MỤC LỤC
CHÚ THÍCH
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
I. BẢN CHẤT TÀI CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .1
1. Bản chất tài chính doanh nghiệp .1
2. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính .1
II. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH .2
1. Nhiệm vụcủa phân tích tình hình tài chính .2
2. Mục tiêu của phân tích tài chính .2
III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP PHÂNTÍCH .3
1. Tài liệu phân tích .3
2. Phương pháp phân tích .4
IV. CÁC CHỈTIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.5
1. Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn .5
2. Phân tích báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh .10
3. Phân tích các tỷsốtài chính . 11
4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 17
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY
XUẤT KHẨU MỸAN
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀCÔNG TY TNHH XK MỸAN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH . 20
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TÍNH CHẤT HOẠT ĐỘNG . 22
III. CƠCẤU TỔCHỨC . 24
IV. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ. 27
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY XUẤT
KHẨU MỸAN
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀTÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY. 28
1. Đánh giá khái quát vềtài sản và nguồn vốn . 28
2. Phân tích mối quan hệcân đối giữtài sản và nguồn vốn . 32
3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn . 35
II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH . 41
1. Phân tích khái quát sựbiến đổi của các khoản mục trong báo cáo . 41
2. Phân tích sựthay đổi vềmặt kết cấu . 43
III. PHÂN TÍCH CÁC TỶSỐTÀI CHÍNH. 47
1. TỈsốvềkhảnăng thanh toán.47
2. Tỉsốvềcơcấu tài chính . 49
3. Tỉsốvềhoạt động . 50
4. Tỉsốvềdoanh lợi . 57
IV. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ. 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐGIẢI PHÁP- KIẾN NGHỊNHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸAN
I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH DOANH . 65
II. NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM VỀTÀI CHÍNH .67
II. CÁC GIẢI PHÁP . 69
III. KIẾN NGHỊ. 74
KẾT LUẬN
PHỤLỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tài chính công ty TNHH may - xuất khẩu Mỹ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 đồng, tỉ lệ tăng 47,29%, trong đó nợ dài
hạn là chủ yếu: tăng từ 1.114.000.000 đồng lên 2.378.000.000 đồng. Nợ dài hạn
tuy không gây áp lực hoàn trả cho kỳ sau nhưng việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ
làm Công ty gặp rất nhiều rủi ro tài chính, đòi hỏi Công ty phải sử dụng hiệu quả
nguồn tài trợ này. Mặt khác trong kỳ 2 mức độ hoạt động của Công ty giảm nên
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 31
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động giảm lần lượt giảm
494.184.000 đồng và 17.243.000 đồng. Công ty nên tranh thủ tận dụng các nguồn
chiếm dụng này hơn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
¾ Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 995.322.000 đồng, tỉ lệ giảm 71,08%, nguyên
nhân do kỳ 2 Công ty hoạt động không hiệu quả trong khâu sản xuất nên bị lỗ. Sự
suy giảm về nguồn vốn chủ sở hữu sẽ làm cho tính tự chủ về tài chính công ty
yếu đi, do đó Công ty nên bổ sung nguồn vốn này với hình thức vốn góp.
2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn
vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm
bảo được cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và
nguồn vốn như sau:
Đvt: 1.000 đồng
Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch
Cuối kỳ 1 3.838.505 1.400.217 (2.438.288)
Cuối kỳ 2 4.117.814 404.895 (3.712.919)
Trong đó:
h Phần tài sản gồm:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu..
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
h Phần nguồn vốn gồm:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu.
Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được
trong việc trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Cụ thể:
¾ Kỳ 1 thiếu vốn 2.438.288.000 đồng
¾ Kỳ 2 thiếu vốn 3.712.919.000 đồng
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 32
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
Trong kỳ 1 công ty đã hoạt động hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận và đã dùng lợi
nhuận giữ lại để bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khoản bù đắp đó vẫn
quá ít so với nhu cầu vốn của Công ty. Sang kỳ 2 Công ty đang mở rộng qui mô
sản xuất nên cần nhiều vốn hơn trước nhưng trong kỳ này Công ty phải chịu lỗ, vì
thế nhu cầu về vốn của Công ty tăng lên rất nhiều so với kỳ 1: 1.274.631.000
đồng (3.712.919.000 đồng -2.438.288.000 đồng).
Như vậy đòi hỏi Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài hoặc đi chiếm dụng
vốn của đơn vị khác để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Do tính chất ngành
nghề của Công ty rất được sự quan tâm của Chính quyền địa phương nên Công
ty đã huy động được vốn từ các nguồn vay là chủ yếu. Ta hãy xem bảng số liệu
sau:
Đvt 1.000 đồng
Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch
Cuối kỳ 1 3.838.505 4.775.621 937.116
Cuối kỳ 2 4.117.814 5.376.480 1.258.666
Trong đó:
h Phần tài sản gồm:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu..
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
h Phần nguồn vốn gồm:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Nợ phải trả
Trong kỳ 2 Công ty đã hết sức cố gắng trong việc huy động vốn. Nợ phải trả
tăng 1.596.186.000 đồng chủ yếu là các khoản vay dài hạn.
Đến lúc này nguồn vốn huy động được đã đủ bù đắp cho tài sản, không
những vậy mà còn dư ra. Cụ thể:
¾ Cuối kỳ 1 dư 937.116.000 đồng
¾ Cuối kỳ 2 dư 1.258.666.000 đồng
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 33
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
Trong quan hệ kinh doanh thường xảy ra trường hợp các doanh nghiệp này
là chủ nợ của đơn vị này nhưng lại là con nợ của đơn vị kia. Hay cụ thể hơn, trong
quá trình hoạt động để tạo mối quan hệ lâu dài các doanh nghiệp có thể để vốn
dư thừa của mình cho các đơn vị khác chiếm dụng.
Theo bảng số liệu trên cho thấy công ty đã bị các đơn vị khác chiếm dụng
dưới hình thức bán chịu, ứng trước cho người bán. . . Khoản bị chiếm dụng ngày
càng tăng, đây có thể là chiến lược trong hoạt động kinh doanh nhưng xét về góc
độ tài chính: đi vay để chi trả cho các khoản bị chiếm dụng là điều không nên bởi
ngoài việc trả lãi vay không đáng có công ty còn phải theo dõi các khoản phải thu
và sẽ gặp nhiều khó khăn nếu là nợ khó đòi.
Như vậy trong bảng cân đối kế toán lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần
nguồn vốn và phần tài sản. Sự cân bằng này được đảm bảo bởi nguyên tắc cơ
sở: Tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn; nguồn vốn nào cũng
được sử dụng để tạo tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn vốn và cách
thức sử dụng nó có sự phù hợp lẫn nhau chưa? Ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn luân
lưu để rõ hơn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên nó.
Vốn luân lưu
Kỳ 1
Nguồn vốn dài hạn = 1.400.217.000 + 1.114.000.000 = 2.514.217.000 đồng
Vốn luân lưu = 2.514.217.000 – 3.301.712.000 = -787.495.000 đồng
= 1.473.909.000 – 2.261.404.000 = -787.495.000 đồng
Kỳ 2
Nguồn vốn dài hạn = 2.378.000.000 + 404.895.000 = 2.782.895.000 đồng
Vốn luân lưu = 2.782.895.000 – 3.648.002.000 = -865.107.000 đồng
= 1.728.479.000 – 2.593.586.000 = -865.107.000 đồng
Như vậy cả 2 kỳ vốn luân lưu đều âm.
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 34
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
(vốn luân lưu) ( Vốn luân lưu)
Tài sản cố định
Nguồn vốn dài hạn
Cả 2 kỳ tài sản cố định đều lớn hơn nguồn vốn dài hạn, chứng tỏ doanh
nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn 787.485.000 đồng của kỳ 1 và 865.107.000
đồng của kỳ 2 dùng để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi vì
khi hết hạn vay thì Công ty phải tìm nguồn vốn khác để thay thế, nếu không thì
Công ty phải bán tài sản cố định hoặc là thanh lý. Đồng thời vốn luân lưu âm còn
thể hiện sự yếu kém về khả năng thanh toán, do đó mọi biến động của vốn luân
lưu phải được chú ý theo dõi liên tục nhiều kỳ.
Mặt khác, vốn luân lưu kỳ 2 của Công ty đã giảm so với kỳ 1, việc giảm vốn
này nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lợi mới, góp phần nâng cao vị thế của
Công ty, tuy nhiên các dự án đầu tư chưa phát huy được hiệu quả để bù đắp các
phát sinh mà còn bị lỗ làm vốn chủ sở hữu phải suy giảm. Công ty nên chú trọng
xử lý các vấn đề này phù hợp tình hình thực tế.
Để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ta
đi sâu phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản.
3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
3.1 Phân tích kết cấu tài sản
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 35
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ %
I. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠ 1.473.909 30,86 1.728.479 32,15
1. Tiền mặt tạI quỹ 1.768 0,04 2.810 0,05
2. Tiền gửi ngân hàng 3.641 0,08 652 0,01
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán ĐTNH
5. Phải thu của khách hàng 931.313 19,50 859.308 15,98
6. Các khoản phải thu khác 5.803 0,12 399.359 7,43
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
8. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 214.471 4,49 300.931 5,60
9. Hàng tồn kho 55.370 1,16 35.956 0,67
10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
11. Tài sản lưu động khác 261.544 5,48 129.462 2,41
II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 3.301.712 69,14 3.648.002 67,85
1. Tài sản cố định hữu hình 2.117.824 44,35 3.530.627 65,67
- Nguyên giá 2.585.325 54,14 4.374.556 81,36
- Giá trị hao mòn luỹ kế (467.501) (9,79) (843.929) (15,70)
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.110.058 23,24 66.482 1,24
5. Chi phí trả trước dài hạn 73.831 1,55 50.893 0,95
TỔNG TÀI SẢN 4.775.621 100,00 5.376.481 100,00
TÀI SẢN
Nguồn từ BCĐKT Công ty
BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN
KỲ 1 KỲ 2
ĐVT: 1.000 đồng
Theo bảng phân tích trên thì tổng qui mô sử dụng vốn kỳ 2 so với kỳ 1 tăng
600.860.000 đồng (5.376.481.000 – 4.785.621.000) tức đã tăng 12,58%. Để hiểu
rõ hơn tình hình biến động trên ta đi sâu vào phân tích các khoản mục sau:
h Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Trong kỳ 1 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị 1.473.909.000
đồng chiếm tỉ trọng 30,86% trong tổng giá trị tài sản. Sang kỳ 2 tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn tăng lên 1.728.479.000 đồng chiếm tỉ trọng 71,59% trong tổng
giá trị tài sản. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn kỳ 2 đã tăng
254.570.000 đồng hay tăng 17,27% so với kỳ 1. Trong đó biến động từng khoản
mục như sau:
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 36
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
- Tiền chiếm tỉ trọng rất nhỏ về mặt kết cấu, đây là do đặc trưng của ngành
may gia công, các hoá đơn được lập theo lịch trình đều đặn trong suốt tháng do
đó tiền mặt thu vào được phối hợp chặt chẽ với nhu cầu tiền mặt. Ở kỳ 1 tiền tại
quỹ chiếm 0,04%, tiền gửi ngân hàng chiếm 0,08% trong tổng giá trị tài sản, sang
kỳ 2 tiền mặt tại quỹ chiếm 0,05%, tiền gửi ngân hàng chiếm 0,01% trong tổng giá
trị tài sản. Như vậy, so với kỳ 1 thì ở kỳ 2 các khoản mục tiền đã có sự thay đổi về
kết cấu, tiền tại quỹ tăng 0,04%, tiền gửi ngân hàng giảm 0,01%. Tiền mặt tại quỹ
của công ty kỳ 2 tăng 1.042.000 đồng so với kỳ 1, tỉ lệ tăng 58,94%. Tuy nhiên
tiền gửi ngân hàng giảm đi rất nhiều so với trước 2.989.000 đồng, tỉ lệ giảm
82,09% làm cho vốn bằng tiền của công ty giảm 1.947.000 đồng (2.989.000 –
1.042.000) tức đã giảm 6% so với trước. Công ty đã sử dụng tiền gửi ngân hàng
để bù đắp vào tiền mặt tại quỹ để làm tăng tính linh hoạt trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Lượng tiền của kỳ 2 không được bơm vào mà lại ít đi,
đây là chiến lược tận dụng tiền của công ty.
- Các khoản phải thu: trong phần này ta chỉ chú trọng xem xét khoản mục
phải thu khách hàng và phải thu khác, đó là 2 khoản mục rất được quan tâm của
công ty. Đầu kỳ 1 khoản phải thu khách hàng là 218.604.000 đồng (xem phụ lục)
chiếm tỉ trọng 6,64% trong tổng giá trị tài sản, cuối kỳ 1 thì khoản phải thu khách
hàng là 931.313.000 đồng chiếm tỉ trọng 19,50%, cuối kỳ 2 khoản phải thu khách
hàng là 859.308.000 chiếm tỉ trọng 15,98%, điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng
trong việc thu hồi các nguồn vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên khoản phải thu khác
tăng rất nhiều. Nếu đầu kỳ 1 khoản phải thu khác là 3.000.000 đồng (xem phụ lục)
chiếm tỉ trọng rất nhỏ, cuối kỳ 1 khoản phải thu khác là 5.803.000 đồng chiếm tỉ
trọng 0,12%, cuối kỳ 2 phải thu khác là 399.359.000 đồng chiếm tỉ trọng 7,45%,
tăng rất nhiều so với kỳ trước (gần 67 lần so vói kỳ 1), đây là lượng tiền mà công
ty thế chấp lại khi vay dài hạn nên không thể thu hồi nhanh được.
- Hàng tồn kho kỳ 2 giảm so với kỳ 1 là 19.414.000 hay giảm 35,06%. Về
mặt kết cấu hàng tồn kho kỳ 1 chiếm tỉ trọng 1,16% thì sang kỳ 2 giảm chỉ còn
0,67% tức đã giảm 0,49% về mặt kết cấu. Nguyên nhân hàng tồn kho giảm là do
Công ty đã chủ động hơn về mặt sản xuất, cách thức quản lý hàng tồn kho được
cải thiện. Mặt khác, hàng tồn kho của công ty chủ yếu là vật liệu phụ và phụ tùng
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 37
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
thay thế, cho nên việc giảm hàng tồn kho vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất là
dấu hiệu tích cực trong sản xuất, giúp công ty giảm chi phí lưu kho và tăng khả
năng sử dụng vốn. Tuy nhiên hàng tồn kho không phải ít là tốt mà còn phụ thuộc
vào từng điều kiện cụ thể để xác định mức tồn kho hợp lý.
- Tài sản lưu động khác của kỳ 2 giảm 132.081.000 đồng so với kỳ 1, tỉ trọng
giảm 3,07% (5,48 – 2,41) do giảm các khoản tạm ứng. Đây là dấu hiệu tốt của
công ty, chứng tỏ khả năng quản lý kinh doanh đã chủ động hơn.
h Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 346.290.000 đồng.
Cụ thể ta xét chỉ tiêu tỉ suất đầu tư để thấy được tình hình đầu tư theo chiều sâu,
trang bị kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
kỳ 1
3.301.112.000
Tỉ suất đầu tư =
4.775.621.000
¯ 100%
= 69,14%
kỳ 2
623.351.000
Tỉ suất đầu tư =
5.836.242.000
¯ 100%
= 67,85%
So với kỳ 1 tỉ suất đầu tư kỳ 2 của công ty đã giảm 1,29% (69,14 – 67,85).
Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và đã đầu tư thêm công nghệ mới, minh
chứng là tài sản cố định tăng 1.412.803.000 đồng hay tăng 66,71% so với kỳ 1,
trong khi chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 1.043.576.000 đồng tỉ lệ giảm
94,01%. Như vậy công ty phải tập trung sản xuất mạnh vào những kỳ tiếp theo
nhưng trước hết công ty nên hợp lý hoá và phân bổ lại cơ cấu tài sản phù hợp với
tình hình kinh doanh hiện tại, phát huy hiệu quả công suất tài sản cố định mà công
ty đã đầu tư.
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 38
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
Qua phân tích ta thấy kết cấu tài sản có những biến động rõ nét so với kỳ 1.
Tỉ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 1,19% trong tổng giá trị tài sản,
trong đó nổi trội là sự tăng nhanh của khoản phải thu khác tỉ trọng tăng 4,31%, tài
sản cố định và đầu tư dài hạn giảm nhẹ 1,29% về mặt kết cấu. Trong kỳ 2 các
công trình xây dựng của công ty đã hoàn thành nên tài sản cố định đã tăng đáng
kể 66,71%, đồng thời chi phí xây dựng cơ bản cũng giảm mạnh 94,01%. Qua đó
ta có thể thấy: mặc dù trong kỳ 2 hoạt động không hiệu quả, Công ty phải chịu lỗ
nhưng với chiến lược lâu dài Công ty đã mạnh dạng mở rộng qui mô nhằm đẩy
mạnh sản xuất, nâng cao sức cạnh trạnh trên thương trường. Do đó, trong những
kỳ sau công ty cần phân bổ lại cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với tính chất ngành
nghề kinh doanh, thúc đẩy quá trình sản xuất hiệu quả hơn, đồng thời chú ý đến
việc thu hồi công nợ để đạt doanh thu và lợi nhuận mong muốn.
3.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 39
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ %
I. NỢ PHẢI TRẢ 3.375.404 70,68 4.971.585 92,47
1. Nợ ngắn hạn 2.261.404 47,35 2.593.585 48,24
- Vay ngắn hạn 771.807 16,16 907.827 16,89
- Phải trả cho người bán 1.011.154 21,17 516.970 9,62
- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
- Phải trả cho người lao động 314.327 6,58 297.084 5,53
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác 164.116 3,44 871.704 16,21
2. Nợ dài hạn 1.114.000 23,33 2.378.000 44,23
- Vay dài hạn 1.114.000 23,33 2.378.000 44,23
- Nợ dài hạn
II. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.400.217 29,32 404.895 7,53
1. Nguồn vốn kinh doanh 1.168.755 24,47 1.168.755 21,74
- Vốn góp
- Thặng dư vốn 1.168.755 24,47 1.168.755 21,74
- Vốn khác
2. Lợi nhuận tích luỹ
3. Cổ phiếu mua lại
4. Chênh lệch tỷ giá
5. Các quỹ của doanh nghiệp
Trong đó:
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
6. Lợi nhuận chưa phân phối 231.461 4,85 (763.860) (14,21)
TỔNG NGUỒN VỐN 4.775.621 100,00 5.376.480 100,00
ĐVT: 1.000 đồng
BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN
Nguồn từ BCĐKT Công ty
NGUỒN VỐN KỲ1 KỲ 2
Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy trong kỳ 1 cứ 100 đồng tài
sản thì được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 70,68 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là
47,35 đồng, nợ dài hạn là 23,33 đồng ) và vốn chủ sở hữu là 29,32 đồng. Kỳ 2 cứ
100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 92,47 đồng ( trong
đó nợ ngắn hạn là 48,24 đồng, nợ dài hạn là 44,23 đồng ) nguồn tài trợ từ vốn chủ
sở hữu là 7,53 đồng. Như vậy, kết cấu về nguồn vốn kỳ 2 có sự thay đổi so với kỳ
1. Tỉ trọng nợ phải trả kỳ 2 tăng 21,79% so với kỳ 1 (92,47 – 70,68) trong đó nợ
ngắn hạn biến động không lớn chỉ tăng 0,89% về mặt kết cấu mà thôi, còn nợ dài
hạn đã tăng đáng kể 20,90% (44,23 – 23,33) về mặt kết cấu. Nợ dài hạn tăng là
do công ty chú trọng đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư thiết bị mới phục vụ
cho quá trình sản xuất. Nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu kỳ 2 giảm 995.322.000
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 40
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
đồng, tức đã giảm 71,08% so với kỳ 1. Nếu xét tỉ suất tự đầu tư thì tỉ trọng vốn
chủ sở hữu giảm 21,79% (29,32 – 7,53), nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận
chưa phân phối kỳ 2 giảm 999.3222.000 đồng. Điều này cho thấy tình hình tài
chính của công ty chưa tốt, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Kết luận:
Qua phân tích chung tình hình tài chính từ việc đánh giá khái quát, mối quan
hệ cân đối đến việc phân tích kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty TNHH may
xuất khẩu Mỹ An cho phép ta có những nhận xét về những mặt chưa tốt như sau:
¾ Việc phân bổ vốn chưa được hợp lý, các khoản phải thu khác tăng quá
cao, tình hình đầu tư theo chiều sâu chưa tốt.
¾ Nguồn vốn chủ sở hữu giảm, các khoản nợ phải trả tăng, tỉ suất tự tài trợ
giảm đó là những dấu hiệu không tốt cho công ty hiện nay.
Tuy nhiên việc phân tích chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, để có kết luận
đúng đắn chính xác phải đi sâu phân tích 1 số chỉ tiêu khác liên quan tình hình tài
chính của công ty, đồng thời kết hợp với tình hình thị trường, khả năng hiện tại của
doanh nghiệp thì mới thấy hết “bức tranh” toàn diện của công ty, mới đề ra những
biện pháp tài chính hữu hiệu nhất.
II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Phân tích khái quát sự biến đổi của các khoản mục trong báo cáo
Nếu như phần trước dựa trên bảng cân đối kế toán để phân tích đã cho ta
biết phần nào về sức mạnh tài chính, tình hình quản lý sử dụng vốn, mục đích sử
dụng các nguồn vốn… thì việc phân tích các khoản mục báo cáo kết quả kinh
doanh sẽ bổ sung thêm các thông tin về tài chính, góp phần làm cho “bức tranh”
tài chính công ty sinh động hơn, nó cho biết việc quản lý, chỉ đạo kinh doanh của
các nhà quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.
Để thuận lợi cho việc phân tích, dựa trên các khoản thực tế của Báo cáo kết
quả kinh doanh đồng thời có sự điều chỉnh, ta lập Bảng phân tích như sau:
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 41
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
Giá trị %
1. DOANH THU THUẦN 5,836,242 3,530,086 (2,306,156) (39.51)
2. GIÁ VỐN HÀNG BÁN 3,973,509 3,724,542 (248,967) (6.27)
3. LÃI GỘP 1,862,733 (194,456) (2,057,189) (110.44)
4. CHI PHÍ QUẢN LÝ KINH DOANH 1,141,162 652,142 (489,020) (42.85)
6. CHI PHÍ TÀI CHÍNH 96,124 109,690 13,566 14.11
5. LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HĐKD 625,447 (956,288) (1,581,735) (252.90)
8. LÃI KHÁC 608 16,392 15,784 2,596.05
9. LỖ KHÁC 2,704 55,427 52,723 1,949.82
10. TỔNG LN TRƯỚC KẾ TOÁN 623,351 (995,323) (1,618,674) (259.67)
11. CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH
12. TỔNG LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ 623,351 (995,323) (1,618,674) (259.67)
13. THUẾ TNDN PHẢI NỘP
14. LỢI NHUẬN SAU THUẾ 623,351 (995,323) (1,618,674) (259.67)
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: 1.000 đồng
Nguồn BCKQHĐKD của Công ty
CHỈ TIÊU
TĂNG/GIẢM
KỲ 1 KỲ 2
Do tính chất ngành nghề thuộc lĩnh vực ưu đãi của Tỉnh nên trong những
năm đầu Công ty không phải đóng thuế thu nhập. Do đó Các khoản điều chỉnh và
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh tạm thời sẽ không xét đến mà chỉ chú trọng phân tích các khoản còn lại.
Theo bảng phân tích ta thấy Lợi nhuận sau thuế của kỳ 1 là 623.351.000
đồng nhưng đến kỳ 2 là -995.322.000, cho thấy trong kỳ 2 doanh nghiệp đã hoạt
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 42
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
động không hiệu quả, không những không có lợi nhuận mà còn phải chịu lỗ.
Nguyên nhân gây ra biến động lớn đó do:
¾ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của kỳ 2 giảm rất nhiều so với kỳ 1, ở
kỳ 2 Công ty chẳng những không có lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh mà còn
phải chịu lỗ. Nguyên nhân của biến động này: mặc dù chi phí quản lý kinh doanh
kỳ 2 giảm 489.020.000 đồng hay giảm 42,85% đồng nhưng chi phí tài chính của
kỳ 2 so với kỳ 1 tăng 13.566.000 đồng tức đã tăng 14,11%. Điều này cũng dễ
hiểu, do kỳ 2 công ty tiến hành mở rộng qui mô sản xuất nên cần nhiều vốn mà
nguồn tài trợ chủ yếu là các khoản vay cho nên lãi vay sẽ tăng nhanh làm cho chi
phí tài chính tăng. Mặt khác lãi gộp của kỳ 2 lại giảm quá nhiều so với kỳ 1:
2.057.189.000 đồng, đây là số tiền khá lớn đối với doanh nghiệp khiến doanh
nghiệp phải chịu lỗ trong kỳ 2.
¾ Lãi gộp giảm từ 182.733.000 đồng (của kỳ 1) xuống -194.456.000 (của kỳ
2). Mặc dù giá vốn hàng bán của kỳ 2 có giảm so với kỳ 1: 248.967.000 đồng hay
giảm 6,27% nhưng doanh thu kỳ 2 so với kỳ 1 lại giảm: 2.306.156.000 đồng hay
giảm 39,51%. Như vậy tốc độ giảm doanh thu nhanh hơn nhiều so với tốc độ giảm
của giá vốn hàng bán nên lãi gộp giảm là điều đương nhiên.
Để hiểu rõ hơn về biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh
doanh ta hãy tìm hiểu sự biến đổi về mặt kết cấu.
2. Phân tích sự thay đổi về mặt kết cấu
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 43
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
Giá trị % Giá trị %
1. DOANH THU THUẦN 5,836,242 100.00 3,530,086 100.00
2. GIÁ VỐN HÀNG BÁN 3,973,509 68.08 3,724,542 105.51
3. LÃI GỘP 1,862,733 31.92 (194,456) (5.51)
4. CHI PHÍ QUẢN LÝ KINH DOANH 1,141,162 19.55 652,142 18.47
6. CHI PHÍ TÀI CHÍNH 96,124 1.65 109,690 3.11
5. LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HĐKD 625,447 10.72 (956,288) (27.09)
8. LÃI KHÁC 608 0.01 16,392 0.46
9. LỖ KHÁC 2,704 0.05 55,427 1.57
10. TỔNG LN TRƯỚC KẾ TOÁN 623,351 10.68 (995,323) (28.20)
11. CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH
12. TỔNG LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ 623,351 10.68 (995,323) (28.20)
13. THUẾ TNDN PHẢI NỘP
14. LỢI NHUẬN SAU THUẾ 623,351 (995,323)
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: 1.000 đồng
Nguồn BCKQHĐKD của Công ty
CHỈ TIÊU
Kỳ 2Kỳ 1
- Nhìn vào bảng kết cấu giá vốn hàng bán kỳ 1 chiếm tỉ trọng 68,08% trên
tổng doanh thu, sang kỳ 2 giá vốn hàng bán chiếm 105,51%, điều này chứng tỏ ở
kỳ 2 công ty quản lý các khoản chi phí rất kém khiến doanh thu không bù đắp
được hoặc doanh số bán quá ít chưa vượt qua điểm hoà vốn khiến doanh thu
chưa bù đắp nổi. Để hiểu rõ điều này ta sẽ tìm hiểu ở những phần sau.
- Chi phí quản kinh doanh kỳ 1 là 1.141.162 đồng chiếm tỉ trọng 19,55%, chi
phí quản lý kinh doanh kỳ 2 là 652.142.000 đồng chiếm tỉ trọng 18,47%, thấp hơn
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 44
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
kỳ 1 là 1,08% (19,55 – 18,47) đây là điều đương nhiên vì trong kỳ 2 mức độ hoạt
động của công ty rất thấp khiến các chi phí sản xuất và chi phí quản lý kinh doanh
cũng giảm theo.Tuy nhiên mức độ giảm của chi phí hoạt động kinh doanh kỳ 2
vẫn không tác động nhiều đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Chi phí tài chính kỳ 1 là 96.124.000 đồng chiếm tỉ trọng 1,65%, chi phí tài
chính kỳ 2 là 109.690.000 đồng chiếm tỉ trọng 3,11%, chứng tỏ doanh nghiệp đã
vay nhiều hơn trước, sự gia tăng chi phí tài chính chủ yếu là sự gia tăng của lãi
vay. Chính sự gia tăng này, một lần nữa tác động xấu đến thu nhập của công ty,
cụ thể là Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
- Lãi khác và lỗ khác cũng có sự thay đổi lớn từ kỳ 1 sang kỳ 2. Đó là những
khoản lãi do thu được từ khoản nợ khó đòi và những khoản lỗ do bồi thường cho
khách hàng. Tuy nhiên các khoản mục này chiếm tỉ trong rất nhỏ và thường khó
điều chỉnh nên ít được quan tâm.
Qua phân tích trên dễ thấy giá vốn hàng bán có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Nó có thể xem là yếu tố chủ lực trong việc giải thích
nguyên nhân suy giảm về lợi nhuận của Công ty hiện nay. Để hiểu rõ khoản mục
này ta phân tích tiếp các nhân tố chủ yếu cấu thành giá vốn hàng bán kể cà kỳ
đầu tiên để thấy rõ xu hướng biến đổi.
Các bảng phân tích phía dưới được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh (xem
phụ lục), ta xem xét cả 3 kỳ để thấy được sự biến đổi.
Đvt : %
Chỉ tiêu Kỳ 0 Kỳ 1 Kỳ 2
Doanh thu 100 100 100
Giá vốn hàng bán 100,52 68,08 105,51
Lãi gộp -0,52 31,92 -5,51
(Trong bảng trên ta lấy doanh thu làm gốc, các số liệu còn lại được tính theo tỉ lệ
với doanh thu.)
SVTH: Hồ Hữu Hùng Trang 45
Phân tích THTC My An Co.,ltd GVHD: ThS Trần T.Thanh Phương
Theo trên thì giá vốn hàng bán càng thấp thì doanh nghiệp sẽ có lãi càng
nhiều. Doanh nghiệp phải giảm tới mức tối thiểu giá vốn hàng bán bằng cách
giảm hợp lý các phần phần cấu thành nên nó. Trong đó nguyên vật liệu và chi phí
nhân công được xem 2 thành phần cơ bản và nhạy cảm nhất của giá vốn hàng
bán. Ta xem xét mối quan hệ 2 yếu tố này đến doanh thu.
Từ các số liệu lấy từ báo cáo tài chính của công ty ta có bảng sau:
ĐVT:%
Chỉ tiêu Kỳ 0 Kỳ 1 Kỳ 2
Doanh thu 100 100 100
Nguyên vật liệu trực tiếp 7,26 5,36 9,35
Nhân công trực tiếp 41,95 26,42 37,99
Căn cứ để tính toán các số liệu trên:
Kỳ 0 (kỳ cuối của năm trước)
- Doanh thu: 1.792.166.000 đồng
- Chi phí nguyên vật liệu: 129.655.000 đồng
- Chi phí nhân công: 749.304.000 đồng
Kỳ 1
- Doanh thu: 5.836.242.000 đồng
- Chi phí nguyên vật liệu: 313.153.000 đồng
- Chi phí nhân công: 1.542.215.000 đồng
Kỳ 2
- Doanh thu: 3.530.086.000 đồng
- Chi phí nguyên vật liệu: 329.896.000 đồng
- Chi phí nhân công: 1.341.012.000 đồng
Nếu xét trong 100 đơn vị doanh thu ta thấy:
Qua bảng phân tích ta thấy ở kỳ 1 chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực
tiếp cho 100 đơn vị doanh thu đều lần lượt giảm so với kỳ trước. Đây là dấu hiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tài chính công ty may - xuất khẩu Mỹ An.pdf