Luận văn Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần tổng công ty Thương mại Quảng Trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC BẢNG. viii

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.1

2. Mục tiêu nghiên cứu .2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .3

4. Phương pháp nghiên cứu .3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

TRONG DOANH NGHIỆP.5

1.1 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

TRONG DOANH NGHIỆP .5

1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp[7] .5

1.1.2 Ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp[7] .6

1.2 TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP .10

1.2.1 Các giai đoạn tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp[7].10

1.2.2 Hệ thống thông tin và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.11

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP .15

1.3.1 Nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp. .15

1.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .16

1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.16

1.4.1 Khái quát về nội dung phân tích .16

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾvi

1.4.2 Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản vớinguồn vốn .22

1.4.3 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh.24

1.4.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.27

1.4.5 Phân tích tình hình luân chuyển hàng hoá tồn kho.30

1.4.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh.30

1.4.7 Phân tích khả năng sinh lợi.33

1.4.8 Phân tích đòn bẩy tài chính.36

1.4.9 Phân tích tỷ suất cổ phiếu thường.36

1.4.10 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh37

1.4.11 Dự báo nhu cầu tài chính .38

1.4.12 Phân tích và dự báo rủi ro tài chính.39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG

CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ .45

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị .45

2.1.1 Thông tin khái quát về Công ty .45

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.45

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh:.47

2.1.4 Cơ cấu tổ chức .48

2.1.5 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh.53

2.1.6 Tình hình lao động.54

2.2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY

THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ.56

2.2.1 Đánh giá tổng quát tình hình tài chính. .56

2.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản vớinguồn vốn .57

2.2.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.62

2.2.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.66

2.2.5 Phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho.68

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾvii

2.2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh.69

2.2.7 Phân tích khả năng sinh lợi.73

2.2.8 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.76

2.2.9 Dự báo nhu cầu vốn lưu động.81

2.2.10 Phân tích và dự báo rủi ro tài chính.82

2.2.11 Đánh giá chung thực trạng tài chính của công ty .84

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC

TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠIQUẢNG TRỊ.89

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TRONG NHỮNG NĂM TỚI.89

3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển.89

3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty .90

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.90

3.2.1 Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng giải pháp .90

3.2.2 Những giải pháp cụ thể.91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.101

1. Kết luận.101

2. Kiến nghị.102

TÀI LIỆU THAM KHẢO.104

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

pdf128 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần tổng công ty Thương mại Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ X5= Tỷ số doanh số trên tổng tài sản Z’’ = 6,56x1 + 3,26x2 + 6,72x3 + 1,05x4 (Chỉ số Z’’ sử dụng cho tất cả các ngành) - Nếu Z’’ > 2,6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; - Nếu Z” 1,2 < Z’’ < 2,6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; - Nếu Z’’ <1,1 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Ngoài việc giúp cho nhà quản trị của Công ty xác định thực trạng của doanh nghiệp mình, Công ty còn xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến chỉ số Z để có giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát và có kế hoạch điều chỉnh phù hợp để không ngừng nâng cao năng lực tài chính của Công ty. Phương pháp phân tích Dupont được thể hiện qua sơ đồ sauĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Từ mô hình phân tích này, các nhà quản trị công ty có thể phân tích tác độn Từ mô hình phân tích này, các nhà quản trị công ty có thể phân tích tác động của từng nhân tố đến sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng cách thay đổi một nhân tố nào đó và cố định các nhân tố khác để thấy được sự tăng, giảm tỷ suất trên vốn chủ. Ngoài ra có thể sử dụng thêm phương pháp xác định giá thị trường và giá sổ sách: Công thức: Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B) = Giá trị thị trường của cổ phiếu Giá trị sổ sách của cổ phiếu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Tỷ số này cho biết quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của Công ty. Tỷ số này lớn hơn 1 và càng cao cho thấy thị trường đánh giá cao triển vọng của Công ty và ngược lại. Tóm lại, công tác phân tích tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp định ra các kế hoạch cho doanh nghiệp trong tương lai gần cũng như lâu dài. Việc dự báo rủi ro thông qua công tác phân tích tài chính còn cho doanh nghiệp có khả năng ra các quyết định tài chính như quyết định đầu tư, phát triển kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị 2.1.1 Thông tin khái quát về Công ty - Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ - Tên giao dịch quốc tế: QUANG TRI GENERAL TRADING JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ - Logo công ty: - Địa chỉ: Số 01 Phan Bôị Châu, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị - Điện thoại: 0533 853 031 – 0533 521 064 - Fax: 0533852695 - Website: - Email: info@sepon.com.vn - Mã số thuế: 3200042556 - Vốn điều lệ: 75.000.000.000 đồng - Hình thức sở hữu: Vốn cổ động 2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty a. Quá trình hình thành: Thực hiện chủ trương của Nhà nước việc chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh, đó là tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình. Ngành thương nghiệp tỉnh Quảng Trị được thành lập vào tháng 7/1989 bao gồm các đơn vị ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 trực thuộc đó là Xí nghiệp Thương nghiệp công nghệ phẩm; Xí nghiệp Thương nghiệp Thực phẩm nông sản; Xí nghiệp Thương nghiệp vật liệu chất đốt; Xí nghiệp Thương nghiệp Liên doanh Việt Lào; với nhiệm vụ lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trong cơ chế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, việc tồn tại một số đơn vị kinh doanh dịch vụ quy mô nhỏ không đáp ứng yêu cầu của cơ chế, đầu tháng 3/1992 UBND tỉnh của tỉnh Quảng Trị đã có quyết định hợp nhất bốn xí nghiệp Thương nghiệp cấp tỉnh thành Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Quảng Trị. Ngày 09/01/1993 UBND tỉnh ra ra quyết định số 22/QĐ – UB về việc sát nhập Công ty Thương nghiệp của Thị xã Đông Hà vào Công ty Thương nghiệp Tổng hợp tỉnh thành Công ty Thương mại Quảng Trị. Đến tháng 8/2007 thực hiện phê duyệt của Chính phủ, Công ty Thương mại Quảng Trị chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV thương mại Quảng Trị 100% vốn nhà nước. Ngày 31/10/2014 theo Quyết định số 2433/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị được chuyển thành Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị. Ngày 01/01/2015 Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 75.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3200042556 ngày 31/12/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Trị cấp. b. Quá trình phát triển Sau khi được thành lập, công ty vẫn tiến hành các biện pháp cũng cố hoạt động, ổn định lại tổ chức, cải tiến phương thức kinh doanh, mở rộng mạng lưới cửa hàng, văn phòng đại diện, mở rộng các mối quan hệ kinh doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường và khai thác các nguồn hàng. Tổ chức huy động vốn với nhiều hình thức, tăng cường cơ sở vật chất tạo những thuận lợi cơ bản để doanh nghiệp đứng vững và phát triển, có điều kiện phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Từ những bước cải cách và nỗ lực, công ty đã có những bước đầu thành công trong kinh doanh. Do đó năm 1995 công ty được Hội đồng xếp hạng công nhận Doanh nghiệp hạng Hai (tỉnh không có hạng Nhất) và cũng từ những thành công đó công ty được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng Ba. Xuất phát từ nền tảng trên, công ty không ngừng phát huy thế mạnh và đến năm 2014 hoạt động của công ty tăng trưởng về mọi mặt, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước năm sau tăng hơn năm trước, đời sống cán bộ tăng lên không ngừng. 2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh: a) Lĩnh vực kinh doanh chính - Nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng tiêu dùng - Sản xuất và xuất khẩu Tinh bột sắn, Cao su, Viên năng lượng - Sản xuất phân bón - Chế biến nông sản - Dịch vụ nhà hàng, khách sạn - Kinh doanh thương mại tổng hợp Hoạt động công ty được phép kinh doanh (phụ lục 01) b) Sảm phẩm – dịch vụ - Sản phẩm Các sản phẩm công ty sản xuất: o Tinh bột sắn ; Bã sắn sấy khô o Phân hữu cơ o Cao su SVR 3L o Cao su SVR 10L o Ván ghép thanh ; Viên nén năng lượng o Các sản phẩm nông sản : Tiêu, gạo, nếp, lạc, ném, Hiện tại Công ty đang nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm hàng tiêu dùng từ Thái: o Dòng sản phẩm nhựa cao cấp của hãng JCP o Dòng sản phẩm nhựa cao cấp của hãng JCJ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 o Dòng sản phẩm nhựa của hãng Pioneer o Dòng hóa mỹ phẩm của hãng Lion, Cusson, Hiện nay, sản phẩm do Công ty nhập khẩu và phân phối đã có mặt tại một số tỉnh thành và tại các hệ thống siêu thị lớn như: Hệ thống Siêu thị Coopmart, Maximart, Intimex, Mạng lưới phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan được mở rộng với hệ thống bán lẻ rộng khắp trên toàn quốc. - Dịch vụ Khách sạn SEPON là điểm đừng chân lý tưởng cho du khách trên tuyến đường xuyên Á. Với hệ thống phòng ngủ tiện nghi (2 phòng Suit với hệ thống Sauna, 4 phòng Deluxe, 20 phòng Standard), nhà hàng với các món ăn truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam, Lào, Thái Lan do các đầu bếp lành nghề thực hiện, du khách đến với Khách sạn SEPON sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng, thư thái sau hành trình đến với miền tây Quảng Trị. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức 2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ - Đại Hội đồng Cổ đông Đại Hội đồng Cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. - Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Đại Hội đồng Cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng Cổ đông. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Đứng đầu HĐQT là Chủ tịch Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. - Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị phù hợp với Điều lệ công ty; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Các phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, là người giúp và tham mưu cho Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công. - Ban kiểm soát Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại Hội đồng Cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 5 năm. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đại Hội đồng Cổ Đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình như : + Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 + Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình Đại Hội đồng Cổ đông; + Kiến nghị HĐQT hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty; ... - Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính, là phòng tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong việc quản lý vốn của Công ty thông qua kiểm tra, giám sát về tài chính - kế toán nhằm mục tiêu đưa vốn vào SXKD có hiệu quả. Phản ánh bằng tiền trong quá trình đầu tư, SXKD trên mọi lĩnh vực hoạt động của công ty. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính và lưu trữ, bảo quản đầy đủ chứng từ kế toán theo quy định hiện hành. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực. Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách, thanh toán công nợ. Kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản (tiền mặt, tiền gửi, hàng hoá, công cụ dụng cụ...) và nguồn hình thành tài sản trong công ty. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi sai phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty gồm: Vay vốn lưu động ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, phân bổ kế hoạch các chỉ tiêu tài chính hàng năm cho các đơn vị trực thuộc. Thẩm định các phương án kinh doanh của các đơn vị trực thuộc trước khi trình Tổng giám đốc phê duyệt một cách kịp thời. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo đúng quy định của pháp luật. - Phòng Hành Chính Phòng Hành chính, là đơn vị chức năng có nhiệm vụ tham mưu giúp việc Ban Tổng giám đốc thuộc lĩnh vực: Hành chính, văn thư, lưu trữ, Tổ chức và quản lý công tác đối nội, đối ngoại, lễ tân, tổ chức các sự kiện của công ty, tổng hợp báo cáo chung trong toàn Công ty, thanh tra, kiểm tra, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đảm bảo tuyết đối an toàn toàn bộ tài sản trang thiết bị của Công ty. Thống kê và quản lý, sửa chữa, bảo trì toàn bộ trang thiết bị tại các phòng, ban trong trụ sở Công ty. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm. Quản lý và cấp phát may đồng phục cho CBCNV. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 52 Quản lý chế độ sử dụng điện, nước, điện thoại, internet của văn phòng, Tiếp nhận việc đăng kí và điều động xe phục vụ công tác của các phòng ban công ty. Quản lý việc sử dụng hệ thống Website Công ty, thực hiện công tác tự vệ, PCCC, vệ sinh môi trường, phòng chống bão lụt, phòng chống tham nhũng, Quản lý nhà đất, hồ sơ, bản vẽ đất đai nhà xưởng, văn phòng toàn công ty, thực hiện các thủ tục hành chính pháp lý về việc cấp mới/sửa đổi/bổ sung Giấy phép hoạt động, Giấy ĐKKD, Dịch thuật các văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại, tiếp nhận và truyền tải các bản FAX, thư điện tử, E-mail trong và ngoài nước, các văn bản của Ban Tổng giám đốc, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc khi được Ban Tổng giám đốc phê duyệt. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. - Ban pháp chế nhân sự Ban Pháp chế - Nhân sự có chức năng tham mưu, giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty thực hiện việc quản lý Công ty theo đúng qui định của pháp luật trong lĩnh vực SXKD; xây dựng, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật, kiểm tra, phổ biến giáo dục pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho các đơn vị thành viên trong toàn Công ty nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong kinh doanh, Đảm bảo các hồ sơ pháp lý của Công ty luôn đầy đủ, chặt chẽ, góp phần đưa Công ty phát triển ổn định, bền vững và an toàn. Tham mưu cho Ban TGĐ về việc thành lập, giải thể, sáp nhập các phòng, ban, chi nhánh, văn phòng đại diện; Soạn thảo, sửa đổi bổ sung điều lệ công ty; soạn thảo thỏa ước lao động và các quy định, nội quy lao động, quy chế tiền lương, tiền thưởng, thực hiện thanh toán lương, chế độ phúc lợi. Xây dựng quy chế tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ, sắp xếp, bố trí nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, TĐKT, kỷ luật, đánh giá đối với NLĐ. Quản lý hồ sơ, thông tin NLĐ theo quy định hiện hành. - Các đơn vị trực thuộc (Công ty gồm 11 đơn vị trực thuộc) Là những đơn vị hoạt động theo uỷ quyền, đúng chức năng về ngành nghề kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về công tác sản xuất kinh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 doanh như thu mua và sản xuất các mặt hàng nông lâm sản, cung cấp hàng hóa tiêu dùng và vật tư nông nghiệp cho đồng bào dân tộc, trực tiếp phục vụ đồng bào miền núi, nhằm góp phần khai thác thế mạnh nông nghiệp và phát triển nông thôn của địa phương. Trực tiếp kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu hàng hoá theo kế hoạch Công ty giao; kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn... Chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của đơn vị đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước và các quy định của Công ty. * Mối quan hệ giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc Công ty là cấp trên của các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Sự điều hành của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc được thể hiện bằng sự phân cấp. Mối quan hệ giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc được thể hiện bằng các chỉ tiêu, kế hoạch. 2.1.5 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh Công ty là đơn vị kinh doanh đa ngành nghề vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại, dịch vụ. Qua kết quả kinh doanh cho thấy mặt hàng sản xuất tinh bột sắn qua các năm là mặt hàng chủ lực của Công ty. Cơ cấu doanh thu các ngành hàng của Công ty qua các năm Bảng 2.1: Doanh thu của Công ty qua 3 năm 2012-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Cơ cấu doanh thu các mặt hàng 2012 2013 2014 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) 1 Doanh thu bán sản phẩm tinh bột sắn 312.788 62,93 299.239 52,31 376.416 61,57 2 Doanh thu bán sản phẩm cao su 17.039 3,43 105.665 18,47 58.078 9,50 3 Doanh thu bán các sản phẩm nông sản - 4.184 0,73 4.802 0,79 4 Doanh thu thương mại và bán hàng NK 162.712 32,74 159.684 27,91 168.720 27,60 5 Doanh thu dịch vụ 4.499 0,91 3.268 0,57 3.374 0,55 497.038 100 572.040 100 611.390 100 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Qua bảng 2.1 trên ta thấy tỷ trọng của mặt hàng sản xuất tinh bột sắn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, cụ thể: năm 2012 chiếm 62,93%, năm 2013 chiếm 52,31%, năm 2014 chiếm 61,57% doanh thu. Kinh doanh thương mại, hàng nhập khẩu cũng chiếm tỷ trọng khá cao, cụ thể: năm 2012 chiếm 32,74%, năm 2013 chiếm 27,91%, năm 2014 chiếm 27,60% doanh thu. Điều này chứng tỏ Nhà máy sản xuất tinh bột sắn là đơn vị chủ lực của công ty và kinh doanh thương mại cũng chiếm một phần không nhỏ. 2.1.6 Tình hình lao động Công ty chú trọng rất lớn đến vấn đề lao động, tuyển dụng lao động và sử dụng lao động đúng theo trình độ chuyên môn, ngành nghề và từng vị trí công việc. Lao động phổ thông Công ty luôn ưu tiên lao động tại địa phương. Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm được thể hiện qua bảng 2.2 Qua bản phân tích trên ta thấy số lao động tăng lên rất lớn, năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 46 người với tỷ lệ tăng là 15,65%, năm 2014 tăng lên so với năm 2013 là 69 người với tỷ lệ tăng là 20,29%. Nguyên nhân lao động tăng lên là do năm 2013, 2014 Công ty mở rộng quy mô sản xuất như thành lập Nhà máy viên nén, thành lập nhà máy cao su nên tuyển dụng mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do đặc thù sản xuất nên chủ yếu tuyển dụng lao động là Nam giới. Kèm theo đó nhu cầu tuyển dụng và đào tạo được chú trọng đòi hỏi người lao động có trình độ tay nghề và được thể hiện qua chỉ tiêu cơ cấu lao động theo trình độ, trong đó Lao động có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tăng lên, lao động phổ thông giảm mạnh năm 2014 so với 2012 giảm 34 người với tỷ lệ giảm là 30,9%.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Bảng 2.2: Tình hình lao động qua 3 năm 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 2014/2012 Số lượng (người) Tỷ lệ Số lượng (người) Tỷ lệ Số lượng (người) Tỷ lệ +/- % +/- % +/- % Tổng số lao động 294 100 340 100 409 100 46 15,65 69 20,29 115 39,12 Theo giới tính 0 0 Lao động nam 210 71,43 244 71,76 305 74,57 34 16,19 61 25,00 95 45,24 Lao động nữ 96 32,65 96 28,24 104 25,43 0 0,00 8 8,33 8 8,33 Theo trình độ đại học 0 0 Trên đại học 1 0,34 2 0,59 2 0,49 1 100 0 0,00 1 100 Đại học 70 23,81 81 23,82 120 29,34 11 15,71 39 48,15 50 71,43 Cao đẵng 13 4,42 22 6,47 30 7,33 9 69,23 8 36,36 17 130,77 Trung cấp 97 32,99 169 49,71 178 43,52 72 74,23 9 5,33 81 83,51 Công nhân phổ thông 113 38,44 66 19,41 79 19,32 -47 -41,59 13 19,70 -34 -30,09 (Nguồn: Ban Pháp chế-Nhân sự của Công ty) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 2.2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ. 2.2.1 Đánh giá tổng quát tình hình tài chính. Để có cái nhìn khái quát nhất về tình hình tài chính của Công ty, chúng ta xem xét đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản; về sự biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty và khả năng thanh toán của Công ty. Bảng 2.3: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm 2012-2014 CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 Tổng nguồn vốn Tr.đ 263.836 183.473 253.274 -80.363 69.801 Hệ số tài trợ Lần 0,138 0,1985 0,1784 0,0605 -0,0201 Hệ số tự tài trợ Lần 0,3167 0,3422 0,2474 0,0255 -0,0947 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,1601 1,2476 1,2171 0,0875 -0,0305 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,394 1,229 0,6687 -0,165 -0,5603 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 0,4215 0,2027 0,0791 -0,2188 -0,1236 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0,4215 0,2027 0,0791 -0,2188 -0,1236 Tỷ suất đầu tư Lần 0,4358 0,58 0,7209 0,1443 0,1409 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty) Qua bảng 2.3 trên cho thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty cuối năm 2014 là 253.274 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 69.801 triệu đồng; hệ số tài trợ là 0,1784 lần, giảm so với năm 2013 là -0,0201 lần; hệ số tự tài trợ cuối năm 2014 là 0,2474 lần, giảm 0,0947 lần so với năm 2013. Hệ số tự tài trợ giảm và ở mức thấp, điều này chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đầu tư vào tài sản dài ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 hạn giảm xuống và khả năng tự chủ về tài chính không cao, nhưng điều này chứng tỏ Công ty đang sử tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2013 là 1,2476 lần tăng 0,0875 lần so với năm 2012, năm 2014 là 1,2171 lần giảm -0,0305 lần so với năm 2013. Điều này cho thấy năm 2013 một đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 1,2476 đồng tài sản, đến năm 2014 một đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 1,2171 đồng tài sản của Công ty. Trị số này tăng lên chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty ngày càng tốt. Tuy nhiên trong năm 2014 giảm so với năm 2013 với mức giảm 0,0305 lần thì cũng không đáng kể, đồng thời trị số này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán tổng quát của Công ty được đảm bảo để thanh toán với tổng số tài sản hiện có. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cũng có xu hướng giảm xuống so với những năm trước đây, năm 2013 là 1,229 lần giảm -0,165 lần so với năm 2012, năm 2014 là 0,6687 lần giảm -0,5603 lần so với năm 2013, điều này báo hiệu một diễn biến không tốt của Công ty. Đồng thời hệ số này năm 2014 nhỏ hơn 1, có nghĩa là với tổng tài sản thuần của công ty không trang trải hết các khoản nợ ngắn hạn của đơn vị. Đối với chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh năm từ năm 2012 đến 2014 điều thấp và biến động giảm rất lớn cụ thể 2012 là 0,4215 lần, đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 0,0791 lần, điều này chứng tỏ công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh. Như vậy, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có của Công ty khó có thể đảm bảo trang trải được các khoản nợ ngắn hạn của mình đến cuối năm 2014. 2.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn 2.2.2.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Qua bảng phân tích Bảng 2.4 cho ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty giảm dần qua các năm, năm 2012 là 263.835 triệu đồng, năm 2013 là 183.473 triệu đồng giảm 80.362 triệu đồng tương ứng giảm 30,5% so với năm 2012, năm 2014 nguồn vốn tăng lên là 253.274 triệu đồng tăng 69.801 triệu đồng, tương ứng tăng 38,04% so với năm 2013. Nhưng năm 2014 so với năm 2012 giảm 10.561 triệu đồng, tương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 ứng mức giảm 4%. Điều này thể hiện quy mô nguồn vốn của Công ty đã có phần bị giảm sút, chứng tỏ trong năm 2013 Công ty bị thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng sang năm 2014 lại tăng trở lại nhưng quy mô không bằng năm 2012. Vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm gần đây tăng lên đáng kể, năm 2012 là 36.409 triệu đồng, năm 2013 tăng lên 36.411 triệu đồng, tăng lên 2 triệu đồng. Năm 2014 thì nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng lên 45.180 triệu đồng, tăng lên 8.769 triệu đồng so với năm 2013. Điều này chứng tỏ Công ty trong năm 2014 kinh doanh có hiệu quả nên bổ sung vốn chủ sở hữu lớn. Đặc biệt trong năm 2014 là năm xác định lại giá trị doanh nghiệp nên sau khi kiểm toán và xác điịnh giá trị doanh nghiệp thì nguồn vốn tăng lên. Mặt khác vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (trên 12%) điều này chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ cho việc gia tăng tài sản, nên công ty phải huy động nguồn từ vốn vay từ bên ngoài. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 2014/2012 Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (+/-) % (+/-) % (+/-) % Nợ phải trả 227.426 86,2 147.062 80,15 208.094 82,16 -80.364 -35,3 61.032 41,5 -19.332 -8,5 Nợ ngắn hạn 106.793 40,48 62.698 34,17 105.707 41,74 -44.095 -41,3 43.009 68,6 -1.086 -1,02 Nợ dài hạn 120.633 45,72 84.363 45,98 102.387 40,43 -36.270 -30,1 18.024 21,36 -18.246 -15,1 Vốn chủ sở hữu 36.409 13,8 36.411 19,85 45.180 17,84 2 0,01 8.769 24,08 8.771 24,09 Vốn chủ sở hữu 34.229 12,97 34.231 18,66 43.000 16,98 2 0,01 8.769 25,62 8.771 25,62 Nguồn kinh phí và quỹ khác 2.180 0,83 2.180 1,19 2.180 0,86 0 0 0 - 0 0 Tổng nguồn vốn 263.835 100 183.473 100 253.274 100 -80.362 -30,5 69.801 38,04 -10.561 -4 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 2.2.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Từ số liệu ở Bảng 2.5 cho ta thấy tổng tài sản tăng giảm qua các năm. Trong đó, năm 2014 tài sản ngắn hạn là 70.681 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,91%; tài sản dài hạn là 182.593 triệu đồng chiếm 72,09% trong tổng số tài sản của Công ty. Nếu so với năm 2012 giảm 10.562 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 4% và so với năm 2013 tăng 69.801 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 38,04%. Nguyên nhân là do; - Khoản phải thu đã giảm một cách đáng kể từ 51.019 triệu đồng vào năm 2012, giảm xuống còn 16.037 triệu đồng, chiếm 9,23% trong tổng tài sản vào năm 2013 và tăng nhẹ vào năm 2014 là 21.149 triệu đồng nhưng chỉ chiểm 8,35% trong tổng tài sản, kết quả này cho thấy khoản vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng đã giảm đi một cách nhanh chóng. - Hàng tồn kho biến động giảm rõ rệt qua 3 năm, từ 52.079 triệu đồng vào năm 2012 giảm xuống 47.229 triệu đồng vào năm 2013 và tiếp tục giảm còn 40.795 vào năm 2014. Điều này chứng tỏ Công ty quản trị hàng tồn kho tốt. Là đơn vị kinh doanh vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại mà chỉ tiêu này chỉ chiếm 16,11% trong năm 2014 điều này giúp Công ty phần nào giảm ứ động vốn và đồng nghĩa với việc giảm chi phí bảo quản, dự trữ hàng tồn kho. - Tài sản dài hạn tăng mạnh qua 3 năm từ 114.967 triệu đồng, chiếm 43,58% trong tổng tài sản vào năm 2012 tăng lên 182.593, chiếm 72,09% trong tổng tài sản vào năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do giá trị tài sản cố định tăng rất lớn từ 83.535 triệu đồng, chiếm 31,66% trong tổng tài sản trong năm 2102, sang năm 2013 tăng lên 106.207 triệu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_tong_cong_ty_thuong_mai_quang_tri_149_1912282.pdf
Tài liệu liên quan