Luận văn Phân tích những thuật lợi - Khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP. 01

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: . . 01

1.2 GIỚI HẠN ĐỀTÀI: . 01

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: . 02

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: . 02

1.4.1 Phương pháp thu thập dữliệu: . 02

1.4.2 Phương pháp phân tích dữliệu: . 03

1.4.3 Phương pháp phân tích SWOT: . 03

CHƯƠNG 2: CƠSỞLÍ LUẬN. 04

2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MA TRẬN SWOT:. 04

2.1.1 Áp lực của môi trường kinh doanh: . 04

2.1.2 Ma trận Swot: . 06

2.2 CƠSỞPHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:. 09

2.2.1 Các tỷsốvềkhảnăng thanh toán: . 10

2.2.2 Các tỷsốvềcơcấu tài chính: . 11

2.2.3 Các tỷsốvềhoạt động: . 13

2.2.4 Các tỷsốvềdoanh lợi: . 15

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN. 19

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀTỈNH AN GIANG. 19

3.1.1 Đặc điểm tựnhiên:. 19

3.1.2 Đặc điểm du lịch:. 20

3.2GIỚI THIỆU CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG:. 22

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: . 22

3.2.2 Tổchức bộmáy quản lý: . 24

3.2.3 Cơcấu tổchức của mãng du lịch:. 30

3.2.4 Xu hướng phát triển:. 32

CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG VĨMÔ. 33

4.1YẾU TỐKINH TẾ:. 33

4.2 YẾƯTỐCHÍNH TRỊ- PHÁP LUẬT:. 38

4.3 YẾU TỐVĂN HOÁ – XÃ HỘI:. 40

4.4 YẾU TỐTỰNHIÊN:. 42

4.5 YẾU TỐKỸTHUẬT CÔNG NGHỆ:. 44

CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VI MÔ. 45

5.1 ĐỐI THỦCẠNH TRANH:. 45

5.2 KHÁCH HÀNG:. . 46

5.3 NHÀ CUNG ỨNG:. 48

5.3.1 Người đối tác: . 48

5.3.2 Người cung cấp vốn: . 49

5.4 ĐỐI THỦTIỀM ẨN MỚI:. 50

5.5 SẢN PHẨM THAY THẾ:. 51

5.6 TÍNH HỢP LÝ CỦA NGÀNH:. 52

CHƯƠNG 6: HOÀN CẢNH NỘI TẠI. 53

6.1 YẾU TỐNGUỒN NHÂN LỰC:. 53

6.2 YẾU TỐNGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN:. 55

6.3 YẾU TỐTÀI CHÍNH KẾTOÁN:. 56

6.3.1 Tình hình chung toàn công ty:. 57

6.3.2 Tình hình kết quảkinh doanh mãng du lịch:. 61

6.4 YẾU TỐMARKETING:. 65

6.5 TÌNH HÌNH ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH:. 66

6.6 YẾU TỐVĂN HOÁ DOANH NGHIỆP:. 68

CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MÃNG DU LỊCH. 69

7.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT. 69

7.1.1 Chiến lược SO. 69

7.1.2 Chiến lược ST. 71

7.1.3 Chiến lược WO . 71

7.1.4 Chiến lược WT . 72

7.2 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC:. 73

7.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC:. 74

7.3.1 Chiến lược sản phẩm: . 74

7.3.2 Chiến lược giá:. 75

7.3.3 Chiến lược phân phối:. 76

7.3.4 Chiến lược chiêu thị: . 77

CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ . 79

8.1 KẾT LUẬN:. . 79

8.1.1 Tóm tắt: . . 79

8.1.2 Đánh giá chung: . 79

8.2 KIẾN NGHỊ:. . 81

8.2.1 Đối với công ty Du Lịch An Giang: . 81

8.2.2 Đối với nhà nước: . 81

pdf125 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích những thuật lợi - Khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sạn, mục tiêu là khách nước ngoài; Công ty Dịch Vụ Bảo Vệ Thực Vật An Giang có tổ chức tour đi cả nội địa và quốc tế nhưng chủ yếu là tour gẫy (chỉ nhận khách từ nơi khác đến); Công ty du lịch Hàng Châu II vừa kinh doanh khách sạn vừa tổ chức tour nhưng là tour đi vùng Bảy Núi, đi Châu Đốc, nhưng thế mạnh lại là tàu du lịch đi Phnôm Phênh đánh vào đối tượng khách nước ngoài; Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Hương chuyên vận chuyển khách và có cả dịch vụ du lịch lữ hành Theo số liệu của cục thống kê, hiện toàn tỉnh An Giang có 63 đơn vị kinh doanh du lịch, trong đó: y Kinh tế nhà nước: 7 đơn vị y Kinh tế tập thể: 0 đơn vị y Kinh tế tư nhân: 44 đơn vị y Kinh tế hỗn hợp: 11 đơn vị y Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 1 đơn vị Với thế mạnh áp đảo là 56 đơn vị trong tổng số 63 đơn vị kinh doanh du lịch, nên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang được cty Du Lịch An Giang quan tâm đánh giá là đối thủ chính của mình. Các công ty này hoạt động du lịch rất hiệu quả với chính sách thay đổi linh động, luôn nâng cao chất lượng phục vụ, thường xuyên đổi mới các hoạt động dịch vụ du lịch; đặc biệt, họ luôn chủ động trong tình hình tài chính. Như đã biết, các doanh nghiệp ngày nay đang trên bước GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 45 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. đường hội nhập với tôn chỉ chất lượng là hàng đầu. Song, trong hoạt động du lịch yếu tố giá cũng giữ vị trí khá quan trọng, nếu 2 công ty cùng sản phẩm du lịch cùng chất lượng phục vụ như nhau nhưng công ty nào có vốn mạnh sẽ có chiến lược giảm giá chỉ vài nghìn đồng thôi cũng đủ lôi cuốn khách đến với mình. Dĩ nhiên, đó là tâm lí chung nhưng với cách nhìn nhận này đã làm công ty Du Lịch An Giang đôi lúc mất sức cạnh tranh do tình trạng thiếu vốn, vốn tự có thấp không thể có một giá dịch vụ dao động rộng hơn được. Rõ ràng, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là lực lượng hùng hậu mà công ty đặc biệt chú trọng. Thế nhưng sức cạnh tranh của những đơn vị này không mạnh và dữ dội nên nhìn chung các doanh nghiệp này chỉ cố gắng đạt lợi nhuận ở mức độ nào đó chứ chưa đến mức độ khốc liệt loại trừ lẫn nhau trên thị trường. Xét cho cùng, Cty du lịch An Giang với kinh nghiệm lâu năm, với những bước đi đúng đắn, chiến lược phù hợp nên cho đến ngày nay cty vẫn giữ vị trí cao, có thể nói là hàng đầu trong hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh. Xét trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, công ty không thua kém gì so với các công ty này nhưng chưa đạt được tính năng động bằng các tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang. Những tỉnh này luôn có những bước đột phá mà chủ yếu là tận dụng những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên như đưa khách đi trên những chiếc xuồng nhỏ để xem các hoạt động của người dân trong mùa lũ như câu cá, chày lưới, ở với nhà dân trong mùa lũ Trong khi đó, công ty du lịch An Giang gần đây mới khai thác hoạt động này nhưng cũng rất hạn chế chủ yếu là cho du khách ngắm cảnh và thưởng thức những món ăn dân dã khi lênh đênh trên thuyền giữa sông nước mùa lũ. Vì thế, công ty đang từng bước phấn đấu để luôn ngang tầm với các công ty du lịch trong khu vực. 5.2 KHÁCH HÀNG Đã từ lâu khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” không còn xa lạ với tất cả chúng ta, bản thân khách hàng cũng thấy được quyền lực của mình. Có thể nói rằng, sự sống còn của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sức tiêu thụ và GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 46 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. sự tín nhiệm của khách hàng; và đối với một doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì yếu tố này bắt buộc phải đạt được. Công ty Du Lịch An Giang không phân biệt đối tượng khách, gần như phục vụ cho mọi tầng lớp trong xã hội khi họ có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm du lịch của công ty. Hàng năm, lượng khách hành hương về An Giang gần 3 triệu khách, song song đó, số người dân An Giang có nhu cầu du lịch tăng mạnh, phần lớn những vị khách du lịch này họ rất dễ chịu và mức chi tiêu trung bình. Điều đáng chú ý ở đây, công ty luôn quan tâm đến chất lượng nên bất kỳ loại khách hàng nào cũng được công ty phục vụ chu đáo, khả năng mất thị phần rất khó xảy ra, do vậy trong tương lai công ty có cơ hội khai thác tối đa khách du lịch đến An Giang và cả khách An Giang đi du lịch. Theo đánh giá, công ty chiếm được khoảng 60% thị phần trong toàn tỉnh. Bảng5.7 Thống kê số lượng khách của công ty du lịch An Giang ĐVT: người Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 • Khách lữ hành - Quốc tế - Nội địa 4.857 0 4.857 5.718 0 5.718 5.493 530 4.963 6.331 844 5.487 8.680 692 7.988 • Khách lưu trú - Quốc tế - Nội Địa 20.969 1.215 19.754 16.288 1.066 15.222 23.144 1.449 21.695 33.993 2.999 30.994 38.958 3.385 35.573 • Khách tham quan - Lâm viên núi Cấm - Tức Dụp 514.488 335.625 178.863 462.729 297.961 164.768 481.906 319.134 162.772 561.667 380.536 181.131 417.280 285.203 132.077 (nguồn: phòng kế hoạch nghiệp vụ) Theo số liệu trên, trong các hoạt động qua 5 năm của cty đều có chiều hướng tăng, thế nhưng khách tham quan lại giảm vào năm 2003 là do ảnh hưởng dịch SARS và do cty mới hoàn thành việc nâng cấp, sửa chửa các điểm du lịch trọng yếu nên lượng khách giảm không đáng ngại. Hơn nữa, vào năm 2004, công GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 47 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. ty đã trả Lâm Viên Núi Cấm cho Ban quản lý tỉnh nên cty chỉ có thể khai thác được khách tham quan ở Tức Dụp nhưng chắc chắn số lượng khách ở đây sẽ tăng vì khu du lịch này đã hoàn thành và đang đi vào hoạt động ổn định. Tuy là phục vụ chung cho mọi đối tượng khách nhưng ở mỗi đơn vị cũng được xây dựng để đánh vào nguồn khách mục tiêu đầy tiềm năng riêng của mình như: Khách sạn Đông Xuyên đạt tiêu chuẩn 3 sao phục vụ cho thương nhân, khách trung lưu; khách sạn Long Xuyên phục vụ cho khách đoàn lẻ, khách vãng lai, khách có thu nhập trung bình Nhìn chung, công ty Du Lịch An Giang trong những năm qua đã tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, công ty luôn cố gắng làm thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng bằng việc làm mới sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ, cho khách hàng cảm giác gần gủi, thoải mái. Chính điều đó làm cho khách hàng ngày một hài lòng hơn, đã góp phần tạo uy tín cho cty giúp cty đứng vững trên thị trường và ngày càng gia tăng thị phần. 5.3 NHÀ CUNG ỨNG 5.3.1 Người đối tác Trong kinh doanh, không một doanh nghiệp nào có thể hoạt động một cách đơn lẻ mà không cần đến những đối tác kinh tế. Một doanh nghiệp được đánh giá là mạnh không chỉ về vốn, về qui mô mà còn xét đến mối quan hệ kinh tế như thế nào. Không thể tưởng tượng được một doanh nghiệp biệt lập có thể tồn tại trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường như hiện nay. Chính vì thế, công ty Du Lịch An Giang không ngừng mở rộng hợp tác với các công ty trong và ngoài nước. y Trong quan hệ kinh doanh lữ hành: công ty có quan hệ hợp tác với 50 công ty và hãng lữ hành trong nước, 3 công ty Trung Quốc, 2 công ty Malaysia, 1 công ty Singapore và 2 công ty Thái Lan. Đặc biệt, công ty còn là thành viên của Pata “ tổ chức du lịch quốc tế” GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 48 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. y Trong cung ứng dịch vụ lưu trú trong nước: công ty có quan hệ với hơn 100 khách sạn từ 1 đến 5 sao trong toàn quốc. Những đối tác kinh tế này đã hỗ trợ cho công ty rất nhiều trong quá trình hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế. Đây là một thế mạnh nổi bật của cty nhờ mối quan hệ rộng rãi này. Một mặt, họ cung cấp khách hàng đến cho cty, mặt khác họ cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà công ty đưa đến. Trên thực tế, nhờ có quan hệ đối tác cùng phối hợp với nhau nên tạo thành mạng lưới giá cả như nhau, vì thế những sản phẩm - dịch vụ du lịch mà công ty cung cấp gần như ngang bằng với các cty ở các khu vực khác, từ đó tạo nên tâm lí an toàn cho khách hàng đến với cty. 5.3.2 Người cung cấp vốn Là một doanh nghiệp nhà nước, hàng năm công ty luôn được nhà nước cung cấp vốn để kinh doanh ngày càng tăng. Bảng5.8 Ngân sách nhà nước cấp cho công ty du lịch An Giang ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm Ngân sách cấp cho nguồn vốn kinh doanh Ngân sách cấp cho nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1999 2000 2001 2002 2003 11.206.879.186 14.006.879.186 11.594.730.004 19.745.535.018 22.489.129.914 656.040.495 2.702.581.138 5.702.581.138 7.702.581.138 7.702.581.138 (nguồn: phòng kế toán tài vụ) Bên cạnh đó, cũng như phần lớn các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp hoạt động có lãi đều phải vay vốn tạm thời từ người tài trợ, công ty Du Lịch An Giang cũng được cung cấp vốn dưới hình thức vay chủ yếu từ Ngân hàng ngoại GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 49 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. thương. Mặc dù, công ty vay với lãi suất không ưu đãi (cũng như các doanh nghiệp khác) nhưng các điều kiện mà Ngân hàng cho vay luôn đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận của công ty, chẳng hạn: vay thu mua hợp đồng thì có tỷ lệ lãi suất thấp hơn so với vay để xây dựng cơ bản, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thời hạn vay thích hợp đầu năm công ty được vay để mua dự trữ sản phẩm, giữa năm công ty được vay theo hợp đồng thương mại Đặc biệt, Ngân hàng cho công ty vay vốn theo hạn mức nhưng hạn mức này luôn tăng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho công ty. Theo phòng kế toán tài vụ cho biết, năm 2003, Ngân hàng ngoại thương cho công ty hạn mức vay vốn là 80 tỷ đồng, sang năm 2004 tăng lên 120 tỷ đồng. Vì vậy, tuy hiện nay công ty Du Lịch An Giang thiếu vốn tự có nhưng bản thân công ty không bị động về vốn do được ngân sách và ngân hàng ngoại thương hỗ trợ cung cấp vốn hàng năm đảm bảo khả năng hoạt động liên tục cho công ty. 5.4 ĐỐI THỦ TIỀM ẨN MỚI Những đối thủ mới gia nhập vào ngành luôn có những năng lực mới, họ có thể tác động làm cho lợi nhuận của công ty giảm, thậm chí chiếm lấy thị phần. Ngày nay, với chủ trương của tỉnh nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khuyến khích mọi người tham gia kinh doanh , khai thác tối đa tiềm năng du lịch của tỉnh. Hơn nữa, với chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh năm 2003 dành ưu tiên cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh càng làm gia tăng số lượng doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường kinh doanh du lịch, điển hình là các công ty vận chuyển bằng xe khách chất lượng cao có thể sẽ tham gia kinh doanh lữ hành. Khi những đối thủ này gia nhập sẽ có tác động không nhỏ đối với công ty Du Lịch An Giang. Tuy nhiên, theo nhận định chung những đối thủ tiềm ẩn cũng sẽ như những đối thủ hiện có của công ty, họ có ưu đãi riêng, họ tự chủ tài chính, họ linh động nhưng sức cạnh tranh cũng sẽ còn yếu kém vì công ty có niềm tin vào kinh nghiệm, vào sự nhạy bén của mình, vào những mối quan hệ lâu dài bền chặt của GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 50 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. mình và mức độ độc quyền ở những khu du lịch trọng điểm nên công ty sẽ vẫn đứng vững trên thị trường. 5.5 SẢN PHẨM THAY THẾ Du lịch là một nhu cầu không thể thay thế được. Hiện tại, công ty Du Lịch An Giang đã khai thác tất cả những điều kiện tự nhiên, văn hoá-xã hội, con người để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch. Sản phẩm chính của công ty là tổ chức tour nội địa và quốc tế, kinh doanh nhà hàng-khách sạn, sản phẩm phụ là cho thuê phương tiện đường thuỷ và đường bộ, bán vé máy bay, cho thuê hướng dẫn viên và phiên dịch. Khách quan nhận xét, những sản phẩm thay thế cho những sản phẩm mà công ty hiện có là rất giới hạn, ví dụ: thay vì đi tham quan đăng kí theo tour của công ty thì người dân tự tổ chức đi bằng xe nhà, thay vì dến nhà hàng ăn thì họ đi ăn ở tiệm, thay vì đến khách sạn nghỉ ngơi họ lại đến nhà trọ. Dĩ nhiên dù hình thức nào đi nữa thì họ vẫn đi du lịch. Thế nhưng, sự thay thế này không đáng kể, chỉ tác động rất nhẹ vì khi có thu nhập cao hơn người ta có khuynh hướng muốn trải qua một kỳ nghỉ thật sự thoải mái, nói khác hơn họ muốn được tận hưởng. Ngoài ra, sản phẩm mà công ty cung cấp đôi khi bị tác động bởi những sản phẩm mang tính chất thay đổi hơn là thay thế, nghĩa là những sản phẩm mà công ty không có được do hạn chế khách quan sẽ được thay đổi bằng sản phẩm của các công ty khác. Ví dụ: công ty không có chương trình tour nào đó nên khách hàng phải đi tour của công ty khác, nhà hàng của công ty thiếu món nào đó mà khách hàng thích thì khách phải đổi sang nhà hàng khác, hay khách đổi sang một khách sạn khác để có cảm giác mới Hơn nữa, một doanh nghiệp kinh doanh du lịch thường ra đời gắn liền với điều kiện tự nhiên tại nơi nó hoạt động, đó là một yếu tố bất di bất dịch nên công ty chỉ có khả năng tận dụng những gì sẵn có để cải tiến thêm, phát triển hơn mà kinh doanh cho hiệu quả. Ví dụ với địa hình như ở An Giang, công ty không thể có được một bãi biển tuyệt đẹp để tạo ra sản phẩm tắm biển như ở Nha Trang, GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 51 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Vũng Tàu hay Hà Tiên được. Do vậy, dù thế nào đi nữa, sản phẩm mà công ty Du Lịch An Giang có được như ngày nay cũng từ nhu cầu của mọi người mà có, nên công ty gần như hoàn toàn không chịu áp lực bởi sản phẩm thay thế vì du lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường của người dân. 5.6 TÍNH HỢP LÍ CỦA NGÀNH Đối với mảng du lịch, công ty Du Lịch An Giang hiện được xếp hàng đầu trong toàn tỉnh và cũng ngang tầm với các công ty du lịch của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có được thành quả như vậy, do công ty luôn thực hiện đúng qui định tiêu chuẩn trong ngành của Tổng cục du lịch, đó là: y Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phòng óc được trang trí, thiết kế theo kích thước-tỷ lệ qui định, xe-tàu vận chuyển khách đảm bảo độ an toàn. y Nhân viên có kinh nghiệm và được qua đào tạo chuyên môn, đội ngũ tiếp tân-hướng dẫn viên lịch sự, nhiệt tình có trình độ. y Không ngừng ra sức nghiên cứu để làm mới sản phẩm du lịch và đa dạng loại hình du lịch. Trong suốt thời gian hoạt động, công ty đều nhận được bằng khen của Tổng cục du lịch và của Bộ thương mại. Thành tích cao nhất của công ty là được bằng khen của Chính Phủ năm 2001, cho đến năm 2003 công ty đã có 3 cờ của UBND tỉnh, còn 2 năm nữa là công ty sẽ nhận được huân chương lao động hạng III. Gần đây nhất, liên đoàn lao động tỉnh An Giang trao tặng danh hiệu “Cơ sở vững mạnh xuất sắc năm 2003”. Với những kết quả này đã khích lệ tinh thần hoạt động cho toàn thể công ty và phần nào tạo nên tiếng vang cho công ty so với các đơn vị khác. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 52 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. CHƯƠNG 6 HOÀN CẢNH NỘI TẠI 6.1 YẾU TỐ NGUỒN NHÂN LỰC Trong sự thành công của một doanh nghiệp, nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng mang tính chất quyết định. Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có những con người làm việc hiệu quả. Nhận thấy được vấn đề này nên công ty Du Lịch An Giang không ngừng ra sức nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động, luôn tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và luôn chăm sóc đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân viên. Ưu thế hiện nay công ty có được, đó là: y Đội ngũ nhân viên 387 người, trong đó mảng du lịch có 243 nhân viên với khoảng 31 nhân viên có trình độ đại học. Nhân viên dù đạt trình độ ở mức độ nào thì họ cũng đã được đào tạo chuyên môn phù hợp với từng vị trí ở từng đơn vị trong công ty như: nhân viên phục vụ du lịch được công ty tổ chức đào tạo tại chỗ, vừa học vừa làm bằng cách mời giáo viên từ trường Trung học nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu vào huấn luyện, cho nhân viên đi học nâng cao trình độ từ trung học, cao đẳng lên đại học. Đặc biệt, nhân viên ở đây lại có được lợi thế là kinh nghiệm trong công việc để luôn có những ứng biến kịp thời ví dụ: trên một chuyến đi tour, nhân viên mới đã học hỏi được kinh nghiệm từ những nhân viên cũ lớn hơn làm cho chuyến đi của khách không nhàm chán bằng những câu chuyện vui đầy tâm lí, hay làm cho những vị khách khó tính phải hài lòng về cung cách phục vụ nhã nhặn, lịch sự và đầy tự tin. Giữa nhân viên ở các phòng ban, cũng như ở các đơn vị luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, tạo ra bầu không khí làm việc tích cực và hăng say. y Năng lực và trình độ chuyên môn của Ban Giám Đốc không ngừng được cải thiện, nâng cao đáng kể thể hiện ở khả năng điều hành quản lý luôn đạt hiệu quả. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 53 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Có được đội ngũ lao động như hôm nay, không chỉ mình bản thân người nhân viên phấn đấu mà thành mà còn ở sự cố gắng của toàn công ty, của Ban lãnh đạo. Bởi vì đời sống của CB-CNV luôn được Ban lãnh đạo quan tâm, họ xem việc cải thiện đời sống của nhân viên là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu: y Hàng năm, công ty thực hiện đúng các chế độ ưu đãi chung cho nhân viên như nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ thai sản, trợ cấp Bên cạnh đó, công ty cũng có chính sách khen thưởng như: phát động phong trào “người tốt-việc tốt” một mặt khen thưởng cho nhân viên mặt khác nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của nhân viên (ví dụ: phục vụ ở Nhà hàng-Khách sạn, nếu khách để quên hàng mà nhớ trả cho khách sẽ được tuyên dương và khen thưởng), nhân viên có sáng kiến mới giúp công ty hoạt động hiệu quả sẽ được khen thưởng sáng kiến, hay căn cứ vào bảng chấm công nếu những đơn vị, cá nhân nào hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch thì được công ty khen thưởng hình thức: có thể là nâng lương, có thể sau một năm công tác sẽ cho CB-CNV hoàn thành nhiệm vụ đi tham quan học tập, nghỉ mát vào dịp hè, vừa qua công ty đã tổ chức cho nhân viên đi Trung Quốc, Thái Lan, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang Thế nhưng, nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị phạt bằng cách chậm nâng lương mà thôi. Theo báo cáo trong 3 năm vừa qua, tình hình thu nhập bình quân của nhân viên không ngừng được nâng cao. Bảng6.9 Tình hình thu nhập của công nhân viên ĐVT: ngàn đồng Năm Chỉ tiêu Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 Thực hiện năm 2003 - Tổng quỹ lương (kế hoạch) - Tổng quỹ lương (thực hiện) - Lương bình quân (kế hoạch) - Lương bình quân (thực hiện) 4.186.000 4.214.008 800 1.012 4.860.000 5.640.811 900 1.166 6.019.000 6.435.175 1.200 1.279 (nguồn: phòng kế toán tài vụ) y Hiện tại, công ty áp dụng hình thức trả lương 2 lần trong 1 tháng: GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 54 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Lần1: từ ngày 1 đến ngày 5, trả lương theo hệ số lương chính của Nghị Định 26/CP (còn gọi là lương nghị định). Lần2: từ ngày 15 đến ngày 20 (còn gọi là lương sản phẩm) khi công ty hạch toán tạm trong tháng vừa qua, nếu không đạt chỉ tiêu lợi nhuận lương sản phẩm được trả theo tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận, nếu lỗ công ty trả 70% lương sản phẩm (căn cứ vào hệ số trách nhiệm, ngày công lao động, thi đua). Riêng đối với mảng du lịch, lương bình quân tháng của nhân viên ở các đơn vị gần như đều tăng lên. Bảng6.10 Lương phát cho nhân viên mảng du lịch ĐVT: đồng Chỉ tiêu Đơn vị Lương bình quân tháng năm 2002 Lương bình quân tháng năm 2003 1. Trung tâm dịch vụ du lịch 1.150.202 1.203.889 2. KS Đông Xuyên-Long Xuyên 1.131.728 1.201.388 3. Khu du lịch Lâm Viên-Núi Cấm 1.130.716 1.127.986 4. Khu du lịch Tức Dụp 1.112.509 1.179.709 5. Khu du lịch bến đá Núi Sam 1.064.710 1.066.467 6. Nhà nghỉ An Hải Sơn 1.013.405 1.111.726 (Nguồn: phòng kế toán tài vụ) (Ghi chú: năm 2002 cụm khách sạn gồm Đông Xuyên-Long Xuyên-Cửu Long.) Tất cả những nhân tố trên đã tác động mạnh vào tinh thần làm việc của nhân viên và giúp công ty có cơ hội đẩy mạnh sự phát triển của mình. 6.2 YẾU TỐ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Hiện nay, trong toàn tỉnh An Giang, hoạt động kinh doanh du lịch của công ty Du Lịch An Giang đang giữ vị trí hàng đầu, để đạt được kết quả như vậy phải kể đến sự nổ lực nghiên cứu thị trường, đầu tư phát triển của công ty. Vì thế, y Năm 2001 đã nâng cấp sửa chữa hoàn chỉnh nhà hàng Long Xuyên đạt tiêu chuẩn 2 sao có nhiều loại hình mới trong dịch vụ ăn uống. Năm 2002, GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 55 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. khách sạn Đông Xuyên được đưa vào hoạt động với tiêu chuẩn 3 sao đáp ứng nhu cầu dịch vụ lưu trú của du khách, khu du lịch Tức Dụp cũng được hoàn thiện xong. Năm 2003 trung tâm dịch vụ du lịch đã nghiên cứu nhu cầu khách và điều kiện ở An Giang để từ đó đưa vào loại hình dịch vụ canô, mua sắm được 4 xe ôtô mới hiện đại và thêm vào sản phẩm du lịch loại hình du lịch mùa nước nổi ngày càng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách và cuốn hút nhiều khách hơn đến với công ty. y Khu du lịch Tức Dụp, Bến Đá Núi Sam cũng đang cố gắng tìm nhiều biện pháp để hoạt động hiệu quả như bảo quản tốt công cụ, tài sản, tiết kiệm mọi sinh hoạt, tăng cường nhanh dịch vụ massage Nhờ công tác nghiên cứu mà kết quả thu hút khách đạt được ngày một gia tăng. Bảng6.11 Số ngày khách công ty khai thác ĐVT: ngày Lữ hành Lưu trú Chỉ tiêu Năm Ngày khách Trong đó: quốc tế Ngày khách Trong đó: quốc tế Công suất phòng (%) 1999 2000 2001 2002 2003 13.170 15.684 22.850 21.728 24.259 0 0 530 844 692 28.685 20.918 32.172 43.647 55.277 2.150 1.787 2.620 5.771 6.768 52 56 40 32 40 (nguồn: phòng kế hoạch nghiệp vụ) Nhìn chung, trong những năm qua, công ty cố gắng nghiên cứu những sản phẩm còn thiếu, chậm khai thác để đưa vào loại hình du lịch mới cho công ty, công ty cũng cố gắng khuyến khích CB-CNV đầu tư suy nghĩ, phát huy sáng kiến, từng đơn vị có phương án hiệu quả cụ thể, khả thi để góp phần tăng hiệu quả ngày càng cao cho mảng du lịch của công ty. 6.3 YẾU TỐ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 56 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. 6.3.1 Tình hình chung toàn công ty Khi phân tích môi trường bên trong của một doanh nghiệp thì yếu tố tài chính kế toán là một yếu tố không thể nào bỏ qua được. Công việc này có tác động một cách to lớn bởi vì phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng vào phục vụ nội bộ quản trị doanh nghiệp rất linh hoạt và đa dạng, có tác dụng giúp doanh nghiệp củng cố phát huy thế mạnh, khắc phục thế yếu. Công ty Du Lịch An Giang cũng không phải là ngoại lệ. Cứ cuối mỗi năm, trong thuyết minh báo cáo tài chính, công ty đều có đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. Họ cũng phân tích những số liệu ở kỳ trước để từ đó có quyết định đúng đắn hơn trong hoạt động trong kỳ tiếp theo. Khi phân tích hoạt động của toàn công ty, tôi căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của mình và đã lựa chọn những tỷ số như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận để đánh giá phần nào đó thực trạng của công ty Du Lịch An Giang. ™ Tóm tắt các số liệu cần phân tích: Bảng6.12 Số liệu dùng phân tích tỷ số tài chính ĐVT: đồng Năm Khoản mục 2001 2002 2003 1. Tài sản lưu động và ĐTNH 34.775.174.957 93.749.951.406 93.862.663.239 2. Tồn kho 6.604.975.079 11.073.455.241 10.889.875.500 3. TSLĐ và ĐTNH - tồn kho 28.170.199.878 104.823.406.647 82.972.787.739 4. Các khoản phải thu 25.354.265.113 79.887.138.125 77.809.776.668 5. Tài sản cố định 31.798.895.812 38.637.864.711 54.984.655.016 6. Tổng tài sản 72.163.437.955 137.492.182.086 165.922.667.902 7. Nợ ngắn hạn 24.537.327.325 70.792.215.681 98.629.261.419 8. Tổng nợ 48.297.157.164 101.491.857.911 125.445.370.538 9. Vốn chủ sở hữu 23.866.280.791 36.000.324.175 40.477.297.364 10. Doanh thu thuần 296.744.565.363 270.803.997.672 387.020.609.666 11. Lãi gộp 35.280.197.963 49.416.565.212 36.986.501.568 12. Lợi nhuận trước thuế 2.799.030.046 2.487.471.658 2.725.994.750 13. Chi phí lãi vay 6.383.754.861 5.252.834.417 6.321.837.109 14. LNTT và lãi vay 9.182.784.907 7.740.306.075 9.047.831.859 15. Lợi nhuận sau thuế 2.799.030.046 1.691.480.727 1.853.676.430 (nguồn: phòng kế toán tài vụ) ™ Nhận xét chung: GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 57 Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Bảng6.13 Các tỷ số tài chính Tỷ số tài chính ĐVT 2001 2002 2003 Trung bình 3 năm - Các tỷ số về khả năng thanh toán + Tỷ số thanh toán hiện thời lần 1,42 1,32 0,95 1,23 + Tỷ số thanh toán nhanh lần 1,15 1,48 0,84 1,16 - Các tỷ số v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1115.pdf
Tài liệu liên quan