MỤC LỤC
Trang
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1. Mục tiêu chung 2
2. Mục tiêu cụ thể 2
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2
2. Phương pháp phân tích dữ liệu 3
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
I. CÁC ĐỊNH NGHĨA 5
1. Khoa học 5
2. Kỹ thuật 5
3. Hiệu quả 6
3.1. Hiệu quả kinh tế 6
3.2. Hiệu quả xã hội 7
3.3. Hiệu quả sản xuất 7
4. Độc canh 7
5. Luân canh 7
II. CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI ĐANG ÁP DỤNG 7
1. Mô hình giống mới 7
2. Mô hình IPM 8
3. Mô hình 3 giảm – 3 tăng 8
4. Mô hình sạ hàng (máy sạ lúa theo hàng) 9
5. Mô hình kết hợp lúa – thủy sản 9
III. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU 10
1. Một số chỉ tiêu kinh tế 10
2. Các công cụ thống kê 11
2.1. Bảng thống kê mô tả 11
2.2. Hồi qui tương quan 11
2.3. Kiểm định sự phù hợp 12
3. Cách chạy số liệu thông qua phần mềm SPSS 13
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14
1. Khái quát về Tỉnh Sóc Trăng 14
2. Khái quát về huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng 14
2.1. Đặc điểm tự nhiên 14
2.2. Đặc điểm xã hội 15
2.3. Những yếu tố khác tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất
trên địa bàn 16
2.4. Tình hình sản xuất lúa trong những năm gần đây 16
2.5. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cây lúa 17
2.6. Kế hoạch sản xuất lúa từ năm 2006 – 2010 18
3. Khái quát về xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng 19
3.1. Vị trí địa lý 19
3.2. Dân số - lao động 19
3.3. Điều kiện tự nhiên 19
3.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội 19
3.4.1. Văn hóa xã hội 19
3.4.2. Văn hóa thông tin 20
3.4.3. Chính sách xã hội 20
3.4.4. Giáo dục 21
3.5. Cơ sở hạ tầng 21
3.5.1. Giao thông 21
3.5.2. Thủy lợi 22
3.6. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 22
3.7. Tình hình sản xuất lúa trong những năm gần đây 22
3.8. Kế hoạch sản xuất lúa từ năm 2006 – 2010 24
3.9. Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật đến xã Hồ Đắc Kiện các
năm qua 25
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 27
I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 27
1. Nguồn lực lao động 27
1.1. Số nhân khẩu 27
1.2. Lao động trực tiếp tham gia sản xuất 28
1.3. Trình độ học vấn của nông hộ 29
2. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất lúa 30
2.1. Nhu cầu về vốn 30
2.2. Nhu cầu về vay vốn 31
3. Nguồn lực đất đai canh tác 34
4. Kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp 35
4.1. Năm kinh nghiệm 35
4.2. Tham gia tập huấn kỹ thuật 36
4.3. Áp dụng mô hình sản xuất 36
II. SỰ LỤA CHỌN KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37
1. Sự lựa chọn các mô hình mới để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của
nông hộ 38
1.1. Mô hình giống mới 38
1.2. Mô hình IPM 38
1.3. Mô hình 3 giảm – 3 tăng 39
1.4. Mô hình khác 39
2. Nguồn thông tin về khoa học kỹ thuật mới 40
III. CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG
KHOA HỌC KỸ THẬT MỚI 41
1. Sự hỗ trợ cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới 41
2. Chính sách tín dụng 42
3. Cơ sở hạ tầng 43
4. Chính sách thị trường 45
4.1. Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất 45
4.2. Các cơ quan bao tiêu giá và sản phẩm 46
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC
ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI 47
1. Tình hình sản xuất chung của các nông hộ 47
2. Đối với hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới 48
3. Đối với hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới 50
3.1. Áp dụng mô hình giống mới 50
3.2. Áp dụng mô hình IPM 55
3.3. Áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng 60
3.4. Áp dụng các mô hình kỹ thuật mới khác 65
4. So sánh hiệu quả sản xuất của hộ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật và
hộ nông dân không áp dụng khoa học kỹ thuật 70
5. Nhận xét chung 75
6. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng (lợi nhuận) 76
7. Viết và giải thích phương trình hồi qui tương quan 77
8. Mối quan hệ giữa diện tích lúa và thu nhập ròng của nông hộ trong việc
sản xuất lúa 79
9. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khoa học kỹ thuật mới trong
sản xuất nông nghiệp 83
9.1. Thuận lợi 83
9.1.1. Điều kiện tự nhiên 83
9.1.2. Điều kiện về kinh tế 83
9.1.3. Nhận thức của nông dân 83
9.1.4. Thuận lợi khác 84
9.2. Khó khăn 84
9.2.1. Điều kiện tự nhiên 84
9.2.2. Kỹ thuật canh tác 85
9.2.3. Vốn sản xuất 85
9.2.4. Thị trường 86
9.2.5. Nhận thức và tâm lý của nông dân 86
9.2.6. Cơ sở hạ tầng 87
9.2.7. Một số khó khăn khác 87
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
KHOA HỌC KỸ THUẬT TẠI XÃ 89
I. KỸ THUẬT 89
II. NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN 89
III. CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH 90
IV. CƠ SỞ HẠ TẦNG 91
V. VỐN 91
VI. THÔNG TIN 92
VII. THỊ TRƯỜNG 93
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
I. KẾT LUẬN 94
II. KIẾN NGHỊ 95
1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương 95
2. Kiến nghị đối với nông dân 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác xã yêu cầu và khuyến khích người dân áp dụng mô hình này nên áp dụng.
+ Giảm được chi phí đầu vào như: chi phí về giống, chi phí về phân bón, thuốc trừ sâu do đó tăng lợi nhuận.
+ Mô hình IPM khi áp dụng vào thực tế thì dễ áp dụng nên nông dân không phải đầu tư nhiều.
1.3. Mô hình 3 giảm – 3 tăng
Các nông hộ áp dụng mô hình này vì các lý do sau:
+ Giảm được chi phí đầu vào (giảm giống, giảm phân, giảm thuốc).
+ Tăng năng suất, tăng lợi nhuận.
+ Do có các cán bộ khuyến nông xuống mở lớp tập huấn, hướng dẫn nên áp dụng theo sự hướng dẫn của cán bộ.
+ Mô hình 3 giảm – 3 tăng dễ áp dụng vào trong thực tế.
+ Ưu điểm hơn mô hình IPM, giảm được chi phí nhiều hơn mô hình IPM.
+ Do đất nhiều nên áp dụng để tiết kiệm chi phí.
+ Do xã khuyến khích áp dụng.
1.4. Mô hình khác.
Trong mô hình khác thì bao gồm các mô hình sau: mô hình sạ lúa theo hàng, mô hình lúa - thủy sản, mô hình lúa – màu, sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đúng thời điểm. Các nông hộ áp dụng mô hình này vì các lý do sau:
- Mô hình sạ hàng: tiết kiệm được nhiều giống (sạ thưa 10 kg giống trên 1 công đất), ít sâu bệnh, dễ thăm đồng, dễ chăm sóc; được các cán bộ khuyến nông xuống tập huấn thấy có hiệu quả cao nên áp dụng.
- Mô hình lúa - thủy sản, lúa – màu:
+ Tận dụng được diện tích mặt nước.
+ Thay thế vụ Hè Thu (vụ Hè Thu làm không có hiệu quả cao bằng nuôi thủy sản).
+ Giữ độ màu mỡ cho đất (làm 3 vụ lúa/năm đất dễ bị bạc màu, kém màu mỡ).
+ Không cần đầu tư nhiều vốn mà thu nhập cao, không tốn nhiều thời gian để chăm sóc.
- Sử dụng bảng so màu lá lúa: tính được đúng thời cần bón phân cho cây lúa, dễ chăm sóc, dễ đối chứng trực tiếp; Hợp tác xã yêu cầu.
Ngoài các lý do chính đó thì còn có người dân thường có thói quen là thấy những hộ lân cận áp dụng mô hình mới mà ít tốn chi phí, thu hoạch năng suất cao thì họ áp dụng theo; một số hộ thì họ muốn áp dụng thử xem hiệu quả đạt được có đúng như lời nói của các cán bộ khuyến nông hay không.
Nhìn chung, để áp dụng một hay nhiều mô hình kỹ thuật mới vào đồng ruộng thì người dân có rất nhiều lý do khác nhau để áp dụng hay không áp dụng các mô hình kỹ thuật mới, nhưng lý do chung nhất để người dân chọn các mô hình áp dụng là để tiết kiệm các chi phí đầu vào và tăng năng suất, tăng chất lượng hạt gạo để bán có giá hơn. Nhưng để đi đến quyết định áp dụng các loại mô hình kỹ thuật mới và để đạt hiểu quả cao thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: điều kiện tự nhiên, nguồn nước tưới tiêu, đất ruộng của mình thuộc loại đất nào, mặt đất có được bằng phẳng không,… do đó, bên cạnh có những hộ áp dụng đạt hiệu quả cao thì cũng có nhiều hộ bị thất bại, hiệu quả kinh tế không cao.
2. Nguồn thông tin về khoa học kỹ thuật mới
Các nông hộ biết được đầy đủ các thông tin về khoa học kỹ thuật mới chủ yếu thông qua các cán bộ khuyến nông và các cán bộ bảo vệ thực vật, hội người nông dân, qua những người quen, các phương tiện thông tin đại chúng. Còn các nông hộ biết được thông tin qua các nguồn khác thường đó là các thông tin thông qua các người thu mua, thương lái. Những thông tin thông qua hội chợ thì chỉ có 1 hộ trả lời.
Bảng 16: Nguồn cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật mới
Nguồn cung cấp thông tin
Số hộ biết thông tin
Cán bộ khuyến nông
24
Cán bộ bảo vệ thực vật
17
Cán bộ ở Trường, viện
9
Hội nông dân, hợp tác xã
17
Người quen
14
Phương tiện thông tin đại chúng
14
Hội chợ
1
Khác
6
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
III. CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THẬT MỚI
1. Sự hỗ trợ cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Nhìn chung khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì hầu như các hộ nông dân không được hỗ trợ nhiều trong quá trình áp dụng khoa học kỹ thật mới. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp người nông dân được hỗ trợ một phần nào đó trong quá trình áp dụng như: hỗ trợ 100% về giống (như giống BT1), được bao tiêu sản phẩm và giá (như giống lúa ST5), các công ty thuốc bảo vệ thực vật cũng hỗ trợ cho nông dân về thuốc trừ sâu (1 công được 1 chai).
Qua phỏng vấn 40 hộ thì có 8 hộ nhận được sự hỗ trợ (tương ứng 20%). 8 hộ này nhận được sự hỗ trợ về giống, hỗ trợ về thuốc trừ sâu, thuốc vi sinh. Ngoài ra, những hộ nào tham gia vào buổi tập huấn do công ty thuốc bảo vệ thực vật tổ chức nhận được 10.000 đồng. Cụ thể như sau:
Bảng 17: Các cơ quan và hình thức hỗ trợ cho hộ áp dụng mô hình mới
Hình thức hỗ trợ
Cơ quan hỗ trợ
Phòng nông nghiệp
Công ty bảo vệ thực vật
Phòng nông nghiệp & Công ty bảo vệ thực vật
Khác
Bằng tiền mặt
0
0
0
0
Bằng dụng cụ/thuốc
0
2
1
2
Bằng hình thức cho vay
0
0
0
0
Bằng hình thức cho giống
2
0
1
2
Bằng hình thức khác
0
0
0
5
(Nguồn: Tổng hợp từ 8 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Cơ quan hỗ trợ khác ở đây là các Viện nghiên cứu, công ty TNHH Bayer, các đại lý bán thuốc trừ sâu, thuốc vi sinh, các loại thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, trong 8 hộ nông dân nhận được sự hỗ trợ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì không có hộ nào nhận được hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt và hỗ trợ bằng hình thức cho vay vốn để đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Có 5 hộ nhận được hình thức hỗ trợ bằng thuốc trừ sâu và thuốc vi sinh từ các cơ quan như: phòng nông nghiệp, công ty thuốc bảo vệ thực vật, các đại lý kinh doanh về thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Có 5 hộ nhận được hình thức là hỗ trợ 100% giống lúa mới trồng thử nghiệm, các cơ quan hỗ trợ là: phòng nông nghiệp, công ty thuốc bảo vệ thực vật và công ty TNHH Bayer.
Có 5 hộ nhận được hình thức hỗ trợ khác đó là do các công ty, đại lý thuốc bảo vệ thực vật tổ chức các buổi tập huấn về thuốc và cách sử dụng thuốc mới, mỗi hộ nhận được số tiền là 10.000 đồng.
Nhìn chung, các cấp chính quyền địa phương có quan tâm đến việc hỗ trợ cho các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới nhưng không nhiều vì nguồn vốn để hỗ trợ cho các nông hộ không có nhiều nên hầu như chỉ hỗ trợ cho các hộ nào áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới với tính chất là ruộng thí nghiệm, còn các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới không được xem là ruộng thí nghiệm thì họ không được hỗ trợ nhiều hoặc không có nhận được sự hỗ trợ.
2. Chính sách tín dụng
Hiện nay, khi người dân cần vốn để sản xuất thì họ thường vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp tại địa phương của họ. Bên cạnh vay vốn ở các ngân hàng thì họ cũng vay vốn của những người quen, họ hàng hay họ chơi hụi để có thêm thu nhập. Cụ thể qua tổng hợp 40 mẫu phỏng vấn thì có kết quả như sau:
Bảng 18: Nơi vay khi nông hộ thiếu vốn sản xuất
Ngân hàng chính sách
Ngân hàng Nông Nghiệp
Hội, Câu lạc bộ
Chơi hụi
Mượn bà con
Vay người quen
Số hộ trả lời
1
37
2
3
8
27
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Nếu cần vốn để sản xuất nông nghiệp thì họ sẽ vay tiền tại các Ngân hàng Nông Nghiệp (37 hộ tương ứng 92,5%), ngoài vay ngân hàng Nông Nghiệp ra họ thường vay của người quen (27 hộ tương ứng 67,5%). Ngoài các hình thức vay trên họ cũng chơi hụi hay vay của bà con nhưng số lượng này chiếm không nhiều (27,5%), riêng về vay tại các Ngân hàng chính sách thì ngân hàng này chỉ cho hộ nông dân có sổ nghèo vay (vay số lượng không nhiều).
Trong quá trình sản xuất khi cần vốn thì họ không thể vay hay mượn vốn mà không phải trả lãi, thường thì vay tại các ngân hàng thì lãi suất thấp hơn nhiều so với vay ở bên ngoài (như đã phân tích ở trang 34).
Nhìn chung, do thói quen của nông dân nên họ thường vay tiền của các Ngân hàng Nông Nghiệp, còn các ngân hàng khác thì họ không dám vay vì họ không biết nhiều về các loại ngân hàng này như: ngân hàng Đầu tư, ngân hàng Cổ phần thương mại.
3. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây thì chính quyền địa phương cũng quan tâm nhiều đến việc đầu tư các cơ sở hạ tầng, nhất là tập trung vào giao thông và thủy lợi. Tuy nhiên, sự quan tâm đầu tư của các cơ quan ban ngành cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân tại vùng. Để khái quát về tình hình này thì dùng thang điểm từ 1 cho đến 10 (1 rất tệ à 10 rất tốt) để người dân đánh giá về cơ sở hạ tầng của ấp mình. Qua 40 mẫu phỏng vấn thì có kết quả như sau:
Bảng 19: Đánh giá về cơ sở hạ tầng của nông hộ
Điểm đánh giá
Số hộ
Phần trăm (%)
1
1
2,5
4
3
7,5
5
7
17,5
6
4
10,0
7
8
20,0
8
9
22,5
9
6
15,0
10
2
5,0
Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Qua kết quả trên ta thấy có 1 hộ (2,5%) cho là cơ sở hạ tầng rất tệ, có 2 hộ (5%) thì cho cơ sở hạ tầng rất tốt không, còn 7 hộ (17,5%) thì đánh giá là trung bình, có 3 hộ đánh giá dưới trung bình và có 26 hộ (90%) đánh giá trên trung bình.
Điều này chứng tỏ rằng việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng không đồng đều giữa các ấp trong cùng một xã. Còn có hộ đánh giá dưới trung bình đó là các hộ nằm sâu vào phía trong (không nằm ngay trên đường quốc lộ) nên việc đi lại khó khăn và qua đó các hộ này tiếp thu các tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng rất hạn chế.
Trong những năm sắp tới đây thì chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành cần quan tâm và thu hút vốn đầu tư nhiều hơn nữa để cải tạo cơ sở hạ tầng cho đồng đều ở các ấp.
Nhìn chung, về cơ sở hạ tầng mong muốn của người dân là chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành quan tâm nhiều hơn nữa vào các hệ thống sau đây để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 20: Các khâu cần đầu tư để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp
Các khoản cần đầu tư thêm
Số hộ
Phần trăm (%)
Đường xá
13
32,5
Hệ thống điện
5
12,5
Thủy lợi
14
35,0
Nước sạch
1
2,5
Chợ tiêu thụ
16
40,0
Phương tiện (tàu, xe)
2
5,0
Đầu tư khác
4
10,0
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Mong muốn chung của đa số hộ nông dân là cần đầu tư nhiều hơn nữa về: chợ tiêu thụ; về thủy lợi để đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho đồng lúa của mình và cuối cùng là đường xá để đi lại cho thuận tiện hơn. Mong muốn lớn nhất của nông dân là phải có chợ tiêu thụ để ổn định giá cả cho các mặt hàng nông sản để người dân an tâm đầu tư vào việc áp dụng các mô hình mới nhất là mô hình về giống mới, vì giống mới thì có rất nhiều loại, nếu không có chỗ tiêu thụ ổn định thì người dân không dám mạnh dạng gieo trồng giống mới (do sợ không có ai mua).
Còn về các đầu tư khác như: đầu tư hệ thống điện, đầu tư về nước sạch cho nông dân, đầu tư các phương tiện tàu, xe để đi lại cho thuận tiện thì chưa cần thiết lắm để sau này đầu tư cũng chưa muộn (chỉ có một vài hộ chọn).
Nhìn chung, các cơ quan chính quyền địa phương cũng quan tâm nhiều đến việc đầu tư về cơ sở hạ tầng nhất là đầu tư về hệ thống thủy lợi, đường xá, nhưng vì xã Hồ Đắc Kiện là một xã nghèo, cũng còn có nhiều hộ ở sâu vào phía trong nên việc đầu tư về đường xá, hệ thống thủy lợi cũng chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của người dân trong ấp (nhất là đường xá vào mùa mưa là việc đi lại rất khó khăn vì vẫn còn là đường đi bằng đất).
Ngoài ra, tại xã Hồ Đắc Kiện không có chợ nên việc đầu tư để xây dựng chợ là rất cần thiết cho người dân trong xã, nhất là các chợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản, để các mặt hàng này bán được giá cao hơn tránh tình trạng các hộ bị thương lái ép giá.
4. Chính sách thị trường
4.1. Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
Ngày nay, thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào rất dễ mua vì các cửa hàng, đại lý ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, các cửa hàng, đại lý này còn có thể cho nông dân mua thiếu tiền phân bón, các loại thuốc trừ sâu, các nguồn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, sau khi thu hoạch lúa thì thanh toán lại cho chủ cửa hàng. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho nông dân khi không có vốn nhiều phục vụ cho sản xuất thì họ có thể yên tâm.
Qua 40 mẫu phỏng vấn thì có kết quả như sau:
Bảng 21: Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào
Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào
Số hộ
Phần trăm (%)
Dễ mua
36
90,0
Bình thường
3
7,5
Khó mua
1
2,5
Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Qua số liệu thống kê trên thì có 36 hộ (90%) trả lời là dễ mua, có 3 hộ (7,5%) thì cho là bình thường còn có một hộ (2,5%) thì cho là khó mua.
Ở đây có 1 hộ cho là thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào khó mua là vì: đây là một hộ thuộc dân tộc Khmer nên khi họ mua lúa giống thì không ai bán cho họ chỉ mua của người quen hoặc tự làm lúa giống để gieo trồng cho lần sau. Đây là một vấn đề hết sức tế nhị, các cấp chính quyền địa phương nên tìm hiểu thêm và cần có biện pháp khắc phục tình trạng này để tất cả các nông hộ sống trong cùng một ấp, một xã cũng được mua các nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất là như nhau.
4.2. Các cơ quan bao tiêu giá và sản phẩm
Trong 40 mẫu phỏng vấn thì chỉ có 4 hộ là được bao tiêu sản phẩm và giá (tương ứng 10%) khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Cụ thể là các cơ quan sau:
Bảng 22: Các cơ quan bao tiêu giá và sản phẩm
Các cơ quan bao tiêu giá và sản phẩm
Số hộ
Phần trăm (%)
Hợp tác xã
2
5
Trung tâm giống
1
2,5
Trung tâm khuyến nông
1
2,5
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Lý do để nhận được sự bao tiêu giá và sản phẩm cụ thể như sau:
+ Nông hộ nào trồng giống lúa mới đặc sản là giống lúa ST5 thì được bao tiêu giá và sản phẩm (thu hoach bao nhiêu thì mua bấy nhiêu với giá là 2.500 đồng/kg). Trước đây (năm 2005) thì nhà bao tiêu giá và sản phẩm đó là công ty lương thực Sông Hậu, sau này trong năm 2006 thì nhà bao tiêu sản phẩm là sở nông nghiệp Sóc Trăng. Hiện nay do giống lúa ST5 trồng bị sâu rầy nhiều thu hoạch năng suất không cao nên trong vụ Đông – Xuân vừa rồi hầu như các nông hộ chuyển sang trồng giống lúa mới có năng suất cao hơn.
+ Hộ trồng giống lúa thử nghiệm để làm lúa giống bán cho các hộ nông dân khác (giống lúa mới BT1 bán với giá 4.000 đồng/kg do trung tâm giống mua và bao tiêu giá).
+ Các giống lúa mới được các Hợp tác xã khuyến khích trồng thì Hợp tác xã là người bao tiêu sản phẩm.
Nhìn chung, việc áp dụng các mô hình mới vào trong sản xuất thì có 4 nông hộ nhận được sự hỗ trợ về giá và bao tiêu sản phẩm từ các trung tâm giống, trung tâm khuyến nông, và Hợp tác xã (Hợp tác xã Cống Đôi), còn lại hầu hết các nông hộ khác không nhận được sự hỗ trợ nào về giá và bao tiêu sản phẩm. Qua đó cho thấy việc đầu ra của các nông hộ không được đảm bảo, những hộ không được bao tiêu về giá và sản phẩm thì họ thường bán sản phẩm với giá không cao so với các hộ được bao tiêu giá và sản phẩm. Đây cũng là một thiệt hại lớn cho các hộ nông dân làm nghề nông.
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI
1. Tình hình sản xuất chung của các nông hộ
Trong những năm gần đây thì thói quen trồng 3 vụ lúa trong một năm của người dân đã thay đổi, thay vào đó họ chỉ trồng có 2 vụ trong một năm. Cụ thể qua 40 mẫu thì có kết quả như sau:
Bảng 23: Số vụ sản xuất trong năm
Số vụ sản xuất trong năm
Tần số
Phần trăm (%)
2 vụ
30
75,0
3 vụ
10
25,0
Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trong 40 hộ thì có 30 hộ (75%) là trồng 2 vụ lúa trong một năm, còn lại 10 hộ (25%) trồng 3 vụ trong một năm.
Qua thực tế cho thấy, sở dĩ có xu hướng trồng 2 vụ trong một năm là vì:
+ Vụ Thu – Đông (tức vụ 3) các nông hộ làm không có hiệu quả cao, do nguồn nước tưới tiêu không đáp ứng đủ, năng suất thấp.
+ Trồng màu hoặc nuôi thủy sản để thay thế vụ lúa thứ 3, như vậy vừa tăng thêm thu nhập cho nông hộ vừa cải thiện độ màu mỡ của đất.
2. Đối với hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Đối với hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì phỏng vấn trực tiếp 10 hộ. Sau đây là các kết quả của các nông hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong canh tác. Ở đây tất cả các bảng chỉ lấy các chỉ số trung bình cộng qua 10 hộ (giá trị lớn nhất, nhỏ nhất không xét đến). Các số liệu đều tính cho một công đất canh tác.
Qua sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS ta có bảng 24 như sau:
Bảng 24: Chi phí, thu nhập và thu nhập ròng của nông hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Khoản mục
ĐVT
Giá trị trung bình cộng
Tỷ lệ (%)
Chi phí giống
Đồng/công
69.073
9,91
Chi phí phân bón
Đồng/công
221.486
31,77
Chi phí thuốc trừ sâu
Đồng/công
102.077
14,64
Chi phí thuốc diệt cỏ
Đồng/công
19.841
2,85
Chi phí chuẩn bị đất
Đồng/công
43.196
6,20
Chi phí gieo sạ, cấy
Đồng/công
29.479
4,23
Chi phí chăm sóc
Đồng/công
17.151
2,46
Nhiên liệu, năng lượng
Đồng/công
7.376
1,06
Chi phí vận chuyển và thu hoạch
Đồng/công
137.438
19,71
Lãi suất
Đồng/công
19.617
2,81
Thuê đất
Đồng/công
13.636
1,96
Thuế, các khoản phí
Đồng/công
8.940
1,28
Chi phí khác
Đồng/công
7.917
1,14
Tổng chi phí (1)
Đồng
697.227
100
Năng suất
Kg/công
814
Giá bán
Đồng
1.817
Thu nhập (2)
Đồng/công
1.479.038
Thu nhập ròng (2 – 1)
Đồng/công
781.811
(Nguồn: Tổng hợp 10 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trong tổng chi phí bỏ ra cho 1 công đất thì chi phí về phân bón chiếm nhiều nhất 221.486 đồng/công (31,77%), thứ hai là chi phí vận chuyển và thu hoạch 137.438 đồng/công (19,71%), thứ ba là chi phí thuốc trừ sâu 102.077 đồng/công (14,64%), kế đến là chi phí về giống 69.073 đồng/công (9,91%), các chi phí còn lại thì chiếm không đáng kể.
Năng suất đạt bình quân 814 kg/công, đây là năng suất tương đối cao.
Giá bán bình quân 1.817 đồng/kg, trong những năm gần đây nói chung các hộ nông dân đều bán lúa với giá tương đối cao và ổn định hơn nhiều so với những năm trước đó (trước giá bán dao động trong khoảng 1.200 đồng/kg đến 1.500 đồng/kg). Do đó với chi phí bỏ ra trong một vụ cho một công là 697.227 đồng thì người dân thu được 781.811 đồng lợi nhuận ròng (Thu nhập – chi phí).
Nhìn chung, năng suất tăng, giá bán lúa tăng nhưng người dân làm vẫn không có lời nhiều vì chi phí về thu hoạch, vận chuyển trong sản xuất hiện nay dao động trong khoảng 120.000 – 180.000 đồng/công tăng nhiều hơn so với trước đây (trước đây khoảng 70.000 – 100.000 đồng/công).
Bảng 25: Các tỷ số tài chính của các hộ không áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Khoản mục
ĐVT
Giá trị trung bình
Tổng chi phí
Đồng/công
697.227
Thu nhập
Đồng/công
1.479.038
Thu nhập ròng
Đồng/công
781.811
Thu nhập / chi phí
Lần
2,12
Thu nhập ròng / chi phí
Lần
1,12
Thu nhập ròng / thu nhập
Lần
0,53
Tổng Ngày công
Ngày
40
Thu nhập ròng/ngày công
Đồng/ngày công
19.545
Thu nhập/ngày công
Đồng/ngày công
36.976
Thu nhập ròng/ngày
Đồng/ngày
7.446
(Nguồn: Tổng hợp 10 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra sẽ tạo được 2,12 đồng thu nhập và 1,12 đồng thu nhập ròng.
Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,53 đồng thu nhập ròng.
Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập 36.976 đồng và mang lại 19.545 đồng thu nhập ròng (vì một vụ người dân chỉ làm việc có 40 ngày, một vụ kéo dài khoảng 105 ngày). Nhưng nếu tính thu nhập trong ròng một ngày thì sẽ mang lại cho nông dân 7.446 đồng thu nhập ròng (trong suốt một vụ thì một ngày nếu người dân không làm gì cả hoặc có làm công việc đồng áng thì cũng có 7.446 đồng).
3. Đối với hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới
3.1. Áp dụng mô hình giống mới
Mô hình giống mới này đã và đang được các hộ nông dân áp dụng rộng rãi. Mô hình này được người dân ở đây bắt đầu áp dụng từ năm 1999 và cho đến nay thì ngày càng có nhiều hộ áp dụng vì mô hình này là một mô hình dễ áp dụng nhất.
Qua xử lý phần mềm SPSS và tổng hợp lại các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng ta có bảng so sánh các khoản chi phí, thu nhập và thu nhập ròng (xem bảng 26, trang 52).
Qua bảng số liệu ở trang 52, ta thấy rằng trước khi áp dụng mô hình giống mới thì chi phí phân bón là chiếm nhiều nhất trong tổng chi phí (244.767 đồng/công tương ứng 37,16%) và sau khi áp dụng mô hình giống mới thì chi phí này vẫn là chi phí cao nhất trong tổng chi phí (185.466 đồng/công, tương ứng 32,92%). Sau khi áp dụng mô hình này thì chi phí này giảm đáng kể, giảm 59.302 đồng/công (giảm 24,23%).
Kế đến là chi phí thu hoạch và vận chuyển, trước khi áp dụng mô hình giống mới thì chi phí này chiếm 17,87% trong tổng chi phí (117.699 đồng/công), sau khi áp dụng mô hình giống mới thì chi phí này chiếm 25,15% trong tổng chi phí (141.733 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới thì chi phí này tăng lên rất nhiều, tăng 20,42% (tăng 24.035 đồng/công). Chi phí này tăng nhiều như vậy cũng là một chuyện bình thường vì tình hình thị trường hiện tại không giống như trước khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới tất cả giá cả đầu vào của quá trình sản xuất đều tăng lên rất nhiều.
Sau chi phí vận chuyển và thu hoạch là chi phí thuốc trừ sâu, trước khi áp dụng mô hình giống mới thì chi phí này chiếm 14,36% trong tổng chi phí (94.587 đồng/công), sau khi áp dụng mô hình này thì chỉ còn 12,21% trong tổng chi phí (68.805 đồng/công). Như vậy, sau khi áp dụng mô hình này thì chi phí này giảm 25.782 đồng/công (giảm 27,26%).
Trước khi áp dụng mô hình giống mới thì chi phí về giống chiếm 11,41% trong tổng chi phí (75.148 đồng/công), sau khi áp dụng mô hình giống mới thì chi phí này chỉ chiếm 7,05% (39.724 đồng/công). Đây là một chi phí giảm nhiều nhất sau khi áp dụng mô hình giống mới (giảm 47,14%, tương ứng giảm 35.424 đồng/công). Nguyên nhân chính để chi phí này giảm gần 50% là vì người dân đã gieo sạ thưa hơn so với cách gieo sạ trước đây.
Các loại chi phí còn lại thì chiếm không nhiều trong tổng chi phí. Nhìn chung, trước và sau khi áp dụng mô hình giống mới thì cũng giảm được một số loại chi phí nhưng cũng có một số loại chi phí tăng lên, nên tổng hợp lại thì sau khi áp dụng mô hình giống mới thì tiết kiệm được 95.250 đồng/công (14,46%).
Về giá bán thì do sự tác động của thị trường nên giá bán sau khi áp dụng mô hình giống mới thì cao hơn trước khi áp dụng 308 đồng/kg (tăng 18,25%). Do các hộ áp dụng mô hình giống mới nên năng suất đạt được cao hơn so với trước khi áp dụng là 114 kg/công (tăng 15,09%).
Với năng suất tăng, giá bán tăng nên thu nhập tăng 460.658 đồng/công (tăng 36,10%) và tổng chi phí thì giảm, thu nhập tăng nên thu nhập ròng cũng từ đó mà tăng theo tăng 555.907 đồng/công (90,04%). Đây là một điều đáng mừng đối với nông dân.
Để thấy rõ các chi phí nào tăng hay giảm trước và sau khi áp dụng mô hình giống mới thì xem đồ thị 1 sau đây:
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
Đồng/công
Chú thích:
1. Chi phí giống 8. Nhiên liệu
2. Chi phí phân bón 9. Vận chuyển và thu hoạch
3. Chi phí thuốc trừ sâu 10. Lãi suất
4. Chi phí thuốc diệt cỏ 11. Thuê đất
5. Chi phí chuẩn bị đất 12. Thuế, phí
6. Chi phí gieo sạ, cấy 13. Chi phí khác
7. Chi phí chăm sóc
Qua đồ thị 1 ta thấy rằng các chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu là giảm đáng kể, riêng chi phí vận chuyển và thu hoạch thì tăng lên nhiều. Các chi phí còn lại nhìn chung không có sự khác biệt gì nhiều giữa trước và sau khi áp dụng mô hình giống mới.
Sau đây là bảng so sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình giống mới.
Bảng 27: So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình
giống mới
Khoản mục
ĐVT
Giá trị trung bình
Chênh lệch sau/trước khi áp dụng
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng chi phí
Đồng/công
658.705
563.455
-95.250
-14,46
Thu nhập
Đồng/công
1.276.123
1.736.781
460.658
36,10
Thu nhập ròng
Đồng/công
617.419
1.173.326
555.907
90,04
TN/CP
Lần
1,94
3,08
1,14
58,76
TNR/CP
Lần
0,94
2,08
1,14
121,28
TNR/TN
Lần
0,48
0,68
0,2
41,67
Ngày công (NC)
Ngày
40
34
-6
-15,00
TNR/NC
Đồng/công/NC
15.435
34.510
19.075
123,58
TN/NC
Đồng/công/NC
31.903
51.082
19.179
60,12
TNR/ngày
Đồng/công/ngày
5.880
12.351
6.471
110,04
(Nguồn: Tổng hợp 27 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trước khi áp dụng mô hình giống mới thì bình quân 1 vụ kéo dài trung bình 105 ngày, còn sau khi áp dụng thì 1 vụ kéo dài khoảng 95 ngày.
Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 3,08 đồng thu nhập (tăng 58,76% so với trước khi áp dụng mô hình giống mới).
Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 2,08 đồng thu nhập ròng (tăng 121,28% so với trước khi áp dụng mô hình giống mới).
Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,68 đồng thu nhập ròng (tăng 41,67% so với trước khi áp dụng).
Tổng ngày công lao động cho đồng ruộng giảm 6 ngày so với trước khi áp dụng mô hình này (giảm 15%).
Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập là 51.082 đồng/công (tăng 60,12%) và mang lại 34.510 đồng/công thu nhập ròng (tăng 123,58%). Một vụ là 95 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 12.351 đồng/công thu nhập ròng (tăng 110,04%)
Nhìn chung, các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình giống mới của các nông hộ đạt hiệu quả cao. Do đó, thu nhập ròng của các nông hộ cũng được cải thiện đáng kể (tăng trên 110% so với trước).
3.2. Áp dụng mô hình IPM
Mô hình IPM đã và đang được các hộ nông dân áp dụng rộng rãi. Mô hình này được người dân ở đây bắt đầu áp dụng từ năm 1991 và cho đến nay thì ngày càng có nhiều hộ áp dụng vì mô hình này là một mô hình tương đối dễ áp dụng.
Qua xử lý phần