Luận văn Phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆUU.7

1.1. SỰCẦN THIẾT CỦA ĐỀTÀI:.7

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀTÀI:.8

1.2.1. Mục tiêu chung:. 8

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:.8

1.3.1. Phạm vi vềthời gian và không gian:. 8

1.3.2. Phạm vi nội dung:. 8

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI:.9

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .10

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:.10

2.1.1. Khái niệm và bản chất tín dụng:.10

2.1.3. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảcủa hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín

dụng:.13

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.15

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và sốliệu:.15

2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu:.15

Chương 3: KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG.16

3.1. LỊCH SỬHÌNH THÀNH:.16

3.1.1. Vai trò hoạt động của Ngân Hàng:.16

3.1.2. Chức năng hoạt của ngân hàng:.17

3.1.3. Nội dung hoạt động:.17

3.2. CƠCẤU TỔCHỨC:.18

3.3. SƠLƯỢC TÌNH HÌNH HẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ2004 ĐẾN 2006):.20

3.4. KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ2004 ĐẾN 2006):.21

Chương 4 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG.24

4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG:.24

4.1.1. Phân tích hiệu quảhoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm (2004-2006):

.24

4.1.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng:.43

4.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG:.48

4.2.1. Nguyên nhân từphía khách hàng:.48

4.2.3. Nguyên nhân từmôi trường kinh doanh:.49

4.3. NHỮNG THIỆT HẠI DO RỦI RO TÍN DỤNG GÂY RA:.49

4.3.1. Đối với ngân hàng:.49

4.3.2. Đối với nền kinh tế:.50

Chương 5 : BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HỌAT ĐỘNG

TÍN DỤNG.51

5.1. NHỮNG BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG:.51

5.1.1. Biện pháp khắc phục rủi ro tín dụng:.51

5.1.2. Biện pháp góp phần hạn chếvà phòng ngừa rủi ro tín dụng:.51

5.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỪNGÂN HÀNG:.52

5.2.1. Vềnghiệp vụcho vay:.52

5.2.2. Vềnhân sự:.53

5.3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI ROKHÁC:.53

5.3.1. Đối với nguyên nhân khách quan:.53

5.3.2. Đối với nguyên nhân chủquan:.54

5.3.3. Xửlý từkhảnăng hiện có của ngân hàng:.54

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.55

6.1. KẾT LUẬN:.55

6.2. KIẾN NGHỊ:.56

6.2.1. Đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng:.56

6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước:.56

pdf62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng khi mà tình hình kinh tế luôn biến động như ngày nay. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự thiếu hụt nên cần phải có sự điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên (Hội sở), nhưng vốn điều chuyển từ năm 2004 đến năm 2006 có xu hướng giảm đáng kể, điều này cho thấy NHNO & PTNT Quận cái Răng ngày càng cải thiện mình để ngày càng phát triển, không lệ thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên. Cụ thể là: năm 2004 nguồn vốn là 161.959 triệu đồng, sang năm 2005 nguồn vốn của ngân hàng là 174.741 triệu đồng, tăng 12.782 triệu đồng. Trong đó vốn huy động năm 2005 tăng 36.662 triệu đồng so với năm 2004, nhưng vì vốn điều chuyển đã giảm 28.880 triệu đồng nên làm cho tỉ lệ tăng của tổng nguồn vốn còn 7,89%. Và đến năm 2006 nguồn vốn điều chuyển lại giảm 24.220 triệu đồng tương đương tỉ lệ là 67,97% so với năm 2005, còn nguồn vốn huy động vẫn tiếp tục tăng với tỉ lệ tăng là 9,25% tương đương 12.868 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vay vốn của người dân. 4.1.1.2. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 đến 2006): Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thì công tác huy động vốn là một trong những khâu quan trọng và có tính quyết định đối với sự ổn định, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để duy trì hoạt động của ngân hàng thì việc đầu tiên là phải tạo nguồn vốn để đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trôi chảy và thuận lợi. Vì vậy, việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, để có thể góp phần làm tăng trưởng đời sống kinh tế của người dân cũng như làm giàu thêm cho Quận nhà và tạo điều kiện phát triển cho ngân hàng. Sau khi phân tích sơ lược cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ta đã thấy được ưu thế của nguồn vốn huy động và thấy được khả năng huy động vốn của SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 26 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT NHNO & PTNT Quận Cái Răng. Và chúng ta không phải dừng lại ở đó mà chúng ta phải tìm hiểu kỹ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng. Trong thời gian qua, ngân hàng đã gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn nhưng ngân hàng vẫn giữ và ổn định được nguồn vốn và còn có chiều hướng tăng lên qua các năm. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Tiền gởi TT 48.683 61.985 52.605 13.302 27,32 -9.380 -15,13 - Không kỳ hạn 48.683 61.985 52.587 13.302 27,32 -9.398 -15,16 - Có kỳ hạn 0 0 18 - - 18 - Tiền gửi tiết kiệm 52.505 75.017 97.330 22.512 42,88 22.313 29,74 - Không kỳ hạn 2.676 3.166 3.817 490 18,31 651 20,56 - Có kỳ hạn 49.673 71.776 92.713 22.103 44,50 20.937 29,17 - Tiết kiệm khác 156 75 800 -81 -51,92 725 966,67 Kỳ phiếu 1.257 2.105 2.040 848 67,46 -65 -3,09 Tổng nguồn vốn huy động 102.445 139.107 151.975 36.662 35,79 12868 9,25 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh NHNO & PTNT Quận Cái Răng) (TT: Thanh toán) Trong đó, khoản mục quan trọng giúp ngân hàng chủ động được trong việc sử dụng nguồn vốn huy động đó là khoản mục tiền gửi có kì hạn. Đối với khoản mục này không những tăng qua các năm mà còn tăng với tốc độ ngày càng lớn và được biểu hiện rõ thông qua biểu đồ sau: SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 27 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2004 2005 2006 Năm Tr iệ u đồ ng Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi khác Kỳ phiếu Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006) a. Tiền gửi thanh toán: Đây là tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng, nó bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn. Ngày nay, hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội, thì sự phát triển ngày càng cao trong quan hệ thanh toán giữa các tổ chức kinh tế là không thể thiếu, đòi hỏi phải nhanh và có sự an toàn; từ đó, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng để nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình vì ngân hàng là nơi đáng tin cậy. Ngoài ra, ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, thuận tiện và góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhìn chung, lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động. Cụ thể năm 2004 tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế (bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn) là 48.683 triệu đồng, chiếm 47,52% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó chủ yếu là tiền gửi thanh toán không kỳ hạn đạt 48.683 triệu đồng. Vì đa số các khách hàng là doanh nghiệp, họ cần xoay trở tiền liên tục nên họ sẽ thường xuyên rút vốn. Sang năm 2005, lượng tiền gửi thanh toán đã tăng nhiều, tăng 13.302 triệu đồng SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 28 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT so với năm 2004, tương đương tỉ lệ 27,32%, vẫn là tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm đa số. Đến năm 2006, tiền gửi thanh toán là 52.587 triệu đồng, giảm 9.398 triệu đồng so với năm 2005, tương đương với tỉ lệ là 15,16%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm đó là do năm 2006 có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, các ngân hàng tư nhân thì không ngừng nỗ lực gây sự chú ý đối với khách hàng bằng những chiêu khuyến mãi, cùng với việc các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, còn chỉ số giá tiêu dùng lại tiếp tục lên cao. b. Tiền gửi tiết kiệm: Đây là loại tiền gửi không kém phần quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng, thu hút lượng tiền nhà rỗi trong dân cư. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chia làm hai loại: tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Nhìn chung, lượng tiền gửi tiết kiệm điều tăng qua 3 năm, chiếm tỉ trọng khá lớn (hơn 50%) trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể, năm 2004 tiền gửi tiết kiện đạt 52.505 triệu đồng, chiếm 51,25% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đạt 49.673 triệu đồng. Sang năm 2005, tiền gửi tiết kiệm tăng hơn, đạt 75.017 triệu đồng hay tăng 42,88% so với năm 2004 và chiếm 53,93% tổng số vốn huy động. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỉ lệ khá cao 71.776 triệu đồng, chiếm đến 95.56% tiền gửi tiết kiệm, phần còn lại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đạt 3.166 triệu đồng, tăng 490 triệu đồng so với năm 2004. Đạt được kết quả như vậy là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho nên khách hàng đầu tư vào loại tiền gửi này và xem đây là hình thức đầu tư hiệu quả cao. Đến năm 2006, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng nhưng không nhiều, đạt 97.330 triệu đồng, tăng 22.313 triệu đồng so với năm 2005 và chiếm 60,04% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gửi có kỳ han đạt 92.713 triệu đồng chiếm 95,26% trong tiền gửi tiết kiệm, tăng 29,17% so với năm 2005, số còn lại là tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, còn có khoản tiền gửi tiết kiệm khác, tuy lượng tiền gửi tuy không nhiều nhưng cũng góp phần làm tăng tiền gửi tiết kiệm. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 29 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm là nhờ vào việc ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm vừa qua ngân hàng đã có mức lãi suất hợp lí. Bên cạnh đó, do cuộc sống người dân trên địa bàn ngày càng khá hơn, thu nhập của họ ngày càng cao. Và cũng nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên ngân hàng đã chỉ dẫn người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền là tiền của họ sẽ được an toàn, ngoài ra còn có thể sinh lời và có thể rút ra khi cần sử dụng. c. Kỳ phiếu: Cuối cùng, ta xét đến khoản huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu), mặc dù nó chiếm tỉ trọng không lớn nhưng cũng đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động. Năm 2005 đạt 2.155 triệu đồng tăng 848 triệu đồng so với năm 2004. Và đến năm 2006 thì lượng huy động này đạt 2040 triệu đồng giảm 65 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 3,09%. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động được trong việc cân đối cho vay và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Việc huy động tiền gửi của khách hàng không những đem lại cho khách hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để quy định rút vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó. 4.1.1.3. Phân tích hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT Quận Cái Răng: Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, bởi vậy để một ngân hàng tồn tại, đòi hỏi hoạt động tín dụng phải thật sự hiệu quả. Với hình thức “đi vay để cho vay” NHNO & PTNT Quận Cái Răng ngoài việc huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng thì rất chú ý đến việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và để hiểu rõ hơn về qui mô và chất lượng tín dụng của ngân hàng, ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu liên quan thông qua thời gian 3 năm (2004-2006): SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 30 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT a. Doanh số cho vay: Như ta đã biết, doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay cũng thể hiện sự tăng trưởng của công tác tín dụng. Tuy nhiên, do ngân hàng hoạt động dưới hình thức đi vay để cho vay nên để ngân hàng hoạt động thực sự thật sự hiệu quả thì phải có sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay, tránh tình trạng nguồn vốn bị ứng đọng. Hiểu rõ được vấn đề này, NHNO & PTNT Quận cái Răng đã có những chính sách sử dụng vốn một cách hợp lí, vì vậy hoạt động của ngân hàng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NHNO & PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Cho vay ngắn hạn 79.536 130.434 124.313 50.898 63,99 -6.121 -4,69 Cho vay trung hạn 30.083 32.327 27.385 2.244 7,46 -4.942 -15,29 Tổng cho vay 109.619 162.761 151.698 53.142 48,48 -11.063 -6,80 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Quận Cái Răng) Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh số cho vay đã thay đổi qua 3 năm. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao hơn doanh số cho vay trung hạn qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm hơn 50% tổng doanh số cho vay và theo thời gian nó càng tiến gần tổng doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2004, cho vay ngắn hạn đạt 79.536 triệu đồng, chiếm 72,56% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2005, cho vay ngắn hạn đạt 130.434 triệu đồng, chiếm 80,14%, tăng 50.898 triệu đồng so với năm 2004, tương đương tỉ lệ là 63,99%, đây là một tốc độ tăng khá nhanh. Do trong thời gian này nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao để cải tiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào làm ăn, buôn bán vì đây cũng là thời gian mà người dân đang gặp khó khăn trong việc tạo nguồn vốn do có sự ảnh hưởng khách quan của dịch bệnh, giá cả thị trường lại biến động. Đến năm 2006 thì doanh số cho vay ngắn hạn cũng SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 31 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT đã giảm nhưng không nhiều; cụ thể năm 2006 cho vay ngắn hạn đạt 124.313 triệu đồng, giảm 6.121 triệu đồng, tương đương 4,69% so với năm 2005. Nguyên nhân là do xảy ra vấn đề khó khăn cho các khách hàng vay vốn trong năm 2005, làm cho một số khách hàng không thể trả nợ vay cho ngân hàng nên ngân hàng đã không thể cho vay tiếp tục. Bên cạnh đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng nhưng cho vay trung hạn cũng góp phần không nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể, năm 2004 đạt 30.083 triệu đồng chiếm 27,44% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2005, cho vay trung hạn đạt 32.327 triệu đồng đạt 19,86%, rõ ràng đã có sự gia tăng về số lượng, tăng 2.244 triệu đồng so với năm 2004, nhưng về tỉ trọng thì đã giảm. Đến năm 2006, cho vay trung hạn đã giảm rõ rệt, giảm 4.942 triệu đồng so với năm 2005, tương đương với tỉ lệ giảm là 15,29%. Từ đó, cho thấy ngân hàng đã có sự chuyển dịch giữa lĩnh vực cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn mặc dù sự chuyển dịch không lớn lắm. Để rõ hơn vấn đề này, ta xem biểu đồ sau: 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2004 2005 2006 Năm Tr iệ u đồ ng Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Biểu đồ 3: Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006) Tóm lại, tình hình cho vay của ngân hàng như thế đã khá tốt, dĩ nhiên từ năm 2005 đến năm 2006 có sự chậm lại, nhưng đó là do sự ảnh hưởng khách quan của dịch bệnh đến người dân; bên cạnh đó, giá cả đầu vào của các mặt hàng lại tăng, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đa số người dân vay vốn. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 32 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT Nhưng dù sao, với sự tăng trưởng này, cũng là sự nỗ lực hết mình của cán bộ tín dụng của ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng ngày càng cải thiện hơn. Từ đó cho thấy uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao. b. Doanh số thu nợ: Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng một cách chính xác hơn thì chúng ta không chỉ đánh giá thông qua doanh số cho vay của ngân hàng mà ta phải xét đến doanh số thu nợ, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Cho vay đã là một chuyện khó thì việc thu nợ lại càng khó hơn. Thường thì mục đích cuối cùng của ngân hàng là đồng vốn quay lại với đúng chức năng của nó. Bất cứ ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển, hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giá đúng khách hàng, tiến hành thu nợ một cách tốt nhất mà còn phải biết cách đề phòng những rủi ro. Nếu khách hàng trả nợ vay cho ngân hàng luôn đúng hạn thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình có hiệu quả và qua đó cũng phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho nên, doanh sốn cho vay là điều kiện cần còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động được duy trì và phát triển. Trong thời gian qua, bằng sự cố gắng của mình, NHNO & PTNT Quận Cái Răng đã đạt được kết quả thu nợ theo bảng số liệu sau: Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Thu nợ ngắn hạn 48.727 98.163 125.483 49.436 101,46 27.320 27,83 Thu nợ trung hạn 12.286 17.802 20.160 5.516 44,90 2.358 13,25 Tổng thu nợ 61.013 115.965 145.643 54.952 90,07 29.678 25,59 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Quận Cái Răng) Tuy nhiên, doanh số thu nợ trung hạn cũng góp phần không nhỏ trong tổng doanh số thu nợ. Biểu đồ sau cho ta thấy rõ hơn: SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 33 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2004 2005 2006 Năm Tr iệ u đồ ng Thu nợ ngắn hạn Thu nợ trung hạn Biểu đồ 4: Doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ qua 3 năm tăng lên, đây là 1 kết quả tốt, báo hiệu hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả. Cụ thể, năm 2004 doanh số thu nợ của ngân hàng là 61.013 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá cao trong doanh số thu nợ, đạt 48.727 triệu đồng và chiếm 79,86% tổng doanh số thu nợ, phần còn lại là doanh số thu nợ trung hạn, đạt 12.286 triệu đồng. Sang năm 2005, cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể, đạt 115.965 triệu đồng, tăng 90,07% so với năm 2004. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 98.163 triệu đồng, tăng 49.436 triệu đồng hay tăng 101,46% so với năm 2004 và chiếm tới 84,65% tổng doanh thu số nợ. Nguyên nhân là do ngân hàng đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với những khoản vay đến hạn. Đến năm 2006, doanh số thu nợ tăng 25,59% so với năm 2005. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 27.320 triệu đồng, tương đương 27,83% so với năm 2005, còn lại là doanh số cho vay trung hạn, tăng 2.358 triệu đồng, tương đương 13,25%, còn doanh số cho vay lại giảm 6,8% so với năm 2005. Nguyên nhân là do mỗi năm ngân hàng thu nợ từ một số khoản nợ trả chậm, nợ khoanh, SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 34 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT nợ thu bất thường. Vì vậy doanh số thu nợ ngoài các khoản cho vay chủ yếu còn phát sinh thêm một số khoản bất thường khác. Tóm lại, việc thu hồi nợ của ngân hàng có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả đó là do ngân hàng có những chính sách mới phù hợp hơn trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng, bên cạnh đó, các chính sách pháp luật của Nhà nước cũng tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động dễ dàng hơn. c. Tình hình dư nợ: Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động của ngân hàng, nhưng ta không chỉ dựa vào dư nợ mà phản ánh được thực trạng tín dụng của ngân hàng trong một thời điểm nhất định. Ta cũng không khẳng định được dư nợ tăng cao là tốt hay dư nợ giảm là xấu. Trong một thời kỳ, nếu doanh số cho vay tăng và đồng thời doanh số thu nợ tăng, lúc đó mức dư nợ thấp thì hoạt động tín dụng có hiệu quả. Việc phân tích kết hợp với nợ quá hạn cho phép ta phản ánh một cách chính xác hơn hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ta có thể biết rõ hơn về tình hình dư nợ của NHNO & PTNT Quận Cái Răng qua việc xem xét bảng số liệu và biểu đồ sau: Bảng 6: TỔNG DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Tổng dư nợ ngắn hạn 55.881 88.152 86.982 32.271 57,75 -1.170 -1,33 Tổng dư nợ trung hạn 30.270 44.795 52.020 14.525 47,98 7.225 16,13 Tổng dư nợ 86.151 132.947 139.002 46.796 54,32 6.055 4,55 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Quận Cái Răng) SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 35 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2004 2005 2006 Năm Tr iệ u đồ ng Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn BBiểu đồ 5: Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006) Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ đều tăng qua 3 năm, tuy nhiên dư nợ ngắn hạn năm 2006 có giảm so với năm 2005 nhưng không nhiều. Năm 2004, tổng dư nợ đạt 86.151 triệu đồng, trong đó nợ ngắn hạn đạt 55.881 triệu đồng, chiếm 64,86%, phần còn lại là dư nợ trung hạn đạt 30.270 triệu đồng. Bước sang năm 2005 thì dư nợ của ngân hàng tăng 46.796 triệu đồng hay tăng 54,32% so với năm 2004, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng cả về số lượng lẫn tỉ trọng, chiếm 66,31% trong tổng dư nợ, phần còn lại là dư nợ trung hạn đạt 44.795 triệu đồng mặc dù tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỉ trọng so với năm 2004; ta thấy tình hình dư nợ năm 2005 của ngân hàng có sự chuyển biến tích cực, nguyên nhân là do ngân hàng đã chủ động được việc huy động vốn và doanh số cho vay tăng, điều đó góp phần làm cho dư nợ của ngân hàng tăng. Đến năm 2006 tình hình dư nợ của ngân hàng vẫn tăng nhưng đã chậm lại, năm 2006 đạt 139.002 triệu đồng, tăng 6.055 triệu đồng, hay tăng 4,55% so với năm 2005. Trong đó, phần gia tăng chủ yếu là dư nợ trung hạn, tăng 7.225 triệu đồng hay tăng 16,13% so với năm 2005, rõ ràng dư nợ trung hạn đã gia tăng cả về số lượng lẫn tỉ trọng; riêng dư nợ ngắn hạn lại giảm 1.170 triệu đồng, tương đương 1,33% so với năm 2005. Nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay giảm cũng ảnh hưởng đến tình hình dư nợ; bên cạnh đó có một số người dân do SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 36 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT làm ăn có hiệu quả và một số được tiền bồi thường từ việc qui hoạch của Nhà nước nên tình hình dư nợ ngắn hạn cũng giảm đi. Như vậy, với tình hình dư nợ như trên thì có thể nói ngân hàng đã cung ứng một lượng vốn đáng kể cho nền kinh tế của Quận còn ngân hàng thì đã thực hiện được phương châm mở rộng tín dụng, nâng cao dư nợ cho vay để phát huy tối đa khả năng sử dụng vốn, nhưng chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn. d. Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng: Trong bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào đó khi bắt đầu kinh doanh dù ở lĩnh vực nào thì cũng tồn tại một rủi ro tiềm ẩn, trong một số các rủi ro có thể lường được, nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro khó có thể tránh. Đặc biệt là đối với lĩnh vực ngân hàng, luôn tiềm ẩn những rủi ro đáng ngại, nếu như ta không tìm cách khắc phục thì khó có thể đứng vững và tồn tại lâu dài. Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là việc thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn không được thực hiện đúng; điều đó có nghĩa là khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, từ đó sẽ làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn, nhu cầu về vốn thì không được đáp ứng một cách triệt để, vòng quay tín dụng bị gián đoạn. Hay nói cách khác, khi nợ quá hạn phát sinh cao thì rủi ro của ngân hàng trong hoạt động tín dụng càng lớn. Để hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả thì việc quản lý nợ quá hạn là việc cần thiết đối với hầu hết các ngân hàng. Để biết rõ hơn về tình hình nợ quá hạn của NHNO & PTNT Quận Cái Răng ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 7: NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Nợ quá hạn ngắn hạn 115 150 320 35 30,43 170 113,33 Nợ quá hạn trung hạn 15 3 50 -12 -80 47 - Tổng nợ quá hạn 130 153 370 23 17,69 217 141,83 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Quận Cái Răng) SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 37 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 0 50 100 150 200 250 300 350 2004 2005 2006 Năm Tr iệ u đồ ng Nợ quá hạn ngắn hạn Nợ quá hạn trung hạn Biểu đồ 6: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006) Qua bảng số liệu cho thấy tổng nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm có xu hướng tăng, đặc biệt từ năm 2005 sang năm 2006, nợ quá hạn lại tăng cao. Năm 2004, tổng nợ quá hạn 130 triệu đồng trong đó nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao, chiếm 88,46% tổng nợ quá hạn. Sang năm 2005, tổng nợ quá hạn lại tăng 23 triệu đồng tương đương 17,69% so với năm 2004. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn gia tăng cả về số lượng lẫn tỉ trọng, tăng 30,43% so với năm 2004 và chiếm 98,04% tổng nợ quá hạn. Đối với nền kinh tế của Quận thì nông nghiệp luôn là thế mạnh mà đặc biệt là nghề trồng lúa, chăn nuôi và trồng cây ăn trái, vì thế chúng có đặc điểm là thu hoạch trong ngắn hạn; và thời gian qua thì tình hình luôn biến động, thiên tai, dịch bệnh đã diễn biến khá phức tạp và tác động dữ dội đến việc làm ăn, kinh doanh của người dân, ảnh hưởng lớn nhất người dân phải chịu đó là dịch cúm H5N1 tàn phá mạnh mẽ…tất cả đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn và không trả được lãi và vốn vay là tất yếu trong thời gian này. Đến năm 2006, nợ quá hạn lại tăng đột biến, tăng 217 triệu đồng tương đương 142% so với năm 2005. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn vẫn tăng về số lượng nhưng về mặt tỉ trọng đã giảm, chiếm 86,47%, nợ quá hạn trung hạn lại tăng về cả số lượng lẫn tỉ trọng, tăng 47 triệu đồng tương đương 1.566% so với năm 2005. Số nợ quá hạn vẫn tập trung vào nông nghiệp và hộ sản xuất kinh SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 38 GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT doanh là chủ yếu, đến thời gian này thì tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn ra, thêm vào đó, giá cả đầu vào như phân bón, xăng dầu kể cả nhân công đều tăng rõ rệt, càng làm cho việc sản xuất kinh doanh của người dân gặp khó khăn về vốn. Từ đó khách hàng không đủ khả năng trả những khoản nợ đã đến hạn mà phải kéo dài thời gian mới thanh toán được nợ, đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng luôn tăng trong hai năm qua. Nợ quá hạn tăng qua các năm chứng tỏ những năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng của ngân hàng phải chịu khá nhiều rủi ro. Nhưng dù sao tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn còn nằm ở mức cho phép, nhưng xét cho cùng thì nên khống chế lại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng.pdf
Tài liệu liên quan