Cáctỉnh, thành trong vùng ĐB. SCL đang tíchcực đẩymạnh chuyểndịch
cơcấu kinhtế,tăngcường khuyến khích đầutư vào công nghiệp, nhất là công
nghiệp chế biến nhằm khai thác thếmạnh làvựa lúa,hảisản và trái câycủacả
nước. Hiện nay, Đồngbằng sôngCửu Long cungcấp trên 80%tổnglượnggạo
và 90% hàng thủysản xuất khẩu hàngnămcủacảnước
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động năm 2002 chỉ có 43,97 triệu đồng so với 140,51 triệu
đồng đối với doanh nghiệp nhà nước và 286,11 triệu đồng đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Lao động bình quân
(người/doanh ghiệp)
Nguồn vốn bình quân
(Tỷ đồng/doanh nghiệp)
Loại hình doanh nghiệp
Năm
2000
Năm
2005
Năm 2000 Năm 2005
DN nhà nước 363 499 130 355
DN tư nhân 30 32 3 7
Dn có vốn đầu tư nước
ngoài
267 330 192 143
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 22
Bảng 5: LAO ĐỘNG VÀ MỨC ĐỘ ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHO
MỖI LAO ĐỘNG
(Nguồn: Trích từ số liệu điều tra doanh nghiệp, Tổng cục thống kê và tính toán của người viết.)
Mặc dù vậy, số liệu trình bày trong bảng cho thấy tín hiệu khả quan về
quy mô vốn và lao động của doanh nghiệp tư nhân. So với năm 2001, số lao động
bình quân tăng hơn 25%, mức đầu tư vào tài sản cố bình quân tăng khá cao (gần
85%). Con số tương ứng với khối doanh nghiệp nhà nước trong cùng thời điểm là
6,86% và 25,84%. Điều này chứng tỏ chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, huy động mọi nguồn lực xã hội vào sản xuất đã phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến tác động từ việc tăng thu nhập của dân cư tạo nên
nguồn vốn tích luỹ cho đầu tư. Đồng thời, chính bản thân các doanh nghiệp này
hoạt động có hiệu quả đã dùng lợi nhuận giữ lại của mình để đầu tư vào tài sản
cố định.
Những chuyển biến trên đây sẽ kỳ vọng sự nâng lên về quy mô của các
doanh nghiệp tư nhân trong tương lai. Nhưng hiện tại, một thực tế đáng ghi nhận
là các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta còn quá nhỏ bé
Năm 2001 Năm 2002
Loại hình doanh
nghiệp
Lao động
bình quân
(Người)
TSCĐ/LĐ
(Triệu đồng)
Lao động
bình quân
(Người)
TSCĐ/LĐ
(Triệu đồng)
1. DN nhà nước 2.058.615 111,66 2.199.783 140,51
2. Dn tư nhân 1.241.908 23,81 1.554.551 43,97
3. DN có vốn
đầu tư nuớc
ngoài
455.714 324,6 596.197 286,11
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 23
Bảng 6: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHÂN THEO QUY MÔ VỐN
(Nguồn: Trích từ số liệu điều tra doanh nghiệp, Tổng cục thống kê và tính toán của
người viết. Xem chi tiết ở phụ lục 2a,b,c).
Bảng 7 : CƠ CẤU DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO NGUỐN VỐN
Đơn vị tính
%
(Tính toán của người viết dựa vào số liệu bảng 6)
Năm
Dưới
0,5 tỷ
Từ 0,5
đến
dưới
1 tỷ
Từ 1
tỷ
đến
dưới
5 tỷ
Từ 5
tỷ
đến
dưới
10 tỷ
Từ 10
tỷ
đến
dưới
50 tỷ
Từ 50
tỷ
đến
dưới
200 tỷ
Từ
200 tỷ
đến
dưới
500 tỷ
Từ
500 tỷ
trở lên
2000 13.508 5.341 8.060 1.426 1.202 193 23 15
2001 15.650 6.531 11.911 2.361 1.856 309 33 16
2002 18.878 11.393 12.393 3.163 2.748 474 58 23
Năm
Dưới
0,5 tỷ
Từ 0,5
đến
dưới
1 tỷ
Từ 1
tỷ
đến
dưới
5 tỷ
Từ 5
tỷ
đến
dưới
10 tỷ
Từ 10
tỷ
đến
dưới
50 tỷ
Từ 50
tỷ
đến
dưới
200 tỷ
Từ
200 tỷ
đến
dưới
500 tỷ
Từ
500 tỷ
trở lên
2000 42,52 16,81 25,37 4,49 3,78 0,61 0,07 0,05
2001 38,48 16,06 29,29 5,81 4,56 0,76 0,08 0,04
2002 36,92 22,28 24,24 6,19 5,37 0,93 0,11 0,04
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 24
Cơ cấu doanh nghiệp theo vốn - năm 2000
Từ 500 tỷ
trở lên
0%
Từ 200 tỷ
đến dưới 500 tỷ
0%
Từ 1 tỷ đến dưới
5 tỷ
27%
Từ 5 tỷ đến dưới
10 tỷ
5%
Từ 50 tỷ đến
dưới 200 tỷ
1%
Dưới 0,5 tỷ
45%
Từ 10 tỷ đến
dưới 50 tỷ
4%
Từ 0,5 đến dưới
1 tỷ
18%
Biểu đồ 4: Cơ cấu doanh nghiệp theo nguồn vốn
Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng ( nếu
cộng dồn thì số doanh nghiệp này chiếm trên 85% tổng số doanh nghiệp tư
nhân). Tập trung nhiều doanh nghiệp nhất là ở mức vốn dưới 0,5 tỷ đồng. Dù số
doanh nghiệp ở các mức vốn cao dần đều tăng qua các năm ( Bảng 6) nhưng tỷ
trọng của các doanh nghiệp đạt mức vốn này vẫn không có sự thay đổi đáng kể (
Bảng 7). Nếu căn cứ vào định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định số
90/2001/NĐ-CP của Chính Phủ (Xem mục 3.1.1, trang 10) thì có đến trên 95%
doanh nghiệp tư nhân nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do quy mô quá nhỏ
và năng lực hạn chế nên doanh nghiệp tư nhân không thể tham gia vào những dự
án lớn từ ngân sách Nhà nước cũng như khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Vì thế, việc tiếp cận các nguồn vốn là vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định để
doanh nghiệp tư nhân vươn lên đúng vị thế của mình trong nền kinh tế.
DN tư nhân hầu như không đáp ứng được điều kiện để có mặt trên thị
trường chứng khoán. Vì vậy, họ phải huy động vốn chủ yếu từ nhiều nguồn: ngân
hàng và của bản thân chủ doanh nghiệp, gia đình, bạn bè. Nguồn vốn của doanh
nghiệp vừa và nhỏ lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn vay phi chính thức. Thực tế,
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 25
nguồn vốn được “chắp vá” này thường không ổn định nên ảnh hưởng đến kế
hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, chưa có đủ các quy
định pháp lý đảm bảo cho DN tư nhân có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến
tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn
định hơn.
Số DN được vay từ nguồn vốn chính thức (ngân hàng) rất hạn chế nhất là
các khoản vay trung hạn, dài hạn. Trong một điều tra về thực trạng DNVVN do
Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố mới đây lại cho thấy
chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được các nguồn
vốn Nhà nước (chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại), 35,24% doanh nghiệp
khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được
( Nguyên nhân một phần xuất phát từ bản thân doanh
nghiệp và một phần do các định chế từ phía ngân hàng.
- Về phía doanh nghiệp:
Phần lớn DN tư nhân có vốn chủ sở hữu rất thấp ( chỉ khoảng 38% - xem
phụ lục 1), ít có tài sản thế chấp, cầm cố, lại không có người bảo lãnh, khả năng
lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn thiếu sức thuyết phục, trình độ
quản lý hạn chế, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy.
Hiện tại số lượng doanh nghiệp tăng nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán,
đi kèm với trình độ công nghệ kỹ thuật thủ công lạc hậu. Số doanh nghiệp nhỏ
(dưới 10 lao động) chiếm 46,6%, số doanh nghiệp vừa (từ 10 đến dưới 300 lao
động) chiếm 48,8% và số doanh nghiệp từ 300 lao động trở lên chiếm 4,6% (Kết
quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2001 – 2003 do Tổng Cục Thống Kê thực
hiện). Trình độ công nghệ của khối doanh nghiệp tư nhân thấp hơn hẳn khối
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước phát triển còn
mang tính tự phát chưa có định hướng rõ ràng, nhất là các loại hình doanh nghiệp
tư nhân, công ty TNHH tư nhân.
Bên cạnh các doanh nghiệp vay vốn cho mục đích đầu tư chân chính và
thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ ngân hàng thì không ít doanh nghiệp sử dụng nhiều
thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm dụng vốn ngân hàng, gây ra hiện tượng đảo nợ, sử
dụng vốn sai mục đích. “Chẳng hạn, một doanh nghiệp A có một hợp đồng X,
Doanh nghiệp A đem hợp đồng X xin vay vốn ngân hàng. Đồng thời Doanh
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 26
nghiệp A chia hợp đồng X ra thành nhiều hợp đồng phụ và ký với các công ty
thành viên hoặc các công ty vệ tinh của mình. Các công ty này lại đem các hợp
đồng phụ vay vốn ngân hàng dẫn đến tổng giá trị món vay vượt quá số vốn cần
thiết thực hiện hợp đồng X. Vấn đề này có thể được mô tả theo sơ đồ sau:
[16, Trang 15]
Hậu quả là làm mất lòng tin và nảy sinh tâm lý e ngại của ngân hàng đối với
doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Về phía ngân hàng:
Ngân hàng quá “cầu toàn” trong việc xác định tài sản thế chấp và chặt chẽ
các thủ tục nhằm tránh rủi ro xảy ra. Và không ít DN bức xúc về trình độ nghiệp
vụ ngân hàng trong thẩm định các dự án của DN khiến nhiều dự án không thể
vay được vốn. “Thực tế hiện nay, ngân hàng quá “chắc” đối với DN. Bình
thường các DN chỉ được vay khoảng 20% giá trị tài sản thế chấp, còn DN nào
thực sự có uy tín mới được vay đến 50%, như vậy là quá thấp”
(diendankinhte.info/doanhnghiep)
4.1.4. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam với xu hướng mở cửa hội nhập
Đặc điểm chung của các doanh nghiệp tư nhân là mới thành lập, ít kinh
nghiệm kinh doanh, thiếu trầm trọng các nguồn lực cần thiết như vốn, tài nguyên,
nhiều rào cản, ít được hỗ trợ và sự phân biệt đối xử còn nặng nề. Do vậy, các
doanh nghiệp dành hầu hết thời gian cho việc thích ứng với hoàn cảnh trước mắt
DN A
Hợp đồng X
Ngân
hàng 1
Ngân
hàng 2
Ngân
hàng n
DN thành viên 1
Hợp đồng phụ 1
DN thành viên 2
Hợp đồng phụ 2
Ngân
hàng 1’
Ngân
hàng 2’
Ngân
hàng n’
Ngân
hàng 1”
Ngân
hàng 2”
Ngân
hàng n”
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 27
và khắc phục những khó khăn nói trên hơn là đầu tư thời gian vào nghiên cứu
những sự kiện chưa tới. Chính vì thế, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa
nắm bắt đầy đủ và cặn kẽ các cam kết WTO cũng như các hiệp định thương mại
mà Việt Nam đã ký kết. Khi được hỏi về sự hiểu biết và sự chuẩn bị những bước
đi thích hợp cho quá trình hội nhập thì có đến 82% [6, Trang 9] doanh nghiệp tư
nhân trả lời không có sự chuẩn bị nào. Đây là thực tế đáng quan ngại bởi chỉ có
sự chuẩn bị chu đáo, có bước đi thích hợp thì các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng mới có thể tận dụng được cơ hội hợp
tác và tiếp cận với trình độ công nghệ, kỹ thuật quản lý tiên tiến của doanh
nghiệp nước ngoài. Ngược lại, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ tự đặt mình
trước nguy cơ mất dần vị thế ngay thị trường trong nước và bị đè bẹp bởi các
công ty nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính mạnh hơn ta rất nhiều.
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp tư nhân là nâng dần sức cạnh tranh,
rút ngắn khoảng các chênh lệch về trình độ công nghệ và quy mô vốn đầu tư với
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc liên kết các doanh nghiệp
nhỏ với nhau, hợp tác cùng phát triển là điều cần thiết. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ
của chính phủ thông qua những chính sách thông thoáng hơn trong việc tiếp cận
nguồn vốn, cung cấp những thông tin thị trường trong nước và quốc tế sẽ vô cùng
có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp tư nhân.
4.2. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(ĐB.SCL)
Các tỉnh, thành trong vùng ĐB.SCL đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tăng cường khuyến khích đầu tư vào công nghiệp, nhất là công
nghiệp chế biến nhằm khai thác thế mạnh là vựa lúa, hải sản và trái cây của cả
nước. Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp trên 80% tổng lượng gạo
và 90% hàng thủy sản xuất khẩu hàng năm của cả nước [10].
Đối với đầu tư trong nước, thời gian qua, các địa phương trong vùng đã
ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện huy động vốn
đầu tư từ người dân để chuyển đổi cơ cấu kinh tế - một trong những yếu điểm lớn
nhất của vùng này. Tại nhiều địa phương như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,
doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào lĩnh vực nuôi trồng và chế
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 28
biến hải sản. Những dự án đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra
nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến nông-thuỷ sản, vốn
là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long có gần 15.800 doanh nghiệp tư nhân ( tính đến
ngày 5/3/2003), chiếm trên 97 % tổng số doanh nghiệp của vùng. Đây là nguồn
động lực mạnh mẽ tạo nên sự tăng trưởng liên tục cho nền kinh tế ĐB.SCL.
Bảng 8: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP CÁC TỈNH ĐB.SCL (TÍNH ĐẾN
NGÀY 31/12/2005).
(Nguồn: Vccimekong, kết quả hội thảo “Phát triển doanh nghiệp tư nhân đồng bằng sông Cửu
Long)
Địa phương
Tổng
số
doanh
nghiệp
Doanh
nghiệp
tư
nhân
Tỷ lệ
DNTN/TSDN
(%)
ĐB.SCL 16.178 15.725 97,20
Long An 1.707 1.629 95,43
Đồng Tháp 1.322 1.296 98,03
An Giang 992 963 97,08
Tiền Giang 1.809 1.779 98,34
Vĩnh Long 1.015 981 96,65
Bến Tre 1.627 1.600 98,34
Kiên Giang 2.006 1.971 98,26
Cần Thơ 1.981 1.905 96,16
Trà Vinh 408 386 94,61
Sóc Trăng 752 730 97,07
Bạc Liêu 926 905 97,73
Cà Mau 1.633 1.580 96,75
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 29
Tam giác kinh tế: Cần Thơ – Kiên Giang – Cà Mau và các tỉnh phụ cận
của thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp tư nhân của
vùng. Số lượng doanh nghiệp tư nhân có sự chênh lệch đáng kể giữa các tỉnh,
thành trong vùng, khoảng cách này trung bình khoảng 5 lần ( 1.971 doanh nghiệp
- Kiên Giang so với 386 doanh nghiệp – Trà Vinh). Nguyên nhân là do sự khác
biệt về tiềm lực kinh tế, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khả năng khai thác
thế mạnh của địa phương.
Trong tương quan so sánh với các vùng khác, có thể thấy rõ, doanh nghiệp
tư nhân ĐB.SCL có quy mô quá nhỏ bé.
Bảng 9: LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN BÌNH QUÂN CÁC DOANH
NGHIỆP Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Lao động
(Người)
Nguồn vốn
(Tỷ đồng)
Chung 55 23,7
Đồng bằng sông Hồng 52 19,0
Đông Bắc 57 10,1
Tây Bắc 42 6,4
Bắc Trung bộ 38 8,3
Duyên hải nam Trung bộ 52 9,7
Tây Nguyên 47 11,6
Đông Nam bộ 61 22,8
Đồng bằng sông Cửu Long 29 6,1
(Trích từ số liệu điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2003-2005,Tổng cục thống kê)
Ở cả hai tiêu chí so sánh, số lượng lao động bình quân và nguồn vốn bình
quân, doanh nghiệp tư nhân ĐB.SCL đều thấp nhất trong cả nước. Số lao động
bình quân chỉ gần bằng một nửa mức bình quân cả nước cũng như của hầu hết
các vùng khác. Vốn doanh nghiệp thấp hơn cả vùng Tây Bắc - vùng được xem là
không có những điều kiện thuận lợi như ĐB.SCL. Hiện trạng này xuất phát từ
thực tế, đa số các doanh nghiệp tư nhân đi lên từ hộ kinh doanh cá thể, hoạt động
chủ yếu dựa vào vốn tự có. Trong khi mặt bằng thu nhập và mức sống của vùng
còn thấp nên khả năng tích lũy của cá nhân không cao.
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 30
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp tư nhân ĐB.SCL sử dụng nguồn vốn hạn
chế của mình đầu tư vào những lĩnh vực được xem là thế mạnh của vùng. Chính
sự đầu tư đúng hướng này, các doanh nghiệp tư nhân của vùng đạt hiệu quả cao
trong hoạt động.
Bảng 10 : HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở
CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Doanh thu thuần
trên 1 lao động
(triệu đồng)
Doanh thu
thuần trên 1
đồng TSCĐ
(đồng)
Chung 350,1 2,33
Đồng bằng sông Hồng 355,8 2,90
Đông Bắc 242,4 1,83
Tây Bắc 108,1 1,49
Bắc Trung bộ 200,6 1,78
Duyên hải nam Trung bộ 248,2 3,09
Tây Nguyên 250,2 2,46
Đông Nam bộ 390,0 2,64
Đồng bằng sông Cửu Long 458,6 6,33
(Nguồn: Niên giám thống kê- Tổng cục thống kê)
Bảng 9 và 10 cho thấy: Đối nghịch với vị thế quy mô vốn và lao động,
doanh nghiệp tư nhân ĐB.SCL dẫn đầu cả nước về hiệu quả sử dụng vốn và lao
động. Doanh thu bình quân trên 1 đồng tài sản cố định cao gấp 3 lần chỉ tiêu này
của cả nước.
Với kết quả đó, các doanh nghiệp này ngày càng chứng tỏ vai trò quan
trọng của mình trong việc phát triển kinh tế vùng, góp phần cải thiện cán cân
thanh toán nhờ tăng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm, thay thế hàng nhập khẩu
bằng các hàng hoá sản xuất trong nước và tạo ra việc làm chủ yếu cho hơn 80%
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 31
lực lượng lao động nông thôn lẫn thành thị (tính toán từ số liệu thống kê lao động
theo khu vực doanh nghiệp và theo vùng của Tổng Cục Thống Kê). Một số doanh
nghiệp đã vươn lên tiếp cận và khẳng định được sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế tại: Hoa Kỳ, Oxtraylia, Nga và những thị trường được coi là “khó tính”
như: Nhật Bản, EU… .
Bên cạnh kết quả đạt được, doanh nghiệp tư nhân Đồng bằng sông Cửu
Long vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, trong đó thiếu vốn cho sản
xuất kinh doanh là vấn đề cấp bách cần được quan tâm giải quyết. Có thể đúc kết
hiện trạng về vốn và tình hình huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân ở Đồng
bằng sông Cửu Long như sau:
Phần lớn các doanh nghiệp có số vốn thấp: trên 60% doanh nghiệp có số
vốn dưới 500 triệu đồng (“Tình hình phát triển doanh nghiệp tư nhân”,phát biểu
tham luận, vccimekong), nên thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Đa số
doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, ngoài ra có thể huy động được
một lượng nhỏ qua vay mượn, huy động của người thân, bạn bè, chiếm dụng của
doanh nghiệp khác... vì thế không chủ động được trong sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong việc
tiếp cận các nguồn vốn tín dụng vì không thoả mãn các điều kiện vay. Nguyên
nhân do trình độ, năng lực quản lý kinh doanh hạn chế, còn khó khăn trong xây
dựng kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính không rõ ràng, thiếu độ tin cậy...
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về quy trình, thủ tục vay
vốn ngân hàng, vì thế mà cơ hội vay vốn từ các tổ chức, quỹ hỗ trợ khác rất hiếm
hoi.
Quy mô các hoạt động hỗ trợ hiện nay quá nhỏ so với yêu cầu và sức
phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Nhiều đối tượng lĩnh vực hỗ trợ chưa phù
hợp để phát huy thế mạnh của khu vực doanh nghiệp này, xảy ra sự chồng chéo
giữa các tổ chức, cơ quan trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh
nghiệp.
Đối với việc kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp
tư nhân Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều dự án khả thi và hiệu quả, nhiều
nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn với số lượng lớn để có nhiều lợi nhuận.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 32
chính các văn bản của Nhà nước với một số quy định chưa hợp lý như: nhà đầu
tư nước ngoài bị khống chế về tỷ lệ góp vốn (chỉ được tối đa 30% vốn điều lệ
doanh nghiệp - khoản 2 điều 11, Luật doanh nghiệp sửa đổi); bị khống chế về
ngành nghề kinh tế; quy định về trình tự, thủ tục hành chính thực hiện đầu tư
chưa rõ ràng, còn phiền hà và không thống nhất; nhà đầu tư nước ngoài được
quyền góp vốn, nhưng lại không có quyền thành lập và quyền quản lý doanh
nghiệp.
Số vốn đã nhỏ, việc huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn nên phần lớn
các doanh nghiệp tư nhân không đủ năng lực đổi mới công nghệ; thêm vào đó
trình độ quản lý thấp, chi phí sản xuất kinh doanh cao, khả năng tiếp cận thị
trường hạn chế... đã làm cho giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh doanh thấp.
4.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.3.1. Thành phố Cần Thơ – trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng
Sông Cửu Long.
Thành phố Cần Thơ thuộc đô thị loại II, qua 120 năm xây dựng và phát
triển đã được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; trung tâm
thương mại và dịch vụ lớn của ÐB.SCL. Thành phố Cần Thơ có sân bay Trà
Nóc. Các cảng biển như: Cảng Cần Thơ, Cảng Hải Bình của Xí nghiệp Hải Quân
X55, Cảng vận tải của Công ty Lương thực Cần Thơ, cho phép các loại tàu tải
trọng lên đến 20.000 tấn cập bến. Hiện nay, Cảng biển đang được nâng cấp để
nâng công suất hoạt động cao hơn nữa. Đặc biệt là công trình cầu Cần Thơ đang
thi công và hoàn thành vào năm 2008. Có thể nói Cần Thơ có cơ sở hạ tầng khá
hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trên địa bàn.
Ngoài ra Cần Thơ có tiềm năng kinh tế như: du lịch xanh, sinh thái kết hợp với
tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt
vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ có khoảng 1.000 ha mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi trên 60.000 tấn đảm bảo cung ứng cho
nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đây là cơ sở cho việc thành lập các
công ty hoạt động trong hai lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao của vùng:
thương mại dịch vụ và chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 33
4.3.2. Doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở các địa phương khác,
khu vực doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ ngày càng thu hút nhiều vốn
đầu tư. Số liệu trình bày ở bảng bên dưới cho thấy sau 4 năm (kể từ năm 2000)
vốn đầu tư vào khu vực này tăng trên 5 lần.
Bảng 11: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
(Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2004, 2005 và tính toán của người
viết)
Mặc dù chiếm tỷ trọng còn khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư vào thành
phố nhưng tỷ trọng này có sự gia tăng đáng kể. Trong 4 năm tỷ trọng vốn đầu tư
vào khu vực này tăng gấp đôi ( 16,05 % năm 2004 so với 7,56% năm 2000).
Không chỉ dừng lại ở kết quả về huy động vốn, các doanh nghiệp tư nhân
còn đạt hiệu quả cao trong hoạt động và đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của
thành phố.
2000 2004
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng số 1.664.854 100,00 4.269.332 100,00
1. Vốn NS Nhà nước 759.662 45,63 1.549.149 36,29
2. Vốn tín dụng đầu tư 31.657 1,90 520.985 12,20
3. Vốn doanh nghiệp NN 128.033 7,69 74.910 1,75
3.Vốn doanh nghiệp tư nhân 126.420 7,59 685.020 16,05
5. Vốn đầu tư của hộ dân cư 459.032 27,57 1.345.406 31,51
6. Vốn ÐT nước ngoài, viện trợ 160.050 9,61 93.862 2,20
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 34
Bảng 12: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ TĂNG THÊM (GDP) THEO
THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: %
1996-2000 2001-2004
Tổng số 110,32 113,31
1. Kinh tế nhà nước trung ương 113,26 116,00
2. Kinh tế nhà nước địa phương 115,11 102,82
3. Kinh tế tập thể 122,42 123,51
4. Kinh tế cá thể 109,24 111,38
5. Kinh tế tư nhân 105,20 148,70
6. Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngòai 133,92 91,26
(Nguồn: “Cần Thơ – thành tựu sau 30 năm đổi mới”, Cổng thông tin điện tử thành phố
Cần Thơ)
Khu vực kinh tế tư nhân ( vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp tư nhân)
có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất. Giai đoạn từ 2001 – 2004, đạt tốc độ tăng
cao hơn cả mức tăng GDP trung bình của cả thành phố ( 148,7% so với
113,34%).
Những kết quả đạt được có cơ sở từ sự nỗ lực của cả lãnh đạo thành phố
trong việc tạo điều kiện thuận lợi và sự hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển của
doanh nghiệp tư nhân; đồng thời, bản thân doanh nghiệp đã cố gắng đáng kể
trong hoạt động. Chẳng hạn như: thành phố Cần Thơ triển khai 5 chương trình
hành động giúp các doanh nghiệp hội nhập với thị trường thế giới gồm : hỗ trợ
đào tạo nhân lực, nâng cao khả năng giao tiếp trong quan hệ ngoại thương;
làm cầu nối giới thiệu các tổ chức, các nhà đầu tư nước ngoài với doanh
nghiệp trong vùng; giới thiệu các dự án đầu tư với đối tác nước ngoài; tư vấn
giúp các doanh nghiệp nghiên cứu, định hướng chiến lược sản xuất kinh
doanh; phát triển các hiệp hội ngành nghề. Qua đó, nhiều doanh nghiệp mở
rộng quan hệ ngoại thương tại nhiều nước như: Canada, Đan Mạch, Thụy
Điển, Mỹ, Anh, Ôxtrâylia, Bỉ, Xingapo, Inđônêsia. “Thành phố còn hỗ trợ vốn
ưu đãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần 3.000 tỉ đồng, trong đó, có 62 %
doanh nghiệp tư nhân để mua thiết bị, máy móc mới phục vụ mở rộng sản
xuất kinh doanh các ngành chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản, cơ khí,
vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, thương nghiệp. Thành phố giảm tiền sử
Phân tích nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ
GVHD: Võ Thành Danh SVTH: Võ Thị Thúy Hiền 35
dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp cho gần 200 đơn vị tổng cộng gần 100 tỉ
đồng, mở rộng một số dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trị giá hàng chục tỉ đồng” [22,
Trang 3]. Các đơn vị có điều kiện mở rộng sản xuất thuận lợi, tiêu thụ sản
phẩm nhanh. Nhiều mặt hàng như gạo, thủy sản, thêu, may, thủ công mỹ nghệ
…đã được xuất khẩu sang hàng chục nước. Đặc biệt, thủy sản chế biến của
Cần Thơ đã thâm nhập vào những thị trường có rào cản kỹ thuật khắt khe như
Nhật, EU, Mỹ, Xingapo, Ôxtrâylia. “Cần Thơ còn mở rộng hợp tác với 220
doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển công nghiệp chế biến. Nhờ
đó, Cần Thơ đã được cung cấp thêm gần 7.000 tỉ đồng vốn, nhiều dây chuyền
công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, thủy
sản, cơ khí, thức ăn gia súc, phân bón, sản xuất máy nông nghiệp.”[22, Trang
4].
Ngoài ra, các doanh nghiệp Cần Thơ cũng tự phấn đấu vươn lên trong quá
trình hội nhập. Đến nay, đã có 36 đơn vị được chứng nhận đạt chuẩn ISO
9001:2000, ISO 14000, ISO/IEC 17025, HACCP, GMP, SQF 1000 CM,SQF
2000 CM, SA 80
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân Tích Nhu Cầu Tín Dụng Doanh Nghiệp Tư Nhân Thành Phố Cần Thơ.pdf