Công tác lập kế hoạch trong các năm qua đã được triển khai sớm, dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hướng của Chính phủ, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết của HĐND tỉnh; UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Hàng năm tỉnh đã xác định và ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn đối ứng; các vùng kinh tế tổng hợp (vùng ven biển Kim Sơn, thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, vùng du lịch Hoa Lư, vùng phân lũ); các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội. Đã thực hiện việc rà soát thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH, các chương trình dự án ưu tiên đầu tư, hiện trạng các công trình XDCB, khả năng cân đối để phân bổ và bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách do địa phương quản lý.
Thực hiện đúng cơ cấu vốn đầu tư do Chính phủ bố trí cho các dự án và chương trình mục tiêu cũng như chương trình mục tiêu quốc gia.
Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho Huyện, Thị xã, gắn quản lý đầu tư xây dựng với quản lý ngân sách. Thực hiện việc phân cấp về vốn và công trình trước đây do Tỉnh quản lý cân đối chuyển giao cho cấp huyện, thị xã tự cân đối và bố trí.
112 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75,881
8,0
578,782
28,4
679,324
26,7
845,662
30,8
2.025,716
46,5
5
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
-
-
64,264
3,1
2,815
0,1
6,1
0,2
1
-
Tổng cộng
1.174,181
100
2.197,491
100
2.040,454
100
2.546,314
100
2.747,734
100
4.357,054
100
Nguồn: TCTK-TKNB
Về nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2001 – 2006 ta thấy, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển có sự tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2001, tổng vốn đầu tư đạt 1.174,2 tỷ đồng thì đến năm 2006 là 4.357 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần so với năm 2001.
Trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày một tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2001, chỉ chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2005 là 51,3% và năm 2006 là 27,1%, gấp 3,4 lần.
Vốn tín dụng, bao gồm tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước và vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng tăng với tốc độ nhanh, năm 2006 đầu tư 1.056,898 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2001, điều đó chứng tỏ tỉnh đã quan tâm tập trung đầu tư vốn vào những lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận. Thông qua hình thức đầu tư này đã giúp địa phương xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra nhiều năng lực sản xuất mới như Dây chuyền dứa cô đặc của Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao công suất 5.000 tấn/năm, Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/năm và Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/năm …
Vốn đầu tư của dân và tư nhân tăng với tốc độ nhanh nhất, năm 2006 đầu tư 2.025,716 tỷ đồng, gấp gần 30 lần năm 2001, điều đó chứng tỏ cơ chế chính sách của Nhà nước đã thu hút được nguồn vốn rất lớn của dân và tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Biểu 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2001 - 2006
Phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
TT
Ngành kinh tế
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
100
100
100
100
100
100
1
Nông lâm nghiệp thuỷ sản
12,7
9,7
9,3
11,5
13,5
7,6
2
Công nghiệp xây dựng
69,7
63,9
47,1
52,9
29,8
59,7
3
Dịch vụ
17,6
26,4
43,6
35,6
56,7
32,8
Nguồn: Niên giám thống kê
Xét về cơ cấu đầu tư theo ngành: Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình là tương đối hợp lý giảm tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Điều đó đã làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch một cách hợp lý.
b. Cơ sở vật chất được tăng cường, nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả
Trong các năm qua, vốn huy động đầu tư phát triển trên địa bàn đạt kết quả cao, nhiều công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, trường học hoàn thành phát huy hiệu quả, khẳng định chủ trương đầu tư đúng hướng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, giao lưu hàng hoá thông suốt, các mặt xã hội về giáo dục, văn hoá, thể thao có nhiều tiến bộ.
Nhiều dự án lớn do địa phương quản lý đã đưa vào sử dụng như: Xây dựng nhà thi đấu 4.300 chỗ ngồi; kiên cố hoá kênh Cánh Diều; kênh tưới đường 12B; sửa chữa, nâng cấp hồ Yên Thắng; xây dựng tuyến đê bao gạt lũ 5 xã huyện Nho Quan; đường chống lũ quét thị xã Tam Điệp; sân vận động tỉnh; xây dựng vùng nuôi tôm công nghiệp 70 ha Kim Trung; đường chống lũ thượng nguồn thị xã Tam Điệp; v.v.. Một số dự án lớn đang triển khai xây dựng như: Xây dựng CSHT vùng phân lũ, chậm lũ 2 huyện Nho Quan, Gia Viễn; xây dựng CSHT khu du lịch Tam Cốc - Bích Động; xây dựng khu du lịch hang động Tràng An, v.v.. Năng lực mới tăng thêm: công suất bơm 23.000 m3/giờ, diện tích được tưới 5.900 ha, tiêu 1.200 ha, kiên cố hoá được: 15.500 m kênh tưới; nạo vét: 11.850 m kênh tiêu, cải tạo và làm mới 50 km đường; xây dựng 927 m cống thải, 04 cầu; 26 cống; đưa vào sử dụng 30.577 m2 sàn công trình dân dụng và 488 phòng học; nâng cấp 50 ha trại giống lúa, mua 1 xe tang 14 chỗ ngồi, 01 xe ô tô chở rác 4 tấn, 20 xe đẩy rác, hoàn thành 01 sân vận động 1,55 vạn chỗ ngồi, 01 nhà thi đấu có mái che 4.300 chỗ ngồi …
Một số công trình lớn của trung ương trên địa bàn được xây dựng và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả như: Cầu Non Nước, cầu vượt Thanh Bình, cầu Lim, Quốc lộ 10 qua thị xã Ninh Bình; cầu tàu Clinke cảng Ninh Phúc; 192 km đường, 5 cầu thuộc dự án giao thông nông thôn WB2; v. v..
Ngoài ra còn một số công trình do các doanh nghiệp trên địa bàn đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả tốt, như: Dây chuyền dứa cô đặc của Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao công suất 5.000 tấn/năm, Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/năm và Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/năm ...
c. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng đã có nhiều tiến bộ, chất lượng, hiệu quả công trình, dự án được nâng cao
- Việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, kết quả đấu thầu, thanh quyết toán đã tuân thủ theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP, 12/2000/NĐ-CP, 07/2003/NĐ-CP; Quy chế Đấu thầu ban hành theo Nghị định số: 88/1999/NĐ-CP, 14/2000/NĐ-CP, 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ, các quy định của các Bộ, ngành và của UBND tỉnh về công tác đầu tư và xây dựng. Trong quá trình thẩm định các dự án đã căn cứ vào các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt như: Quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lãnh thổ ... để xem xét đến sự phát triển của kiến trúc đô thị đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, huyện thị hữu quan.
- Việc bố trí vốn cho các công trình đầu tư XDCB trong kế hoạch năm 2003 - 2006 được thực hiện trên nguyên tắc và định hướng của Thường vụ Tỉnh uỷ trong quản lý đầu tư và xây dựng, coi trọng các nguyên tắc tập trung, dứt điểm, chất lượng và hiệu quả trong đầu tư XDCB.
- Các năm 2003 - 2006 việc giao kế hoạch đã được chuẩn bị sớm, dân chủ, công khai và chấp hành tương đối tốt các quy định về trình tự và thủ tục trong quản lý đầu tư và xây dựng.
- Công tác kiểm tra để chỉ đạo tiến độ và chất lượng công trình đã được HĐND và UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các chủ đầu tư quan tâm hơn. Đã tổ chức một số cuộc thanh tra, kiểm tra về tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình, nhất là công trình trọng điểm. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và bổ sung những sai sót kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi công.
- Việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện có kinh nghiệm hơn, đạt kết quả tốt hơn, tạo điều kiện để các dự án, nhất là các dự án trọng điểm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ và dần đi vào nề nếp, hiệu quả, chất lượng công trình ngày một tăng.
- Đa số công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu thiết kế được duyệt, đảm bảo tiến độ, các công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả ngay.
2.2.1.1. Tác động đến phát triển kinh tế xã hội
Trong thời kỳ 2001 - 2006, kết quả của các hoạt động đầu tư đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế tỉnh. Hàng chục công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử dụng, trong đó có nhiều công trình lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của địa phương. Xây dựng nhà thi đấu 4.300 chỗ ngồi; kiên cố hoá kênh Cánh Diều; kênh tưới đường 12B; sửa chữa, nâng cấp hồ Yên Thắng; xây dựng tuyến đê bao gạt lũ 5 xã huyện Nho Quan; đường chống lũ quét thị xã Tam Điệp; sân vận động tỉnh; xây dựng vùng nuôi tôm công nghiệp 70 ha Kim Trung, Nhà máy xi măng Tam Điệp; Cầu Non Nước, cầu vượt Thanh Bình, cầu Lim, Quốc lộ 10 qua thị xã Ninh Bình; cầu tàu Clinke cảng Ninh Phúc …
Cùng với việc đầu tư hoàn thành các dự án khác đã làm tăng thêm một số năng lực sản xuất mới trên nhiều lĩnh vực thuộc các ngành kinh tế - xã hội.
Nguồn: Niên giám thống kê
Biểu 2.5. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001 - 2006
TT
Diễn giải
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
BQ
1
GDP trong tỉnh (giá SS)
Tỷ đồng
2 077
2 253
2 518
2 820
3 397
3 824
2 815
2
Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Ninh Bình
%
7.23
8.47
11.76
11.99
20.46
12.57
12.08
Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước
%
6.79
7.08
7.34
7.79
8.43
8.17
7.6
Nguồn: Niên giám thống kê
Hiệu quả đầu tư phát triển ở tỉnh Ninh Bình được thể hiện thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá:
Một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đổi mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm ở thời kỳ 2001 - 2006 xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình tương đối rõ nét, nhất là cơ cấu ngành.
Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là kết quả của chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư. Trong những năm 2001 - 2006, cơ cấu vốn đầu tư có nhiều thay đổi đáng kể, chính điều đó tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Giai đoạn 2001 - 2006, vốn đầu tư tăng nhanh, đầu tư cho lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ trọng đầu tư vào khu vực này giảm dần và tăng dần cho khu vực công nghiệp và dịch vụ.
* Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện thông qua việc chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế và tạo thêm việc làm:
Do kết quả cơ cấu vốn đầu tư được điều chỉnh, nên lực lượng lao động giữa các khu vực cũng có nhiều thay đổi.
Biểu 2.6. Tỷ lệ lực lượng lao động giữa các khu vực
trong các ngành kinh tế thời kỳ 2001- 2006
Đơn vị tính: %
TT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
100
100
100
100
100
100
Chia ra:
1
Lao động nông - lâm - thuỷ sản
74,2
72,5
70,4
70,0
68,5
61,6
2
Lao động công nghiệp, xây dựng
13,8
15,4
16,8
17,3
17,4
21,6
3
Lao động khu vực dịch vụ
12,0
12,1
12,8
12,8
14,1
16,8
Nguồn: Niên giám thống kê
Lực lượng lao động đã được chuyển dịch từ khu vực sản xuất nông lâm thủ sản sang khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Hiệu quả tổng hợp của vốn đầu tư toàn xã hội đã trực tiếp và gián tiếp tạo ra bình quân một năm khoảng 10.000 việc làm, đó là con số có ý nghĩa xã hội rất lớn.
Biểu 2.7. Số việc làm tăng thêm
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
BQ
1
Tổng số Lao động
Người
424 720
433 004
443 014
449 623
460 439
473 214
447 336
Phân theo ngành
-
Công nghiệp - Xây dựng
Người
50 600
56 300
59 700
63 800
66 300
81 300
63 000
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Người
315 000
313 800
311 900
314 500
315 400
291 600
310 367
Thơng mại, Dịch vụ, Du lịch
Người
59 120
62 904
71 414
71 323
78 739
100 314
73 969
2
Số Lao động tăng thêm
Người
10 220
8 284
10 010
6 609
10 816
12 775
9 786
Nguồn: Niên giám thống kê
Kết quả của việc tăng cường vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư, thực hiện phân công lại lao động xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: (I) Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; (II) Công nghiệp – xây dựng; (III) Dịch vụ thì tỷ trọng giá trị tăng thêm của mỗi khu vực trong tổng sản phẩm của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ (khu vực II và III); Giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp (khu vực I), trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của tất cả các khu vực và các ngành kinh tế. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Biểu 2.8. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
Phân theo ba khu vực kinh tế
Đơn vị tính: %
TT
Ngành kinh tế
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
Nông lâm nghiệp thuỷ sản
44,7
44,2
40,5
36,7
30,6
29,0
2
Công nghiệp xây dựng
22,8
23,4
27,4
30,0
35,2
38,0
3
Dịch vụ
32,5
32,4
32,1
33,3
34,2
33,0
Nguồn: Niên giám thống kê
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện rõ nét trong việc thực hiện quy chế đấu thầu. Công tác đấu thầu đã được triển khai và đạt kết quả. Năm 2006, tổ chức đấu thầu 45 gói thầu, với tổng giá gói thầu là 805,464 tỷ đồng. Qua đấu thầu đã thực hiện tiết kiệm được cho Nhà nước 2.740,4 triệu đồng, tỷ lệ giảm giá là 0,34% so với tổng giá gói thầu. Điển hình như công trình Trụ sở làm việc Sở Công nghiệp tỉnh Ninh Bình, biến động qua đấu thầu tiết kiệm được 538 triệu đồng, bằng 13,3% so với dự toán được duyệt.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được thể hiện thông qua công tác thẩm định. Năm 2006, thẩm định 52 dự án vốn ngân sách, tổng mức đầu tư do chủ đầu tư trình là 1.481,5 tỷ đồng, kết quả thẩm định là 1.418,3 tỷ đồng, cắt giảm 63,2 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 4,3%. Điển hình như công trình xây dựng Trường THPT Nho Quan B phân hiệu II (Giai đoạn I), tổng mức đầu tư là 7,680 tỷ đồng, qua thẩm định giảm được 2,181 tỷ, bằng 28% so với tổng mức đầu tư do chủ đầu tư trình.
Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư Nhà nước trên địa bàn tỉnh (bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước) ngày càng tăng cao, đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng đối với hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện rõ nét đời sống của nhân dân. Tuy nhiên công tác quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước còn bộc lộ những yếu kém, thiếu sót dẫn đến gây thất thoát lãng phí, hiện tượng tiêu cực trong đầu tư và xây dựng đang được xã hội quan tâm.
2.2.2. Phân tích tình hình quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn từ ngân sách.
2.2.2.1. Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư
Công tác lập kế hoạch trong các năm qua đã được triển khai sớm, dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hướng của Chính phủ, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết của HĐND tỉnh; UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Hàng năm tỉnh đã xác định và ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn đối ứng; các vùng kinh tế tổng hợp (vùng ven biển Kim Sơn, thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, vùng du lịch Hoa Lư, vùng phân lũ); các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội. Đã thực hiện việc rà soát thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH, các chương trình dự án ưu tiên đầu tư, hiện trạng các công trình XDCB, khả năng cân đối để phân bổ và bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách do địa phương quản lý.
Thực hiện đúng cơ cấu vốn đầu tư do Chính phủ bố trí cho các dự án và chương trình mục tiêu cũng như chương trình mục tiêu quốc gia.
Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho Huyện, Thị xã, gắn quản lý đầu tư xây dựng với quản lý ngân sách. Thực hiện việc phân cấp về vốn và công trình trước đây do Tỉnh quản lý cân đối chuyển giao cho cấp huyện, thị xã tự cân đối và bố trí.
Tuy nhiên, việc bố trí vốn chưa được ưu tiên có trọng điểm vẫn còn tình trạng dàn trải, phân đều cho các huyện, thị. Lượng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách còn lớn, nhiều công trình hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho đầu tư xây dựng còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 50-60% nhu cầu, trong khi đó số lượng các dự án đầu tư do các đơn vị trình duyệt và đề xuất ngày càng nhiều, trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối.
Biểu 2.9. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
1
Về nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý đưa vào cân đối
454.471
486.107
759.876
727.82
2
Số công trình bố trí kế hoạch
74
76
49
54
-
Số công trình chuyển tiếp
61
54
32
23
-
Số công trình khởi công mới
13
22
17
5
-
Số công trình tồn tại và xử lý đột xuất năm trước
26
3
Số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng còn thiếu vốn thanh toán
16
9
11
5
4
Giá trị khối lượng thực hiện
624.000
620.000
798.176
845.640
5
Số vốn còn thiếu để thanh toán khối lượng
169.529
133.893
38.300
117.820
6
Số công trình được ghi KH chuẩn bị đầu tư
31
26
23
13
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách là:
Nhiều chủ đầu tư và các đơn vị chủ quản còn tư tưởng cho rằng nếu công trình được duyệt sử dụng vốn ngân sách thì cứ triển khai xây dựng, không quan tâm nhiều đến khả năng cân đối vốn trong kế hoạch hàng năm, nếu thi công vượt khối lượng được giao sẽ chờ xin vốn Nhà nước để bổ sung thanh toán, làm mất cân đối giữa mục tiêu đầu tư và khả năng cân đối vốn của kế hoạch năm sau.
Chưa có những giải pháp cụ thể và có hiệu lực để thống nhất trong quản lý nhằm kiểm soát và hạn chế được việc duyệt dự án đầu tư không cân đối với khả năng nguồn vốn hiện có hoặc triển khai thực hiện vượt khả năng cân đối vốn hàng năm. Vốn để lại đối ứng không đáp ứng được yêu cầu.
Nhiều công trình với lượng vốn bố trí quá ít nên với lượng vốn đó sẽ không đủ để hoàn thành một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả cho tư vấn cần phải thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán.
Ví dụ: Công trình Nạo vét kênh tiêu trạm bơm Khánh Công là công trình khởi công mới năm 2003, có tổng mức đầu tư là 3.387 triệu đồng, bố trí kế hoạch năm 2003 là 300 triệu đồng, Công trình chuyển tiếp xây dựng Trường chính trị tỉnh có tổng mức đầu tư là 10.200 triệu đồng, đã bố trí kế hoạch năm 2002 là 1.300 triệu đồng và kế hoạch 2003 là 1.000 triệu đồng …
Nguyên nhân của tình trạng bố trí kế hoạch dàn trải là do chủ trương đầu tư:
Cho lập dự án mới còn nhiều, trong khi khả năng bố trí vốn để đầu tư xây dựng còn bị hạn chế. Hàng năm có kế hoạch chuẩn bị đầu tư, xong số dự án ghi danh mục chuẩn bị đầu tư vẫn còn nhiều, mặt khác trong năm phát sinh thêm không ít chủ trương cho lập dự án.
Trong năm 2004, bổ sung 4 công trình giao thông phát sinh do 6 xã của huyện Hoa Lư nhập về thị xã Ninh Bình;Năm 2006, bố trí vốn cho 26 công trình xử lý đột xuất: Xử lý sự cố sạt lở kè tả, hữu sông Vạc, Hệ thống cấp điện chiếu sáng di tích đền thờ vua Đinh - Lê …
Một số dự án chưa triển khai thực hiện đã có chủ trương cho lập lại, thay đổi quy mô hoặc phát sinh khối lượng. Các ngành, huyện thị trình UBND tỉnh xin chủ trương đầu tư quá nhiều đây là nguyên nhân chính dẫn đến đầu tư dàn trải.
Ví dụ: Công trình bệnh viện đông y, bể bơi tỉnh đã bố trí kế hoạch năm 2004 nhưng phê duyệt lại dự án do phải chuyển địa điểm xây dựng.
Một số dự án khi xin chủ trương cho lập dự án, chủ đầu tư đề nghị phê duyệt dự án để xin tài trợ quốc tế hoặc hỗ trợ từ các Trung ương, nhưng sau một thời gian không có nguồn, lại xin chuyển sang phần vốn đã được phân bổ cho ngân sách tỉnh, làm cho lượng ngân sách đầu tư xây dựng của tỉnh đã hạn hẹp lại càng khó khăn hơn.
Ví dụ: Công trình Đường chống lũ quét thị xã Tam Điệp, Đường thị trấn Yên Thịnh, Đường thị trấn Nho Quan … trong quyết định phê duyệt dự án, nguồn vốn 1 phần xin Trung ương cấp nhưng không bố trí được lại xin chuyển sang phần vốn của ngân sách tỉnh.
Trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quy định đối với các dự án nhóm C, cơ quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án không quá 2 năm; nhóm B không quá 4 năm, nhưng trên thực tế một số dự án nhóm C kéo dài quá 2 năm, nhóm B quá bốn năm, số lượng các dự án đầu tư do các đơn vị đề xuất vẫn khá lớn, vượt khả năng cân đối vốn hàng năm. Nhu cầu vốn đối ứng cho các dự án ODA do tỉnh quản lý, của các Bộ quản lý tỉnh cũng rất lớn, chưa đủ vốn cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm của tỉnh.
Ví dụ: Công trình Kiên cố kênh tới trạm bơm Yên lâm Yên Mô, có tổng mức đầu tư theo quyết định phê duyệt là 4.356 triệu đồng, là dự án nhóm C nhưng đã bố trí kế hoạch vốn đầu tư kéo dài 4 năm từ 2002 – 2005.
Công trình Kè tả hữu Vạc, là công trình thuỷ lợi có tổng mức đầu tư theo quyết định phê duyệt là 20.658 triệu đồng, là công trình thuộc nhóm B, đã đầu tư 6 năm, từ năm 2002 – 2007 nhưng vẫn chưa bố trí đủ vốn, số vốn bố trí qua 6 năm đến nay là 9.600 triệu đồng, …
- Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư đến nay mới làm được các nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung, vốn ODA và các Chương trình mục tiêu. Còn nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước chưa phản ảnh trong kế hoạch. Việc tổ chức theo dõi các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, nguồn tài trợ của nước ngoài đầu tư cho các ngành ở địa phương, vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, của dân cư chưa đầy đủ, kịp thời. Đầu tư tư phát triển của khu vực ngoài quốc doanh chưa có định hướng và quản lý của Nhà nước mà thường mang tính tự phát.
2.2.2.2. Phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng
UBND tỉnh có Quyết định số 2487/2003/QĐ-UB ngày 01/12/2003 Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định đầu tư các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương (bao gồm cả các khoản được cấp từ ngân sách cấp trên, vốn huy động hợp pháp) có mức vốn không quá 3 tỷ đồng; Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư các dự án có mức vốn không lớn hơn 300 triệu đồng;
Căn cứ Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thay thế Nghị định số số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999; UBND tỉnh có Quyết định số 1188/2006/QĐ-UBND ngày 02/6/2006 Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định đầu tư các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương (bao gồm cả các khoản được cấp từ ngân sách cấp trên, vốn huy động hợp pháp) có mức vốn không quá 5 tỷ đồng; Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư các dự án có mức vốn không lớn hơn 500 triệu đồng. Các dự án được phân cấp phải được UBND cấp trên đồng ý về mặt chủ trương, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn. Quyết định 1188/2006/QĐ-UBND thay thế quyết định số 2487/2003/QĐ-UB.
Việc thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng đã giành quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho các cấp ở cơ sở và các chủ đầu tư.
- Tạo điều kiện cho cấp huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn chủ động quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền được phân cấp. Giảm thủ tục hành chính với các cấp các ngành.
- Giảm bớt công việc không cần thiết cho UBND tỉnh và các ngành.
- Nâng cao trách nhiệm của cấp được phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng.
Qua thực tế thực hiện cho thấy còn nhiều bất cập, phân bổ vốn cho nhiều công trình, dự án khá phân tán; bố trí vốn cho các dự án quá nhỏ không có khả năng hoàn thành dự án theo tiến độ để đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Tình trạng bố trí vốn dàn trải, phân tán đã giảm ở cấp tỉnh nhưng lại diễn ra ở cấp Huyện, Thị xã. Trình độ chuyên môn về quản lý đầu tư của các đơn vị được phân cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, độ ngũ cán bộ còn thiếu. đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở các Huyện, Thị xã; các xã, phường, thị trấn vừa thiếu vừa yếu kém về trình độ; 1 số Phòng Hạ tầng kinh tế ở cấp Huyện không có cán bộ có trình độ Đại học quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành;Việc chấp hành quy định về chế độ báo cáo tình hình thực hiện các công trình XDCB, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư của các huyện, thị, các chủ đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu và chậm.
Năm 2005, nguồn vốn đầu tư XDCB phân cấp cho ngân sách huyện, thị xã tự phân bổ là 150 tỷ đồng, các huyện, thị xã đã phân bổ cho 128 công trình và hạng mục công trình.
Năm 2006, nguồn vốn đầu tư XDCB phân cấp cho ngân sách huyện, thị xã tự phân bổ là 173 tỷ đồng, các huyện, thị xã đã phân bổ cho 218 công trình và hạng mục công trình.
2.2.2.3. Công tác lập và quản lý quy hoạch
Nhiều quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng chi tiết còn thiếu hoặc đã quá cũ, lạc hậu. Một số quy hoạch vừa mới lập và phê duyệt đã xin sửa đổi, bổ sung. Qui hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lượng qui hoạch thấp. Nhiều qui hoạch chưa phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự án gây lãng phí, nhất là khâu đền bù giải phóng mặt bằng.
Ví dụ như chưa xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh nhưng đã xây dựng và phê duyệt các quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng thuỷ sản từng vùng … nhiều quy hoạch phát triển ngành xin điều chỉnh như quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn, quy hoạch phát triển công nghiệp …
Việc phối kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc lập quy hoạch còn hạn chế, trình độ của đơn vị tư vấn lập quy hoạch chưa cao, do đó có những quy hoạch vừa mới duyệt xong đã phải phê duyệt lại.
Quy hoạch xây dựng xã, phường chưa được quan tâm, hầu hết các xã, phường chưa có quy hoạch chi tiết.
Công tác quản lý qui hoạch còn buông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình <ThS>.DOC