Luận văn Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1 Đặt vấn đềnghiên cứu . 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 1

1.2.1 Mục tiêu chung. 1

1.2.2 Mục tiêu cụthể. 2

1.3 Các giảthuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu . 2

1.3.1 Giảthuyết cần kiểm định . 2

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu . 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu . 3

1.4.1 Không gian . 3

1.4.2 Thời gian . 3

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu. 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4

2.1 Phương pháp luận . 4

2.1.1 Lý thuyết vềhiệu quảthu mua và hiệu quảcung ứng . 4

2.1.2. Một sốkhái niệm và chỉtiêu kinh tếliên quan đến quá trình thu mua . 7

2.1.3 Mô hình hàm sản lượng thu mua và lỳthuyết kiểm định . 8

2.1.4 Các nhân tốtác động đến sản lượng thu mua sữa nguyên liệu của nhà máy. 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu . 11

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. 11

2.2.2 Phương pháp thu thập sốliệu . 11

2.2.3. Phương pháp phân tích sốliệu . 12

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU MUA SỮA TƯƠI TẠI NHÀ MÁY SỮA

CẦN THƠTRONG NHỮNG NĂM QUA . 13

3.1 Sơlược vềcông ty . 13

3.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển. 13

3.1.2. Mục tiêu tổng quát của nhà máy . 14

3.1.3. Mục tiêu cụthểcủa nhà máy . 14

3.1.4 Cơcấu tổchức. 15

3.1.5 Chức năng các phòng ban . 17

3.1.6 Kết quảhoạt động sản xuất của Nhà máy sữa Cần Thơ

trong những năm qua (2004-2006) . 19

3.2 Thuận lợi và khó khăn của Nhà máy sữa Cần Thơ. 21

3.2.1 Thuận lợi . 21

3.2.2 Khó khăn . 22

3.3 Phương hướng hoạt động của Nhà Máy. 22

3.4. Thực trạng thu mua nguyên liệu sữa tươi của nhà máy . 22

3.4.1 Qui trình thu mua sữa tươi từnhững hộchăn nuôi bò sữa tại Cần Thơ

và các vùng lân cận. 23

3.4.2 Qui trình thu mua sữa tươi từThành PhốHồChí Minh. 31

3.4.3 So sánh hiệu quảthu mua từhai khu vực . 33

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG

NGUYÊN LIỆU THU MUA TỪNÔNG HỘ. 39

4.1 Sơlược vềnông hộ. 39

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu mua . 40

CHƯƠNG 5:GIẢI PHÁP NHẰM TỐI THIỂU GIÁ NGUYÊN LIỆU ĐẦU

VÀO. 44

5.1 Những thuận lợi và tồn tại của việc phát triển nguồn nhiên liệu gần nhà máy . 44

5.1.1. Thuận lợi . 44

5.1.2 Tồn tại . 45

5.2 Giải pháp nhằm tăng sản lượng sữa thu mua tại khu vực gần nhà máy . 46

5.2.1 Giải pháp nhằm tăng sản lượng và sốlượng đàn bò . 47

5.2.2 Giải pháp vềquãng đường vận chuyển từnơi sản xuất đến nơi tiêu thụ48

5.2.3 Giải pháp vềgiá thu mua nguyên liệu. 48

5.2.4 Lợi ích mang lại từgiải pháp đềxuất. 49

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 51

6.1 Kết luận. 51

6.2 Kiến nghị. 52

6.2.1 Đối với Nhà Nước . 52

6.2.2 Đối với công ty. 53

6.2.3 Đối với những hộnuôi bò . 54

pdf70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng phong phú, người tiêu dùng không chỉ cần có sản phẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng là đủ. Chính vì vậy, các nhà sản xuất cung cấp rất nhiều loại sản phẩm khác nhau trên thị trường, làm đa dạng hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng. Riêng đối với sản phẩm sữa tươi học đường 1/5L, số lượng sản xuất ra không phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Bởi vì đây là sản phẩm được sản xuất theo nhu cầu dự án dành tài trợ cho trẻ em ở các trường học. Sản phẩm này sản xuất ra theo đơn đặt hàng. Nguồn nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm này là sữa bò tươi. Do đó, có được nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho nhà máy là điều hết sức quan trọng. Quy mô nhà máy không ngừng mở rộng, trong tương lai sẽ lắp đặt thêm dây chuyền sữa đặc mới, cho ra đời những sản phẩm phong phú đa dạng, cải tiến mẫu mã... phục vụ nhu cầu, lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, định hướng phát triển đúng nguồn nguyên liệu là nhân tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của công ty. 3.2 Thuận lợi và khó khăn của Nhà máy sữa Cần Thơ: GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -17- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ 3.2.1 Thuận lợi Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu với diện tích tự nhiên 1.390km2 , đứng thứ ba mươi về dân số trong tổng số 64 tỉnh thành.Với vị trí tiềm năng và nguồn nhân lực dồi dào như thế, nơi đây đã quy tụ nhiều nhà máy sản xuất và chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Một trong số đó là Nhà máy sữa Cần Thơ - nhà máy chế biến sữa đầu tiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhà máy tọa lạc tại khu công nghiệp Trà Nóc, nơi thuận lợi trong việc tiếp nhận nguồn nguyên liệu sữa tươi từ những hộ nông dân chăn nuôi bò sữa. Nhà máy được trang bị những máy móc thiết bị tiên tiến và hiện đại được nhập về từ Hà Lan, Ý, Thụy Điển...Thêm vào đó, Nhà máy là nơi quy tụ những kỹ sư, cán bộ ,công nhân với tay nghề cao, trẻ, khỏe, đầy lòng nhiệt huyết, lao động với tinh thần tự giác cao. 3.2.2 Khó khăn Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm nhưng với tinh thần ham học hỏi sẽ tạo nên sức mạnh tiềm năng cho nhà máy trong tương lai. 3.3 Phương hướng hoạt động của nhà máy Để đáp ứng công suất hoạt động của nhà máy 30.000.000 lít sữa/năm, khu vực này cần tăng thêm rất nhiều bò sữa từ 10.000 con đến 15.000 con trong đó có 7.000-8.000 con cho sữa. Tây Đô - khu vực châu thổ rộng lớn, là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước; là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh của miền Nam Tổ Quốc. Sự phát triển công nghiệp trong cơ cấu công – nông nghiệp sẽ đem lại giá trị kinh tế lớn cho vùng này. Chính vì vậy, hướng phát triển chủ đạo của Nhà máy sữa Cần Thơ là tận dụng những thế mạnh sẵn có của vùng này để sản xuất những sản phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, giá cả phải chăng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, phát triển nhà máy sữa ở Cần Thơ sẽ giải quyết được tình trạng thất nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và hiệu quả xã hội cho đất nước. GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -18- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ 3.4. Thực trạng thu mua nguyên liệu sữa tươi của nhà máy Từ khi thành lập đến nay nhà máy đã không ngừng phát triển, đã cho ra đời những sản phẩm chất lượng thoả mãn nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt (sữa cho người gầy, sữa cho người già, người có chứng bệnh loãng xương...) Để đáp ứng được nhu cầu ấy, nhà máy đã thu mua một sữa tươi nguyên liệu khá lớn từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và những hộ nông dân chăn nuôi bò sữa tại Cần Thơ. Với lượng sữa thu mua này thì không đáp ứng đủ lượng nguyên liệu để nhà máy hoạt động và điều tất yếu là phải vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về với số lượng tương đối lớn. Bên cạnh đó, công ty cũng tổ chức các đại lý trung chuyển nên luôn đảm bảo nhiệm vụ bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa tươi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nông dân trong việc cung cấp sữa hằng ngày. Sữa là mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng do đó an toàn vệ sinh thực phẩm được công ty đặt lên hàng đầu. Kiểm tra chất lượng sản phẩm không chỉ là kiểm tra khi sản phẩm đã hoàn thành mà nó được theo dõi sát sao từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu chế biến và cuối cùng là tiêu thụ. Chính vì vậy, công ty đã đầu tư hệ thống kiểm tra chất lượng sữa tươi và có riêng một đội ngũ nhân viên KCS làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sữa ngay từ khâu đầu vào để đảm bảo nguồn nguyên liệu sử dụng của nhà máy vừa thơm ngon, bổ dưỡng và đạt chất lượng cao. Đặt biệt, đối với những hộ giao sữa đạt chất lượng tốt và đảm bảo thời gian giao nhận hàng, nhà máy có những chính sách ưu đãi nhằm tạo niềm phấn khởi cho người nông dân. Để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục và không bị gián đoạn bởi các nguyên nhân như: thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, hoặc vật liệu không đến kịp thời để sản xuất...Doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống “J.I.T” (Just in time inventory systems) tức là: doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp bằng những hợp đồng dài hạn đảm bảo quá trình cung ứng nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên và liên tục; thứ hai là những nhà cung cấp phải đảm bảo quá trình giao hàng diễn ra đúng thời gian và không gian quy định và hệ thống này đảm bảo một điều rằng công ty phải triển khai một hệ thống kiểm tra chất lượng toàn bộ sản GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -19- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ phẩm và nguyên liệu nhằm hạn chế mọi sai sót có thể xảy ra. Nói chung, quá trình thu mua nguyên liệu được kiểm tra một cách chặt chẽ theo đúng nội dung của hướng dẫn công việc mà tổng công ty đã đưa ra. GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -20- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ 3.4.1 Qui trình thu mua sữa tươi từ những hộ chăn nuôi bò sữa tại Cần Thơ và các vùng lân cận 3.4.1.1 Qui trình thu mua nguyên vật liệu Đối với nhà cung cấp lần đầu tiên cung ứng sữa cho nhà máy, quá trình thu mua nguyên liệu được tiến hành theo quy trình chung -bảo quản-cung cấp cho bộ phận liên quan sau đây: - Xác định nhu cầu nguyên vật liệu: - Lựa chọn nhà cung cấp - Soạn thảo đơn đặt hàng và ký hợp đồng - Tổ chức thực hiện đơn hàng, hợp đồng - Nhập kho a) Sơ đồ thu mua sữa tươi từ nông hộ chăn nuôi bò sữa. Lập phiếu đăng ký Nhập kho (bồn trữ) Ký hợp đồng Thực hiện hợp đồng Giám sát giao hàng Kiểm tra & lập hợp đồng Đánh giá nhà cung cấp Không đồng ý thông báo cho nhà cung cấp Không đồng ý thông báo cho nhà cung cấp Duyệt GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -21-Hình 2: Sơ đồ thu mua sữa tươi từ nông hộ gần khu vực nhà máy Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ b) Chú thích - Các nhà cung cấp sữa cho nhà máy lập phiếu đăng ký gởi đến ban kế toán. Ban kế toán trình Giám đốc duyệt. - Giám đốc căn cứ vào nhu cầu sản xuất của nhà máy duyệt phiếu đăng ký của khách hàng. Nếu không đồng ý thì thông báo lại cho nhà cung cấp. - Ban Q.A và kế toán phối hợp tổ chức thực hiện đánh giá nhà cung cấp theo đúng quy định và tiêu chuẩn của công ty đề ra. - Ban kế toán lập hợp đồng và ký hợp đồng giữa nhà cung ứng và nhà máy. - Bên bán và mua thực hiện ký hợp đồng, hợp đồng có giá trị một năm. Nhà cung cấp phải thực hiện việc giao sữa và bảo quản sữa theo đúng thời gian và số lượng đã được quy định sẵn trong hợp đồng. - Thủ kho kiểm tra về số lượng khi giao nhận hàng và ban Q.A kiểm tra về chất lượng sữa - Sau khi kiểm tra thì thủ kho tiến hành nhập hàng. Sữa là loại thực phẩm dễ hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với không khí ở nhiệt độ bình thường. Nếu không sản xuất liền thì trữ ở bồn lạnh với nhiệt độ vừa phải đảm bảo sữa vừa tươi thơm ngon và bổ dưỡng. - Đối với những nhà cung cấp quen thuộc, nhà máy cử 1 bộ phận đến kiểm tra chuồng trại định kỳ để đảm bảo sữa thu mua đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -22- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ 3.4.1.2 Tình hình chi phí và sản lượng sữa tươi thu mua từ nông hộ trong những năm qua a) Sản lượng sữa thu mua Bảng 3: SẢN LƯỢNG THU MUA SỮA TẠI CẦN THƠ VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN Đơn vị tính: kg Chênh lệch Chênh lệch 2005/2004 2006/2005 Năm Năm Năm Sản lượng Khoản mục 2004 2005 2006 % Sản lượng % Nông Trường Sông Hậu 361.394 311.991 421.188 -49.403 -13,67 109.197 35,00 XNDV Chăn nuôi An Giang 278.596 88.260 0 -190.336 -68,32 -88.260 - TT Giống NN Cần Thơ 97.047 89.225 131.446 -7.822 -8,06 42.221 47,32 HTX NN Evergrowth Sóc Trăng 3.198 247.293 365.875 244.095 7.632,74 118.582 47,95 Cty DV PTNN Đồng Tháp 48.383 79.446 0 31.063 64,20 -79.446 - Hộ nông dân giao sữa 9.723 17.451 31.068 7.728 79,48 13.617 78,03 Tổng 798.341 833.666 949.577 35.325 4,42 115.911 13,90 (Nguồn: Phòng kế toán) Để thấy rõ hơn về sự biến động sản lượng thu mua nguyên liệu của nhà máy qua các năm, ta có biểu đồ minh họa sau: GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -23- 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2004 2005 2006 Nam Sa n lu on g (k g) Nong truong Song Hau XNDV Chan nuoi An Giang TT Giong NN Can Tho HTX NN Evergrowth Soc Trang Cty DV PTNN ông Thap Ho nong dan giao sua Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự biến động sản lượng nguyên liệu sữa thu mua từ các nguồn cung cấp khu vực gần nhà máy. Thực tế cho thấy, tình hình thu mua sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ ở địa bàn và các vùng lân cận có nhiều thay đổi. Năm 2005 sản lượng thu mua có tăng nhưng không đáng kể, chỉ tăng khoảng 35.325 kg tương đương 4,42% so với năm 2004. Năm 2006 so với năm 2005 có chiều hướng tốt hơn so với 2 năm trước, về sản lượng thu mua tăng 115.911 kg tăng 13,9% so với năm trước. Có sự bến động này là do đâu? Năm 2005 và năm 2004 số lượng sản phẩm sản xuất ra không biến động lắm, số lượng từng sản phẩm có sự dao động nhẹ. Điều này đồng nghĩa với việc sản lượng nguyên liệu sữa tươi mua vào không có sự biến động đáng kể. Riêng năm 2006, lượng sữa tươi thu mua tăng 13,9% do tình hình chăn nuôi của người dân được cải thiện và những chính sách ưu đãi của nhà máy nhằm thu hút các đối tác là những hộ nông dân. Sản lượng sữa họ giao cho nhà máy ngày càng gia tăng. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn đối với từng nhà cung cấp. Tuy nhiên, với sản lượng thu mua này, nó dự báo một biến động không mấy khả quan cho hoạt động chăn nuôi bò sữa của những hộ nông dân. Nếu xét riêng từng nhà cung cấp: Năm 2005/2004: + Nông trường Sông Hậu cung cấp sữa cho nhà máy giảm 49.403 kg (13,67%) + XNDV Chăn nuôi An Giang giảm khoảng 68,32% + Trung tâm giống nông nghiệp giảm khoảng 8,06% + Hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth Sóc Trăng tăng mạnh khoảng 7.632,74%. + Cty DV PTNT Đồng Tháp tăng 64,2% + Hộ nông dân giao sữa tăng 79,48% Năm 2006/2005 + Nông trường Sông Hậu tăng 35% + Trung tâm giống nông nghiệp tăng 47,32% + Hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth Sóc Trăng tăng 47,95% GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -24- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ + Hộ nông dân giao sữa tăng 78,03% Trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006, sản lượng sữa cung cấp từ các tỉnh An Giang và Đồng Tháp có sự biến động lớn theo xu hướng giảm dần. Đặc biệt trong năm 2006, nhà máy đã không nhận được nguyên liệu cung cấp từ các tỉnh này. Sự biến động này được cụ thể hóa theo biểu đồ minh họa sau. Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự biến động sản lượng sữa thu mua từ AnGiang và Đồng Tháp. 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 nam sa n lu on g (k g) An Giang Dong Thap 2004 2005 Hình 4: Biểu đồ so sánh sự chênh lệch về sản lượng nguyên liệu sữa thu mua của An Giang và Đồng Tháp. Lượng sữa thu mua từ An Giang và Đồng Tháp năm 2005 giảm so với năm 2004 và thậm chí năm 2006 lượng sữa thu mua bằng 0 là do số lượng đàn bò nơi đây giảm mạnh. Nguyên nhân chính của hiện tượng đàn bò giảm là do giá thành sữa cao, trong đó: giá thức ăn chăn nuôi năm 2005 tăng 5%, năm 2006 tăng 6,3%, giá con giống cao 11-14 triệu đồng/con (năm 2000) đôi khi tăng lên 19-24 triệu đồng /con trong thời gian “sốt giá” (năm 2004) do mọi người đua nhau phát triển đàn bò sữa một cách ồ ạt mà không tính đến hiệu quả của nó.(Nguồn: Giải pháp phát triển ngành chăn nuôi bò sữa-Hải Phương). Ngoài ra, hiệu quả của việc chăn nuôi này còn phụ thuộc vào năng suất sữa, quy mô, kinh nghiệm chăn nuôi. Ở hai tỉnh này, năng suất cho sữa ở bò chưa cao, khoảng 3.550 kg/chu kỳ (240 ngày). Ngoài ra, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán nên khó khăn cho vấn đề chuyên chở và mua sữa. Một điều quan trọng nữa là người dân chưa có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi bò sữa vì đây là ngành mới, nó còn lạ lẫm đối với người dân Việt Nam đã quen với GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -25- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ truyền thống trồng lúa nước. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ biến động liên tục trong những năm qua. Nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá cả xăng dầu trong và ngoài nước. Trước tình hình đó, thì công ty đã có 2 đợt tăng giá thu mua sữa bò tươi cho các hộ nông dân. Nhưng với ngành chăn nuôi còn mới lạ này, liệu việc tăng giá ấy có cứu nỗi dàn bò của các hộ nông dân chăng? Giá thu mua sữa tươi của công ty không phải là nhân tố quyết định tất cả đến hiệu quả sản xuất của những hộ nông dân chăn nuôi bò sữa. Mà hiệu quả ấy bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố được phân tích như trên. Bên cạnh đó, nhiều người nông dân đã chuyển sang bán sữa cho các cơ sở làm sữa chua với giá cao hơn nhưng lượng tiêu thụ lại không ổn định dẫn đến tình trạng thua lỗ của các hộ nông dân là điều tất yếu. Trong khi nông dân các tỉnh khác định từ giả với việc chăn nuôi bò sữa thì ở Sóc Trăng nông dân ngày càng phấn khởi hơn với Dự án Nâng Cao đời sống Nông Thôn do Canađa tài trợ. Năm 2004, hợp tác xã nông nghiệp Evergowth mới vừa thành lập đứng ra thu mua sữa từ các hộ nông dân do đó sản lượng sữa cung cấp cho Nhà máy sữa Cần Thơ chưa cao chỉ 3.198 kg (do chỉ cung cấp 2 tháng cuối năm). Sản lượng của hợp tác xã cung cấp cho nhà máy tăng vượt bậc (Năm 2005 tăng 7.632,74% so với năm trước, năm 2006 tăng 47,95% so với năm 2005) do hợp tác xã được dự án hỗ trợ xây dựng trụ sở, cơ sở hạ tầng, thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển và một hệ thống làm lạnh có tác dụng tích cực trong việc thu mua sữa tươi từ các hộ nông dân. Bên cạnh đó, cũng đã đưa một số hộ được nhận bò sữa đi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò ở tỉnh Bình Dương và đã hình thành được mạng lưới thú y rộng khắp. Một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của hợp tác xã là: Một mặt, hợp tác xã thu mua sữa từ những hộ nông dân, mặt khác đã trồng nhiều giống cỏ xanh đảm bảo nguồn thức ăn vững chắc cho bò, nhằm tránh tình trạng lệ thuộc quá mức vào thức ăn công nghiệp được bán trên thị trường mà loại thức ăn này vốn dĩ rất đắt. Số lượng xã viên ngày càng tăng từ 171 xã viên nay tăng lên 477 xã viên. Quy mô hợp tác xã ngày càng mở rộng. Thêm vào đó, kỹ luật hợp tác xã rất nghiêm minh đảm bảo lượng sữa vắt ra toàn bộ đều cung cấp cho nhà máy. Xã viên nào vi phạm, bán sữa ra bên ngoài nếu bị phát hiện sẽ bị kỷ luật, nặng hơn là khai trừ khỏi hợp tác xã và bị lấy lại số bò đó giao cho hộ nông dân khác nuôi. GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -26- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ (Phỏng vấn trực tiếp nông hộ giao sữa). Đặc biệt, hợp tác xã đã ký hợp đồng với Nhà máy sữa Cần Thơ đảm bảo việc tiêu thụ hết lượng sữa rất lớn mà hợp tác xã cung cấp. Sữa thu mua từ các hộ nông dân cũng tăng lên qua các năm: năm 2005 tăng 7.728 kg (79,48%), năm 2006 tăng 78,03% so với năm 2005 chứng tỏ các hộ nông dân chăn nuôi ngày càng hiệu quả. Lợi nhuận từ việc chăn nuôi gia tăng, số lượng đàn bò của nông hộ mở rộng do đó sản lượng cung cấp cho nhà máy tăng. Thêm vào đó, sữa bò giao cho nhà máy với chất lượng tốt được cộng điểm, tăng tiền nên các hộ nông dân rất phấn khởi. Vinamilk là nơi đảm bảo lượng sữa đầu ra của các hộ nông dân ổn định nhất. Chênh lệch Năm 2005/2004 Năm 2006/2005 STT Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Sản lượng 1 (kg) 798.341 833.666 949.577 35.325 4,42 115.911 13,90 Đơn giá 2 (đồng/kg) 3.500 3.900 4.300 400 11,43 400 10,26 Thành tiền (đồng) 2.794.193.500 3.251.297.400 4.083.181.100 457.103.900 16,36831.883.700 25,593 Chi phí thử nghiệm(đồng) 4 10.378.433 10.872.160 12.405.926 493.727 4,76 1.533.766 14,11 Tổng chi phí(đồng) 2.804.571.933 3.262.169.560 4.095.587.026 457.597.627 16,32833.417.466 25,555 b) Chi phí thu mua sữa tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận Bảng 4: CHI PHÍ THU MUA SỮA TƯƠI TẠI CẦN THƠ (Nguồn:Phòng kế toán) Ta thấy, chi phí mua nguyên liệu tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 so với 2004 là 16,32% và năm 2006/2005 tăng là 25,55%. Theo quy luật vận động chung của tạo hóa, tất cả vạn vật đều phát triển theo chiều hướng gia tăng của nó, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không ngừng tăng cao và được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, chỉ số giá tiêu dùng ở mức cao (8,4-9,5%) trong những năm qua làm cho giá cả các mặt hàng đồng loạt gia tăng. Chi phí đầu vào cho việc chăn nuôi bò cũng vậy, điển hình là thức ăn gia GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -27- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ súc tăng 5% (năm 2005), 6,3% (năm 2006)...góp phần làm cho giá thu mua sữa tươi năm 2005/2004 tăng 11,43% và năm 2006 là 10,26 %. Bên cạnh đó, trước khi nguyên vật liệu về nhập kho phải được kiểm tra, đánh giá một cách sát sao để đảm bảo sữa đạt tiêu chuẩn. Do đó, chi phí cho việc thử nghiệm cũng là một trong những nhân tố góp phần đẩy tổng chi phí cho việc thu mua sữa tươi gia tăng từ 16,32% (2005/2004) tương đương 457.597.627 đồng lên 25,55% (năm 2006/2005) tương đương 833.417.466 đồng. Tổng chi phí mua nguyên liệu tăng không có nghĩa là tình hình thu mua kém hiệu quả. Với sản lượng thu mua sữa ngày càng nhiều thì giá trị của nó tăng là điều dễ hiểu. 3.4.2 Qui trình thu mua sữa tươi từ Thành Phố Hồ Chí Minh 3.4.2.1 Quy trình mua sữa từ TP HCM a) Sơ đồ thể hiện quy trình thu mua GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -28- Dự trù NVL SX trong tháng Giấy đề nghị cung cấp NVL Ban xuất nhập khẩu, nhà cung cấp kiểm tra khả năng cung ứng Trả lời Xí nghiệp kho vận, nhà cung cấp vận chuyển Vận chuyển và Giao hàng Nhận hàng & nhập kho Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ Hình 5: Sơ đồ thu mua sữa tươi từ thành phố Hồ Chí Minh Dự trù nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tạm tính dùng cho tháng sau dựa trên kế hoạch sản xuất dự thảo cho tháng sau. Thủ kho căn cứ vào bảng dự trù nguyên vật liệu sản xuất của tháng sau do kế toán thống kê lập gởi đến ban xuất nhập khẩu. Ban xuất nhập khẩu căn cứ bảng dự trù này xem xét khả năng cung ứng để cân đối nguyên vật liệu. Ban xuất nhập khẩu sẽ xác định lượng sữa tồn kho còn là bao nhiêu? Có đủ cung cấp không hoặc liên hệ nhà cung ứng (nếu cần). Xí nghiệp kho vận căn cứ vào lượng hàng tồn kho và giấy đề nghị cung cấp nguyên vật liệu để bố trí vận chuyển từ kho công ty hoặc từ nhà cung cấp xuống nhà máy. Khi nhận hàng thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các chứng từ đi kèm (phiếu điều kho, hoá đơn, số lượng...). Mọi sự điều chỉnh do kế hoạch thay đổi dẫn đến nguyên vật liệu tăng hay giảm phải được thông báo ngay cho ban xuất nhập khẩu bằng giấy đề nghị cung cấp nguyên vật liệu để bộ phận này kịp thời đặt hàng và cung ứng cho nhà máy chiếm ít nhất 5 ngày. 3.4.2.2 Chi phí và sản lượng thu mua từ Thành Phố Hồ Chí Minh: a) Sản lượng thu mua Bảng 5: SẢN LƯỢNG VÀ CHI PHÍ THU MUA SỮA TỪ TPHCM Chênh lệch Năm 2005/2004 Năm 2006/2005 Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền % Số tiền % Sản lượng thu mua (kg) 2.401.682 2.461.501 2.531.379 59.819 2,49 69.878 2,84 Đơn giá (đồng/kg) 3.500 3.900 4.300 400 11,43 400 10,26 Thành tiền (đồng/kg) 8.405.887.000 9.599.853.900 10.884.929.700 1.193.966.900 14,20 1.285.075.800 13,39 Chi phí trung gian 97.126.421 103.592.269 112.646.366 6.163.084 6,35 7.820.314 7,57 Chi phí vận chuyển (đồng) 72.907.860 78.460.344 86.066.886 5.552.484 7,62 7.606.542 9,69 GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -29- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ Chi phí khác (đồng) 24.218.561 25.131.925 26.579.480 913.364 3,77 1.447.555 5,76 Tổng chi phí (đồng) 8.503.013.421 9.703.446.169 10.997.576.066 1.200.432.748 14,12 1.294.129.897 13,34 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu, ta thấy có sự biến động về sản lượng thu mua và tình hình chi phí nguyên vật liệu khi mua từ thành phố Hồ Chí Minh. Về sản lượng: Năm 2005/2004 tăng 59.819 (kg) tương đương 2,49% và năm 2006/2005 tăng 2,84%. Ta thấy: Ở năm 2005 số lượng sữa tươi thu mua tại Cần Thơ tăng lên 4,42% và sản lượng vận chuyển từ thành phố cũng tăng một ít. Năm 2006 sản lượng mua tại Cần Thơ tăng là 13,9% thì sản lương vận chuyển về là 2,84%. Nhìn chung, sản lượng mua về không có sự biến động lớn lắm mặc dù lượng sữa mua tại Cần Thơ tăng lên do nhà máy đã sản xuất nhiều hơn ở các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng và các sản phẩm được chế biến từ sữa. Do Vinamilk ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ nông dân nhằm đảm bảo lượng sữa sản xuất ra từ các hộ nông dân có nguồn tiêu thụ ổn định nên giá sữa tươi thu mua ở các nơi trên nước ta là như nhau, trung bình là 3.500 (đồng/kg) năm 2004, 3.900 (đồng/kg) năm 2005 và 4.300 (đồng/kg) năm 2006. Do đó, dù sản lượng năm 2005 có tăng ít so với 2004 nhưng chi phí mua hàng vẫn tăng 14,2%. Mặc dù sản lượng sữa năm 2006 chỉ tăng 2,84% nhưng giá cho 1kg sữa tăng 10,26% nên chi phí mua hàng tăng đến 13,39%. Nguồn nguyên liệu sữa tươi khi vận chuyển từ thành phố về luôn được đảm bảo chất lượng về độ béo, độ khô..., đã được kiểm tra cẩn thận từ khâu thu mua ở các hộ nông dân nên khi về đến nhà máy, thủ kho kiểm tra số lượng và kế toán kho tiến hành nhập hàng; không cần lấy mẫu kiểm tra như thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân. Thay vào đó, phải chịu chi phí vận chuyển sữa cho việc thu mua này. Chi phí này tăng qua các năm do giá cả xăng dầu luôn luôn biến động dẫn đến chi phí vận chuyển năm 2005/2004 tăng 7,62% và năm 2006/2005 tăng 9,69%. Bên cạnh đó, đoạn đường vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về Cần Thơ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất hiện khoản chi phí khác như chi phí hao hụt cho việc chuyên chở hoặc những chi phi phí phát sinh khác. Khoản chi phí này tăng ở năm 2005 so với 2004 là 3,77% và năm 2006 là 5,76%. Nhìn chung khoản chi phí GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu SVTH: Nguyễn Thành Bích Tranh -30- Phân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ này không biến động lắm. Điều đáng quan tâm ở đây là chi phí vận chuyển luôn luôn thay đổi theo sự biến động của giá cả xăng dầu của thị trường nên khó kiểm soát được. Tất cả những điều trên làm cho tổng chi phí cho việc thu mua sữa từ thành phố năm 2005 tăng 1.200.432.748 đồng (14,12%) và năm 2006 tăng là 1.294.129.897 (13,34%) 3.4.3 So sánh hiệu quả thu mua từ hai khu vực Như chúng ta biết, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì nhà máy luôn phấn đấu để cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng tốt với giá cả phải chăng phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. Với lượng sữa thu mua như hiện nay tại địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận thì không thể đáp ứng được năng lực sản xuất của nhà máy do đó phải chuyển từ thành phố về. Để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho tình hình thu mua nguyên vật liệu, ta thử nhìn lại sản lượng thu mua tại hai nơi từ nhiều góc độ. Bảng 6: SẢN LƯỢNG THU MUA TỪ HAI KHU VỰC QUA 3 NĂM Sản lượng (kg) Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 798.341 833.666Tại địa phương 949.577 Tại thành phố 2.401.682 2.461.501 2.531.379 Nguồn: Phòng kế toán 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2004 2005 2006 Nam Sa n lu on g (k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi tại Nhà máy sữa Cần Thơ.pdf