Luận văn Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống tính lương cho xí nghiệp xe buýt Hà Nội

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Mở đầu 3

CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ CÔNG TY 6

I. Những nét cơ bản về công ty 6

1. Thành lập công ty 6

2. Chức năng 7

3. Mục tiêu của công ty 7

4. Giá trị và niềm tin 7

5. Cơ cấu tổ chức 8

6. Hình thức tổ chức kinh doanh 9

II. Sản phẩm, dịch vụ và khách hàng của Cybersoft 10

1. Các sản phẩm 10

2. Dịch vụ 11

3. Khách hàng của công ty 12

III. Lý do lựa chọn đề tài 12

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 14

I. Khái quát về hệ thống thông tin quản lý 14

1. Cách tiếp cận hệ thống 14

2. Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin 15

3. Tầm quan trọng của hệ thống thông tin hoạt động tốt 17

II. Ứng dụng tin học trong công tác xây dựng hệ thống thông tin quản lý 19

1. Lý do để phát triển một hệ thống thông tin quản lý 19

2. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý 20

CHƯƠNG III: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍNH LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP XE BUÝT HÀ NỘI 34

I. Khảo sát hệ thống thực tại 34

1. Vài nét về Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội 34

2. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 35

3. Tổ chức hệ thống thông tin 37

4. Nhiệm vụ đối với hệ thống thông tin kế toán lương 38

5. Các công thức tính lương 39

II. Phân tích chi tiết 41

1. Các chức năng của hệ thống 41

2. Sơ đồ luồng thông tin trong hệ thống kế toán lương 45

3. Sơ đồ luồng dữ liệu 45

4. Lý do để xây dựng hệ thống thông tin tính lương mới 47

5. Xây dựng hệ thống mã hóa trong xử lý các nghiệp vụ tính lương 48

III. Thiết kế hệ thống 52

1. Hệ thống Menu kế toán lương 52

2. Thiết kế cơ sở dữ liệu 53

3. Thiết kế các thuật toán 71

4. Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu 76

IV. Một số giao diện màn hình của chương trình 77

1. Màn hình đăng nhập vào hệ thống 77

2. Màn hình danh mục nhân viên 78

3. Màn hình sửa danh mục nhân viên 79

4. Màn hình lọc Danh mục nhân viên 79

5. Màn hình tìm kiếm nhân viên 80

6. Màn hình thêm mới nhóm nhân viên 80

7. Màn hình lọc công thức tính lương theo tháng 81

8. Màn hình sửa công thức tính 81

9. Màn hình cập nhật số liệu 82

10. Màn hình nhập số liệu 83

Kết luận 84

Phụ lục 1 86

Phụ lục 2 132

 

 

docx135 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống tính lương cho xí nghiệp xe buýt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu chuẩn 15 Bảo vệ Gara 2, …, Báo cáo thanh toán lương Văn phòng, v.v… Các công thức tính lương Do tính chất đặc thù của công việc, công thức lương tại Xí nghiệp có thể thay đổi hàng tháng, chứ không cố định. Mặc dù vậy, về cơ bản vẫn tuân theo các nguyên tắc sau: Lương cơ bản = Hệ số cũ * 290 000 Tổng tiền lương = Lương thời gian + Lương sản phẩm + Thêm giờ + Lương chất lượng phục vụ + Phụ cấp thất nghiệp + Phụ cấp ca 3 + Phụ cấp ăn trưa + Tiền trách nhiệm + Các khoản cộng khác Bảo hiểm y tế và xã hội = (Hệ số lương mới * 290 000)*6/100 Kinh phí công đoàn = Tổng lương/100 Các khoản phải thu khác = Kinh phí công đoàn + BHYT + Tiền đã tạm ứng + Trừ nợ lại + Bồi thường tai nạn + Lượt không tính lương _thành tiền + Các khoản trừ khác Tổng tiền lĩnh = Tổng lương – Các khoản phải thu Tiền nợ lại (nếu Tổng lương < Các khoản phải thu) = Các khoản phải thu – Tổng lương Lương thời gian của Lái xe, bán vé = (LTG Công ngày làm việc + LTG Công khác + LTG Công ngày lễ *3 LTG Công DF)*LCB/24 Lương chất lượng phục vụ (Bán vé) = Lương chất lượng phục vụ_Lượt * Giá nhân viên bán vé Lương chất lượng phục vụ (Bán vé, lượt không tính lương) = Lương chất lượng phục vụ_Lượt không tính lương *Giá nhân viên bán vé Phụ cấp ăn trưa cho lái xe = (LTG Công ngày làm việc + LTG Công lễ + LTG Công DF)*7000) Tổng lương thời gian = LTG Công làm việc + Lương cơ bản/24 + LTG Công chế độ * 290 000 * Hệ số lương cũ/24 Lương thời gian, tiền lương làm việc = LTG Công làm việc * Lương cơ bản/24 Lương thời gian, lương chế độ = LTG Công chế độ*290 000*Hệ số lương cũ/24 Tiền phụ cấp thất nghiệp = Lương cơ bản * Phụ cấp thất nghiệp/100 Phụ cấp ăn trưa = LTG Công làm việc * 10 000 Phụ cấp thêm giờ = Lương cơ bản/24(Thêm giờ Công ngày lễ * 2 + Thêm giờ Công chủ nhật * 2 Thêm giờ Công ngày thường * 1.5) Phân tích chi tiết Các chức năng của hệ thống Hệ thống tính lương gồm các chức năng chính: Cập nhật dữ liệu Việc cập nhật dữ liệu có thể chia thành hai nhóm: Nhóm thông tin cập nhật không thường xuyên (chỉ cập nhật tháng đầu tiên áp dụng kế toán máy, các tháng tiếp theo chỉ cần điều chỉnh, thêm bớt nếu có sự biến động nhân sự trong Xí nghiệp), bao gồm: danh mục nhóm nhân viên, danh mục nhân viên, danh mục tuyến xe, các tham số tiền lương. Nhóm thông tin cập nhật thường xuyên hàng tháng: Bảng chấm công thường nhật, chấm công ngoài giờ, tạm ứng lương, công tác phí, trợ cấp BHXH, bồi thường tai nạn, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp trách nhiệm, các khoản khấu trừ lương thường xuyên hoặc không thường xuyên. Tính tạm ứng, lương, thưởng Việc tính tạm ứng, lương, thưởng dựa vào dữ liệu đã cập nhật ở trên. Báo cáo Báo cáo theo các mẫu biểu được quy định như: báo cáo tạm ứng, báo cáo thanh toán lương… Ngoài ra, việc sao lưu và phục hồi dữ liệu phải được chú ý thực hiện hàng tháng. Đây là công việc cần thiết của một hệ thống tính lương chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu. Các chức năng của hệ thống được biểu diến bằng sơ đồ chức năng. Sơ đồ chức năng diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng từ đại thể đến chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng. Quan hệ duy nhất giữa các chức năng được diễn tả bởi các cung nối liền các nút, là quan hệ bao hàm. Như vậy, sơ đồ chức năng tạo thành một cấu trúc cây, với “Kế toán lương” là nút cha, “Cập nhật dữ liệu”, “Tính lương”, “Báo cáo” là các nút con. Từ các nút con lại bao gồm các nút cháu: Cập nhật danh mục nhóm nhân viên, Cập nhật bảng chấm công, Tính lương, Tính lương trả công nhân viên theo bộ phận, Báo cáo thanh toán lương, Báo cáo thưởng các ngày lễ… Sơ đồ chức năng của hệ thống tính lương tại Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội cho một cách nhìn khái quát, dễ hiểu các chức năng, nhiệm vụ cần thực hiện của hệ thống. Sơ đồ này chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy trình tự xử lý. Không giống với sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ chức năng thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng. Phân rã chức năng Cập nhật dữ liệu để thấy thấy được các nhiệm vụ cụ thể hơn: Tương tự, phân rã chức năng Tính lương: Phân rã chức năng Báo cáo: Như vậy, việc phân rã sơ đồ chức năng đã cho thấy từng chức năng cụ thể của hệ thống tính lương. Để thấy được toàn cảnh hệ thống tính lương dưới góc độ chức năng, các sơ đồ đã phân rã sẽ được tập hợp lại thành sơ đồ chức năng toàn Xi nghiệp như sau: SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG Sơ đồ luồng thông tin trong hệ thống kế toán lương Thời điểm Phòng ban, bộ phận Phòng kế toán Lãnh đạo Hàng tháng Sơ đồ luồng dữ liệu Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống tính lương diễn tả quá trình xử lý thông tin ở mức logic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi “Làm gì?”, mà bỏ qua câu hỏi “Làm như thế nào?”. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ rõ các chức năng phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ rõ các thông tin chuyển giao giữa các chức năng và qua đó thấy được trình tự thực hiện của chúng. Sơ đồ ngữ cảnh Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống tính lương chỉ gồm một chức năng duy nhất- “Hệ thống tính lương” trao đổi các luồng thông tin với các đối tác. Các đối tác ở đây bao gồm: Tổng Công ty. Giám đốc. Kế toán trưởng. Các bộ phận. Cán bộ công nhân viên. SƠ ĐỒ NGỮ CẢNH CỦA HỆ THỐNG TÍNH LƯƠNG Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Sau khi phân rã sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống tính lương, ta được sơ đồ luồng dữ liệu mức 1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 bao gồm các chức xử lý sau: Kiểm tra ngày công. Cập nhật số liệu. Tính lương. Báo cáo. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC 1 Lý do để xây dựng hệ thống thông tin tính lương mới Hiện tại, kế toán lương tại Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội được thực hiện trên phần mềm MS.Excel. Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội là một doanh nghiệp có quy mô lớn: 870 cán bộ công nhân viên. Phần mềm Excel đang sử dụng tuy đơn giản nhưng không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của quản lý, việc sử dụng rất mất thời gian do phải nhập liệu, xử lý tỉ mỉ, chi tiết với số lượng lớn, người làm kế toán phải lặp đi lặp lại nhiều lần các chi tiết giống nhau. Xác suất rủi ro do việc cập nhật dữ liệu sai sót, do tính bảo mật kém rất cao. Tổng Công ty Vận tải Hà Nội hầu như đã được tin học hóa ở hầu hết các bộ phận quản lý hành chính, nhu cầu đồng bộ hóa, trao đổi, chia sẻ dữ liệu lớn yêu cầu hệ thống kế toán lương ở Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội phải được xây dựng mới. Hơn nữa, Xí nghiệp lại được trang bị khá tốt các thiết bị, máy móc, với 20 máy tính kết nối mạng LAN và Internet, máy in và máy photocopy đầy đủ. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng mới hệ thống tính lương. Tình hình thực tế cho thấy Xí nghiệp thực sự cần một hệ thống tính lương hiệu quả hơn để tiết kiệm chi phí về thời gian, sức lao động và chi phí tài chính. Xây dựng hệ thống mã hóa trong xử lý các nghiệp vụ tính lương Khái niệm mã hóa Mã hiệu được xem như là một biểu diễn theo quy ước, thông thường là ngắn gọn về mặt thuộc tính của một thực thể hoặc tập hợp thực thể. Bên cạnh những thuộc tính định danh theo ngôn ngữ tự nhiên, người ta thường tạo ra những thuộc tính nhận diện mới gồm một dãy ký hiệu, chủ yếu là những chữ cái chữ số, được gán cho một ý nghĩa mang tính ước lệ. Mã hóa được xem là việc xây dựng một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có rất nhiều quan hệ phát sinh và nhu cầu trao đổi thông tin với các khách hàng cũng như nội bộ trong doanh nghiệp cũng tăng lên. Vấn đề là cần thực hiện việc mã hóa các thông tin sao cho có thể nhận diện một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn một đối tượng trong một tập hợp các đối tượng cùng loại, tiết kiệm bộ nhớ và thời gian xử lý. Thứ nhất, nhận diện không nhầm lẫn là nhu cầu rất cần thiết cho quá trình xử lý các phát sinh kinh tế, nhất là trong các hệ thống xử lý thông tin tự động. Để quản lý tốt dữ liệu về nhân viên, cần tiến hành gán cho mỗi nhân viên một mã nào đó mang tính duy nhất và nhân viên sẽ được nhận diện thông qua mã của họ chứ không phải là tên hay một thuộc tính nào khác, vì khả năng trùng tên giữa các nhân viên là rất lớn. Thứ hai, sử dụng mã hóa sẽ cho phép sử dụng những ký hiệu ngắn hơn để mô tả thông tin, làm tăng độ chính xác, giảm thời gian nhập liệu, thời gian xử lý và tiết kiệm bộ nhớ. Thứ ba, mã hóa cho phép nhận diện nhanh chóng một tập hợp các đối tượng mang một số thuộc tính chung. Mã hóa cho hệ thống kế toán lương của Xí nghiệp buýt Hà Nội Khi thực hiện việc mã hóa cho một danh mục cần lưu ý: Mã phải là duy nhất trong danh mục. Mã phải dễ nhớ để tiện cho việc cập nhật và tra cứu. Trong trường hợp danh điểm có phát sinh theo thời gian thì khi xây dựng hệ thống mã phải tính đến vấn đề mã hóa cho các danh điểm sẽ phát sinh. Trong một số trường hợp, hệ thống mã hóa phải được xây dựng sao cho thật tiện lợi cho việc xử lý và lên các báo cáo. Cách thức xây dựng hệ thống mã hóa của các danh mục Đối với danh mục tuyến xe, số lượng danh điểm không nhiều, do đó có thể mã hóa theo cách phương pháp mã hóa gợi nhớ. Phương pháp này căn cứ vào các đặc tính của đối tượng để xây dựng. Chẳng hạn, “Tuyến tiêu chuẩn 01 (LB – HD)” được mã hóa trở thành “T01”, “Tuyến tiêu chuẩn 12 (KM – VĐ)” được mã hóa thành “T12”. Như vậy, mỗi danh điểm sẽ được bắt đầu bằng chữ “T” (tuyến), tiếp theo là số tuyến (01, 12,… ). Ưu điểm của phương pháp này là gợi nhớ cao, có thể nới rộng dễ dàng. Đối với danh mục nhân viên, sử dụng kết hợp hai phương pháp mã hóa là phương pháp đánh số liên tiếp và phương pháp gợi nhớ. Phương pháp kết hợp này giúp tránh nhầm lẫn và tạo lập dễ dàng, gợi nhớ cao và có thể nới rộng. Chẳng hạn, nhân viên “Hoàng Kim Phượng” được mã hóa bằng cách lấy tên “PHUONG” ghép với các chữ cái đầu của họ và tên đệm “HK” và thêm vào chữ số “00” để tránh nhầm lẫn với một nhân viên khác trùng tên. Ví dụ: PHUONGHK00 (Hoàng Kim Phượng) ANHLT01 (Lê Tuấn Anh) HOANQ00 (Nguyễn Quỳnh Hoa) Đối với danh mục nhóm nhân viên, phương pháp mã hóa sẽ phức tạp hơn. Một nhân viên có thể thuộc nhiều nhóm nhân viên tùy theo cách thức quản lý. Quản lý nhân viên theo phòng ban, bộ phận, sẽ có ba nhóm: Gara 1 Gara 2 Văn phòng Quản lý theo chức vụ, sẽ có: Nhân viên bán vé Bảo vệ Gara Lái xe Thợ sửa chữa Nhân viên văn phòng Vệ sinh phương tiện Như vậy, để quản lý đối tượng nhân viên sẽ có hai loại nhóm nhân viên, gọi “Loại 1” là quản lý theo phòng ban, bộ phận, “Loại 2” là quản lý theo chức vụ, hệ thống mã hóa danh mục nhóm nhân viên sẽ là: Loại nhóm Mã nhóm 1 GARA01 1 GARA02 1 VANPHONG 2 BANVE 2 BAOVE 2 LAIXE 2 SUACHUA 2 VANPHONG 2 VSPT Ngoài ra, để dự phòng việc phát sinh nhu cầu quản lý nhân viên theo một kiểu nhóm nào đó, sẽ có thêm một loại nhóm nữa, tạm gọi là “Loại 3”. Thiết kế hệ thống Hệ thống Menu kế toán lương Thiết kế cơ sở dữ liệu Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống tính lương là xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống mới. Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu được sử dụng ở đây là phương pháp mô hình hóa. Các bước để xác định mô hình thực thể: Xác định các thực thể. Xác định các thuộc tính. Xác định các quan hệ. Tập hợp các quan hệ. Các thực thể bao gồm: Nhóm nhân viên. Nhân viên. Tuyến xe. Công thức tính. Công thức lương tháng cho nhân viên. Chốt sổ. Quan hệ giữa các thực thể: Một nhóm nhân viên có nhiều nhân viên nhưng một nhân viên thì chỉ thuộc một nhóm nào đó thôi. Một tuyến xe có nhiều nhân viên nhưng một nhân viên hoặc chỉ làm việc trong một tuyến xe hoặc không làm ở tuyến xe nào. Đây là quan hệ tùy chọn. Một nhóm nhân viên có nhiều công thức tính lương, tuy nhiên, một công thức chỉ tính cho một nhóm nhân viên. Một công thức tính lương được sử dụng nhiều lần để tính lương cho nhiều nhân viên, nhưng mỗi công thức lương tháng cho mỗi nhân viên chỉ được kế thừa từ một công thức dùng chung cho nhóm chứa nhân viên đó. Mỗi công thức lương được tính cho một nhân viên, một nhân viên có nhiều công thức tính. Mỗi công thức lương tháng được chốt sổ một lần, mỗi lần chốt sổ cho nhiều công thức. Tập hợp các mối quan hệ sẽ được một sơ đồ khái niệm dữ liệu cho thấy toàn bộ các mối quan hệ giữa các thực thể trong hệ thống tính lương. Các mối quan hệ trong sơ đố khái niệm trên đều là quan hệ hai chiều loại 1@N. Cách chuyển đổi từ sơ đồ khái niệm dữ liệu sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu như sau: Tạo ra hai tệp cho mỗi quan hệ, mỗi tệp ứng với một thực thể. Khóa của tệp ứng với thực thể có số mức quan hệ 1 được dùng như khóa quan hệ trong tệp ứng với thực thể có số mức N. Khóa quan hệ có thể nhận giá trị rỗng nếu thực thể có số mức N là tùy chọn trong quan hệ. Kết quả sau khi chuyển đổi như sau: Tệp danh mục nhân viên có khóa chính là mã nhân viên, khóa ngoại lai là mã nhóm nhân viên , mã tuyến xe. Tệp danh mục nhóm nhân viên có khóa chính là sự kết hợp của loại nhóm và mã nhóm. Tệp danh mục tuyến xe có khóa chính là mã tuyến xe. Tệp danh mục công thức tính lương có khóa chính là sự kết hợp của năm, tháng, nhóm nhân viên 2 (quản lý nhân viên theo chức vụ) và mã công thức. Tệp này có khóa ngoại lai là nhóm nhân viên 2. Tệp công thức lương tháng có khóa chính là sự kết hợp của tháng, năm và mã nhân viên, khóa ngoại lai là mã nhân viên, nhóm nhân viên 1, nhóm nhân viên 2. Tệp chốt sổ có khóa chính là sự kết hợp của hai trường tháng và năm. SƠ ĐỒ QUAN HỆ Tổ chức hệ thống các thư mục cơ sở dữ liệu Tổ chức hệ thống các thư mục cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, giúp lập trình viên làm việc thuận lợi hơn và dữ liệu được bảo trì, phát triển dễ dàng hơn. Rõ ràng, với các tệp cùng loại, cùng nhiệm vụ được sắp xếp cùng chỗ khiến công việc lưu trữ, tìm kiếm dễ dàng hơn là để tất cả lộn xộn trong cùng một thư mục hoặc trong các thư mục thiếu sự nhất quán. TỔ CHỨC CÁC THƯ MỤC CƠ SỞ DỮ LIỆU STT Thư mục Các loại tệp cơ sở dữ liệu 1 COD Lưu các tệp danh mục từ điển dùng chung cho tất cả các đơn vị cơ sở và các tệp số liệu. 2 DATA Lưu các tệp phát sinh khi thực thi chương trình. 3 HELP Lưu các tệp giúp đỡ, hướng dẫn người dùng. 4 IMG Lưu các tệp ảnh, biểu tượng. 5 PROG Lưu các tệp chạy chương trình. 6 REPO Lưu các tệp báo cáo. 7 SCREEN Lưu các tệp giao diện. 8 SYSTEM Lưu các tệp cơ sở dữ liệu hệ thống riêng của chương trình hoặc các tệp có tham số, các tệp mẫu báo cáo… Các tệp này người sử dụng có thể thay đổi nhưng thường chỉ thay đổi khi phải thay đổi các tham số hệ thống ban đầu hoặc sửa đổi lại các mẫu báo cáo. 9 TEMP Lưu các tệp trung gian. 10 WS Lưu các tệp khởi động chương trình. DANH SÁCH CÁC TỆP CSDL TRONG THƯ MỤC COD STT Tên tệp Bí danh Diễn giải 1 Dmct Dmct Danh mục công thức. 2 Dmnhnv Dmnhnv Danh mục nhóm nhân viên. 3 Dmnv Dmnv Danh mục nhân viên. 4 Dmtd Dmtd Danh mục tự do. 5 Dmtx Dmtx Danh mục tuyến xe. 6 Inivar Inivar Tệp lưu các biến đường dẫn. 7 Menu Menu Tệp lưu các tham số menu. 8 Nguoidung Nguoidung Tệp lưu các thông tin người dùng. 9 Sysvar Sysvar Tệp lưu các biến hệ thống, biến public. 10 Tslg Tslg Tệp lưu tham số lương. DANH SÁCH CÁC TỆP CSDL TRONG THƯ MỤC DATA STT Tên tệp Bí danh Diễn giải 1 Ctluongt Ctluongt Tệp lưu công thức tính lương các tháng. DANH SÁCH CÁC TỆP CSDL TRONG THƯ MỤC PROG STT Tên tệp Diễn giải 1 B_Ttl Chương trình lên báo cáo thanh toán lương. 2 B_Tul Chương trình lên báo cáo tạm ứng lương. 3 B_Dll Chương trình lên báo cáo dữ liệu thanh toán lương. 4 B_Atm Chương trình lên báo cáo thanh toán ATM ngân hàng. 5 B_Thtu Chương trình lên báo cáo tổng hợp tạm ứng. 6 B_Thln Chương trình lên báo cáo tổng hợp lương theo nhóm. 7 B_Thlc Chương trình lên báo cáo tổng hợp lương chi tiết. 8 C_Dmct Chương trình cập nhật danh mục công thức. 9 C_Dmnhnv Chương trình cập nhật danh mục nhóm nhân viên. 10 C_Dmnv Chương trình cập nhật danh mục nhân viên. 11 C_Dmtd Chương trình cập nhật danh mục tự do. 12 C_Dmtx Chương trình cập nhật danh mục tuyến xe. 13 C_Luong Chương trình cập nhật công thức tính lương cho từng tháng. 14 C_Tinhluong Chương trình tính tiền lương hàng tháng. 15 Inivar Chương trình thiết lập đường dẫn mặc định. 16 Langchan Chương trình đổi ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. 17 Luong Chương trình nhập tiền lương hàng tháng. 18 Prog3 Chương trình khởi động hệ thống. 19 Quit Chương trình thoát khỏi hệ thống. 20 Sysvar Chương trình khởi tạo biến hệ thống và biến public. DANH SÁCH CÁC TỆP CSDL TRONG THƯ MỤC REPO STT Tên tệp Diễn giải 1 B_Ttl Báo cáo thanh toán lương. 2 B_Tul Báo cáo tạm ứng. 3 B_Dll Bảng dữ liệu thanh toán lương. 4 B_Atm Báo cáo thanh toán ATM ngân hàng. 5 B_Thtu Báo cáo tổng hợp tạm ứng. 6 B_Thln Báo cáo tổng hợp lương theo nhóm. 7 B_Thlc Báo cáo tổng hợp lương chi tiết. DANH SÁCH CÁC TỆP CSDL TRONG THƯ MỤC SYSTEM STT Tên tệp Bí danh Diễn giải 1 Chotso Chotso Tệp lưu thông tin các tháng đã chốt sổ. Thiết kế các tệp danh mục từ điển Hệ thống các danh mục từ điển là xương sống của toàn bộ hệ thống kế toán. Hầu hết mọi thông tin kế toán đều được ánh xạ từ các danh mục từ điển. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống danh mục từ điển là vấn đề cốt lõi quyết định đến toàn bộ khả năng xử lý và khai thác thông tin tiếp theo. Việc xây dựng hệ thống danh mục từ điển phụ thuộc vào hai yếu tố: Các yêu cầu quản lý do doanh nghiệp đặt ra. Phương án tổ chức và khai thác thông tin của phần mềm kế toán được sử dụng. Do đó, trước khi xây dựng hệ thống danh mục từ điển phải xem xét thật kỹ các yêu cầu quản lý đặt ra và nghiên cứu chi tiết phương án tổ chức, khai thác thông tin của phần mềm kế toán. Các yêu cầu của quản lý có thể xem xét dựa vào các báo cáo. Trên cơ sở các báo cáo cần thực hiện và phương án xử lý, khai thác thông tin của phần mềm kế toán, ta sẽ biết là nên làm thế nào để chương trình có thể lên được các báo cáo theo yêu cầu và người sử dụng thực hiện nhanh nhất, tiện lợi nhất. TỆP DANH MỤC NHÓM NHÂN VIÊN: DMNHNV Bí danh: Dmnhnv Khóa chính: STT (= STR(loainh,1)+manh) STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải 1 Loainh N 1,0 Loại nhóm 2 Manh C 8 Mã nhóm 3 Tennh C 50 Tên nhóm 4 Lcb_Ct C 16 Công thức lương cơ bản 5 Ltg_Ct C 16 Công thức lương thời gian 6 Lsp_Ct C 16 Công thức lương sản phẩm 7 Tg0_Ct C 16 Công thức lương làm thêm giờ 1 8 Tg1_Ct C 16 Công thức lương làm thêm giờ 2 9 Ptn_Ct C 16 Công thức phụ cấp thất nghiệp 10 Pc3_Ct C 16 Công thức phụ cấp ca 3 11 At0_Ct C 16 Công thức ăn trưa 12 At1_Ct C 16 Công thức ăn trưa khác 13 Kpt_Ct C 16 Công thức các khoản phải thu 14 Lcp_Ct C 16 Công thức lương chất lượng phục vụ 15 Tienlinh C 16 Tiền lĩnh 16 Tongluong C 16 Tổng lương 17 At_Ct C 16 Công thức ăn trưa 18 Tg_Ct C 16 Công thức thêm giờ 19 Kpt_Kpcdct C 16 Công thức kinh phí công đoàn 20 Kpt_Bhytct C 16 Công thức bảo hiểm y tế 21 Kpt_Bhxh C 16 Công thức bảo hiểm xã hội 22 Lcp_Lktlct C 16 Công thức trừ lượt 23 Ltg_Lcdct C 16 Công thức lương thời gian – lương chế độ 24 Ltg_Llvct C 16 Công thức lương thời gian – lương chế độ 25 Date0 D 8 Ngày nhập mới 26 Time0 C 8 Giờ nhập mới 27 User_Id0 C 20 Người nhập mới 28 Date D 8 Ngày sửa hoặc xóa 29 Time C 8 Thời gian sửa hoặc xóa 30 User_Id C 20 Người sửa hoặc xóa 31 Status C 1 Trạng thái xóa = “ * ” – bị xóa bởi chương trình TỆP DANH MỤC NHÂN VIÊN: DMNV Bí danh: Dmnv Khóa chính: Manv STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải 1 Manv C 20 Mã nhân viên 2 Tennv C 50 Tên nhân viên 3 Lcb_Hsc N 5,2 Hệ số lương cơ bản cũ 4 Lcb_Hsm N 5,2 Hệ số lương cơ bản mới 5 Diachi C 50 Địa chỉ 6 Dt C 20 Điện thoại 7 Email C 30 Địa chỉ thư điện tử 8 Ghichu M 4 Ghi chú 9 Nh_nv1 C 8 Nhóm nhân viên 1 10 Nh_nv2 C 8 Nhóm nhân viên 2 11 Nh_nv3 C 8 Nhóm nhân viên 3 12 Matx C 8 Mã tuyến xe 13 Tknh C 24 Tài khoản ngân hàng 14 Tinh_thanh C 24 Tỉnh thành 15 Date0 D 8 Ngày thêm mới 16 Time0 C 8 Giờ thêm mới 17 User_Id0 C 20 Người thêm mới 18 Date D 8 Ngày sửa hoặc xóa 19 Time C 8 Giờ sửa hoặc xóa 20 User_Id C 20 Ngày sửa hoặc xóa 21 Status C 1 Trạng thái xóa = “ * ” – bị xóa bởi chương trình TỆP DANH MỤC TUYẾN XE: DMTX Bí danh: Dmtx Khóa chính: Matx ( = STR(nam,4) + STR(thang,2) + Matx) STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải 1 Matx C 6 Mã tuyến xe 2 Tentx C 50 Tên tuyến xe 3 Giatx N 12,0 Giá tuyến xe 4 Nam N 4,0 Năm 5 Thang N 2,0 Tháng 6 Gia_Nvbv N 7,2 Giá nhân viên bảo vệ 7 Gia_Lx N 7,2 Giá lái xe 8 Gia_khac N 7,2 Giá khác 9 Date0 D 8 Ngày thêm mới 10 Time C 8 Giờ thêm mới 11 User_Id0 C 20 Người thêm mới 12 Date D 8 Giờ sửa hoặc xóa 13 Time C 8 Giờ sửa hoặc xóa 14 User_Id C 20 Người sửa hoặc xóa 15 Status C 1 Trạng thái xóa = “ * ” – bị xóa bởi chương trình TỆP DANH MỤC CÔNG THỨC TÍNH: DMCT Bí danh: Dmct Khóa chính: STTVALID ( = STR(nam,4)+STR(thang,2)+nh_nv2+mact) STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải 1 Nam N 4,0 Năm 2 Thang N 2,0 Tháng 3 Nh_nv2 C 8 Nhóm nhân viên 2 4 Stt N 3,0 Số thứ tự 5 Mact C 10 Mã công thức 6 Ct C 254 Công thức 7 Tenct C 50 Tên công thức 8 Nh_nv1 C 8 Nhóm nhân viên 1 9 Ghichu M 4 Ghi chú 10 Date0 D 8 Ngày thêm mới 11 Time0 C 8 Giờ thêm mới 12 User_Id0 C 20 Người thêm mới 13 Date D 8 Ngày sửa hoặc xóa 14 Time C 8 Giờ sửa hoặc xóa 15 User_Id C 20 Người sửa hoặc xóa 16 Status C 1 Trạng thái xóa = “ * ” – bị xóa bởi chương trình TỆP CÔNG THỨC TÍNH LƯƠNG HÀNG THÁNG: CTLUONGT Bí danh: Ctluongt Khóa chính: STT1 ( = STR(thang,2)+STR(nam,4)+manv) STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải 1 Nam N 4,0 Năm 2 Thang N 2,0 Tháng 3 Manv C 16 Mã nhân viên 4 Nh_nv1 C 8 Nhóm nhân viên 1 5 Nh_nv2 C 8 Nhóm nhân viên 2 6 Nh_nv3 C 8 Nhóm nhân viên 3 7 Matx C 8 Mã tuyến xe 8 Lcb_Hsc N 5,2 Hệ số lương cơ bản cũ 9 Lcb_Hsm N 5,2 Hệ số lương cơ bản mới 10 Lcb_Tt N 16,2 Lương cơ bản – thành tiền 11 Ltg_Clv N 4,2 Lương thời gian – công làm việc 12 Ltg_Ccd N 4,2 Lương thời gian – công chế độ 13 Ltg_Cnlv N 4,2 Lương thời gian – công ngày làm việc 14 Ltg_Ckx N 4,2 Lương thời gian – công khác 15 Ltg_Cl N 4,2 Lương thời gian – công L 16 Ltg_Cdf N 4,2 Lương thời gian – công DF 17 Ltg_Tt N 16,2 Lương thời gian – thành tiền 18 Lcp_Lktl N 4,2 Lương chất lượng phục vụ - lượt không tính lương 19 Lcp_Tt N 16,2 Lương chất lượng phục vụ - thành tiền 20 Lsp_C N 4,2 Lương sản phẩm – công 21 Lsp_Tt N 16,2 Lương sản phẩm – thành tiền 22 Tg0_Cnl N 4,2 Công thêm giờ - ngày lễ 23 Tg0_Ccn N 4,2 Công thêm giờ - chủ nhật 24 Tg0_Cnt N 4,2 Công thêm giờ - ngày thường 25 Tg_Tt N 16,2 Thêm giờ - thành tiền 26 Ptn_Tt N 16,2 Phụ cấp thất nghiệp – thành tiền 27 Pc3_Tt N 16,2 Phụ cấp thất nghiệp – thành tiền 28 Tong_luong N 16,2 Tổng lương 29 Kpt_Kpcd N 16,2 Kinh phí công đoàn 30 Kpt_Bhxh N 16,2 Bảo hiểm xã hội 31 Kpt_Bhyt N 16,2 Bảo hiểm y tế 32 Kpt_Tdtu N 16,2 Tiền tạm ứng 33 Tru_khac1 N 16,2 Trừ khác 1 34 Tru_khac2 N 16,2 Trừ khác 2 35 Tru_khac3 N 16,2 Trừ khác 3 36 Cong_khac1 N 16,2 Cộng khác 1 37 Cong_khac2 N 16,2 Cộng khác 2 38 Cong_khac3 N 16,2 Cộng khác 3 39 Ghichu1 M 4 Ghi chú 1 40 Ghichu2 M 4 Ghi chú 2 41 Ghichu3 M 4 Ghi chú 3 42 Nop_Bhxh N 1,0 Nộp bảo hiểm xã hội 43 Trachnhiem N 16,2 Trách nhiệm 44 Lsp_At N 16,2 Lương sản phẩm – Ăn trưa 45 Ltg_At N 16,2 Lương thời gian – Ăn trưa 46 Lcp_At N 16,2 Lương chất lượng phục vụ - Ăn trưa 47 Ltg_Nlv N 16,2 Lương thời gian – Ngày làm việc 48 Tru_Congsp N 16,2 Trừ công sản phẩm 49 Tru_Khac N 16,2 Trừ khác 50 Tru_Tu N 16,2 Trừ tạm ứng 51 Tien_Tn N 16,2 Tiền trách nhiệm 52 Tien_Linh N 16,2 Tiền lĩnh 53 At_Tt N 12,2 Ăn trưa – thành tiền 54 Kpt_Kx N 5,2 Khoản phải thu – khác 55 Tg_Cnl N 5,2 Thêm giờ - công ngày lễ 56 Tg_Ccn N 5,2 Thêm giờ - công chủ nhật 57 Tg_Cnt N 5,2 Thêm giờ -công ngày thường 58 Ltg_Llvtt N 12,2 Lương thời gian – công làm việc thành tiền (bộ phận văn phòng) 59 Ltg_Lcdtt N 12,2 Lương thời gian – công chế độ thành tiền 60 Lcp_Lktltt N 12,2 Lương chất lượng phục vụ - lượt không tính lương thành tiền 61 Kpt_Bttn N 12,2 Khoản phải thu – bồi thường trách nhiệm 62 Kpt_Nolai N 12,2 Khoản phải thu – nợ lại (trường hợp tiền lĩnh âm) 63 Kpt_Truno N 12,2 Khoản phải thu trừ nợ (trừ nợ lại tháng trước) 64 Tinhluong N 1,0 Tính lương 65 Gia_Laixe N 7,2 Giá – lái xe 66 Gia_Tknl N 7,2 Giá – tiết kiệm nhiên liệu 67 Gia_Nvbv N 7.2 Giá – nhân viên bảo vệ 68 Gia_Khac N 7,2 Giá – khác 69 Chotso C 1 Trạng thái chốt sổ 70 Status C 1 Trạng thái xóa = “ * ” – bị xóa bởi chương trình TỆP CHỐT SỔ: CHOTSO Bí danh: Chotso Khóa chính: STT ( = STR(nam,4)+STR(thang,2)) STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải 1 Nam N 4,0 Năm 2 Thang N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống tính lương cho Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội.docx