Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Cần Thơ

Trong tất cả các lĩnh vực cho vay của chi nhánh Sacombank Cần Thơ, lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro cao. Doanh số thu nợ năm 2005 đạt 10.123,86 triệu đồng đến năm 2006 giảm còn 3.803,69 triệu đồng, tuy nhiên qua năm 2007 thì lại tăng khá cao đạt 25.994,53 triệu đồng, chiếm 15,82% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Từ tình hình công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy công tác tín dụng của chi nhánh trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất, chăn nuôi giảm sút đáng kể. Do việc sản xuất nông nghiệp trong năm 2006 gặp rất nhiều khó khăn, giảm sút về sản lượng, giá cả đầu ra không ổn định. Nguyên nhân là trong năm nông dân gặp nhiều thiên tai dịch bệnh. Điển hình là trong năm 2005 dịch cúm gia cầm bùng phát làm nhiều hộ nông dân ở huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Cái Răng bị mất vốn. Bệnh rầy nâu, lùn xoắn lá vào cuối năm 2005, đầu 2006 làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nông dân không chủ động được nguồn đầu ra cho nông sản và thường bị thương lái ép giá. Chính vì thế mà nông dân không có khả năng hoàn trả lại cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Mặt khác do thu nhập chính là từ những sản phẩm nông nghiệp, khi mất nguồn thu này nông dân thường không có nguồn nào khác để trả nợ cho ngân hàng được, tâm lý lúc này của nông dân là trì hoãn việc trả nợ càng lâu càng tốt. Họ chờ đến mùa vụ sau thu được vốn sẽ trả cho ngân hàng. Sang năm 2007, tình hình thu nợ trong hoạt động hỗ trợ cho vay nông nghiệp được cải thiện tốt hơn so với năm trước. Sở dĩ tình hình thu nợ trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp của ngân hàng được cải thiện là do trong năm 2007 có sự tăng mạnh trong thu nợ là nhờ có phần đóng góp không nhỏ của sự tăng trưởng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi cá tra. Bên cạnh đó lĩnh vực nông nghiệp được thành phố đặc biệt quan tâm hỗ trợ từ công tác chọn giống và phương pháp nuôi trồng hợp lý với điều kiện môi trường thay đổi.

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng vốn này đạt hiệu quả cao và đang được chi nhánh chú trọng. Mặt khác, do nhu cầu đời sống không ngừng nâng cao, đặc biệt là nhu cầu mua bất động sản, nhà cửa, xe máy, đồ dùng sinh hoạt luôn tăng. Lương của cán bộ công nhân viên được cải thiện và ổn định. Nhà nước có chính sách ưu đãi nhiều hơn cho người lao động. Do đó, việc thu hồi các khoản nợ vay của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay phục vụ đời sống trở nên dễ dàng hơn nhờ vào việc liên kết với các đơn vị trực thuộc chủ quản. Mặt khác, do chi nhánh Cần Thơ được thành lập được một thời gian khá dài. Tính đến thời điểm năm 2007 chi nhánh đã hoạt động chính thức tròn 6 năm. Bộ máy cơ cấu tổ chức hoạt động đã gần như hoàn chỉnh của một NH TMCP hiện đại. Do đó việc sàng lọc khách hàng có uy tín, đặt mối quan hệ của chi nhánh được thực hiện một cách triệt để. Không còn tình trạng cho vay tràn lan như những năm mới đi vào hoạt động nữa. Từ đó công tác thu hồi nợ khách hàng đặc biệt là trong cho vay phục vụ đời sống trở nên dễ dàng hơn. Trong tất cả các lĩnh vực cho vay của chi nhánh Sacombank Cần Thơ, lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro cao. Doanh số thu nợ năm 2005 đạt 10.123,86 triệu đồng đến năm 2006 giảm còn 3.803,69 triệu đồng, tuy nhiên qua năm 2007 thì lại tăng khá cao đạt 25.994,53 triệu đồng, chiếm 15,82% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Từ tình hình công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy công tác tín dụng của chi nhánh trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất, chăn nuôi giảm sút đáng kể. Do việc sản xuất nông nghiệp trong năm 2006 gặp rất nhiều khó khăn, giảm sút về sản lượng, giá cả đầu ra không ổn định. Nguyên nhân là trong năm nông dân gặp nhiều thiên tai dịch bệnh. Điển hình là trong năm 2005 dịch cúm gia cầm bùng phát làm nhiều hộ nông dân ở huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Cái Răng bị mất vốn. Bệnh rầy nâu, lùn xoắn lá vào cuối năm 2005, đầu 2006 làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nông dân không chủ động được nguồn đầu ra cho nông sản và thường bị thương lái ép giá. Chính vì thế mà nông dân không có khả năng hoàn trả lại cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Mặt khác do thu nhập chính là từ những sản phẩm nông nghiệp, khi mất nguồn thu này nông dân thường không có nguồn nào khác để trả nợ cho ngân hàng được, tâm lý lúc này của nông dân là trì hoãn việc trả nợ càng lâu càng tốt. Họ chờ đến mùa vụ sau thu được vốn sẽ trả cho ngân hàng. Sang năm 2007, tình hình thu nợ trong hoạt động hỗ trợ cho vay nông nghiệp được cải thiện tốt hơn so với năm trước. Sở dĩ tình hình thu nợ trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp của ngân hàng được cải thiện là do trong năm 2007 có sự tăng mạnh trong thu nợ là nhờ có phần đóng góp không nhỏ của sự tăng trưởng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi cá tra. Bên cạnh đó lĩnh vực nông nghiệp được thành phố đặc biệt quan tâm hỗ trợ từ công tác chọn giống và phương pháp nuôi trồng hợp lý với điều kiện môi trường thay đổi. Các cơ sở khuyến nông thường xuyên đôn đốc nông dân thực hiện việc kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh, cảnh báo dịch bệnh có thể xảy ra trên diện rộng qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm bắt kịp thời. Để từ đó tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Hoạt động nông nghiệp đạt được hiệu quả cao thì việc thu hồi các món vay của ngân hàng được gia tăng đáng kể. Lĩnh vực cho vay nông nghiệp rất nhạy cảm, do đó trong thời gian gần đây, chi nhánh luôn kiểm soát chặt chẽ việc cho vay theo loại hình này. Cho vay nông nghiệp với món vay nhỏ nhưng thu hồi vốn khó do ý thức trả nợ của nông dân chưa cao. Mặc dù chịu mức lãi suất phạt nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất vay nóng trên thị trường. Chính vì những lý do phân tích ở trên mà cơ cấu doanh số thu nợ trong lĩnh vực nông nghiệp rất được quan tâm ở chi nhánh 4.2.2 Tình hình thu nợ trung và dài hạn Doanh số cho vay thực chất chỉ phản ảnh số lượng và qui mô tín dụng, mức độ tập trung vốn vay của một loại tín dụng nhất định mà chưa thể hiện được kết quả sử dụng vốn vay có đạt hiệu quả không cả về phía cá nhân và ngân hàng. Hiệu quả sử dụng vốn được phản ảnh thông qua khả năng trả nợ, để hoạt động cho vay có hiệu quả, điều cần được đặc biệt quan tâm là công tác thu nợ. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Biểu đồ 6: THU NỢ CÁ NHÂN THEO THỜI GIAN Ngắn hạn Trung và dài hạn Qua biểu đồ 6 ta thấydoanh số thu nợ năm 2006 giảm 9,64% tức 29.909,79 triệu đồng so với năm 2005, sau đó tăng mạnh vào năm 2007, tăng 61.466,66 triệu đồng tăng 21,92% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm mạnh vào năm này là do nền kinh tế có nhiều biến đổi mạnh như giá của tất cả các mặt hàng tăng, giá vàng, xăng dầu tăng một cách chóng mặt,…dịch cúm gia cầm hoành hành, các vụ kiện chống phá giá cá Ba Sa, Tôm,…tất cả đã làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy đã làm cho công tác thu nợ giảm mạnh. Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ CÁ NHÂN TRUNG VÀ DÀI HẠN Đơn vị tính: triệu đồng 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Cho vay sản xuất kinh doanh 106.463,23 34,31 113.784,83 40,58 116.487,87 34,07 7.321,60 6,88 2.703,04 2,38 Cho vay cá thể SXKD thông thường 93.687,64 88,00 102.974,57 90,50 90.573,52 77,75 9.286,93 9,91 -12.401,05 -12,04 Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời 0,00 0,00 739,49 0,65 14.409,07 12,37 739,49 0,00 13.669,58 1.848,53 Cho vay góp chợ 12.775,59 12,00 8.933,52 7,85 8.009,97 6,88 -3.842,07 -30,07 -923,55 -10,34 Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo 0,00 0,00 1.137,25 1,00 3.495,31 3,00 1.137,25 0,00 2.358,06 207,35 2. Cho vay phục vụ đời sống 143.789,54 46,33 144.872,80 51,66 138.343,65 40,46 1.083,26 0,75 -6.529,15 -4,51 Cho vay tiêu dùng 55.358,97 38,50 55.010,19 37,97 55.479,88 40,10 -348,78 -0,63 469,69 0,85 Cho vay CBNV 38.104,23 26,50 43.411,71 29,97 40.741,36 29,45 5.307,48 13,93 -2.670,34 -6,15 Cho vay mua xe ôtô 39.542,12 27,50 30.124,31 20,79 32.979,09 23,84 -9.417,82 -23,82 2.854,78 9,48 Cho vay bất động sản 10.784,22 7,50 16.326,59 11,27 9.143,32 6,61 5.542,38 51,39 -7.183,28 -44,00 3. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 38.908,21 12,54 21.142,05 7,54 43.248,87 12,65 -17.766,16 -45,66 22.106,82 104,56 4. Cho vay nông nghiệp 21.173,60 6,82 625,11 0,22 43.811,06 12,81 -20.548,49 -97,05 43.185,95 6.908,52 Tổng 310.334,58 100 280.424,79 100,00 341.891,45 100,00 -29.909,79 -9,64 61.466,66 21,92 (Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ) Sở dĩ thu nợ đạt hiệu quả là do công tác thu nợ của Ngân hàng Sacombank Cần Thơ đã tiến hành theo đúng Quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà Nước. Đây là kết quả của một năm nỗ lực không ngừng trong việc làm trong sạch nợ xấu, nợ quá hạn của toàn Chi nhánh. Kết quả này cũng tạo một bước ngoặc cho Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời làm giảm rủi ro trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong tương lai, để có thể đạt kết quả lợi nhuận cao hơn nữa thì cần phải có một sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng của toàn Chi nhánh. Tuy nhiên do việc chú trọng vào tín dụng ngắn hạn đã làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng trong những năm qua không có sự cân đối trong thu nợ, khi thì tăng, khi thì giảm. Chính vì thế ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác tín dụng trung và dài hạn để góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu tín dụng trung và dài hạn được phát triển đúng mức và không vượt quá giới hạn cho phép thì đây là nguồn thu lợi nhuận tốt cho ngân hàng. Trong những năm qua sản xuất kinh doanh là ngành được Ngân hàng quan tâm nhiều nhất, doanh số cho vay của Ngân hàng tập trung chủ yếu ở ngành này và liên tục tăng lên qua các năm. Do đó, doanh số thu nợ của ngành thương mại và dịch vụ cũng tăng lên theo tốc độ tăng của doanh số cho vay. Doanh số thu nợ của ngành sản xuất kinh doanh có chiều hướng tăng lên qua các năm, như năm 2006 tăng lên 7.321,60 triệu đồng (6,88%), năm 2007 tăng lên 2.703,04 triệu đồng (2,38%). Đây là năm mà các tổ chức, cá nhân phát triển, mở rộng quy mô đầu tư tiên phong cho sự kiện Việt Nam thành viên của tổ chức thương mại quốc tế. Ý thức được tầm quan trọng và vay trò hết sức to lớn của ngành trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà chính vì vậy mà Ngân hàng đã tập trung cho vay trong lĩnh vực này một nguồn vốn lớn. Tuy nhiên bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành này Ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu xem xét sự biến động của thị trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư phát triển thích hợp, đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Nông nghiệp là ngành kinh tế đặc thù của tỉnh vì thế mà trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng cho vay nông nghiệp chiếm một tỷ lệ tương đối lớn (chủ yếu cho vay nuôi cá tra). Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng mà nhiều hộ nông dân đã cố gắng tăng gia sản xuất từ đó thoát được cảnh nghèo, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Năm 2006 thu hồi nợ nông nghiệp giảm do sự tăng giá con giống, thức ăn, các vụ kiện bán phá giá đã ảnh hưởng lớn đến công tác thu nợ làm cho doanh số thu nợ giảm 97,07%. Nhưng đến năm 2007 doanh số thu nợ nông nghiệp tăng lên một cách chóng mặt tăng 43.185,95 triệu đồng. Tình trạng tăng đột biến này là do trong năm 2007 đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, trúng mùa, trúng giá thu hồi vốn được nhanh chóng và muốn giữ được quan hệ lâu dài với Ngân hàng mà đa số nông dân đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Ngân hàng đúng hạn ghi trong hợp đồng tín dụng. Từ đó làm cho doanh số thu nợ của ngành ngày một tăng cao. 4.2.3 Tình hình dư nợ Tiếp theo chúng ta sẽ đánh giá tình hình dư nợ của Ngân hàng qua các năm. Dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Thông qua các số liệu thu thập từ ngân hàng ta tiến hành phân tích như sau: Bảng 9 : DƯ NỢ CÁ NHÂN THEO THỜI GIAN Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % Ngắn hạn 139.418,37 219.435,16 410.446,96 80.016,79 57,39 191.011,80 87,05 Trung và dài hạn 341.334,63 373.632,84 322.494,04 32.298,21 9,46 -51.138,80 -13,69 Tổng 480.753,00 593.068,00 732.941,00 112.315,00 23,36 139.873,00 23,58 (Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ) Qua bảng 9 dư nợ cho vay trên ta thấy có hai vấn đề ở đây, một là nhìn chung tổng quát trên tổng nợ cá nhân qua các năm có sự gia tăng mạnh. Nhưng nếu nhìn một cách chi tiết theo cơ cấu ngắn hạn, trung và dài hạn thì có sự tăng giảm qua các năm. Để thấy rõ điều đó ta quan sát các biểu đồ sau đây: Dư nợ chính là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng trong từng thời gian nhất định. Dư nợ càng tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Hoạt động tín dụng giữa chi nhánh và các đối tác ngày càng trở nên tốt đẹp và mở rộng sang nhiều đối tượng khác. Quan hệ giữa nhân viên tín dụng với khách hàng ngày càng được củng cố. Qua bảng số liệu trên cũng như qua các biểu đồ trên ta thấy dư nợ của Sacombank chi nhánh Cần Thơ liên tục tăng. Tốc độ tăng luôn ở mức ổn định chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn được củng cố và ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động bất thường của nền kinh tế. Trong tổng dư nợ của toàn Sacombank thì dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm hơn 70%. Bởi Sacombank là Ngân hàng có mục tiêu là trở thành ngân hàng hàng đầu trong thị trường bán lẻ, nên việc dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng cũng là điều dễ hiểu. Năm 2005, tổng dư nợ của chi nhánh Cần Thơ đạt 538.878 triệu đồng, đến năm 2006 dư nợ cuối năm tăng 673.838 triệu đồng, tương ứng với 25,04% so với năm trước đó. Đến năm 2007, tình hình dư nợ được củng cố với mức tăng 19,38% so với năm 2006, đạt 840.412 triệu đồng. Qua biểu đồ 7 và 8 ta thấy rất rõ sự tăng giảm không đồng đều giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung-dài hạn. Để hiểu rõ nguyên nhân ta đi sâu vào từng khía cạnh của dư nợ theo thời gian. 4.2.3.1 Dư nợ ngắn hạn Nhìn chung tình hình dư nợ tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Năm 2005, đạt 139.418,37 triệu đồng đến cuối năm 2006, tình hình dư nợ của chi nhánh tăng 80.016,79 triệu đồng, đạt 219.435,16 triệu đồng. Đến năm 2007 dư nợ của cá nhân chi nhánh Cần Thơ đạt 410.446,96 triệu đồng, tăng 191.011,80 triệu đồng, tương ứng tăng 87,05% so với năm trước đó. Tình hình dư nợ ngắn hạn vào cuối mỗi năm tăng cao so với năm trước là do một phần doanh số cho vay tăng. Mặt khác, phần lớn nhu cầu vốn vay ngắn hạn thường vào thời điểm giữa năm hoặc cuối năm. Do nhu cầu bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời để mua hàng hoá dự trữ hay sản xuất để tiêu thụ vào thời điểm cuối năm hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng vào cuối năm nhiều hơn đầu năm. Bên cạnh đó, nền kinh tế đạt được nhịp độ tăng trưởng cao, năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 8,17%. Đến năm 2007 mức tăng trưởng kinh tế là 8,44%, nhu cầu sản xuất kinh doanh chuẩn bị hội nhập diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu vốn vay sản xuất cao. Do đó dư nợ cuối năm 2006, và 2007 tăng cao. Dư nợ chính là nguồn thu lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy mà dư nợ càng cao thì quy mô tín dụng ngắn hạn của chi nhánh càng lớn. Tuy nhiên cùng với sự tăng cao về tình hình dư nợ thì chi nhánh cần quan tâm chú ý đến chất lượng tín dụng nhằm đạt được mức dư nợ cao, thu lãi nhiều nhưng vẫn thu hồi được nợ, hạn chế được rủi ro. Bảng 10: DƯ NỢ CÁ NHÂN NGẮN HẠN Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Cho vay sản xuất kinh doanh 48.796,43 35,00 76.802,31 35,00 184.701,13 45,00 28.005,88 57,39 107.898,83 140,49 Cho vay cá thể SXKD thông thường 39.037,14 80,00 63.745,91 83,00 147.760,91 80,00 24.708,77 63,30 84.014,99 131,80 Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời 0,00 0,00 5.376,16 7,00 16.623,10 9,00 5.376,16 0,00 11.246,94 209,20 Cho vay góp chợ 9.759,29 20,00 6.144,18 8,00 14.776,09 8,00 -3.615,10 -37,04 8.631,91 140,49 Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo 0,00 0,00 1.536,05 2,00 5.541,03 3,00 1.536,05 0,00 4.004,99 260,73 2. Cho vay phục vụ đời sống 62.738,27 45,00 98.745,82 45,00 143.656,44 35,00 36.007,56 57,39 44.910,61 45,48 Cho vay tiêu dùng 23.213,16 37,00 36.535,95 37,00 50.279,75 35,00 13.322,80 57,39 13.743,80 37,62 Cho vay CBNV 20.703,63 33,00 34.561,04 35,00 57.462,57 40,00 13.857,41 66,93 22.901,54 66,26 Cho vay mua xe ôtô 11.292,89 18,00 19.749,16 20,00 25.858,16 18,00 8.456,28 74,88 6.108,99 30,93 Cho vay bất động sản 7.528,59 12,00 7.899,67 8,00 10.055,95 7,00 371,07 4,93 2.156,28 27,30 3. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 16.730,20 12,00 21.943,52 10,00 32.835,76 8,00 5.213,31 31,16 10.892,24 49,64 4. Cho vay nông nghiệp 11.153,47 8,00 21.943,52 10,00 49.253,64 12,00 10.790,05 96,74 27.310,12 124,46 Tổng 139.418,37 100,00 219.435,16 100,00 410.446,96 100,00 80.016,79 57,39 191.011,80 87,05 (Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ) Qua biểu đồ 9 ta thấy có sự gia tăng mạnh trong tổng dư nợ cá nhân trong ngắn hạn. Điển hình ta thấy qua 3 năm có sự tăng mạnh trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh, trong năm 2006 tăng 28.005,88 triệu đồng tức tăng 57,39% so với năm 2005, năm 2007 tăng 107.898,83 triệu đồng (tăng 140,49%) so với năm 2006. Trong lĩnh vực cho vay, ngân hàng đặc biệt chú trọng và hướng đến khách hàng nhỏ lẻ. Do đó đối với cá thể sản xuất kinh doanh hoặc vay vốn ngắn hạn phục vụ cho tiêu dùng được chi nhánh đặc biệt quan tâm và ưu tiên chú trọng công tác tiếp thị, mở trộng thị trường mục tiêu này. Đặc biệt, đối với các khách hàng là cá nhân kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại, các tiểu thương, họ rất cần vốn để luân chuyển hàng hoá. Mặc dù vốn vay trên mỗi cá nhân nhỏ chỉ khoảng vài chục triệu nhưng số lượng khách hàng này rất lớn, tập trung đông ở thành phố. Mặt khác, với sản phẩm dịch vụ tiện ích phục vụ đến tận nơi cho khách hàng như sản phẩm tín dụng góp chợ, tuy lãi suất tương đối cao nhưng rất thuận lợi cho khách hàng vì được trả góp hàng ngày, hàng tháng theo lãi và vốn chia đều, trả định kỳ theo thu nhập của khách hàng. Vì thế, doanh số cho vay cao và dư nợ luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 87% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Do đặc điểm kinh doanh là cần vốn luân chuyển liên tục, do đó lượng vay của các cá nhân kinh doanh rất nhiều lần trong năm. Đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, nhu cầu vốn để mua hàng cung ứng cho khách hàng mua sắm trong dịp Noel và năm mới lễ tết là rất lớn. Sau khi thu hồi vốn họ sẽ trả lại cho ngân hàng, thông thường là cuối quý 1 năm sau. Chính vì thế, lượng nợ tồn cuối mỗi năm đối với khách hàng cá nhân là rất lớn. Bên cạnh đó, cá nhân đến vay ngắn hạn tại chi nhánh phục vụ mục đích tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp cũng khá nhiều, nhu cầu đời sống ngày càng tăng cao, việc sản xuất nông nghiệp cần vốn nhiều vào vụ hè thu do phải đầu tư vật tư nông nghiệp nhiều. Chính vì thế dư nợ đối với các đối tượng này rất lớn và tăng liên tục qua các năm. Đây là nguồn thu lớn của chi nhánh. Chính vì những lý do trên mà tình hình dư nợ của Sacombank Cần Thơ đối với lĩnh vực cho vay cá nhân tăng liên tục qua các năm Nguyên nhân của tình hình trên là do ngân hàng luôn hướng hoạt động tín dụng đến từng khách hàng mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho xã hội. Đây chính là lượng khách hàng thường xuyên đến giao dịch tại chi nhánh và mang lại hiệu quả cao. Mặt khác từ hoạt động tín dụng ngắn hạn cung ứng cho khách hàng để sản xuất kinh doanh ngân hàng còn có thể cung ứng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền,... đi kèm nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn. Hơn thế nữa do nền kinh tế nước ta phát triển không ngừng, đời sống của người dân ngày càng tăng cao. Chính vì thế mà họ không ngừng đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều nhằm thu được lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu đời sống cũng như yêu cầu phát triển xã hội. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến dư nợ phục vụ đời sống, dư nợ cầm cố giấy tờ có giá và dư nợ nông nghiệp cũng không ngừng tăng cao qua các năm. 4.2.3.2 Dư nợ trung và dài hạn Bảng 11: DƯ NỢ CÁ NHÂN TRUNG VÀ DÀI HẠN Đơn vị tính: triệu đồng Lĩnh vực 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Cho vay sản xuất kinh doanh 119.467,12 35,00 130.771,49 35,00 145.122,32 45,00 11.304,37 9,46 14.350,82 10,97 Cho vay cá thể SXKD thông thường 107.520,41 90,00 104.617,20 80,00 116.097,85 80,00 -2.903,21 -2,70 11.480,66 10,97 Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời 0,00 0,00 11.769,43 9,00 13.061,01 9,00 11.769,43 0,00 1.291,57 10,97 Cho vay góp chợ 11.946,71 10,00 11.769,43 9,00 11.609,79 8,00 -177,28 -1,48 -159,65 -1,36 Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo 0,00 0,00 2.615,43 2,00 4.353,67 3,00 2.615,43 0,00 1.738,24 66,46 2. Cho vay phục vụ đời sống 153.600,58 45,00 149.453,14 40,00 112.872,91 35,00 -4.147,45 -2,70 -36.580,22 -24,48 Cho vay tiêu dùng 56.832,22 37,00 55.297,66 37,00 39.505,52 35,00 -1.534,56 -2,70 -15.792,14 -28,56 Cho vay CBNV 50.688,19 33,00 52.308,60 35,00 45.149,17 40,00 1.620,41 3,20 -7.159,43 -13,69 Cho vay mua xe ôtô 27.648,11 18,00 29.890,63 20,00 20.317,12 18,00 2.242,52 8,11 -9.573,50 -32,03 Cho vay bất động sản 18.432,07 12,00 11.956,25 8,00 7.901,10 7,00 -6.475,82 -35,13 -4.055,15 -33,92 3. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 40.960,16 12,00 44.835,94 12,00 16.124,70 5,00 3.875,79 9,46 -28.711,24 -64,04 4. Cho vay nông nghiệp 27.306,77 8,00 48.572,27 13,00 48.374,11 15,00 21.265,50 77,88 -198,16 -0,41 Tổng 341.334,63 100 373.632,84 100,00 322.494,04 100 32.298,21 9,46 -51.138,80 -13,69 (Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ) Trong những năm qua nền kinh tế có bước phát triển vượt bậc do chính sách quản lý của Nhà Nước ta triển khai phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và với tình hình kinh tế thế giới. Đây chính là động lực thúc đẩy phát triển các ngành nghề trong cả nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Chúng ta cũng dã biết dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Qua biểu đồ cơ cấu dư nợ theo từng lĩnh vực ta nhận thấy dư nợ của các lĩnh vực không biến động nhiều. Trong đó nhóm ngành có tỷ trọng cao là sản xuất kinh doanh chiếm ≥35% so với tổng thể dư nợ trung và dài hạn tuy nhiên dư nợ có xu hướng giảm. Đứng thứ hai là mảng dư nợ phục vụ đời sống khác với tỷ trọng ≥35% qua các năm, nhóm ngành này tăng mạnh vào giai đoạn 2006 – 2007 chiếm tỷ trọng 35% vào năm 2006 và 45% vào năm 2007. Xếp thứ ba là lĩnh vực nông nghiệp-lĩnh vực này có xu hướng tăng dần qua các năm gần đây-và cuối cùng là mảng cho vay cầm cố giấy tờ cố giá. Dư nợ của lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng khá cao và có khuynh hướng tăng. Năm 2005 đạt 119.467,12 triệu đồng và năm 2006 tăng 9,46% so với năm 2005, đến năm 2007 tăng lên 14.350,82 triệu tức tăng lên 10,97%. Nguyên nhân dư nợ của ngành này tăng là do tình hình kinh tế các năm nay có tăng trưởng mạnh các cá nhân cần nhiều vốn đầu tư trung dài hạn cho việc sản xuất kinh doanh, vì thế tuy có nhiều ngân hàng đã được thành lập và phát triển trên địa bàn thành phố nhưng với uy tín và tồn tại lâu dài với khách hàng ở trên địa bàn cùng với lãi xuất phù hợp nên Ngân Hàng Sacombank vẫn chiếm tỷ trọng cao về cho vay các cá nhân sản xuất kinh doanh trung và dài hạn. Đối với mảng dư nợ cho vay phục vụ đời sống giảm dần qua ba năm qua nguyên nhân chính là do doanh số cho vay trung và dài hạn trong lĩnh vực này cũng giảm dần qua ba năm. Còn về mảng dư nợ cho vay nông nghiệp cũng như cho vay cầm cố giấy tờ có giá nguyên nhân tăng giảm của nó phần lớn phụ thuộc nhiều vào sự biến động tăng giảm của doanh số cho vay và doanh số thu nợ dưới tác động của nền kinh tế thị trường. 4.2.4 Một số chỉ tiêu định lượng để đo lường mức độ rủi ro 4.2.4.1 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn trong từng năm của Ngân hàng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng Sacombank qua 3 năm từ 2005 đến 2007 được thể hiện như sau: Bảng 12 : VÒNG QUAY VỐN CHO VAY CÁ NHÂN Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh số thu nợ Triệu đồng 450.217,00 408.890,00 506.244,00 2. Dư nợ bình quân Triệu đồng 476.495,01 536.910,50 663.004,50 3. Vòng quay vốn Vòng 0,94 0,76 0,76 Ngắn hạn 0,91 0,72 0,52 Trung & dài hạn 0,96 0,78 0,98 (Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ) Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay của ngân hàng, vòng quay càng vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ đồng vốn vay càng nhanh và đạt hiệu quả. Vòng quay tín dụng của ngân hàng có sự dao động qua các năm. Nhưng Năm 2005 đạt 0,94 vòng/năm, năm 2006 và 2007 vòng quay vốn có sự giảm nhẹ và ổn định ở 0,76 vòng/năm. Tuy vòng quay vốn giảm, nhưng vẫn trên mức trung bình và quay gần như giáp vòng, điều đó chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng được sử dụng khá hiệu quả. Qua bảng số liệu trên ta thấy: vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn tuy không tăng qua các năm, nhưng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cũng khá cao có nghĩa là đồng vốn của Ngân hàng đã đến được tay nhiều khách hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của họ. Trong vòng quay vốn ngắn hạn, ta thấy vòng quay vốn giảm vào năm 2006 và 2007. Sở dĩ có tình trạng trên là do sự biến động của thị trường dẫn đến việc kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng, từ đó tác động đến vòng quay vốn cá nhân trong dài hạn. Ngân hàng không chỉ chú trọng đến tín dụng ngắn hạn mà còn quan tâm đến tín dụng trung, dài hạn nên vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn có tốc độ quay tương đối đồng đều với vòng quay vốn cá nhân. Tốc độ quay vốn của tín dụng trung và dài hạn có sự tăng giảm, giảm vào năm 2006 còn 0,78 vòng/năm và tăng lên 0,2 vào năm 2007 đạt 0,98 vòng/năm. Trong năm 2006 nguyên nhân vòng quay giảm là do các cá nhân sản xuất kinh doanh cần vốn đầu tư trung và dài hạn gặp nhiều khó khăn hơn như thiên tai bão lụt, dịch bệnh, vấn đề lạm phát, tình trạng cạnh tranh; giá cả xăng dầu, nguyên vật liệu tăng mạnh, các vụ kiện bán phá giá hay thị trường bất động sản đóng băng cũng như tình hình thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng mạnh đến việc thu nợ do đó làm vòng quay vốn giảm. 4.2.4.2 Hệ số thu nợ Hệ số thu hồi nợ phản ánh công tác thu hồi nợ của Ngân hàng qua từng năm. Bởi cùng với sự phát triển doanh số cho vay thì đòi hỏi doanh số thu nợ cũng phải tăng theo, bởi vì cho vay phải đảm bảo thu hồi được nợ. Hệ số thu nợ đối cá nhân qua các năm tương đối ổn định, có sự chênh lệch tuy nhiên sự chênh lệch này rất nhỏ như năm 2006 giảm 0,47% so với năm 2005, còn năm 2007 chỉ giảm 0,1%. Đối với tín dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ.doc
Tài liệu liên quan