Luận văn Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC

Trang

CHưƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2

1.3. Các giải thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu . 2

1.3.1. Giả thuyết cần kiểm định . 2

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu . 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu. 3

1.4.1. Giới hạn về không gian . 3

1.4.2. Giới hạn về thời gian . 3

1.4.3. Giới hạn về nội dung . 3

1.4.4. Đối tượng nghiên cứu . 3

1.5. Lược khảo tài liệu . 3

CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận . 5

2.1.1. Khái niệm về dự án. 5

2.1.2. Dự án phát triển . 6

2.1.2.1. Khái niệm về sự phát triển . 6

2.1.2.2. Dự án phát triển . 6

2.1.2.3. Vai trò của dự án . 6

2.1.2.4. Phân loại dự án. 7

2.1.3. Các thuật ngữ . 7

2.1.3.1. Tác động. 7

2.1.3.2. Đánh giá . 8

2.1.3.3. Thu nhập của nông hộ . 8

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 9

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 9

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 9

CHưƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN VÀ ĐỜI SỐNG NGưỜI DÂN

KHMER TỈNH TRÀ VINH

3.1. Tổng quan về Trà Vinh . 14

3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 14

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội . 15

3.1.2.1. Dân số và lao động . 15

3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế . 17

3.1.2.3. Giáo dục và y tế . 19

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng . 20

3.2. Giới thiệu về dựa án Nâng cao Đời sống . 21

3.2.1. Giới thiệu về CIDA . 21

3.2.2. Dự án Nâng cao Đời sống . 21

3.2.2.1. Mục đích và kết quả mong đợi. 22

3.2.2.2. Đối tượng của dự án . 22

3.2.2.3. Kinh phí hoạt động của dự án . 23

3.3. Một số chương trình và dự án khác . 24

3.3.1. Chương trình 135 . 24

3.3.2. Dự án AAV . 25

3.3.3. Phối hợp giữa dự án NCĐS với các chương trình dự án khác . 25

CHưƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI

SỐNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGưỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH

4.1. Khái quát về hộ Khmer trong vùng dự án . 27

4.1.1. Thông tin chung. 27

4.1.2. Đời sống kinh tế . 28

4.2. Tình hình tham gia dự án . 32

4.2.1. Mức độ tiếp cận dự án Nâng cao đời sống cảu người Khmer . 32

4.2.2. Hình thức hỗ trợ của dự án . 34

4.2.3. Các hoạt động sản xuất của nhóm trong dự án . 36

4.2.4. Nhu cầu hỗ trợ và mức độ đáp ứng đối với các hộ Khmer . 37

4.3. Phân tích tác động của dự án NCĐS đến thu nhập của người Khmer

tỉnh Trà Vinh . 39

4.3.1. Tác động của dự án đến thu nhập của người Khmer . 39

4.3.2. Tác động của dự án đến hoạt động tạo thu nhập của người Khmer . 44

4.3.2.1. Việc làm . 44

4.3.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật . 45

4.3.2.3. Mô hình sản xuất . 47

4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người Khmer tham

dự án Nâng cao Đời sống tỉnh Trà Vinh . 51

CHưƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP NGưỜI KHMER

TỈNH TRÀ VINH

5.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp . 54

5.1.1. Những điểm mạnh . 54

5.1.2. Những điểm yếu . 54

5.1.3. Các cơ hội . 55

5.1.4. Các thách thức . 55

5.2. Giải pháp nâng cao thu nhập người Khmer tỉnh Trà Vinh . 58

5.2.1. Giải pháp nâng cao thu nhập . 58

5.2.1.1. Giải pháp về lao động . 58

5.2.1.2. Giải pháp về vốn . 58

5.2.1.3. Hoạt động sản xuất . 59

5.2.1.4. Giải pháp về thị trường . 59

5.2.1.5. Giải pháp về quản lý . 59

5.2.2. Đối với các chương trình – dự án hỗ trợ . 60

CHưƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận . 61

6.2. Kiến nghị . 6

pdf87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động. 3.3.2. Dự án AAV AAV (ActionAid Việt Nam) là tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam từ năm 1989 tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Dự án AAV tại Trà Vinh chủ yếu được triển khai tại huyện Cầu Ngang với các hoạt động như: - Đào tạo và trang bị thiết bị cho các cán bộ thú y, cải thiện các dịch vụ khuyến nông cấp xã. - Giáo dục cơ bản: Đào tạo và hỗ trợ ban ngành của đối tác, nâng cấp lớp học ở cấp tiểu học. - Bình đẳng giới: giúp tăng cường sự tham gia của nữ giới trong đời sống. Tập huấn về nhận thức và nhạy cảm về giới cho các bộ AAV và đối tác, lồng ghép vấn đề công bằng và bình đẳng giới vào tất cả các chương trình phát triển. 3.3.3. Tình hình kết hợp giữa dự án Nâng cao Đời sống với các chƣơng trình và dự án khác Dự án NCĐS kết hợp với các chương trình và dự án khác thông qua việc lồng ghép các lớp tập huấn và tổ chức tham quan thực tế cho các hộ dân tham gia dự án. Ngoài ra, còn hỗ trợ cán bộ nâng cao nâng lực quản lý các chương trình, dự án khác. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 26 SVTH: Lương Thanh Phong BẢNG 9: TÌNH HÌNH PHỐI HỢP GIỮA DỰ ÁN NCĐS VỚI CÁC CHƢƠNG TRÌNH KHÁC ĐVT: % Tiêu chí N Tỷ lệ Tỷ lệ phối hợp 20 70 Dự án 135 20 10 Dự án AAV 20 5 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 30% địa phương được hỏi không có các dự án khác đang thực hiện song song với dự án NCĐS Sống hoặc không kết hợp được do mục tiêu không phù hợp. Số còn lại đa phần kết hợp với những chương trình cấp tỉnh, huyện như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm… Những công tác này được nhắc rõ trong nghị quyết hàng năm của Xã. Trong số đó, đáng chú ý là dự án 135 của chính phủ và dự án AAV, đây là 2 dự án có xây dựng mô hình nuôi bò và các lớp tập huấn kỹ thuật đã được kết hợp lồng ghép nhiều với dự án NCĐS. Cán bộ cũng đánh giá cao dự án NCĐS vì hỗ trợ toàn diện về vốn, mặt hiện vật và kỹ thuật, trong khi dự án 135 và AAV chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ vốn. Tỷ lệ kết hợp với 2 dự án này lần lượt là 10 %và 50%. Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 27 SVTH: Lương Thanh Phong CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƢỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH 4.1. KHÁI QUÁT VỀ HỘ KHMER TRONG VÙNG DỰ ÁN 4.1.1. Thông tin chung Chỉ có một số địa phương được xem như không có người Khmer do di cư đến trong thời gian ngắn hoặc một vài trường hợp kết hôn với người Kinh… Ngoài ra, hầu hết các xã trong vùng dự án đều có hộ người Khmer sinh sống, tập trung nhiều nhất là ấp Xoài Thum, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú với 90% số hộ là Khmer. Phần lớn người Khmer sống tập trung trong các làng (còn gọi là Phum, Sóc), với một ngôi chùa Phật giáo ở trung tâm. Những cộng đồng dân cư này đã được hình thành từ lâu đời và dễ nhận thấy nhất là ở những vùng nông thôn. Bảng 10: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ HỘ KHMER ĐIỀU TRA Tiêu chí Đặc điểm Trong dự án Ngoài dự án Chung N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) Tuổi 20 - 40 17 32,1 7 46,7 24 35,3 40 – 60 29 54,7 5 33,3 34 50,0 Trên 60 7 13,2 3 20,0 10 14,7 Giới tính Nam 20 37,7 8 53,3 28 41,2 Nữ 33 62,3 7 46,7 40 58,8 Trình độ học vấn Mù chữ 9 17,0 2 13,3 11 16,2 Tiểu học 19 35,8 4 26,7 23 33,8 Trung học 19 35,8 6 40,0 25 36,8 Phổ thông 6 11,3 3 20,0 9 13,2 Tham gia đoàn thể Hội phụ nữ 23 43,4 8 53,3 31 45,6 Hội nông dân 14 26,4 5 33,3 19 28,0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Số liệu điều tra cho biết chủ hộ Khmer trong vùng dự án có độ tuổi từ 40 đến 60 chiếm đa số (50%), tỷ lệ chủ hộ có độ tuổi từ 20 đến 40 là 35,3%. Tuy Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 28 SVTH: Lương Thanh Phong nhiên, có đến 14,7% chủ hộ ngoài tuổi lao động, phần đông có trình độ học vấn bậc tiểu học hoặc trung học, tỷ lệ mù chữ chiếm 16,2%. Một số lao động người Khmer đã lớn tuổi và không nói thành thạo tiếng Việt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp dẫn đến chất lượng lao động kém. Chỉ có 13,2% chủ hộ đã tốt nghiệp phổ thông, số còn lại chủ yếu ngừng học do không có điều kiện. Phần lớn hộ có trình độ trung học chiếm 36,8%, theo sau đó là hộ có trình độ tiểu học với tỷ lệ 33,8%. Điều này hạn chế năng suất lao động và khả năng tiếp thu kỹ thuật sản xuất, tiếp cận thông tin về các dự án, thị trường.... Những đối tượng này chủ yếu nắm thông tin qua truyền đạt của cán bộ địa phương, hội đoàn thể và học hỏi những thành viên khác trong nhóm cộng đồng. Tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm 58,8% cho thấy tính chủ động và bình đẳng trong quan hệ xã hội, gia đình của phụ nữ Khmer. Đây là cơ hội để phát huy năng lực phát triển cũng như khả năng sáng tạo của họ trong sản xuất. Điều đó còn được thể hiện rõ thông qua các hoạt động đoàn thể được tổ chức mạnh mẽ, nổi bật là Hội phụ nữ và Hội nông dân thu hút được nhiều đối tượng tham gia với tỷ lệ lần lượt là 45,6% và 28%. Các Hội – Đoàn thể hoạt động khá hiệu quả thông qua việc kết hợp lồng ghép các chương trình của tỉnh, dự án, tiến hành các lớp phổ biến, tập huấn về Bình đẳng giới, Quản lý kinh tế hộ… Tinh thần cộng đồng của người Khmer được nâng cao và các hoạt động có tổ chức chỉ ra tính khoa học cũng như hiệu quả của việc nâng cao nhận thức, dân trí của địa phương. Ngoài Hội phụ nữ và Hội nông dân, địa phương còn có các hội đoàn thể khác như: Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, Hội khuyến học, Câu lạc bộ Khuyến nông, … 4.1.2. Đời sống kinh tế Theo truyền thống, người Khmer kiếm sống chủ yếu bằng các hoạt động nông nghiệp. Trong đó thu nhập chính vẫn từ hoạt động trồng lúa, bên cạnh những hoạt động khác như trồng trọt và chăn nuôi. Một số ít có thu nhập từ tiền lương và các hoạt động thương mại. Phần lớn những hộ khá giả có nguồn thu chính từ các hoạt động nông nghiệp, còn những hộ có thu nhập thấp do không có đất sản xuất hoặc đa số áp dụng phương pháp canh tác lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp và sản lượng Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 29 SVTH: Lương Thanh Phong thấp, mặc dù đã chuyển từ độc canh lúa sang nuôi kết hợp các loại thủy sản và luân canh. Bảng 11: CÁC NGUỒN THU NHẬP CHÍNH CỦA HỘ KHMER TRONG VÙNG DỰ ÁN Nghề nghiệp Trong dự án Ngoài dự án Chung N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) Làm ruộng 26 49,06 6 40,00 32 47,06 Trồng trọt 22 41,51 5 33,33 27 39,71 Chăn nuôi 14 26,42 2 13,33 16 23,53 Làm thuê 7 13,21 4 26,67 11 16,18 Buôn bán 7 13,21 2 13,33 9 13,24 Thủ công 2 3,77 0 0 2 2,94 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Số liệu điều tra từ 53 hộ tham dự án NCĐS và 15 hộ lận cận cho biết có 47,06% hộ có nguồn thu nhập từ hoạt động trồng lúa. Đây cũng là hoạt động chính của các hộ, bên cạnh các hoạt động khác như trồng trọt (39,71%) và chăn nuôi (23,53%). Thu nhập từ các hoạt động sản xuất hàng thủ công như (may, đan đát) chiếm rất thấp (chưa đến 3%), trong khi có đến 16,18% hộ phải làm thuê do không có đất sản xuất. Những hộ làm thuê cho biết họ phải thường xuyên rời địa phương để tìm kiếm việc làm vào các vụ mùa (gặt mướn, cấy lúa mướn). Các hoạt động buôn bán như mua bán nhỏ tại nhà, chợ ... hoặc thu mua nông phẩm (chuối, dừa) để bán lại cho các đầu mối, thương lái là nguồn thu nhập của 13,24% hộ Khmer. Ngoài ra, tỷ lệ lao động làm thuê trong dự án chiếm 13,21% thấp hơn so với những hộ không tham gia dự án (26,67%). Các hộ trong dự án cho biết, hỗ trợ của dự án đã góp phần tạo việc làm cho những đối tượng không có đất sản xuất như chăn nuôi, buôn bán nhỏ hoặc sản xuất hàng thủ công tại nhà. Như vậy, để cải thiện đời sống đồng bào Khmer trước hết cần tăng cường hiệu quả từ các nguồn thu nhập chính. Cụ thể là các hoạt động nông nghiệp: làm ruộng, trồng trọt, chăn nuôi. Đối với những đối tượng không có đất sản xuất thì Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 30 SVTH: Lương Thanh Phong tạo việc làm bằng các hoạt động có thể tiến hành tại nhà như sản xuất hàng thủ công, buôn bán nhỏ. Những hình thức này cũng có thể góp phần tạo thu nhập chung cho các hộ và tận dụng thời gian nông nhàn ở nông thôn. Bảng 12 : TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ KHMER ĐIỀU TRA Tiêu chí Số ngƣời Trong dự án Ngoài dự án Chung N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) Số lao động 1 2 3,8 1 6,7 3 4,4 2 23 43,4 9 60,0 32 47,1 3 – 4 19 35,8 3 20,0 22 32,4 > 4 9 17,0 2 13,3 11 16,1 Số lao động nữ 0 0 0,0 2 13,3 2 2,9 1 28 52,8 9 60,0 37 54,4 2 16 30,2 4 26,7 20 29,4 3 – 4 6 11,3 0 0,0 6 13,3 > 4 3 5,7 0 0,0 3 5,6 Số lao động có việc làm 1 4 7,5 2 13,3 6 8,8 2 27 50,9 8 53,3 35 51,5 3 – 4 15 28,4 4 26,7 19 27,9 > 4 7 13,2 1 6,7 8 11,8 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Phần lớn hộ điều tra có từ 2 lao động trở lên, trong đó tỷ lệ hộ có 2 lao dộng chiếm cao nhất với 47,1%, số hộ có từ 3 đến 4 lao động chiếm 32,4% và trên 4 lao động chiếm 16,1%. Theo đó số lao động có việc làm tương ứng là 51,5%, 27,9% và 11,8%. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và lao động có việc làm trong từng hộ cao là điều kiện để cải thiện thu nhập cho hộ Khmer. Các hộ trong dự án có số lao động có việc làm trên từ 3 người trở lên cao hơn so với những hộ không tham gia dự án, trong đó có các việc làm được tạo ra từ các hoạt động của dự án. Số hộ có từ 3 đến 4 lao động trong dự án có việc làm Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 31 SVTH: Lương Thanh Phong là 28,4%, trong khi hộ không tham gia dự án chỉ ở mức 26,7%. Hộ trong dự án có từ 4 lao động có việc làm trở lên chiếm 13,2% so với những hộ không tham gia dự án chỉ có 6,7%. Tỷ lệ lao động nữ trong vùng dự án cao, với tỷ lệ mỗi hộ có 1 lao động nữ chiếm 54,4%. Đóng góp của phụ nữ vào thu nhập của gia đình Khmer chiếm một phần quan trọng, củng cố sự bình đẳng của nữ giới trong cộng đồng. Những hộ không tham gia dự án chỉ có từ 1 đến 2 lao động nữ trong một gia đình, trong khi những hộ tham gia dự án có tỷ lệ lao động nữ trong mỗi hộ từ 3 đến 4 người chiếm 11,3%, từ 4 người trở lên chiếm 5,7%. Dự án đã tạo việc làm cho những lao động nữ động bằng các hình thức chăn nuôi tại nhà, sản xuất hàng thủ công... đây là những hình thức phù hợp với sức lao động của chị em, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc. Sản xuất tại nhà vừa giúp phụ nữ Khmer tăng thu nhập vừa chăm lo cho đời sống gia đình. Bảng 13: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA HỘ KHMER ĐIỀU TRA ĐVT: đồng Thu nhập Trong dự án Ngoài dự án Chênh lệch Nhỏ nhất 300.000 500.000 200.000 Lớn nhất 10.000.000 5.000.000 5.000.000 Trung bình 2.279.528 1.620.000 706.698 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Theo điều tra, tỷ lệ thu nhập có sự chênh lệch rất lớn giữa các hộ Khmer tham gia dự án. Những hộ nghèo và cận nghèo có mức thu nhập dao động từ 300.000 đồng/tháng, trong khi có một số có mức thu nhập rất cao, lên đến 10.000.000 đồng/tháng. Mức chênh lệch này thấp hơn đối với những hộ dân không tham gia dự án. Nhưng thu nhập bình quân của những hộ không tham gia dự án thấp hơn những hộ tham gia dự án, mức thu nhập lần lượt là 1,62 triệu đồng/tháng và 2,28 triệu đồng/tháng. Sự chênh lệch này một phần được giải thích bằng sự khác biệt về năng lực sản xuất, những hộ có khả năng tiếp thu kỹ thuật tốt và ứng dụng những tiến bộ vào sản xuất, nhờ đó năng suất và hiệu quả cao hơn. Trong khi những hộ khác do hạn chế về trình độ và tuổi tác nên sản xuất chưa đạt hiệu quả hoặc thua lỗ do Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 32 SVTH: Lương Thanh Phong thiên tai, dịch bệnh. Những hộ có thu nhập thấp thường không có đất sản xuất, phải đi làm thuê và thường xuyên rời địa phương để kiếm sống. Sự biệt này còn khiến khả năng tiếp cận tín dụng và các nguồn hỗ trợ của các hộ nghèo bị hạn chế, vì họ không có đủ tài sản thế chấp hoặc điều kiện để vay vốn, còn các nguồn hỗ trợ thì thường được xét theo bình quân. 4.2. TÌNH HÌNH THAM GIA DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH 4.2.1. Mức độ tiếp cận dự án Nâng Cao Đời Sống của ngƣời Khmer Thông tin về dự án là điều kiện để người dân tiếp cận và tham gia dự án cũng như để dự án được triển khai đến đúng đối tượng cần hỗ trợ. Mức độ hiểu biết thông tin thể hiện khả năng tiếp cận dự án của người dân và khả năng truyền đạt thông tin của ban quản lý dự án. Bảng 14: MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT THÔNG TIN DỰ ÁN CỦA NGƢỜI KHMER Mức độ hiểu biết Trong dự án Ngoài dự án N Tỷ lệ N Tỷ lệ Không biết 0 0 7 46,7 Có nghe nói nhưng không rõ nội dung 20 37,7 5 33,3 Biết rõ nội dung cụ thể 33 62,3 3 20 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Hầu hết người dân tham gia dự án được phổ biến cụ thể những thông tin về dự án với 62,3% người dân nắm rõ nội dung, tuy nhiên vẫn còn 37,7% người dân vẫn chưa nắm được nội dung cụ thể. Những hộ Khmer không tham gia dự án có đến 46,7% không biết đến dự án và chỉ có 20% biết rõ về dự án. Thông tin về dự án chưa được phổ biến đồng đều đến các đối tượng trong vùng dự án làm ảnh hưởng đến tính công bằng và hiệu quả chung của dự án. Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 33 SVTH: Lương Thanh Phong Bảng 15: KÊNH THÔNG TIN TIẾP CẬN DỰ ÁN CỦA NGƢỜI KHMER Kênh thông tin Trong dự án Ngoài dự án N Tỷ lệ N Tỷ lệ BTHDA cấp xã 39 73,6 5 33,3 Hội đoàn thể 11 20,8 2 13,3 Bà con, hàng xóm 3 5,7 1 6,7 Không có kênh thông tin tiếp cận 0 0 8 53,3 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Đa số người dân biết đến dự án thông qua ban thực hiện dự án cấp xã và các hội đoàn thể. Ban thực hiện dự án cấp xã cung cấp thông tin cho 73,6% đối tượng tham gia và 33,3% đối tượng không tham gia dự án. Các Hội – Đoàn thể địa phương cũng góp phần triển khai những thông tin về dự án cho 20,8% hộ Khmer tham gia và 13,3% hộ không tham gia. Một số ít hộ dân được bà con, hàng xóm lân cận giới thiệu về dự án. Nhìn chung, thông tin về dự án đã được ban quản lý và các Hội – Đoàn thể hỗ trợ tốt cho các đối tượng trong vùng dự án, nhưng bên cạnh đó có đến 53,3% đối tượng không tham gia dự án không có điều kiện tiếp cận dự án do thiếu kênh thông tin, điều này gây khó khăn cho việc mở rộng dự án và hạn chế tác động chung của dự án đến đời sống người dân. Bảng 16: HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI KHMER VỀ MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN Mức độ hiểu biết Trong dự án Ngoài dự án N Tỷ lệ N Tỷ lệ Không biết 0 0 11 73,3 Có nghe nói nhưng không rõ nội dung 10 18,9 0 0 Biết rõ nội dung cụ thể 43 81,1 4 26,7 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Tỷ lệ hộ Khmer tham gia dự án nắm rõ mục đích của dự án là 81,1%, trong khi có 73,3% hộ không tham gia dự án không biết hoặc chưa bao giờ nghe nói đến mục đích của dự án NCĐS. Mục đích của dự án là động lực sản xuất và mục tiêu phấn đấu cho người dân trong việc cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo. Hiểu biết về mục đích của dự án cũng ảnh hưởng đến việc cải thiện mô Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 34 SVTH: Lương Thanh Phong hình sản xuất chung và ứng dụng khoa học kỹ thuật của người dân trong vùng dự án. 4.2.2. Các hình thức hỗ trợ của dự án Dự án hỗ trợ cho từng hộ theo hình thức một phần (chỉ hỗ trợ vốn hoặc hỗ trợ kỹ thuật) và trọn gói (hỗ trợ cả vốn lẫn kỹ thuật), trong đó hỗ trợ về vốn sản xuất gồm tiền mặt và hiện vật. 72.7% 96.3% 47.5% 63.2% 96.2% 62.4% 60.0% 73.3% 26.7% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% Vốn Hiện vật Kỹ thuật Hỗ trợ chung của dự án NCĐS Hỗ trợ hộ Khmer của dự án NCĐS Hỗ trợ hộ Khmer của các dự án khác Hình 3: Các hình thức hỗ trợ của dự án (Nguồn: Số liệu điều tra 2010) Biểu đồ trên thể hiện tỷ lệ hộ Khmer tham gia dự án được hỗ trợ theo các tiêu chí về vốn, hiện vật và kỹ thuật so với toàn bộ các hộ tham gia và các hộ Khmer không tham gia dự án. Những hộ Khmer không tham gia dự án được hỗ trợ thông qua các chương trình khác như Chương trình 134, 135 của Chính phủ, Chương trình xóa đói giảm nghèo của Tỉnh, dự án AAV (ActionAid Vietnam – Quỹ phát triển quốc tế tại Việt Nam) nâng cao năng lực sản xuất... Dễ dàng nhận thấy mức hỗ trợ của dự án NCĐS luôn cao hơn so với những dự án, chương trình khác. Như đã dề cập, tất cả hộ Khmer tham gia dự án đều nhận được hỗ trợ của hợp phần 2, hợp phần này chia ra làm 2 hình thức hỗ trợ bằng vốn và hiện vật tạo Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 35 SVTH: Lương Thanh Phong nguyên liệu, cơ sở sản xuất, kết hợp với các lớp tập huấn kỹ thuật của hợp phần 3 tăng cường năng lực sản xuất. Cụ thể có 63,2% hộ nhận được hỗ trợ vốn, 64% hộ nhận được hỗ trợ về hiện vật, dự án tập trung nâng cao năng lực sản xuất của người Khmer với 96,2% hộ nhận được hỗ trợ kỹ thuật. Trong khi những hộ ngoài dự án đa phần chỉ nhận được hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, với các mức thấp hơn lần lượt là 60% và 73%. Tỷ lệ nhận các hình thức hỗ trợ của hộ Khmer tham gia dự án tương đối bằng hoặc cao hơn tình hình chung của toàn bộ các hộ trong dự án, đáng chú ý là người Khmer được hỗ trợ tốt về hiện vật. Do đây là hình thức hỗ trợ ít rủi ro, con vật hoặc hiện vật hỗ trợ thường sinh lợi cao. Dự án NCĐS có thế mạnh hơn do hỗ trợ toàn diện về nhiều mặt, hình thức hỗ trợ cũng đa dạng (hỗ trợ theo hoạt động, theo tình hình thực tế địa phương). Đặc biệt là hình thức hỗ trợ về hiện vật và tập huấn năng cao năng lực sản xuất. Trong đó, hình thức hỗ trợ về hiện vật được đa dạng hóa như: hỗ trợ con giống, lúa giống, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Còn hình thức hỗ trợ tập huấn kỹ thuật được lồng ghép với các lớp Bình đẳng giới, Kinh tế hộ… Qua đó, ngoài tăng thu nhập thông qua tăng năng suất sản xuất, thì chi tiêu trong gia đình được quản lý khoa học học, đồng vốn được sử dụng hiệu quả hơn. Ngoài cải thiện đời sống kinh tế, các lớp tập huấn còn tăng cường các kỹ năng xã hội và xây dựng đời sống gia đình bình đẳng Các nhóm cộng đồng nhận hỗ trợ trực tiếp từ hợp phần 2 và hợp phần 3 của dự án, đồng thời các hợp phần 1 (nâng cao năng lực cán bộ) và hợp phần 4 (xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ) sẽ hỗ trợ gián tiếp các nhóm thông qua cung cấp cơ sở hạ tầng cho hoạt động sản xuất và tăng cường năng lực quản lý của cán bộ địa phương. Công tác quản lý dự án trong thời gian đầu gặp nhiều khó khăn do phần lớn đối tượng người Khmer có trình độ thấp, những mục đích của dự án khó được truyền tải đầy đủ và nhiều người dân nghi ngờ tính khả thi cũng như hiệu quả của hoạt đồng nhóm, do từ trước đến nay họ quen hoạt động sản xuất tự do. Những thể chế, điều lệ và cường độ sinh hoạt nhóm trong giai đoạn đầu có vẻ phức tạp và rườm rà nên khó thu hút được người Khmer tham gia. Đến khi hoạt động được chứng tỏ là có hiệu quả như: năng suất sản xuất của các thành viên trong nhóm cộng đồng cao, thu nhập của người tham gia dự án tăng nhanh, kỹ thuật sản xuất Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 36 SVTH: Lương Thanh Phong được nhân rộng mạnh mẽ... thì có rất nhiều hộ muốn tham gia. Thế nhưng, do nguồn vốn hỗ trợ giới hạn nên số lượng thành viên không thể mở rộng khi dự án đã tiến hành được một vài năm. Do đó, tỷ lệ hộ Khmer tham gia dự án nhiều nơi không đạt tiêu chí “tỷ lệ hộ Khmer tham gia dự án bằng với tỷ lệ hộ Khmer ở địa phương”. Bảng 17: HỢP PHẦN THAM GIA CỦA ĐỐI TƢỢNG TRONG DỰ ÁN Tiêu chí ĐVT Hợp phần 2 Hợp phần 3 Hợp phần 2 và 3 Tổng số hộ Hộ 238 233 226 Số hộ Khmer Hộ 53 52 52 Tỷ lệ Hộ Khmer % 22,27 22,32 23,01 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Điều tra thực tế cho thấy ở đa số địa phương tỷ lệ này thấp hơn hoặc địa phương không có hộ Khmer. Trong số 245 hộ điều tra tham gia dự án thì số hộ Khmer là 53, chiếm 21,6%. Trong đó có những hộ Khmer đều nhận được hỗ trợ của hợp phần 2 và 3, chỉ riêng 1 hộ chỉ nhận được hỗ trợ về vốn của hợp phần 2. Như vậy, gần ¼ hỗ trợ của dự án là dành cho đối tượng người Khmer. Ngoài những đối tượng được trực tiếp nhận hỗ trợ khi tham gia dự án, những đối tượng ngoài dự án cũng được tham gia vào các lớp tập huấn nếu họ muốn. Hoạt động nâng cao năng lực sản xuất của dự án được người dân đánh giá cao so với những dự án khác vì hỗ trợ toàn diện, bên cạnh việc đa dạng hóa hình thức hỗ trợ. Những hộ dân không tham gia dự án NCĐS khi tham gia những dự án khác không nhận được mức hỗ trợ như vậy hoặc được hỗ trợ thấp hơn trong các chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương. 4.2.3. Các hoạt động sản xuất của nhóm trong dự án Bên cạnh các hình thức hỗ trợ đa dạng, các hoạt động cũng phong phú tùy thuộc theo tình hình của địa phương. Các hoạt động chính của nhóm cộng đồng trong dự án gồm 4 mảng chính: trồng trọt, chăn nuôi, thương mại dịch vụ và sản xuất hàng thủ công. Nổi bật là 3 hoạt động nuôi bò, trồng màu. Trong đó, hoạt động nuôi bò có 66% hộ Khmer tham gia có thế mạnh vì tận dụng được nguồn cỏ tự nhiên, đặc biệt là những địa phương có đất nhiễm mặn thường niên không thể trồng những loại cây khác. Mặt khác, đây là con vật được Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 37 SVTH: Lương Thanh Phong người dân nhận xét là dễ nuôi, ít sinh bệnh và thịt có giá cao. Bảng 18: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ TRONG DỰ ÁN Đối tƣợng ĐVT Nuôi bò Trồng màu Buôn bán nhỏ Khác Tổng số hộ Hộ 50 27 51 41 Số hộ Khmer Hộ 33 17 5 7 Tỷ lệ hộ Khmer % 66,00 62,96 9,8 17,01 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Hoạt đồng trồng màu có tỷ lệ hộ Khmer tham gia là 62,96%. Các cây màu chủ yếu bao gồm: đậu phộng, dưa hấu, rau cải, bầu bí… Các hình thức thương mại dịch vụ bao gồm: mua bán nhỏ và kinh doanh ăn uống... có 9,8% hộ dân tham gia. Các hộ tham gia được tập huấn về hoạt động Marketing, vệ sinh an toàn thực phẩm. Những hoạt động khác trong dự án có tỷ lệ 17,01% hộ Khmer tham gia bao gồm: nuôi tôm, nuôi cá, trồng lúa, … Nhiều hộ tham gia hoạt động nuôi tôm với mức sinh lời cao. Bên cạnh những hoạt động sản xuất hàng thủ công: xe chỉ tơ dừa, đan đát, đan lát … với tiền công được trả theo sản phẩm. Như vậy hoạt động chăn nuôi bò và trồng màu là những hoạt động thu hút được nhiều hộ Khmer tham nhất do đòi hỏi ít vốn và mức rủi ro thấp hơn, phù hợp với điều kiện của địa phương. Những hoạt động này còn có thể kết hợp với nhau do phân bò còn được sử dụng làm phân hữu cơ cho hoa màu. Đây là mô hình có hiệu quả và được nhiều người áp dụng. 4.2.4. Nhu cầu hỗ trợ và mức độ đáp ứng đối với các hộ Khmer Mức hỗ trợ được xét duyệt dựa trên quy mô đất sản xuất, số lao động của hộ gia đình cũng như các tiêu chí khác về hộ nghèo, phụ nữ… Tuy nhiên, mức hỗ trợ nhìn chung còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hỗ trợ về vốn chỉ đáp ứng được 58% với mức 188,5 triệu đồng so với nhu cầu là 325 triệu đồng trong tổng số 53 đối tượng điều tra là hộ Khmer tham gia dự án. Phần lớn mức hỗ trợ này không đáp ứng được yêu cầu mở rộng qui mô sản xuất do diện tích đất canh tác lớn. Những chương trình, dự án khác chỉ đáp ứng được 44,3% nhu cầu về vốn của hộ tham gia. Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh GVHD: ThS. Đinh Công Thành 38 SVTH: Lương Thanh Phong Bảng 19: NHU CẦU HỖ TRỢ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC HỘ KHMER THAM GIA Tiêu chí ĐVT Dự án NCĐS Dự án khác Vốn Nhu cầu tr.đ 325,0 107,8 Hỗ trợ tr.đ 188,5 47,8 Mức độ đáp ứng % 58,0 44,3 Bò Nhu cầu Con 81 12 Hỗ trợ Con 53 6 Mức độ đáp ứng % 65,4 50,0 Máy gặt đập Nhu cầu Cái 9 0 Hỗ trợ Cái 4 0 Mức độ đáp ứng % 44,4 0 Tập huấn Nhu cầu Lần 352 39 Hỗ trợ Lần 300 32 Mức độ đáp ứng % 85,2 82,1 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Nhu cầu hỗ trợ về bò giống của các hộ tham gia dự án được đáp ứng 65,4%, cao hơn so với những hộ tham gia các chương trình dự án khác (50%). Tuy nhiên nhiều hộ cho biết chất lượng bò giống chưa đồng đều và thời gian nhận hỗ trợ lâu. Trong các hình thức hỗ trợ thì hỗ trợ hiện vật là máy gặt đập có chi phí cao nhất, bình quân một máy gặt đập có giá từ 160 triệu đồng trở lên. Số liệu điều tra cho biết, hỗ trợ về máy gặt đập cho các hộ Khmer tham gia chỉ đáp ứng được 44,4%. Những chương trình và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người khmer.pdf
Tài liệu liên quan