Để đánh giá môi trường đầu tư hiện nay tại các KCN Tiền Giang, tác giả tiến
hành điều tra khảo sát thực tế các DN tại các KCN và các nhà quản lý liên quan đến
công tác đầu tư dựa trên bảng câu hỏi đã soạn thảo. Cuộc khảo sát được thực hiện
147 mẫu (72 doanh nghiệp tại các KCN và 75 các nhà quản lý), tác giả nhận được
sự hợp tác trả lời từ 41 DN đang hoạt động tại các KCN và 37 nhà quản lý (tổng số mẫu 78).
Việc đánh giá môi trường đầu tư hiện tại của các KCN được thực hiện trên cơ
sở 09 tiêu chí của sau: (1) Chi phí gia nhập thị trường, (2) Tiếp cận đất đai và sự ổn
định trong sử dụng đất, (3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, (4) Chi phí về thời
gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, (5) Chi phí không chính thức, (6)
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, (7) Đào tạo lao động, (8) Thiết chế
pháp lý, (9) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo. Mỗi chỉ tiêu chiếm một tỷ
trọng như nhau trong chỉ tiêu tổng hợp đánh giá môi trường đầu tư chung của các KCN
141 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích môi trường đầu tư của Khu công nghiệp ở Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng số tiền là 34,8 triệu đồng (Công ty Cổ phần Tex-Giang và Công ty Cổ phần
may Sông Tiền).
+ Tỉnh chưa chú trọng công tác xúc tiến đầu tư: Công tác xúc tiến đầu tư vào
các KCN chủ yếu là do các Chủ đầu tư hạ tầng KCN thực hiện, Ban quản lý các
KCN Tiền Giang chỉ hỗ trợ về mặt thủ tục, pháp lý. Do kinh phí xúc tiến đầu tư của
Ban quản lý các KCN còn hạn hẹp.
+ Thủ tục tiếp nhận dự án và xin chủ trương đầu tư đối với dự án có vốn đầu
tư từ 100 tỷ đồng trở lên quá rườm rà và mất nhiều thời gian.
+ Công tác bồi thường giải tỏa KCN còn chậm do thiếu vốn, chủ yếu Nhà đầu
tư kinh doanh hạ tầng KCN ứng tiền giải tỏa bồi thường. Do đó, Nhà đầu tư kinh
doanh hạ tầng KCN không đủ mạnh về tài chính thì không có đất cho Nhà đầu tư
thực hiện dự án.
+ Hạ tầng ngoài hàng rào KCN chưa được Tỉnh tập trung đầu tư nên chưa
đồng bộ với phát triển hạ tầng trong KCN. Do nguồn ngân sách tỉnh không đủ để
đầu tư. Trước tình hình đó, các Nhà đầu tư hạ tầng KCN muốn thuận lợi trong công
tác xúc tiến đầu tư thì đề nghị ứng kinh phí để cải tạo nâng cấp, sau đó trừ vào tiền
thuê đất hoặc khi tỉnh có kinh phí sẽ hoàn lại cho Nhà đầu tư.
2.4.2 Hiệu quả hoạt động của các KCN tỉnh Tiền Giang
2.4.2.1 Hiệu quả về mặt kinh tế
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 56 -
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động SXKD của các DN KCN TG giai đoạn 2007 -2012
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tăng
Bình
quân
(%)
1.Doanh
thu
Tỷ
đồng 4.792,18 8.101,82 7.276,31 11.332,04 15.750,76 20.192,30 321
Tăng trưởng % 169,06 89,81 155,74 138,99 128,20
2.GTSXCN Tỷđồng 2.731,48 4.723 4.552 5.350 6.759,70 10.214 274
Tăng trưởng % 172,91 96,38 117,53 126,35 151,10
-GTSXCN
so với tỉnh % 54,60 75,60 63,20 60,00 68,30 84,60
3. Xuất
khẩu
Tỷ
đồng 1.899,20 4.053,39 3.420,56 4.084,78 7.990,74 10.524,80 454
Tăng trưởng % 213,43 84,39 119,42 195,62 131,71
-Xuất khẩu
so với tỉnh % 45,19 58,03 48,65 50 52,29 56,85
4. Thuế Tỷđồng 127,22 258,58 328,68 665,11 644,82 737,30
Tăng trưởng % 203,3 127,1 202,4 97,0 114,3
- Doanh
thu/
Diện tích
thuê
Tỷ
đồng/
ha
83 78,04 70,09 48,92 52,49 60,97 -27
Tăng
trưởng
% 94 90 70 107 116
- Giá trị
SXCN/ha
Tỷ
đồng/
ha
47,31 45,50 43,85 23,10 22,53 30,84 -35
- Xuất
khẩu/
Diện tích
thuê
Tỷ
đồng/
ha
32,89 39,05 32,95 17,63 26,63 31,78 -3
Tăng trưởng % 119 84 54 151 119
- Lao
động/DT
thuê
Người
/
ha
183 114,25 120,30 63,85 94,60 115,17
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban quản lý các KCN Tiền Giang[3]
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh
Kinh tế của tỉnh trong 20 năm qua phát triển tương đối toàn diện với tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá cao và cao hơn so trung bình cả nước, chất lượng tăng
trưởng từng bước được cải thiện. Trong giai đoạn 1991-2000, tốc độ tăng GDP bình
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 57 -
quân là 9,5%/năm, trong đó khu vực công nghiệp tăng 15,0%/năm; trong giai đoạn
này trên địa bàn tỉnh chỉ mới thành lập, đưa vào hoạt động 01 KCN Mỹ Tho và thu
hút được vài DN vào đầu tư, nên tỷ trọng đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh
tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng không đáng kể. Trong giai đoạn 2001-
2010, tốc độ tăng GDP bình quân là 10%/năm, trong đó khu vực công nghiệp tăng
20,6%/năm; trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao là do sự
lắp đầy KCN Mỹ Tho và xây dựng, đưa vào hoạt động 02 KCN Tân Hương và
Long Giang, nên thu hút được một số lượng lớn DN có quy mô khá đến đầu tư.
- GTSXCN của các DN đều tăng, mức tăng bình quân là 274% năm, cụ thể:
năm 2007 GTSXCN là 2.731,40 tỷ đồng đến năm 2008 đạt 4.723 tỷ đồng, riêng
năm 2009 (4.552 tỷ đồng) có mức tăng trưởng thấp hơn năm 2008 do ảnh hưởng
tình hình suy thoái của kinh tế thế giới. Tuy nhiên năm 2010 có sự phục hồi và tiếp
tục phát triển đạt 5.350 tỷ đồng đến năm 2012 đạt 10.214 tỷ đồng, chiếm 84,6%
GTSXCN của tỉnh.
(ĐVT: Tỷ đồng)
2.731,48
4.723,00 4.552,00
5.350,00
6.759,70
10.214,00
5.002,71
6.247,35
7.202,53
8.916,67
9.897,07
12.073,29
-
2.000,00
4.000,00
6.000,00
8.000,00
10.000,00
12.000,00
14.000,00
2007 2008 2009 2010 2011 2012
GTSXCN
GTSXCN của tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Tổng hợp từ Ban quản lý các KCN và [36]
Biểu đồ 2.1. So sánh giữa GTSXCN các DN KCN và GTSXCN của tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2007-2012
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 58 -
- Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng qua các năm, mức tăng bình quân là
454% năm, cụ thể: năm 2012, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 10.524,80 tỷ đồng,
tăng gấp 5 lần so với năm 2007 và chiếm 56,85% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh
vào năm 2012. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, chất lượng các mặt
hàng ngày được nâng cao, tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Về cơ cấu ngành
hàng xuất khẩu trong các KCN: thủy sản, ống đồng và may mặc là 3 mặt hàng chủ
lực trong xuất khẩu.
( ĐVT: Tỷ đồng)
1.899
3.421
4.085
7.991
10.525
6.985 7.031
15.282
18.513
4.053
4.203
8.170
-
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
16.000
18.000
20.000
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Xuất khẩu
Xuất khẩu
của tỉnh
Nguồn: Tổng hợp từ Ban quản lý các KCN và [36]
Biểu đồ 2.2. So sánh Giá trị xuất khẩu các DN KCN và Giá trị xuất khẩu
của tỉnh giai đoạn 2007-2012
Ngoài ra, đứng trên phương diện khác, chúng ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh tế các KCN tỉnh thông qua việc so sánh doanh thu, hiệu quả doanh
thu,GTSXCN, KNXK và lao động trên một ha đất thuê.
- Theo Bảng 2.8 nếu tính trên doanh thu thì các DN KCN đã tạo doanh thu
tăng bình quân là 321% năm, cụ thể: doanh thu năm 2007 là 4.792,18 tỷ đồng tăng
lên 20.192,30 tỷ đồng vào năm 2012. Tuy nhiên, tính doanh thu bình quân 1 ha đất
công nghiệp có thể cho thuê trong giai đoạn 2007 - 2012 thì mức tăng bình quân
giảm là 27% năm, cụ thể: doanh thu giảm từ 83 tỷ đồng/ha vào năm 2007 xuống
60,97 tỷ đồng/ha vào năm 2012. Nguyên nhân do ảnh hưởng suy thoái kinh tế và
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 59 -
biến động giá từ giữa năm 2008 đến cuối năm 2009 các KCN Tiền Giang không thu
hút được dự án nào vào KCN và đến các năm 2010-2012 ảnh hưởng kinh tế khó
khăn của thế giới nên ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh.
- GTSXCN trên 1ha và giá trị xuất khẩu trên 1 ha giảm dần qua các năm, cho
thấy các DN KCN có quy mô vốn nhỏ so với diện tích đất sử dụng. Mặt khác, các
DN may mặc chiếm đa số và theo loại hình gia công nên giá trị xuất khẩu trên 1 ha
cũng không cao. Tuy nhiên, mức tăng trưởng năm sau so với năm trước trên 50%.
Trung bình 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê đã tạo việc làm cho 115,17 người/ha
năm 2012. Như vậy, nếu so sánh các chỉ tiêu đầu tư, giá trị sản xuất, xuất khẩu, tạo
việc làm trên 1 ha đất của các KCN tỉnh so với đất nông nghiệp thì có thể thấy rõ
hiệu quả và đóng góp nổi bật của KCN. Các số liệu trên đã thể hiện rõ nét vai trò
của các KCN là mũi nhọn, động lực thúc đẩy tiến trình CNH-HĐH của tỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Sau hơn 15 năm hoạt động của KCN, cơ cấu kinh tế Tiền Giang đã có chuyển
biến tích cực. Năm 2010, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong GDP chiếm
44,99%, công nghiệp-xây dựng chiếm 28,29%, dịch vụ chiếm 27,1% (trong đó, tỷ
trọng đóng góp của các KCN trong GDP toàn tỉnh khoảng 18,2%, trong khu vực
công nghiệp xây dựng khoảng 41% và ngành công nghiệp của tỉnh là 52% vào năm
2010), tỷ trọng tương ứng của ba ngành vào năm 2005 là 48,1% - 22,4% - 29,5%.
Như vậy, với số liệu trên cho thấy tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm thay vào đó tỷ
trọng ngành công nghiệp - xây dựng của toàn tỉnh sau 5 năm đã có sự tăng lên rỏ
rệt, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế của tỉnh nhà. Để có được thành
quả trên thì góp phần không nhỏ là nhờ vào hoạt động của các DN trong KCN.
Đóng góp ngân sách nhà nước
Như chúng ta đã biết nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân, việc
nộp thuế cho thấy trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi DN đối với xã hội bởi lẽ chính
nguồn thu từ thuế của nhà nước đối với nhân dân sẽ được sử dụng xây dựng cơ sở
hạ tầng phục vụ SXKD và xây dựng những công trình phúc lợi công cộng phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt của bà con. Theo số liệu thống kê cho thấy trong những năm
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
- 60 -
qua việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về nghĩa vụ cũng như quyền
lợi khi nộp thuế đã phần nào gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, bằng chứng
là đã có nhiều người dân và DN ý thức nhiều hơn trong việc kê khai và nộp thuế.
Hiện các DN trong các KCN của tỉnh đang thực hiện rất nghiêm túc việc kê khai và
nộp thuế theo đúng qui định của nhà nước. Tổng thu ngân sách từ các đơn vị ở
KCN đóng góp quan trọng trong tổng thu của tỉnh.
(ĐVT: Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ Cục thuế tỉnh Tiền Giang[10]
Biểu đồ 2.3. Tình hình nộp thuế các DN KCN Tiền Giang năm 2007-2012.
2.4.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội:
Giải quyết việc làm:
Các DN KCN Tiền Giang giai đoạn 2007-2012 đã góp phần giải quyết việc
làm cho người dân, mức tăng bình quân 28,68%. Đến cuối năm 2012, giải quyết
được việc làm cho 37.279 lao động so với năm 2011 tăng 9.514, tỷ lệ tăng 34%.
Mức tăng bình quân lao động nữ 37,46%. Thu nhập bình quân của người lao động
trong DN KCN cũng được nâng cao mức sống qua các năm tăng từ 12,8 triệu
đồng/năm/lao động vào năm 2007 đến năm 2012 tăng lên 50,4 triệu đồng (tương
đương 1,1 triệu đồng/người/tháng năm 2007 tăng lên 4,2 triệu đồng /người/tháng
vào cuối năm 2012).
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 61 -
Bảng 2.9: Tình hình số lượng lao động của DN KCN Tiền Giang
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tăng
bình
quân
(%)
1. Tổng
lao động Người 10.523 11.904 12.535 14.314 27.783 37.279 28,78
Tỷ lệ tăng % 113 105 114 194 134
- Trong đó:
Lao động
nữ
Người 5.884 7.506 7.591 8.128 20.043 28.880 37,46
Tỷ trọng % 55,9 63,1 60,6 56,8 72,1 77,5
2. Thu
nhập bình
quân công
nhân/năm
Triệu
đồng 12,38 16,80 22,80 30,95 42 50,40 32,42
Nguồn: Từ Ban quản lý các KCN Tiền Giang[3]
Xét về cơ cấu lao động năm 2012, cụ thể như sau:
- Số lao động nữ 28.880 người tăng 8.837 so với năm 2011, chiếm tỷ trọng
77,5% so với tổng số lao động.
- Số lao động có trình độ đại học là: 2.448 người, tăng 210 người so với năm
2011; số lao động có trình độ trung cấp là 6.120 người, tăng 525 người so với năm
2011.
- Số công nhân được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề năm 2012 là 116 công nhân
với tổng số tiền 92 triệu đồng (Công ty Cổ phần Tex-Giang và Công ty Cổ phần
may Sông Tiền)
- Số công nhân tham gia BHXH, BHYT tính đến 31/12/2012 là 32.640, chiếm
tỷ lệ 87,55 %.
Qua đó cho thấy, các DN KCN đã giải quyết việc làm đáng kể cho lao động
địa phương. Số lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động do phần lớn các
DN đầu tư vào KCN có ngành nghề chế biến thủy hải sản và may mặc. Đồng thời,
các DN KCN nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện BHXH va BHYT cho công nhân
lao động theo quy định khá cao (đạt 87,55%). Điều này làm cho tình trạng đình
công, lãn công tại các KCN Tiền Giang ít xảy ra so với các tỉnh lân cận.
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
- 62 -
Thúc đẩy tăng năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề
Cùng quá trình hình thành các KCN tại Tiền Giang nhiều công ty ra đời với
nhiều sản phẩm mới như: sản phẩm nước giải khát (bia, nước ngọt), ống đồng, ống
thép, thủy sản, gạo đồ, gạo thơmnhững sản phẩm này góp phần phát triển ngành
công nghiệp của tỉnh cũng như làm tăng GDP cho tỉnh.
Các công ty chế biến thức ăn gia súc, gia cầm (Chi nhánh Công ty cổ phần CP
tại Tiền Giang) và chế biến thức ăn thủy sản (Uni-President, Carkill, TongWei,
Sunjin Via MeKong) hình thành tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi gia súc gia
cầm và nuôi trồng thủy sản của tỉnh thông qua việc công ty giao sản phẩm cho trang
trại chăn nuôi hay hộ chăn nuôi tập trung lớn.
Đồng thời việc hình thành sản phẩm mới của các DN KCN cũng là việc cạnh
tranh khá gay gắt giữa các DN trong tỉnh có cùng một mặt hàng sản xuất như các
liên doanh xay xát tạo sự cạnh tranh trong việc thu mua lúa để chế biến của công ty
lương thực tỉnh và các nhà máy xay xát trong tỉnh. Tương tự, các DN nước ngoài về
may mặc tạo sự thu hút thị trường lao động của các xí nghiệp may trong tỉnh đồng
thời thúc đẩy sự nâng cao tay nghề của công nhân, mức trả lương phù hợp để giữ
chân được công nhân.
Ngoài ra, phát triển các KCN còn có các tác động khác về mặt xã hội như: các
KCN tỉnh phát triển kéo theo tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh với cơ sở hạ
tầng được nâng cấp mọi mặt, chất lượng cuộc sống người dân quanh KCN được
nâng lên, hạn chế những tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Với sự ra đời các KCN
đã góp phần tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các hoạt động “dịch vụ ăn
theo” như lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, giải trí, dịch vụ ăn uống, nhà ở và các dịch
vụ khác phục vụ cho quá trình SXKD của các DN... Đây được xem là phản ứng dây
chuyền trong hoạt động đầu tư, đôi lúc người ta đánh giá cao hoạt động đầu tư của
DN không chỉ ở những kết quả đạt được cho chính DN đó mà còn là những kết quả
đem lại cho các lĩnh vực, ngành nghề bị tác động bởi hoạt động đầu tư đó.Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
- 63 -
2.5. Đánh giá môi trường đầu tư hiện nay tại các KCN Tiền Giang
Để đánh giá môi trường đầu tư hiện nay tại các KCN Tiền Giang, tác giả tiến
hành điều tra khảo sát thực tế các DN tại các KCN và các nhà quản lý liên quan đến
công tác đầu tư dựa trên bảng câu hỏi đã soạn thảo. Cuộc khảo sát được thực hiện
147 mẫu (72 doanh nghiệp tại các KCN và 75 các nhà quản lý), tác giả nhận được
sự hợp tác trả lời từ 41 DN đang hoạt động tại các KCN và 37 nhà quản lý (tổng số
mẫu 78).
Việc đánh giá môi trường đầu tư hiện tại của các KCN được thực hiện trên cơ
sở 09 tiêu chí của sau: (1) Chi phí gia nhập thị trường, (2) Tiếp cận đất đai và sự ổn
định trong sử dụng đất, (3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, (4) Chi phí về thời
gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, (5) Chi phí không chính thức, (6)
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, (7) Đào tạo lao động, (8) Thiết chế
pháp lý, (9) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo. Mỗi chỉ tiêu chiếm một tỷ
trọng như nhau trong chỉ tiêu tổng hợp đánh giá môi trường đầu tư chung của các
KCN.
2.5.1 Mẫu khảo sát
Do số lượng các DN KCN dưới 100 (72 DN, trong đó 68 DN trong KCN và
04 Chủ đầu tư hạ tầng KCN). Do đó, để mẫu khảo sát có tính xác thực trong nhận
định đánh giá theo yêu cầu của khảo sát, tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ số lượng
DN hiện có theo mẫu khảo sát được chọn theo loại hình DN và thời gian hoạt động
của DN. Tuy nhiên, chỉ nhận được phản hồi từ 41 DN hiện đang hoạt động. Kết quả
khảo sát tại Bảng 2.10 và 2.11 như sau:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 64 -
Bảng 2.10: DN khảo sát theo loại hình
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Qua đó cho thấy: Có đến 70,7% là DN FDI (29 DN), 19,5% là Công ty TNHH
(8 DN), 7,3% là Công ty cổ phần và chỉ có 2,4% là DN Nhà nước. Về thời gian hoạt
động của DN được khảo sát trước năm 2007 là 15 DN chiếm tỷ lệ 36,6%, từ năm
2007 đến năm 2009 là 8 DN chiếm tỷ lệ 19,5%, sau năm 2009 là 18 DN chiếm tỷ lệ
43,8%.
Như vậy, trong tổng mẫu khảo sát có đến 70,7% là DN FDI và 56,1% DN có
thời gian hoạt động từ 4 năm trở lên. Điều này cho thấy, có thể kỳ vọng về tính xác
thực trong việc đưa ra các kết quả đánh giá và nhận định theo yêu cầu của khảo sát.
Bởi vì đa số là DN FDI - đây là nhà đầu tư khó tính và qua thời gian hoạt động càng
dài, các DN càng có sự trải nghiệm và cảm nhận sâu sát về đánh giá môi trường đầu
tư tại các KCN.
Bảng 2.11: DN khảo sát theo thời gian thành lập
Tần số Phần trăm hợp lệ
- Trước năm 2007 15 3,6
- Từ 2007 đến 2009 8 19,5
- Sau năm 2009 18 43,9
Tổng 41 100,0
Tần số Phần trăm hợp lệ
- DN nhà nước 1 2,4
- Công ty Cổ Phần 3 7,3
- Công ty TNHH 8 19,5
- DN có vốn đầu tư nước ngoài 29 70,7
Tổng 41 100,0
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 65 -
2.5.2 Kết quả đánh giá môi trường đầu tư các KCN theo các tiêu chí
2.5.2.1 Chi phí gia nhập thị trường
- Về thời hạn mà DN nhận được tất cả các loại giấy phép để bắt đầu SXKD:
Theo kết quả khảo sát tại Bảng 2.12 cho thấy có 37,2% ý kiến đánh giá thời
gian để DN nhận được các loại giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành công việc
kinh doanh là ở mức trung bình và 47,4% ý kiến đánh giá ở mức độ tương đối
nhanh, 11,5% ý kiến đánh giá ở mức độ nhanh, 3,9% ý kiến cho rằng ở mức độ rất
chậm và chậm.
Bảng 2.12: Thời gian cấp các loại Giấy phép
Tần số Phần trăm hợp lệ
- Rất chậm (Trên 30 ngày) 1 1,3
- Chậm (Từ 20-25 ngày) 2 2,6
- Trung bình (Từ 15-20 ngày) 29 37,2
- Tương đối nhanh
(Từ 10-15 ngày) 37 47,4
- Nhanh (Dưới 10 ngày) 9 11,5
Tổng 78 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
- Về đánh giá sự trở ngại trong việc cấp các loại giấy phép để DN đi vào
hoạt động SXKD:
Bảng 2.13: Sự trở ngại trong việc cấp các loại giấy phép
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Tần số Phần trăm hợp lệ
- Rất khó khăn 2 2,6
- Khó khăn 3 3,8
- Có chút khó khăn 27 34,6
- Không gặp khó khăn
nào cả
46 59,0
Tổng 78 100,0
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 66 -
Theo Bảng 2.13 cho thấy có 46 ý kiến cho rằng không gặp khó khăn gì cả
trong xin các loại giấy phép (59%), 27 ý kiến cho rằng có chút khó khăn (34,6%) và
05 ý kiến cho rằng gặp rất khó khăn trong việc xin các loại giấy phép để tiến hành
hoạt động SXKD (7,4%).
Qua đó, cho thấy chi phí gia nhập thị trường của các DN tại các KCN ở mức
trung bình - tương đối nhanh và đa số các ý kiến cho là không gặp khó khăn trong
việc xin các loại giấy phép trên. Tuy nhiên, số ý kiến nêu gặp rất khó khăn-khó
khăn-một chút khó khăn chiếm đến 41%. Thực tế, giai đoạn 2006-2010 Ban quản lý
các KCN Tiền Giang và các Chủ đầu tư hạ tầng KCN Tiền Giang chủ động trong
việc tiếp nhận dự án và cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, nên trong giai đoạn
này thủ tục đầu tư vào các KCN rất nhanh. Nguyên nhân: Theo quy định của Nghị
định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật
Đầu tư năm 2005, Ban quản lý các KCN và Chủ đầu tư hạ tầng các KCN tự chủ
trong tiếp nhận dự án và cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư nếu dự án có
ngành nghề và vị trí lô đất đầu tư phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư và phù hợp
với phân khu chức năng của từng KCN.
Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, UBND tỉnh quy định các dự án đầu tư có
quy mô vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên phải thực hiện xin chủ trương đầu tư, đối
với dự án có vốn đầu tư dưới 100 tỷ đồng trở xuống phải thông qua họp Tổ Liên
ngành để tiếp nhận dự án đầu tư nhằm loại bỏ công nghệ “rác”, gây ô nhiễm môi
trường, nhà đầu tư qua được “ải” này mới thực hiện thủ tục cấp các loại giấy phép
để tiến hành triển khai và đưa dự án đi vào hoạt động. Vấn đề này, làm cho các nhà
đầu tư ngại đầu tư vào Tiền Giang và đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác kêu gọi đầu
tư vào các KCN nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Đây là hạn chế rất lớn của Tỉnh
Tiền Giang nói chung và các KCN nói riêng so với các tỉnh lân cận.
2.5.2.2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất:
- Tình trạng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo Bảng 2.14 cho thấy tình trạng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các DN KCN ở mức chậm - trung bình chiếm 87,2%; 30,8% ý kiến cho là rất
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 67 -
chậm , chỉ có 12,8% ý kiến cho là nhanh và khá nhanh. Điều này cho thấy tình hình
cấp quyền sử dụng đất cho các DN ở mức tối đa hoặc vượt thời gian so với thời gian
quy định. Thực tế, việc đo đạc và cấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức do Sở Tài
nguyên-Môi trường tỉnh thực hiện. Chính vì thế không tránh khỏi “cửa quyền” của
cán bộ nhà nước đối với DN. Tại các cuộc đối thoại với DN định kỳ do UBND tỉnh
tổ chức, các DN KCN đều phản ánh rất mạnh mẽ. Trước tình hình đó, UBND tỉnh
đã giao quyền đo đạc đối với DN KCN Mỹ Tho và KCN Tân Hương cho Công ty
Phát triển hạ tầng các KCN Tiền Giang nhằm “giảm tải” trong công tác đo đạc cho
DN của 02 KCN này. Đối với KCN Long Giang và KCN Dịch vụ Dầu khí Soài
Rạp, Chủ đầu tư hạ tầng 02 KCN này ký hợp đồng với Trung tâm Đo đạc của Sở
Tài nguyên-Môi trường thực hiện. Tuy hiện nay, việc đo đạc DN KCN được giải
quyết nhưng tình hình cấp quyền sử dụng đất chưa được cải thiện. Điều này, lãnh
đạo tỉnh cần quan tâm chỉ đạo sâu sát để cải thiện tình hình cấp quyền sử dụng đất
cho các tổ chức đặc biệt là DN KCN.
Bảng 2.14: Tình trạng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
- Tính ổn định của mặt bằng sản xuất kinh doanh:
Bảng 2.15 cho thấy có 73,1% ý kiến đánh giá tính ổn định mặt bằng SXKD
tại các KCN - khả năng bị chính quyền thu hồi cho mục đích khác ở mức rất thấp -
thấp, 12,8% ý kiến cho rằng khả năng bị chính quyền thu hồi cho mục đích khác ở
mức trung bình, 14,1% ý kiến cho rằng ở mức khá cao - cao. Điều này cho thấy,
tính ổn định mặt bằng sản xuất kinh doanh của các DN tại các KCN mang tính ổn
Tần số Phần trăm hợp lệ
- Rất chậm (Trên 50 ngày) 24 30,8
- Chậm (Từ 40 -45 ngay) 9 11,5
-Trung bình (Từ 35 - 40 ngày) 35 44,9
-Khá nhanh (Từ 30-35 ngày) 9 11,5
-Nhanh (Dưới 30 ngày) 1 1,3
Tổng 78 100,0
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 68 -
định. Thực tế, cho thấy việc quy hoạch KCN để tập trung các DN vào KCN, nhằm
tiết kiệm đất, tránh phân tán dàn trãi trong đầu tư, chu kỳ dự án KCN là 50 năm. Do
đó, khả năng chính quyền thu hồi đất trước thời hạn là không khả thi. Vì vậy, DN có
xu hướng đầu tư vào KCN nhằm ổn định cho SXKD của mình.
Bảng 2.15: Tính ổn định mặt bằng sản xuất của DN
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
- Khả năng đáp ứng mặt bằng cho DN mở rộng SXKD:
Bảng 2.16: Khả năng đáp ứng mặt bằng cho DN mở rộng SXKD
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát tại Bảng 2.16 cho thấy có 54 ý kiến cho rằng việc đáp ứng
đất cho đầu tư mở rộng DN KCN dễ - rất dễ dàng (69,3%), 7 ý kiến cho rằng không
thể là do không đủ khả năng đầu tư mở rộng (9%), 17 ý kiến cho rằng không dễ
dàng để đầu tư mở rộng (21,8%) là do không có đất liền kề để đầu tư mở rộng hoặc
theo kế hoạch phát triển kinh doanh của DN phải đầu tư mở rộng ở các tỉnh khác.
Điều này cho thấy, các KCN Tiền Giang đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh
Tần số Phần trăm hợp lệ
- Rất thấp 21 26,9
- Thấp 36 46,2
- Trung bình 10 12,8
- Khá cao 6 7,7
- Cao 5 6,4
Tổng 78 100,0
Tần số Phần trăm hợp lệ
- Không thể 7 9,0
- Không dễ dàng 17 21,8
- Dễ dàng 41 52,6
- Rất dễ dàng 13 16,7
Tổng 78 100,0
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
- 69 -
doanh của DN, trừ KCN Mỹ Tho vì đã hết đất cho thuê do đã lắp đầy 100% diện
tích đất cho thuê.
-Về giá thuê lại đất:
Bảng 2.17: Kết quả đánh giá giá thuê lại đất của DN tại KCN
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Bảng 2.17 cho thấy có 51 ý kiến phản ánh giá thuê lại đất tại các KCN ở mức
vừa (65,4%), 19 ý kiến phản ánh ở mức rẻ (24,4%), 7 ý kiến phản ánh đắt và rất đắt
(9%). Điều này cho thấy mặt bằng chung giá thuê lại đất tại các KCN là chấp nhận
được. Thực tế theo đánh giá khách quan của các nhà đầu tư khi đến tìm hiểu môi
trường đầu tư thì giá cho thuê lại đất của KCN Mỹ Tho (10 USD/m2/chu kỳ dự án,
hiện nay là 1.600.000 đồng/m2/chu kỳ dự án) và KCN Tân Hương (Từ 33-35
USD/m2/chu kỳ dự án) là rẻ vì 02 KCN này gần trung tâm thành phố nên thuận lợi
giao thông và cơ sở hạ tầng ngoài KCN. Đối với KCN Long Giang (37,5
USD/m2/chu kỳ dự án) và KCN Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp (30 USD/m2/chu kỳ dự
án) thì giá cho thuê lại đất là đắt vì không thuận lợi về vị trí và hạ tầng ngoài hàng
rào KCN.
Tóm lại: Khả năng tiếp cận đất đai của DN KCN là tương đối, các DN đều
được cấp quyền sử dụng đất mặc dù thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở mức trung bình. Các KCN đáp ứng mặt bằng thực hiện những yêu cầu mở
rộng kinh doanh của DN KCN, giá đất của các KCN ở mức vừa - chấp nhận được,
tính ổn định mặt bằng sản xuất kinh doanh tại các KCN cao.
Tần số Phần trăm hợp lệ
- Rất đắt 1 1,3
- Đắt 6 7,7
- Vừa 51 65,4
- Rẻ 19 24,4
- Rất rẻ 1 1,3
Tổng 78 100,0
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
- 70 -
2.5.2.3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Bảng 2.18: Thống kê Mức độ tiếp cận các thông tin, tài liệu của DN
Chỉ tiêu Giá trị trung bình
1. Khả năng tiếp cận Ngân sách tỉnh 4,24
2. Khả năng tiếp cận các kế hoạch KT-XH của tỉnh 3,68
3. Khả năng tiếp cận các Luật, pháp lệnh, Nghị định, quyết
định của Trung ương 2,55
4. Khả năng tiếp cận các văn bản hướng dẫn của các Bộ,
ngành 2,24
5. Khả năng tiếp cận các văn bản pháp luật của tỉnh 2,21
6. Khả năng tiếp cận các kế hoạch về các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng KCN 3,59
7. Khả năng tiếp cận các bản đồ và các quy hoạch sử dụng
đất KCN 3,56
8. Khả năng tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh 1,90
9. Khả năng tiếp cận các mẫu biểu thủ tục hành chính 1,67
10. Khả năng tiếp cận thông tin về các thay đổi của các quy
định về thuế 2,35
11. Khả năng tiếp cận Công báo đăng tải các văn bản quy
phạm pháp lu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_moi_truong_dau_tu_cua_khu_cong_nghiep_o_tien_giang_553_1912277.pdf