổng sản lượng gạo xuất khẩu
của toàn tỉnh. Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty có tăng có giảm, chiếm tỷ trọng
không cao trong tổng số xuất khẩu của tỉnh, điều này cho thấy công ty cần phải cố
gắng hơn nữa nhằm tăng cao sản lượng cũng như doanh số xuất khẩu, cụ thể là cần
tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường mới,
khách hàng mới, có nhiều chính sách ưu đãi về giá khi ký kết, giao dịch với khách
hàng, đầu tư nhiều hơn nữa vào các loại gạo có thế mạnh, loại gạo chủ lực, loại gạo
đặc sản, đóng gói, bao bì đẹp… từ đó sẽ đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu gạo đạt hiệu quả
cao.
Phân tích kim ngạch xuất khẩu gạo
¾ Kim ngạch xuất khẩu của công ty
Phân tích kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty để từ đó xác
định mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu, để đánh
giá tầm quan trọng của mặt hàng gạo trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, từ đó có những kế hoạch cũng như mức độ đầu tư thích hợp vào
mặt hàng gạo để việc kinh doanh xuất khẩu gạo ngày càng hiệu quả.
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 37
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
Bảng 8 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty
2001 2002 2003
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Chỉ tiêu
(1000USD) (%) (1000USD) (%) (1000USD) (%)
Xuất trực tiếp 9.284,9 100,0 7.882,2 100,0 14.875,2 100,0
Thủy sản 879,7 9,5 4.544,7 57,7 6.245,0 42,0
Gạo 8.405,2 90,5 3.337,5 42,3 7.975,5 53,6
Tinh bột mì 497,7 3,3
Nếp 157,0 1,1
Ủy thác XK 3.923,0 100,0 8.122,5 100,0 2.501,0 100,0
Thủy sản 596,9 15,2 257,2 3,2
Gạo 3.326,1 84,8 7.865,3 96,8 2.501,0 100,0
Tổng 13.207,9 16.004,7 17.376,2
(Nguồn : Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh)
Đồ thị 2 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty
9.284,9
14.875,2
7.882,2 8.122,5
3.923,0
2.501,0
0
4.000
8.000
12.000
16.000
2001 2002 2003
G
ia
ù tr
ò (
10
00
U
SD
)
Xuaát tröïc tieáp Uûy thaùc XK
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 38
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
Đồ thị 3 : Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu trực tiếp của công ty năm 2003
Neáp
1,1%
Gaïo
53,6%
Tinh boät mì
3,3%
Thuûy saûn
42,0%
Nhận xét
Qua bảng số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các
năm, cụ thể là năm 2001 kim ngạch đạt 13.207.900 USD, năm 2002 tăng lên
16.004.700 USD, đến năm 2003 tiếp tục tăng đạt 17.376.200 USD, trong đó:
-Đối với xuất khẩu trực tiếp năm 2001 là 9.284.900 USD, năm 2002
giảm xuống còn 7.882.200 USD, đến năm 2003 tăng lên 14.875.200 USD. Nguyên
nhân là do năm 2002 thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của
các đối thủ, do giá nguyên liệu tăng nhanh, giá thành cao, trong khi giá xuất khẩu
giảm, sức cạnh tranh kém làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm xuống.
+Thủy sản : năm 2001 kim ngạch đạt 879.700 USD chiếm tỷ trọng
9,5%; năm 2002 tăng lên 4.544.700 USD chiếm tỷ trọng 57,7%; đến năm 2003 tiếp tục
tăng lên 6.245.000 USD chiếm tỷ trọng 42%. Năm 2002, 2003 kim ngạch tăng so với
năm 2001 là do công ty mở rộng thêm một số thị trường như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
Đại Dương làm cho sản lượng lẫn kim ngạch tăng đáng kể.
+Gạo : năm 2001 kim ngạch đạt 8.405.200 USD chiếm tỷ trọng
90,5%; năm 2002 giảm xuống còn 3.337.500 USD chiếm tỷ trọng 42,3%; đến năm
2003 tăng lên 7.975.500 USD chiếm tỷ trọng 53.6%. Đối với mặt hàng gạo chiếm tỷ
trọng tương đối cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, cho thấy gạo là thế
mạnh, là mặt hàng chủ lực của công ty, chiếm phần lớn trong cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu, do đó công ty cần phải có nhiều biện pháp thích hợp nhằm phát huy thế mạnh
để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
+Tinh bột khoai mì : năm 2003 kim ngạch đạt 497.700 USD chiếm tỷ
trọng 3,3%. Đây cũng là một trong những mặt hàng cần phải được đầu tư nhiều hơn
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 39
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
nữa, tìm kiếm thị trường tiềm năng để sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu ngày
càng tăng.
+Nếp : năm 2003 kim ngạch đạt 157.000 USD chiếm tỷ trọng 1,1%.
Nếp là một mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, mặc dù tỷ trọng vẫn còn thấp nhưng
hứa hẹn trong tương lai sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Nhìn chung xuất khẩu trực tiếp của toàn công ty biến đổi qua các năm,
có tăng có giảm, do phần lớn tác động của thị trường, xong mặt hàng gạo vẫn là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của công ty chiếm tỷ trọng cao, vì thế công ty cần phải đề ra
nhiều định hướng đầu tư phát triển mặt hàng gạo để việc hoạt động kinh doanh của
công ty ngày càng hiệu quả.
-Đối với kim ngạch xuất khẩu ủy thác từ 3.923.000 USD năm 2001 tăng
lên 8.122.500 USD năm 2002, đến năm 2003 giảm xuống còn 2.501.000 USD. Nguyên
nhân là do sản lượng xuất khẩu ủy thác năm 2002 tăng cao so với năm 2001, có nhiều
hợp đồng ủy thác xuất khẩu được ký kết.
+Thủy sản : năm 2001 kim ngạch xuất khẩu ủy thác là 596.900 USD
chiếm tỷ trọng 15,2%; đến năm 2002 giảm xuống còn 257.200 USD chiếm tỷ trọng
3,2%. Mặt hàng thủy sản chiếm tỷ trọng không cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu ủy
thác vì mặt hàng này chủ yếu là tự tìm kiếm thị trường, khách hàng để ký kết hợp đồng
xuất khẩu trực tiếp. Nguyên nhân năm 2003 mặt hàng thủy sản không xuất khẩu ủy
thác là do công ty có khả năng tự doanh cao, tự tìm kiếm khách hàng giao dịch với
lượng xuất khẩu trực tiếp tương đối nhiều và tiêu thụ hết lượng hàng hóa xuất khẩu
của công ty do đó không ký hợp đồng xuất khẩu ủy thác.
+Gạo : năm 2001 kim ngạch đạt 3.326.100 USD chiếm tỷ trọng
84,8%; năm 2002 tăng lên 7.865.300 USD chiếm tỷ trọng 96,8%; đến năm 2003 chiếm
tỷ trọng 100% với kim ngạch đạt được là 2.501.000 USD. Đối với xuất trực tiếp, mặt
hàng gạo chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu kim ngạch các mặt hàng xuất
khẩu như thế nào, thì trong xuất khẩu ủy thác chiếm tỷ trọng cao như thế đó. Điều này
càng khẳng định mặt hàng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.
Æ Tóm lại : qua phân tích kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công
ty cho thấy gạo luôn chiếm tỷ trọng cao, luôn chứng tỏ là thế mạnh là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực đem lại nhiều ngoại tệ cho công ty và cho tỉnh nhà, do đó cần phải không
ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, mở rộng thị trường, tiếp thị sản
phẩm để việc kinh doanh xuất khẩu gạo ngày càng đạt hiệu quả cao.
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 40
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
¾ Kim ngạch xuất khẩu từng loại gạo
Phân tích kim ngạch xuất khẩu của từng loại gạo giúp chúng ta thấy rõ
hơn về tình hình xuất khẩu gạo của từng loại, mức tăng trưởng của từng loại và loại
nào là thế mạnh, được ưa chuộng, có nhu cầu nhiều, loại nào đang bị cạnh tranh gay
gắt để từ đó phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém, hoạch định chiến
lược cạnh tranh nhằm tăng sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 9 : Kim ngạch xuất khẩu của từng loại gạo
2001 2002 2003
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Chỉ tiêu
(1000 USD) (%) (1000 USD) (%) (1000 USD) (%)
Gạo 2% tấm 301,9 2,6
Gạo 5% tấm 6.161,2 52,5 5.286,0 47,2 2.025,3 19,3
Gạo 10% tấm 253,8 2,2 379,0 3,4 828,3 7,9
Gạo 15% tấm 1.435,0 12,2 2.959,9 26,4 4.223,3 40,3
Gạo 25% tấm 3.172,2 27,0 2.577,9 23,0 2.648,8 25,3
Tấm 1 407,2 3,5 750,8 7,2
Tổng 11.731,3 100,0 11.202,8 100,0 10.476,5 100,0
(Nguồn : Phòng Kế toán – Xí nghiệp XK lương thực)
Nhận xét
-Năm 2001 : tổng kim ngạch xuất khẩu đạt được là 11.731.300 USD,
trong đó :
+Gạo 2% tấm kim ngạch đạt 301.900 USD chiếm tỷ trọng 2,6%.
+Gạo 5% tấm kim ngạch đạt cao nhất 6.161.200 USD chiếm tỷ trọng
52,5%; loại gạo này chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại gạo xuất khẩu chứng tỏ đây
là loại có nhu cầu nhiều, chủ lực do đó cần phải phát huy lợi thế, nâng cao vai trò, chất
lượng của loại gạo này để sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.
+Gạo 10% tấm kim ngạch đạt 253.800 USD chiếm tỷ trọng thấp
nhất 2,2%.
+Gạo 15% tấm kim ngạch đạt 1.435.000 USD chiếm tỷ trọng 12,2 %
đây cũng là một trong những loại gạo có nhiều tiềm năng phát triển, được ưa chuộng,
có khả năng tăng sản lượng cũng như kim ngạch.
+Gạo 25% tấm kim ngạch đạt 3.172.200 USD chiếm tỷ trọng 27%
đứng thứ hai sau loại gạo 5% tấm, đây là loại gạo cũng cần phải được chú ý, đầu tư
nhiều hơn nữa về chủng loại, bao bì, chất lượng… để làm tăng kim ngạch trong tương
lai.
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 41
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
+Tấm 1 chiếm tỷ trọng 3,5% với kim ngạch đạt được là 407.200
USD.
Nhìn chung, trong năm 2001 loại gạo 5% tấm xuất khẩu chiếm tỷ trọng
cao nhất (trên 50% so với tổng số) chứng tỏ là loại được ưa chuộng nhiều, có nhu cầu
nhiều, vì thế cần phải có kế hoạch thu mua hợp lý, nâng cao hơn nữa chất lượng sản
phẩm để loại gạo này vẫn là loại xuất khẩu chủ lực của công ty.
Đồ thị 4 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2001
Taám 1
3,5%
Gaïo 15%
12,2%
Gaïo 25%
27,0%
Gaïo 10%
2,2%
Gaïo 2%
2,6%
Gaïo 5%
52,5%
-Năm 2002 : tổng kim ngạch đạt được 11.202.800 USD giảm so với
năm 2001 là 528.500 USD, nguyên nhân là do giá gạo thế giới giảm, nhu cầu thị
trường yếu, khách hàng giao dịch ít, cạng tranh gay gắt bởi nhiều đối thủ, sức cạnh
tranh kém làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm, cụ thể là :
+Gạo 5% tấm kim ngạch đạt 5.286.000 USD đã giảm so với năm
2001 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 47,2%. Loại gạo này vẫn là loại đang chiếm
nhiều ưu thế.
+Gạo 10% tấm kim ngạch đạt 379.000 USD tăng so với năm 2001
là 125.200 USD nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất 3,4%. Tuy chiếm tỷ trọng thấp,
nhu cầu về loại gạo này ít nhưng vẫn duy trì hàng năm, xuất khẩu đều đặn góp phần
làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
+Gạo 15% tấm kim ngạch đạt 2.959.900 USD tăng so với năm 2001
là 1.524.900 USD, từ đó đưa tỷ trọng tăng lên 26,4% đứng thứ 2 sau loại gạo 5%. Đây
là loại gạo đang có ưu thế, có tiềm năng lớn, có khả năng phát triển trong tương lai.
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 42
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
+Gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng 23% với kim ngạch đạt được là
2.577.900 USD, giảm so với năm 2001 594.300 USD, tuy nhiên đây vẫn là một trong
số các loại gạo được ưa chuộng và có nhu cầu nhiều.
Nhìn chung, loại gạo 5% vẫn là loại xuất khẩu chủ lực của công ty,
chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2002, tuy nhiên tỷ trọng không còn cao như năm
trước vì sản lượng xuất khẩu giảm, một số loại gạo khác đang có thế mạnh chiếm tỷ
trọng tương đối như gạo 15%, 25%. Để duy trì và phát huy thế mạnh của mình, đồng
thời nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo, công ty cần phải nâng cao chất
lượng sản phẩm bằng cách hiện đại hóa máy móc thiết bị, thu mua các loại gạo, lúa từ
giống có chất lượng tốt, khách hàng uy tín, hạ thấp chi phí, giá vốn để giá thành thấp
nhằm ký được nhiều hợp đồng, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu gạo cho công ty.
Đồ thị 5 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2002
Taám 1
0%
Gaïo 15%
23,0%
Gaïo 25%
0%
Gaïo 5%
3,4%
Gaïo 10%
26,4%
Gaïo 2%
47,2%
-Năm 2003 : kim ngạch tiếp tục giảm còn 10.476.500 USD, so với năm
2002 đã giảm 726.300 USD và so với năm 2001 giảm 1.254.800 USD. Nguyên nhân là
do giá gạo thế giới tiếp tục giảm, nhu cầu thị trường yếu, khách hàng ít lại phải hủy bỏ
việc giao hàng theo yêu cầu của Bộ Thương Mại nên ảnh hưởng đến kim ngạch xuất
khẩu.
+Gạo 5% tấm chiếm tỷ trọng 19,3% với kim ngạch đạt được
2.025.300 USD, đã giảm so với những năm trước, điều này cho thấy loại gạo này
không còn là loại chủ lực chiếm tỷ trọng cao nhất.
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 43
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
+Gạo 10% tấm đạt kim ngạch xuất khẩu 828.300 USD chiếm tỷ
trọng 7,9% tăng so với năm 2002 là 449.300 USD, so với năm 2001 là 574.500 USD,
đây là dấu hiệu chứng tỏ loại gạo này đang có chiều hướng phát triển, nhu cầu ngày
càng tăng làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng.
+Gạo 15% tấm chiếm tỷ trọng cao nhất 40,3% với kim ngạch đạt
được 4.223.300 USD, tăng so với năm 2002 là 1.263.400 USD và tăng so với năm
2001 là 2.788.300 USD. Qua số liệu phân tích cho thấy loại gạo 15% tấm là loại chủ
lực, được ưa chuộng và có nhu cầu nhiều nhất trong năm 2003, và là mục tiêu để duy
trì, phấn đấu tăng kim ngạch trong những năm tiếp sau.
+Gạo 25% tấm kim ngạch tăng so với năm 2002 là 70.900 USD
nhưng vẫn không tăng so với năm 2001, tuy nhiên với kim ngạch đạt được 2.648.800
USD chiếm tỷ trọng 25,3% đã đưa loại gạo 25% tấm lên đứng vị trí thứ 2 trong các loại
gạo có nhiều ưu thế, được ưa chuộng do đó cần phải phát huy nhiều hơn nữa mặt
mạnh của loại gạo này để nó vẫn là một trong những loại gạo có nhiều ưu thế, sản
lượng xuất khẩu cao.
+Tấm 1 kim ngạch đạt được là 750.800 USD chiếm tỷ trọng thấp
nhất 7,2% mặc dù tỷ trọng thấp nhưng có tăng so với năm 2001 và chứng tỏ rằng nó
có nhiều triển vọng duy trì và phát triển trong tương lai.
Đồ thị 6 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2003
Taám 1
0%
Gaïo 15%
25,3%
Gaïo 25%
7,2%
Gaïo 5%
7,9%
Gaïo 10%
40,3%
Gaïo 2%
19,3%
Nhìn chung trong năm 2003 loại gạo chiếm tỷ trọng cao nhất là gạo
15%, sự thay đổi này chứng tỏ gạo 15% đang chiếm nhiều ưu thế, gạo 5% giảm có thể
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 44
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
do nguyên nhân bị cạnh tranh cao, do đó công ty cần chú ý phát huy thế mạnh, khắc
phục hạn chế để việc kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty ngày càng hiệu quả hơn.
3.2.3.Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở từng thị trường
Thị trường xuất khẩu gạo của công ty chủ yếu là các thị trường Châu Á, Châu
Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương. Phân tích để nắm được tình hình xuất khẩu gạo qua
từng thị trường, xác định thị trường nào là thị trường chủ yếu, thị trường mục tiêu, thị
trường chủ lực mà công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai, cũng như thị trường
nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh, không có khả năng tồn tại cần rút nhanh để đảm
bảo lợi nhuận cao nhất. Qua phân tích để rút ra nhận định, nhận xét về thị trường, cần
phải đầu tư nhiều vào các thị trường có tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh những thị
trường có rủi ro cao và đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định từ
đó đề ra những kế hoạch kinh doanh xuất khẩu phù hợp với từng thị trường nhằm tăng
nhanh hiệu quả hoạt động của công ty trên lĩnh vực ngoại thương.
Bảng 10 : Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của công ty
2001 2002 2003
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Thị trường
(1000 USD) (%) (1000 USD) (%) (1000 USD) (%)
Châu Á 3.106,6 37,0 420,8 12,6 2.013,5 25,2
Châu Âu 760,3 9,0 406,5 12,2 951,1 11,9
Châu Phi 571,6 6,8 1.037,3 31,1 3.227,8 40,5
Châu Đại Dương 3.966,7 47,2 1.472,9 44,1 1.783,1 22,4
Tổng 8.405,2 100,0 3.337,5 100,0 7.975,5 100,0
(Nguồn : Phòng Kế toán – Xí nghiệp XK lương thực)
Đồ thị 7: Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của công ty năm 2003
AFIEX
CHÂU Á
(25,2%)
CHÂU ÂU
(11,9%)
C.ĐẠI DƯƠNG
(22,4%)
CHÂU PHI
(40,5%)
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 45
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
Bảng 11 : Tình hình xuất khẩu gạo qua từng thị trường
2001 2002 2003
Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Chỉ tiêu
(tấn) (1000 USD) (tấn) (1000 USD) (tấn) (1000 USD)
*Xuất trực tiếp 53.594,0 8.405,2 18.589,1 3.337,5 47.804,1 7.975,5
Châu Á 19.500,0 3.106,6 2.400,0 420,8 11.950,0 2.013,5
Indonesia 2.000,0 291,0 2.400,0 420,8 10.450,0 1.739,0
Thổ Nhĩ Kỳ 1.500,0 274,5
Malaysia 1.000,0 130,0
Philippines 11.000,0 1.753,3
Ấn Độ 5.500,0 932,3
Châu Âu 5.194,0 760,3 2.099,8 406,5 5.494,1 951,1
Ba Lan 4.900,0 708,3 3.966,1 670,8
Nga 294,0 52,0 1.999,8 379,0 1.528,0 280,3
Ukraine 100,0 27,5
Châu Phi 4.100,0 571,6 6.039,6 1.037,3 19.660,0 3.227,8
Congo 950,0 156,8
Cote d'lvoire 5.400,0 999,0
Kenya 430,0 71,8
Uganda 430,0 71,0
Switzerland 1.700,0 283,3
Châu Phi 4.100,0 571,6 6.039,6 1.037,3 10.750,0 1.645,9
Châu Đại Dương 24.800,0 3.966,7 8.049,7 1.472,9 10.700,0 1.783,1
Palau 24.800,0 3.966,7 8.049,7 1.472,9 10.700,0 1.783,1
*Ủy thác XK 19.464,0 3.326,1 35.889,9 7.865,3 13.599,2 2.501,0
Tổng cty lương thực Miền Bắc 9.697,5 2.019,5 13.751,4 4.064,7 3.500,6 787,5
Tổng cty lương thực Miền Nam 9.766,5 1.306,6 22.138,5 3.800,6 10.098,6 1.713,5
Tổng 73.058,0 11.731,3 54.479,0 11.202,8 61.403,3 10.476,5
(Nguồn : Phòng Kế toán – Xí nghiệp XK lương thực)
Nhận xét
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình xuất khẩu gạo qua từng thị trường có nhiều
biến đổi, cụ thể là :
-Thị trường Châu Á : sản lượng xuất khẩu năm 2001 là 19.500 tấn với kim
ngạch đạt được 3.106.600 USD, sau một năm gặp khó khăn về thị trường sản lượng
giảm thấp chỉ còn 2.400 tấn ứng với kim ngạch đạt được là 420.800 USD, đến năm
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 46
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
2003 sản lượng gạo xuất khẩu của công ty tăng trở lại 11.950 tấn với kim ngạch đạt
được là 2.013.500 USD. Nguyên nhân làm cho sản lượng xuất khẩu của công ty giảm
đáng kể trong năm 2002 là do công ty gặp khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt bởi một
số đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ…, nhu cầu giảm thấp, dẫn đến việc xuất khẩu giảm
sút, thị trường lúng túng, bị động. Và rồi những bất lợi cũng được khắc phục, những
khó khăn cũng vượt qua bằng những biện pháp mở rộng thị trường, xúc tiến quan hệ
thương mại với nước ngoài từ đó đã giảm bớt áp lực phụ thuộc vào một khu vực thị
trường nhất định nên đến năm 2003 sản lượng xuất khẩu tăng trở lại.
Thị trường Châu Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Thổ Nhĩ
Kỳ. Trong đó Malaysia, Philippines, Ấn Độ không còn nhập khẩu gạo của công ty sau
năm 2001, nguyên nhân là do cạnh tranh giữa các đối thủ bản xứ cũng như nước
ngoài về giá cả lẫn chất lượng, giá gạo thế giới giảm thấp trong khi đó giá nguyên liệu
đầu vào của công ty lại cao nên sức cạnh tranh kém dẫn đến mất thị trường. Nhưng
thay vào đó là một thị trường mới được mở rộng trong năm 2003 như Thổ Nhĩ Kỳ, và
Indonesia là thị trường nhập khẩu gạo đều đặn hàng năm với sản lượng ngày một
tăng, đặc biệt tăng cao vào năm 2003 làm cho việc kinh doanh xuất khẩu gạo ngày
càng hiệu quả.
Từ phân tích cho thấy thị trường Indonesia là thị trường khá trung thành với
công ty do đó cần phải có nhiều chính sách cũng như biện pháp để nâng cao chất
lượng sản phẩm, đóng gói, bao bì…, đảm bảo cung ứng sản phẩm kịp thời, đúng hạn
để tạo uy tín nhằm giữ vững mối quan hệ mua bán và cộng tác lâu dài. Bên cạnh đó,
thị trường Malaysia, Ấn Độ là những thị trường có nhiều rủi ro, công ty phải cạnh tranh
với nhiều đối thủ bản xứ cũng như nước ngoài, vì thế cần phải đẩy mạnh công tác
nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, khả năng phản ứng của đối thủ để rút ra những kinh
nghiệm, phát huy những mặt mạnh, đồng thời khắc phục những yếu kém, hạn chế mà
công ty mắc phải để giành thắng lợi trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
-Thị trường Châu Âu : sản lượng năm 2001 là 5.194 tấn với kim ngạch đạt
được 760.300 USD, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn nên sản lượng xuất khẩu giảm
còn 2.099,8 tấn với kim ngạch đạt được năm 2002 là 406.500 USD, đến năm 2003 sản
lượng tăng trở lại 5.494,1 tấn với kim ngạch là 951.100 USD.
Thị trường Châu Âu bao gồm Ba Lan, Nga, Ukraine. Trong đó Nga là thị trường
nhập khẩu gạo đều đặn mỗi năm, có thể nói Nga là một khách hàng quen thuộc, khách
hàng truyền thống của công ty mặc dù lượng gạo nhập khẩu là không lớn lắm. Bên
cạnh đó Ba Lan là một thị trường có lượng nhập khẩu khá cao nhưng không đều đặn,
còn Ukraine là thị trường mới được xâm nhập nhưng không bền. Đây là những thị
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 47
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
trường khó tính do đó đòi hỏi cần phải tốn nhiều thời gian, vốn để đầu tư mở rộng và
giữ vững.
-Thị trường Châu Phi là thị trường khá trung thành với sản lượng nhập mỗi
năm mỗi tăng cao, cụ thể là năm 2001 kim ngạch đạt được 571.600 USD ứng với
4.100 tấn; năm 2002 kim ngạch tăng lên 1.037.300 USD ứng với 6.039,6 tấn; đến năm
2003 sản lượng tiếp tục tăng cao 19.660 tấn, kim ngạch đạt được 3.227.800 USD.
Nguyên nhân là do các biện pháp xúc tiến thương mại, nổ lực khai thác, phát triển thị
trường của công ty nên một số thị trường mới được mở rộng như Congo, Cote
d’lvoire, Kenya, Uganda, Switzerland làm cho sản lượng tăng cao. Mặt khác châu Phi
còn là một trong những thị trường trung thành của công ty với lượng nhập khẩu đều
đặn hàng năm góp phần làm tăng sản lượng xuất khẩu của công ty do đó công ty cần
phải đầu tư hơn nữa vào thị trường này để giữ vững thị phần và nâng cao sản lượng
xuất khẩu trong tương lai.
-Thị trường Châu Đại Dương sản lượng giảm đáng kể từ năm 24.800 tấn
xuống còn 8.049,7 tấn nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng thị trường, thị trường xuất
khẩu gặp khó khăn tác động đến tình hình xuất khẩu làm giảm sản lượng xuất khẩu,
đến năm 2003 tăng lên 10.700 tấn. Trong đó, Palau là thị trường có sản lượng nhập
khẩu tương đối cao và duy trì đều dặn mỗi năm, có thể nói Palau là thị trường xuất
khẩu chủ lực của công ty do đó công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào thị trường
này để giữ vững và từng bước mở rộng thêm nhiều thị trường mới.
Qua phân tích cho thấy thị trường Châu Đại Dương là thị trường có nhiều tiềm
năng vì mặc dù chỉ có một thị trường giao dịch với công ty là Palau nhưng sản lượng
nhập khẩu rất cao, hơn nữa đây là thị trường có dân số đông, sức tiêu thụ mạnh do đó
hứa hẹn nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển trong tương lai. Vì thế công ty cần phải
quan tâm chú ý đầu tư nhiều vào thị trường này, khai thác mở rộng thị trường, tích cực
giới thiệu sản phẩm… để sản lượng xuất khẩu gạo sang thị trường này ngày càng
tăng.
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 48
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
Đồ thị 8 : Tình hình xuất khẩu gạo qua từng thị trường
3.106,6
2.013,5
3.227,8
3.966,7
420,8
760,3
406,5
951,1571,6 1.037,3
1.472,9
1.783,1
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
2001 2002 2003
G
ia
ù tr
ò (
10
00
U
SD
)
Chaâu AÙ Chaâu Aâu Chaâu Phi Chaâu Ñaïi Döông
Đồ thị 9 : Thị trường xuất khẩu gạo của công ty năm 2003
Palau
22,4%
Uganda
0,9%
Switzerland
3,6%
Châu Phi
22,5%
Nga
3,2%
Ba Lan
8,3%
Thoå Nhó Kyø
3,1%
Cote d'lvoire
11,3%
Congo
2,0%
Kenya
0,9%
Indonesia
21,8%
Æ Nhìn chung
+Đối với thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng 37% (năm 2001); 12,6% (năm
2002) và 25,2% (năm 2003), đây là một trong những thị trường nhập khẩu gạo của
công ty với tỷ trọng cao, tuy nhiên do gặp nhiều đối thủ cạnh tranh bản xứ nên sản
lượng nhập khẩu không đều, do đó công ty cần phải đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu
đối với thị trường này cụ thể như đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho chế
SV Trần Thủy Tiên - DH1TC1 49
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX TS. Nguyễn Tri Khiêm
biến để làm giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, bên cạnh đó cũng phải lưu ý
nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh, chiếm nhiều thị phần,
tăng nhanh sản lượng xuất khẩu trong tương lai.
+Đối với thị trường Châu Âu chiếm tỷ trọng thấp 9% (năm 2001), năm 2002
tỷ trọng có tăng nhưng không cao 12,2%, đến năm 2003 tỷ trọng giảm còn 11,9% do
đây là thị trường tương đối khó tính nên việc khai thác thị trường mới đã khó mà việc
giữ vững thị trường lại càng khó hơn do đó sản lượng xuất khẩu chưa cao, công ty
cần phải có chiến lược giá thích hợp, chiến lược sản phẩm với chất lượng cao, chiến
lược bán hàng hấp dẫn để thu hút những khách hàng khó tính này.
+Đối với thị trường Châu Phi chiếm tỷ trọng thấp 6,8% vào năm 2001,
nhưng lại trở thành thị trường chính, thị trường chủ lực của công ty trong 2 năm gần
đây với tỷ trọng chiếm cao nhất 31,1% (năm 2002) và 40,5% (năm 2003). Do đó công
ty cần phải có những chính sách ưu đãi đối với thị trường này như giảm giá khi mua
với số lượng lớn, cho phép rộng thời gian thanh toán tiền hàng… để giữ vững thị
trường và mở rộng ra các thị trường khác.
+Đối với thị trường Châu Đại Dương chiếm tỷ trọng tương đối cao vào năm
2001 là 47,2%, năm 2002 vẫn còn chiếm tỷ trọng cao là 44,1% và giảm dần xuống còn
22,4% (năm 2003). Mặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1274_luan_van_de_tai_phan_tich.pdf