MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC ĐỒ THỊ 8
LỜI MỞ ĐẦU 9
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 9
2. Mục tiêu nghiên cứu: 10
3. Đối tượng nghiên cứu: 11
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: 11
5. Kết cấu đề tài: 11
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ KHÁCH DU LỊCH 12
1. Những vấn đề chung về hoạt động du lịch 12
1.1 Lý luận chung về hoạt động du lịch 12
1.2 Thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay 15
2. Những vấn đề chung về thống kê du lịch 21
2.1 Khái niệm thống kê du lịch 21
2.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê du lịch 21
2.3 Đặc điểm thống kê du lịch ở Việt Nam hiện nay 23
3. Phương pháp thống kê khách du lịch 25
3.1 Định nghĩa và phân loại khách du lịch 25
3.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê khách du lịch 33
3.2.1 Số lượt khách du lịch (K) 33
3.2.2 Số ngày khách du lịch (N) 34
3.2.3 Độ dài lưu trú bình quân (n) 34
3.2.4 Kết cấu khách du lịch/ kết cấu ngày khách du lịch ( , ) 35
3.3 Phương pháp phân tích thống kê khách du lịch 37
3.3.1 Phân tích số lượng khách du lịch 37
3.3.1.1 Phân tích biến động tổng lượng khách du lịch 37
3.3.1.2 Phân tích biến động kết cấu khách du lịch 39
3.3.2 Phân tích số ngày khách du lịch 39
3.3.3 Dự đoán số lượng khách và số ngày khách du lịch 41
3.4 Thực trạng thống kê khách du lịch Việt Nam hiện nay: 42
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2008 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2012 44
1. Đặc điểm nguồn tài liệu dùng trong phân tích 44
2. Phân tích biến động số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 và dự đoán đến năm 2012 45
2.1 Phân tích biến động chung của số lượng khách du lịch quốc tế dến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 và dự đoán đến năm 2012 45
2.1.1 Phân tích đặc điểm biến động của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 45
2.1.2 Phân tích xu thế biến động của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 52
2.1.3 Phân tích biến động thời vụ của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 54
2.1.4 Phân tích biến động thời vụ kết hợp với thành phần xu thế của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 57
2.1.5 Dự đoán số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012 61
2.2 Phân tích biến động cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 68
2.2.1 Phân tích biến động cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 theo thị trường khách đến 68
2.2.2 Phân tích biến động cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 theo mục đích chuyến đi 75
2.2.3 Phân tích biến động cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 theo phương tiện đến 79
3. Phân tích biến động số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 và dự đoán đến năm 2012 84
3.1 Phân tích đặc điểm biến động của số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2008 84
3.2 Phân tích xu thế biến động của số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 90
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 92
3.4 Dự đoán số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2012 94
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 96
1. Đánh giá chung tình hình thống kê khách du lịch Việt Nam: 96
1.1 Thực trạng công tác thống kê du lịch ở Việt Nam: 96
1.2 Những mặt được và mặt hạn chế của thống kê du lịch tại Việt Nam: 98
1.2.1 Những mặt được: 98
1.2.2 Những mặt hạn chế: 98
2. Đánh giá chung tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008: .99
3. Kiến nghị: 102
3.1 Về công tác thống kê du lịch: 102
3.2 Về chủ trương, chính sách đối với hoạt động du lịch: 103
4. Giải pháp: 104
4.1 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thống kê du lịch: 104
4.2 Nhóm giải pháp nhằm phục vụ chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010: 105
4.3 Nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững: 110
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 115
131 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3551 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thống kê tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 và dự đoán đến năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố khách trung bình của tất cả các tháng trong năm. Các tháng còn lại đều có số lượt khách dưới mức trung bình.
Nhận xét: Việt Nam với khí hậu ôn hòa, thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; mùa đông không thực sự khắc nghiệt như ở phương Bắc bên khách du lịch ở các nước thường thích du lịch về phương Nam để thưởng thức khí hậu ấp áp, có cơ hội tắm nắng tại các bãi biển miền nhiệt đới. Đó chính là lý do tại sao vào tầm tháng 4 hàng năm lượng khách du lịch quốc tế đổ về Việt Nam tăng cao hơn mức trung bình. Nắm được đặc điểm này, du lịch Việt Nam cần phải tăng cường hơn nữa việc quảng bá, nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ đặc biệt là ở các miền có bãi biển dài, đẹp nổi tiếng.
Tháng 1, 2 ở Việt Nam thường bắt đầu bằng các lễ hội lớn, thể hiện bản sắc dân tộc, giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của từng dân tộc ở Việt Nam. Du khách phương Tây đến Việt Nam thường bị hấp dẫn bởi sự phong phú và độc đáo của những giá trị văn hóa độc đáo của từng dân tộc Việt Nam. Cơ hội thuận lợi nhất để tìm hiểu được rõ nét nhất các nét văn hóa này chính là các lễ hội dân tộc. Điều này lý giải tại sao, du khách nước ngoài thường tới Việt Nam vào các tháng đầu nằm. Đặc biệt hơn nữa phải kể đến lượng khách Việt Kiều về thăm quê trong dịp lễ Tết, về du xuân. Thời điểm này du lịch Việt Nam thường rơi vào tình trạng quá tải, cầu vượt quá cung, chính vì thế phải chủ động chuẩn bị trước về cơ sở hạ tầng, có các kế hoạch cụ thể để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách.
Tháng 11, 12 số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng tăng nhanh đột biến là do thời gian này bắt đầu mùa nghỉ lễ ở nước ngoài. Nhiều du khách muốn đến Việt Nam để thưởng thức cảm giác đón No-en, năm mới tại đất nước phương Nam giàu bản sắc dân tộc. Đây cũng là cơ hội để họ có những trải nghiệm mới về đất nước, con người Việt Nam trong những thời khắc đặc biệt. Thời gian này, lượng khách Việt Kiều về thăm quê hương cũng tăng lên nhiều. Khách du lịch Trung Quốc tập trung sang thăm Việt Nam những năm gần đây ngày càng đông do điều kiện địa lý, phương tiện giao thông đi lại thuận tiện.
Như vậy, để tổ chức hoạt động du lịch được tốt, hợp lý cần bổ sung thêm nhân viên làm việc lâu dài, nhân viên có hợp đồng lao động theo mùa vụ để bổ sung lực lượng lao động trong thời gian cầu du lịch tăng cao. Bên cạnh đó, tăng thêm các loại hình dịch vụ du lịch bổ sung, sử dụng các chính sách khuyến khích, khen thưởng ngoài thời vụ chính, giảm giá, tặng quà
Phân tích biến động thời vụ kết hợp với thành phần xu thế của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008
Các mức độ của dãy số thời gian biểu thị số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được phân ra làm 3 thành phần như sau: thành phần xu thế; thành phần thời vụ và thành phần ngẫu nhiên. Ở phần trên ta đã sử dụng hàm xu thế và chỉ số thời vụ để phân tích quy luật, tình hình biến động của số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Sau đây, đi sâu phân tích biến động khách du lịch quốc tế Việt Nam do quy luật ngẫu nhiên (sự biến động do các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ở những thời gian khác nhau).
Ba thành phần: xu thế (), thời vụ () và ngẫu nhiên () được kết hợp lại với nhau theo một trong hai dạng sau đây:
Kết hợp cộng:
Kết hợp nhân:
Quan sát biên độ dao động của của đồ thị số lượt khách quốc tế đến Việt Nam để lựa chọn phân tích theo kết hợp cộng hay kết hợp nhân. Nếu biên độ dao động của đồ thị là tương đối đều thì sử dụng phương pháp phân tích theo kết hợp cộng, nếu biên độ dao động của đồ thị mở rộng thì ta lựa chọn phân tích theo kết hợp nhân.
Đồ thị 3: Biên độ dao động của số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008:
Biên độ dao động của của đồ thị số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 là biên độ đều, chính vì thế ta lựa chọn phân tích theo kết hợp cộng.
Mô hình hàm xu thế ta sử dụng để phân tích ở đây là hàm xu thế tuyến tính:
Mô hình hàm xu thế kết hợp biến động thời vụ có dạng sau đây:
với i = 1, 12
Lúc này, việc xác định xu thế và biến động thời vụ được xác định dựa vào bảng Buys – Ballot như sau:
Năm(i) Tháng(j)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng tháng (Tj)
Trung bình tháng
t
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1
84137
151387
157688
147002
148559
186653
213946
198870
245937
288406
301072
349000
369017
420000
3261674
232976,71
2
131825
172834
189291
152966
159807
195023
207266
223891
247199
231943
283897
336000
380000
441000
3352942
239495,86
3
111219
138062
126775
127277
155703
186150
182372
216674
219405
194174
292485
307081
362336
424954
3044667
217476,21
4
123802
136837
163895
133747
149391
179251
193567
222120
155071
225692
286076
309000
350878
411000
3040327
217166,21
5
100930
151069
130102
121908
142975
170532
183452
217178
999000
215212
269653
282500
304848
382000
3671359
262239,93
6
99392
148974
158826
123700
140959
170201
176933
219959
106594
237034
309151
274070
335000
210333
2711126
193651,86
7
111790
101743
125033
107183
140188
176473
216720
225697
153531
263756
325968
303000
343000
330000
2924082
208863,00
8
123112
121133
153757
123664
157228
180521
209890
238488
193390
235798
313012
288148
356000
339000
3033141
216652,93
9
109542
127734
114050
112990
133408
164603
194061
209426
210091
232587
265902
277000
358000
315000
2824394
201742,43
10
106613
110737
113206
115806
139758
160121
176443
199470
226093
244066
289177
276000
332762
296742
2786994
199071,00
11
128616
124202
140240
117460
159299
184560
184528
223063
277090
275579
290000
305577
340000
279904
3030118
216437,00
12
120318
158443
142774
136425
154479
186012
191613
233401
295483
283626
308257
324625
354000
375995
3265451
233246,50
Tổng năm (T=∑Ti)
1351296
1643155
1715637
1520128
1781754
2140100
2330791
2628237
3328884
2927873
3534650
3632001
4185841
4225928
36946275
219918,31
ixTi
1351296
3286310
5146911
6080512
8908770
12840600
16315537
21025896
29959956
29278730
38881150
43584012
54415933
59162992
330238605
Bảng 4: Bảng Buys-Ballot:
Trong đó:
i = 1,2, n : số năm
j= 1, , 12: số tháng
Số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bình quân một tháng tính chung cho 14 năm:
(lượt khách)
Các hệ số của hàm xu thế tuyến tính và thời vụ được tính theo các công thức sau đây:
Với: S=∑i*Ti và T=∑Tj
Mô hình hàm xu thế tuyến tính có biến động thời vụ có dạng như sau:
với j = 1,12
Ta xác định các nhân tố thời vụ như sau:
với j=1,12 (3)
Thay số vào công thức (3) ta có bảng thành phần thời vụ như sau:
Sau khi đã xác định được thành phần xu thế và thời vụ thì thành phần ngẫu nhiên được xác định như sau:
Tham khảo phụ lục 10 số liệu thành phần ngẫu nhiên.
Qua bảng số liệu về thành phần thời vụ, ta có thể thấy các tháng 1,2,3,4,5,12 có xu thế biến động tăng còn các tháng khác thì xu thế biến động của số lượt khách quốc tế đến Việt Nam là giảm. Như vậy, mùa du lịch Việt Nam với khác quốc tế là từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau. Nắm bắt được tình hình này, du lịch Việt Nam cần phải có những biện pháp để cân đối lực lượng lao động cho phù hợp và lên những kế hoạch để có thể phục vụ khách du lịch quốc tế được tốt nhất, tránh tình trạng quá tải, cầu du lịch vượt xa cung du lịch.
Dự đoán số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012
Qua số liệu của bảng 2, ta có thể thấy được rằng, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và tốc độ phát triển liên hoàn của số lượt khách, số ngày khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là không xấp xỉ nhau, do đó không thể sử dựng phương pháp dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân.
Dự đoán dựa vào hàm xu thế:
Trong phần trước, ta đã tìm được hàm xác định xu thế biến động của số khách vào Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 theo hàm xu thế dạng tuyến tính như sau:
Giả sử không có sự biến động nào quá lớn trong những năm tiếp theo, ta có thể dự đoán được số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012 dựa vào hàm xu thế trên.
Ta có kết quả dự đoán theo bảng sau đây:
Bảng 5: Dự đoán dựa vào hàm xu thế số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2012:
Đơn vị: lượt khách
Năm
2009
2010
2011
2012
Số lượt khách
4390938,51
4624527,7
4858116,89
5091706,08
Ta có thể dự đoán dựa vào kết quả tính toán của phần mềm SPSS như sau:
Bảng 6: Dự đoán điểm và dự đoán khoảng cho số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012:
Đơn vị: lượt khách
Năm
Dự đoán điểm số lượt khách
Dự đoán khoảng về số lượt khách
Cận dưới
Cận trên
2009
4390938,626
3795936,821
4985940,432
2010
4624527,824
4013865,4
5235190,249
2011
4858117,022
4230303,176
5485930,868
2012
5091706,22
4445368,819
5738043,62
Kết luận: Sử dụng phương pháp hàm xu thế để dự đoán về số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012 cho ta kết quả như sau:
Năm 2012, số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt mức 5 triệu lượt người. Nếu không có sự biến động quá lớn hay những thay đổi đột ngột về tình hình kinh tế, chính trị, thì năm 2012 sẽ là đánh dấu một mốc mới cho hoạt động du lịch Việt Nam.
Đi vào cụ thể từng năm, ta có thể thấy như sau:
Nếu dự đoán điểm: Số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam lần lượt từ năm 2009 đến 2012 tăng dần, từ hơn 43 triệu năm 2009, 46 triệu năm 2010, 48 triệu năm 2011 đến mốc hơn 5 triệu lượt khách năm 2012.
Nếu dự đoán khoảng: Với khoảng tin cậy đã chọn là 95% thì số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam năm 2009 trong khoảng từ 3,79 triệu tới 4,98 triệu lượt khách; năm 2010 từ 4,01 triệu tới 5,235 triệu lượt khách; năm 2011 từ 4,23 triệu tới 5,48 triệu lượt khách; năm 2012 từ 4,445 triệu tới 7,73 triệu lượt khách.
Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ:
Ở phần trên, ta sử dụng phương pháp dự đoán dựa vào hàm xu thế, khi xây dựng mô hình dự đoán thì các mức độ của dãy số liệu về số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam được xem là như nhau, có quyền số như nhau. Tuy nhiên, trong suốt quá trình 14 năm từ năm 1995 – 2008, số lượng khách quốc tế du lịch đến Việt Nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau và cường độ cũng không giống nhau (ví dụ: tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới thay đổi; thiên tai, lụt lội) Chính vì thế, để dự đoán được chính xác hơn sự thay đổi trong số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì có thể dựa vào phương pháp san bằng mũ để dự đoán. Phương pháp san bằng mũ này chú ý đến các mức độ của dãy số thời gian trong các khoảng thời gian khác nhau một cách khác nhau.
Theo phần trên, dựa vào phương pháp phân tích các thành phần của dãy số thời gian để phân tích tình hình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008, biên độ dao động của số lượt khác quốc tế đến trong suốt giai đoạn này là biên độ đều, vì thế ta đã phân tích mô hình xu thế tuyến tính kết hợp cộng với biến động thời vụ. Áp dụng phần mềm SPSS để dự đoán số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012 , tiến hành dự đoán theo mô hình xu thế tuyến tính kết hợp cộng với biến động thời vụ.
Theo số liệu từ bảng 1, ta có thể xây dựng được bảng số liệu về số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 theo quý như sau:
Bàng 7: Số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 chia theo quý:
Năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
1995
327181
324124
344444
355547
1996
462283
436880
350610
393382
1997
473754
379355
343837
396220
1998
427245
379355
343837
369691
1999
464069
433325
430824
453536
2000
567826
519984
521597
530693
2001
603584
553952
620671
552584
2002
639435
659257
673611
655934
2003
712541
1260665
557012
798666
2004
714523
677938
732141
803271
2005
877454
864880
904882
887434
2006
992081
865570
868148
906202
2007
1111353
990726
1057000
1026762
2008
1285954
1003333
984000
952641
Sử dụng phần mềm SPSS để dự đoán số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012 theo quý. Ta có bảng kết quả như sau:
Bảng 8: Dự đoán số lượt khách quốc tế đến Việt Nam theo quý tới năm 2012:
Năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
2009
1166943,821
1102223,184
1073403,907
1088516,389
4431087,301
2010
1222225,205
1157504,569
1128685,292
1143797,774
4652212,84
2011
1277506,59
1212785,953
1183966,677
1199079,158
4873338,378
2012
1332787,974
1268067,338
1239248,061
1254360,543
5094463,916
So sánh với kết quả dự đoán bằng phương pháp hàm xu thế, ta thấy giá trị dự đoán số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012 là tương đối giống nhau. Theo như dự đoán, tới năm 2012, du lịch Việt Nam sẽ đón vị khách du lịch thứ 5 triệu. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động du lịch Việt Nam. Chúng ta cần có những biện pháp thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của du lịch Việt Nam, để Việt Nam có thể đạt mốc 5 triệu khách du lịch tới thăm trong thời gian sớm nhất.
Dự đoán số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo tháng dựa vào kết quả dự đoán năm và dãy số thời vụ:
Ta sử dụng công thức sau:
Ta dự đoán được số lượt khách du lịch vào Việt Nam đến năm 2012 theo bảng như sau:
Bảng 9: Dự đoán số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tới năm 2012 theo tháng:
Đơn vị: lượt khách
Tháng
Năm
2009
2010
2011
2012
4390939
4624528
4858117
5091706
1
1,06
387866,2
408500
429133,7
449767,4
2
1,09
398843,6
420061,3
441279
462496,6
3
0,99
362252,4
381523,5
400794,7
420065,8
4
0,99
362252,4
381523,5
400794,7
420065,8
5
1,19
435434,7
458599
481763,3
504927,5
6
0,88
322002,2
339132
356261,9
373391,8
7
0,95
347616
366108,5
384600,9
403093,4
8
0,99
362252,4
381523,5
400794,7
420065,8
9
0,92
336638,6
354547,1
372455,6
390364,1
10
0,91
332979,5
350693,4
368407,2
386121,1
11
0,98
43031,2
377669,8
396746,2
415822,7
12
1,06
387866,2
408500
429133,7
449767,4
Cả năm
4079036
4628382
4862165
5095949
So sánh với kết quả dự đoán bằng phương pháp hàm xu thế và phương pháp san bằng mũ, ta thấy kết quả dự đoán số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam tới năm 2012 tương đối trùng nhau. Dự đoán cho thấy, đến năm 2012, Việt Nam sẽ có 5 triệu lượt khách tới du lịch.
Dự đoán số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam dựa vào bảng Buys – Ballot:
Ta có mô hình hàm xu thế biểu diễn xu hướng biến động của số khách theo yếu tố thời vụ như sau:
với j = 1,12
Ta sử dụng bảng Buys – Ballot để dự đoán số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam tới năm 2012 như sau:
Bảng 10: Dự đoán số lượt khách quốc tế du lịch đến Việt Nam tới năm 2012
Đơn vị: lượt khách
Tháng
2009
2010
2011
2012
1
378969,9
398444,7
417910,5
437376,2
2
385490,1
404963,8
424429,6
443895,4
3
363471,4
382944,2
402410
421875,7
4
363162,4
382634,2
402100
421565,7
5
408237,2
427707,9
447173,7
466639,4
6
339650,1
359119,8
378585,6
398051,4
7
354862,2
374331
393796,7
413262,5
8
362653,2
382120,9
401586,7
421052,4
9
347743,7
367210,4
386676,2
406141,9
10
345073,2
364539
384004,7
403470,5
11
362439,2
381905
401370,7
420836,5
12
379248,7
398714,5
418180,2
437646
Cả năm
4391001
4624635
4858225
5091814
Phân tích biến động cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008
Từ năm 1995 tới nay, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh, thêm vào đó là sự đa dạng của các thị trường khách đến. Hiện nay, Tổng cục du lịch chia thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thành 5 thị trường chính bao gồm: thị trường Đông Nam Á; thị trường Nhật Bản; thị trường Trung Quốc; thị trường Pháp và các nước Tây Âu; thị trường Australia và NewZeland.
Phân tích biến động cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 theo thị trường khách đến
Số liệu về số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chia theo thị trường đến được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 11: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch giai đoạn 1995-2008
Đơn vị: lượt khách
Quốc tịch
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Trung Quốc
62640
377555
405389
420743
484120
626476
675758
723435
692992
778431
752576
516286
558719
650055
Mỹ
189090
146488
147982
176578
210377
209482
230405
259853
218826
272473
333566
385654
412301
417198
Đài Loan
224127
175486
156068
138529
173514
209981
199638
211073
208148
256906
286324
274663
314026
303527
Nhật
119540
118310
124862
95258
113514
142904
205113
279766
209560
267210
320605
383896
411557
392999
Pháp
137890
87795
81513
83371
86026
88215
99719
111548
86787
104025
126402
132304
182501
182048
Anh
52820
40692
47491
39631
43863
53924
64718
69681
63345
71016
80884
84264
105918
126532
Hồng Kông
21133
14918
11573
8573
9172
4864
4557
4015
3082
3264
276352
4199
5864
183142
Thái Lan
23117
19626
18526
16474
19410
20773
31647
41012
40147
53682
84110
123804
160747
205632
Quốc tịch khác
520939
662285
722233
540971
641758
783481
819236
927854
1805997
1120866
1273831
1726931
2034208
1764795
Từ bảng số liệu trên, đi xây dựng bảng tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch giai đoạn 1995 – 2008
Bảng 12: Tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 theo quốc tịch
Đơn vị: %
Quốc tịch
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Trung Quốc
4.64
22.98
23.63
27.68
27.17
29.27
28.99
27.53
20.82
26.59
21.29
14.21
13.35
15.38
Mỹ
13.99
8.92
8.63
11.62
11.81
9.79
9.89
9.89
6.57
9.31
9.44
10.62
9.85
9.87
Đài Loan
16.59
10.68
9.10
9.11
9.74
9.81
8.57
8.03
6.25
8.77
8.10
7.56
7.50
7.18
Nhật
8.85
7.20
7.28
6.27
6.37
6.68
8.80
10.64
6.30
9.13
9.07
10.57
9.83
9.30
Pháp
10.20
5.34
4.75
5.48
4.83
4.12
4.28
4.24
2.61
3.55
3.58
3.64
4.36
4.31
Anh
3.91
2.48
2.77
2.61
2.46
2.52
2.78
2.65
1.90
2.43
2.29
2.32
2.53
2.99
Hồng Kông
1.56
0.91
0.67
0.56
0.51
0.23
0.20
0.15
0.09
0.11
7.82
0.12
0.14
4.33
Thái Lan
1.71
1.19
1.08
1.08
1.09
0.97
1.36
1.56
1.21
1.83
2.38
3.41
3.84
4.87
Quốc tịch khác
38.55
40.31
42.10
35.59
36.02
36.61
35.15
35.30
54.25
38.28
36.04
47.55
48.60
41.76
Chung
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Kết luận: qua bảng phân tích tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008 theo quốc tịch ta có thể thấy:
Ngoại trừ năm 1995 thì lượng khách du lịch người Trung Quốc đến Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1996-2008. Khách có quốc tịch Hồng Kông đến Việt Nam trong suốt giai đoạn 14 năm từ 1995-2008 chiếm tỷ trọng thấp nhất trên tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, ngoại trừ trong 2 năm 2005 và 2008, tỷ trọng khách Hồng Kông du lịch đến Việt Nam tăng vọt (7.82% và 4.33%).
Khách du lịch quốc tịch Mỹ, Pháp, Đài Loan, Nhật chiếm tỷ trọng tương đối cao trong thành phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chia theo quốc tịch trong suốt giai đoạn 1995-2008.
Nhận xét: đi cụ thể vào một số thị trường được coi là trọng điểm ta có những nhận xét sau:
Đồ thị 4: Số lượt khách quốc tịch Trung Quốc đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2008:
Đối với thị trường khách quốc tịch Trung Quốc: năm 1995, khách du lịch có quốc tịch Trung Quốc chiếm 4.64% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đây là con số ở mức trung bình, tuy nhiên trong giai đoạn 13 năm sau đó cho đến năm 2008 thì số khách du lịch có quốc tịch Trung Quốc đến Việt Nam tăng vọt, làm cho tỷ trọng của khách có quốc tịch này đến Việt Nam luôn giữ ở mức trên 13%, một mức có thể nói là tương đối cao. Đồng thời tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch cao nhất cũng thuộc về những khách có quốc tịch Trung Quốc. Sở dĩ như vậy là vì: vị trí địa lý của Trung Quốc ở rất gần Việt Nam, việc đi du lịch sang Việt Nam trở nên dễ dàng đặc biệt khi mà các phương tiện giao thông vận tải đang ngày càng trở nên thông dụng. Năm 1995, Việt Nam gia nhập các tổ chức ASEAN, chính điều này một phần cũng giúp du lịch Việt Nam phát triển rất mạnh. Khách Trung Quốc sang Việt Nam du lịch với mục đích kết hợp công việc cũng tăng lên rất nhiều. Với việc mở rộng tự do thương mại, sự xuất hiện của các cửa khẩu kinh tế giáp Trung Quốc đã mở đường cho việc thông thương giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Nhờ đó mà du lịch Việt Nam – Trung Quốc trở nên đơn giản, thuận tiện và cũng được nhiều người dân Trung Quốc biết đến.
Đồ thị 5: Số lượt khách quốc tịch Mỹ đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2008:
Đối với thị trường khách quốc tịch Mỹ: ngay từ năm 1995, số lượng khách quốc tịch Mỹ đến Việt Nam đã chiếm tỷ trọng tương đối cao so số lượng khách du lịch đến Việt Nam với quốc tịch khác. Năm 1995, con số này đạt ở mức 13,99%; đứng thứ 2 sau Đài Loan (16,59%); tiếp tục trong những năm sau đó, tỷ trọng khách du lịch đến Việt Nam với quốc tịch Mỹ luôn đạt mức trên 8%, ngoại trừ năm 2003 (6,57%). Nguyên nhân có thể được kể đến đó là sự bùng nổ của nạn dịch SARS tại Mỹ, khiến cho cư dân Mỹ có xu hướng hạn chế việc đi lại đến các nơi công cộng đông người như ga tàu, sân bay và hạn chế cả hoạt động đi du lịch để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra trong thời gian này, không có một cơ quan hàng không nào của Mỹ có kế hoạch mở đường bay thẳng tới Việt Nam. Khách Mỹ muốn tới Việt Nam phải đi qua Nhật Bản hoặc Hàn Quốc nơi Mỹ đã thiết lập đường bay thẳng. Đến tháng 8 năm 2003, một đợt xúc tiến du lịch có quy mô lớn của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Việt Nam Airlines và các hãng du lịch lữ hành trong nước đã được tổ chức tại San Francisco (Mỹ) nhằm quảng bá du lịch và Hàng không Việt Nam. Cũng trong chương trình này, VietNam Airlines đã tiếp nhận chiếc Boeing 777 đầu tiên được đặt mua với sự tài trợ tín dụng của các ngân hàng Mỹ. Nhờ chiến dịch quảng bá đạt hiệu quả cao này, cùng với việc Việt Nam được xác định không phải là tâm điểm của nạn dịch SARS, hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt các du khách Mỹ cũng dần được cải thiện. Số khách Mỹ đến Việt Nam trong năm 2004 đã tăng lên, chiếm 9,35% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tháng 6 năm 2005, hãng hàng không Mỹ United Airlines mở tuyến bay thẳng đầu tiên đến Việt Nam (tuyến San Francisco – Tp. Hồ Chí Minh), tuyến bay mới này đã tạo điều kiện thuận lợi và tâm lý an tâm cho du khách Mỹ. Ngoài United Airlines, các hãng hàng không của Hàn Quốc, Pháp cũng có tuyến đường bay trực tiếp đến Việt Nam. Nhiều khách sạn, khu nghỉ sang trọng, các công ty lữ hành Việt Nam và Mỹ chuyên tổ chức các chuyến du lịch đến Việt Nam với những dịch vụ chất lượng cao hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của du khách. Nhờ đó mà năm 2006, đánh dấu một mốc quan trọng cho du lịch Việt Nam, số lượng khách Mỹ đã đạt mức trên 10% trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Như vậy có thể thấy, trong suốt 10 năm từ năm 1995 – 2005, Mỹ luôn là một trong các thị trường khách du lịch lớn nhất của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, số lượng khách Mỹ tới Việt Nam mới chỉ chiếm gần 0.5% trong tổng số khách Mỹ đi du lịch nước ngoài. Để đáp ứng được yêu cầu của khách Mỹ, cần có sự hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam tới người dân Mỹ. Năm 2007, du lịch Việt Nam đã có một bước tiến lớn khi đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu tới Việt Nam, và đó là một du khách Mỹ.
Ngoài Trung Quốc và Mỹ ra thì Nhật Bản và Đài Loan cũng là những thị trường quan trọng của du lịch Việt Nam với số lượng khách chọn Việt Nam làm điểm đến du lịch ngày càng cao. Sở dĩ một phần như vậy đó là do sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông liên lạc giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng như Đài Loan. Sự tương đồng về mặt văn hóa cũng là một lý do khiến cho các du khách ở Nhật Bản, Đài Loan muốn tìm đến Việt Nam.
Đồ thị 6: Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chia theo quốc tịch giai đoạn 1995 - 2008
Phân tích biến động cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 theo mục đích chuyến đi
Số liệu về số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 chia theo mục đích chuyến đi được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 13: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi giai đoạn 1995-2008
Đơn vị: lượt khách
Mục đích
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Du lịch nghỉ ngơi
610647
661716
691402
598930
837550
964922
1222123
1462039
1238584
1583985
2041529
2068875
2569150
2631943
Công việc
308015
364896
403175
291865
266011
419346
401137
445919
468429
521666
493335
575812
643611
844777
Thăm thân nhân
202694
273784
371849
300895
337086
295208
390379
425361
392256
467404
505327
560903
603847
509627
Mục đích khác
229940
342759
249211
328438
341107
460624
317152
294918
1229615
354818
494459
426411
369233
239581
Từ bảng số trên, xây dựng bảng tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008 phân theo mục đích đến:
Bảng 14: Tỷ trọng khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2167.doc