LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn.1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.3
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về BHXH các nước .3
2.2. Những nghiên cứu về quản lý đối tượng tham gia BHXH .4
2.3. Những nghiên cứu về quản lý nhà nước về BHXH.6
2.4. Những nghiên cứu về tình hình quản lý quỹ của BHXH Việt Nam .7
3. Mục tiêu nghiên cứu .10
3.1. Mục tiêu tổng quát .10
3.2. Mục tiêu cụ thể .10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.10
6. Dự kiến đóng góp của luận văn.11
7. Kết cấu của luận văn .11
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ SỰ
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG. 12
1.1.Một số khái niệm cơ bản.12
1.1.1. Bảo hiểm xã hội .12
1.1.2. Tổng quan về tài chính BHXH.17
1.1.3. Tăng trưởng kinh tế bền vững.23
1.2. Hệ thống BHXH của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho BHXH Việt
Nam .30
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tác động của hệ thống bảo hiểm xã hội đến sự tăng trưởng kinh tế bền vững quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau giữa các thành phố, thường bằng 3 lần mức lương bình quân của
địa phương trong năm trước. Mức trần tại Thượng Hải là 16.353 NDT, và ở Bắc
Kinh là trên 19.389 NDT tính tại thời điểm tháng 4/2016.
Tuy nhiên, vào giữa năm 2016, một số tỉnh và thành phố, bao gồm cả Bắc
Kinh, bắt đầu giảm tỷ lệ đóng góp của NSDLĐ xuống, ví dụ:
Bảng 1.3. Tỷ lệ đóng góp quỹ BHXH tại Thƣợng Hải, Bắc Kinh –
Trung Quốc năm 2016
BHXH
NSDLĐ NLĐ
Tại Thƣợng Hải Tại Bắc Kinh
Tại
Thƣợng
Hải
Tại Bắc
Kinh
Trƣớc
1/1/
2016
Từ
1/4/2016
Trƣớc
30/1/2016
Từ
1/7/2016
Hưu trí 21% 20% 20% 20% 8% 8%
Y tế 11% 10% 10% 10% 2% 2%+3
Thất nghiệp 1.5% 1% 1% 1% 0.5% 0.2%
Tai nạn lao động 0.5% 0.2% 0.5% 0.2% -- --
Thai sản 1% 1% 0.8% 0.8% -- --
Quỹ nhà ở 7% 7% 12% 12% 7% 12%
Tổng cộng 42% 39.2% 44.3% 44% 17.5% 22.2%+3
Nguồn: China TaylorWessing
Chế độ hưu trí đối với công chức, viên chức: kinh phí thực hiện được bảo đảm
bởi Nhà nước và cá nhân không phải đóng góp. Mức trợ cấp hưu trí được xác định
trên cơ sở mức lương cơ bản và số năm phục vụ. Hiện tại, chế độ này bao phủ trên
30 triệu công chức, viên chức. Đối với quân nhân cũng có chế độ hưu trí tương tự
37
nhưng là hệ thống hưu trí độc lập với chế độ hưu trí công chức, viên chức.
1.2.1.3. Nhật Bản
Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á, tổng diện tích của Nhật Bản gần
378.000 km2, dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới.
Nhật Bản có 47 đơn vị hành chính địa phương tương đương cấp tỉnh trực thuộc
chính quyền Trung ương. GDP trên đầu người là 40,090 USD. Tình trạng già hóa
dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây trở thành vấn đề nghiêm trọng với
Nhật Bản. BHXH luôn là nội dung chủ yếu của hệ thống ASXH, các chế độ BHXH,
bao gồm: BHXH (bảo hiểm hưu trí, BHYT) và bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc
làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho NLĐ). Hiện nay, bảo hiểm hưu trí là chế độ
quan trọng nhất trong chính sách BHXH của Nhật Bản.
Về phân cấp quản lý
Chế độ hưu trí của Nhật Bản là chế độ đa tầng, với hai dạng cơ bản là hưu trí
nhà nước và hưu trí tư nhân; được phân chia, xác định theo ba loại khác nhau: 1-
Hưu trí cơ bản (cung cấp mức tiền hưu như nhau đối với mọi đối tượng mà không
căn cứ vào thu nhập, đóng góp hay quốc tịch); 2- Hưu trí cho người làm công ăn
lương (áp dụng đối với tất cả những người làm công ăn lương và mức thanh toán
căn cứ vào thu nhập cũng như đóng góp của người đó); 3- Hưu trí tự nguyện (do các
công ty tư nhân đóng góp cho công nhân hoặc những quỹ hưu trí tập thể đóng cho
những người làm ăn cá thể).
Hình 1.2: Khái quát hệ thống hƣu trí ở Nhật Bản
(Nguồn: Sakenomics)
38
Các tầng thứ nhất và thứ hai lương hưu đều do Chính phủ điều hành và công
khai. Tầng thứ ba là một chương trình tùy chọn. Nó được cung cấp bởi các công ty
tư nhân (NSDLĐ) cho nhân viên của họ (Quỹ lương hưu nhân viên), hoặc bởi Quỹ
trợ cấp quốc gia cho người tự làm chủ, trong đó chính phủ là công ty bảo hiểm. Quỹ
lương hưu nhân viên do NSDLĐ, nhưng có một phần lớn các nguồn tài chính từ
Bảo hiểm hưu trí của nhân viên và do đó có tính chất bán công khai.
Chế độ bảo hiểm hưu trí và BHYT do cơ quan BHXH quản lý và tổ chức thực
hiện, Bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện,
Bảo hiểm bồi thường tai nạn do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện.
Hệ thống cơ quan BHXH bao gồm cơ quan Trung ương, cơ quan BHXH địa
phương với văn phòng chi nhánh BHXH, có trách nhiệm quản lý và thực hiện chế độ
BHYT (trừ BHYT của hiệp hội và BHYT quốc gia) và các chế độ bảo hiểm hưu trí.
Về đối tượng tham gia BHXH
Đối tượng thu BHXH tương ứng chia làm 3 nhóm: (1) Nhóm I: lao động cá
thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên tham gia chế độ hưu trí quốc
gia; (2) Nhóm II: lao động trong khu vực tư nhân và nhà nước, tham gia chế độ bảo
hiểm hưu trí cho NLĐ; (3) Nhóm III: người ăn theo là vợ hoặc chồng sống dựa vào
thu nhập của NLĐ thuộc nhóm II, tham gia chế độ hưu trí quốc gia. Những người
có thu nhập thấp và vợ hoặc chồng của người làm công không đi làm được miễn
giảm mức phí đóng, một phần hoặc toàn bộ.
Tất cả mọi công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến 60 đều có thể tham gia vào
chương trình Hưu trí quốc gia. NLĐ đương nhiên là thành viên của Chương trình
hưu trí quốc gia khi họ có bảo hiểm hưu trí NLĐ. Đối tượng tham gia Hưu trí quốc
gia chủ yếu là nông dân và NLĐ tự do. Bảo hiểm tự nguyện cho người sống ở Nhật
Bản từ 60 đến 64 tuổi và cho công dân nước ngoài (từ 20 đến 64 tuổi, trong trường
hợp đặc biệt là 69 tuổi).
Về nguồn thu quỹ BHXH
Nguồn quỹ hưu trí được hình thành từ đóng góp của người tham gia: NLĐ,
chủ SDLĐ và NSNN. Hệ thống hưu trí Nhật Bản bao gồm nhiều quỹ khác nhau
39
đảm bảo chế độ hưu trí cho nhiều tầng lớp dân cư khác nhau. Các quỹ hưu trí do Vụ
hưu trí Bộ Y tế phúc lợi chịu trách nhiệm giám sát chung. Cơ quan BHXH quản lý
hành chính trên toàn quốc gia và dưới là các chi nhánh cơ quan BHXH địa phương
quản lý thực hiện thu và chi trả trợ cấp:
+ Quỹ Hiệp hội tương trợ đảm bảo chế độ hưu trí cho tầng lớp có thu nhập cao
như: Viên chức các cấp, thuỷ thủ, giáo sư đại học và những NLĐ trong các cơ quan
nhà nước.
+ Quỹ hưu trí do Chính phủ quản lý (EPI): Đảm bảo chi trả trợ cấp cho những
người làm việc trong các đơn vị tư nhân có từ 5 lao động trở lên.
+ Quỹ hưu trí quốc gia đảm bảo chế độ trợ cấp hưu trí cho những NLĐ làm
việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong các xí nghiệp nhỏ, tư nhân với mức thu nhập
thấp nhất trong xã hội.
Chương trình hưu trí hưởng theo thuế đóng góp có dạng thời hạn cố định
(thường là 10 năm). Các chương trình hưu trí đóng góp cố định có hai loại: dựa trên
cơ sở cá nhân và dựa trên cơ sở hợp tác. Chương trình đóng góp cố định trên cơ sở
cá nhân dành cho người làm tư và được đề ra nhằm áp dụng với những người tự
kinh doanh có nguyện vọng hưởng hưu trí. Chương trình này do Hội quỹ hưu trí
quốc gia điều hành và phí đóng góp do cá nhân tự trả. Hưu trí đóng góp cố định dựa
trên cơ sở hợp tác là một kiểu hưu trí hợp tác. Các hợp tác xã có thể đưa ra kiểu hưu
trí này cho NLĐ, phí bảo hiểm hoàn toàn do các chủ lao động trả.
Về căn cứ đảm bảo đóng BHXH
- Chế độ hưu trí:
+ Quỹ Hiệp hội tương trợ: Mức đóng góp từ 10% đến 16% lương tháng. Nhà
nước hỗ trợ từ 15 - 18% tổng mức trả tiền hưu hằng năm của quỹ.
+ Quỹ hưu trí do Chính phủ quản lý (EPI): Mức đóng góp của NLĐ và chủ
SDLĐ tương tự nhau: 8,68% lương tháng của NLĐ (đối với những người làm nghề
mỏ và ngư nghiệp 9,58%). Hằng năm Nhà nước hỗ trợ 20% tổng số tiền chi trả
hằng năm và chi phí quản lý hành chính.
40
+ Quỹ hưu trí quốc gia: Nhà nước hỗ trợ 1/3 tổng mức trả tiền hưu hằng năm
của quỹ.
- Chế độ TNLĐ cho NLĐ ở các đơn vị sản xuất và kinh doanh: mức đóng của
chủ SDLĐ có 27 mức từ 0,6% đến 13,4% lương tuỳ theo ngành nghề, mức độ rủi ro
và số lao động làm việc.
Quỹ hưu trí NLĐ là quỹ được lập ra ở các công ty có hơn 500 lao động để
giúp NLĐ đảm bảo mức hưởng lợi cao hơn từ quỹ hưu dựa trên sự đóng góp của
chủ lao động là 1,6% và NLĐ là 1,9% mức lương của NLĐ. Hiện nay có khoảng
36% số công nhân tham gia vào chương trình này.
Tất cả các cư dân đóng góp vào bảo hiểm hưu trí. Sinh viên, người tự kinh
doanh và thất nghiệp ở độ tuổi từ 20 đến 59 phải trả phí bảo hiểm căn hộ hàng tháng
là 14.980 YEN. Phí bảo hiểm này được điều chỉnh vào tháng 4 hàng năm và được
xác định bởi các yếu tố như biến động giá và chỉ số lương thực. Lao động có lương
dưới 70 tuổi trả một phần trăm lương chuẩn của họ. Tính đến tháng 9 năm 2017,
mức phí bảo hiểm cho NLĐ làm công ăn lương là 18,30%, được trả nửa cho
NSDLĐ và một nửa do NLĐ.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm
Tùy thuộc vào nền kinh tế xã hội, đặc điểm lịch sử, trình độ phát triển, mỗi quốc
gia có mô hình ASXH đặc thù, từ đó việc triển khai chính sách, chế độ BHXH cũng
khác nhau. Trong xu thế hợp tác, hội nhập, BHXH Việt Nam đã không ngừng giao
lưu, trao đổi, học hỏi mô hình, tổ chức, quản lý ASXH của các quốc gia phát triển
trên thế giới. Sau hơn 25 năm đổi mới, đến nay cấu trúc các chế độ bảo hiểm cho
NLĐ đã từng bước định hình và phù hợp với quan niệm về quyền an sinh trong Hiến
chương Liên Hợp Quốc cũng như quan niệm của ILO trong Công ước 102 về quy
phạm tối thiểu. Đặc biệt, những năm gần đây, hoạt động điều chỉnh pháp luật trong
lĩnh vực BHXH đã có sự vận động rất tích cực với các văn bản pháp luật được ban
hành tương đối đầy đủ với phạm vi, đối tượng điều chỉnh ngày càng bao quát. Điều
này đã góp phần từng bước mở rộng đối tượng tham gia, tăng phạm vi bao phủ của
chính sách bảo biểm. Tuy nhiên, chế độ và việc thực hiện chính sách BHXH ở nước
41
ta vẫn còn khó khăn, hạn chế. Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm còn rất
thấp so với nhu cầu thực tế, chênh lệch các chỉ số phân phối lợi ích an sinh giữa
người có việc làm và chưa có việc làm, giữa lao động chính thức (làm công ăn lương)
với lao động không chính thức, giữa thành thị với nông thôn, miền núi, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số còn lớn; mức độ an toàn của các quỹ chưa cao; các quy định về
điều kiện tham gia bảo hiểm tự nguyện thiếu hợp lý. Trên cơ sở kinh nghiệm thực
hiện chính sách BHXH của các quốc gia trên, một số bài học kinh nghiệm được rút ra
nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống BHXH tại Việt Nam.
Một là, cần có chiến lược phát triển BHXH trong dài hạn
Theo thống kê cho thấy, dân số nước ta trong thời gian tới sẽ bị già hóa như
các nước khác trong khu vực. Do vậy, việc xây dựng chế độ BHXH lâu dài, bền
vững là một trong những nhiệm vụ đặt ra hàng đầu. Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi
đang tăng và sẽ tiếp tục tăng, thậm chí tăng nhanh, tốc độ già hóa nhanh nên việc
xây dựng hệ thống BHXH lâu dài, bền vững rất quan trọng.
Ngoài ra, cần có lộ trình rõ ràng, chi tiết về tăng tuổi nghỉ hưu để giảm áp lực
cho quỹ BHXH trong tương lai, có thể nghiên cứu phương án tăng tuổi nghỉ hưu
như: 2 năm tăng 1 tuổi nghỉ hưu cho đến khi đạt đến một mức nào đó phù hợp.
Hai là, hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện mở rộng đối tượng tham
gia BHXH tăng thêm quyền lợi BHXH
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung luật BHXH
trong đó quy định rõ quản lý quỹ và đầu tư quỹ, cho phép đa dạng hóa các loại hình thức
đầu tư và cách thức đầu tư, mở rộng các danh mục đầu tư quỹ BHXH đảm bảo an toàn
và hiệu quả, có thể kể đến đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu công ty thương mại, đầu tư bất
động sản, ủy thác đầu tư vào thị trường vốn nước ngoài bằng ngoại tệ,
Mở rộng diện bao phủ đối tượng đóng BHXH, xây dựng các chính sách phát
triển BHXH một cách linh hoạt như thủ tục tham gia đóng BHXH đơn giản, quy
trình được lan tỏa rộng rãi, khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đối với người tham gia
BHXH là nông dân, NLĐ tự do. Mở rộng đối tượng BHXH tự nguyện đối với nông
dân, người kinh doanh nhỏ lẻ, người không có việc làm ổn định nhưng con cháu,
42
người nhà có thể đóng hộ, nên tuyên truyền rộng rãi và thường xuyên hơn nữa.
Triển khai quyết liệt việc cấp và sử dụng mã số cá nhân điện tử cho các đối
tượng tham gia BHXH, mỗi người chỉ có 1 mã duy nhất, có thể tự quản lý các thông
tin điện tử liên quan đến quá trình tham gia BHXH của mình.
Bên cạnh đó, cần triển khai việc thực hiện hình thức bảo hiểm hưu trí bổ sung,
hình thức bảo hiểm hưu trí tự nguyện bổ sung thông qua việc mua các sản phẩm bảo
hiểm hoặc đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện là hướng đi rất đúng đắn, góp phần
hỗ trợ, bổ sung thêm trụ cột bảo hiểm của cả nước và đặt ra cơ hội mới cho mọi
người tham gia vào hoạt động bảo hiểm hưu trí, tạo điều kiện cho mọi người có
được thêm những nguồn thu nhập ổn định và cao hơn trong tương lai khi đến tuổi
về hưu hoặc gặp trường hợp rủi ro. Phát triển loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện
là một trong ba trụ cột chính của chế độ hưu trí trên thế giới hiện nay, đây là các
chương trình hưu trí bổ sung với đối tượng tham gia là NLĐ muốn tăng thêm quyền
lợi hưu trí ngoài hưu trí DN, NLĐ tự do, nông dân... Nghiên cứu chuyển đổi chế độ
bảo hiểm tự nguyện thành bảo hiểm việc làm (tương tự Nhật Bản); kết hợp giữa bảo
đảm việc làm, phát triển năng lực, kỹ năng nghề và trợ cấp thất nghiệp coi đây là
những trụ cột nền tảng của chính sách việc làm.
Ba là, quy định rõ căn cứ đảm bảo đóng BHXH trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi
ích giữa NLĐ, NSDLĐ
Quy định tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH nên cân đối hài hòa giữa NLD và
NSDLĐ, hạn chế trường hợp nợ đóng và trốn đóng BHXH tại các DN. Cân đối tỷ lệ
thu theo từng giai đoạn, không chỉ dài hạn mà cả trong ngắn hạn, có thể thay đổi 3
đến 5 năm 1 lần, căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, tăng trưởng kinh tế,
thực tế cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa mức lương và thu nhập của NLĐ.
Nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ lương đóng BHXH phù hợp, không nên chênh
lệch lớn, một số nước quy định mức trần tiền lương đóng BHXH không quá 3 lần
tiền lương trung bình của xã hội, nhưng ở Việt Nam mức trần tiền lương gấp 20 lần
tiền lương cơ bản, tương đương 6 lần tiền lương trung bình của xã hội.
43
Bốn là, tăng cường vai trò của Nhà nước và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý
BHXH
Tăng cường vai trò của nhà nước đối với công tác quản lý thu BHXH, hướng
dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách BHXH, định hướng, bảo hộ,
bảo trợ cho quỹ BHXH nhằm đảm bảo duy trì ổn định bền vững cho quỹ.
Kiện toàn bộ máy quản lý thu BHXH, tinh giản biên chế, cơ cấu lại bộ máy
cồng kềnh, sắp xếp lại các bộ phận nhằm tăng tính hiệu quả cũng như giảm chi phí
nuôi bộ máy hoạt động.
Đào tạo, bồi dưỡng các đội ngũ cán bộ làm việc trong hệ thống quản lý thu
BHXH đảm bảo trình độ chuyên môn sâu, đạt chất lượng cao sánh ngang tầm quốc
tế, cử cán bộ giỏi đi thực tế và học tập ở nước ngoài để nâng cao kiến thức và học
hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Cần đa dạng hóa bộ máy thu BHXH, phát triển dịch vụ thu như các đại lý thu
BHXH với các cơ quan thuế, ngân hàng, bưu điện,..
Gán trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân, đặc biệt là chính quyền địa
phương, thu BHXH nhằm theo dõi sát sao người tham gia đóng BHXH, hưởng
BHXH và coi những người tham gia BHXH như những khách hàng.
44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trên cơ sở giới thiệu tổng quan về BHXH, BHYT, BHTN và tài chính BHXH,
luận văn đã chỉ ra BHXH đóng một vai trò nhất định trong nền kinh tế, xã hội Việt
Nam hiện nay. Cách đặt vấn đề này sẽ tăng thêm tầm quan trọng của BHXH đối với
sự phát triển bền vững quốc gia. Để tiếp tục nâng cao vai trò của hệ thống BHXH,
các quốc gia cần phải quan tâm tới các nội dung BHXH, cụ thể là: Quản lý đối
tượng tham gia BHXH; quản lý rủi ro BHXH; tiếp tục hoàn thiện khung chính sách
BHXH, đổi mới mô hình hoạt động, tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý bảo
hiểm, quản lý tốt quỹ BHXH.
Ngoài ra, luận văn đã phân tích kinh nghiệm quốc tế về hệ thống BHXH của 3
quốc gia Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các
quốc gia này, luận văn đã rút ra 03 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm tăng
cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống BHXH.
Những vấn đề lý luận được hệ thống hóa là tiền đề quan trọng trong việc phân
tích thực trạng hoạt động BHXH ở Việt Nam được trình bày ở Chương 2.
45
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG
2.1. Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam
2.1.1. ô hình t chức, thực hiện chế độ, chính sách BHXH
2.1.1.1. Về tổ chức thực hiện chế độ, chính sách
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng
về "đổi mới chính sách BHXH" đã đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
năm 1991, ngày 15/04/1992, tại kỳ họp thứ 04 Quốc hội khóa VIII đã thông
qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, trong đó tại
Điều 56 Hiến pháp quy định “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao
động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và
chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương;
khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với NLĐ”. Cụ thể hóa các
quy định tại Hiến pháp 1992, trên cơ sở kết quả thí điểm thực hiện BHXH cho NLĐ
thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ngày 22/6/1993, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 43/CP quy định tạm thời chế độ BHXH, trong đó quy định cụ thể
05 chế độ BHXH, bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp,
hưu trí và tử tuất được áp dụng bắt buộc đối với công nhân, viên chức thuộc khu
vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các tổ chức Đảng, Đoàn thể; NLĐ
làm việc hưởng lương hoặc tiền công ở những doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao
động trở lên; NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài và trong các tổ chức khác của nước ngoài tại Việt Nam và NLĐ Việt
Nam làm việc trong khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt.
2.1.1.2. Về tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT
Ngày 15/04/1992, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa VIII đã biểu quyết thông
qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, tại Điều 39,
Hiến pháp quy định: “Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm
sóc sức khỏe”. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, là tiền đề cho việc triển
46
khai thực hiện chính sách BHYT ở nước ta. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp
1992, ngày 15/08/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 299/HĐBT
ban hành Điều lệ BHYT; tiếp theo ngày 01/09/1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết
định số 935/BYT-QĐ triển khai Nghị định số 299/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng,
theo đó, hệ thống BHYT chính thức được thành lập. Đã phát hành được trên 07
triệu thẻ BHYT, trong đó gần 05 triệu thẻ BHYT bắt buộc đối với cán bộ, công
nhân viên chức Nhà nước; trên 452 ngàn thẻ đối tượng người có công và trên 2,2
triệu thẻ BHYT tự nguyện. Tổng thu toàn ngành là trên 400 tỷ đồng.
2.1.2. Sự hình thành, phát triển và cơ cấu t chức của BHXH Việt Nam
2.1.2.1. Sự hình thành, phát triển của BHXH Việt Nam
Trên cơ sở Bộ Luật Lao động được thông qua tại kỳ họp thứ 05, Quốc hội
khóa IX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 12/CP ngày 26/01/1995 về Điều lệ BHXH, theo đó quy định thực hiện
BHXH bắt buộc đối với công chức, công nhân viên chức nhà nước và NLĐ làm
việc tại các doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP
ngày 16/02/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ
chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống LĐ-TB&XH và Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý Quỹ
BHXH và thực hiện thống nhất các chế độ, chính sách BHXH theo quy định của
pháp luật. Từ đây đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới căn bản
về thực hiện chính sách BHXH ở nước ta phù hợp với quá trình chuyển đổi nền
kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; theo đó: từng bước hình thành Quỹ BHXH độc lập, tách khỏi NSNN; Quỹ
BHXH được hình thành trên nguyên tắc cùng đóng góp giữa NLĐ, NSDLĐ và sự
hỗ trợ của Nhà nước; khẳng định nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH; mở rộng đối
tượng tham gia BHXH tới NLĐ thuộc mọi thành phần kinh tế.
Sau khi hoàn thiện các văn bản pháp lý, kể từ ngày 01/10/1995, BHXH Việt
Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình 3 cấp Trung ương, tỉnh, huyện. Tiếp
đó, theo tinh thần Nghị quyết TW7 khoá VIII và Chương trình Tổng thể cải cách
hành chính của Chính phủ giai đoạn 2001 - 2010, ngày 24/01/2002, Thủ tướng
47
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển giao tổ chức bộ
máy và nhiệm vụ thực hiện chính sách BHYT, từ BHYT Việt Nam sang BHXH
Việt Nam. Kể từ thời điểm này, BHXH Việt Nam được xác định là cơ quan thuộc
Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT và
quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành BHXH luôn được sự quan tâm
sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng bằng các Chỉ thị, Nghị
quyết, cụ thể: Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị khẳng
định quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, đồng thời xác định những định
hướng mới mang tầm chiến lược: “BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan
trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội... Thực hiện
tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính
quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân"; Nghị quyết
số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá XII về cải cách chính sách BHXH, trong đó nêu rõ mục tiêu cải cách chính
sách BHXH: “Để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống ASXH, từng
bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.
Phát triển hệ thống BHXH hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập
quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực
hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch”.
Đây là những định hướng quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của
Hệ thống BHXH, BHYT nói chung và BHXH Việt Nam nói riêng.
2.1.2.2. Chức năng và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức
thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN;
quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc
đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.
48
Hình 2.1: Cơ cấu hệ thống tổ chức của ngành BHXH
(Nguồn: Tổng hợp từ BHXH Việt Nam)
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
BHXH VIỆT NAM
Ban Dƣợc
và Vật tƣ y tế
Văn phòng
Vụ Hợp tác quốc tế
Vụ Thi đua - Khen thƣởng
Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ Kiểm toán nội bộ
Ban Thực hiện
chính sách
BHYT
Ban Sổ - Thẻ
Vụ Tài chính - Kế toán
Vụ Thanh tra - Kiểm tra
Vụ Quản lý đầu tƣ quỹ
Vụ Pháp chế
Ban Thực hiện
chính sách
BHXH
Ban Thu
Viện Khoa học BHXH
Trung tâm
Công nghệ thông tin
Trung tâm Truyền thông
Trung tâm Lƣu trữ
CÁC ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN GIÚP VIỆC CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP
Vụ Kế hoạch và Đầu tƣ
Trung tâm
Giám định
BHYT và
Thanh
toán đa
tuyến khu
vực phía
Bắc
Trung tâm
Giám định
BHYT và
Thanh
toán đa
tuyến khu
vực phía
Nam
Báo BHXH
Trƣờng Đào tạo
nghiệp vụ BHXH
Tạp chí BHXH
BHXH TỈNH
BHXH HUYỆN
49
2.2. Phân tích tình hình hoạt động của hệ thống BHXH
2.2.1. Tình hình thu BHXH, BHTN, BHYT
2.2.1.1. Phân tích thực trạng và sự biến động số lao động tham gia BHXH, chỉ
tiêu đánh giá sự phát triển số lao động tham gia BHXH qua các năm
Bảng 2.1: Đối tƣợng tham gia BHXH từ năm 2016 – 2019
STT Loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
I BHXH bắt buộc 12.851.833 13.596.146 14.455.069 15.199.985
1
HCSN, Đảng, ĐT,
LLVT
3.736.807 3.710.468 3.737.963 3.676.775
2 Xã, phường, thị trấn 275.701 229.900 229.197 225.079
3 Ngoài công lập 106.479 111.393 119.474 129.308
4 DN Nhà nước 1.115.740 1.041.829 999.078 961.015
5 DN có vốn NN 3.693.309 4.129.910 4.402.753 4.735.555
6 Doanh nghiệp NQD 3.704.957 4.166.716 4.720.012 5.202.092
7
Lao động có thời hạn ở
nước ngoài
3.999 5.185 7.319 8.906
8
Cán bộ không chuyên
trách cấp xã
146.500 137.131 132.601 129.155
9 Hợp tác xã 47.091 42.636 43.103 42.723
10
Hội nghề nghiệp, tổ
hợp tác
19.097 20.812 20.059 21.199
11 Người nước ngoài 37.052 68.178
II BHXH tự nguyện 203.871 224.243 277.190 573.943
III BH thất nghiệp 11.060.178 11.538.854 12.643.135 13.429.401
(Nguồn: BHXH Việt Nam)
50
Hiện nay, chủ trương mở rộng diện bao phủ BHXH đang được triển khai
mạnh mẽ, điều kiện tham gia BHXH bắt buộc ngày càng được đơn giản hóa và dễ
áp dụng cho các tầng lớp lao động. Từ 1/1/2007, NLĐ có HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở
lên đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc. Từ 1/1/2018, NLĐ có HĐLĐ từ 1 tháng
trở lên, NLĐ là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia BHXH.
Từ bảng số liệu trên cho thấy, số lượng lao động tham gia BHXH ở các loại
hình, bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện hàng năm đều tăng. Với lao
động tham gia BHXH bắt buộc, số lao động tham gia tăng từ 12.851.833 người năm
2016 lên 15.199.985 người năm 2019, tức là về tuyệt đối tăng 2.348.152 người
(tương ứng 18,3%). Với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, năm 2016, số người
tham gia là 203.871 người tăng lên 573.943 người năm 2019, tăng thêm 370.072
người (tương ứng 181,52%).
Xét chung về số lao động tham gia bảo hiểm ta có:
- Số lao động tham gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_tich_tac_dong_cua_he_thong_bao_hiem_xa_hoi_den.pdf