LỜI CAM ĐOAN .2
MỤC LỤC.3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.5
DANH MỤC CÁC BẢNG .6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.7
MỞ ĐẦU.8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI .10
1.1.KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI .11
1.1.1. Khái niệm về lưới điện phân phối.11
1.1.2. Khái niệm về một số thiết bị chủ yếu trên lưới điện phân phối.12
1.1.3. Khái niệm về quản lý vận hành lưới điện phân phối. .12
1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI.13
1.2.1. Quy định công tác kiểm tra sửa chữa củng cố lưới điện và thí nghiệm
định kỳ. .13
1.2.2. Quy định về điều tra, xử lý sự cố .14
1.2.3. Quy định quản lý vận hành đường dây trung thế .17
1.2.4. Quy định về quản lý vận hành TBA phân phối .19
1.2.5. Quy định về quản lý vận hành khu vực hạ thế.21
1.2.6. Nội dung hoạt động quản lý kỹ thuật phục vụ công tác quản lý vận hành
lưới điện tại Công ty Điện lực. .23
1.3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI .27
1.3.1. Chỉ tiêu về suất sự cố.28
1.3.2. Chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện. .28
1.3.3. Chỉ tiêu tổn thất điện năng của lưới điện phân phối .31
1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI.33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH
LƯỚI ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THANH TRÌ.34
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC THANH TRÌ.35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .35
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Điện lực Thanh Trì – Tổng Công ty
Điện lực TP Hà Nội .35
2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Điện lực Thanh Trì .36
120 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện tại công ty điện lực Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập phương án sửa chữa thường
xuyên kịp thời đối với các tồn tại nhỏ. Với các tồn tại lớn thì kết hợp cùng phòng
Kỹ thuật kiểm tra theo dõi và lên kế hoạch sửa chữa lớn trong thời gian ngắn nhất.
Tuy nhiên công tác kiểm tra đường dây trung thế vẫn còn nhiều hạn chế:
Một số lộ đường dây trung thế có chiều dài lớn như lộ 373 E1.10 kéo dài từ
đầu huyện Thanh Trì tới cuối huyện Thanh Trì, bán kính rộng, nhiều đoạn không đi
qua các khu phố và làng xóm có mật độ dân cư lớn gây khó khăn trong công tác đi
lại để kiểm tra.
Công tác kiểm tra cũng chỉ thực hiện bằng việc quan sát là chủ yếu nên
không phản ánh rõ được chất lượng thực tế của đường dây.
Việc đo nhiệt độ mối nối là rất quan trọng khi kiểm tra đường dây trung
thế nhưng Công ty Điện lực Thanh Trì lại chưa được trang bị thiết bị súng bắn
nhiệt độ nên nhiều trường hợp nhiệt độ mối nối quá giới hạn mà không được
phát hiện đến khi xảy ra sự cố.
Nguyên nhân các tồn tại trong công tác kiểm tra ĐDK :
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
54
Việc phân công trách nhiệm quản lý vận hành đối với từng ĐDK tại Phòng
Điều độ vận hành không hợp lý, thể hiện ở chỗ nhiều đường dây có chiều dài lớn,
trải dài qua nhiều địa bàn xã nhưng số lượng công nhân quản lý lại quá ít Cụ thể
như lộ 373E1.10 dài 64 km, trải dài từ đầu huyện Thanh Trì tới cuối huyện Thanh
Trì mà lại chỉ phân công cho 2 công nhân quản lý vận hành, khi tiến hành kiểm tra
định kỳ ngày cũng không thể kiểm tra đủ toàn bộ lộ, đặc biệt là kiểm tra đêm thì lại
càng khó khăn hơn với phương tiện đi lại bị hạn chế. Trong khi đó các lộ đường dây
có chiều dài ngắn hơn thì lại cũng phân công 2 cá nhân quản lý vận hành.
Việc kiểm tra bằng mắt là chủ yếu nên không kiểm tra được những khiếm
khuyết, không kiểm tra được khoảng cách giữa các dây dẫn có đảm bảo yêu cầu hay
không.
Không được trang bị thiết bị kiểm tra đầy đủ do còn phụ thuộc vào Tổng
công ty Điện lực TP Hà Nội có kế hoạch cấp phát hàng năm.
2.2.3.2. Phân tích công tác thí nghiệm định kỳ :
Phòng Điều độ vận hành đã thực hiện kế hoạch thí nghiệm định kỳ đường
dây (bao gồm các thiết bị như tiếp địa đường dây, chống sét, cầu dao phụ tải, cầu
chì tự rơi, recloser) theo đúng quy định yêu cầu đối với từng thiết bị. Tuy nhiên
hiện nay số lượng các thiết bị trên lưới rất lớn đặc biệt là tiếp địa đường dây,
chống sét, cầu dao phụ tải nên về mặt số lượng Công ty Điện lực Thanh Trì
không đạt yêu cầu.
2.2.3.3. Một số công tác vận hành khác trên ĐDK :
Công ty Điện lực Thanh Trì đã thực hiện và lập các sổ theo dõi như sổ nhật
ký vận hành, báo cáo vận hành, sổ theo dõi thao tác cầu dao phụ tải và vận hành
recloser và được cập nhật thường xuyên các thông số, dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp
thời.
Công ty Điện lực Thanh Trì đã kết hợp cùng với các dịp cắt điện cải tạo
đường dây tổ chức vệ sinh sứ định kỳ, phát hiện và thay thế các quả sứ nứt vỡ, nâng
cao độ tin cậy cung cấp điện. Tổ chức kiểm tra rà soát trên toàn lưới thay thế các sứ
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
55
6kV, 10kV, 15kV, 35kV (thủy tinh) cũ bằng sứ 24kV, 35kV kể cả với các nhánh
khách hàng.
Vệ sinh công nghiệp các thiết bị : vệ sinh được 4435 quả sứ kim và 383 sứ
bát vượt kế hoạch do kết hợp tốt với các kế hoạch đại tu cải tạo.
Kết hợp cùng các kịp cắt điện cải tạo đường dây tổ chức bảo dưỡng định kỳ
các bộ cầu dao trên các lộ đường dây nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của thiết bị.
Thực hiện bảo dưỡng 200 dao (tháng 8/2012), kiểm tra ép lèo ĐDK được 72
vị trí.
Thực hiện đảm bảo điện thành công trong các dịp lễ tết trên địa bàn huyện,
kết hợp với công tác đảm bảo điện tổ chức rà soát đo nhiệt độ các mối nối.
2.2.4. Phân tích công tác quản lý vận hành trạm biến áp phân phối
2.2.4.1. Phân tích công tác kiểm tra TBA :
Năm 2012, với số lượng TBA là tài sản ngành điện gồm 216 trạm, phân bố
rộng khắp trên địa bàn huyện Thanh Trì. Đội quản lý vận hành TBA là đơn vị trực
tiếp quản lý vận hành số TBA nói trên. Đội đã tổ chức phân khu, phân tuyến, phân
công rõ trách nhiệm từng cá nhân gắn với chế độ thưởng phạt.
Với các quy định chặt chẽ về tần suất kiểm tra định kỳ ngày, định kỳ đêm
Đội quản lý TBA đã thực hiện theo đúng yêu cầu với hầu hết các TBA, tuy nhiên có
một số TBA không được kiểm tra thực tế mà chỉ báo cáo trên giấy tờ.
Công tác kiểm tra bất thường các TBA được thực hiện nghiêm chỉnh tại
Công ty Điện lực Thanh Trì. Cụ thể với nhiệm vụ đảm bảo điện liên tục cho toàn
huyện, đảm bảo điện cho các dịp lễ tết, lễ hội, các sự kiện văn hóa chính trị của
huyện, trước và sau mưa bão, Công ty Điện lực Thanh Trì luôn tiến hành kiểm tra
trước các TBA phục vụ cho các sự kiện này.
Đối với các TBA đang có hiện tượng quá tải, Công ty cũng tổ chức kiểm tra
bất thường nghiêm túc và sát sao. Ngoài yêu cầu kiểm tra theo quy định, Công ty
Điện lực Thanh Trì còn tăng cường kiểm tra thêm vào những thời gian khác nhau.
Ví dụ như TBA Tranh Khúc cấp điện phục vụ cho thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
56
xảy ra tình trạng quá tải vào các ngày mùng 1, 15 âm lịch và các ngày giáp Tết âm
lịch do đây là làng nghề nấu bánh chưng, sử dụng các nồi đun công suất lớn, Đội
quản lý TBA đã thực hiện kiểm tra mỗi ngày 01 lần vào thời điểm tải cao nhất như
quy định, ngoài ra còn tổ chức đo dòng, áp cao điểm tối nhiều ngày liên tục. Kết
hợp cùng đội quản lý khách hàng 4 trực tại TBA và các hộ đun công suất lớn vận
động khách hàng bố trí thời gian đun hợp lý, tránh đun vào giờ cao điểm.
Trong năm 2012, Công ty Điện lực Thanh Trì đã để xảy ra 2 vụ sự cố liên
quan đến TBA :
Sự cố tại TBA Văn Điển 10 : nổ 01 pha cầu chì tự rơi (SI)
Sự cố tại TBA XN 810 : phóng điện 01 quả sứ xuyên tường.
TBA Văn Điển 10 là tài sản của Công ty Điện lực Thanh Trì, theo kế hoạch
kiểm tra định kỳ thì TBA Văn Điển 10 được kiểm tra ngày, đêm theo quy định
nhưng trên thực tế tại Đội trạm biến áp có đầy đủ biên bản kiểm tra, nội dung
kiểm tra đều tốt nhưng kết quả đó chỉ là ngồi nhà ghi biên bản chứ không đi
kiểm tra thực tế tại trạm do đó không phát hiện được tồn tại để ngăn ngừa sự
cố xảy ra.
TBA XN 810 là tài sản của khách hàng, Công ty Điện lực Thanh Trì không
lập kế hoạch kiểm tra định kỳ hay tăng cường đối với các TBA khách hàng nên
không thống kê, cập nhật được các tồn tại trên lưới điện của khách hàng.
Sau khi xảy ra sự cố, đội quản lý TBA đã thực hiện kịp thời kiểm tra ngay
sau sự cố, xác định được nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Với quy định về kiểm tra tổng thể : 6 tháng/1 lần do nhân viên Phòng Kỹ
thuật thực hiện với các TBA đã phát hiện tồn tại nhưng chưa xử lý. Trên thực tế
nhân viên phòng kỹ thuật cũng không thực hiện kiểm tra đầy đủ đối với các
TBA trên mà chỉ kiểm tra xác suất vài TBA.
Công tác kiểm tra kỹ thuật cũng do Phòng kỹ thuật thực hiện 1 năm/1 lần.
Nhưng Phòng Kỹ thuật cũng chỉ thực hiện kiểm tra mang tính đối phó là chủ yếu.
Đa phần là không đi kiểm tra thực tế mà lấy luôn kết quả kiểm tra định kỳ ngày
hoặc đêm của Đội quản lý TBA để ghi biên bản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
57
này là do không lập biên bản ngay tại hiện trường mà để xảy ra tình trạng các
biên bản về nhà ngồi ghi hàng loạt. Một nguyên nhân khác nữa là ý thức trách
nhiệm của cán bộ kỹ thuật coi thường công tác kiểm tra được phân công, và sự
lỏng lẻo trong quản lý, giám sát kết quả của cán bộ kỹ thuật cấp trên.
Nội dung các công tác kiểm tra : thực hiện đầy đủ theo các hạng mục được
yêu cầu kiểm tra, nhưng chủ yếu chỉ là quan sát trực quan bằng mắt, đánh giá tốt
xấu theo chủ quan của người kiểm tra nên không phản ánh đúng được chất lượng
kiểm tra.
Nhìn chung tại Đội Quản lý TBA và Phòng Kỹ thuật có đầy đủ các biên
bản kiểm tra TBA nhưng cả 2 phòng đều không có sổ theo dõi kiểm tra, các
tồn tại sau kiểm tra chỉ ghi trên giấy tờ, không lưu cẩn thận nên hay bị thất
lạc.
Đội quản lý TBA đã kết hợp được một cách khoa học việc kiểm tra và vệ
sinh công nghiệp trạm tốt nên tiết kiệm được thời gian và có hiệu quả trong công tác
quản lý.
2.2.4.2. Phân tích công tác thí nghiệm định kỳ :
Công tác thí nghiệm định kỳ TBA do đội TBA lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện.
Năm 2012, Đội quản lý TBA đã lập kế hoạch thí nghiệm định kỳ cho 216
TBA thuộc tài sản Công ty, nhưng chỉ thực hiện được 172 TBA đạt 80% so với kế
hoạch. Các TBA còn lại không được thí nghiệm định kỳ trong thực tế nhưng đội
TBA vẫn lập biên bản thí nghiệm định kỳ để chạy thành tích trong Công ty.
Nguyên nhân của việc không đạt kế hoạch thí nghiệm định kỳ đối với TBA
thuộc tài sản Công ty đó là :
Số lượng TBA cần thí nghiệm tương đối lớn, thiết bị dụng cụ phục vụ công
tác thí nghiệm không nhiều nên chỉ thực hiện thí nghiệm từng trạm chứ không đồng
thời cử được nhiều nhóm đi thí nghiệm một lúc.
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
58
Tổ chức không hợp lý, khoa học giữa hai kế hoạch kiểm tra và kế hoạch thí
nghiệm.
Đối với TBA khách hàng, Đội TBA lập thông báo thí nghiệm định kỳ các
TBA đã đến kỳ thí nghiệm theo đúng quy định, nhưng chỉ một số khách hàng thực
hiện theo đúng quy định. Bởi vì lưới điện của khách hàng cũ tồn tại từ lâu, đa phần
không quan tâm đến vật tư thiết bị đã không còn phù hợp với tiêu chuẩn hiện nay.
Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vận hành lưới điện của Công ty. Hiện
nay Công ty Điện lực Thanh Trì đang thực hiện quy định yêu cầu khách hàng sử
dụng phải cam kết sử dụng theo đúng hợp đồng, ký hợp đồng thí nghiệm theo quy
định.
2.2.5. Phân tích công tác quản lý vận hành khu vực hạ thế.
2.2.5.1. Phân tích công tác kiểm tra ĐDK 0,4kV :
Hiện nay Công ty Điện lực Thanh Trì chia thành 06 đội quản lý khách hàng
trực tiếp quản lý các khu vực hạ thế theo từng địa bàn.
Đội QLKH 1 : quản lý khu vực hạ thế thuộc khu công nghiệp Ngọc Hồi và
làng nghề xã Tân Triều. Đội quản lý và kiểm tra ĐDK 0,4kV sau 10 TBA.
Đội QLKH 2 : có trách nhiệm quản lý, kiểm tra theo dõi khu vực hạ thế TT
Văn Điển, xã Tứ Hiệp và xã Ngũ Hiệp. Tổng số TBA thuộc khu vực của đội QLKH
2 gồm 44 TBA.
Đội QLKH 3 : có trách nhiệm quản lý, kiểm tra theo dõi khu vực hạ thế tại
xã Tam Hiệp và Thanh Liệt với tổng số TBA công cộng là 25 TBA.
Đội QLKH 4 : có trách nhiệm quản lý, kiểm tra theo dõi khu vực hạ thế tại
xã Vạn Phúc, Đông Mỹ, Liên Ninh và Yên Mỹ với tổng số TBA công cộng trên địa
bàn là 41 TBA.
Đội QLKH 5 : có trách nhiệm quản lý, kiểm tra khu vực hạ thế tại xã Ngọc
Hồi, Vĩnh Quỳnh và Đại Áng, với tổng số lượng là 34 TBA công cộng.
Đội QLKH 6 : có trách nhiệm quản lý, kiểm tra khu vực hạ thế tại xã Hữu
Hòa và Tả Thanh Oai với tổng số 32 TBA công cộng trên địa bàn.
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
59
Các đội quản lý khách hàng ngoài các nhiệm vụ phục vụ công tác kinh doanh
điện năng như ghi chỉ số công tơ hàng tháng, đôn đốc thu nợ tiền điện, phát triển
mới khách hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụ về vận hành lưới điện hạ thế của
đội mình, kiểm tra ĐDK 0,4kV, công tơ, lập các phương án sửa chữa kịp thời, thi
công các phương án và sửa chữa điện hạ thế.
Theo quy định về việc kiểm tra định kỳ đường dây hạ thế là kiểm tra ngày 1
tháng/1 lần, kiểm tra đêm 3 tháng/1 lần. Như vậy tổng số lượt kiểm tra đường dây
hạ thế sau mỗi TBA công cộng trong một năm là 16 lần/1 TBA/1 năm. Còn việc
kiểm tra tăng cường thì kiểm tra ngày 5 ngày/1 lần, kiểm tra đêm 2 tuần/1 lần. (xem
bảng 2.8)
Bảng 2.8. Thống kê công tác kiểm tra định kỳ ĐDK 0,4 kV
STT Đội Số lượng
TBA công
cộng
Số lượt kiểm
tra định kỳ
theo quy
đinh
(lần/năm)
Số lượt kiểm
tra đinh kỳ
thực hiện
thực tế
(lần/năm)
Tỷ lệ % thực
hiện
1 QLKH 1 10 160 160 100%
2 QLKH 2 44 704 480 68%
3 QLKH 3 25 400 368 92%
4 QLKH 4 41 656 560 85,4%
5 QLKH 5 34 544 480 88,2%
6 QLKH 6 32 512 464 90,6%
(Nguồn : Các đội QLKH- Công ty Điện lực Thanh Trì)
Nhận xét : Do các đội QLKH với bình quân 10 công nhân/ 1 đội do đó số lượng
TBA công cộng thuộc địa bàn của đội QLKH nào càng ít thì công tác kiểm tra định
kỳ ĐDK 0,4kV được thực hiện đủ về số lượng hơn (xem bảng 2.9)
Bảng 2.9. Thống kế khối lượng ĐDK 0,4kV từng đội quản lý
STT Đội Khối lượng ĐDK 0,4kV (km)
1 QLKH 1 6,52
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
60
STT Đội Khối lượng ĐDK 0,4kV (km)
2 QLKH 2 110,8
3 QLKH 3 77,4
4 QLKH 4 129,2
5 QLKH 5 113,6
6 QLKH 6 88,2
(Nguồn : Các đội QLKH- Công ty Điện lực Thanh Trì)
Trên thực tế ở các đội quản lý khách hàng hàng tháng định kỳ thực hiện ghi
chỉ số công tơ tại các TBA công cộng do đó công tác kiểm tra định kỳ ngày được
thực hiện kết hợp cùng. Với cách làm này, Đội quản lý KH có ưu điểm là tiết kiệm
được thời gian tuy nhiên chất lượng kiểm tra không đảm bảo vì hầu như công
nhân chỉ tập trung vào công tác ghi chỉ số công tơ nên có nhiều trường hợp
không kiểm tra ĐDK hạ thế và cũng không đúng như tiến độ đã lập ra trong
kế hoạch. Việc kiểm tra định kỳ đêm, kiểm tra tăng cường hầu như không thực
hiện.
Tuy nhiên khi vào đợt cao điểm nắng nóng, trước mùa mưa bão tại Công ty
Điện lực Thanh Trì luôn tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất. Phối hợp giữa Phòng kỹ
thuật, Đội Quản lý vận hành TBA và các đội QLKH đi kiểm tra ĐDK hạ thế, đo
dòng, áp cao điểm tối nhằm phát hiện lệch pha để thực hiện cân đảo pha tránh hiện
tượng quá tải. Công tác này thường xuyên được thực hiện.
Nội dung kiểm tra được thực hiện không đầy đủ, đa số các đội thường kiểm
tra các hạng mục như:
Kiểm tra sự vi phạm của hành lang tuyến ĐDK hạ thế,
Kiểm tra sự làm việc của cột điện xem có bị nghiêng, gãy đổ biến dạng, kiểm
tra móng cột có bị vỡ, tình trạng bất thường của đất xung quanh.
Kiểm tra dây dẫn có bị dứt sợi, các vật lạ bám vào dây dẫn, hiện tượng phát
nhiệt các mối nối, hiện tượng chạm chập, phóng điện, dây cáp vặn xoắn có bị đứt
sợi, tróc vỏ.
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
61
Kiểm tra hòm công tơ có bị nghiêng, thủng, vỡ, mất khóa, tiếp địa các hòm
sắt có bị mất, đứt.
Việc lập biên bản kiểm tra được thực hiện với tính chất đối phó, hình
thức. Các biên bản được lập bằng cách ngồi nhà ghi hàng loạt, giống nhau, nội
dung biên bản không được kiểm tra lại sau khi lập. Không có sổ sách theo dõi
nên các tồn tại không được cập nhật thường xuyên. Khi phát hiện được tồn tại,
các đội lập phương án sửa chữa thường xuyên theo quy định để phục vụ công
tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện tốt.
Nguyên nhân các tồn tại trong công tác kiểm tra ĐDK 0,4kV :
Khối lượng ĐDK 0,4kV toàn huyện Thanh Trì là 525,72 km rất lớn, số lượng
công nhân kiểm tra ít.
Công tác kiểm tra được kết hợp cùng với công tác ghi chỉ số không hiệu quả.
Công tác kiểm tra định kỳ chưa thực sự được quan tâm tại Công ty Điện lực
Thanh Trì nên dẫn đến sự buông lỏng ở các bộ phận, chỉ thực hiện một cách hình
thức, đối phó với các đợt kiểm tra của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội.
Ý thức, trách nhiệm của công nhân vận hành chưa cao.
Buông lỏng quản lý, kiểm tra của các đội trưởng.
2.2.5.2. Phân tích các công tác khác :
Các đội QLKH đã thực hiện thay định kỳ hệ thống đo đếm điện năng đến
hạn thay định kỳ trong năm 2013 gồm 14.229 công tơ 1 pha, 921 công tơ 3 pha
(tính đến hết tháng 10/2012).
Tổ chức phúc tra, kiểm tra định kỳ hệ thống đo đếm; phối hợp với công an,
chính quyền địa phương kiểm tra được 840 lượt khách hàng, bắt được hơn 13 vụ vi
phạm sử dụng điện, truy thu được 24.128 kWh điện năng.
Do nguồn công tơ điện tử gián tiếp còn hạn chế nên còn nhiều trường
hợp công tơ điện tử chưa được thay định kỳ khi đã đến hạn thay trong năm
2012.
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
62
2.2.6. Phân tích công tác quản lý kỹ thuật phục vụ công tác quản lý vận hành
lưới điện.
2.2.6.1. Phân tích công tác xây dựng chương trình quản lý kỹ thuật hàng năm
Chương trình quản lý kỹ thuật được xây dựng với mục tiêu đạt suất sự cố và
độ tin cậy lưới điện Tổng công ty giao. Chương trình này được xây dựng căn cứ vào
kế hoạch giảm suất sự cố của Công ty, trên cơ sở kết quả tính toán, phân tích đánh
giá, đầu tư cải tạo lưới điện, giao chỉ tiêu suất sự cố, độ tin cậy cho các đơn vị và
chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện.
Tại Công ty Điện lực Thanh Trì chương trình quản lý kỹ thuật hàng năm
được lập từ tháng 12 của năm trước. Chương trình quản lý kỹ thuật được lập một cụ
thể, tỷ mỷ đối với từng công việc. Các kế hoạch cụ thể được giao cho các phòng,
đội trong khối vận hành lập kế hoạch đầy đủ, có tiến độ cụ thể. Các phòng, đội đã
thực hiện nghiêm túc việc lập kế hoạch này.
Trong chương trình quản lý kỹ thuật yêu cầu đặc biệt chú trọng đến biện
pháp giảm suất sự cố. Nhưng hiện nay, trong chương trình quản lý kỹ thuật thì công
tác này được lên kế hoạch một cách chung chung, không chỉ rõ được biện pháp cụ
thể. Tuy nhiên có một số tồn tại trong công tác lập chương trình QLKT đó là
việc lập kế hoạch còn chưa hợp lý, chưa sát thực tế, có nhiều hạng mục công
việc các phòng, đội lấy nguyên kế hoạch của các năm trước đó để lập cho năm
tiếp theo.
2.2.6.2. Phân tích công tác tổ chức thực hiện chương trình QLKT
Việc thực hiện chương trình QLKT tại Công ty Điện lực Thanh Trì đã cơ bản
hoàn thành theo kế hoạch. Công tác củng cố tiếp địa, thí nghiệm định kỳ, vệ sinh
công nghiệp các thiết bị trên lưới, công tác kiểm tra kỹ thuật đường dây và trạm
biến áp, công tác cấp mới các công trình điện, công tác thực hiện chương trình
OMSđược chú trọng. Công tác quản lý kỹ thuật được Công ty Điện lực Thanh Trì
thực hiện theo đúng quy định hiện hành và trình tự của EVN, EVN HANOI, đã thực
hiện theo phân cấp của Tổng công ty.
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
63
Trong công tác QLKT giảm suất sự cố, Công ty Điện lực Thanh Trì đã thống
kế các vụ sự cố tương đối đầy đủ và đưa ra các phân tích đánh giá điều tra tìm
nguyên nhân sự cố, đã có giải pháp kịp thời và đạt kết quả.
Công tác thực hiện kế hoạch củng cố tiếp địa, thí nghiệm định kỳ, lau rửa vệ
sinh sứ đầu cáp, tủ RMU, bảo dưỡng dao, sơn, xà ĐDK, kiểm tra kỹ thuật đường
dây và trạm biến áp được thực hiện cơ bản theo tiến độ.
Đối với công tác cấp mới các công trình điện, công tác quản lý hồ sơ kỹ
thuật, công tác rà soát vật tư thiết bị nhập lưới của các công trình đã thực hiện và
tập hợp theo đúng phân cấp.
Công tác triển khai chương trình OMS tại Công ty Điện lực Thanh trì đã thực
hiện theo quy định, đã xây dựng xong cây tính tổn thất từ đường trục trung áp, máy
biến áp, đường trục hạ áp và công tơ. Công tác thống kê, phân loại sự cố được cập
nhật thường xuyên trên số sách theo dõi và trên chương trình OMS (chương trình
quản lý mất điện).
Tuy nhiên trong thực tế còn một số tồn tại trong công tác quản lý kỹ thuật
của Công ty Điện lực Thanh Trì như sau:
Việc cập nhật sổ sách, thông tin sự cố, biên bảncòn nhiều thiếu sót và
chưa kịp thời. Việc phân tích đánh giá sự cố chưa thực hiện tốt, còn nhiều sự
cố không rõ nguyên nhân.
Công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị còn thiếu nhiều hạng mục, chủ yếu tập
trung vào thí nghiệm các MBA, việc thí nghiệm các thiết bị khác trên lưới như
chống sét, Recloser chưa được chú trọng. Việc thí nghiệm các thiết bị điện khách
hàng chưa được thực hiện đầy đủ.
Vệ sinh thiết bị còn thiết và chưa đạt chất lượng cũng như tiến độ đề ra.
Công tác củng cố tiếp địa cần phải bám sát vào thực tế vận hành, khắc phục
tồn tại ngay.
Công tác củng cố hồ sơ kỹ thuật TBA phân phối và đường dây chưa được
chú ý ngay từ các công trình mới đóng điện (còn thiếu sót nhiều), nhiều lý lịch vận
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
64
hành TBA không ghi rõ ngày tháng năm đóng điện vận hành, thiếu bản vẽ hoàn
công, ảnh trạm, sơ đồ 1 sợi TBA, sơ đồ hạ thế (trạm công cộng)
Kiểm tra định kỳ TBA và đường dây trung, hạ thế chưa đạt số lượng, yếu về
chất lượng thể hiện qua các lỗi thường thấy ở biên bản : ghi thiếu thông số vận hành
(Iđm, Ia, Ib, Ic, Io), không ghi giờ kiểm tra, thiếu chữ ký của người quản lý hoặc Io
vượt mức cho phép mà vẫn nhận xét bình thường không đề nghị cân đảo phaviệc
cập nhật này chưa tốt và thể hiện trách nhiệm của người tổ trưởng, đội trưởng chưa
cao.
Công tác kiểm tra kỹ thuật đường dây và TBA với sự tham gia của Phó
Giám đốc Kỹ thuật, Trưởng phòng Kỹ thuật (1năm/1 lần) chưa được thực
hiện.
Công tác cập nhật tồn tại, xử lý tồn tại thực hiện còn thiếu so với quy định :
thiếu sổ cập nhật tồn tại dẫn đến nhiều tồn tại chưa được xử lý kịp thời gây sự cố
lưới điện, xử lý tồn tại xong không cập nhật vào sổ, không theo dõi.
Công tác đánh giá chất lượng thiết bị chưa được thực hiện tại Công ty Điện
lực Thanh Trì.
Hồ sơ các công trình điện cấp mới còn chưa được hoàn thiện như trình tự lập
hồ sơ, chất lượng hồ sơ tư vấn thiết kế, kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị trước khi
đóng điện.
Kiểm tra hiện trường thường gặp lỗi phổ biến sau : tiếp địa trạm chưa thực
hiện đúng quy phạm trang bị điện (trung tính MBA, vỏ MBA, xà trạm, chống
sétcòn đấu chung 1 dây), biển báo (tên trạm, tên dao, tên cáp) thiếu hoặc mờ,
thiếu sơ đồ 1 sợi và nhật ký vận hành tại trạm, việc xử lý khe, lỗ hở chống động vật
xâm phạm tại tủ hạ thế (trạm treo) hoặc tại các trạm xây còn chưa được chú ý.
Công tác triển khai chương trình OMS còn một số tồn tại như : chưa cập nhật
đầy đủ tình hình sự cố hạ thế, cập nhật sai ngày giờ dẫn đến tính toán chỉ số độ tin
cậy cung cấp điện sai, cây tổn thất vẫn chưa được hoàn thiện đầy đủ.
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
65
Theo quy định, việc thực hiện phải theo đúng tiến độ đã hoạch định nhưng
trong thực tế tại Công ty Điện lực Thanh Trì nhiều hạng mục không thực hiện theo
đúng thời gian yêu cầu.
Việc cập nhật đầy đủ các thông tin thực hiện vào chương trình không được
thực hiện một cách liên tục, thường xuyên mà hầu như tập trung vào thời gian có
kiểm tra của cấp trên thì các phòng, đội mới thực hiện cập nhật vào chương trình
quản lý kỹ thuật.
Các thay đổi trên lưới điện không được cập nhật thường xuyên vào sơ đồ,
máy tính.
2.2.6.3. Phân tích công tác giám sát việc thực hiện chương trình QLKT
Theo quy định, việc giám sát thực hiện các hạng mục công việc trong
chương trình QLKT do nhân viên Phòng Kỹ thuật thực hiện.
Tuy nhiên công tác giám sát việc thực hiện chương trình QLKT tại Công ty
Điện lực Thanh Trì không được thực hiện. Các công việc, hạng mục trong chương
trình QLKT thuộc trách nhiệm của phòng, đội nào thì phòng, đội đó thực hiện.
Công ty Điện lực Thanh Trì không giao cho nhân viên Phòng kỹ thuật giám
sát, đôn đốc theo dõi việc thực hiện. Do đó tại Công ty Điện lực Thanh Trì
thường xuyên xảy ra tình trạng không thực hiện các hạng mục trong chương
trình QLKT nhưng vẫn báo cáo hoàn thành chỉ tiêu theo đúng tiến độ,
Ngay tại các phòng, đội cũng thể hiện sự lỏng lẻo trong công tác quản lý,
giám sát của cán bộ cấp trên đối với nhân viên thực hiện. Các trưởng phòng, đội
trưởng không kiểm tra, theo dõi sát sao nhiệm vụ của nhân viên của mình, chỉ đến
khi có yêu cầu kiểm tra đột xuất mới đôn đốc nhân viên thực hiện cho đủ số lượng
để đạt thành tích trước mắt mà không quan tâm tới chất lượng thực tế.
2.2.6.4. Phân tích công tác thực hiện báo cáo tình hình vận hành của đơn vị
Quy định trong Công ty Điện lực Thanh Trì là hàng tháng Phòng Điều độ
vận hành, Đội Quản lý TBA và các đội QLKH phải thực hiện báo cáo lên Phòng Kỹ
thuật các công việc thực hiện trong tháng theo chương trình QLKT nhưng thực tế
chế độ báo cáo này không thực hiện.
Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLVH lưới điện tại Cty ĐL Thanh Trì
Dương Tuyết Hà-Lv.Ths
66
Với quy định báo cáo lên Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội phải thực hiện
một số báo cáo : báo cáo khối lượng QLKT, báo cáo chỉ số độ tin cậy, báo cáo tình
hình đầy tải quá tải
Công ty Điện lực Thanh Trì đã thực hiện tốt một số báo cáo tuy nhiên lại
thường xuyên không báo cáo tình hình đầy tải, quá tải MBA và đường dây,báo
cáo tình hình sự cố lưới điện.
Nguyên nhân :
Không thường xuyên kiểm tra đường dây, MB
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271573_5972_1951659.pdf