Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ . viii
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG
CÔNG TY CỔ PHẦN.6
1.1. Tổng quan về tài chính công ty cổ phần.6
1.1.1. Khái quát về công ty cổ phần (Joint – stock Company).6
1.1.2. Tài chính doanh nghiệp .7
1.1.3. Phân tích tài chính trong công ty cổ phần .10
1.2. Nội dung của phân tích tài chính trong công ty cổ phần.14
1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính.14
1.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn.15
1.2.3. Phân tích cơ cấu tài sản .17
1.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.18
1.2.5. Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn.20
1.2.6. Phân tích hiệu quả hoạt động.21
1.2.7. Phân tích đòn bẩy tài chính .24
1.2.8. Phân tích khả năng sinh lời.25
1.2.9. Phân tích tình hình lợi nhuận.26
1.2.10. Phân tích dòng tiền .27
1.2.11. Dự báo rủi ro tài chính.28
1.2.12. Dự báo nhu cầu tài chính.29
1.3. Kinh nghiệm về phân tích tài chính của một số công ty trong nước và
quốc tế .29
166 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sản xuất lâm sản xuất khẩu Quảng Đông, Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t LNST trên doanh thu thuần (ROS) hoặc tăng vòng quay
vốn kinh doanh. Tăng ROS bằng cách tiết kiệm chi phí - Tăng vòng quay vốn kinh
doanh bằng cách tăng doanh thu và giảm giá bán và tăng cường hoạt động xúc tiến
bán hàng.
Phân tích ROE
64
Hay
ROE 2013 = 13,11% x 2,1 = 27,53%
ROE 2014 = 20,56% x 5,2 = 106,91%
ROE 2015 = 7,26% x 6,3 = 45,74%
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH năm 2014 tăng gần 4 lần so với năm 2013. Chủ
yếu do ROA và tỷ suất tổng TS/VCSH tăng đột biến gấp đôi. Năm 2015, tỷ suất này
lại giảm do ROA giảm mạnh trong khi tỷ suất tổng TS/VCSH chỉ tăng nhẹ. Ta thấy
bình quân 100 đồng VCSH bỏ vào kinh doanh năm 2013 chỉ tạo ra được 27,53 đồng
LNST trong khi năm 2014 tạo ra được 107 đồng LNST và năm 2015 chỉ tạo ra được
46 đồng LNST là do:
- Trong 100 đồng vốn kinh doanh bình quân năm 2013 có 200 đồng hình thành
từ VCSH, năm 2014 có 520 đồng hình thành từ VCSH và năm 2015 là 630 đồng.
- Sử dụng bình quân 100 đồng giá trị TS năm 2013 tạo ra được 13,11 đồng
doanh thu thuần, năm 2014 tạo ra được 20,56 đồng doanh thu thuần và đến năm
2015 tạo ra được 7,26 đồng doanh thu thuần.
- Như vậy, có hai hướng để tăng ROE gồm: tăng ROA hoặc tăng tỷ số Tổng TS
bình quân/VCSH bình quân, tăng ROA làm như phân tích trên, tăng tỷ số Tổng TS
bình quân/VCSH bình quân bằng cách giảm VCSH và tăng nợ. Ta thấy tỷ số nợ càng
cao thì lợi nhuận của VCSH càng cao. Tuy nhiên việc áp dụng đòn bẩy tài chính
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, cần hết sức thận trọng khi sử dụng biện pháp này.
2.2.10. Dự báo rủi ro tài chính
Dựa vào các số liệu 6 tháng đầu năm 2016 đã phân tích ở trên của Công ty Cổ
phần Quảng Đông, ta có bảng dự báo rủi ro dưới đây:
Đối với mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty (H=1,21) lớn hơn 1, do vậy,
Công ty đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
65
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty (H=0,4) nhỏ hơn 1, cho thấy
Công ty không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.
Đối với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản H=0 cho thấy Công ty có thể bảo toàn và
phát triển VCSH của Công ty.
Hệ số nợ trên tổng tài sản (H=0,58), có tăng nhẹ so với năm 2015 (0,52) nên
Công ty vẫn có khả năng vẫn bảo toàn và phát triển được VCSH.
Hệ số nợ trên nguồn VCSH (H=1,41) nhỏ hơn 2, cho thấy nguồn VCSH của
Công ty vẫn đang ở mức an toàn.
Hệ số nợ dài hạn trên nguồn VCSH (H=0) nhỏ hơn 1, cho thấy Công ty không
bị lệ thuộc vào các chủ nợ.
Lợi nhuận trong năm 2015 sụt giảm hơn so với năm 2014 cho thấy Công ty có
khả năng không bảo toàn được lợi nhuận.
Để dự báo rủi ro tài chính, ta thực hiện như sau:
Bảng 2.12. Số liệu thống kê về khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Quảng
Đông
Thời gian
nghiên cứu
Hs khả
năng
thanh
toán ngắn
hạn
Hs
trung
bình
Hs khả
năng
thanh
toán
nhanh
Hs
trung
bình
Hs khả
năng
thanh
toán tức
thời
Hs
trung
bình
Xác
suất
Năm 2013 1,53 0,38 0,23 0,06 0,05 0,01 0,25
Năm 2014 2,44 0,61 1,35 0,34 0,39 0,10 0,25
Năm 2015 1,21 0,30 0,14 0,04 0,14 0,04 0,25
6 tháng đầu
năm 2016
0,91 0,23 0,40 0,10 0,40 0,10 0,25
Cộng
1,5
0,5
0,2 1,0
(Nguồn số liệu: BCTC đã kiểm toán của công ty Cổ phần Quảng Đông)
66
Dựa trên bảng số liệu đã cho, ta có thể tính hệ số biến thiên của các hệ số khả
năng thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh và thanh toán tức thời lần lượt như sau:
Hệ số biến thiên của hệ số thanh toán ngắn hạn:
CV1(H)= 37,73%
Tính toán tương tự, ta có hệ số biến thiên của hệ số thanh toán nhanh và hệ số
thanh toán tức thời lần lượt là:
CV2(H)= 90,8%
CV3(H)= 62,6%
Kết quả tính toán trên cho thấy: Mức trung bình (kỳ vọng) của hệ số khả năng
thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời của Công ty
trong thời gian nghiên cứu lần lượt là: 1,5 – 0,5 – 0,1. Đối với hệ số thanh toán ngắn
hạn, đây là con số thể hiện khả năng thanh toán tốt dưới 01 năm nhưng Công ty có
khả năng vỡ nợ trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, hệ số biến thiên của hệ số thanh
toán ngắn hạn là CV1(H)= 37,73% ở mức thấp nên khó có thể làm Công ty mất khả
năng thanh toán trong ngắn hạn (1,5-0,3773=1,1227>1). Tuy nhiên, hệ số biến thiên
của các hệ số còn lại ở mức cao, lần lượt là CV2(H)= 90,8%, CV3(H)= 62,6%, có thể dẫn
đến công ty không đủ khả năng thanh toán nhanh (0,5-0,908=-0,408<1) và khả năng
thanh toán tức thời (0,2 – 0,626=-0,426<1). Do vây, công ty phải có biện pháp phòng
ngừa phù hợp.
67
Hệ số biến thiên của hệ số bảo toàn và phát triển VCSH
Bảng 2.13. Số liệu thống kê về khả năng bảo toàn và phát triển VCSH
của Công ty Cổ phần Quảng Đông
Thời gian
nghiên cứu
Hs Nợ/tổng
TS
Hs trung
bình
Hs Nợ/VCSH
Hs trung
bình
Xác
suất
Năm 2013 0,57 0,14 1,35 0,34 0,25
Năm 2014 0,33 0,08 0,50 0,12 0,25
Năm 2015 0,52 0,13 1,09 0,27 0,25
6 tháng đầu
năm 2016
0,58 0,15 1,41 0,35 0,25
Cộng
0,5
1,1 1,0
Cv 75,17%
75,46%
(Nguồn số liệu: BCTC đã kiểm toán của Công ty Cổ phần Quảng Đông)
Theo kết quả tính toán, các hệ số liên quan đến nợ dài hạn của Công ty luôn
bằng 0 do Công ty chủ trương không vay vốn dài hạn; hệ số Nợ/tổng TS trung bình
và hệ số Nợ/VCSH trung bình của Công ty trong thời gian lần lượt là 0,5 và 1,1,
con số này thể hiện khả năng tự chủ tài chính của Công ty khá tốt. Tuy nhiên, hệ số
biến thiên của chỉ tiêu Nợ/Tổng TS lại ở mức 75,17%, con số này khá lớn, thể hiện
khả năng rủi ro tài chính cao. Nói cách khác, khả năng bảo toàn TS của Công ty
cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi rủi ro cao: 0,5+0,7517= 1,2517>1. Trong khi đó, hệ
số biến thiên của Nợ/VCSH ở mức 75,46%, xét về khía cạnh Nợ/VCSH thì mức
này khá an toàn (1,1+0,7546=1,8546<2). Như vậy, Công ty đủ khả năng để bảo
toàn và phát triển VCSH, tuy nhiên, để bảo toàn tổng TS, Công ty cần có biện pháp
nhằm ổn định tài chính bền vững hơn.
68
Khả năng biến động của lợi nhuận (Chỉ tiêu này được dự báo trên cơ sở dữ
liệu quá khứ của các năm 2013, 2014 và 2015).
Bảng 2.14. Số liệu thống kê về khả năng biến động lợi nhuận
của Công ty Cổ phần Quảng Đông
(Đơn vị: VNĐ)
Thời gian nghiên cứu Lợi nhuận Lợi nhuận kỳ vọng Xác suất
Năm 2013 6.197.569.937 2.065.856.646 0,33
Năm 2014 6.282.963.722 2.094.321.241 0,33
Năm 2015 3.074.159.141 1.024.719.714 0,33
Cộng 5.184.897.600 1,00
Cv 66,69%
(Nguồn số liệu: BCTC đã kiểm toán của Công ty Cổ phần Quảng Đông)
Qua kết quả tính toán cho thấy, lợi nhuận kỳ vọng trong thời gian từ năm 2013
– 2015 của Công ty là 5.184.897.600 VNĐ; hệ số biến thiên của lợi nhuận là
66,69%, con số này khá lớn, cho thấy lợi nhuận của Công ty có khả năng biến động
mạnh theo thời gian. Do vậy, Công ty cần có chiến lược sản xuất sản phẩm phù hợp
để tránh rủi ro này.
Nhìn chung, Công ty có mức độ rủi ro tài chính khá cao, do đó, Công ty cần có
những chính sách, biện pháp phù hợp để quản lý tài chính, phòng ngừa những rủi ro
có thể xảy ra.
2.2.11. Dự báo nhu cầu tài chính
Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của DN, các nhà quản lý và
phân tích cần dự báo nhu cầu về vốn để định hướng cho việc hoạch định hướng cho
việc hoạch định kế hoạch SXKD và chiến lược kinh doanh. Với việc sử dụng
phương pháp phần trăm doanh thu, công tác dự báo nhu cầu tài chính được thực
hiện như sau:
Bước 1: Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
Ta có tỷ lệ % tăng trưởng doanh thu qua các năm như sau:
69
Bảng 2.15. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của Công ty Cổ phần Quảng Đông
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu thuần 205.923 161.337 143.389
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 19,54% -21,65% -11,12%
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân -4,41%
(Nguồn số liệu: BCTC đã kiểm toán của Công ty Cổ phần Quảng Đông)
Theo tính toán, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân của Công ty giai đoạn
này là -4,41%, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm gần nhất là -11,12%, cùng với đó,
thị trường dăm gỗ trong năm 2016 tiếp tục được dự báo đầy khó khăn. Mặt khác,
kết quả doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 giảm 20,54%, Công ty xác định doanh thu
mục tiêu trong năm 2016 chỉ đạt khoảng 75% - 80% so với doanh thu năm 2015. Do
đó, có thể dự báo doanh thu của Công ty trong năm sẽ tiếp tục suy giảm ở mức
23%, tương ứng với doanh thu thuần năm 2016 sẽ đạt mức: 143.389.205.958 x (1-
23%) = 110.409.688.588 VNĐ.
Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu và dự báo tỷ lệ tăng
trưởng của các chỉ tiêu này
Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty
từ năm 2013 – 2015, có thể xác định % trên doanh thu của các chỉ tiêu biến đối theo
doanh thu như sau:
Bảng 2.16. Tỷ lệ % trên doanh thu của các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu
và dự báo cho năm 2016 của Công ty Cổ phần Quảng Đông
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Kỳ
vọng
Dự
báo
năm
2016
Giá vốn hàng bán 94,64% 89,56% 92,98% 92,40% 93%
Chi phí bán hàng và quản lý DN 1,65% 5,32% 4,47% 3,81% 4%
Tiền và các khoản tương đương tiền 0,61% 8,71% 2,05% 3,79% 3%
Phải thu ngắn hạn 2,96% 2,87% 14,41% 6,75% 11%
Hàng tồn kho 13,02% 4,23% 3,46% 6,90% 6%
Phải trả người bán 2,56% 3,04% 7,42% 4,34% 6%
70
Thuế và các khoản phải nộp 0,00% 1,12% 1,29% 0,80% 1%
Phải trả người lao động 0,24% 0,06% 0,22% 0,18% 0,2%
(Nguồn số liệu: BCTC đã kiểm toán của Công ty Cổ phần Quảng Đông)
Dựa vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ
phần Quảng Đông qua các năm (Chi tiết tại Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 7, Phụ
lục 8, Phụ lục 11, Phục lục 12 của Luận văn), ta có các tỷ lệ % của các chỉ tiêu có
liên quan trực tiếp đến doanh thu như bảng trên. Thêm vào đó, hiện tại Công ty
không đặt ra yêu cầu cao đối với hoạt động kinh doanh năm nay, chủ yếu tập trung
duy trì sản xuất, thu mua đủ nguyên liệu đầu vào để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, có
thể dự báo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu trên cho kì tới như số liệu
trong bảng, cụ thể:
- Có thể dự báo năm 2016 tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu sẽ tăng nhẹ lên
mức 93% do tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu của Công ty khá ổn định qua các
năm, và được kỳ vọng xấp xỉ ở mức 92,4%.
- Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý DN/doanh thu được dự báo ở mức 4% do
chỉ tiêu này có xu hướng biến động tăng qua các năm, đồng thời Công ty cũng
mong muốn hạ thấp chi phí để về mức 4% so với doanh thu.
- Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền/doanh thu nên được dự báo ở mức
3% do chỉ tiêu này đang có xu hướng dao động quanh mức này, mặt khác, Công ty
dự định cải thiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn, do đó nhắm đến một tỷ lệ tiền
mặt/doanh thu cao hơn so với năm 2015.
- Tỷ lệ phải thu ngắn hạn/doanh thu được dự báo ở mức 11% do trong năm
nay, Công ty dự kiến áp dụng chính sách nới lỏng tính dụng đối với khách hàng.
- Tỷ lệ HTK/doanh thu có thể dự báo ở mức 6% do tình hình tiêu thụ hàng hóa
không mấy khả quan trong năm nay.
- Công ty cũng mong muốn giảm tỷ lệ phải trả người bán/doanh thu, thuế và
các khoản phải nộp/doanh thu, phải trả người lao động/doanh thu, do đó, các tỷ lệ
này được dự báo lần lượt ở mức 6%, 1% và 0,2%.
Bước 3: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh
Trên cơ sở doanh thu dự báo và các tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu,
71
tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý DN trên doanh thu dự báo chúng ta lập báo cáo
kết quả kinh doanh dự báo.
Bảng 2.17. Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo năm 2016 của Công ty Cổ phần
Quảng Đông
Chỉ tiêu Tỷ lệ % Triệu đồng
1. Doanh thu thuần 100% 110.409
2. Giá vốn hàng bán 93% 102.338
3. Lợi nhuận gộp
8.071
4. Chi phí lãi vay
558
5. Chi phí BH và QLDN 4% 4.575
6. Lợi nhuận trước thuế
2.938
7. Chi phí thuế TNDN (7,5%)
220
8. Lợi nhuận sau thuế
2.718
(Nguồn số liệu: Theo tính toán của tác giả)
Trong đó, chi phí lãi vay của Công ty phụ thuộc vào vốn vay năm 2016. Công
ty dự kiến sẽ vay thêm 2.000 triệu đồng, thời hạn 12 tháng với lãi suất vào khoảng
9%/năm. Do đó, chi phí lãi vay của Công ty vào khoảng 378 + 2.000 x 9% = 558
triệu đồng. Hiện tại Công ty Cổ phần Quảng Đông đang được hưởng mức thuế suất
TNDN ưu đãi là 7,5%.
Bước 4: Dự báo bảng cân đối và nhu cầu vốn cần bổ sung hoặc giảm bớt
Tỷ lệ % doanh thu của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán của Công ty năm
2015 được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.18. Bảng cân đối kế toán năm 2015 của Công ty Cổ phần Quảng Đông
(Đơn vị: Triệu đồng)
Tài sản
%
Doanh
thu
Năm
2015
Nguồn vốn
%
Doanh
thu
Năm
2015
A- Tài sản ngắn hạn
28.552 A- Nợ phải trả
20.596
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
2,05% 2.933 I. Nợ ngắn hạn
20.596
II. Các khoản phải thu 14,41% 20.656 1.Vay ngắn hạn
4.100
72
ngắn hạn
III. Hàng tồn kho 3,46% 4.964 2. Phải trả người bán 4,34% 10.641
IV. Tài sản ngắn hạn
khác
0 3. Thuế và các khoản phải nộp 0,80% 1.855
B- Tài sản cố định
10.960 4. Phải trả công nhân viên 0,18% 322
- Nguyên giá
20.725 II. Nợ dài hạn
0
- Giá trị hao mòn
-9.764 B- Nguồn VCSH
18.923
1. VCSH
11.000
2. Các quỹ thuộc VCSH 4.849
3. Lợi nhuận chưa phân phối
3.074
Cộng tài sản
39.519 Cộng nguồn vốn
39.519
(Nguồn số liệu: BCTC đã kiểm toán của Công ty Cổ phần Quảng Đông)
Dựa vào Bảng cân đối kết toán rút gọn trên cùng các tỷ lệ % doanh thu của các
chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến doanh thu (Tiền và các khoản tương đương tiền trên
doanh thu, tỷ lệ phải thu khách hàng trên doanh thu, tỷ lệ HTK trên doanh thu, tỷ lệ
phải trả người bán trên doanh thu) như đã được dự báo ở bước 2, ta lập Dự bảng cân
đối kế toán cho năm 2016 dự báo như sau:
Bảng 2.19. Dự bảng cân đối kế toán năm 2016 của Công ty Cổ phần Quảng Đông
(Đơn vị: Triệu đồng)
Tài sản
Tỷ
lệ %
Dự báo
năm
2016
Nguồn vốn
Tỷ
lệ %
Dự báo
năm
2016
A- Tài sản ngắn hạn
22.082 A- Nợ phải trả
14.371
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
3% 3.312 I. Nợ ngắn hạn
14.371
II. Các khoản phải thu
ngắn hạn
11% 12.145 1.Vay ngắn hạn
6.500
III. Hàng tồn kho 6% 6.625 2. Phải trả người bán 6% 6.492
IV. Tài sản ngắn hạn khác
0 3. Thuế và các khoản phải nộp 1% 1.158
B- Tài sản cố định
11.319 4. Phải trả công nhân viên 0,2% 221
- Nguyên giá
23.161 II. Nợ dài hạn
0
- Giá trị hao mòn
-11.842 B- Nguồn VCSH
18.567
1. VCSH
11.000
2. Các quỹ thuộc VCSH 4.849
73
3. Lợi nhuận chưa phân phối
2.718
Cộng tài sản
33.401 Cộng nguồn vốn
32.938
Nhu cầu vốn bổ sung vốn
lưu động
463
(Nguồn số liệu: Theo tính toán của tác giả)
Trong đó, các chỉ tiêu không có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu
được dự báo như sau:
- TSCĐ của Công ty theo số liệu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 12.358 triệu đồng
trong đó nguyên giá là 23.161 triệu đồng, giá trị hao mòn là 10.803 triệu đồng. Công
ty dự kiến sẽ không đầu tư thêm vào TSCĐ trong 6 tháng cuối năm nữa nên TSCĐ
nguyên giá TSCĐ của Công ty vẫn giữ nguyên ở giá trị 23.161 triệu đồng, giá trị hao
mòn ước đạt 11.842 triệu đồng, do đó, TSCĐ của Công ty dự báo sẽ đạt 11.319 triệu
đồng vào cuối năm nay.
- Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, Công ty dự kiến sẽ tăng dư nợ ngắn hạn
đến cuối năm là 6.500 triệu đồng và chỉ giới hạn trong các khoản vay ngắn hạn.
- Đặc biệt, Công ty chủ trương không vay nợ dài hạn, do vậy, nợ dài hạn của
Công ty luôn bằng 0.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty được dự báo giảm do gián
tiếp chịu ảnh hưởng qua các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối dự kiến đạt 2.718 triệu đồng (Chi tiết tại Bảng 2.17, tr.69 của
Luận văn).
Như vậy, sau khi tính toán nhu cầu vốn lưu động bổ sung của Công ty trong
năm nay là 463 triệu đồng, đây chính là nhu cầu tài trợ tăng thêm.
Do doanh thu mục tiêu của Công ty sẽ giảm trong năm 2016 nên mức tài trợ
tăng thêm trên là phù hợp với nhu cầu thực tế của Công ty. Công ty nên tiếp tục vay
ngắn hạn khoản vốn trên để có thể chủ động kế hoạch trả nợ trong năm 2016.
74
2.3. Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất lâm sản xuất
khẩu Quảng Đông
2.3.1. Những kết quả đạt được
Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn duy trì nền tài chính minh bạch, liên
tục từ năm 2013 đến năm 2015, Công ty đã được Cục Thuế tỉnh Quảng Bình tuyên
dương và nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chấp hành tốt nghĩa
vụ đóng Thuế, đồng thời được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Bình. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, Công ty vẫn duy trì tăng trưởng cổ tức
hằng năm ở mức 20%.
Nhìn tổng thể, trong thời gian từ năm 2013 đến nay, tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty có dấu hiệu đi xuống, tình hình tài chính của Công ty
không có nhiều cải thiện đáng kể nhưng vẫn duy trì được sử ổn định và an toàn tài
chính, cụ thể:
Thứ nhất, Công ty luôn hoàn thành mục tiêu về lợi nhuận, vượt kế hoạch nộp
Ngân sách.
Những năm 2013 và 2014 vẫn đang là giai đoạn thuận lợi của ngành dăm gỗ,
nhu cầu dăm gỗ dồi dào và nguyên liệu phong phú đã tạo điều kiện cho sự tăng
trưởng lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, bước sang năm 2015, tình hình kém khả
quan hơn khi các thị trường xuất khẩu lớn sụt giảm mạnh nhu cầu tiêu thu dăm giấy,
do đó, lợi nhuận của Công ty có dấu hiệu suy giảm. Dự báo được tình hình đó, Công
ty đã hạ chỉ tiêu kinh doanh, do vậy, mặc dù lợi nhuận Công ty giảm sút nhưng vẫn
vượt (10%) kế hoạch đề ra. Công ty đã nộp Ngân sách khoảng 249 triệu (đạt 105% so
với kế hoạch). Đầu năm nay, Công ty đã được UBND tỉnh Quảng Bình khen thưởng
đã có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành nộp Ngân sách của Tỉnh.
Nhìn chung, so với tình hình khó khăn chung của các DN trên địa bàn, Công
ty đã luôn cố gắng khắc phục hoành cảnh để hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Thứ hai, Công ty đã vận dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính.
Ban Lãnh đạo Công ty luôn ý thức được việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng
giống như sử dụng con dao hai lưỡi. Đòn bẩy tài chính giúp tăng khả năng sinh lời
75
của VCSH nhưng có thể đe dọa đến khả năng tự chủ tài chính của DN. Do vậy,
những năm qua, Công ty vẫn chủ động sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng hiệu quả
sinh lời của VCSH. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã mang lại những hiệu quả
nhất định khi ROE của Công ty luôn cao hơn trung bình ngành qua các năm mặc dù
có giảm trong năm 2015 (do khó khăn chung toàn ngành). Tuy nhiên, Công ty
không lạm dụng công cụ này mà luôn duy trì cơ cấu Nợ phải trả/VCSH hợp lý và
các khoản nợ luôn được giới hạn dưới một năm để tăng tính chủ động trong việc lên
kế hoạch trả nợ đúng hạn.
Thứ ba, khả năng quản lý và sử dụng vốn của Công ty tốt.
So với các Công ty trong ngành, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tương đối
tốt hơn, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn vay. Các chỉ tiêu về sử hiệu quả sử dụng
vốn, hiệu quả sử dụng VCSH của Công ty đều cao hơn so với mức trung bình ngành
qua các năm. Điều này đã giúp Công ty duy trì lợi nhuận và mức tăng trưởng cổ tức
qua các năm (20%) dù trong hoành cảnh thị trường ngày càng khó khăn.
Thứ tư, quy mô tài sản không ngừng được gia tăng.
Trong năm 2014, tài sản của Công ty sụt giảm mạnh do Công ty đã thanh lý
được một lượng lớn hàng tồn kho. Năm 2015 đánh dấu xu hướng tăng trở lại tài sản
của Công ty khi Công ty chủ động đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh, đầu tư
thêm đội xe vận tải. Điều này đã mang lại cho Công ty kênh kinh doanh mới, tạo
thêm thu nhập để giúp Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, lượng hàng tồn kho thấp đe dọa đến khả năng bán hàng của Công ty.
Hiện nay, số vòng quay HTK của Công ty đang quá cao so với trung bình
ngành (23 và 6 vòng). Về lý thuyết, Công ty đang thể hiện khả năng bán hàng tốt
nhưng xét trong điều kiện thực tế, đây là dấu hiệu đáng lo ngại khi lượng hàng dự
trữ quá ít sẽ đe dọa đến việc cung cấp hàng hóa của Công ty. Vì vậy, Công ty cần
mở rộng vùng thu mua nguyên liệu để tăng lượng hàng dự trữ, đảm bảo luôn có đủ
hàng cung cấp cho khách hàng khi cần.
76
Thứ hai, các chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh chưa thật sự vững chắc.
Đa số các chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính nói chung của Công ty Cổ phần
Quảng Đông đều cho thấy sự sụt giảm, đặc biệt ở doanh thu và lợi nhuận của Công
ty. Trong năm 2015, doanh thu đã sụt giảm gần 13%, lợi nhuận chỉ đạt gần 50% so
với năm trước. Mặc dù không thể phủ nhận những tác động của nguyên nhân khách
quan nhưng Công ty nên xem xét lại một cách đồng bộ các chính sách về tín dụng
thương mại, đầu tư, nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp nâng cao khả năng
tạo tiền trong tương lai của mình. Luồng tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh là
nguồn tiền quan trọng nhất, chủ yếu để thanh toán các khoản nợ và tạo tiền đề cho
sự phát triển bền vững của DN.
Thứ ba, khả năng sinh lời có xu hướng giảm.
Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời (ROI, ROA, BEP) ngoại trừ ROE của
Công ty có sự tăng trưởng khá cao ở năm 2014 nhưng sang năm 2015 lại có sự sụt
giảm. Mặc khác, khi so sánh với trung bình ngành, các chỉ tiêu này đều thấp hơn,
chỉ riêng chỉ tiêu ROE của Công ty cao hơn mức trung bình ngành. Nguyên nhân
phần lớn chủ yếu đến từ tình hình khó khăn chung của ngành dăm gỗ, đồng thời
một phần do khả năng sử dụng tài sản còn hạn chế.
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Hiện nay, nguyên liệu đang là mối quan tâm hàng đầu của Công ty khi các
vùng nguyên liệu từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đang trong giai đoạn thay mới.
Phải mất 2 – 3 năm nữa mới có thể thu hoạch đợt nguyên liệu tiếp theo. Ngoài ra,
chủ trương của Nhà nước trong thời gian tới sẽ hạn chế mở rộng vùng nguyên liệu
cho dăm giấy, thay vào đó đầu tư theo chiều sâu tập trung cho các cây gỗ lâu năm,
có giá trị kinh tế cao để chế biến lâm sản xuất khẩu. Điều này đã và đang trở thành
mối quan ngại không chỉ đối với Công ty mà còn đối với các DN trong ngành để tồn
tại và phát triển.
77
Mặt khác, thị trường chủ lực Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại sau
nhiều năm tăng trưởng, đồng thời, những biến động trong quan hệ giữa hai nước
Việt – Trung cũng đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của Công ty. Các thị trường
khác như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không mấy khả quan đang đe dọa đến việc bán
hàng của Công ty.
Công ty đã chủ động tìm kiếm các khách hàng mới nhưng nhiều hợp đồng đến
phút cuối đã phải tạm hoãn hoặc hủy bỏ vì tàu chở hàng không thể vào cảng. Mặc
dù có lợi thế nằm gần cảng biển Hòn La và cảng biển Vũng Áng nhưng năng lực
của cảng Hòn La quá nhỏ, tàu lớn không thể vào cảng này. Trong khi đó, cảng
Vũng Áng là cảng biển nước sâu, có công suất lớn hơn nhưng tại đây tập trung khá
nhiều Công ty lớn, các tàu thường xuyên ra vào cảng, việc có thể tìm được chỗ neo
đậu cho các tàu gặp nhiều khó khăn, hầu như Công ty không thể thuê được loại tàu
có lịch trình phù hợp.
Thời tiết tại khu vực cũng là một bất lợi lớn đối với Công ty khi đến mùa mưa
bão. Dăm sản xuất xong chủ yếu được phơi giữa sân bãi của Công ty. Một khi có
gió mạnh sẽ thổi bay một lượng dăm gỗ đáng kể gây hao hụt sản phẩm của Công ty.
Mặt khác, việc đảm bảo độ ẩm cho dăm gỗ cũng là một thách thức lớn đối với Công
ty khi bước vào mùa mưa ẩm.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc doanh thu, lợi nhuận của
Công ty giảm xuống còn có những nguyên nhân chủ quan đến từ đội ngũ nhân lực
còn yếu kém, công tác quản lý tài chính còn chưa được quan tâm đúng mức.
- Công ty khá thận trọng trong việc mua sắm máy móc mới, hầu hết máy móc
của Công ty đều là hàng cũ, được Công ty mua lại từ các nhà máy khác. Do đó, việc
thường xuyên tạm ngừng sản xuất do máy móc hỏng hóc diễn ra thường xuyên;
trong khi đó, đội ngũ sửa chữa máy của Công ty đều là thợ tay ngang chuyển sang
nên mất nhiều thời gian và công sức để sửa chữa, đảm bảo máy vận hành thông
suốt. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng của Công ty.
78
- Hiện nay, Công ty đã bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực vận tải hàng hóa, một
phần để giảm chi phí vận chuyển, một phần để tạo thêm thu nhập cho Công ty trong
giai đoạn khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, điều này không đủ để giúp Công ty phát
triển bền vững, lâu dài khi mặt hàng chính hiện nay vẫn là dăm gỗ, trong khi đây lại
là sản phẩm đang bị hạn chế sản xuất tại Việt Nam để nhường chỗ cho các mặt hàng
gỗ (tủ, bàn ghế, nội thất gỗ) có giá trị kinh tế cao.
- Mặc dù hàng năm, Công ty đều tạo điều kiện để đội ngũ nhân viên được tập
huấn, trau dồi chuyên môn nhưng việc thiếu ngoại ngữ (tiếng Anh) đang là rào cản
đối với Công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp. Hiện nay, Công ty
vẫn chủ yếu bán hàng qua kênh môi giới nội địa, do vậy, giá trị thu về phần nhiều đã
bị hao hụt, đồng thời giá cả bị hạn chế. Việc thư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_san_xuat_la.pdf