Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------1

I. Đặt vấn đề nghiên cứu----------------------------------------------------------------1

1.1. Sự cần thiết của đề tài ------------------------------------------------------------ 1

1.2. Lý do chọn đề tài------------------------------------------------------------------ 2

II. Mục tiêu nghiên cứu-----------------------------------------------------------------2 2.1

Mục tiêu chung--------------------------------------------------------------------2

2.2. Mục tiêu cụ thể--------------------------------------------------------------------2

III. Phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------------------------3

3.1. Không gian ------------------------------------------------------------------------3

3.2. Thời gian---------------------------------------------------------------------------3

3.3 Rủi ro tín dụng đối với DNVVN-------------------------------------------------3

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU----------------------------------------------------------------------------------------- 4

2.1. Phương pháp luận-------------------------------------------------------------- 4

2.1.1. Tín dụng ----------------------------------------------------------------------4

2.1.2. Rủi ro tíndụng---------------------------------------------------------------7

2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng----------------------9

2.2 Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------- 10

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ---------------------------------------------10

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu--------------------------------------------11

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH

CẦN THƠ -------------------------------------------------------------------20

3.1. Giới thiệu về Ngân hàng VIB Việt Nam------------------------------------20

3.2. Giới thiệu về Ngân hàng VIB Cần Thơ -------------------------------------22

3.3. Cơ cấu tổ chức------------------------------------------------------------------22

3.4 Chức năng, nhiệm vụ của phòng tín dụng doanh nghiệp-------------------23

3.5 Quy trình tín dụng và thẩm định tín dụng ------------------------------------23

Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏtại ngân hàng VIB –Cần Thơ

GVHD : Nguyễn Thị Lương 3 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy

3.6 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm-------23

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DNVVN TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) ------------------------27

4.1. Khái quát về cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn của ngân

hàng qua 3 năm--------------------------------------------------------------------------28

4.1.1. Khái quát về cơcấu nguồn vốn---------------------------------------28

4.1.2. Khái quát về tình hình huy động vốn --------------------------------31

4.2. Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt độngtín

dụng của DNVVN tại ngân hàng-----------------------------------------------------37

4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng------------------------------------------37

4.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng-------------------------------46

4.3. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng----------------------------------------------------------------------------------------50

4.3.1. Tình hình nợ quá hạn--------------------------------------------------51

4.3.2. Rủi ro nợ quá hạn theo phân loại nợ --------------------------------53

4.3.3. Rủi ro nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế ------------------------58

4.3.4. Rủi ro nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế ------------------64

4.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụngtại ngân hàng-----------------69

4.4.1. Rủi ro do cơ chế chính sách nhà nước------------------------------69

4.4.2. Rủi ro do khách hàng -------------------------------------------------69

4.4.3. Do nguyên nhân khách quan bất khả kháng -----------------------72

4.4.4. Rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo ----------------------------72

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI

RO TÍN DỤNG ------------------------------------------------------------------------- 73

5.1 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả ------------------------------73

5.2. Chủ động phân tán rủiro-----------------------------------------------75

5.3. Phân tích kỹ về khách hàng trước khi cho vay ----------------------76

5.4. Thực hiện bảo hiểm tín dụng-------------------------------------------77

5.5. Linh hoạt trong công tácthu nợ ---------------------------------------78

Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏtại ngân hàng VIB –Cần Thơ

GVHD : Nguyễn Thị Lương 4 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy

5.6. Thay đổi cơ cấu tín dụng----------------------------------------------- 78

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ---------------------------------------79

6.1. Kết luận-------------------------------------------------------------------------79

6.2. Kiến nghị ----------------------------------------------------------------------80

pdf94 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày càng phát triển nên đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, đồng thời thì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của người dân cũng tăng cao nên đem vốn nhàn rỗi của mình đến ngân hàng để đảm bảo an toàn và hưởng lãi suất. Mặt khác, dù ngân hàng quốc tế VIB Cần Thơ là ngân hàng thương mại vừa mới thành lập nhưng thương hiệu của VIB Việt Nam đã tạo được lòng tin rất lớn trong lòng khách hàng trong suốt những năm qua với thành tích là ngân hàng có tổng tài sản xếp thứ 5 trong tất cả các ngân hàng thương mại nên mặc dù lãi suất không cao, khách hàng vẫn an tâm đến gửi tiền. Trong năm 2006, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá tốt nên đối với tiền nhàn rỗi tạm thời, dân cư đem gửi tiết kiệm. Nhờ vậy, tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng huy động được là 72.563 triệu đồng. Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 44 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy Đến năm 2007, loại tiền gửi này đạt 110.335 triệu đồng, tăng 52,1% so với năm 2006. Tuy nhiên, vào năm 2007, giá cả hàng hóa, sản phẩm trên thị trường có dấu hiệu tăng, nhất là vào thời điểm cuối năm. Do vậy, mặc dù tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng nhưng với tốc độ tăng 52,1% là một con số khá khiêm tốn. Để đạt được sự gia tăng này ngân hàng đã linh hoạt hơn trong công tác huy động vốn, với mức lãi suất phù hợp cùng với các hình thức tiết kiệm dự thưởng chia làm nhiều đợt với trị giá giải đặc biệt lên đến cả tỷ đồng; đồng thời trong dịp tết 2007, ngân hàng còn có chương trình “Lộc xuân may mắn đến mọi nhà” với giải nhất là một xe Toyota Camry trị giá 1 tỷ đồng nên đã thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó là sự nhiệt tình, phong cách phục vụ lịch sự tận tình của đội ngũ nhân viên nên thu hút được khách hàng đến gửi tiền, làm cho loại tiền gửi này tăng lên trong năm và liên tục tăng cao trong năm 2007. Trong năm này, ngoài các chương trình tiết kiệm dự thưởng thì ngân hàng còn đưa ra các chương trình mới thu hút được nhiều khách hàng. Điểm nổi bật của chương trình này và cũng là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm tiết kiệm khác có trên thị trường là tiện ích quản lý vốn tự động, lãi suất gia tăng theo mức số dư tiền gửi ....Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã triển khai sản phẩm mới là tiết kiệm rút dần thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Với các hình thức trên đã làm cho tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng cũng như vốn huy động tăng lên đáng kể trong năm 2007. Năm 2008 là một năm kinh tế sóng gió với nhiều biến động trên thị trường tài chính, giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, giá gạo tăng rất cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát năm vào 8/2008 được xem như một kỷ lục : 28,3%. Vào cuối năm 2008, tỷ lệ lạm phát cao đẩy lãi suất huy động vốn của ngân hàng lên mức 17% / năm. Nhưng lãi suất này so với các ngân hàng khác thì vẫn còn thấp hơn nên chỉ thu hút được các khách hàng trung thành của ngân hàng. Dù vậy, lượng tiền gửi tiết kiệm trong năm này cũng đạt được 154.469 triệu đồng, tăng 40% so với năm 2007. Mặc dù tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn năm 2007 nhưng đây vẫn là con số có thể chấp nhận được khi tình hình chung của ngành tài chính ngân hàng và kinh tế nước ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 45 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy Xét về mặt tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất ( khoảng từ 58% đến 62%). Đây là một biểu hiện tốt của khả năng kinh doanh của ngân hàng. Dù vào năm 2007 và 2008, tỷ lệ này có giảm xuống so với năm 2006, nhưng sự giảm này không đáng kể. Lý do là do sự ảnh hưởng của nền kinh tế đang bị suy thoái. Tuy vậy phải nhìn nhận rằng để đạt được thành tích như vậy thì ngân hàng cũng đã những chính sách kinh doanh đúng đắn và hiệu quả, chính sách huy động vốn phù hợp tạo được niềm tin nên khách hàng gửi tiền. b)Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đây là nguồn huy động đem lại cho ngân hàng nhiều thuận lợi nhất, bởi khách hàng chủ yếu là các đơn vị kinh tế để thuận tiện cho việc thanh toán của mình đã mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Do đó, mà trong cơ cấu loại tiền gửi này, tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng cao còn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp. Nhìn vào biểu đồ ta thấy loại tiền gửi này tăng đều trong những năm qua. Năm 2007, loại tiền gửi này đạt 64.398 triệu đồng, tăng 73,5% so với năm 2006. Năm 2006, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ đạt 37.108 triệu đồng. Sở dĩ loại tiền gửi này tăng vào năm 2007 là do cả tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn đều tăng. Trong đó, chủ yếu là do sự tăng mạnh của tiền gửi thanh toán không kỳ hạn với tốc độ tăng là 85,2%. Do nhu cầu thanh toán trong quá trình kinh doanh ngày càng nhiều nên khách hàng doanh nghiệp mở nhiều tài khoản để thanh toán qua ngân hàng được dễ dàng và nhanh chóng. Đến năm 2008, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 82.719 triệu đồng, tăng 28,4% so với năm 2007. Cũng như năm 2007, loại tiền gửi này tăng lên là do sự tăng lên của cả tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng của cả 2 loại này để giảm xuống so với năm 2007 là do và năm 2008, cùng với sự phát triển của nền kinh tế địa phương thì nhu cầu vốn của khách hàng cũng tăng lên, hơn nữa trong năm giá cả hàng hoá tăng cao do lạm phát tăng nên các khách hàng này đã rút bớt tiền gửi để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình như đầu tư trang thiết bị, công Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 46 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy nghệ, mua nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh... Vì vậy, mà làm cho tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng trưởng với tốc độ thấp hơn nhiều so với năm 2007, chỉ đạt 28,4%. Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau tiền gửi tiết kiệm, khoảng từ 31% đến 34% trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Qua bảng số liệu 3-Tình hình huy động vốn của ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm, ta thấy tỷ trọng của loại tiền gửi này có nhiều biến động, tăng lên rồi giảm xuống trong năm 2008. Nhưng sự biến động này không đáng kể. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn đạt được sự tăng trưởng. Nhìn chung cùng với sự phát triển của địa phương thì các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn cũng không ngừng phát triển, quy mô ngày càng được mở rộng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng cũng tăng lên. Với các dịch vụ thanh toán hiện đại, đa dạng và mức cho phí hợp lý nên ngày càng nhiều khách hàng đến quan hệ với ngân hàng góp phần làm cho tiền gửi thanh toán cũng như tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên nhiều hơn. c)Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Tiền gửi của các tổ chức tín dụng là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng, khoảng từ 7,2% đến 9,2%. Qua 3 năm, tỷ trọng của loại tiền gửi này vẫn tăng lên đều đặn. Vào năm 2007, loại tiền gửi này đạt 14.022 triệu đồng, tăng 63,7% so với con số 8.564 triệu đồng của năm 2006. Đến 2008, con số này là 23.955 triệu đồng, tăng 9.933 triệu đồng hay tăng 70,8% so với năm trước. Như vậy, nhìn chung thì loại tiền gửi này vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt và ổn định hơn hai loại tiền gửi trên qua các năm. Chỉ riêng tiền gửi của các tổ chức tín dụng là đạt tốc độ tăng trưởng năm 2008 so với 2007 cao hơn tốc độ này của năm 2007 so với 2006 trong cả ba loại tiền gửi Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy VIB Cần Thơ đã đạt được sự tín nhiệm trong lòng các tổ chức tín dụng khác nên họ đã mở nhiều tài khoản gửi tiền hơn tại ngân hàng. Đây là một bước quan trọng trong quá trình khẳng định thương hiệu và tiềm năng phát triển của VIB Việt Nam nói chung và VIB Cần Thơ nói riêng. Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 47 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008) 4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng của DNVVN tại ngân hàng qua 3 năm Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngoài họat động huy động vốn nhằm chủ động được nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn được xem là hoạt động chủ yếu mà ngân hàng cần phải quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Trong thời gian qua, để hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả hơn cũng như để có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức cho vay của mình như: cho vay theo dự án, cho vay bảo lãnh, cho vay thuê mua… Trước đây, Ngân hàng Quốc tế VIB Việt Nam cho vay trung và dài hạn là chủ yếu nhưng trong những năm gần đây theo đà phát triển của đất nước cũng như để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng, ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, giảm dần cho vay trung và dài hạn. Đối với ngân hàng VIB Cần Thơ, đối tượng khách hàng doanh nghiệp đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là đối tượng khách hàng chính mà ngân hàng muốn khai thác. Với sự chuyển hướng trên, hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua đã có những diễn biến tích cực. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 48 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy Bảng 4 : Tình hình hoạt động tín dụng của DNVVN tại ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng (Nguồn: Phòng tổng hợp) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tương đối(%) Số tiền Tương đối(%) Tổng doanh số cho vay 161.120,2 100 455.306,4 100 508.788 100 294.186,2 182,6 53.481,6 11,7 1. Ngắn hạn. 113.589,7 70,5 299.136,3 65,7 423.311,6 83,2 185.546,6 163,3 124.175,3 41,5 2. Trung và dài hạn. 47.530,5 29,5 156.170,1 34,3 85.476,4 16,8 108.639,6 228,6 (70.693,7) (45,2) Tổng doanh số thu nợ 133.714,1 100 356.821,9 100 454.417,2 100 223.107,8 166,9 97.595,3 27,4 1. Ngắn hạn 89.722,2 67,1 233.004,7 65,3 368.986,8 81,2 133.282,5 148,6 135.982,1 58,4 2. Trung và dài hạn 43.991,9 32,9 123.817,2 34,7 85.430,4 18,8 79.825,3 181,5 (38.386,8) (31) Tổng dư nợ cho vay 109.645,9 100 208.130,4 100 262.501,2 100 98.484,5 89,8 54.370,8 26,1 1. Ngắn hạn 70.612 64,4 136.741,7 65,7 191.100,9 72,8 66.129,7 93,7 54.359,2 39,8 2. Trung và dài hạn 39.033,9 35,6 71.388,7 34,3 71.400,3 27,2 32.354,8 82,9 11,6 0,02 Nợ quá hạn 1.192,3 100 2.896,6 100 4.230,7 100 1.704,3 142,9 1.334,1 46,1 1. Ngắn hạn 379,4 31,8 655,9 22,6 906,5 21,4 276,5 72,9 250,6 38,2 2. Trung và dài hạn 812,9 68,2 2.240,7 77,4 3.324,2 78,6 1.427,8 175,6 1.083,5 48,4 Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 49 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua, chúng ta cần đi cụ thể vào từng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 4.2.1.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những diễn biến tốt, doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủ tục xin vay vốn, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Sau đây là tình hình doanh số cho vay trong 3 năm qua: Biểu đồ 3 : Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2006 2007 2008 Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung&dài hạn Doanh số cho vay có sự biến động theo hướng mở rộng cho vay. Cụ thể, vào năm 2006, tổng doanh số cho vay đạt 161.120,2 triệu đồng và tiếp tục tăng trong năm 2007, đạt 455.306,4 triệu đồng, tăng 294.186,2 triệu đồng hay tăng 182,6% so Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 50 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy với 2006. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng , tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Doanh số cho vay ở năm 2007 tăng so với năm 2006 là do năm 2007 tình hình kinh tế trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ có nhiều biến đổi, một bộ phận dân cư sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên họ có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, một bộ phận người chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên họ cần vay thêm vốn để đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh kinh doanh mới. Bên cạnh đó, Ngân hàng Quốc tế VIB hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại mà kể từ khi Thành Phố Cần Thơ trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung Ương thì do yêu cầu phát triển chung của Thành Phố, để góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và để tạo ra thế và lực mới góp phần đưa Thành Phố Cần Thơ sớm được công nhận là đô thị loại I trong những năm 2006 – 2010 theo mô hình “Cần Thơ là thành phố đồng bằng hiện đại, đô thị xanh ven sông Mê Kông trù phú, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thượng mại dịch vụ, trung tâm văn hoá thể thao, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ; là đầu mối giao thông vận tải trong cả nước và quốc tế; là trọng điểm chiến lược về quốc phòng an ninh của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước” cho nên có rất nhiều Khu chung cư, Khu đô thị mới, Khu công nghiệp... đã, đang và tiếp tục mọc lên mà điển hình là Khu công nghiệp Nam sông Cần Thơ. Chính vì vậy, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại ngày càng phát triển; do ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển cho nên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng rất cần có sự hỗ trợ vốn từ nhiều tổ chức khác nhau mà chủ yếu là sự hỗ trợ từ phía ngân hàng nên đã làm cho doanh số cho vay trong lĩnh vực ngày càng tăng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng VIB Cần Thơ là công nghiệp, xây dựng và thủy sản là do: có nhiều công trình được thi công cho nên nhu cầu về vốn của những khách hàng trong ngành xây dựng tăng cao, nhất thời họ chưa có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu này nên họ đã đến ngân hàng để vay vốn; còn đối với ngành công nghiệp do sự phát triển của địa phương và trước xu thế gia nhập WTO như hiện nay, những khách hàng trong ngành này cần nhiều vốn để đầu tư trang thiêt bị, công nghệ mới... Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 51 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy để mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thương trường để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho nên nhu cầu về vốn của họ tăng, mà lượng vốn để đầu tư cho ngành công nghiệp là rất lớn cho nên những khách hàng này chưa đáp ứng đủ và kịp thời lượng vốn này nên đã đến ngân hàng để vay vốn. Doanh số cho vay ở năm 2008 tiếp tục tăng so với năm 2007 là do quá trình quy hoạch tổng thể Thành Phố Cần Thơ vẫn đang tiếp tục diễn ra và ngày càng rầm rộ hơn, do yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới – thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng cao, hoạt động tín dụng của ngân hàng càng được mở rộng, khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình. Cụ thể, doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 161.120,2, 455.306,4, 508.788 triệu đồng và tăng trưởng với tốc độ là 182,6% năm 2007 và 11,7% năm 2008. Chỉ riêng năm 2008, doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn năm 2007, đó là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhìn vào bảng 4-Tình hình hoạt động tín dụng của DNVVN tại ngân hàng qua 3 năm, ta thấy trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với doanh số cho vay trung và dài hạn, khoảng từ 65% đến 83%. Tuy tỷ trọng cơ cấu có dịch chuyển qua các năm nhưng đây là biến động không đáng kể. Nhìn chung, ngân hàng đã mở rộng công tác cho vay nhưng chỉ chủ yếu là cho vay ngắn hạn còn công tác cho vay trung và dài hạn thì biến động không đều lúc tăng lúc giảm và luôn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng số cho vay. Sở dĩ như vậy là vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, những món vay mà ngân hàng cho khách hàng vay thường là những món vay tương đối lớn và nếu cho vay với thời gian dài thì khả năng phát sinh rủi ro rất cao. Nắm bắt được tình hình đó, ngân hàng đã hết sức thận trọng trong việc cấp tín dụng trung hạn và dài hạn. Cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt cho vay đối với những khách hàng vay trung và dài hạn khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vay vốn, có phương án đầu tư khả Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 52 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy thi, có kế hoạch trả nợ hữu hiệu để đảm bảo cho việc thu hồi nợ đúng hạn, nâng cao tính hiệu quả trong công tác cho vay của ngân hàng. 4.2.1.2 Doanh số thu nợ Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Nói cách khác, doanh số cho vay là điều kiện cần, còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động ngân hàng được duy trì và phát triển. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ. Sau đây chúng ta sẽ xét tình hình thu nợ của Ngân hàng qua biểu đồ sau: Biểu đồ 4 : Tình hình thu nợ của ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000 2006 2007 2008 Doanh số thu nợ Ngắn hạn Trung&dài hạn Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 53 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy Quan sát biểu đồ, ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng diễn ra khá tốt. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng cũng có sự gia tăng đáng kể. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ của ngân hàng được quan tâm nhiều hơn. Doanh số thu nợ của ngân hàng tăng liên tục qua ba năm với tốc độ tương đối cao. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng trưởng tương đối cao và ổn định như vậy là do cán bộ tín dụng rất tích cực trong công tác quản lý món vay, thu hồi nợ và thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, do nhu cầu vốn của các khách hàng ngày càng tăng lên nên muốn tiếp tục vay vốn của ngân hàng. Vì vậy, họ có ý thức trả nợ đúng hạn để giữ uy tín, duy trì quan hệ lâu dài với ngân hàng. Doanh số thu nợ năm 2007 là 356.821,9 triệu đồng, tăng 166,9% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số thu nợ đạt 454.417,2 triệu đồng, tăng 27,4% so với năm 2007. Điều này là do vào cuối năm 2007, nợ quá hạn của ngân hàng lên đến 2.896,6 triệu đồng, tăng 142,9%, vì vậy mà ngân hàng đã tập trung thu hồi nợ, tận thu nợ gốc và lãi. Đồng thời một số khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng đã nhanh chóng xử lý đối với trường hợp này bằng cách phát mãi tài sản, bán nợ cho công ty quản lý nợ thuộc Bộ Tài Chính để thu nợ nên góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng lên. Hơn nữa, trong năm đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các công ty thủy hải sản sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời đối tượng này cũng cần thêm vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô và tăng doanh số,... nên đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để có thể tiếp tục vay vốn. Trong những năm gần đây thì các ngành công nghiệp nhẹ và ngành thủy sản trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nhất là các đối tượng hoạt động chế biến xuất nhập khẩu. Vì vậy, hoạt động của các đối tượng này thu được lợi nhuận cao nên trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2007 tăng cao và tiếp tục tăng vào năm 2008. Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số thu nợ trung và dài hạn và tăng trưởng qua các năm. Điều này cho thấy các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng có khả năng thu hồi nợ tốt hơn. Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 54 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy Tuy nhiên, trong những năm qua, ngân hàng đã áp dụng biện pháp bán nợ, phát mãi tài sản để thu hồi vốn đã làm tổn thất đi một phần doanh thu của ngân hàng. Vì vậy, trong tương lai ngân hàng nên hạn chế việc sử dụng biện pháp này thông qua việc thẩm định kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn và quản lý tốt món vay cho đến khi món vay đến hạn, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong ba năm qua là khá tốt dù năm 2008 là năm ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát và suy thoái kinh tế. Doanh số thu nợ tăng cao trong những năm qua cho thấy sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà cón chú ý đến công tác theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng. Điều này cũng cho thấy công tác thẩm định của ngân hàng có hiệu quả góp phần làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng tốt. 4.2.1.3 Tình hình dư nợ Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Đây cũng là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô của hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Hầu hết các ngân hàng có dư nợ cao thường là những ngân hàng có quy mô hoạt động, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Sau đây là biểu đồ về tình hình dư nợ của ngân hàng trong 3 năm qua: Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 55 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy Biểu đồ 5: Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2006 2007 2008 Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung&dài hạn Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tình hình tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên qua các năm. Đây là điều đáng mừng vì nó cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Cụ thể vào năm 2007, dư nợ cho vay tăng 89,8% so với năm 2006. Nhưng vào năm 2008, tuy dư nợ của ngân hàng có tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn so với 2007, chỉ tăng 26,1%. Nguyên nhân làm cho dư nợ ở năm 2007 tăng cao là do ngân hàng đang mở rộng cho vay để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, mặt khác làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời là do doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm cộng với việc thu hồi nợ được thực hiện khá tốt. Ta thấy mức tăng của doanh số cho vay cao hơn mức tăng của dư nợ, điều này cho thấy được tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, dù ngân hàng cũng có những khoản nợ quá hạn. Bên cạnh đó, dư nợ 2007 tăng một phần cũng là do cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ bắt đầu có sự chuyển dịch vào các ngành công nghiệp nhẹ, thương mại dịch vụ và thủy sản, nhiều công trình với quy mô lớn được khởi công xây dựng, nhiều công ty thủy sản mới được thành lập cần sự hỗ trợ vốn của ngân Phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ GVHD : Nguyễn Thị Lương 56 SVTH : Nguyễn Minh Bảo Vy hàng... Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển cho nên nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng tăng dẫn đến doanh số cho vay tăng cao nên cũng góp phần làm cho dư nợ có sự gia tăng đáng kể. Năm 2008, dư nợ cho vay tăng ít một phần là do doanh số cho vay tăng ít. Vì lạm phát tăng cao, ngân hàng nhà nước muốn giảm bớt lượng tiền trong lưu thông nên đã tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại. Điều này dẫn đến việc ngân hàng không có đủ lượng tiền cần thiết để tuân thủ quyết định của ngân hàng trung ương nên đã tăng lãi suất huy động tiền gửi để có đủ tiền đáp ứng yêu cầu này. Do lãi suất huy động tăng cao buộc ngân hàng cho vay với lãi suất đầu ra cao, khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay. Thêm vào đó, sự tác động của suy giảm kinh tế làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng sản xuất mà không tiêu thụ được hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng VIB – Cần Thơ.pdf
Tài liệu liên quan