Luận văn Phân tích tác động của tỉ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập tại Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An giang

Mụclục

MỞ ĐẦU . 1

NỘI DUNG . 4

CHƯƠNG:1 CƠSỞLÍLUẬN . 4

.1.1. KháiniệmTGHĐ: . 4

.1.2. Cácloạitỉgiá: . 4

.1.3. Cácnhân tố ảnh hưởng đến tỉgiá: . 5

.1.3.1 Sứcmuacủacácđơn vịtiền tệvàtốcđộ lạmphát: . 5

.1.3.2 Chênh lệch lãisuấttín dụng ngoạitệgiữacácnước: . 5

.1.3.3 Chuyển ngoạitệranướcngoàivớimụcđích nhập lậu: . 5

.1.4. Cácchếđộ tỉgiá: . 5

.1.4.1 Tỉgiáhốiđoáicố định: . 5

.1.4.2 Tỉgiáhốiđoáithảnổitự do: . 5

.1.4.3 Tỉgiáhốiđoáithảnổicó quản lí: . 5

.1.5. Tổng quan vềcơchếđiều hành tỉgiávàtỉgiáởViệtNam: . 6

.1.6. Hoạtđộng xuấtnhập khẩu ( XNK) vàảnh hưởng củatỉgiáđến hiệu quảhoạtđộng

XNK: . 8

.1.6.1 Hoạtđộng XNK: . 8

.1.6.2 Ảnh hưởng củatỉgiáđến hoạtđộng XNK: . 8

.1.6.2.1. Khitỉgiátăng hay giảmgiánộitệ(số nộitệđổilấy mộtđồng ngoạitệtănglên): . 8

.1.6.2.2. Khitỉgiágiảmhay tăng giánộitệ: . 9

.1.6.3 Kếtoán chênh lệch tỉgiá: . 9

.1.7. Cáctỉsố tàichính: . 12

.1.7.1 Tỉsố vềkhảnăng thanh toán. . 12

.1.7.1.1. Tỉsố thanh toán hiện thời: . 12

.1.7.1.2. Hệsố thanh toán nhanh: . 12

.1.7.2 Tỉsố vềcơcấu tàichính: . 13

.1.7.2.1. Tỉsố nợ: . 13

.1.7.3 Tỉsố hoạtđộng: . 13

.1.7.4 Cáctỉsố doanh lợi: . 14

.1.7.4.1. Doanh lợitiêu thụ: . 14

.1.7.4.2. Doanh lợitàisản: . 14

.1.7.4.3. Doanh lợivốn tự có : . 14

NỘI DUNG . 15

CHƯƠNG:2 GIỚITHIỆUVỀ CÔNGTYXUẤT NHẬPKHẨUNÔNGSẢN

THỰCPHẨMANGIANG. . 15

.2.1. Lịch sử hình thành: . 15

.2.2. Chứcnăng, nhiệmvụ, mụctiêu hoạtđộng: . 16

.2.2.1 Chứcnăng: . 16

.2.2.2 Nhiệmvụ: . 16

.2.2.3 Mụctiêu hoạtđộng: . 17

.2.3. Tổ chứcbộ máy quản lí: . 18

.2.3.1 Cơcấu tổ chức . 18

.2.3.2 Nhân sự: . 22

.2.4. Mộtsố thuận lợivàkhó khăn củaCông ty: . 22

.2.4.1 . Thuận lợi: . 22

.2.4.2 Khó khăn: . 23

NỘI DUNG . 24

CHƯƠNG:3 TÁCĐỘNGTỈGIÁHỐIĐOÁIĐẾNHOẠT ĐỘNGXUẤT NHẬP

KHẨUTẠICÔNGTYXUẤT NHẬPKHẨUNÔNGSẢNTHỰCPHẨMAN

GIANG . 24

.3.1. Kếtquảhoạtđộng kinh doanh trong 3 năm1998, 2000 và2004: . 25

.3.2. Kếtquảdoanh thu xuấtkhẩu vànộiđịaquacácnăm: . 26

.3.3. Kếtquảxuất, nhập khẩu: . 27

.3.3.1 Kimngạch xuất, nhập khẩu: . 27

.3.3.2 Ảnh hưởng củagiácả, số lượng USDđến doanh thu xuấtkhẩu: . 29

.3.4. Kimngạch xuấtnhập khẩu theo cơcấu mặthàng: . 35

3.4.1 Xuấtnhập khẩu theo cơcấu mặthàng: . 35

3.4.2 Mốiquan hệgiữatỉgiágạo xuấtkhẩu vàtỉgiáthựctế: . 36

.3.5. Tỉgiáhạch toán - TỉgiáthựctếvàChênh lệch tỉgiá: . 39

.3.5.1 Dư Nợ-Dư Có vốn bằng ngoạitệ: . 40

.3.5.2 Hạch toán vốn ngoạitệ: . 41

.3.6. Phân tích cáctỉsố tàichính: . 43

.3.6.1 Khảnăng thanh toán: . 43

.3.6.1.1. Khảnăng thanh toán hiện thời: . 43

.3.6.1.2. Khảnăng thanh toán nhanh: . 44

.3.6.2 Tỉsố vềcơcấu tàichính: . 45

.3.6.2.1. Tỉsố nợ: . 45

.3.6.3 Chỉsố hoạtđộng: . 46

.3.6.3.1. Kìthu tiền bình quân: . 46

.3.6.4 Tỉsố doanh lợi: . 47

NỘI DUNG . 49

CHƯƠNG:4 NHỮNGBIỆNPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢXUẤT NHẬPKHẨU. 49

.4.1. Những công cụ phòng ngừarủiro tỉgiá: . 49

.4.1.1 Nghiệp vụ hốiđoáikìhạn: . 49

.4.1.2 Cácgiao dịch hoán đổi: . 49

.4.1.3 Cáccông cụ pháisinh: . 50

.4.2. Thưctrạng củaviệcphòng ngừarủiro tỉgiátạicông ty Afiex: . 50

.4.3. Những biện pháp hạn chếrủiro tỉgiá: . 51

.4.4. Vấn đềtiếp tục: . 51

KẾT LUẬN . 52

DanhmụcBảng biểu:

DanhmụcBiểuđồ:

pdf58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2737 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tác động của tỉ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập tại Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gia Súc và Thuốc Thú Y Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng.  Ban Giám Đốc: Chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và các mặt công tác khác trong công ty. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trước UBND tỉnh An Giang.  Khối quản lý nghiệp vụ:  Phòng tổ chức hành chính - Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách. - Tham mưu Giám đốc về việc tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban. Thực hiện việc tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, nâng lương, bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.  Phòng kế toán tài vụ - Thực hiện chế độ kế toán theo quy định hiện hành. - Quản lý vốn, nguồn vốn, tài sản, vật tư, hàng hóa, bảo tồn và phát triển vốn. - Hạch toán kinh doanh, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. - Xây dựng kế hoạch tài chính.  Phòng kế hoạch kinh doanh - Lập kế hoạch theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. - Đầu tư xây dựng cơ bản.  Khối sản xuất:  Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc: - Địa chỉ: Quốc lộ 91, khóm Đông thạnh, P Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, An Giang. - ĐT: 076.831230 – 076.831230 - Công suất sản xuất 30.000 tấn thức ăn/ năm. - Sản phẩm bao gồm thức ăn bột, thức ăn viên dạng nổi phục vụ cho việc chăn nuôi heo, gà, vịt, cút, cá. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 19 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm - Với hệ thống phân phối trên 60 đại lí trong và ngoài tỉnh. Thức ăn gia súc mang nhãn hiệu AFIEX đang ngày càng gần gũi với thị trường và được người tiêu dùng tín nhiệm.  Xí nghiệp xuất khẩu lương thực - Địa chỉ: Quốc lộ 91, Khóm Thạnh An, P Mỹ Thới, TP Long Xuyên, An Giang - ĐT: 076.834295 - 834410 - Là cơ sở trung tâm điều hành hoạt động chế biến lương thực của công ty. - Công suất thiết bị chế biến 250.000 tấn gạo/ năm. - Năng lực kho chứa 60.000 tấn gạo. - Chế biến mỗi năm 150.000 tấn gạo các loại, trong đó xuất khẩu 120.000 tấn. - Sản phẩm gạo trắng hạt dài (2% đến 100% tấm), gạo đặc sản địa phương, gạo thơm.  Xí nghiệp đông lạnh thủy sản - Địa chỉ: Quốc lộ 91, H Châu Phú, An Giang - ĐT: 076.687692 - 687697 - Được xây dựng và hoạt động từ năm 2001 với công suất 6000 tấn sản phẩm / năm và có khả năng mở rộng 10000 tấn sản phẩm / năm. - Sản phẩm chủ yếu bao gồm cá Basa, ca tra bè đông lạnh nguyên con; fillet đông lạnh; cắt khúc đông lạnh. - Nhà máy áp dụng công trình quản lí và kiểm tra chất lượng ISO: 9001: 2000 – HACCP ngay từ đầu, bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp trong chế biến.  Xí nghiệp bột khoai mì - Địa chỉ: Xã Lương An Trà, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang. - ĐT: 076.787020 – 076.787022 - Công suất chế biến 60 tấn bột / ngày, tương đương 15.000 tấn bột/ năm. - Sản phẩm chính là tinh bột khoai mì đạt các tiêu chuẩn thương mại và xuất khẩu.  Xí nghiệp xây dựng chế biến lâm sản - Địa chỉ: 54/62 đường Trần Quang Khải, P Mỹ thới, TP Long Xuyên, An Giang. - ĐT: 076.834035 - -834135. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 20 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm - Chuyên kinh doanh san lấp mặt bằng để chuẩn bị xây công trình, xây dựng công trình có qui mô đến cấp 1. - Xây dựng công trình công nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. - Sản xuất đồ gỗ cao cấp, đồ gỗ gia dụng, thiết bị trường học, vật liệu trang trí nội thất.  Xí nghiệp dịch vụ chăn nuôi - Địa chỉ: Quốc lộ 91, Thị trấn An Châu, H Châu Thành, An Giang. - ĐT: 076.836265 - 853869 - Tổ chức thu mua và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi cho công ty như heo giống, heo thịt, bò thịt, bò sữa, bò giống, con giống và trứng gia cầm, dê và sữa dê, cá giống, sữa bò tươi, dụng cụ chăn nuôi. - Quản lý cơ sở giết mổ gia súc và dây chuyền chế biến thịt heo phục vụ xuất khẩu. - Cung cấp các dịch vụ về chăn nuôi, thú y. Tư vấn kỹ thuật và hướng dẫn qui trình cho các hộ chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.  Các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá, bao gồm: - Trại heo giống Vĩnh Khánh: chuyên cung cấp các loại heo giống, dê giống và heo thịt chất lượng cao. - Trại bò giống Tri Tôn: chuyên cung cấp các loại bò giống: bò thịt, bò sữa có tỉ lệ thịt xẻ và năng suất cao. - Trại bò sữa Châu Thành: chuyên nuôi và cung cấp giống bò sữa cho các trang trại, các hộ chăn nuôi, chế biến và phân phối sữa tươi. - Đội nuôi cá bè: chuyên nuôi và sản xuất giống các loại cá nước ngọt, cung cấp giống cho ngư dân và cá nguyên liệu cho nhà máy chế biến thủy sản.  Khối lưu thông:  Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Giao dịch khách hàng nước ngoài để ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. - Kinh doanh nội địa các mặt hàng phục vụ cho yêu cầu xuất nhập khẩu. - Hỗ trợ các đơn vị khác trong công ty, tiêu thụ các sản phẩm chế biến. - Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước. - Dự đoán tình hình kinh tế thị trường cho Ban Giám đốc công ty.  Cửa hàng bách hóa tổng hợp: - Địa chỉ: 109 Nguyễn Huệ, P Mỹ Long, TP Long Xuyên, An Giang. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 21 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm - ĐT: 076.841574 - Chuyên bán sỉ và lẽ các mặt hàng như thực phẩm chế biến, đồ uống và nước giải khát, mỹ phẩm, hàng gia dụng, kim khí điện máy, văn hóa phẩm và đồ chơi trẻ em.  Cửa hàng kinh doanh điện máy -Địa chỉ: 59A Thoại Ngọc Hầu, P. Mỹ Long, TP Long Xuyên, An Giang -ĐT: 076.843715 - Kinh doanh hàng điện tử, điện máy gia dụng - Chuyên sửa chữa, bảo hàng, lắp ráp các sản phẩm điện tử.  Cửa hàng thức ăn gia súc và thuốc thú y -Địa chỉ: 59A Thoại Ngọc Hầu, P Mỹ Long, TP Long Xuyên, An Giang - ĐT: 076.844112 Chuyên bán sỉ và lẻ thức ăn gia súc và thuốc thú y. .2.3.2 Nhân sự:  Tổng số nhân viên trong công ty là 559 người, trong đó: + Đại học: 126 người, chiếm 22,5% + Cao đẳng: 53 người, chiếm 9,5% + Trung cấp: 178 người, chiếm 31,5% + Trung học phổ thông: 99 người, chiếm 17,7% + Trung học cơ sở: 103 người, chiếm 18,8%.  Thu nhập bình quân là 1.125.000 đồng/ người/ tháng. .2.4.Một số thuận lợi và khó khăn của Công ty: .2.4.1. Thuận lợi: - Lợi thế hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề đã bổ sung, bù đắp về doanh thu. Với đặc thù tổ chức hoạt động khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ đã góp phần hạn chế được rủi ro và khắc phục những bất lợi của thị trường. - Thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và có khả năng mở rộng. - Địa bàn hoạt động rộng rãi, có nhiều mặt hàng đa dạng phong phú. Công ty đã xây dựng được hệ thống bạn hàng thân tín từ Bắc đến Nam và có quan hệ mua bán gần 20 nước trên thế giới. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 22 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm - Năm 1990 công ty được UBND tỉnh cho phép xuất khẩu trực tiếp nên công ty năng động và linh hoạt hơn trong việc tìm thị trường xuất khẩu. - Mối quan hệ phối hợp hỗ trợ giữa bộ phận nghiệp vụ và bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh phát huy được hiệu quả, vừa góp phần tạo nên thuận lợi cho công ty, vừa chủ động trong công tác quản lý. - Các chính sách hỗ trợ, thưởng xuất khẩu của Nhà nước đối với mặt hàng gạo, thủy sản góp phần kích thích hoạt động kinh doanh của công ty. - Được sự quan tâm hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp, các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoàn thành nhiệm vụ. .2.4.2Khó khăn: - Thị trường nội địa các mặt hàng như gạo, thủy sản mới được xâm nhập, còn hạn hẹp về quy mô. Thị trường xuất khẩu thì gặp nhiều khó khăn, còn phụ thuộc vào một khu vực thị trường nhất định. Để mở rộng hệ thống mạng lưới phân phối đòi hỏi phải đầu tư vào chi phí quảng bá, tiếp thị khá cao. - Công tác dự báo phân tích thông tin thị trường còn yếu, chưa phát huy được tác dụng làm cơ sở quyết đoán trong kinh doanh, đôi khi bỏ lỡ cơ hội hoặc đi chậm so với đối thủ cạnh tranh. - Giá xuất khẩu một số hợp đồng ủy thác thấp, thanh toán chậm nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. - Các dự án bò giống, heo giống, bò sữa có thời gian hoàn vốn khá dài, khả năng sinh lợi thấp, phải bù lỗ ở những năm đầu trong giai đoạn ổn định đàn, ổn định năng suất. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 23 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm NỘI DUNG CHƯƠNG :3TÁC ĐỘNG TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG Trong giai đoạn 1998-2004 tỉ giá hối đoái Việt Nam luôn có sự biến động và ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Vì những giới hạn của chuyên đề nên đề tài chỉ tập trung phân tích số liệu trong 3 năm 1998, 2000 và 2004, những năm tỉ giá được xem là có biến động mạnh. Bảng .2 Tỉ giá VND/USD trong 3 năm 1998, 2000 và 2004 Đvt: đồng Năm 1998 2000 2004 Tháng 1 13.380 14.044 15.672 Tháng 2 13.168 14.061 15.719 Tháng 3 13.214 14.063 15.767 Tháng 4 13.043 14.064 15.729 Tháng 5 12.987 14.075 15.719 Tháng 6 13.000 14.087 15.735 Tháng 7 13.085 14.092 15.760 Tháng 8 13.120 14.103 15.731 Tháng 9 13.150 14.150 15.600 Tháng 10 13.250 14.314 15.590 Tháng 11 13.300 14.456 15.757 Tháng 12 13.400 14.513 15.740 Nguồn: Bản Tin Giá cả thị trường hàng tháng. Tổng Cục Thống Kê. Có thể nói rằng năm 1998 là năm sau của khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997 ở các nước Đông Nam Á.Việt Nam cũng nằm trong khối nước này, cho nên tỉ giá cũng bị ảnh hưởng. Năm 2000 là năm bắt đầu của thiên niên kỉ mới và theo đồ thị biến động tỉ giá trong giai đoạn 1998-2004 thì đây cũng là năm tỉ giá biến động mạnh so với năm 1998. Năm 2004 là năm có số liệu thống kê mới nhất. Cho nên phân tích số liệu trong 3 thời điểm này sẽ có các nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp cũng như về ảnh hưởng của tỉ giá. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 24 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm .3.1.Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 1998, 2000 và 2004: Vì mục tiêu phân tích là dựa vào những thời điểm tỉ giá biến động mạnh gây ra những ảnh hưởng đối với hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, nên số liệu phân tích sẽ không liên tục mà theo từng thời điểm.Vì vậy sẽ có một sự chênh lệch lớn trong doanh thu và lợi nhụân. Bảng .3 Số liệu doanh thu và lợi nhuận qua các năm 1998, 2000 và 2004 Đvt:Tỉ đồng Chỉ tiêu 1998 2000 2004 Chênh lệch 00/98 Chênh lệch 04/00 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 527,75 536,65 1015,11 8,90 1,68 478,46 89,15 Lợi nhuận 0,83 2,85 5,69 2,02 243,37 2,84 99,64 Nguồn: Phòng Kế toán-Tài vụ Cty Afiex Nhận xét: + Năm 1998 tổng doanh thu đạt 527,75 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 0,83 tỉ. Sang năm 2000, tổng doanh thu đạt 536,65 tỉ đồng tăng 8,9 tỉ tương đương 1,68 % so với năm 1998. Lợi nhuận trong năm này đạt 2,85 tỉ tăng 2,02 tỉ tương đương 243,37 %. Lợi nhuận trong năm này tăng đáng kể so với năm 1998. + Sang năm 2004 tổng doanh thu đạt 1015,11 tỉ đồng tăng 478,46 tỉ tương đương 89,15% so với năm 2000. Lợi nhuận đạt 5,69 tỉ tăng 2,84 tỉ tương đương 99,64%. Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 1998, 2000 và 2004 thì doanh thu trong năm 1998 so với năm 2000 có sự chênh lệch không lớn, nhưng lợi nhuận lại chênh lệch đáng kể. Là do: năm 1998 có các khoản giảm trừ trong đó các loại thuế phải nộp: Tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT…là lớn chiếm hơn 1% trong tổng doanh số. Năm 2000 một số loại thuế này đươc giảm bớt, đồng thời giá vốn hàng bán giảm hơn, chi phí quản lí doanh nghiệp giảm hơn năm 1998, đã làm cho lợi nhuận có sự biến động tăng lên lớn hơn so với sự tăng lên của doanh thu năm 1998. Năm 2004, doanh thu và lợi nhuận tăng tương đối đều hơn so với doanh thu lợi nhuận năm 2000. Trong những năm này, tình hình sản xuất kinh doanh XNK không có sự biến động lớn. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 25 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Bởi vì doanh thu bán hàng của doanh nghiệp bao gồm doanh thu nội địa và doanh thu xuất khẩu, mà tỉ giá thì tác động chủ yếu vào doanh thu xuất khẩu. Để hiểu rỏ tác động của tỉ giá đến doanh thu xuất khẩu ta sẽ phân tích số liệu sau: .3.2.Kết quả doanh thu xuất khẩu và nội địa qua các năm: Bảng .4 Doanh thu xuất khẩu và nội địa năm 1998, 2000 và 2004: Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 2000 Năm 2004 00/98 04/00 Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± ∆ ± ∆ Doanh thu XK 280,48 53,18 307,20 57,25 481,81 48,46 26,72 174,61 Doanh thu nội địa 247,09 46,82 229,45 42,75 533,30 52,54 -17,64 303,85 Tổng doanh thu 527,75 100 536,65 100 1.015,11 100 8,90 478,46 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ Cty Afiex Nhận xét: Năm 1998, Tổng doanh thu là 527,75 tỉ đồng, doanh thu xuất khẩu là 280,48 tỉ chiếm 53,18 % trong tổng doanh thu, doanh thu nội địa chiếm 46,82 %. Đến năm 2000, tổng doanh thu tăng lên 8,9 tỉ là 536,65 tỉ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 26,72 tỉ là 307,20 tỉ, doanh thu nội địa là 229,45 tỉ giảm 17,64 tỉ. Đây là năm doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thu hẹp thị trường nội địa, do doanh nghiệp mở rộng năng lực cạnh tranh, kí kết nhiều hợp đồng xuất khẩu. Sang năm 2004,doanh thu xuất khẩu tăng 174,61 tỉ đồng nhưng chỉ chiếm 48,46% trong tổng doanh thu, doanh thu nội địa tăng 303,85 tỉ đồng chiếm 52,54%, làm cho tổng doanh thu tăng 478,46 tỉ đồng là 1.015,11 tỉ đồng. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 26 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm 0 200 400 600 800 1000 1200 1998 2000 2004 Doanh thu xu?t kh?u T?ng doanh thu Biểu đồ .2 Doanh thu xuất khẩu so với tổng doanh thu: Trong tổng doanh thu thì doanh thu xuất khẩu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn 50% và có xu hướng tăng lên qua các năm. Riêng năm 2004, do những biến động trên thị trường xuất khẩu nên doanh nghiệp đã tập trung khai thác thị trường nội địa để đảm bảo lợi nhuận và ổn định hơn, nên doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm 48,46%. Trong giai đoạn này Việt Nam luôn bị áp lực của thị trường xuất khẩu như: vụ kiện các ba sa, tôm … kiểm dịch rắc rao đối với hàng nông thủy sản làm hạn chế lượng hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp đã chuyển hướng kinh doanh, vẫn tập trung vào xuất khẩu nhưng mở rộng hơn đặc biệt là chú trọng vào thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân là thị trường đầy cơ hội và tiềm năng khai thác nên năm 2004, doanh thu nội địa tăng chiếm 52,54% trong tổng doanh thu. Trên đây là những số liệu hạch toán bằng đồng Việt Nam (VND), trong thực tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp thu về một lượng ngoại tệ gọi là kim ngạch xuất khẩu. Từ kim ngạch này đem chuyển đổi thông qua tỉ giá giao dịch sẽ thu về đồng nội tệ. Sau đây là số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu. .3.3.Kết quả xuất, nhập khẩu: .3.3.1Kim ngạch xuất, nhập khẩu: Qua các năm ta nhận thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu luôn có sự thay đổi lớn: + Về xuất khẩu: Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu là 29.830,5 ngàn USD, năm này doanh nghiêp xuất trực tiếp chiếm 86,5%, ủy thác xuất là 13,5 %. Đến năm 2000, có sự thay đổi lớn kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể 5.151,1 ngàn USD tương đương giảm 17,3% so với năm 1998, xuất trực tiếp giảm 6.466,6 ngàn USD và ủy thác xuất tăng 1.315,5 ngàn USD. Đây là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 1997, thị trường xuất khẩu có nhiều biến động, doanh nghiệp tăng ủy thác xuất để đảm bảo hiệu quả xuất và giảm rủi ro xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu trong năm giảm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 27 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm nhưng nếu so với doanh thu xuất khẩu trong năm thì doanh thu xuất khẩu tăng lên 26,72 tỉ từ 280,48 tỉ lên 307,20 tỉ. Đây là nhờ vào sự tăng giá USD, tỉ giá tăng lên làm số nội tệ thu về tăng lên. Bảng .5 Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm 1998, 2000 và 2004 Đvt: ngàn USD Chỉ tiêu 1998 2000 2004 2000/1998 2004/2000 Giá trị % Giá trị % 1.Xuất khẩu 29.830,5 24.679,4 29.220,1 -5.151,1 -17,3 4.540,7 18,4 Trực tiếp 25.820,3 19.353,7 26.325,9 -6.466,6 -25,0 6.972,2 36,0 Ủy thác 4.010,2 5.325,7 2.894,2 1.315,5 32,8 -2.431,5 -45,7 2 .Nhập khẩu 4.577,9 2.933,2 6.852,2 -1.644,7 -35,9 3.919,0 133,6 Trực tiếp 3.937,9 2.933,2 6.852,2 -1.004,7 -25,5 3.919,0 133,6 Ủy thác 640,0 0 0 -640,0 -100 0 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ Cty Afiex Sang năm 2004, kim ngạch xuất khẩu tăng lên một các đáng kể 4.540,7 ngàn USD, đạt 29.220,1 ngàn USD, trong đó trực tiếp xuất tăng 6.972,2 ngàn USD so với năm 2000, ủy thác xuất giảm còn 2.431,5 ngàn USD. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tăng năng lực cạnh tranh, thương lượng và kí kết nhiều hợp đồng hơn, khả năng tìm kiếm khai thác thị trường được nâng cao. + Về nhập khẩu: Năm 1998, kim ngạch nhập khẩu là 4.577,9 ngàn USD, trong đó nhập trực tiếp là 3.937,9 ngàn USD, ủy thác nhập là 640 ngàn USD. Đến năm 2000, kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể còn 2.933,2 ngàn USD tức giảm 1.644,7 ngàn USD. Trong năm này, doanh nghiệp chủ yếu là nhập trực tiếp không qua ủy thác, doanh nghiệp đã có được uy tín trên thị trường, và tìm kiếm được thị trường nhập thích hợp.Trong khoảng thời gian từ 1998-2000, tỉ giá VND/USD biến động tăng từ 12.662 lên 14.287 đồng. Đây cũng có thể giải thích cho sự giảm của kim ngạch nhập, bởi vì trong thời kì này tỉ giá luôn biến động tăng, thị trường khu vực không ổn định, nên doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu để giảm bớt khả năng thanh toán, tìm thị trường trong nước thay thế. Sang năm 2004, kim ngạch nhập nhập khẩu tăng lên 3.919 ngàn USD từ 2.933,2 ngàn USD năm 2000 lên 6.852,2 ngàn USD và vẫn là nhập trực tiếp. Trong thời kì này SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 28 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm tỉ giá VND/USD vẫn tăng từ 14.287 đ lên 15.718 đ, nhưng nhập khẩu vẫn tăng lên. Doanh nghiệp nhập khẩu để thỏa mãn nhu cầu sản xuất trong nước như: Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đáp ứng nhu cầu bán sản phẩm kinh doanh của cửa hàng Bách hóa tổng hợp, điện, gia dụng… Như vậy, nếu theo lí thuyết khi tỉ giá giảm sẽ hạn chế nhập khẩu nhưng thực tế thì không như vậy, tỉ giá tăng lên điều tất yếu kéo theo là xuất khẩu sẽ tăng lên, thu càng nhiều ngoại tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và bảo đảm nhập khẩu. Rõ ràng, là số liệu qua bảng sau đã chứng minh kim ngạch nhập khẩu luôn được đảm bảo bằng kim ngạch xuất khẩu: Bảng .6 Kim ngạch xuất khẩu so với kim ngạch nhập khẩu năm 1998, 2000 và 2004: Đvt: ngàn USD Chỉ tiêu 1998 2000 2004 1.Kim ngạch xuất khẩu 29.830,5 24.679,4 29.220,1 2.Kim ngạch nhập khẩu 4.577,9 2.933,2 6.852,2 1-2 25.252,6 21.746,2 22.367,9 Sau khi thu về ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi theo tỉ giá giao dịch để có được doanh thu xuất khẩu bằng Việt Nam đồng. Doanh thu xuất khẩu = Kim ngạch xuất khẩu x Tỉ giá giao dịch Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu có những lúc doanh nghiệp thu về rất ít ngoại tệ so với ban đầu nhưng khi chuyển đổi sang nội tệ thì lại nhiều hơn trong ban đầu, hoặc ngược lại cũng có khi số ngoại tệ thu về có nhiều nhưng khi chuyển đổi sang nội tệ thì lại lại thu được lượng nội tệ ít hơn ban đầu và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phần phân tích sau sẽ làm sáng tỏ nội dung tác động của tỉ giá chuyển đổi ảnh hưởng như thế nào đối với doanh thu xuất khẩu. .3.3.2Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến doanh thu xuất khẩu: Từ doanh thu xuất khẩu bằng VND và kim ngạch xuất khẩu USD qua các năm, ta sẽ tính được tỉ giá chuyển đổi VND/USD của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 29 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Bảng .7: Tỉ giá chuyển đổi qua các năm 1998, 2000 và 2004. Chỉ tiêu 1998 2000 2004 00/98 04/00 Doanh thu XK ( tỉ đồng ) 280,48 307,20 481,81 26,72 174,61 Kim ngạch hạch toán theo doanh thu XK(ngàn USD) 23.253,20 21.502,10 30.494,70 -1.751,10 8.992,60 Tỉ giá chuyển đổi VND/USD (đồng) 12.062 14.287 15.718 2.225 0.431 Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ Cty Afiex Gọi: Qo: Số lượng USD thu về (kim ngạch xuất khẩu) năm 1998 Q1: Số lượng USD thu về (kim ngạch xuất khẩu) năm 2000 Q2: Số lượng USD thu về (kim ngạch xuất khẩu) năm 2004 Po: Giá USD ( tỉ giá chuyển đổi VND/USD) năm 1998 P1: Giá USD ( tỉ giá chuyển đổi VND/USD) năm 2000 P2: Giá USD ( tỉ giá chuyển đổi VND/USD) năm 2004 QoPo: Doanh thu xuất khẩu năm 1998 Q1Po: Doanh thu xuất khẩu năm 2000, chuyển đổi theo tỉ giá 1998 Q1P1: Doanh thu xuất khẩu năm 2000 Q2P1: Doanh thu xuất khẩu năm 2004, chuyển đổi theo tỉ giá 2000 Q2P2: Doanh thu xuất khẩu năm 2004. Phần phân tích này sẽ sử dụng phương pháp tách riêng biến động lượng và biến động giá tác động đến doanh thu và tổng hợp hai biến động để phân tích: + Biến động lượng: Giữ giá không đổi phân tích với sự thay đổi của chỉ tiêu lượng +Biến động giá: Giữ lượng thực hiện kết hợp với biến động giá. Tổng hợp hai hướng biến động này ta sẽ thu được biến động tổng hợp lượng và giá ảnh hưởng đến doanh thu. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 30 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Sơ đồ: Phân tích biến động lựợng, giá USD đến Dthu XK 2000 so với Dthu XK 1998: Sơ đồ trên giải thích cho sự tăng lên của doanh thu xuất khẩu năm 2000 so với năm 1998: + Biến động lượng USD: Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu giảm 1.751,1 ngàn USD đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 giảm 21,12 tỉ đồng. Sự giảm kim ngạch này được giải thích là do giá hàng nông sản trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh đặc biệt là gạo từ 259,84 USD/ tấn năm 1998, giảm xuống còn 182,21 USD/ tấn năm 2000. Đồng thời do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước, hàng nông sản bị quản lí và kiểm tra nghiêm ngặt của hàng rào chất lượng từ các nước. Sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập còn hạn chế. Do đó, đã làm kim ngạch giảm so với năm 1998. + Biến động giá USD: Năm 2000 tỉ giá VND/USD chuyển đổi của doanh nghiệp tăng từ 12.062 năm 1998 lên 14.287, làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 tăng đến 47,84 tỉ so với năm 1998. Trong giai đoạn này tỉ giá được thay đổi từ tỉ giá chính thức do NHNN VN thông báo sang tỉ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp hoàn toàn chịu tác động của nó. Như vậy, tổng hợp hai hướng biến động này: Biến động lượng làm giảm là 21,12 tỉ, biến động giá kéo tăng là 47,84 tỉ, đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 tăng 26,72 tỉ đồng so với doanh thu xuất khẩu năm 1998. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 31 280,48 tỉ đồng =23.253,2*12.062 259,36 tỉ đồng =21.502,1*12.062 307,2 tỉ đồng =21.502,1*14.287 Biến động lượng (21,12 tỉ ) Biến động giá 47,84 tỉ QoPo Q1Po Tổng biến động 26,72 tỉ Q1P1 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm + Sơ đồ: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến doanh thu XK 2004/2000: Sự tăng lên của doanh thu 2004 là 174,61 tỉ đồng so với năm 2000 được giải thích như sau: + Biến động lượng USD: Kim ngạch XK năm 2004 tăng 8.992,6 ngàn USD làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên 128,48 tỉ. Đây là do doanh nghiệp đã ứng phó kịp thời với những thay đổi trong nhu cầu của thị trường thế giới. Hiện doanh nghiệp đã đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như: HACCP, ISO 9001-2000. Vì vây năng lực cạnh tranh được nâng cao, năng lực tìm kiếm khai thác thị trường mạnh mẽ hơn. +Biến động giá USD: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đi vào hoạt động và ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động, biên độ dao động của tỉ giá được nới rộng ra ±0,25% tỉ giá bình quân giao dịch ngày hôm trước. Tỉ giá VND/USD chuyển đổi năm 2004 tăng 0.431 đồng từ 14.287 lên 15.718 làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên 46,13 tỉ đồng. Như vậy, tổng hợp hai hướng biến động này: biến động lượng kéo tăng 128,48 tỉ, biến động giá kéo tăng 46,13 tỉ đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2004 tăng lên 174,61 tỉ đồng so với doanh thu xuất khẩu năm 2000. Tóm lại, phân tích trên chứng tỏ rằng có hai yếu tố tác động đến doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp: +Thứ nhất: Yếu tố bên trong là năng lực cạnh tranh, năng lực thích ứng với những thay đổi, thử thách và cơ hội mới của thị trường, sẽ ảnh hưởng đến kết quả của kim ngạch xuất khẩu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. +Thứ hai: Đó là yếu tố vĩ mô - tỉ giá hối đoái, tác động của nó là không lường trước được đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong những năm phân tích trên tỉ giá đã đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp làm doanh thu xuất khẩu tăng lên. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 32 307,20 tỉ đồng =21.502,1*14.287 435,68 tỉ đồng =30.494,7*14.287 481,81 tỉ đồng =30.494,7*15.718 Biến động lượng 128,48tỉ Biến động giá 46,13 tỉ Tổng biến động 174,61 tỉ Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thảo 33 Q1P1 Q2P1 Tổng biến động 174,61 tỉ Q2P2 Cty XNK Nông sản thực phẩm An Giang GVHD: Ts. Nguyễn Tri Khiêm Trong phần phân tích trên ta nhận thấy: + Có một sự khác biệt giữa kim ngạch xuất khẩu tạm gọi là kim ngạch thống kê và kim ngạch thực tế tính theo doanh thu tạm gọi là kim ngạch thực tế Năm 1998 kim ngạch thống kê là 29.830,5 ngàn USD, tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan tich tac dong cua ti gia hoi doai den hoat dong xuat nhap tai cty xuat nhap khau nong san t.PDF
Tài liệu liên quan