MỤCLỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------ 1
1.1. Sựcần thiếtcủa đề tài ---------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu nghiêncứu ------------------------------------------------------------ 1
1.2.1.Mục tiêu chung--------------------------------------------------------------- 1
1.2.2.Mục tiêucụ thể--------------------------------------------------------------- 2
1.3. Phạm vi nghiêncứu ------------------------------------------------------------- 2
1.3.1. Không gian ------------------------------------------------------------------- 2
1.3.2. Thời gian ---------------------------------------------------------------------- 2
1.3.3. Đốitượng nghiêncứu ------------------------------------------------------- 2
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan ----------------------------------------------- 3
CHƯƠNG 2 : PHƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ----------------------------------------------------------------------------------------- 4
2.1. Phương pháp luận --------------------------------------------------------------- 4
2.1.1. Tíndụng ---------------------------------------------------------------------- 4
2.1.2.Rủi ro tíndụng --------------------------------------------------------------- 7
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tíndụng---------------------- 9
2.2 Phương pháp nghiêncứu ------------------------------------------------------ 10
2.2.1. Phương pháp thu thậpsố liệu --------------------------------------------- 10
2.2.2. Phương pháp phân tíchsố liệu -------------------------------------------- 11
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆUVỀ NGÂN HÀNG ĐẦUTƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNHCẦN THƠ -------------------------------------------------------------- 12
3.1. Giới thiệuvề Ngân hàng Đầutư và Phát triển Việt Nam--------------- 12
3.2. Giới thiệuvề Ngân hàng Đầutư và Phát triểnCần Thơ --------------- 13
3.3. Chứcnăng và nhiệmvụcủa Phòng Thẩm định và Quản lý Tí n
dụng ---------------------------------------------------------------------------------------- 14
3.4. Cơcấutổ chức ------------------------------------------------------------------- 14
3.5. Quy trình tíndụngtại ngân hàng ------------------------------------------- 16
3.6. Khái quát hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng qua 3năm (2004-2006) --------------------------------------------------------------------------------------- 16
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNGRỦI RO TÍNDỤNGTẠI
NGÂN HÀNG QUA 3NĂM (2004-2006) ------------------------------------------ 19
4.1. Khái quátvềcơcấu nguồnvốn và tình hình huy độngvốncủa ngân
hàng qua 3năm -------------------------------------------------------------------------- 19
4.1.1. Khái quátvềcơcấu nguồnvốn ------------------------------------------- 19
4.1.2. Khái quátvề tình hình huy độngvốn ------------------------------------ 23
4.2. Phân tích hoạt động tíndụng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín
dụngtại ngân hàng ---------------------------------------------------------------------- 27
4.2.1. Phân tích hoạt động tíndụng ---------------------------------------------- 27
4.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tíndụng ----------------------------------- 35
4.3. Phân tích thực trạngrủi ro tíndụngtại ngân hàng --------------------- 39
4.3.1. Tình hìnhnợ quáhạn------------------------------------------------------- 39
4.3.2.Rủi ronợ quáhạn theo phân loạinợ ------------------------------------- 40
4.3.3.Rủi ronợ quáhạn phân theo ngành kinhtế ----------------------------- 43
4.3.4.Rủi ronợ quáhạn phân theo thành phần kinhtế ----------------------- 49
4.4. Nguyên nhândẫn đếnrủi ro tíndụngtại ngân hàng -------------------- 54
4.4.1.Rủi ro docơ chế chính sách nhànước ----------------------------------- 54
4.4.2.Rủi ro do khách hàng ------------------------------------------------------ 54
4.4.3. Do nguyên nhân khách quanbất khả kháng ---------------------------- 56
4.4.4.Rủi ro trong việcxử lý tàisản đảmbảo --------------------------------- 56
CHƯƠNG 5:MỘTSỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀHẠN CHẾRỦI
RO TÍNDỤNG ------------------------------------------------------------------------- 57
5.1. Chủ động phân tánrủi ro ----------------------------------------------------- 57
5.2. Phân tíchkỹvề khách hàng trước khi cho vay --------------------------- 58
5.3. Thực hiệnbảo hiểm tíndụng ------------------------------------------------- 59
5.4. Linh hoạt trong công tác thunợ --------------------------------------------- 59
5.5. Thay đổicơcấu tíndụng ------------------------------------------------------ 60
CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------- 61
6.1. Kết luận --------------------------------------------------------------------------- 61
6.2. Kiến nghị ------------------------------------------------------------------------- 6
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất thích hợp và các hình thức quảng cáo, quà tặng trúng
thưởng... đã thu hút dân cư và các tổ chức kinh tế đến gửi tiền ngày càng nhiều.
Từ đó, đả làm cho vốn huy động tăng lên liên tục trong những năm qua. Sự gia
tăng của vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm, mặc dù
tiền gửi tổ chức kinh tế có sự biến động nhưng cũng phần nào góp phần đến sự
gia tăng này.
Mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng lên nhưng tỷ trọng
nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do Ngân
hàng gặp nhiều khó khăn trog công tác huy động vốn, mà chủ yếu là từ lãi suất
huy động. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ là một Ngân hàng thương
mại quốc doanh nên lãi suất huy động vốn phải dựa vào lãi suất trần do Ngân
hàng Trung ương quy định, vì vậy mà lãi suất huy động của Ngân hàng thấp hơn
các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Điều này đã góp phần hạn chế khách hàng
đến gửi tiền. Để thấy rõ hơn tình hình vốn huy động trong những năm qua, chúng
ta quan sát biểu đồ sau:
Trang 24
Biểu đồ2: Cơ cấu vốn huy động qua 3 năm
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
2004 2005 2006
Năm
Số
ti
ền
(t
ri
ệu
đ
ồn
g)
- Tiền gửi TCKT
- Tiền gửi tiết kiệm
- Phát hành giấy tờ có giá
a/ Tiền gửi tiết kiệm:
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng chiếm tỷ trọng
cao nhất và tăng liên tiếp qua 3 năm. Trong những năm qua, thành phố Cần Thơ
ngày càng phát triển nên đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng
cao, đồng thời thì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của người dân cũng
tăng cao nên đem vốn nhàn rỗi của mình đến Ngân hàng để đảm bảo an toàn và
hưởng lãi suất. Mặc khác, một số người dân có tâm lý Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Cần Thơ là Ngân hàng thương mại nhà nước nên an toàn hơn các Ngân
hàng khác, cho nên mặc dù lãi suất còn thấp nhưng khách hàng vẫn đến gửi tiền.
Trong năm 2005, giá cả các sản phẩm, hàng hoá trên thị trường có nhiều biến
động, lạm phát tăng cao, do đó nhu cầu sử dụng tiền của khách hàng cũng tăng
cao nên ít gửi tiền vào Ngân hàng, ảnh hưởng làm cho loại tiền gửi này tăng với
tốc độ thấp. Năm 2005, loại tiền gửi này đạt 203.523 triệu đồng, tăng 6,91% so
với năm 2004. Trong năm 2005, như đã nói trên, người dân có nhu cầu sử dụng
tiền, ít gửi tiền vào Ngân hàng nhưng ta thấy loại tiền gửi này vẫn có sự gia tăng.
Nguyên nhân là do Ngân hàng đã linh hoạt hơn trong công tác huy động vốn, với
mức lãi suất phù hợp cùng với các hình thức tiết kiệm dự thưởng chia làm nhiều
đợt với trị giá giải đặc biệt lên đến cả tỷ đồng; đồng thời trong dịp tết 2005, Ngân
hàng còn có chương trình “Lộc xuân may mắn đến mọi nhà” với giải nhất là một
xe Toyota Camry trị giá 1 tỷ đồng nên đã thu hút được khách hàng.
Trang 25
Đặc biệt, Ngân hàng còn kết hợp với công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo
Việt) khuyến mãi “Bảo hiể tai nạn con người” khi khách hàng đến gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó là sự nhiệt tình, phong cách phục vụ lịch sự tận tình của đội ngũ
nhân viên nên thu hút được khách hàng đến gửi tiền, làm cho loại tiền gửi này
tăng lên trong năm và liên tục tăng cao trong năm 2006. Trong năm này, ngoài
các chương trình tiết kiệm dự thưởng thì Ngân hàng còn đưa ra chương trình mới
là “Ổ trứng vàng” thu hút được nhiều khách hàng. Điểm nổi bật của chương trình
này và cũng là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm tiết kiệm
khác có trên thị trường là tiện ích quản lý vốn tự động, lãi suất gia tăng theo mức
số dư tiền gửi ....Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã triển khai sản phẩm mới là tiết
kiệm rút dần thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Với các hình thức trên đã
làm cho tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng cũng như vốn huy động tăng lên đáng
kể trong năm 2006.
b/ Tiền gửi tổ chức kinh tế
Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đây là nguồn huy động đem lại cho
Ngân hàng nhiều thuận lợi nhất, bởi khách hàng chủ yếu là các đơn vị kinh tế để
thuận tiên cho việc thanh toán của mình đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng,
đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Do đó, mà trong cơ cấu loại tiền gửi này, tiền gửi
thanh toán chiếm tỷ trọng cao còn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp. Nhìn
vào biểu đồ ta thấy loại tiền giử này có nhiều biến động trog những năm qua
nhưng những biến động này không đáng kể. Năm 2005, tiền gửi tổ chức kinh tế
đạt 174.482 triệu đồng, giảm 3,85% so với năm 2004. Loại tiền gửi này giảm là
vì trong cơ cấu loại tiền gởi này thì tiền gời có kỳ hạn giảm xuống thấp. Bởi vì
trong năm cùng với sự phát triển của nền kinh tế địa phương thì nhu cầu vốn của
khách hàng cũng tăng lên, hơn nữa trong năm giá cả hàng hoá tăng cao do lạm
phát tăng nên các khách hàng này đã rút tiền gửi có kỳ hạn để phục vụ cho quá
trình hoạt động của mình như đầu tư trang thiết bị, công nghệ, muc nguyên vật
liệu, hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh... Vì vậy, mà làm cho
tiền gửi có kỳ hạn giảm mạh, từ đó làm cho tiền gởi tổ chức kinh tế giảm xuống.
Đến năm 2006, tiền gởi tổ chức kinh tế đạt 218.368 triệu đồng, tăng 25,15%
so với năm 2005. Loại tiền gửi này tăng mạnh chủ yếu là do sự tăng lên của tiền
gửi thanh toán. Năm 2006, bên cạnh các dịch vụ sẵn có của Ngân hàng như:
Trang 26
Western union, chuyển tiền trong nước, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán
hoá đơn.. thì Ngân hàng cũng đã có thêm dịch vụ mới là BIDV – Smart@acount,
đây là một gói dịch vụ về tiền gửi của BIDV chủ yếu dành cho các doanh nghiệp
nên cũng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến gửi tiền. Cùng với sự phát
triển của địa phương thì các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn củng không
ngừng phát triển, quy mô ngày càng được mở rộng và nhu cầu sử dụng các dịch
vụ thanh toán của Ngân hàng cũng tăng lên. Với các dịch vụ thanh toán hiện đại,
đa dạng và mức cho phí hợp lý nên ngày càng nhiều khách hàng đến quan hệ với
Ngân hàng góp phần làm cho tiền gửi thanh toán cũng như tiền gửi tổ chức kinh
tế tăng lên đáng kể.
c/ Phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu)
Còn đối với phát hành giấy tờ có giá thì đây là cũng là một công cụ huy
động vốn khá hiệu quả, do Ngân hàng phát hành nhằm mục đích kinh doanh
trong từng thời kỳ. Lượng tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá trong những
năm qua biến động rất phức tạp. Cụ thể năm 2004, huy động được 41.102 triệu
đồng. Sang năm 2005 thì giảm xuống, chỉ đạt 37.119 triệu đồng, giảm 9,69% so
với năm 2004. Năm 2006, huy động được 39.153 triệu đồng, tăng 5,48% so với
năm 2005. Việc phát hành giấy tờ có giá không những giúp Ngân hàng huy động
vốn mà đây còn là một hình thức quảng cáo rất tốt để nâng cao uy tín cho Ngân
hàng.
Mặc khác, Ngân hàng còn có những chính sách thu hút theo cách riêng của
mình như phong cách phục vụ thân thiện, ân cần gần gũi khách hàng hơn, nhận
tiền gửi tại nhà, trả lương qua tài khoản ATM... gằn kết công tác tín dụng với
công tác tuyên truyền vận động. Cùng với việc thực hiện một số dịch vụ hỗ trô để
tăng cường vốn huy động như: chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền...
nên cũng đã làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục trong
những năm qua.
Nhìn chung, công tác huy động vốn của Ngân hàng trong những năm qua
là tương đối tốt, biểu hiện là vốn huy động liên tục tăng qua 3 năm. Tuy nhiên,
thì Ngân hàngcần đưa ra nhiều biện pháp tích cực hơn để gia tăng vốn huy động
để nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (phải trên 60%) giúp Ngân hàng
có thể chủ động nguồn vốn.
Trang 27
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006)
4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, ngoài họat động huy động vốn
nhằm chủ động được nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn được xem là hoạt
động chủ yếu mà Ngân hàng cần phải quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập
cho Ngân hàng. Trong thời gian qua, để hoạt động tín dụng của Ngân hàng có
hiệu quả hơn cũng như để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác
trên địa bàn, Ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức cho vay của mình như: cho
vay theo dự án, cho vay bảo lãnh, cho vay thuê mua… Trước đây, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Cần Thơ cho vay trung và dài hạn là chủ yếu nhưng trong
những năm gần đây theo đà phát triển của đất nước cũng như để giảm thiểu rủi ro
cho hoạt động tín dụng, Ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, giảm dần
cho vay trung và dài hạn. Với sự chuyển hướng trên, hoạt động tín dụng của
Ngân hàng trong những năm qua đã có những diễn biến tích cực. Điều này được
thể hiện qua bảng sau:
Trang 28
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05
Chỉ tiêu
ST % ST % ST % ST % ST %
Doanh số cho vay 1.534.345 100,00 2.320.672 100,00 2.673.951 100,00 786.327 51,25 353.279 15,22
* Ngắn hạn 1.482.213 96,6 2.205.227 95,03 2.585.897 96,71 723.014 48,78 380.670 17,26
* Trung & Dài hạn 52.132 3,4 115.445 4,97 88.054 3,29 63.313 121,45 -27.391 -23,73
Dư nợ 630.161 100,00 885.775 100,00 808.045 100,00 255.614 40,56 -77.730 -8,78
* Ngắn hạn 513.130 81,43 773.605 87,34 703.561 87,07 260.475 50,76 -70.044 -9,05
* Trung & Dài hạn 117.031 18,57 112.170 12,66 104.484 12,93 -4.861 -4,15 -7.686 -6,85
Doanh số thu nợ 1.519.883 100,00 2.065.058 100,00 2.751.681 100,00 545.175 35,87 686.623 33,25
* Ngắn hạn 1.450.655 95,45 1.944.752 94,17 2.655.941 96,52 494.097 34,06 711.189 36,57
* Trung & Dài hạn 69.228 4,55 120.306 5,83 95.740 3,48 51.078 73,78 -24.566 -20,42
Nợ quá hạn 54.241 100,00 25.866 100,00 4.887 100,00 -28.375 -52,31 -20.979 -81,11
* Ngắn hạn 35.659 65,74 22.946 88,71 3.700 75,70 -12.713 -35,65 -19.246 -83,88
* Trung & Dài hạn 18.582 34,26 2.920 11,29 1.187 24,30 -15.662 -84,29 -1.733 -59,35
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn
Trang 29
Đế hiểu rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những
năm qua, chúng ta cần đi cụ thể vào từng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
4.2.1.1. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền
mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự
tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín
dụng.
Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những diễn
biến tốt, doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của
sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải
thiện thủ tục xin vay vốn, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Sau
đây là tình hình doanh số cho vay trong 3 năm qua:
Biểu đồ 3: Tình hình doanh số cho vay qua 3 năm
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
2004 2005 2006
Năm
Số
ti
ền
(t
ri
ệu
đ
ồn
g)
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung & Dài hạn
Doanh số cho vay có sự biến động theo hướng mở rộng cho vay. Cụ thể,
năm 2005 tăng 51,25% so với năm 2004 đạt 2.320.672 triệu đồng, đến năm 2006
tiếp tục tăng 15,22% so với năm 2005 đạt 2.673.951 triệu đồng. Nguyên nhân do
Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng vay vốn.
Doanh số cho vay ở năm 2005 tăng so với năm 2004 là do năm 2005 tình
hình kinh tế trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ có nhiều biến đổi, một bộ phận dân
cư sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên họ có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy
Trang 30
mô sản xuất kinh doanh, một bộ phận người chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên họ
cần vay thêm vốn để đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh kinh doanh mới. Bên cạnh
đó, do bản chất là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cho nên hoạt động cho vay chủ
yếu của Ngân hàng là cho vay trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng mà kể từ
khi Thành Phố Cần Thơ trở thành thành phố loại II trực thuộc Trung Ương thì do
yêu cầu phát triển chung của Thành Phố, để góp phần thiết thực vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và để tạo ra thế và lực mới góp phần đưa
Thành Phố Cần Thơ sớm được công nhận là đô thị loại I trong những năm 2006 –
2010 theo mô hình “Cần Thơ là thành phố đồng bằng hiện đại, đô thị xanh ven
sông Mê Kông trù phú, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thượng mại dịch vụ,
trung tâm văn hoá thể thao, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ; là đầu mối
giao thông vận tải trong cả nước và quốc tế; là trọng điểm chiến lược về quốc
phòng an ninh của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước” cho nên có rất nhiều
Khu chung cư, Khu đô thị mới, Khu công nghiệp... đã, đang và tiếp tục mọc lên
mà điển hình là Khu công nghiệp Nam sông Cần Thơ. Chính vì vậy, lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng ngày càng phát triển; do ở giai đoạn đầu của quá trình
phát triển cho nên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng rất cần có sự hỗ trợ vốn từ
nhiều tổ chức khác nhau mà chủ yếu là sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng nên đã làm
cho doanh số cho vay trong lĩnh vực ngày càng tăng. Hoạt động cho vay của
BIDV Cần Thơ công nghiệp và xây dựng là do: có nhiều công trình được thi
công cho nên nhu cầu về vốn của những khách hàng trong ngành xây dựng tăng
cao, nhất thời họ chưa có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu này nên họ đã đến Ngân
hàng để vay vốn; còn đối với ngành công nghiệp do sự phát triển của địa phương
và trước xu thế gia nhập WTO như hiện nay, những khách hàng trong ngành này
cần nhiều vốn để đầu tư trang thiêt bị, công nghệ mới... để mở rộng quy mô hoạt
động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thương trường để
có thể tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho nên nhu cầu về vốn của họ tăng,
mà lượng vốn để đầu tư cho ngành công nghiệp là rất lớn cho nên những khách
hàng này chưa đáp ứng đủ và kịp thời lượng vốn này nên đã đến Ngân hàng để
vay vốn.
Doanh số cho vay ở năm 2006 tiếp tục tăng so với năm 2005 là do quá
trình quy hoạch tổng thể Thành Phố Cần Thơ vẫn đang tiếp tục diễn ra và ngày
Trang 31
càng rầm rộ hơn, do yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới – thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế. Điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày
càng cao, hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng được mở rộng, khách hàng đến
giao dịch với Ngân hàng ngày càng thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính
của mình.
Nhìn chung, Ngân hàng đã mở rộng công tác cho vay nhưng chỉ chủ yếu
là cho vay ngắn hạn còn công tác cho vay trung và dài hạn thì biến động không
đều lúc tăng lúc giảm và luôn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng số cho vay. Sở
dỉ như vậy là vì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro,
những món vay mà Ngân hàng cho khách hàng vay thường là những món vay
tương đối lớn và nếu cho vay với thời gian dài thì khả năng phát sinh rủi ro rất
cao. Nắm bắt được tình hình đó, Ngân hàng đã hết sức thận trọng trong việc cấp
tín dụng trung hạn và dài hạn. Cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt cho vay đối với
những khách hàng vay trung và dài hạn khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về
vay vốn, có phương án đầu tư khả thi, có kế hoạch trả nợ hữu hiệu để đảm bảo
cho việc thu hồi nợ đúng hạn, nâng cao tính hiệu quả trong công tác cho vay của
Ngân hàng.
4.2.1.2. Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của Ngân hàng
chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử
dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn
trả nợ đúng hạn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách
hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Nói cách khác,
doanh số cho vay là điều kiện cần, còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt
động Ngân hàng được duy trì và phát triển. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là
một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ.
Sau đây chúng ta sẽ xét tình hình thu nợ của Ngân hàng qua biểu đồ sau:
Trang 32
Biểu đồ 4: Tình hình thu nợ qua 3 năm
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
2004 2005 2006
Năm
Số
ti
ền
(t
ri
ệu
đ
ồn
g)
Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung & Dài hạn
Quan sát biểu đồ, ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng diễn ra khá tốt.
Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì ta thấy doanh số thu nợ của Ngân
hàng cũng có sự gia tăng đáng kể. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ của
Ngân hàng được quan tâm nhiều hơn. Doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng liên
tục qua ba năm với tốc độ tương đối cao, trung bình trên 30%. Nguyên nhân
làmcho doanh số thu nợ tăng trưởng tương đối cao và ổn định như vậy là do cán
bộ tín dụng rất tích cực trong công tác quản lý món vay, thu hồi nợ và thường
xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, do nhu cầu vốn của các
khách hàng ngày càng tăng lên nên muốn tiếp tục vay vốn của Ngân hàng. Vì
vậy, họ có ý thức trả nợ đúng hạn để giữ uy tín, duy trì quan hệ lâu dài với Ngân
hàng.
Doanh số thu nợ ở năm 2005 đạt 2.065.058 triệu đồng, tăng 35,87% so với
năm 2004 là do cuối năm 2004 nợ quá hạn rất cao nên đầu năm 2005 Ngân hàng
đã tập trung thu hồi nợ, tận thu nợ gốc và lãi. Đồng thời một số khách hàng
không thể trả nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng đã nhanh chóng xử lý đối với
trường hợp này bằng cách phát mãi tài sản, bán nợ cho công ty quản lý nợ thuộc
Bộ Tài Chính để thu nợ nên góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng lên. Hơn
nữa, trong năm đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là ngành công
nghiệp hoạt động về công nghiệp nhẹ sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời đối
Trang 33
tượng này cũng cần thêm vốn để đầu tư công nghệ mới, mở rọng quy mô và tăng
doanh số,... nên đã trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng để có thể tiếp tục vay vốn.
Trong những năm gần đây thì các ngành công nghiệp nhẹ trên địa bàn
Thành Phố Cần Thơ hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nhất là các đối
tượng hoạt động chế biến xuất nhập khẩu. Vì vậy, hoạt động của các đối tượng
này thu được lợi nhuận cao nên trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đây chính là
nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng trong năm 2005
tăng và tiếp tục tăng cao vào năm 2006.
Năm 2006, doanh số thu nợ đạt 2.751.601 triệu đồng, tăng 33,25% so với
năm 2005. Các khách hàng thuộc ngành xây dựng của Ngân hàng hoạt động chủ
yếu trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình thường trả nợ chậm cho Ngân
hàng vì khi khách hàng này trúng thầu thực hiện công trình thường trả nợ chậm
cho Ngân hàng vì khi khách hàng này trúng thầu thực hiện công trình thì chủ đầu
tư là nhà nước thường cấp vốn chậm cho các khách hàng này. Cuối năm 2005,
các khách hàng này nhận được vốn từ nhà nước nên trả được các khoản nợ cũ
cho Ngân hàng đồng thờ cũng trả nợ gốc và lãi đúng hạn trong năm 2006 nên
làm cho doanh số thu nợ tăng cao. Ngoài ra, trong năm 2005 một số khách hàng
có nợ quá hạn cao thì Ngân hàng đã tăng cường, đôn đốc các khách hàng trả nợ
nếu không Ngân hàng sẽ xử lý khoản nợ này. Vì vậy mà sang năm 2006, một số
khách hàng này đã trả nợ để không bị xử lý tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, trong
những năm qua, Ngân hàng đã áp dụng biện pháp bán nợ, phát mãi tài sản để thu
hồi vốn đã làm tổn thất đi một phần doanh thu của Ngân hàng. Vì vậy, trong
tương lai Ngân hàng nên hạn chế việc sử dụng biện pháp này thông qua việc
thẩm định kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn và quản lý tốt món
vay cho đến khi món vay đến hạn, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt
động tín dụng của Ngân hàng.
Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong ba năm qua là khá
tốt. Doanh số thu nợ tăng cao trong những năm qua cho thấy sự nỗ lực, cố gắng
không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng trong thời gian qua, không chỉ mở rộng
tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà cón chú ý đến
công tác theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách
hàng rtả nỡ lãi đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng. Điều này cũng cho thấy
Trang 34
công tác thẩm định của Ngân hàng có hiệu quã góp phần làm cho hoạt động kinh
doanh Ngân hàng ngày càng tốt.
4.2.1.3. Tình hình dư nợ
Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về.
Đây cũng là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô của hoạt động tín dụng
trong từng thời kỳ. Hầu hết các Ngân hàng có dư nợ cao thường là những Ngân
hàng có quy mô hoạt động, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
Sau đây là biểu đồ về tình hình dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm qua:
Biểu đồ 5: Tình hình dư nợ qua 3 năm
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
900.000
1.000.000
2004 2005 2006
Năm
Số
ti
ền
(t
ri
ệu
đ
ồn
g)
Tổng dư nợ
Ngắn hạn
Trung & Dài hạn
Tình hình dư nợ của Ngân hàng biến động không đều qua các năm. Cụ thể
năm 2005 tăng 40,56% so với năm 2004, đến năm 2006 lại giảm 8,78% so với
năm 2005. Nguyên nhân làm cho dư nợ ở năm 2005 tăng cao là do Ngân hàng
đang mở rộng cho vay để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương,
mặc khác tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng, đồng thời do doanh số cho vay
tăng mạnh qua các năm cộng với việc thu nợ được thực hiện khá tốt nhưng mức
tăng của doanh số thu nợ vẫn còn thấp hơn mức tăng của doanh sốcho vay cho
nên dư nợ cũng tăng lên nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động
tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, dư nợ 2005 tăng một phần cũng là do cơ
cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ bắt đầu có sự chuyển dịch vào cácc
ngành công nghiệp nhẹ, thương mại dịch vụ, nhiều công trình với quy mô lớn
Trang 35
được khởi công... Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển cho nên nhu cầu
về vốn của khách hàng ngày càng tăng dẫn đến doanh số cho vay tăng cao nên
cũng góp phần làm cho dư nợ có sự gia tăng đáng kể. Dư nợ năm 2006 có phần
giảm sút so với năm 2005. Tuy nhiên dư nợ năm 2006 giảm không phải là do quy
mô của hoạt động tín dụng giảm mà chủ yếu là do công tác thu hồi nợ của Ngân
hàng đạt hiệu quả làm cho doanh số thu nợ tăng cao góp phần làm giảm dư nợ.
Sở dĩ như vậy là do năm 2006 những khách hàng tham gia chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ đã đi vào hoạt động ổn định, kinh doanh
có hiệu quả nên họ đã chủ động đến Ngân hàng để trả nợ; những khách hàng hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng các công trình thì đến đây họ cũng đã được thanh
toán toàn bộ phần nào số tiền của chủ đầu tư, số tiền này đủ để thực hiện việc chi
trả cho Ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo được tính hoạt động liên tục trong ngành
nghề kinh doanh của họ. Chính vì vậy làm cho dư nợ có phần giảm sút.
Nhìn chung, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác mở rộng cho vay và rất
chú trọng đến công tác thu hồi nợ, tận thu nợ gốc và lãi. Đặc biệt chung81 doanh
số thu nợ ờ nmă 2006 lớn hơn doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ dư nợ có
phần giảm sút nhưng vẫn diễn ra theo hướng mở rộng quy mô tín dụng, chất
lượng tín dụng ngày càng hiệu quả hơn.
4.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng qua 3 năm
Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh
chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ. Trong phần trên như đã phân
tích thì cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những diễn biến tốt. Tuy
nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động tín dụng thì chúng ta phải
dựa vào các chỉ tiêu tài chính như: vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, mức độ
rủi ro tín dụng… Trước khi đi vào phần đánh giá chúng ta quan sát bảng số liệu
sau:
Trang 36
Bảng 4: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006
Vốn huy động Tr.đồng 412.430 415.124 502.536
Tổng tài sản Tr.đồng 686.953 936.974 838.007
Doanh số cho vay Tr.đồng 1.534.345 2.320.672 2.673.951
Doanh số thu nợ Tr.đồng 1.519.883 2.065.058 2.751.681
Tổng dư nợ Tr.đồng 679.508 885.775 808.045
Dư nợ bình quân Tr.đồng 661.600 717.273 845.552
Nợ quá hạn Tr.đồng 54.241 25.866 4.887
Tổng dư nợ / Vốn huy động % 164,76 213,38 160,79
Vòng quay vốn tín dụng vòng 2,30 2,88 3,25
Thời gian thu nợ bình quân ngày 157 125 111
Hệ số thu nợ % 99,06 88,99 102,91
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 7,98 2,92 0,60
4.2.2.1. Tổng dư nợ / Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng trong
quá trình cho vay. Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng
còn thấp, thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này cao
nhất là vào năm 2005, bình quân cứ 213,38 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy
động tham gia. Nguyên nhân là do trong năm 2005, dư nợ của Ngân hàng tăng
trưởng cao 41,51% trong khi vốn huy động lại tăng rất thấp 0,65% nên khả năng
đáp ứng của vốn huy động để cho vay thấp. Qua 3 năm ta thấy mặc dù vốn huy
động của Ngân hàng tăng lên liên tiếp nhưng nguồn vốn huy động vẫn còn thấp,
chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Tuy nhiên, trong năm 2006 thì vốn huy động
có sự gia tăng đáng kể tạo nên sự chuyển biến về tỷ lệ Dư nợ / Vốn huy động.
Trong thời gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh cần thơ.pdf