MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 2
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 2
1.1.1. Khái niệm ,đối tượng phân tích tài chính. 2
1.1.1.1.Khái niệm. 2
1.1.1.2.Đối tượng của phân tích tài chính. 2
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính. 3
1.1.3. Tổ chức công tác phân tích tài chính. 4
1.1.4. Các loại hình phân tích tài chính. 4
1.1.4.1. Căn cứ theo thời điểm kinh doanh. 4
1.1.4.2. Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo. 4
1.1.4.3. Căn cứ theo nội dung phân tích. 4
1.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 4
1.2.1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính. 4
1.2.1.1.Thu nhập thông tin. 4
1.2.1.2.Xử lý thông tin. 5
1.2.1.3. Dự đoán và ra quyết định. 5
1.2.1.4.Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính 5
1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính . 6
1.2.2.1. Phương pháp so sánh. 6
1.2.2.2.Phương pháp tỷ lệ 7
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI QUA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ- HÀ NỘI 8
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển công ty. 8
2.1.2.Mô hình tổ chức công ty. 9
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 10
2.2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ QUA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua các cân bằng tài chính trên bảng cân đối kế toán. 11
2.2.2. Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư. 13
2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán 15
Chỉ tiêu 15
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI. 18
2.3.1. Những kết quả đạt được qua việc phân tích các báo cáo tài chính ở trên. 18
2.3.2. Những tồn tại cần phải khắc phục. 20
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI 21
3.1. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI 21
3.1.1. Giải pháp thứ nhất, và cũng là giải pháp quan trọng nhất,: công ty nên tuyển dụng một nhân viên chuyên về quản lý tài chính doanh nghiệp. 21
3.1.2. Giải pháp thứ hai, công ty nên tiến hành lập kế hoạch tài chính dài hạn cho quá trình hoạt động của mình. 22
3.1.3. Giải pháp thứ ba, công ty nên thường xuyên đầu tư đổi mới kĩ thuật, công nghệ sản xuất; ứng dụng kịp thời các thành tựu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. 22
3.1.4. Giải pháp thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động và có chính sách khuyến khích lao động. 24
3.1.5. Giải pháp thứ năm, công ty tiến hành tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh sao cho khoa học và hợp lý. 26
3.1.6. Giải pháp thứ sáu, tăng cường quản trị các khoản phải thu; đồng thời đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý hơn. 27
3.1.7. Giải pháp thứ bảy, tăng cường hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty. 27
3.1.8. Giải pháp thứ tám, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với các hoạt động của công ty . 28
3.1.9. Giải pháp thứ chín, thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành Sản Phẩm của công ty. 29
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty mở rộng quy mô sản xuất với việc trang bị cơ sở vật chất hiện đại hơn, tuyển thêm nhiều lao động, đa dạng hoá danh mục Sản Phẩm.
Hiện nay,công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô là một trong những công ty hàng đầu về thực phẩm đông lạnh tại miền Bắc với thương hiệu Đôi đũa vàng, rất có uy tín trên thị trường, rất nhiều người tiêu dùng đã biết đến các Sản Phẩm của công ty. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để công ty phát triển trong tương lai, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay.
2.1.2.Mô hình tổ chức công ty.
Là một công ty còn non trẻ trên thị trường, công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô có cơ cấu tổ chức khá đạt hiệu quả, thông tin thuận chiều và ngược chiều được truyền thông nhanh chóng qua các cấp quản trị để đưa ra được những quyết định kịp thời ứng phó với mọi biến động trong sản xuất, kinh doanh.
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kế toán
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận văn phòng
Bộ phận điều hành sản xuất
Phân xưởng sản xuất
Ban giám đốc của công ty có quyền quyết định trong mọi hoạt động của công ty, là nơi có quyết định cao nhất.
Bộ phận kinh doanh bao gồm: 1 trưởng phòng kinh doanh, 2 giám sát kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh là người bao quát chung nhất mọi hoạt động kinh doanh, bán hàng;các giám sát bán hàng( có vai trò như là phó phòng kinh doanh) có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm tra các nhân viên bán hàng tại những khu vực mà mình phụ trách. Mọi sự biến động của thông tin các hoạt động Marketing được các nhân viên báo cáo lại cho giám sát ra quỳên quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Mọi nhân viên bán hàng được hưởng lương thưo doanh số hàng hoá của mình bán ra.
Bộ phận kế toán bao gồm: kế toán trưởng, kế toán giá thành và thanh toán, kế toán kho xưởng sản xuất, kế toán kho thực phẩm, kế toán tiền lương, kế toán bán hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ, kip thời, đúng đắn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ thương vụ có liên quan.
Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, phụ trách các vấn đề về kỹ thuật, cơ khí, kỹ thuật điện, vận hành sửa chữa thiết bị máy móc dùng trong sản xuất kinh doanh.
Bộ phận văn phòng có nhiệm vụ tổ chức bố trí các hoạt động lễ tân, văn thư, lưu trữ, soạn thảo văn bản, giấy tờ sử dụng trong nội bộ công ty và giao dịch với bên ngoài.
Bộ phận điều hành sản xuất phụ trách các vấn đề giám sát, kiểm tra, tổ chức mọi hoạt động sản xuất của công nhân, phụ trách các vấn đề về chất lượng hàng hoá, Sản Phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo mọi tiến độ sản xuất trong công ty.
Phân xưởng SX bao gồm 4 tổ SX chủ yếu,mỗi một tổ, bộ phận được chuyên môn hoá cao đảm bảo tay nghề của công nhân nâng cao theo thời gian, năng suất công việc tăng lên, các tổ chức có quan hệ mật thiết chặt tạo thành một chu trình sản xuất khép kín.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên với ngành nghề kinh doanh là sản xuất, chế biến thực phẩm, buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu thụ, đại lý mua, đại lý bán, kính gửi hàng hoá, môi giới thương mại. Hiện nay ngành nghề Sản xuất- Kinh doanh chính là: Sản xuất chế biến thực phẩm đông lạnh.
Các Sản Phẩm mà công ty đang sản xuất là các Sản Phẩm từ biển, và gia súc như: bò viên, nem tôm cua, lẩu hải sản, nục ướp riềng, tôm thịt, cá thu cắt khúc, cá măng, mọc viên, thát lát, cá hồng fille, canh chua basa, canh sò, cua thịt, basa cắt khúc, cá hố, cá mối, bao tử ba sa, mực nang nguyên con, cá tẩm loại 3, cá phèn hồng, thịt sò, thịt nghêu, tôm sú thịt tươi,…
Các Sản Phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại, đại lý lớn tại miền Bắc, chủ yếu là các tỉnh, thành phố đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây,.. là các Sản Phẩm cao cấp, có giá bán cao nên Sản Phẩm của công ty phục vụ chủ yếu là các đối tượng khách hàng là người tiêu dùng có thu nhập. Mục tiêu của công ty là ngày càng hoàn thiện Sản Phẩm, hướng đến nhóm các Sản Phẩm người tiêu dùng ưa thích, có giá thành thấp để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô có nguồn cung cấp hàng hoá đầu vào khá ổn định, chủ yếu là các nhà cung cấp ở miền Trung như: Thanh Hóa, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,… với nguồn thực phẩm cá tôm dồi dào, cộng với vị trí thuận lợi là nằm trong khu vực nội thành Hà Nội nên có điều kiện để công ty mở rộng quy mô, tăng số lượng và chất lượng lao động Sản Phẩm.
2.2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ QUA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua các cân bằng tài chính trên bảng cân đối kế toán.
a, Phân tích vốn lưu động thường xuyên.
Để đánh giá về vốn lưu động thường xuyên của công ty ,ta theo dõi bảng cân đối kế toán rút gọn sau đây
Bảng số 1.2. Bảng cân đối kế toán rút gọn
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 08
Năm 09
Năm 10
I. Tổng tài sản
5372,9
2233,5
2613,8
1. Tài sản ngắn hạn
4078,6
1002,7
1229,5
2. Tài sản dài hạn
1294,3
1230,8
1384,3
II. Tổng nguồn vốn
5372.9
2233,5
2613,8
1. Nợ ngắn hạn
4091
900,9
1230,3
2. Nợ dài hạn
-
-
-
3. Nguồn vốn CSH
1281,9
1332,6
1383,5
Từ bảng trên ta tính toán được vốn lưu động thường xuyên của công ty các năm như sau:
Bảng số 2.2 :Vốn lưu động thường xuyên của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 08
Năm 09
Năm 10
1. Nguồn vốn DH
1281.9
1332.6
1383.5
2. Tài sản dài hạn
1294.3
1230.8
1384.3
3.VLĐTX
-12.4
101.8
-0.8
Đặc biệt là năm 2008, vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn nhiều so với 0. Mặc dù, năm 2009, công ty đã điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn: vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0, nhưng giá trị của nguồn vốn này nhỏ hơn nhiều so với giá trị của nguồn vốn này trong 3 năm đầu. Và đến năm 2010, vốn lưu động thường xuyên của công ty lại nhỏ hơn 0( chênh lệch so với giá trị 0 là không đáng kể).
Vốn lưu động thường xuyên của công ty có xu hướng giảm qua các năm, nguyên nhân của tình trạng này là:
- Tài sản cố định là tài sản dài hạn duy nhất của công ty. Trong những năm đầu hoạt động, do quy mô sản xuất còn nhỏ, hoạt động công ty chưa thật sự đi vào ổn định, nên công ty chưa chú trọng việc đầu tư vào tài sản cố định ( giá trị tài sản cố định là thấp). Những năm sau đó, công ty đẩy nhanh đầu tư vào tài sản cố định ( tài sản cố định tăng mạnh).
- Nguồn vốn dài hạn chỉ gồm nguồn vốn chủ sở hữu( vì công ty không tiến hành vay dài hạn từ ngân hàng hay các tổ chức khác), mà nguồn vốn này có tăng nhưng tăng không đáng kể qua các năm ( tăng do công ty dùng toàn bộ lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, phần lợi nhuận này không nhiều).
Như vậy, tốc độ tăng của giá trị tài sản cố định cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn dài hạn làm cho vốn lưu động thường xuyên của công ty có xu hướng giảm qua các năm, làm tình hình tài chính của công ty có xu hướng mất cân đối.
2.2.2. Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.
a, Hệ số nợ.
Bảng số 3.2. Hệ số nợ của công ty
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Tổng nguồn vốn của công ty (trđ)
5372.9
2233.5
2613.8
2. Nợ phải trả của công ty (trđ)
4091
900.9
1230.3
3. Hệ số nợ của công ty
0.76
0.40
0.47
4. Hệ số nợ trung bình ngành
0.35
0.33
0.32
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Hệ số nợ năm 2009 và năm 2010 tuy đã được cải thiện đáng kể hơn so với năm 2008, nhưng hệ số nợ năm 2010 lại cao hơn hệ số nợ năm 2009; hơn nữa, hệ số nợ của công ty qua các năm đều cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành. Có thể đây là chính sách tài chính để khuyếch đại lợi nhuận của công ty song với hệ số nợ này, khả năng huy động thêm vốn bằng con đường đi vay của công ty sẽ là khó khăn. Hơn thế nữa, với hệ số nợ cao hơn so với mức trung bình của ngành, tức là công ty đã và đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm, vì có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, chỉ cần một sự giảm sút về doanh thu hoặc sự gia tăng về chi phí có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được, đặc biệt nếu xét trong điều kiện công ty mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2001.
b, Hệ số nợ dài hạn
Từ khi hoạt động cho đến nay, công ty hoàn toàn không tiến hành vay dài hạn, cho nên hệ số nợ dài hạn của công ty luôn bằng 0. Còn mức trung bình của ngành năm 2005 là 0,12; năm 2006 là 0,07 và năm 2007 là 0,09. Như vậy, công ty dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho các tài sản dài hạn, đây là một sự đầu tư mạo hiểm. Công ty nên thực hiện việc vay dài hạn để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.
c, Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Bảng số 4.2. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Vốn CSH của công ty (trđ)
1281.9
1332.6
1383.5
2. Tài sản dài hạn của công ty ( trđ)
1294.3
1230.8
1384.3
3. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
0.9904
1.08
0.9994
4. Tỷ suất tự tài trợ TS dài hạn trung bình của ngành
2.1
2.2
2.17
Qua các số liệu trên ta thấy: Năm 2008, tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn bằng 0,99, tức là: chỉ có một phần tài sản dài hạn (có giá trị khoảng 6,4 triệu đồng) được tài trợ bằng nguồn vốn vay. Hơn nữa, lại là nguồn vốn vay ngắn hạn( công ty không có vay dài hạn), nên năm 2008, công ty kinh doanh với cơ cấu vốn khá mạo hiểm. Năm 2009, tỷ suất này đã tăng lên và vượt qua so với 1, tức là: toàn bộ tài sản dài hạn của công ty đều được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, đây được coi là thành tích của công ty trong việc xác định cơ cấu vốn. Nhưng đến năm 2010, công ty lại kinh doanh với cơ cấu vốn mạo hiểm, vì tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn lại nhỏ hơn so với 1, tuy mức độ đã giảm so với năm 2008. Mặt khác, tỷ suất này đều nhỏ hơn nhiều so với giá trị trung bình của ngành. Nên, có thể nói rằng: công ty đã và đang kinh doanh với cơ cấu vốn không an toàn.
d, Tỷ suất đầu tư
Bảng số 5.2 Qui mô đầu tư vào tài sản cố định của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1.Tài sản cố định của công ty( trđ)
1294.3
1230.8
1384.3
2. Tổng tài sản của công ty( trđ)
5372.9
2233.5
2613.8
3. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định của công ty
0.24
0.55
0.53
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định có xu hướng tăng so với năm 2008, mặc dù năm 2010 tỷ suất này có giảm so với năm 2009 nhưng sự giảm sút là không đáng kể. Đây có thể coi là một dấu hiệu tốt, vì công ty đã quan tâm đến việc đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai. Nếu xét về số tuyệt đối, giá trị của tài sản cố định năm 2009 giảm so với năm 2008, năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009. Nhưng nếu xét về tỷ trọng của tài sản này trong giá trị tổng tài sản của công ty thì lại có kết quả khác: năm 2009 là năm có tỷ suất đầu tư tài sản cố định là cao nhất( 55%), năm 2008 có tỷ suất đầu tư tài sản cố định là thấp nhất(24%). Nguyên nhân của tình trạng này là do:
- Năm 2008, giá trị tài sản cố định là thấp nhất, nhưng tổng tài sản của công ty trong năm này lại có gía trị cao nhất. Do công tác kiểm soát hàng tồn kho và các khoản phải thu rất kém.
- Năm 2009, giảm đầu tư vào tài sản cố định ( do thanh lý, nhượng bán một số tài sản cố định đã không còn sử dụng được); đồng thời tổng tài sản của công ty giảm hơn ½ so với năm 2008; hơn nữa, tốc độ giảm giá trị của tài sản cố định thấp hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của tổng tài sản.
- Năm 2010, giá trị tài sản cố định là cao nhất trong 3 năm, và tổng tài sản không biến động nhiều so với năm 2009; làm cho tỷ suất đầu tư tài sản cố định giảm không đáng kể so với năm 2009.
2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán
a, Phân tích khả năng thanh toán tổng quát.
Bảng số 6.2. Khả năng thanh toán tổng quát
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Tổng tài sản của công ty (trđ)
5372.9
2233.5
2613.8
2. Nợ phải trả của công ty(trđ)
4091
900.9
1230.3
3. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
1.31
2.48
2.12
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Năm 2008, hệ số này là 1,31; năm 2009 hệ số này là 2,48 và năm 2010 hệ số này có giá trị là 2,12, tức là: 2 năm sau khả năng thanh toán tổng quát nhìn chung là được cải thiện nhiều so với năm trước đó( năm 2008), đây có thể coi là biểu hiện sự cố gắng của công ty trong việc thanh toán các khoản nợ nói chung; nhưng nhìn chung hệ số này còn rất thấp so với mức bình quân của ngành.
b, Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng số 7.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Tài sản ngắn hạn của công ty (trđ)
4078.6
1002.7
1229.5
2. Nợ ngắn hạn của công ty( trđ).
4091
900.9
1230.3
3. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Của công ty
0.997
1.113
0.999
Của ngành
1.46
1.85
1.99
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là không ổn đình qua các năm cụ thể trong năm 2008 là 0.997 nhưng đến năm 2009 tăng lên 1.113 và đến năm 2010 lại giảm xuống là 0.999. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2009 cao hơn năm 2008 và thấp hơn mức trung bình của ngành do nợ ngắn hạn giảm nhanh ( các khoản vay ngắn hạn giảm và các khoản phải trả cho người bán cũng giảm mạnh). Đến năm 2010 thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty lại giảm so với năm 2009 và vẫn thấp hơn mức trung bình của ngành. Sở dĩ có sự giảm xuống này là do nợ ngắn hạn tăng nhanh, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán. Dù sự giảm xuống về hệ số này của công ty là không đáng kể và chưa phải là biến động lớn nhưng xu hướng này sẽ là không tốt xét về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
c, Phân tích khả năng thanh toán nhanh.
Bảng số 8.2. Khả năng thanh toán nhanh của công ty
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Tiền và các khoản tương đương tiền + ĐTTC ngắn hạn
123.198
35.632
39.377
2. Tiền và các khoản tương đương tiền + ĐTTC ngắn hạn + Các khoản PT
1105.927
619.576
741.923
3. Nợ ngắn hạn
4091
900.9
1230.3
4. Hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối
Của công ty
0.27
0.69
0.60
Của ngành
0.69
1.08
1.21
5. Hệ số khả năng thanh toán nhanh tức thì
Của công ty
0.03
0.04
0.03
Của ngành
0.2
0.25
0.29
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối của công ty qua 3 năm cũng không ổn định. Năm 2008 hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối là 0.27 đến năm 2009 tăng mạnh là 0.69 nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống còn là 0.6. Năm 2008 nợ ngắn hạn là tương đối lớn trong khi đó các khoản tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn lại quá ít để có thể chi tra được số nợ đó. Tuy nhiên đến năm 2009 tình hình đó đã được khắc phục. Thể hiện ở hệ số khả năng thanh toán đã tăng nhanh gấp xấp xỉ 3 lần .Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do nơ ngắn hạn của công ty năm 2009 giảm mạnh .Nếu như ở năm 2008 nợ ngắn hạn là 4091 trđ thì ở năm 2009 nợ ngắn hạn chỉ còn là 900.9 trđ. Mặt khác do sự biến động của các khoản tiền và các khoản tương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn nhỏ hơn sự biến động của nợ ngắn hạn. Nhưng đến năm 2010 hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối lại giảm xuống là do khoản nợ ngắn hạn của công ty đã tăng lên và dù các khoản tiền tương đương tiền cũng tăng lên nhưng sự biến động của nợ ngắn hạn trong 2 năm 2009 và 2010 lớn hơn là sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Xu hướng chung là khả năng thanh toán nhanh tương đối phần nào đã được cải thiện tuy nhiên nếu so sánh với hệ số trung bình của ngành thì hệ số này còn thấp.
Đối với hệ số chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thì thì ta thấy hệ số của năm 2008 và năm 2010 là bằng nhau và bằng 0.03. Nếu xét ở khả năng thanh toán nhanh tương đối thì hệ số thanh toán của 2 năm này là chênh lệch nhau một lượng cũng đáng kể. Sở dĩ có sự khác biệt này là do sự khác nhau ở các khoản phải thu. Như vậy chứng tỏ rằng ở năm 2008 các khoản phải thu là khá lớn và chủ yếu các khoản phải thu đó là thu tiền mà công ty đã bán chịu cho khách hàng. Đến năm 2009 khả năng thanh toán tức thì là 0.04. Hệ số này tăng lên là do các khoản phải thu đấy đã được giảm xuống. Tuy nhiên khi so sánh hệ số khả năng thanh toán nhanh tức thì với khả năng thanh toán nhanh tương đối ta mới thấy hai hệ số này là quá chênh lệch .Hệ số thanh toán nhanh tức thì quá nhỏ so với hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối và cũng quá nhỏ so với hệ số của ngành. Như vậy chứng tỏ công ty đã cho bán chịu với một lượng hàng khá lớn. Đó là biểu hiện không tốt mà công ty cần khắc phục.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI.
2.3.1. Những kết quả đạt được qua việc phân tích các báo cáo tài chính ở trên.
Những năm hoạt động vừa qua, tuy công ty thường xuyên phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ thị trường( chủ yếu là từ các đổi thủ cạnh tranh lớn); quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ ( tổng nguồn vốn nhỏ, trung bình là trên 2 tỷ đồng ), lại phải đối mặt với sự gia tăng liên tục của giá cả các nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất( vì lạm phát của nền kinh tế đã lên đến hai con số), nhưng công ty vẫn tiếp tục phát triển (hàng năm đều thu được lợi nhuận và lợi nhuận năm sau thường cao hơn so với năm trước đó), và đã đạt được một số thành tích về tài chính trong hoạt động kinh doanh.
Thành tích thứ nhất, năm 2009 và năm 2010, công ty đã điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn huy động ( cấu trúc nguồn vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu), góp phần đảm bảo cấu trúc vốn kinh doanh an toàn hơn so với những năm trước.
Thành tích thứ hai, công tác kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong công ty được thực hiện ngày càng có hiệu quả và khá chặt chẽ hơn. Rút kinh nghiệm từ quản lý kém các khoản phải thu và hàng tồn kho năm 2008, ( giá trị các khoản phải thu chiếm 18% giá trị tổng tài sản; còn giá trị của hàng tồn kho chiếm 55% giá trị tổng tài sản), năm 2009 và 2010, công ty đã tiến hành phân tích, đánh giá lại quá trình kiểm soát việc sử dụng tài sản, để tìm ra nguyên nhân và từ đó, tìm ra các giải pháp thích hợp để khắc phục. Thực tế đã chứng minh, đây là việc làm đúng đắn và mang lại hiệu quả cao: năng lực hoạt động của tài sản có xu hướng tăng: vòng quay hàng tồn kho tăng từ 3,92 vòng năm 2008 lên 3,95 vòng năm 2009 và 81,52 vòng năm 2010; vòng quay các khoản phải thu tăng từ 8,96 vòng năm 2009 lên đến 11,57 vòng năm 2010 hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng từ 1,87 vòng năm 2008 lên 1,89 vòng năm 2009 và 3,06 vòng năm 2010. Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của công ty có xu h ướng tăng qua các năm.
Thành tích thứ ba, nếu chọn năm 2002 là năm gốc thì ta thấy: mặc dù nhu cầu vốn lưu động không ổn định qua các năm, nhưng doanh thu thuần qua các năm đều tăng. Và tốc độ tăng của doanh thu thuần đều lớn hơn so với tốc độ tăng của nhu cầu vốn lưu động. Đây là dấu hiệu chứng tỏ: hiệu quả sử dụng vốn của công ty nhìn chung là tốt.
Thành tích thứ tư, tỷ suất đầu tư tài sản cố định có xu hướng tăng so với năm 2008, mặc dù năm 2010 tỷ suất này có giảm so với năm 2009 nhưng sự giảm sút là không đáng kể. Đây có thể coi là một dấu hiệu tốt, vì công ty đã quan tâm đến việc đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai.
Thành tích thứ năm, khả năng thanh toán của công ty nhìn chung là được cải thiện một cách đáng kể qua các năm. Hệ só khả năng thanh toán nhìn chung là cao hơn so với năm 2008, và năm 2010 nếu một trong số các hệ số này có giảm thì mức độ giảm không đáng kể so với năm 2009.
Thành tích thứ sáu, là khả năng sinh lời của công ty năm 2010 cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
2.3.2. Những tồn tại cần phải khắc phục.
Thứ nhất, tốc độ tăng của giá trị tài sản cố định cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn dài hạn làm cho vốn lưu động thường xuyên của công ty có xu hướng giảm qua các năm, làm tình hình tài chính của công ty có xu hướng mất cân đối. Trong ba năm trở lại đây, công ty kinh doanh với cơ cấu vốn khá là mạo hiểm, và sự phụ thuộc vào ngân hàng có xu hướng tăng lên. Cơ cấu vốn năm 2008 của công ty mạo hiểm nhất, vì nguồn vốn chủ yếu được huy động từ nguồn vốn ngắn hạn( chủ yếu là vốn chiếm dụng được từ nhà cung cấp), đây là một cơ cấu vốn rất mạo hiểm vì có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, chỉ cần một sự giảm sút về doanh thu hoặc sự gia tăng về chi phí có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được, đặc biệt nếu xét trong điều kiện công ty mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2001. Mặc dù, 2 năm sau đó, công ty đã điều chỉnh cơ cấu này nhưng công ty vẫn duy trì một cơ cấu vốn vẫn mạo hiểm (về cơ bản hệ số vốn chủ sở hữu của công ty vẫn cao hơn so với hệ số vốn chủ sở hữu trung bình của ngành).
Thứ hai, khả năng thanh toán của công ty mặc dù được cải thiện so với các năm trước đó, nhưng nhìn chung là vẫn thấp hơn so với mức bình quân của ngành. Tuy nhiên khi so sánh hệ số khả năng thanh toán nhanh tức thì với khả năng thanh toán nhanh tương đối ta mới thấy hai hệ số này là quá chênh lệch. Hệ số thanh toán nhanh tức thì quá nhỏ so với hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối và cũng quá nhỏ so với hệ số của ngành. Như vậy chứng tỏ công ty đã cho bán chịu với một lượng hàng khá lớn. Đó là biểu hiện không tốt mà công ty cần khắc phục.
Thứ ba, công tác kiểm soát việc sử dụng hàng tồn kho, các khoản phải thu, và tài sản cố định còn nhiều khuyến khiếm, các khoản mục này biến động rất thất thường : đặc biệt trong năm 2008, giá trị hàng tồn kho là gần 3 tỷ đồng, chiếm 55% tổng tài sản còn giá trị các khoản phải thu chiếm 18% tổng tài sản; đặc biệt, công tác kiểm soát việc sử dụng tài sản cố đinh còn kém: vì sức sản xuất của tài sản cố định là giảm qua các năm và thấp hơn so với mức trung bình của toàn ngành.(việc tăng tài sản cố định chưa phù hợp với nhu cầu sản xuất, tài sản cố định thường xuyên phải đi sửa chữa và bảo dưỡng vì đã quá cũ).ă
Thứ tư, khả năng sinh lời của công ty năm 2010 đều tăng so với những năm trước đó, nhưng so với mức bình quân của ngành, thì khả năng sinh lời của công ty còn kém rất xa.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI
3.1. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI
3.1.1. Giải pháp thứ nhất, và cũng là giải pháp quan trọng nhất,: công ty nên tuyển dụng một nhân viên chuyên về quản lý tài chính doanh nghiệp.
Từ tình hình tài chính của công ty (chưa mạnh) thì giải pháp được coi là cần thiết và hiệu quả nhất để cải thiện được tình trạng này là: tuyển dụng một nhân viên có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Trong tương lai, nếu công ty phát triển thuận lợi (mở rộng quy mô sản xuất, cổ phần hoá công ty, trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và trong khu vực, có thị phần lớn), thì công ty cần thiết lập một bộ phận chuyên về quản lý tài chính doanh nghiệp.
Mặc dù, chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên này là cao so với các khoản chi phí khác phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng lại đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. Vì vai trò của nhân viên này là rất lớn như: thứ nhất, phân tích, đánh giá lại một cách chính xác và chuyên nghiệp về tình hình tài chính của công ty; thứ hai đưa ra các giải pháp hữu ích, gắn liền với thực tế để nâng cao năng lực tài chính của công ty.
Để thực hiện được giải pháp này một cách có hiệu quả, thì công ty cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
- Đưa ra những điều kiện tuyển dụng tối thiểu( như trình độ tối thiểu: tốt nghiệp đại học; hiểu biết được các chính sách, chế độ tài chính của nhà nước; hiểu biết về pháp luật,…) và những điều kiện tuyển dụng này phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.
- Đưa ra chính sách đãi ngộ hợp lý( về lương bổng như mức lương tối thiểu, phần thu nhập được thưởng thêm) nếu nhân viên làm việc đạt hiệu quả để kích thích sự nhiệt tình và say mê công việc của họ.
- Tạo môi trường làm việc thoả mái, năng động để họ phát huy hết năng lực và sáng tạo trong công việc. Bởi môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu qủa công việc, công ty nên xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên nền tảng tất cả vì nhân viên và phục vụ sản xuất.
Nếu việc tuyển thêm một nhân viên chuyên về quản lý tài chính cho công ty là quá tốn kém (xét trong điều kiện tài chính hiện tại) thì công ty nên nâng cao trình độ cho bộ phận kế toán: bằng cách cho họ theo học một số khoá học về quản lý tài chính ngắn hạn và dài han tại các trung tâm có uy tín… Đồng thời, vẫn tiến hành trả lương bình thường trong thời gian họ đi học.
3.1.2. Giải pháp thứ hai, công ty nên tiến hành lập kế hoạch tài chính dài hạn cho quá trình hoạt động của mình.
Kế hoạch tài chính là một chiến lược cực kỳ quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, khi lập kế hoạch tài chính không chỉ dựa vào các kế hoạch mà còn phải căn cứ vào thực tế hoạt động của công ty trong thời gian trước cũng như khả năng thực hiện trong thời gian tới. Muốn vậy, công ty phải dựa vào kết quả phân tích tình hình tài chính tại công ty để nắm bắt được tình hình.
Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch dài hạn với các chiến lược phát triển lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, công ty cũng cần xác định các kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn như quản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô.doc