MỤCLỤC
Chương 1
GIỚI THIỆU
Trang
1.1. Đặtvấn đề nghiêncứu . 1
1.1.1. Sựcần thiết nghiêncứu . 1
1.1.2. Căncứ khoahọc và thực tiễn . 2
1.2. Mục tiêu nghiêncứu . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2. Mục tiêucụ thể . 2
1.3. Phạm vi nghiêncứu . 3
1.3.1. Không gian . 3
1.3.2. Thời gian. 3
1.3.3. Đốitượng nghiêncứu. 3
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiêncứu . 3
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 5
2.1.1. Khái niệm tíndụng. 5
2.1.2. Khái niệmvềrủi ro . 5
2.1.3. Rủi ro tíndụng . 6
2.1.4. Mộtsố chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tíndụng và đolườngrủi ro tín
dụngcủa Ngân hàng . 7
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU. 8
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiêncứu . 8
2.2.2. Phương pháp thu thậpsố liệu . 9
2.2.3. Phương pháp phân tíchsố liệu. 9
Chương 3
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONGHỒ
3.1. Sơlượcvề huyện LongHồ . 10
3.2. Lịchsử hình thành và phát triểncủa NHNN&PTNT huyện Longhồ 10
3.3. Cơcấutổ chứccủa NHNo&PTNT huyện LongHồ . 11
3.3.1. Sơ đồtổ chức . 11
3.3.2. Chứcnăngcủatừngbộ phận . 12
3.4. Cácsản phẩmcủa NHNo&PTNT huyện LongHồ . 13
3.4.1. Huy độngvốn . 13
3.4.2. Các hoạt động tíndụng chính . 13
3.4.3. Dịchvụ khác . 13
3.5. Đánh giá chungvềkết quả hoạt động kinh doanhcủa NHNo&PTNT
huyện LongHồ qua 3năm (2004-2006) . 13
3.6. Phươnghướng hoạt động trongnăm 2007 . 16
Chương 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNGRỦI RO TÍNDỤNGTẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN LONGHỒ
4.1. Phân tích thực trạng tíndụngtại NH trong 3năm (2004-2006) . 17
4.1.1. Khái quát tình hình huy độngvốncủa ngân hàng qua 3năm
(2004-2006) . 17
4.1.2. Phân tích tình hìnhsửdụngvốncủa ngân hàng qua 3năm
(2004-2006) . 21
4.2. Phân tích thực trạngrủi ro tíndụngtại ngân hàng trong 3năm
(2004-2006) . 39
4.2.1. Tình hìnhnợ quáhạntại Ngân hàng trong 3năm (2004-2006) . 39
4.2.2. Rủi ronợ quáhạn theo thời gian . 42
4.2.3. Rủi ronợ quáhạn theo thành phần kinhtế. 45
4.2.4. Nhữngdấu hiệu nhận hiệnrủi ro tíndụng . 48
4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tíndụng vàrủi ro tíndụngcủa ngân hàng
trong 3năm (2004-2006) thông qua các chỉ tiêu tài chính . 50
4.4. Các nguyên nhân làm phát sinhrủi ro tíndụng . 53
4.4.1. Các nguyên nhân phát sinhtừhộsản xuất . 54
4.4.2. Các nguyên nhân khách quanbất khả kháng . 55
4.4.3. Các nguyên nhân do đảmbảo tíndụng . 55
4.4.4. Các nguyên nhân phát sinhtừ phía ngân hàng . 56
4.4.5. Các nguyên nhân có liên quan đến cácyếutố pháp lý . 58
4.4.6. Các nguyên nhân khác. 58
Chương 5
MỘTSỐ BIỆN PHÁP NHẰMHẠN CHẾRỦI RO TÍNDỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANHTẠI NHNN&PTNT HUYỆN LONGHỒ
5.1. Không ngừng nâng caonănglực, đạo đức, kiến thức cánbộ tíndụng . 60
5.2. Nâng caotầm quan trọng trong công tác thẩm định trước khi xét duyệt
cho vay . 61
5.3. Giải phápvề tàisản đảmbảo. 61
5.4. Tăngcường giám sát sau khi phát tiền vay và đôn đốc thuhồinợ . 62
5.5. Chủ động phân tánrủi ro để ngăn ngừa vàhạn chếrủi ro . 63
5.6. Thường xuyên nghiêncứu, theo dõi tình hình kinhtế xãhội trong và ngoài
nước . 63
5.7. Tăngcường công tác muabảo hiểm tiềngửi . 63
5.8. Thực hiệntốt việc tríchlập quỹdự phòngrủi ro tíndụng . 64
5.9.Tăngcường công tác kiểm soát, kiểm toánnộibộ trong hoạt độngcủa Ngân
Hàng . 64
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận . 65
6.2. Kiến nghị . 66
6.2.1. Đốivới NHNN&PTNT huyện Longhồ . 66
6.2.2. Đốivới Ngân hàng Nhànước . 67
6.2.3. Đốivới cáccơ quan Nhànước, cáccấp, các ngành có liên quan . 68
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9% so với năm 2004. Đến năm 2006 là 398.717 triệu đồng tăng 7,83%
so với năm 2005. Nhìn chung, doanh số cho vay ở lĩnh vực này tăng qua các năm
đặc biệt là năm 2005. Thực tế này đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của người dân
thiếu vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, nâng cao năng suất, cải tiến phương thức lao
động. Cũng như việc đáp ứng tốt cho nhu cầu tạo các dịch vụ phục vụ tốt sản
xuất nông nghiệp như mua máy cày, máy xới, máy suốt, xây sân phơi…tiết kiệm
được sức người góp phần nâng cao năng suất lao động. Và đặc biệt
NHNN&PTNT huyện Long Hồ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung
cấp nguồn vốn cho các hộ sản xuất trong địa bàn cụ thể cho các hộ chăn nuôi gia
cầm được vay đến 50 triệu đồng không phải thế chấp nhằm khôi phục lại ngành
này sau đại dịch cúm gia cầm vừa qua. Đồng thời để thực hiện chủ trương chính
sách Đảng và Nhà nước phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, các
mô hình sản xuất mới có hiệu quả cao được bà con nông dân áp dụng rộng rãi.
Để đạt được kết quả tốt cần có nhu cầu vốn. Vì thế, Ngân hàng đã mở rộng việc
cho vay đối với hộ nông dân theo chỉ thị “mọi người đều có vốn sản xuất” của
Ngân hàng Nhà nước. Áp dụng đối với những người dân vay vốn dưới 10 triệu
chỉ cần cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là được vay không cần thế chấp
tài sản theo Công văn 67/ Thủ tướng Chính Phủ.
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 27
Tóm lại, việc cung cấp vốn của Ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp với tỷ
trọng 93,94% năm 2004, 93,13% năm 2005 và đến năm 2006 là 90,07% trong
tổng doanh số cho vay đã đóng góp không nhỏ vào mục tiêu công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dần sản xuất nông nghiệp sang cơ
giới hóa đảm bảo tính thời vụ cao, giúp nông dân thu hoạch và bảo quản tốt sau
thu hoạch. Tỷ trọng này qua 3 năm có xu hướng giảm cho thấy Ngân hàng đã có
sự dàn trãi trong việc đầu tư, chú ý nhiều hơn vào việc cho vay các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh.
Xét về lĩnh vực đầu tư đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh năm
2004 Ngân hàng đầu tư với số tiền là 17.150 triệu đồng chiếm tỉ trọng 6%. Nhìn
chung, doanh số cho vay ở lĩnh vực này còn rất nhỏ. Nguyên nhân do tại địa bàn
hoạt động của Ngân hàng các doanh nghiệp không nhiều và chỉ là các doanh
nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Cho nên việc đầu tư vốn ở lĩnh vực này chủ yếu một
vài doanh nghiệp và các hộ kinh doanh với các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ
công nghiệp như: lò gạch, gốm mỹ nghệ xuất khẩu, xay xát…Đa phần là các hộ
vay vốn để kinh doanh mua bán nhỏ tại chợ Long Hồ hay thu mua lúa gạo tại các
hộ nông dân. Vì thế nguồn vốn cho lĩnh vực này chẳng là bao. Thêm vào đó, do
việc hạn chế về kinh nghiệm, thị trường thường không ổn định và việc xuất các
mặt hàng như gạch, ngói, đồ gốm…đều phải qua trung gian nên việc vay vốn để
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đối với họ rất e dè.
Đến năm 2005, Ngân hàng đã phát vay 27.287 triệu đồng tăng 10.137 triệu
đồng tức 59,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến năm 2006 doanh số này đạt
43.944 triệu đồng tăng 61,04% so với năm 2005. Doanh số cho vay đối với các
doanh nghiệp nhìn chung có tăng tương đối. Nguyên nhân là do Việt Nam sắp
gia nhập WTO nên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Vĩnh
Long nói riêng luôn có nhu cầu vốn rất cao để đổi mới trang thiết bị, nhà máy để
tránh khỏi sự lạc hậu và bị đào thải khỏi thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Hơn thế nữa là theo chủ trương của Tỉnh thì Vĩnh Long phấn đấu trở thành đô thị
loại 3 nên các doanh nghiệp trong địa bàn không ngừng phấn đấu để hoàn thành
mục tiêu mà Tỉnh đã đề ra. Nếu xét về cơ cấu thì doanh số cho vay trong lĩnh vực
này cũng tăng lên cụ thể năm 2004 là 6,06%, đến năm 2005 là 6,87% và đến năm
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 28
2006 là 9,93%. Điều này như đã nói ở trên là do có rất nhiều cơ sở, xí nghiệp sản
xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: gốm, sứ, gạch các loại…đang trên đà phát
triển vì vậy mà họ cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Và điều này cũng
phần nào nói lên hoạt động của các doanh nghiệp trong huyện ngày càng được
mở rộng, nhu cầu về vốn của họ ngày càng nhiều hơn.
Nhìn chung, cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế đều tăng qua
các năm, trong đó cho vay hộ sản xuất là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
doanh số cho vay. Đạt được kết quả như trên đó là được sự quan tâm chỉ đạo của
Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân huyện trong việc đề ra các mục tiêu, chính sách phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện và có sự hỗ trợ giúp đỡ tích cực của các
cấp ủy đảng, chính quyền địa phương từ xã đến ấp. Cùng với đội ngũ cán bộ
nhân viên của Ngân hàng có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ cao, gắn bó nhiều
với công việc, thái độ làm việc nhiệt tình, vui vẻ trong giao tiếp với khách hàng
nên doanh số cho vay cũng không ngừng gia tăng. Một yếu tố quan trọng nữa có
tác động không nhỏ đến sự gia tăng này là do Ngân hàng luôn giải quyết nhanh
các hồ sơ thủ tục vay cho khách hàng thể hiện là mỗi xã đều có cán bộ tín dụng
tiếp nhận hồ sơ của khách hàng. Điều này làm khách hàng vô cùng hài lòng. Đây
cũng chính là một điểm mạnh của Ngân hàng chiếm ưu thế hơn so với các ngân
hàng khác, tạo khả năng cạnh tranh cao.
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
2004 2005 2006 Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng Hộ sản xuất
Doanh nghiệp
Tổng
Hình 5: Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua 3 năm
(2004-2006)
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 29
4.1.2.2. Doanh số thu nợ
Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, còn có chỉ tiêu thu nợ cũng đánh giá được
tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh
phần lớn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm qua và
thời gian sắp tới. Vấn đề đặt ra là công tác thu nợ của Ngân hàng, khả năng thu
nợ càng cao thì khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng đạt hiệu quả.
Cho vay mà không thu hồi được nợ như dự kiến thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động của Ngân hàng. Do đó, vấn đề thu nợ cần phải được quan tâm hàng đầu,
trong đó cán bộ tín dụng phải hoạt động tích cực, đôn đốc nhắc nhở khách hàng
trong việc thu hồi nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa trường hợp nợ quá hạn.
Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của Ngân hàng mới được xoay chuyển
nhanh, giúp mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng.
Tương ứng với doanh số cho vay, thì tình hình thu nợ cũng được phân theo
thời gian và theo thành phần kinh tế.
a) Doanh số thu nợ theo thời gian
Công tác thu hồi nợ của NHNN&PTNT huyện Long Hồ trong 3 năm theo
thời gian được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời gian của Ngân hàng trong 3 năm
(2004-2006)
Đvt: triệu đồng
Năm Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 181.389 294.157 337.644 112.768 62,17 43.487 14,78
Trung và dài hạn 100.872 94.374 84.586 -6.498 -6,44 -9.788 -10,37
Tổng 282.261 388.531 422.230 106.270 37,65 33.699 8,67
(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng trong 3 năm 2004-2006)
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng tương ứng với tình
hình cho vay. Như đã phân tích trên, doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm
luôn chiếm tỷ trọng khá cao cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 30
trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân Hàng. Đây là khoản mục chủ yếu
tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong những năm qua.
Cụ thể là năm 2004, doanh số thu nợ ngắn hạn là 181.389 triệu đồng chiếm
tỷ trọng là 64,3% tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2005 thu nợ ngắn hạn lại tiến
triển rất tốt tăng 112.768 triệu đồng tức 62,17% so với năm 2004. Chính sự làm
tốt trong công tác thu nợ ngắn hạn đã làm cho tổng doanh số thu nợ tăng 37,65%.
Sang năm 2006, doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng đến 337.644 triệu
đồng. Điều này chứng tỏ các ngành nông nghiệp làm ăn có hiệu quả cụ thể là do
Tỉnh ta có chính sách chuyển cơ cấu trồng trọt vật nuôi đặc biệt là nuôi cá bè trên
sông thuộc địa bàn Bình Hòa Phước, An Bình. Và điều này cũng chỉ ra rằng
người dân làm nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng có hiệu quả và đang mở rộng
hoạt động.
Đối với khoản thu nợ trung và dài hạn ta thấy qua ba năm doanh số thu nợ
thực hiện tương đối tốt biểu hiện là nó đã vượt cả doanh số cho vay. Điều này đã
chỉ rõ không những Ngân hàng thu được những khoản nợ đã phát vay trong năm
mà còn thu được của những năm trước chuyển sang. Tuy nhiên thì tình hình này
lại không được phát huy tốt, nó có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2005
giảm 6.498 triệu đồng tương đương 6,4% và đến năm 2006 giảm 9.788 triệu
đồng gần 10,4%. Giải thích cho sự giảm xuống của doanh số thu nợ trung và dài
hạn chủ yếu là do sự giảm xuống đối với thu nợ mua máy nông nghiệp và phát
triển điện nông thôn. Nguyên nhân là do trong năm 2005 và năm 2006 doanh số
cho vay đối với máy nông nghiệp giảm làm cho doanh số thu nợ cũng giảm theo.
Bên cạnh đó, do các năm trước đây Nhà nước đã có chủ trương chuyển tải điện
đến mọi nhà ở nông thôn hầu như các nhà đều có điện vì thế nhu cầu vay vốn về
phát triển điện ở nông thôn ngày càng giảm. Do đó doanh số cho vay giảm kéo
theo doanh số thu nợ giảm.
Như vậy có thể thấy trong 3 năm doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao và tăng qua các năm cụ thể chiếm tỷ trọng 64,3% năm 2004, đến năm
2005 là 75,7% và 80% vào năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu vì cho vay ngắn
hạn thường có thời hạn dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi đồng
vốn được xoay vòng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm doanh số cho
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 31
vay tăng, từ đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng không ngừng tăng theo. Bên cạnh
đó, do đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ trong thời gian qua, không chỉ mở rộng
tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm
tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách
hàng trả nợ khi đến hạn cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên
công tác thu hồi nợ luôn được thực hiện triệt để. Trong khi đó, sở dĩ doanh số thu
nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp và giảm trong tổng doanh số thu nợ
là do thời hạn cho vay dài, thường là từ 1 đến 5 năm đối với cho vay trung hạn và
trên 5 năm đối với cho vay dài hạn, nên vốn thu hồi rất chậm. Ngoài ra, do vẫn
còn nhiều khó khăn vướng mắc, giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp,
vật liệu xây dựng luôn tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường
tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất. Nguyên nhân khác nữa là do
sự tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, hàng tiêu dùng…Từ đó,
luôn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên nhìn chung
doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng là điều đáng mừng.
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
2004 2005 2006
Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Hình 6: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời gian của Ngân hàng qua 3 năm
(2004-2006)
b)Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Tuy nhiên đó chỉ mới là tình hình thu nợ theo thời gian, ngoài ra công tác
thu nợ còn được phân theo thành phần kinh tế. Để thấy rõ hơn ta xét qua số liệu ở
bảng 6.
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 32
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm
(2004-2006)
Đvt: triệu đồng
Năm Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Hộ sản xuất 269.729 362.199 378.212 92.470 34,28 16.013 4,42
Doanh nghiệp 12.532 26.332 44.018 13.800 110,12 17.686 67,17
Tổng 282.261 388.531 422.230 106.270 37,65 33.699 8,67
(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng trong 3 năm 2004-2006)
Nổi bật trong các khoản thu đó là khoản thu từ cho vay hộ sản xuất. Năm
2004 là 269.729 triệu đồng, sang năm 2005 tăng 92.470 triệu đồng đạt doanh số
362.199 triệu đồng, tức tăng 34,28 %. Khoản thu nợ tăng là do trong năm nay sản
xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ có
tốc độ tăng trưởng khá; người dân trúng mùa và được giá đối với một số mặt
hàng nông sản, thực phẩm lợi thế của huyện như lúa, thủy sản, trái cây…Tuy
doanh số thu nợ có chiều hướng tăng nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì doanh
số thu nợ vẫn còn thấp hơn doanh số cho vay. Nguyên nhân là trong năm này,
thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, nhất là dịch cúm gia cầm có
nguy cơ tiềm ẩn rất cao, trong khi đó số tiền được bồi thường không đủ bù đắp
các khoản thiệt hại cho người dân, nên những khoản nợ vay của Ngân hàng chỉ
có thể thu được lãi hoặc gia hạn nợ đến kỳ sau. Sang năm 2006, tình hình thu nợ
có tăng nhưng tốc độ tăng chậm chỉ 16.013 triệu đồng tương đương 4,4% và vẫn
thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay trong lĩnh vực này. Nguyên nhân, mặc
dù kinh tế xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhưng giá cả hàng tiêu
dùng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng luôn tăng vọt, giá cả hàng nông sản
không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất.
Thêm vào đó, trong năm này lại xảy ra bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá ở lúa và mưa
bão cũng xảy ra liên tục đã gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Từ đó ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của họ cho Ngân hàng.
Đối với khoản thu nợ từ các doanh nghiệp cũng tăng qua các năm cụ thể
năm 2005 đạt 26.332 triệu đồng tăng 110,12% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 33
năm 2006 thì khoản thu này cũng không ngừng tăng lên đạt 44.018 triệu đồng
tăng khoản 67,17%. Giải thích cho vấn đề này là do các doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả, có thu nhập thường xuyên, họ sử dụng đồng vốn quay vòng với chu kỳ
sản xuất kinh doanh ngắn mà lợi nhuận thu được đúng như kế hoạch đã đề ra.
Mặt khác, họ rất ngại phải tốn thêm chi phí mà lại không sinh lợi như những
khoản lãi trung và dài hạn, hoặc lãi phạt quá hạn... nên khi có lợi nhuận họ đem
vốn trả ngay cho ngân hàng, khi nào có nhu cầu thì họ mới tiếp tục đi vay vốn.
Bên cạnh đó, trong những năm qua nền kinh tế địa phương đã có những bước
tiến triển tích cực, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn góp phần gia tăng khả năng
trả nợ của các đơn vị.
Cũng như doanh số cho vay thì tình hình thu nợ đối với hộ sản xuất cũng
chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể là
năm 2004 là 95,56%; 93,23% năm 2005 và đến năm 2006 tỷ lệ này là 89,57%.
Tỷ trọng này có xu hướng giảm qua các năm chủ yếu là do doanh số cho vay đối
tượng này giảm. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng tình hình thu nợ của Ngân hàng
trong hai năm 2004, 2005 tương đối tốt biểu hiện là chiếm tỷ trọng cao hơn
doanh số cho vay. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành chăn nuôi bởi vì người dân
đã chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh từ làm vườn sang chăn nuôi trọng
tâm là nuôi cá và kinh tế tổng hợp nhằm tăng thu nhập và góp phần ổn định cuộc
sống. Ngoài ra do lợi nhuận từ làm kinh tế tổng hợp, chăn nuôi cộng với lương
tăng góp phần tăng doanh số thu nợ đối với cán bộ công nhân viên. Ta thấy thu
nợ đối với cán bộ công nhân viên dễ hơn các ngành khác bằng cách trích tiền
lương. Do đó Ngân hàng yên tâm đối với khoản cho vay này. Riêng năm 2006 tỷ
trọng tình hình thu nợ lại thấp hơn doanh số cho vay là do thiên tai, dịch bệnh đã
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân cũng như khả năng trả nợ của
họ. Đối với khoản thu nợ từ các doanh nghiệp thì thể hiện rất tốt, nhất là trong
năm 2005 và năm 2006. Doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này có tỷ
trọng tăng cao điều này chứng tỏ các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đang
mở rộng hoạt động.
Ngoài những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, tình hình thị trường còn
một nguyên nhân nữa dẫn đến sự thành công của công tác thu nợ là do có sự
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 34
nhiệt tình, năng nỗ của cán bộ tín dụng ngân hàng trong công tác theo dõi, đôn
đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn thanh toán. Bên cạnh đó là sự phối hợp ăn ý
giữa cán bộ tín dụng và phòng quản lý tín dụng nhằm đưa ra những biện pháp thu
hồi nợ nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh số
thu nợ theo thành phần kinh tế được thể hiện qua biểu đồ sau:
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
450.000
2004 2005 2006 Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng Hộ sản xuất
DNTN
Tổng
Hình 7: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng
trong 3 năm (2004-2006)
4.1.2.3. Tình hình dư nợ tại Ngân hàng
Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ.
Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân Hàng chưa
thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động
tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt
động tín dụng của một Ngân Hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với
nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín
dụng của Ngân Hàng. Nhìn chung, các Ngân Hàng có mức dư nợ cao thường là
các Ngân Hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu
rõ hơn về tình hình dư nợ của Ngân Hàng diễn biến như thế nào trong ba năm
qua sẽ được trình bày dưới đây.
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 35
a) Tình hình dư nợ theo thời gian
Bảng 7: Tình hình dư nợ theo thời gian của Ngân hàng trong 3 năm
(2004-2006)
Đvt: triệu đồng
Năm Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 163.932 186.600 212.854 22.668 13,83 26.254 14,07
Trung và dài hạn 74.727 60.577 54.754 -14.150 -18,94 -5.823 -9,61
Tổng 238.659 247.177 267.608 8.518 3,57 20.431 8,27
(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng trong 3 năm 2004-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ qua 3 năm đều tăng cụ thể năm 2005
tăng 8.518 triệu đồng tức 3,57% so với năm 2004, năm 2006 tăng 20.431 triệu
đồng tức 8,27%. Nhìn chung thì dư nợ có tăng qua các năm, đây là một dấu hiệu
đáng mừng. Điều này nói lên được hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT huyện
Long Hồ đã tìm được hướng đi phù hợp, có phương pháp tiếp cận khách hàng,
bám sát các mục tiêu, định hướng, gắn liền với các chương trình phát triển kinh
tế của huyện. Tuy phải hoạt động trong điều kiện luôn có sự cạnh tranh ngày
càng cao của các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn song NHNN&PTNT
huyện Long Hồ vẫn giữ được thị phần và thị trường tín dụng ở nông thôn và giữ
được khách hàng truyền thống. Đồng thời phát triển được nhiều khách hàng mới
đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó tốc độ tăng trưởng tín
dụng có bước phát triển khá trong điều kiện quỹ đất nông nghiệp của huyện bị
thu hẹp với một lượng khá lớn do nhà nước sử dụng để thành lập các khu công
nghiệp như khu công nghiệp Hòa Phú, khu công nghiệp Bắc Cổ Chiên và các khu
dân cư vùng lũ, khu tái định cư cho các khu công nghiệp…Bên cạnh đó, nắm bắt
kịp thời các chủ trương của huyện từ đó có chiến lược tiếp cận trong đầu tư, cung
cấp vốn kịp thời khi khách hàng có nhu cầu vay.
Cụ thể ta thấy được dư nợ tăng chủ yếu là sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn,
trong khi dư nợ trung và dài hạn thì lại có xu hướng giảm xuống. Dư nợ ngắn hạn
tăng 13,8% năm 2005 và tăng 14% năm 2006. Điều này cho thấy trong vài năm
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 36
gần đây, người dân tập trung đầu tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh,
thu tiền nhanh, lợi nhuận cao vừa hạn chế được rủi ro, đồng thời cũng giảm bớt
chi phí trả lãi cho Ngân hàng. Tuy nhiên điểm này làm cho ngân hàng mất đi
khoản chênh lệch lãi suất thu về, nhưng mặt khác lại giúp cho Ngân hàng quay
vòng đồng vốn một cách nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó ta thấy dư
nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và không ngừng tăng qua các năm cụ thể 68,7%
năm 2004, năm 2005 tăng lên 75,5% và 79,5% trong năm 2006. Nguyên nhân là
do công tác thu hồi nợ được thực hiện khá tốt, nguồn vốn được thu hồi nhanh,
Ngân hàng lại tiếp tục đem vốn cho vay làm dư nợ tăng lên. Ngược lại thì dư nợ
trung và dài hạn lại giảm 18,9% năm 2005 và giảm 9,6% năm 2006 nguyên nhân
là do doanh số thu nợ trong cho vay trung và dài hạn giảm, vốn thu hồi chậm,
điều này làm tỷ trọng trên tổng dư nợ cũng giảm theo. Một nguyên nhân nữa là
thu nợ đến hạn từng phân kỳ và khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn.
Nhìn chung, từ bảng tình hình dư nợ của Ngân hàng cho ta thấy được hầu
như dư nợ qua 3 năm từ 2004 đến năm 2006 đều có xu hướng tăng. Chỉ tiêu dư
nợ đã phần nào đánh giá được hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nó cho thấy
công tác thu hồi nợ được thực hiện kịp thời, cán bộ nhân viên ngân hàng luôn
làm việc tích cực nên hiệu quả tín dụng ngày càng được nâng cao, khả năng xoay
chuyển đồng vốn của Ngân hàng luôn thuận lợi. Điều đó chẳng những mang lại
lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn đóng góp một phần cho sự phát triển của kinh
tế vùng. Sau đây là biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ theo thời gian:
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
2004 2005 2006 Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Hình 8: Biểu đồ tình hình dư nợ theo thời gian của Ngân hàng trong 3 năm
(2004-2006)
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 37
b)Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
Ngân hàng cho vay theo thành phần kinh tế khác nhau nên các khoản dư nợ
cũng được phân theo từng thành phần kinh tế khác nhau thông qua số liệu ở bảng
sau:
Bảng 8: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 3
năm (2004-2006)
Đvt: triệu đồng
Năm Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Hộ sản xuất 230.231 237.794 258.299 7.563 3,28 20.505 8,62
Doanh nghiệp 8.428 9.383 9.309 955 11,33 -74 -0,79
Tổng 238.659 247.177 267.608 8.518 3,57 20.431 8,27
(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng trong 3 năm 2004-2006)
Qua bảng số liệu, ta thấy tổng dư nợ năm 2004 là 238.659 triệu đồng, sang
năm 2005 dư nợ tăng 3,57% tương đương 8.518 triệu đồng so với năm 2004,
nghĩa là dư nợ năm 2005 là 247.177 triệu đồng. Đến năm 2006 thì dư nợ đạt
267.608 triệu đồng tăng 8,27% so với năm 2005. Tuy dư nợ qua 3 năm có phần
tăng nhưng mức tăng này không lớn lắm. Điều này cũng dễ hiểu vì qua 3 năm
tuy doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể khiến dư nợ
chỉ tăng nhẹ.
Năm 2005 tổng dư nợ tăng lên so với năm 2004 là điều đáng mừng. Doanh
số dư nợ tăng thể hiện rõ ở cho vay hộ sản xuất. Năm 2005 dư nợ đối với hộ sản
xuất là 237.794 triệu đồng tăng 3,28% so với năm 2004, tương đương 7.563 triệu
đồng. Đến năm 2006 thì dư nợ đối với lĩnh vực này là 258.299 triệu đồng tăng
20.505 triệu đồng tương đương 8,62%. Nguyên nhân do Ngân hàng thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sớm xác định lấy nông nghiệp
nông thôn là thị trường chính để cho vay, tập trung ở kinh tế hộ sản xuất nông
nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông thôn. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp ngày càng tăng nên góp phần
cải thiện đời sống người dân vì thế dư nợ của Ngân hàng cao. Tuy nhiên, dư nợ
LVTN: Phân tích thực trạng và nhũng biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng…
GVHD: Trần Ái Kết SVTH: Nguyễn Khánh Ly 38
đối với hộ sản xuất có tăng so với đầu năm nhưng không cao nguyên nhân quỹ
đất nông nghiệp của huyện bị thu hẹp với một lượng khá lớn do nhà nước sử
dụng để thành lập các khu công nghiệp, các khu dân cư vùng lũ và khu tái định
cư cũng phần nào ảnh hưởng đến dư nợ đối với đối tượng này.
Ngoài cho vay đối với hộ sản xuất thì Ngân hàng còn cho vay đối với các
doanh nghiệp. Nhìn chung, dư nợ đối với doanh nghiệp có sự biến động tăng
giảm qua các năm từ năm 2004 đến năm 2006 biểu hiện là dư nợ năm 2005 là
9.383 triệu đồng tăng 11,33%. Năm 2005 dư nợ các doanh nghiệp tăng lên trước
tiên là do doanh số cho vay đối với đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long hồ.pdf