MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ CỦA CÔNG TY NASCO NÓI RIÊNG. 3
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 3
1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3
2. Lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4
2.1. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4
2.2. Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
2.3. Nguyên tắc tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 6
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NASCO. 7
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. 7
1.1. Thị trường của Công ty: 7
1.2. Sản phẩm của Công ty. 12
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty: 14
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. 15
2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài. 15
2.1.1. Nhu cầu thị trường. 15
2.1.2. Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. 15
2.1.3. Chính sách của Nhà nước. 16
2.2. Nhóm yếu tố bên trong. 16
2.2.1. Lao động 16
2.2.2. Trình độ quản lý doanh nghiệp. 17
2.2.3. Chế độ tiền lương tiền thưởng. 17
2.2.4. Khả năng công nghệ và máy móc thiết bị của doanh nghiệp. 17
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY NASCO. 19
I. XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ 19
1. Khái niệm và vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 19
1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 19
1.2 Vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 19
2. những yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê 20
3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 21
3.1. Đảm đảm tính hiệu quả - hướng đích. 21
3.2. Đảm bảo tính hệ thống. 21
2.3. Đảm bảo tính khả thi. 22
4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh. 22
4.1. Tổng doanh thu. 22
4.2. Lợi nhuận. 23
5. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 25
5.1. Khái niệm về chỉ tiêu hiệu quả. 25
5.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả. 27
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 27
1. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp. 27
1.1.Tính hướng đích. 27
1.2. Tính khả thi. 28
1.3. Tính hệ thống. 28
2. Các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng. 43
2.1. Phương pháp dẫy số thời gian. 29
2.2. Phương pháp biến động thời vụ. 35
2.3. Phương pháp hồi quy tương quan. 36
2.4. Phương pháp chỉ số. 38
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NASCO THỜI KỲ 2000-2004. 42
I. Tổng quan về Công ty dịch vụ hàng không sân bay nội bài (nasco). 42
1. Sự hình thành và phát triển. 42
2. Chức năng, nhiệm vụ. 45
3. Mô hình tổ chức hoạt động. 46
II. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nasco. 52
1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu. 52
1.1. Nghiên cứu quy mô và biến động. 52
1.2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu doanh thu của Công ty Nasco. 54
1.3. Xu hướng biến động của doanh thu. 56
1.3.1. Nghiên cứu xu hướng biến động của tổng doanh thu thời kỳ 2000-2004. 56
1.3.2. Nghiên cứu biến động thời vụ của doanh thu. 58
1.4. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu doanh thu. 61
1.4.1. Phân tích ảnh hưởng của lượng khách phục vụ tới chỉ tiêu doanh thu. 61
1.4.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu doanh thu bằng phương pháp chỉ số. 63
1.5. Dự báo doanh thu của Công ty Nasco năm2005 và doanh thu các tháng của năm2005. 67
1.5.1. Dự báo doanh thu năm2005. 67
1.5.2.Dụ báo doanh thu theo tháng của Công ty Nasco năm 2005. 68
2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận. 70
2.1. Phân tích quy mô và biến động của lợi nhuận. 70
2.2. Phân tích xu hướng biến động của lợi nhuận. 70
2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. 71
3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nasco. 75
3.1. Xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả. 75
3.2 Phân tích quy mô và cơ cấu chỉ tiêu tổng chi phí. 75
3.3. Tính và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả. 75
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 82
1. Thuận lợi. 82
2. Khó khăn. 83
3. Một số giải pháp đẩy mạnh kết quả sản xuất kinh doanh. 83
4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. 86
KẾT LUẬN. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 91
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NASCO) giai đoạn 2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể chỉ ra được dạng hàm hồi quy:
+ Liên hệ tuyến tính: y = a + bx
+ Liên hệ phi tuyến tính : y = a + bx +cx2
y = a + bx +cx2 + dx3
y = a + b/x
2.3.2 Đăc điểm vận dụng
Phương pháp hồi quy tương quan vận dụng để tìm quy luật liên hệ phụ thuộc giữa các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ
Đồng thời xác đinh vai trò các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh thông qua các tham số hồi quy các hệ số tương quan, tỷ số tương quan ta có thể đánh giá vai trò từng nhân tố gây lên sự biến đổi của chỉ tiêu kết quả.
Mặt khác nó còn cho phép dự báo các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ trong tương lai.
Để xác định các nhân tố cấu thành lên kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ, sử dụng các tham số hồi quy (a,b…)
Để xác định vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh ta sử dụng hệ số xác định.
Để xác định một cách cụ thể trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân với tiêu thức kết quả sử dụng hệ số tương quan (r), tỷ số tương quan ().
Đối với mối liên hệ tuyên tính: sử dụng hệ số tương quan (r)
+ -1<r<+1: r mang dấu (+) ta có mối tương quan thuận.
r mang dấu (-) ta có mối tương quan nghịch.
+ r = 0 : giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả không có liên hệ tuyến tính.
+ Trị số (r) càng gần +1 mối liên hệ càng chặt chẽ
Đối với mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân với tiêu thức kết quả ngoài việc biểu hiện đánh giá bằng các phương trình hồi quy, các hệ số tương quan, còn có thể thông qua hệ số co dãn.
Hệ số co dãn giải thích ý nghĩa của mối liên hệ, nói lên rằng: khi tiêu thức nguyên nhân (x) thay đổi một đơn vị thì tiêu thức kết quả (y) thay đổi bình quân là bao nhiêu tính bằng số %.
Trường hợp liên hệ tuyến tính giữa hai tiêu thức, hệ số co dãn (E) được tính theo công thức :
E = b
Trong đó : b- tham số của phương trình hồi quy
Nếu E > 0 nói lên tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả biến thiên cùng chiều
Nếu E = 1 biến thiên của tiêu thức kết quả trùng với biến thiên của tiêu thức nguyên nhân
Nếu E > 1 biến thiên của tiêu thức kết quả nhanh hơn biến thiên của tiêu thức nguyên nhân.
Nếu E < 1 biến thiên của tiêu thức kết quả chậm hơn biến thiên của tiêu thức nguyên nhân.
Nếu E = 0 nói lên tiêu thức kết quả là hàm không đổi.
2.4. Phương pháp chỉ số
24.1 Khái niệm
Phương pháp chỉ số là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế phức tạp.
2.4.2 Đặc điểm vận dụng
Phương pháp chỉ số dùng để:
Đo mức độ biến động
Nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ.
Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng. Qua đó thấy được nhân tố chủ yếu là nguyên nhân chính gây nên sự biến động của chỉ tiêu kết quả. Từ đó có biện pháp kích thích sự phát triển hay hạn chế nhân tố này và lập kế hoạch cho tương lai.
Tuy nhiên phương pháp chỉ số lại không cho phép đo cường độ mối liên hệ của từng nhân tố.
2.4.3 Các mô hình phân tích
Trong các mô hình sau ký hiệu: 0: kỳ gốc
1: Kỳ nghiên cứu
Mô hình dạng tích:
Mô hình 1: Mô hình phân tích biến động nhiều kỳ
Định gốc = Liên hoàn
Định gốc = Liên hoàn
Mô hình này cho phép phân tích biến động của chi tiêu kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của kết quả sản xuất kinh doanh nhiều kỳ.
Mô hình 2: Mô hình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của tình hình sử dụng lao động
Mô hình 3: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do ảnh hưởng của tình hình sử dụng tài sản cố định.
* Mô hình 4: Mô hình phân tích sự biến động của kết quả sản xuất do ảnh hưởng của ba nhân tố: Hiệu quả sử dụng TSCĐ bình quân toàn tổng thể, mức trang bị TSCĐ bình quân cho một lao động và tổng mức chi phí lao động.
Mô hình 5: Mô hình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của tình hình sử dụng vốn.
Mô hình dạng tổng: Mô hình phân tích biến động chung của các chỉ tiêu kết quả
Trong đó: i – có thể là bộ phận i
có thể là nhân tố i
Mô hình này cho phép xác định biến động kết quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, nhân tố.
Chương III
Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO thời kỳ 2000-2004.
I. Tổng quan về công ty dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (NASCO)
1. Sự hình thành và phát triển.
Ngày 01/7/1993, Công ty dịch vụ cụm cảng Hàng không Sân bay Miền Bắc, tên ban đầu của Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (NASCO), chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp Nhà nước, theo Quyết định số 769 QĐ/TCCB-LĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
Là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ một bộ phận hoạt động thương mại – dịch vụ – kỹ thuật của Sân bay quốc tế Nội Bài, Ban đầu Công ty mới có trên 6 tỷ vốn; tài sản được xem là lớn có đội ô tô 46 chiếc, số lượng lao động khá đông nhưng tỷ lệ có chuyên môn nghiệp vụ-kỹ thuật thấp chỉ có 6.91% đạt trình độ đại học trở lên, song có tới 43.68% chưa qua đào tạo và 42.5% lao động là nữ.
Sự phát triển của công ty có thể chia thành ba giai đoạn:
Từ 1993 đến 1995: khởi nghiệp
Ra đời trong bối cảnh Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế và đang hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trải qua thực tiễn, bộ máy tổ chức của công ty bước đầu được củng cố, với 3 phòng chức năng của công ty, 4 xí nghiệp phụ thuộc và 2 cửa hàng miễn thuế Hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài.
Dù cơ sở vật chất – trang thiết bị còn rất hạn chế, thị trường tại cảng hàng không chưa phát triển, nhưng cơ chế quản lý và nền nếp công tác của doanh nghiệp đã được xác lập từng bước, khắc phục được sự non nớt ban đầu. Công ty đã xây dựng được các quy chế quản lý trong một số lĩnh vực trọng yếu: Hợp đồng kinh tế, Kinh doanh hàng miễn thuế, tiền lương…Qua đó, Công ty thực hiện việc tăng cường phân cấp quản lý một cách chặt chẽ, phát huy tính tích cực của các đơn vị trực thuộc trong khai thác thị trường. Nhờ đó, năm 1995 Công ty đã đạt được tổng doanh thu là 57.13 tỷ đồng ( tăng 71.52% so với năm 1994), nộp ngân sách 3.71 tỷ đồng, đảm bảo mức thu nhập cho người lao động đạt bình quân 1.42 triệu đồng/người/tháng( tăng 79.51 % so với năm1994.
Từ năm 1996 đến 1998: Xây dựng cơ sở vật chất vững chắc, tạo đà phát triển.
Từ năm 1996 Công ty được đổi tên thành Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài, trở thành Doanh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Công ty đã chú trọng kiện toàn cơ chế quản lý kinh doanh song song với củng cố tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh Thương mại, Cửa hàng miễn thuế và Vận tải ô tô. Đồng thời, Công ty đã thực hiện đầu tư mở rộng một cách mạnh mẽ và có trọng điểm, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh. Tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực trong những năm 1997-1998, nhưng năm 1998 Công ty vẫn đạt tổng doanh thu là 77.97 tỷ đồng ( tăng 36.42% so với năm 1995), đảm bảo mức thu nhập cho người lao động đạt bình quân 1.65 triệu đồng/người/tháng ( tăng 16.13% so với năm 1995).
Từ năm 1999 đến nay: Vững bước đi lên
Từ năm 1999, Việt Nam đã ra khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực 1997-1998; các hoạt động kinh tế đối ngoại, Vận tải Hàng không và Du lịch tăng trưởng mạnh. Tại cảng Hàng không quốc tế Nội bài, Cụm cảng Hàng không Miền Bắc chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp công ích, nhà ga T1 với thiết kế hiện đại được xây dựng khẩn trương và chính thức đi vào hoạt động từ 10/10/2001, sự cạnh tranh trên thị trường thương mại dịch vụ tại Cảng hàng không có nhưng diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh đó, Công ty đã tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức của các xí nghiệp đơn vị trực thuộc và hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý một cách toàn diện, mạnh dạn đầu tư mới các trang thiết bị phục vụ kinh doanh tại nhà ga T1 đồng thời đầu tư trang thiết bị vận chuyển, đảm bảo tốt chất lượng phục vụ khách hàng trong các hoạt động kinh doanh. Năm 2004, Công ty đạt tổng doanh thu là 258.86 tỷ đồng (tăng 120% so với năm 2001)
Có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ biết bao trí tuệ và công sức của cán bộ nhân viên công ty qua các thời kỳ, sự quan tâm giúp đỡ của tập thể lãnh đạo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Cụm cảng Hàng không Miền Bắc, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, các ngành hữu quan ở Trung ương và địa phương.
Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2000 – 2004:
Bảng 1
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng doanh thu(DT)
Tr.đ
106352
117694
144234
203680
258860
Tổng chi phí
Tr.đ
103439
114193
139993
193306
242951
Lợi nhuận
Tr.đ
2913
3501
4241
10374
15909
Tài sản cố định
Tr.đ
19436
22784
20416
29991
27404
Tài sản lưu động
Tr.đ
25677
29014
37503
44818
49311
Tổng vốn
Tr.đ
45113
51798
57919
74809
76715
Tổng quỹ lương
Tr.đ
18735
21889
23952
30650
36877
Tổng lao động
Người
845
874
926
1012
1093
Năng suất lao động bình quân theo doanh thu
Tr.đ/
người
125,86
134,66
155,76
201,26
236,83
Thu nhập bình quân
Tr.đ/
ng/ năm
22,17
25,04
25,87
30,28
33,74
2. Chức năng nhiệm vụ
Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Nội bài là một doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên hoạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, được thành lập tại các quyết định số 769 QĐ/TCCB-LĐ ngày 22/4/1993; quyết định số 1921/ QĐ/TCCB-LĐ ngày 25/10/1994 của Bộ Giao thông vận tải theo thông báo số 113/TB ngày 18/10/1994 của Văn phòng chính phủ và được đổi tên tại quyết định số 1029/HĐQT ngày 30/6/1997 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch - Khách sạn và vận tải trong Ngành hàng không dân dụng có nhiệm vụ kinh doanh các ngành nghề sau:
Kinh doanh thương mại ( ăn uống, hàng tiêu dùng, lưu niệm, văn hoá phẩm…);
Kinh doanh hàng miễn thuế phục vụ hành khách xuất nhập cảnh;
Vận chuyển hành khách, hàng hoá trong sân đỗ máy bay, ngoài nhà ga sân bay, kinh doanh vận tải hành khách, khách du lịch và hàng hoá bằng ôtô, taxi khách-taxi tải nội tỉnh, liên tỉnh; kinh doanh các dịch vụ vận tải mặt đất khác;
Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật ôtô, xe máy, cung cấp phụ tùng thay thế và xăng dầu ôtô;
Kinh doanh khách sạn du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế;
Đại lý bán vé máy bay; đại lý dịch vụ vận chuyển hàng hoá; dịch vụ hành khách và các dịch vụ tại Cảng hàng không;
Lắp đặt trang thiết bị mặt đất phục vụ ngành hàng không;
Kinh doanh quảng cáo, tiếp thị;
Xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ hành khách. Nhập khẩu trang thiết bị phục vụ kinh doanh của công ty;
Chế biến suất ăn phục vụ hành khách;
Khai thác dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không theo phân công của Tổng Công ty;
Thuê và cho thuê tài sản, phương tiện phục vụ mục đích kinh doanh của Công ty;
Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hàng không tại thành phố cho hành khách đi máy bay;
Kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan;
Kinh doanh thuốc lá điếu sản xuất trong nước và rượu;
Kinh doanh văn hoá phẩm và xuất bản phẩm được phép lưu hành;
Kinh doanh hàng trang sức và tư trang làm từ vàng bạc đá quý;
Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế bằng đường hàng không
3. Mô hình tổ chức hoạt động
Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu.
Trong đó:
Ban giám đốc công ty có chức năng quản lý, điều hành cao nhất, lãnh đạo chỉ huy trực tuyến các phòng chức năng, các xí nghiệp, đơn vị thành viên.
Các phòng chức năng là cơ quan tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc theo từng lĩnh vực chuyên môn, có mối liên hệ phụ thuộc, chặt chẽ, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các xí nghiệp, đơn vị trên cơ sở các chế độ chính sách, chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước.
Các Xí nghiệp (XN), đơn vị trực thuộc Công ty là những tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Mô hình tổ chức của Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Nội bài như sau:
Chi nhánh công ty
Ban giám đốc
Văn phòng hành chính-TC
PHòng tài chính-KT
Phòng kế hoạch-KD
XN dịch vụ tổng hợp HK nội bài
Xn thương mại Hàng không nB
XN dịch vụ du lịch-k.sạn hK NB không
Xn vận tảI ôtô HK
nội bài
Phòng
k. doanh hàng miễn thuế
3.1 Ban giám đốc công ty:
Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị Tổng Công ty hàng không Việt Nam bổ nhiệm, miên nhiệm. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất của Công ty.
Phó giám đốc Công ty giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
3.2 Văn phòng hành chính tổ chức:
Văn phòng hành chính tổ chức là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
Lập kế hoạch và sắp xếp chương trình làm việc cho Giám đốc và các Phó giám đốc.
Thu thập số liệu, tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty để báo cáo Giám đốc và chuẩn bị nội dung giao ban, hội họp của Công ty.
Thực hiện công tác hành chính, đối ngoại.
Tham mưu giúp Giám đốc trong việc triển khai các phương án tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty và các xí nghiệp thành viên.
Thực hiện công tác quản lý cán bộ, lao động theo phân cấp; công tác bảo vệ nội bộ- thanh tra-pháp chế.
3.3 Phòng kế hoạch- kinh doanh:
Phòng kế hoạch-Kinh doanh là cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực kế hoạch có các chức năng, nhiệm vụ chính sau đây:
Xây dựng và quản lý các kế hoạch sản xuất, phương án kinh doanh của Công ty. Đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch.
Tham gia xây dựng kế hoạch và thẩm định các dự án liên doanh, liên kết kinh tế, các dự án đầu tư sản xuất. Xây dựng, quản lý và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Thu thập và xử lý các thông tin kinh tế, thị trường, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các đơn vị xây dựng kế hoạch SXKD trung hạn và dài hạn; các nghiệp vụ trong công tác kế hoạch, chế độ thống kê báo cáo của các đơn vị. Tổng hợp số liệu và báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Giám đốc công ty và cấp trên.
Nghiên cứu thị trường trong nước và Quốc tế, đề xuất và xây dựng các phương án kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hoá, trang thiết bị phục vụ hành khách theo chức năng, nhiệm vụ của Công ty được Tổng Công ty Hàng không Việt Nam giao.
3.4 Phòng Tài chính – Kế toán:
Phòng Tài chính- Kế toán có các chức năng, nhiệm vụ chính sau đây:
Lập và quản lý kế hoạch thu, chi tài chính, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch.
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán.
Quản lý các loại vốn và các quỹ tập trung của toàn công ty, kể cả nguồn vốn hợp tác kinh doanh liên doanh, liên kết với các đối tác trongvà ngoài nước.
Tổng hợp quyết toán tài chính toàn Công ty và báo cáo lên trên theo chế độ quy định.
Tham gia xây dựng và quản lý các định mức chi phí, quản lý giá theo phân cấp của Công ty.
Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ tài chính, kế toán thông kê cho các đơn vị thuộc Công ty.
Tham gia xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế toán trong toàn Công ty.
3.5 Các đơn vị thành viên:
3.5.1 Phòng kinh doanh hàng miễn thuế:
Phòng kinh doanh hàng miễn thuế là một đơn vị kinh tế, kinh doanh hạch toán nội bộ báo sổ theo phân cấp có các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Nghiên cứu thị trường trong nước và Quốc tế, xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế về kinh doanh hàng miễn thuế theo phân cấp uỷ quyền.
Tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế theo kế hoạch Công ty giao trên cơ sở các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hợp đồng kinh tế khác được Công ty ký kết hoặc uỷ quyền ký kết.
Xây dựng và thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy chế và quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế trong nội bộ đơn vị theo phân cấp của Công ty trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty.
3.5.2 Chi nhánh Công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội bài
Chi nhánh Công ty dịch vu hàng không sân bay Nội bài là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng, nhiệm vụ chính sau đây:
Đại lý thu gom, giao nhận hàng hoá uỷ thác trong nước và quốc tế.
Đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không.
Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hàng không tại thành phố có hành khách đi máy bay.
Kinh doanh dịch vụ giao nhận chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế.
Kinh doanh văn hoá phẩm và xuất bản phẩm.
Dịch vụ đóng gói, bốc xếp hàng hoá hành lý đi máy bay.
Xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ hành khách.
Kinh doanh quảng cáo.
Cung ứng các dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng không.
3.5.3 Xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp hàng không Nội bài
Xí nghiệp Dịch vụ tổng hợp HK Nội bài là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng nhiệm vụ sau:
Dịch vụ phục vụ khách hạng nhất, cho hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.
Cung ứng các dịch vụ công cộng: vệ sinh khu ga, chăm sóc cây cảnh khu vực Cụm cảng hàng không sân bay Miền Bắc.
- Cung ứng dịch vụ điện thoại, telex, fax và các loại dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Công ty và được Công ty uỷ quyền.
3.5.4 Xí nghiệp Dịch vụ du lich-Khách sạn hàng không
XN Dịch vụ du lịch-Khách sạn hàng không là đơn vị hạch toán phụ thuộc có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, phương tiện đi lại.
Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành trong nước và quốc tế.
Kinh doanh dịch vụ thương nghiệp tổng hợp bao gồm: bách hóa, mỹ phẩm, hàng lưu niệm, đại lý hàng hoá.
Cung ứng dịch vụ điện thoại, telex, fax, dịch vụ giải trí và các loại dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Công ty và được Công ty uỷ quyền.
Cho thuê mặt bằng, kho tàng.
3.5.5 Xí nghiệp Thương mại hàng không Nội bài
XN Thương mại hàng không Nội bài là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng, nhiệm vụ sau:
Kinh doanh dịch vụ thương nghiệp tại Cảng hàng không, sân bay, bao gồm bán hàng bách hóa, mỹ nghệ, souvenir.
Sản xuất, chế biến và đóng gói hành hoá phục vụ hành khách và thị trường.
Kinh doanh hàng ăn uống giải khát, Fast Food ( ăn nhanh), phục vụ ăn uống cho khách đi máy bay chậm nhỡ chuyến.
3.5.6 Xí nghiệp Vận tải ôtô hàng không Nội bài
XN vận tải ôtô hàng không Nội bài có chức năng, nhiệm vụ sau:
Kinh doanh vận tải hành khách qua lại sân bay bằng các phương tiện ôtô xe buýt, Taxi, xe đặc chủng, kinh doanh xăng, dầu.
Dịch vụ chở khách trong sân đỗ máy bay đối với: tổ lái, tiếp viên, khách hạng C, VIP, đại diện các hãng hàng không.
Khai thác, phát triển dịch vụ kỹ thuật ôtô, xe máy, sữa chữa ôtô.
Tổ chức liên doanh, liên kết để phát triển vận doanh và các dịch vụ đồng bộ khác của vận tải mặt đất.
II. PHân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO.
1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu.
1.1.Nghiên cứu quy mô và biến động
Trong những năm gần đây do có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đa dang hoá dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ…đặc biệt là sau khi nhà ga T1 vào hoạt động, cùng với nhu cầu đi lại ngày càng nhiều của người dân, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao phương tiên đi lại ngày càng hiện đại, ngành Hàng không đã thu hút nhiều khách tham gia, lượng khách tăng mạnh, làm cho doanh thu hàng năm của Công ty tăng lên. Tình hình biến động tổng doanh thu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Bảng phân tích biến động của chỉ tiêu doanh thu giai đoạn
2000 -2004
Năm
DT
(tr.đ)
Lượng tăng giảmtuyệt đối(tr.đ)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng
(%)
1% tăng giảm (tr.đ)
ti
Ti
ai
Ai
gi
2000
106352
-
-
-
-
-
-
-
2001
117694
11342
11342
110,66
110,66
10,66
10,66
1063,52
2002
144234
26540
37882
122,55
135,62
22,55
35,62
1176,94
2003
203680
59446
97328
141,21
191,51
41,21
91,51
1442,34
2004
258860
55180
152508
127,09
243,4
27,09
143,4
2036,8
Bquân
166,164
38,127
-
124,9
-
24,9
-
-
Qua kết quả tính toán trên ta có thể thấy thời kỳ 2000-2001 doanh thu dịch vụ của công ty đạt mức cao và ngày càng tăng lên qua các năm. Doanh thu trung bình mỗi năm của công ty trong giai đoạn này là 166.164 triệu đồng, bình quân mỗi năm doanh thu tăng 38,27 tr.đ, ứng với tốc độ phát triển trung bình là 124,%.
Trong giai đoạn này tốc độ tăng doanh thu của công ty ngày càng cao, năm 2001 tốc độ tăng là 10,66% nhưng sang 2002 tốc độ tăng đã lên tới 22,55%. Năm 2003 là năm mà doanh thu của công ty có tốc độ tăng trưởng rất cao 41,21%, đây là năm công ty tròn mười năm, trong năm này công ty đã đề ra nhiều chiến lược cũng như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân viên hăng hái lập thành tích kỷ niệm 10 năm thành lập, bên cạnh đó năm 2003 nước ta đăng cai SEAGAME 22 đón tiếp rất nhiều khách nước ngoài tạo thuận lợi rất lớn cho ngành Hàng không, cũng như là công ty NASCO, làm cho doanh thu năm này tăng vượt trội lên tới 59446 tr.đ, đến năm 2004 mức tăng doanh thu đã trở lại ổn định hơn nhưng vẫn ở mức cao 27,09% (hay 55180 tr.đ). Qua sự biến động của doanh thu ta thấy công ty có tiềm năng rất lớn lượng khách mà công ty phục vụ ngày càng tăng, chỉ trong vòng 5 năm mà doanh thu của Công ty tăng hơn 2,4 lần tức tăng 152508 tr.đ điều này chứng tỏ quy mô phục vụ của công ty được mở rộng rất nhiều sau 5 năm. Vậy sự biến động đó của công ty có theo một quy luật nào không? Ta sẽ đi phân tích tính quy luật biến động của doanh thu qua thời gian.
1.2 phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu doanh thu của Công ty NASCO.
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của Công ty theo các đơn vị thành viên giai đoạn 2000 - 2004
Đơn vị: triệu đồng
Năm
toàn công ty
XNDVTM
xndv dl-ks
xn Vận tải ôtô
Xn dvthhk
Chi nhánh
htkdmiễn thuế
Hđ khác
2000
106352
19731
2404
29085
9472
4084
41459
117
2001
117694
21382
2143
28579
8761
6910
49081
838
2002
144234
27836
2587
25266
10902
11249
66056
338
2003
203680
30768
3526
24814
12951
16735
114234
652
2004
258860
38782
4766
32846
18588
23185
138934
1759
Từ bảng tính toán trên ta thấy doanh thu toàn công ty được tổng hợp từ doanh thu của các đơn vị thành viên:
trong đó i là các đơn vị thành viên.
Từ bảng giá trị tuyệt đối này ta tính được tỷ trọng doanh thu của các đơn vị thành viên so với tổng doanh thu của toàn Công ty.
Kết quả được tính ở bảng 4.
Bảng 4: Tỷ trọng doanh thu các đơn vị thành viên trong tổng doanh thu toàn Công ty:
Đơn vị: %
Năm
toàn công ty
XNDVTM
xndv dl-ks
xn Vận tải ôtô
Xn dvthhk
Chi nhánh
htkdmiễn thuế
Hđ khác
2000
100
18.55
2.26
27.35
8.91
3.84
38.98
0.11
2001
100
18.17
1.82
24.28
7.44
5.87
41.70
0.71
2002
100
19.30
1.79
17.52
7.56
7.80
45.80
0.23
2003
100
15.11
1.73
12.18
6.36
8.22
56.09
0.32
2004
100
14.98
1.84
12.69
7.18
8.96
53.67
0.68
Từ bảng tính toán trên ta thấy sự đóng góp doanh thu toàn Công ty của các đơn vị rất khác biệt vì mỗi đơn vị có đặc thù sản xuất kinh doanh riêng với các quy mô khác nhau do đó làm cho tỷ trọng doanh thu của các đơn vị thành viên là rất khác nhau. Hệ thống kinh doanh hàng miễn thuế là đơn vị mang lại doanh thu cao nhất cho toàn Công ty với tỷ trọng lớn nhất, năm 2000 đơn vị chiếm 38,98% tổng doanh thu toàn Công ty và tỷ trọng này ngày càng tăng đến năm 2003 đơn vị chiếm 56,09% tổng doanh thu và năm 2004 là 53,67%. Có được điều này là do đơn vị kinh doanh hàng miễn thuế có lợi thế phát triển đó là bán hàng miễn thuế trên máy bay với nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều công ty ngày càng đầu tư nhiều hàng hoá làm cho hoạt động của đơn vị ngày càng phát triển. Đơn vị thứ 2 có xu hướng ngày càng phát triển đó là Chi nhánh Công ty điều này được thể hiện ở tỷ trọng của đơn vị ngày càng tăng qua các năm. Hoạt động chính của Chi nhánh là dịch vụ vận chuyển hàng hoá và chuyển phát nhanh quốc tế bằng đường hàng không. Tỷ trong doanh thu của Chi nhánh thấp do quy mô hoạt động nhỏ, với mức doanh thu ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ Chi nhánh hoạt động rất hiệu quả.
Ngược lại với hai đơn vị trên thì Xí nghiệp vận tải ôtô là đơn vị có tỷ trọng doanh thu lớn thứ 2 trong công ty nhưng tỷ trọng này ngày càng giảm xuống theo thời gian, năm 2000 đơn vị chiếm 27,35% tổng doanh thu, sang năm 2001 tỷ trọng này là 24,28% và đến năm 2004 tỷ lệ này là 12,69%. Cùng với Xí nghiệp vân tải ôtô là Xí nghiệp Dịch vụ thương mại và Xí nghiệp Dịch vụ Du lịch-khách sạn đều có tỷ trọng doanh thu giảm xuống qua các năm. Giá trị doanh thu của những Xí nghiệp này đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của nó lại giảm dần có nghĩa là có sự dịch chuyển cơ cấu doanh thu. Trong thực tế các đơn vị có tỷ trong doanh thu ngày càng giảm là những đơn vị gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cụ thể như Xí nghiệp vận tải ôtô và Xí nghiệp Dịch vụ thương mại ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, không còn là đơn vị độc quyền tại nhà Ga T1, ở đây đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân khai thác kinh doanh canh tranh với Công ty NASCO. Đối với Xí nghiệp Dịch vụ Du lịch-khách sạn do cơ sở hạ tầng của khách sạn còn kém loại hình phục vụ còn chưa đa dạng, mặt khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 603.doc