MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương I: Những Vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.1. Sự cần thiết của việc phân tích Tài chính doanh nghiệp 5
1.2. Trình tự phân tích tài chính 6
1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.3.1. Các thông tin chung 8
1.3.2. Các thông tin theo ngành kinh tế 8
1.3.3. Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp 9
1.4. Phương pháp phân tích tài chính 11
1.4.1. Phương pháp phân tích tỷ lệ 11
1.4.2. Phương pháp so sánh. 12
1.4.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont. 13
1.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. 15
1.5.1. Phân tích khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp 15
1.5.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp 15
1.5.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. 16
1.5.4. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng. 18
1.5.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. 19
1.5.4.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn. 21
1.5.4.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động. 23
1.5.4.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. 25
1.6. Những nhân tố ảnh hưởngđến phân tích tài chính. 26
1.6.1. Chất lượng thông tin sử dụng. 26
1.6.2. Trình độ cán bộ phân tích. 27
1.6.3. Sự sắn có của các chỉ tiêu trung bình ngành. 27
Chương 2: Phân tích tài chính Công ty vật tư kỹ thuật xi măng 29
2.1. Giới thiệu chung về Công ty vất tư kỹ thuật xi măng. 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 31
2.1.3. Đăc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 35
2.2. Phân tích tài chính Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng. 37
2.2.1 Phân tích khái quát hoạt động tài chính Công ty 37
2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. 40
2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD 42
2.2.4. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng 43
2.2.4.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 43
2.2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn 46
2.2.4.3. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động 50
2.2.4.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 53
2.3. Đánh giá tình hình tài chính Công ty VTKTXM qua 3 năm 2004 -2006. 57
2.3.1. Thành công 57
2.3.2. Hạn chế. 59
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty VTKTXM 60
3.1. Mục tiêu phát triển của Công Ty trong những năm tới. 60
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty VTKTXM. 62
3.2.1. Chủ động trong công tác huy động vốn. 63
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 63
3.2.3. Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận. 68
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ. 69
3.2.5. Hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp. 70
3.3. Một số kiến nghị 71
3.3.1. Đối với Tổng Công ty xi măng: 71
3.3.2. Đối với Nhà nước 71
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 74
77 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tài chính Công ty VTKTXM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ phận quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, mô hình này phù hợp với Công ty trong giai đoạn hiện nay.
- Đứng đầu Công ty là Giám đốc có nhiệm vụ chính là quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty theo quy định.
- Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó giám đốc và các Trưởng phòng chức năng. Mỗi phòng đảm nhiệm một chức năng riêng biệt nhưng cùng có một mục đích là giúp cho Giám đốc thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
+ Phó Giám đốc kinh doanh: Phụ trách nghiệp vụ kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiểm toán hàng hoá vật tư.
+ Phó Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách về vầt tư, vận tải xi măng, công tác định mức trong khâu vận tải và trong từng cửa hàng, chất lượng hàng hoá, kỹ thuật giao nhận, bốc xếp lưu kho, xây dựng quy trình, quy phạm của các quy chế an toàn của Công ty, phụ trách công tác đào tạo, cải tiến kỹ thuật và công tác sửa chữa lớn.
+ Kế toán trưởng: Giúp cho Giám đốc thực hiện các điều lệ của Nhà nước và pháp luật về kế toán, thống kê trong các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Các phòng của công ty:
+ Văn phòng Công ty: có nhiệm vụ phục vụ đời sống và đảm bảo trật tự an toàn cho Công ty.
+ Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ định giá tiền lương và tổ chức lao động hợp lý, thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, chăm lo công tác đào tạo con người.
+ Phòng kỹ thuật đầu tư: có nhiệm vụ sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty.
+ Phòng kinh tế kế hoạch: Xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch cho từng phòng ban, chủ trì, dự thảo hợp động kinh tế mua bán xi măng, hợp đồng thuê phương tiện vận tải xi măng, hợp đồng thuê cửa hàng bán xi măng, hợp đồng thuê và cho thuê kho tàng dự trữ xi măng
+ Phòng quản lý tiêu thụ: có nhiệm vụ cung cấp, giám sát thông tin về thị trường, giá cả, số lượng chủng loại xi măng ở từng khu vực, xử lý các trường hợp buôn bán xi măng giảNgoài ra, phòng còn tổ chức khai thác thị trường tiêu thụ mới ở các khu vực khác.
+ Phòng điều độ và quản lý kho: có nhiệm vụ điều độ, tiếp nhận, vận chuyển xi măng đảm bảo cân đối mức nhập vào và xuất ra phục vụ việc tiêu thụ của toàn Công ty và có nhiệm vụ đảm bảo dự trữ theo quy định, thực hiện báo cáo số lượng chính xác, kịp thời.
+Xí nghiệp vận tải: có nhiệm vụ tiếp nhận xi măng từ các trạm giao nhận đại diện của Công ty tại các ga, cảng, đầu mối về các kho dự trữ và từ các kho vận chuyển tới các cửa hàng và các kho dự trữ đại lý cho Công ty, vận chuyển tới chân công trình khi có nhu cầu.
+ Phòng kế toán tài chính: làm nhiệm vụ thu thập chứng từ để lập Báo cáo tài chính theo năm tài chính theo quy đinh chuẩn mực Nhà nước. Từ đó, giúp giám đốc Công ty thực hiện phân tích hoạt động kinh tế để nắm bắt những thông tin và hiệu quả kinh doanh để giám đốc điều hành. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tài chính cho phù hợp với nhiệm vụ mua vào, bán ra mà Tổng Công ty giao.
+ Các chi nhánh của Công ty: làm nhiệm vụ đại diện tiêu thụ xi măng ở các tỉnh phía Bắc - địa bàn của Công ty. Các chi nhánh có ban giám đốc gồm 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, ban kế toán, ban quản lý kho và ban tổ chức hành chính.
Từ tháng 4/2006, Công ty có 4 chi nhánh:
. Chi nhánh Vĩnh Phúc (quản lý địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc).
. Chi nhánh Thái Nguyên (quản lý địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng).
. Chi nhánh Lào Cai (quản lý địa bàn tỉnh Lào Cai).
. Chi nhánh Phú Thọ (quản lý địa bàn tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang).
ở khu vực Hà Nội việc tiêu thụ do Phòng quản lý tiêu thụ quản lý và có 5 trung tâm. Các trung tâm quản lý các cửa hàng của Công ty và các cửa hàng đại lý
Công ty có một mạng lưới cửa hàng rộng khắp gồm: 185 cửa hàng trong đó 125 cửa hàng Công ty và 60 cửa hàng đại lý. Đội xe của Công ty gồm 146 chiếc với trọng tải 804,6 tấn. Đi kèm với đội xe là đội sửa chữa. Tại Hà Nội Công ty có 5 kho, trong đó có 2 kho của Công ty là kho Giáp Nhị (10.000 tấn) và kho Vĩnh Tuy (15.000 tấn), còn lại 3 kho đi thuê là Nhân Chính, Văn Điển và Cầu Diễn.
Tổ chức hạch toán kế toán: Các chi nhánh hạch toán báo sổ. Việc hạch toán tập trung tại phòng KTTC của Công ty. ở Công ty, phòng KTTC có Kế toán trưởng, 1 Phó phòng phụ trách công tác kế toán tổng hợp, 1 Phó phòng phụ trách công tác đầu tư xây dựng, hợp đồng tiêu thụ xi măng và 11 nhân viên kế toán phụ trách các bộ phận: kế toán hàng mua, hàng bán, thanh toán, tài sản, vận chuyển, thuế, quỹ, tổng hợp. Công ty đã thực hiện đưa cơ giới vào kế toán, sử dụng hình thức sổ nhật ký chung và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.1.3. Đăc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một DNNN, đơn vị thành viên của Tổng công ty xi măng. Mọi hoạt động của Công ty phải theo sự chỉ đạo và phải được phép của Tổng Công ty. Giá bán xi măng là giá do Ban vật giá Chính Phủ, Bộ Xây Dựng và Tổng Công ty xi măng quy định. Ngoài chức năng kinh doanh, Công ty còn phải làm nhiệm vụ chính trị là bình ổn giá trên thị trường và cung ứng hay dự trữ, thu mua xi măng khi có biến động bất thường xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty, đó là dù lỗ vẫn phải bán xi măng ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Hàng năm, Công ty lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch sửa chữa xây dựng cơ bảnnộp cho Tổng Công ty duyệt sau đó mới được thực hiện.
Về thị trường tiêu thụ: Công ty được giao nhiệm vụ lưu thông, tiêu thụ xi măng trên địa bàn các tỉnh phía Bắc là Hà Nội, Hà Tây, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọtrong đó địa bàn chính là Hà Nội - thủ đô của cả nước với mức tiêu thụ xi măng được đánh giá cao trong cả nước (1,2 triệu tấn- 1,6 triệu tấn / năm), và địa bàn này còn có lượng xi măng tiêu thụ mạnh trong những năm tới đây vì số lượng dự án đang và sẽ triển khai.
Về sản phẩm xi măng: Sản phẩm xi măng của Công ty là vật liệu chính của các công trình xây dựng. Do Công ty chủ yếu cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng thuộc địa bàn phía Bắc - là địa bàn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tốc độ xây dựng các công trình phụ thuộc vào thời tiết và do cuối năm các công trình cần nhanh chóng hoàn thành nên chỉ vào những tháng như tháng 3, 4, 5, 6, 10, 11, 12 lượng xi măng mới tiêu thụ mạnh. Đặc điểm này ảnh hưởng đến các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho và tiền của Công ty..
Hiện nay, Công ty kinh doanh 5 loại xi măng: xi măng Hoàng Thạch (Công ty xi măng Hoàng Thạch - Quảng Ninh), xi măng Bỉm Sơn (Công ty xi măng Bỉm Sơn - Thanh Hoá), xi măng Bút Sơn (Công ty xi măng Bút Sơn - Hà Nam), xi măng Hải Phòng (Công ty xi măng Hải Phòng - Hải Phòng), xi măng Hoàng Mai (Công ty xi măng Hoàng Mai - Nghệ An).
Ngoài ra, Công ty còn có các hoạt động khác như cung cấp phụ gia cho các nhà máy xi măng. Hiện nay, Công ty đang có chủ trương đa dạng hoá hoạt động của mình.
Về đối thủ cạnh tranh: trên thị trường hiện nay đang tồn tại đa dạng các Công ty xi măng của đủ mọi thành phần : từ các Công ty thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng liên doanh, xí nghiệp xi măng quốc phòng và nhà máy xi măng địa phương. Sự đa dạng này tuy cung ứng các sản phẩm phù hợp nhu cầu người tiêu dùng nhưng cũng tạo ra một sản phẩm gay gắt và quyết liệt : cạnh tranh giữa các Công ty thuộc Tổng Công ty xi măng, cạnh tranh giữa các Công ty trong Tổng Công ty và xi măng liên doanh, xi măng quốc phòng, xi măng địa phương do cùng địa bàn. Sự cạnh tranh chủ yếu về mặt giá cả và chất lượng.
Về khách hàng: khách hàng Công ty rất đa dạng, phong phú, họ có thể mua từ vài tạ đến vài trăm tấn xi măng. Khách hàng có thể mua theo hợp đồng kinh tế hoặc không theo hợp đồng kinh tế. Hiện nay khách của Công ty chủ yếu là khách hàng mua không theo hợp đồng kinh tế. Họ có thể là các tổ chức, cá nhân thầu xây dựng, mua để sử dụng hoặc mua nhằm bán lại.
Về phương thức vận chuyển: Là đơn vị kinh doanh xi măng trên địa bàn 14 tỉnh phía Bắc, mua xi măng của 5 Công ty sản xuất xi măng tại địa bàn các tỉnh khác nhau. Chình vì vậy, Công ty đã sử dụng đa phương tiện vận chuyển. Cụ thể, phương tiện đường bộ; phương tiện đường sắt về tại các ga; phương tiện đường thuỷ về tại các cảng. Ngoài ra, Công ty còn có một xí nghiệp vận tải làm nhiệm vụ trung chuyển xi măng từ các kho, ga, cảng về các cửa hàng bán lẻ và vận chuyển thẳng đến chân công trình cho khách hàng.
Về phương thức tiêu thụ: Công ty tổ chức bán buôn theo hợp đồng kinh tế hoặc bán lẻ tại các cửa hàng của Công ty và của đại lý, khách hàng có thể trả chậm hoặc trả tiền ngay, Công ty còn tổ chức bán tại ga, tại cảng, tại đầu mối đường bộ, tại kho và tại chân công trình.
2.2. Phân tích tài chính Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng.
2.2.1 Phân tích khái quát hoạt động tài chính Công ty
Trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006, hoạt động tài chính doanh nghiệp được thể hiện khái quát qua Bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Bảng các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và kết quả SXKD
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
A. Kết cấu TS & NV
TS, NV
119.677
100
133.800
100
149.270
100
14.123
11,8
15.469
11,6
1. TSLĐ
91.400
76,3
107.455
80,3
128.955
86,4
16.054
17,6
21.499
20,0
2. TSCĐ
28.276
23,6
26.345
19,7
20.315
13,6
-1.931
0,93
-6.029
0,77
3. Nợ phải trả
69.149
57,78
83.137
62,1
100.070
67,0
13.987
20,2
16.933
20,4
4.VốnCSH
50.528
42,2
50.663
37,9
49.199
32,9
135
0,27
-1.463
-2,9
B.Kế t quả HĐKD
1. Doanh thu thuần
699.634
100
740.627
100
1.147.732
100
40.993
5,9
407.104
54,9
2. Giá vốn
588.658
84,14
626.185
84,5
971.741
84,6
37.527
6,4
345.556
55,2
3.Lợinhuậngộp
110.976
15,9
114.442
15,5
175.990
15,3
3.465
3,12
61.548
53,8
4. Chi phí BH
98.571
14,1
105.309
14,2
156.761
13,7
6.738
6,84
51.452
46,9
5.Chiphí QL
9.741
1,39
10.821
1,46
15.362
1,34
1.080
11,1
4.54.
41,9
6.LNtừ HĐKD
2.663
0,38
(1.689)
(0,23)
3.866
0,34
7. Tổng LN trước thuế
7.535
3.230
11.259
-4.305
-57
8.029
248,4
(Nguồn: BCĐKT- BCKQKD của Công ty VTKTXM 3 năm 2004-2006)
* Về kết quả kinh doanh:
Lợi nhuận trước thuế năm 2005 giảm so với năm 2004 là 4,3 tỷ đồng giảm 57%. Nhưng đến năm 2006, lợi nhuận trước thuế lại tăng 8,03 tỷ đồng tăng 248,4% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế có sự tăng, giảm mạnh là do những nguyên nhân sau:
Về hoạt động kinh doanh:
Năm 2005, doanh thu thuần đặt 740 tỷ đồng tăng 5,90% so với năm 2004. Trong khi đó, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh. Đặc biệt, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 15,66% doanh thu (Lợi nhuận gộp chiếm 15,50% doanh thu) làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm.
Năm 2006, doanh thu thuần tăng 407 tỷ đồng tăng 54,90% so với năm 2005, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đều tăng tương ứng. Trong năm Công ty đã thu được khoản lợi nhuận là 3,8 tỷ đồng.
Qua hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy rằng: Doanh thu thuần tăng mạnh nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động này không cao (chiếm khoảng 35% tổng lợi nhuận trước thuế). Nguyên nhân, do mức độ thị phần của năm 2005 giảm hơn so với năm 2004 nên Công ty đã áp dụng biện pháp kích cầu và đòn bẩy kinh tế bằng cách tăng cường hỗ trợ chi phí vận chuyển, bốc xếp và tiền trung chuyển. Dẫn đến chi phí tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Về hoạt động tài chính và hoạt động bất thường: Tuy đây không phải là hoạt động chính của Công ty nhưng nó đem lại một khoản lợi nhuận đáng kể (thường chiếm khoảng 60% tổng lợi nhuận trước thuế). Do Công ty biết tân dụng những thuận lợi của mình như: gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng khi chưa phải trả tiền cho người bán để hưởng lãi; cho thuê kho khi Công ty chưa cần sử dụng đến.
* Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Phần tài sản: Tổng giá trị tài sản của Công ty liên tục tăng: năm 2005 tăng 14 tỷ đồng tăng 11,8% so với năm 2004, năm 2006 tăng 15 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 2005. Do đặc thù là một doanh nghiệp kinh doanh cung ứng nên TSLĐ của Công ty chiếm tỷ lệ lớn (khoảng hơn 75% giá trị tài sản của Công ty ). Trong TSLĐ, tiền chiếm tỷ lệ lớn nhất (hơn 65% giá trị TSLĐ) gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ. Hàng tồn kho có xu hướng tăng chậm: năm 2005 tăng 4 tỷ đồng tăng 33,08% so với năm 2004; năm 2006 tăng 0,17 tỷ đồng tăng 0,087% so với năm 2005. Ngược lại, khoản phải thu có xu hướng giảm: năm 2006 giảm 5 tỷ đồng giảm 36,55% so với năm 2005. Điều này cho thấy, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp tỏ ra có hiệu quả, doanh nghiệp bán được hàng và thu được tiền.
Cũng do đặc thù là doanh nghiệp thương mại nên TSCĐ của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm dần (năm 2004,2005,2006 lần lượt là 23,6%; 19,7%; 13,6%); chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, phần thiết bị máy móc chỉ có phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý và nói chung bị lạc hậu về mặt kỹ thuật.
Phần nguồn vốn: Nguồn vốn của Công ty cũng liên tục tăng, trong đó nợ phải trả chiếm phần lớn và có xu hướng tăng (năm 2004,2005,2006 lần lượt là 57,78%; 62,1%: 67,0%). Trong nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm trên 93%), phần còn lại là nợ khác (chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể), Công ty không có nợ dài hạn. Ngược lại, nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm (năm 2004, 2005, 2006 lần lượt chiếm 42,2%; 37,9%; 32,9% tổng nguồn vốn). Trong đó, nguồn vốn kinh doanh chiếm chủ yếu (hơn 85% tổng nguồn vốn chủ sở hữu).
Tóm lại, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên kết cấu tài sản và nguồn vốn như vậy là hợp lý. Trong 3 năm, Công ty liên tục làm ăn có lãi, đặc biệt năm 2006 lợi nhuận đặt hơn 7 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động của Công ty đang trên đà phát triển.
2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những cơ sở và công cụ để các nhà quản trị tài chính hoạch định chính sách tài chính cho kỳ tới bởi lẽ mục đích chính của nó là trả lời cho câu hỏi: vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng vào việc gì? Dưới đây là bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty VTKTXM trong 2 năm 2005 và 2006.
Bảng 2.2. Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
1. Tiền
9.685
56,8
27.404
94,7
2. Phải thu
1.383
8,2
5.867
20,2
3. Hàng tồn kho
4.946
29,0
17
0,06
4. TSLĐ khác
42
0,2
56
0,19
5. TSCĐ
2.464
14,5
5.670
19,6
6.Đầu tư TCDH
50
0,3
50
0,18
7.Chi phí XDCB
482
2,8
409
1,4
8. Nợ NHạn
14.455
84,7
16.252
56,2
9. Nợ khác
467
2,7
681
2,4
10. Vốn CSH
136
0,8
1.464
5,06
Tổng cộng
17.055
100
17.055
100
28.935
100
28.935
100
(Nguồn: BCĐKT Công ty VTKTXM năm 2004, 2005, 2006)
Qua 2 năm 2005 và 2006, lượng vốn bổ xung cho hoạt động kinh doanh liên tục tăng. Trong năm 2005, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 17 tỷ đồng so với năm 2004, trong năm 2006 tăng 28 tỷ đồng tăng 70% so với năm 2005, đặt mục tiêu tăng trưởng và phát triển của Công ty.
Năm 2005, Nguồn vốn tăng thêm chủ yếu là nguồn nợ ngắn hạn 84,7% được hình thành bằng cách trì hoãn các khoản phải trả cho người bán và người mua trả tiền trước. Phần vốn tăng thêm này chủ yếu nằm trong tiền (56,8%), hàng tồn kho (29%), phải thu (8,2%).
Sang đến năm 2006, Nguồn vốn được hình thành chủ yếu từ nợ ngắn hạn tăng 16 tỷ chiếm 56,2% tổng nguồn vốn. Mặc dù nợ ngắn hạn tăng lên nhưng tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn thấp hơn so với năm 2005. Trong năm, Công ty đã đòi được hơn 5 tỷ tiền hàng, chiếm 20,2% tổng vốn. Công ty không đầu tư thêm vào TSCĐ, giá trị còn lại giảm đi 5,6 tỷ đồng, chiếm 19,6% tổng vốn. Vốn chủ yếu nằm dưới dạng tiền mặt , chiếm 94,7%, còn lại là hàng tồn kho và đầu tư TCDH chiếm một lượng nhỏ. Đặc biệt, Vốn CSH giảm đi 1,4 tỷ đồng do nguồn vốn kinh doanh giảm (vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ xung đều giảm).
Do hoạt động kinh doanh của Công ty trong nội bộ ngành, Công ty mua xi măng của các Công ty xi măng cũng thuộc Tổng Công ty nên Công ty được ưu đãi trong thanh toán tiền mua hàng (45 ngày sau mới phải thanh toán tiền hàng). Do đó, chủ yếu nguồn vốn của Công ty được hình thành từ nợ ngắn hạn. Việc sử dụng vốn của Công ty là khả quản.
2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD
Để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty VTKTXM phải tính đến Vốn lưu động thường xuyên và Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thông qua các bảng sau:
Bảng 2.3. Vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị: Nghìn đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
TSCĐ và ĐTDH
28.276.803
26.345.066
20.315.303
2
Vốn chủ sở hữu
50.528.454
50.663.811
49.199.935
3
VLĐ thường xuyên
22.251.651
24.318.745
28.884.632
(Nguồn: BCĐKT Công ty VTKTXM năm 2004, 2005, 2006)
Bảng 2.4. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị: Nghìn đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Phải thu
14.668.060
16.050.614
10.183.875
2
Hàng tồn kho
14.952.910
19.899.047
19.916.349
3
TSLĐ khác
170.497
212.014
156.375
4
Nợ ngắn hạn
64.689.594
79.144.387
95.396.818
5
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
-34.898.127
-42.982.712
-65.140.219
(Nguồn: BCĐKT Công ty VTKTXM năm 2004, 2005, 2006)
Bảng 2.5. Vốn bằng tiền
Đơn vị: Nghìn đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
VLĐ thường xuyên
22.251.651
24.318.745
28.884.632
2
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
-34.898.127
-42.982.712
-65.140.217
3
Vốn bằng tiền
57.149.778
67.301.457
94.024.849
(Nguồn: BCĐKT Công ty VTKTXM năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng 2.3, ta thấy VLĐ thường xuyên của Công ty luôn dương. Như vậy, toàn bộ phần TSCĐ và ĐTDH được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn cụ thể là nguồn vốn CSH. Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần dư thừa đó được tài trợ để đầu tư cho TSLĐ. Đồng thời, TSLĐ cũng lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn, như vậy là nguồn vốn ngắn hạn được đảm bảo hoàn trả bằng số TSLĐ hiện có, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là tốt.
Qua bảng 2.4, ta thấy nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 tức là nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty ít hơn nguồn vốn ngắn hạn huy động được từ bên ngoài. Công ty không cần nhận thêm vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh nữa.
Có thể nói, cả nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn của Công ty luôn ở trạng thái dư thừa, làm cho lượng vốn bằng tiền luôn > 0 và có xu hướng tăng lên. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty. Như vậy, theo cách tiếp cận này thì tình hình tài chính của Công ty qua các năm là lành mạnh, Công ty có đủ khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của Công ty VTKTXM ta sẽ đi phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng, dùng nó làm một trong những căn cứ để hoạch định những vấn đề về tài chính cho những năm tới.
2.2.4. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng
Các hệ số tài chính là biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết được thể hiện ở khả năng chi trả, vì vậy chúng ta bắt đầu từ việc phân tích khả năng thanh toán.
2.2.4.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Sau đây sẽ xem xét tình hình thực tế về khả năng thanh toán của Công ty thông qua các chỉ số về khả năng thanh toán.
Bảng 2.6. Khả năng thanh toán của Công ty VTKTXM
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Lượng
%
Lượng
%
1. TSLĐ
91.400
107.455
128.955
16.054
17,5
21.499
20,0
2. Tiền
61.609
71.294
98.698
9.684
15,7
27.404
38,4
3. Phải thu
14.668
16.050
10.183
1.382
9,4
-5.866
-36,5
4.Hàng tồn kho
14.952
19.899
19.916
4.946
33,0
17
0.09
5. Nợ ngắn hạn
64.689
79.144
95.396
14.454
22,3
16..252
20,5
Hệ số k/n TTNH
1,41
1,36
1,35
Hệ số k/n TTnhanh
1,18
1,10
1,14
Hệ số k/n TT tưc thời
0,95
0,90
1,03
(Nguồn: BCĐKT Công ty VTKTXM năm 2004, 2005, 2006)
+Về khả năng thanh toán ngắn hạn
Qua bảng 2.6, nhìn chung doanh nghiệp có khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nhưng hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp còn thấp và giảm qua các năm.
Năm 2004, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,41, sang đến năm 2005, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm còn 1,36 bằng 96% so với năm 2004 và đến năm 2006, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,35 gần như không đổi so với năm 2005.
Khả năng thanh toán ngắn hạn giảm qua các năm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của TSLĐ. Cụ thể:
Năm 2004: một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,41 đồng TSLĐ, các khoản nợ này được đảm bảo chủ yếu bằng những tài sản có tính lỏng nhất (bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho)
Năm 2005 và 2006: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp giảm. Năm 2005, nợ ngắn hạn tăng 14,4 tỷ đồng tăng 22,3%, TSLĐ cũng tăng 16 tỷ tăng 17,5% so với năm 2004 nhưng tốc độ tăng của TSLĐ chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Dẫn đến, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được tài trợ bởi 1,36 đồng TSLĐ.
Tương tự, năm 2006, nợ ngắn hạn tăng 20,5% trong khi đó TSLĐ mới chỉ tăng 20% so với năm 2005 làm cho 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được tài trợ bởi 1,35 đồng TSLĐ.
Tuy hệ số khả năng thanh toán có giảm qua các năm nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
+ Về khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TSLĐ, của các khoản nợ ngắn hạn.
Nhìn vào bảng 2.6, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là tốt, tuy có giảm qua các năm nhưng không đáng kể. Cụ thể:
Năm 2004, hệ số khả năng thanh toán nhanh là 1,18. Năm 2005, là 1,10 bằng 93% so với năm 2006. Do nợ ngắn hạn tăng 22,3%, hàng tồn kho tăng 33%. Như vậy, tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn dẫn đến khả năng thanh toán nhanh giảm. Năm 2006, hệ số đạt 1,14 có tăng lên so với năm 2005. Do phải thu giảm, hàng tồn kho tăng nhưng chậm hơn so với năm 2005. Như vậy, trong năm 2006, doanh nghiệp đã bán được hàng và thu được tiền, nợ ngắn hạn doanh nghiệp có thể thanh toán được.
+ Về khả năng thanh toanh tức thời
Khả năng thanh toán tức thời cho biết mối tương quan giữa tiền (tài sản có tính lỏng nhất) và nợ ngắn hạn phản ánh khả năng sẵn sàng đáp ứng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.
Trong 3 năm, khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn của Công ty tăng, với khả năng thanh toán tức thời lần lượt là: 0,95; 0,90; 1,03.
Năm 2004, khả năng thanh toán tức thời là 0,95; lượng tiền mặt của Công ty đủ để trang trải 95% nợ ngắn hạn.
Năm 2005, khả năng thanh toán tức thời là 0,9 (giảm 5,26% so với năm 2004). Nguyên nhân là do trong năm, tiền mặt của Công ty có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tốc độ tăng của tiền mặt là 17% và tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 22,3%. Nợ ngắn hạn tăng là do người mua trả tiền trước và phải trả người bán tăng.
Năm 2006, Công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 1,03 - hệ số này là cao. Do nợ ngắn hạn và tiền mặt tăng, nhưng tiềm mặt tăng cao hơn nợ ngắn hạn cả về số tuyệt đối và số tương đối. Do các khoản phải thu giảm 5,8 tỷ giảm 36,5% so với năm 2005; hàng tồn kho tăng nhưng chậm hơn năm 2005. Trong năm Công ty bán được hàng và thu được tiền, lượng tiền mặt của Công ty là 21 tỷ tăng 20% so với năm 2005.
Ta thấy, nợ ngắn hạn của Công ty tăng qua các năm nhưng Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đó.
2.2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn
Nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích các hệ số dưới đây ta sẽ thấy được cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của Công ty có hợp lý không, với sự gia tăng tỷ lệ nợ có ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính của Công ty trong tương lai hay không?
Bảng 2.7. Khả năng cân đối vốn của Công ty VTKTXM
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Lượng
%
Lượng
%
1. Tổng tài sản
119.677
133.800
149.270
14.123
11,8
15.469
11,5
2. Nợ phải trả
69.149
83.137
100.070
13.987
20,2
16.933
20,4
3. Vốn CSH
50.528
50.663
49.199
135.357
0,3
-1.463
-2,8
4. TSLĐ
91.400
107.455
128.955
16.054
17,5
21.499
20,0
5. TSCĐ
28.276
26.345
20.315
-1.931
-6,8
-6.029
-22,8
Hệ số nợ
0,58
0,62
0,67
Hệ số tự tài trợ
0,42
0,38
0,33
Hệ số cơ cấu TSLĐ
0,24
0,20
0,14
Hệ số cơ cấu TSCĐ
0,76
0,80
0,86
(Nguồn: BCĐKT Công ty VTKTXM năm 2004, 2005, 2006)
+Về hệ số nợ
Hệ số nợ của Công ty tăng đều trong 3 năm, lần lượt là 0,58; 0,62; 0,67. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động này ta đi xem xét kết cấu của từng khoản mục trong tổng số nợ phải trả qua bảng 2.8.
Bảng 2.8. Bảng kết cấu nợ phải trả của Công ty VTKTXM
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4666.doc