MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1
1.1. Sựcần thiết của đềtài . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1 Mục tiêu chung. 2
1.2.2.Mục tiêu cụthể. 2
1.3. Các giảthuyết cần kiểm định và câu hỏi cần nghiên cứu. 3
1.3.1. Các giảthuyết cần kiểm định. 3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu . 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.4.1. Không gian . 3
1.4.2. Thời gian . 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan. 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU. 5
2.1 Phương pháp luận . 5
2.1.1 Tổng quan vềtín dụng . 5
2.1.2. Các quy định vềhoạt động tín dụng . 6
2.1.3. Một sốkhái niệm, chỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng và đo lường rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện
MỏCày . 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu . 11
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu. 11
2.2.2. Phương pháp phân tích. 12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỎCÀY. 13
3.1. Tình hình kinh tế- xã hội huyện MỏCày. 13
3.2. Khái quát vềlịch sửhình thành và phát triển của Ngân hàng . 13
3.2.1. Quá trình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh huyện MỏCày . 13
3.2.2. Cơcấu tổchức và chức năng, nhiệm vụcủa từng bộphận trong Ngân
hàng. 14
3.3. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng . 17
3.3.1. Chức năng của Ngân hàng . 17
3.3.2. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng . 17
3.4. Khái quát hiệu quảhoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT qua 3 năm
(2005 – 2007). 18
3.4.1. Tổng doanh thu và tổng chi phí . 19
3.4.2. Lợi nhuận . 20
3.5. Phương hướng hoạt động trong năm 2008 . 21
3.5.1. Chỉtiêu cụthể. 21
3.5.2. Những biện pháp tổchức thực hiện . 21
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN HUYỆN MỎCÀY. 23
4.1. Phân tích hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện MỏCày
. 23
4.1.1. Quá trình tín dụng . 23
4.1.2. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng . 26
4.1.3. Phân tích tình hình sửdụng vốn của ngân hàng qua 3 năm
(2005-2007) . 28
4.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong 3 năm
(2005-2007) . 33
4.2.1. Rủi ro nợquá hạn theo thời gian. 33
4.2.2. Rủi ro nợquá hạn theo thành phần kinh tế. 35
4.2.3. Phân tích nợquá hạn theo nguyên nhân . 37
4.2.4. Phân tích tình hình xửlý nợrủi ro (RR) . 40
4.2.5. Trích lập dựphòng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện MỏCày. 41
4.3. Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng trong 3 năm
(2005 -2007) thông qua các chỉtiêu tài chính . 42
4.4. Các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng . 47
4.4.1. Nguyên nhân bên trong . 47
4.4.2. Nguyên nhân bên ngoài. 48
CHƯƠNG 5: MỘT SỐBIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾRỦI RO TÍN
DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN MỎCÀY. 50
5.1.Thuận lợi và khó khăn chủyếu trong hoạt tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện MỏCày. 50
5.1.1. Những mặt thuận lợi . 50
5.1.2. Những mặt khó khăn. 50
5.2. Giải pháp nhằm hạn chếrủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện MỏCày. 51
5.2.1. Vềnhân lực . 51
5.2.2. Vềquy trình cho vay . 52
5.2.3. Chủ động phân tán rủi ro đểngăn ngừa và hạn chếrủi ro . 53
5.2.4. Kỹthuật cho vay và thu nợ. 54
5.2.5. Tăng cường công tác mua bảo hiểm tiền gửi . 55
5.2.6. Thực hiện tốt việc trích lập quỹdụphòng rủi ro tín dụng . 55
5.2.7. Phối hợp chặt chẽvới các cơquan hữu quan, chính quyền địa phương
trong công tác thu hồi và xửlý nợquá hạn . 55
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 57
6.1. Kết luận. 57
6.2. Kiến nghị. 57
6.2.1. Đối với khách hàng và chính quyền địa phương . 57
6.2.2. Đối với Ngân hàng Tỉnh, Huyện. 58
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng như mọi tổ chức kinh tế khác nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
thông qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để ngày càng phát triển và mở rộng quy mô
kinh doanh của mọi thành phần kinh tế.
Cùng với việc tăng chi phí đã làm cho lợi nhuận của chi nhánh NHNo &
PTNT Huyện Mỏ Cày trong năm nay (2007) đã giảm đi rất nhiều. Cụ thể: Năm
2006 tăng 7.132 triệu đồng với tỷ lệ tăng 53,67% so với năm 2005. Trong khi đó
năm 2007 thì giảm 3.020 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ là
14,79%. Nếu nhìn một cách khách quan thì lợi nhuận của chi nhánh NHNo &
PTNT Huyện Mỏ Cày giảm nhưng không đáng kể vì trong năm chi nhánh đã mở
rộng thêm địa bàn hoạt động và tu bổ phòng ốc. Đặc biệt trong thời buổi cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay, các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn Huyện đã tìm
đủ mọi cách để có thể huy động cũng như cho vay vốn sao cho đạt hiệu quả nhất
dù vẫn biết khả năng xảy ra rủi ro không ít.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn ảnh hưởng bởi sự biến
động công tác thu chi, do đó cũng vẫn còn vướn những khó khăn cần được quan
tâm và khắc phục. Chi nhánh Ngân hàng cần phải có biện pháp tích cực hơn nữa
để trong những năm sắp tới gia tăng tối đa thu nhập mà giảm thiểu chi phí xuống
mức thấp nhất. Đồng thời chi nhánh cần phải cố gắng hơn nữa để có thể phát huy
tích cực các mặt mạnh của Ngân hàng để đứng vững trên thị trường và phục vụ
tốt cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế của đất nước như trong thời buổi hiện
nay.
3.5. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008
Phát huy những mặt đã thực hiện được và khắc phục những hạn chế còn tồn
tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày đã đề ra phương hướng hoạt động
trong năm 2008 như sau:
3.5.1. Chỉ tiêu cụ thể
Chi nhánh phấn đấu đến cuối năm 2008 tổng nguồn vốn huy động tại địa
phương tăng 25% so với đầu năm; tổng dư nợ và các khoản đầu tư tăng 15% so
với đầu năm. Đồng thời giảm thiểu nợ quá hạn xuống mức thấp nhất vì đây là
tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Thực hiện đạt các chỉ tiêu về tài chính NHNo & PTNT cấp trên giao.
3.5.2. Những biện pháp tổ chức thực hiện
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền đoàn thể các xã trong công tác cho vay,
quản lý vốn vay và xử lý thu hồi nợ. Duy trì thật tốt mối quan hệ với chính quyền
các đoàn thể tại địa phương nhằm tạo vệ tinh tốt trong công tác tuyên truyền
quảng bá các sản phẩm dịch vụ cho chi nhánh Ngân hàng.
Củng cố và tiếp tục thực hiện các nghị quyết liên tịch 2308 với hộ nông
dân, nghị quyết liên tịch 02 với hội phụ nữ để uỷ thác một phần công việc trong
cho vay món nhỏ, nhằm giảm áp lực công việc cho lực lượng cán bộ tín dụng.
Tiến hành xây dựng cơ chế phân phối lương theo hiệu quả công việc được
giao, phân công lao động một cách hợp lý hơn nhằm phát huy sở trường của từng
cán bộ để công việc chung đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời tạo động lực làm việc
tích cực trong đội ngũ cán bộ nhân viên tại đơn vị.
Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ về mức độ cạnh tranh trên địa bàn.
Thường xuyên cập nhật văn bản, chế độ cho cán bộ tác nghiệp, tổ chức đào tạo
các kỷ năng (đặc biệt là về tin học và ngoại ngữ) cho cán bộ tác nghiệp.
Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, nhằm tạo phong trào thi đua lao
động sôi nổi trong đơn vị.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN HUYỆN MỎ CÀY
4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHNo &
PTNT HUYỆN MỎ CÀY
4.1.1. Quá trình tín dụng
Quy trình tín dụng ngắn hạn: gồm 7 bước
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Mỏ Cày)
Hình 3: Quy trình hoạt động tín dụng ngắn hạn
Bước 1: Khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn.
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ liên hệ với Ngân hàng và được
hướng dẫn về thủ tục vay vốn gồm:
Hồ sơ pháp lý.
Hồ sơ khoản vay.
Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
Khách hàng
lập hồ sơ đề
nghịvay vốn
Thẩm định
các chỉ tiêu
tín dụng
Xét duyệt cho
vay, ký kết hợp
đồng tín dụng
Giải ngân, theo
dõi việc sử
dụng vốn.
Thu nợ, lãi,
phí và xử lý
phát sinh.
Đánh giá
hiệu quả
cho vay
Tất toán
hợp đồng
tín dụng
Bước 2: Thẩm định các chỉ tiêu tín dụng.
Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ,
đúng đắn và hợp lý của hồ sơ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó
có thể kiểm tra, quan sát trực tiếp tại địa bàn nơi đơn vị vay vốn có trụ sở hoạt
động.
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng tín dụng.
Trưởng phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ,
tài liệu và điều kiện tín dụng trong quá trình xét duyệt của cán bộ tín dụng. Đưa
ra ý kiến và trình lên Ban Giám đốc quyết định cuối cùng.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi việc sử dụng vốn.
Căn cứ trên hồ sơ đã được xét duyệt, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng
lập hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ vay cho phòng kế toán kiểm tra phần xét
duyệt theo quy định.
Trên cơ sở số liệu, kế toán kết hợp kiểm tra thực tế số liệu sổ sách của
người vay vốn với số khế ước vay của Ngân hàng. Đồng thời cán bộ tín dụng
phải kiểm tra, phân tích nợ luân chuyển bình thường, nợ quá hạn, nợ xấu để có
biện pháp thu hồi nợ.
Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sử dụng vốn của
khách hàng vay vốn để đôn đốc thu nợ và lãi đúng hạn.
Trường hợp do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả
được nợ đúng hạn thì cán bộ tín dụng phải biết rõ lý do để có biện pháp xử lý.
Nếu khách hàng vay vốn gặp khó khăn thực sự thì phải làm đơn xin gia hạn nợ
gởi đến Ngân hàng.
Bước 6: Đánh giá hiệu quả cho vay.
Khi hợp đồng tín dụng kết thúc, khách hàng vay vốn hoàn thành trách
nhiệm với Ngân hàng thì cán bộ tín dụng phải phân tích, đánh giá hiệu quả của
việc đầu tư tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó rút ra
kinh nghiệm trong cho vay nhằm quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp quan
hệ tín dụng.
Bước 7: Tất toán hợp đồng tín dụng.
Tất toán hợp đồng tín dụng.
Giải ngân tài sản đảm bảo tiền vay.
Lưu hồ sơ.
Quy trình tín dụng trung và dài hạn: gồm 6 bước
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Mỏ Cày)
Hình 4: Quy trình hoạt động tín dụng trung và dài hạn
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp
pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn.
Hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.
Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ.
Bước 3: Quyết định cho vay.
Xét duyệt cho vay.
Thông báo cho khách hàng.
Thời hạn xem xét quyết định cho vay.
Ký hợp đồng tín dụng.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi việc sử dụng vốn.
Hoàn thiện các điều kiện vay vốn trước khi giải ngân.
Giải ngân.
Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và khả năng trả nợ của
khách hàng.
Trường hợp khoản vay được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay đó
thì cán bộ tín dụng lập hồ sơ hướng dẫn theo quy định.
Hướng dẫn
khách hàng về
hồ sơ vay vốn.
Quyết định cho
vay.
Thẩm định hiệu
quả và khả
năng trả nợ.
Giải ngân, theo
dõi việc sử
dụng vốn.
Thu nợ, lãi, phí
và xử lý phát
sinh
Tất toán hợp
đồng tín dụng
Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.
Bước 6: Tất toán hợp đồng tín dụng.
Tất toán khoản vay.
Thanh lý hợp đồng tín dụng.
Giải chấp tài sản làm đảm bảo tiền vay.
Lưu hồ sơ.
4.1.2 Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi không
kỳ hạn 64.300 78.500 60.000 14.200 22,08 -18.500 -23,57
Tiền gửi tiết kiệm
< 12 tháng 81.000 50.500 49.000 -30.500 -37,65 -1.500 -2,97
Tiền gửi tiết kiệm
> 12 tháng 5.800 9.300 94.000 3.500 60,34 84.700 910,75
Tổng 151.100 138.300 203.000 -12.800 -8,47 64.700 46,78
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
70.000
80.000
90.000
100.000
Triệu đồng
2005 2006 2007
Năm
Tiền gửi không
kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm
< 12 tháng
Tiền gửi tiết kiệm
> 12 tháng
Hình 5: Tình hình huy động vốn
Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến
nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội. NHNo &
PTNT Huyện Mỏ Cày với phương châm “ đi vay để cho vay”, nhưng làm thế nào
để cho vay vừa tìm được lợi nhuận cao mà rủi ro thấp, phục vụ tốt cho nhu cầu
vay vốn của khách hàng. Để làm tốt điều này, ngoài việc vay và nhận vốn điều
chuyển từ các Ngân hàng cấp trên, chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày
cần phải đẩy mạnh hơn huy động vốn trên địa bàn. Tuy nhiên, trong điều kiện
như hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay
gắt, đòi hỏi các Ngân hàng phải xây dựng được chiến lược lãi suất phù hợp thì
mới có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình một cách tối đa.
Theo quyết định mới của NHNN thì các chi nhánh Ngân hàng cần phải tập
trung huy động vốn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng thay
vì trước kia không quan tâm nhiều đến việc huy động, chỉ nhận vốn điều chuyển
và đi vay từ các Ngân hàng khác để cho vay. Trong những năm gần đây tình hình
huy động vốn của Ngân hàng có chiều hướng tăng rõ rệt. Cụ thể: Năm 2005 tổng
vốn huy động của Ngân hàng là 151.100 triệu đồng trong đó thì khoản tiền gởi
tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn < 12 tháng là rất cao so với tiền gửi tiết
kiệm >12 tháng. Sang năm 2006 tổng vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt
138.300 triệu đồng đã giảm xuống 12.800 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 8,47 % so
với năm 2005, trong đó giảm nhiều nhất là tiền gởi tiết kiệm <12 tháng chỉ còn
có 50.500 triệu đồng giảm 37,65% so với năm 2005. Nguyên nhân trong năm
2006 thị trường chứng khoán, bất động sản, giá vàng có chiều hướng tăng liên
tục, vì thế khách hàng dùng số tiền nhàn rỗi đem đầu tư vào các mua cổ phiếu,
bất động sản, dự trữ vàng sẽ sinh lợi cao hơn thay vì đem gửi Ngân hàng.
Năm 2007 Ngân hàng đã chú trọng công tác huy động vốn để nhằm đáp
ứng nguồn vốn đầu ra sao cho có hiệu quả nhất. Đặc biệt trong năm 2007 nền
kinh tế ngày càng phát triển, số tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng tăng, các
doanh nghiệp ngày càng có nhiều nhu cầu gởi tiền vào Ngân hàng với mục đích
thanh toán thông qua hệ thống Ngân hàng mà độ an toàn cao và chi phí thấp. Vì
thế trong năm nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng đáng kể đạt 203.000
triệu đồng tăng 64.700 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 46,78% so với năm 2006. Sự
tăng đột biến của tiền gửi tiết kiệm >12 tháng đó là do chính sách lãi suất của
Ngân hàng đưa ra nhằm huy động tối đa nguồn vốn vì đây là khoản tiền gửi ổn
định nhất trong các khoản tiền gửi và mức lãi suất cũng khá cao.
Nhìn chung qua ba năm tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng
đã có xu hướng tăng lên, mặc dù trong năm 2006 có giảm so với năm 2005
nhưng không đáng kể. Đây cũng là do Ban lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra những
biện pháp thích hợp nên trong quá trình hoạt động chi nhánh NHNo & PTNT
Huyện Mỏ Cày đã không ngừng nâng cao uy tín của mình nên đã tạo được lòng
tin cho khách hàng, làm cho việc huy động vốn của Ngân hàng ngày càng thuận
lợi hơn.
4.1.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm (2005-
2007)
4.1.3.1. Doanh số cho vay
Trong hoạt động của các Ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động cơ
bản nhất. Ngân hàng phân phối nguồn vốn huy động được đáp ứng yêu cầu vốn
cho toàn xã hội. Qua ba năm hoạt động từ năm 2005 đến năm 2007 doanh số cho
vay của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày cụ thể như sau:
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Ngắn hạn 266.594 82,44 301.830 81,80 234.238 80,00 35.236 13,22 -67.592 -22,39
Trung hạn 56.795 17,56 67.170 18,20 58.560 20,00 10.375 18,27 -8.610 -12,82
Tổng 323.389 100 369.000 100 292.798 100 45.611 14,10 -76.202 -20,65
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)
Năm 2005
82%
18%
Ngắn hạn Trung hạn
Năm 2006
82%
18%
Ngắn hạn Trung hạn
Năm 2007
80%
20%
Ngắn hạn Trung hạn
Hình 6: Doanh số cho vay theo thời hạn
Trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất
lớn trong cơ cấu của tổ chức. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 323.389 triệu
đồng. Sang năm 2006 đạt 369.000 triệu đồng tăng 45.611 triệu đồng với tỷ lệ
tăng 14,10% so với năm 2005. Do đặc điểm về địa lý kinh tế của Huyện với thế
mạnh là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nên thời gian qua Ngân hàng tập trung
cho vay ngắn hạn, nó chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay (khoảng 80%)
của chi nhánh NHNo & PTNT. Cụ thể, doanh số ngắn hạn chiếm 266.594 triệu
đồng trong tổng doanh số cho vay với tỉ lệ là 82,44% năm 2005. Đến năm 2006
thì đạt 301.830 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 13,22% tương đương là
35.236 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự gia tăng này là
do chi nhánh sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn trên địa bàn vì trong năm 2005
dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh mẽ, nhiều hộ lâm vào cảnh khó khăn thiếu
vốn sản xuất. Trong khi đó doanh số cho vay trung dài hạn cũng tăng đáng kể.
Cụ thể: năm 2005 đạt 56.795 triệu đồng, năm 2006 đạt 67.170 triệu đồng tăng
10.375 triệu đồng (tỷ lệ tăng 18,27%) so với năm 2005.
Năm 2007 tổng doanh số cho vay của chi nhánh chỉ đạt 292.798 triệu đồng,
giảm 76.202 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 20,65% so với năm 2006. Trong đó
doanh số cho vay ngắn hạn giảm 67.592 triệu đồng với tỷ lệ giảm 22,39% so với
năm 2006; cho vay trung dài hạn cũng giảm nhưng không đáng kể. Do trong năm
2007, các Ngân hàng nói chung, chi nhánh NHNo & PTNT nói riêng trên cùng
địa bàn giảm cho vay để hạn chế việc đầu cơ bất động sản, lạm phát nền kinh tế
để bình ổn thị trường.
4.1.3.2. Doanh số thu nợ
Bảng 4: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Ngắn hạn 234.656 84,71 284.059 83,29 203.443 78,78 49.403 21,05 -80.616 -28,38
Trung hạn 42.344 15,29 56.996 16,71 54.806 21,22 14.652 34,60 -2.190 -3,84
Tổng 277.000 100 341.055 100 258.249 100 64.055 23,12 -82.806 -24,28
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)
Năm 2005
15%
85%
Ngắn hạn
Trung dài
hạn
Năm 2006
17%
83%
Ngắn hạn
Trung dài
hạn
Năm 2007
21%
79%
Ngắn hạn
Trung dài
hạn
Hình 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt
là trong điều kiện đổi mới và hội nhập của nền kinh tế, nhu cầu vốn đầu tư cho xã
hội ngày càng gia tăng. Nếu cho vay là nghiệp vụ chính của Ngân hàng thì việc
thu nợ cũng được xem là công tác không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng, nó góp phần tái đầu tư và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu
thông, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển tín dụng. Cụ thể:
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Năm 2005 đạt 234.656 triệu đồng, đến năm 2006 thì doanh số thu nợ lại
tăng lên là 284.059 triệu đồng tăng 49.403 triệu đồng ứng với tỷ lệ 21,05% so với
năm 2005. Sang năm 2007 thì doanh số thu nợ giảm xuống chỉ đạt 203.443 triệu
đồng, giảm 80.616 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 28,38% so với năm 2006. Sự giảm
sút của doanh số thu nợ năm 2007 đó là do trong năm qua thời tiết phức tạp đã
làm cho sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh như dừa, mía,… giảm đáng
kể, đồng vốn sử dụng không hiệu quả đã làm cho các hộ sản xuất không trả được
nợ đúng thời hạn cho Ngân hàng.
Doanh số thu nợ trung dài hạn
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ của chi nhánh qua các năm
cũng có sự biến động khá rõ. Cụ thể: Năm 2005 doanh số thu nợ trung dài hạn
chiếm 15,29% tương đương với giá trị là 42.344 triệu đồng nhưng năm 2006 tăng
lên 59.996 triệu đồng tăng 14.652 triệu đồng so với năm 2005 (với tỷ lệ tăng
34,60%). Đến năm 2007 thì lại giảm xuống 2.190 triệu đồng (tỷ lệ giảm 3,84%)
đã làm cho doanh số thu nợ của năm chỉ đạt 54.806 triệu đồng so với năm 2006.
Phần lớn là do trong những năm qua tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, nhiều
doanh nghiệp được thành lập nên tốc độ cạnh tranh ngày càng cao đã làm cho
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có phần giảm xuống nên không
thanh nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Nhìn chung, trong ba năm qua hoạt động thu nợ của Ngân hàng khá ổn
định. Mặc dù lúc tăng lúc giảm nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể vì do các nguyên
nhân bất khả kháng nên Ngân hàng không thể chủ động kiểm soát được. Kết quả
đạt được như trên cho ta thấy đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng đã có sự cố
gắng không ngừng, không chỉ mở rộng hoạt động tín dụng, tìm kiếm thị trường
để gia tăng doanh số đầu ra, mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn
vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.
4.1.3.3. Dư nợ
Bảng 5: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Ngắn hạn 194.562 62,45 212.997 62,74 251.306 65,86 18.435 9,48 38.309 17,99
Trung hạn 117.000 37,55 126.510 37,26 130.246 34,13 9.510 8,13 3.736 2,95
Tổng 311.562 100 339.507 100 381.570 100 27.945 8,97 42.063 12,39
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)
Năm 2005
38%
62%
Ngắn hạn Trung dài hạn
Năm 2006
63%
37%
Ngắn hạn Trung dài hạn
Năm 2007
66%
34%
Ngắn hạn Trung dài hạn
Hình 8: Dư nợ theo thời gian
Dư nợ được xem như là một chỉ tiêu không thể thiếu trong hoạt động tín
dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên mức mức dư nợ cao sẽ thể hiện được quy mô
của Ngân hàng. Nhìn chung, tổng dư nợ của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện
Mỏ Cày điều tăng qua các năm. Năm 2005 tổng dư nợ đạt 311.562 triệu đồng
trong đó ngắn hạn chiếm 62,45%, trung dài hạn 37,55% tổng dư nợ; đến năm
2006 đạt 339.507 triệu đồng tăng 27.945 triệu đồng với tỷ lệ 8,97% so với năm
2005.
Riêng năm 2007 thì tổng dư nợ đạt 381.570 triệu đồng tăng 42.063 triệu
đồng tương ứng 12,39% so với năm 2006. Sự tăng tổng dư nợ qua các năm là do
Ngân hàng nắm bắt được nhu cầu vốn trên địa bàn, tình hình kinh tế huyện diễn
ra sôi động nên nhu cầu vốn của khách hàng cũng tăng và hội đủ diều kiện để
Ngân hàng cho vay nên đã được đáp ứng. Mặc khác, do chi nhánh Ngân hàng đã
đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo hướng chậm mà chắc, Ngân hàng chỉ
chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách có nguồn tài sản đảm
bảo và nguồn trả nợ chắc chắn, đồng thời duy trì việc cho vay đối với những
khách hàng truyền thống, không cho vay theo lượng mà tiến hành sàn lọc khách
hàng trước khi cho vay để hạn chế rủi ro.
4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG
4.2.1. Rủi ro nợ quá hạn theo thời gian
Bảng 6: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 584 570 2.514 -14 -2,40 1.944 341,05
Trung dài hạn 1.170 1.363 1.302 193 16,50 -61 -4,48
Tổng 1.754 1.933 3.816 179 10,21 1.883 97,41
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
2005 2006 2007 Năm
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Ngắn hạn Trung dài hạn
Hình 9: Nợ quá hạn theo thời gian
Nợ quá hạn là một vấn đề mà các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Mức độ rủi
ro tín dụng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nợ
quá hạn càng cao thì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng kém
và ngược lại chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng càng
cao. Một Ngân hàng muốn tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả thì
trước hết phải đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất. Vì thế
chúng ta thường đi sâu phân tích, xem xét tình hình nợ quá hạn để có thể đánh
giá được chất lượng của những khoản nợ vay tại Ngân hàng. Cụ thể:
Nợ quá hạn ngắn hạn
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đang có xu hướng tăng, năm 2006
chỉ tiêu này là 570 triệu đồng giảm 14 triệu đồng, tỷ lệ giảm 2,40% so với năm
2005. Nhưng năm 2007 thì chỉ số này lại tăng khá lớn 2.514 triệu đồng tăng
1.944 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 341,05% so với năm 2006. Nguyên nhân do việc
chuyển đổi cơ cấu sản xuất còn mới mẽ, thiếu kinh nghiệm sản xuất mô hình sản
xuất còn phân tán, chất lượng sản phẩm không đồng đều, sức cạnh tranh sản
phẩm yếu, người sản xuất lúng túng trước sự biến động giá, thời tiết không thuận
lợi. Do đó, nó gây khó khăn đến tình hình tài chính, làm ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của khách hàng.
Nợ quá hạn trung dài hạn
Nợ quá hạn trung dài hạn cũng không ổn định lúc tăng lúc giảm nhưng tỷ lệ
giảm thì lại rất thấp. Cụ thể:
Năm 2006 nợ quá hạn trung dài hạn là 1.363 triệu đồng, tăng 193 triệu
đồng ứng với tỷ lệ là 16,50% so với năm 2005 là 1.170 triệu đồng. Tuy nợ quá
hạn năm 2007 đã giảm so với năm 2006 chỉ còn 1.302 triệu đồng, giảm với tỷ lệ
là 4.48 % tức là giảm với giá trị là 61 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là thị
trường trong năm không ổn định, có nhiều sự biến động đặc biệt là biến động về
giá cả đã làm cho nhiều đơn vị kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong việc thanh
toán tiền với nhau hoặc trả gối đầu, nên các đơn vị không có đủ nguồn tài chính
để trả cho Ngân hàng đúng hạn.
Ngoài ra, năm 2005 theo quyết định 493/2005/QĐ_ NHNN Quyết định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là quyết định
đưa hoạt động tín dụng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế, có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động cho vay thu nợ, dự phòng, chi phí và lợi nhuận của các
NHTM. Cho vay thực hiện theo quy định và hướng dẫn chuyển nợ quá hạn của
Ngân hàng Nhà nước là đối với những món vay ngắn hạn nếu vượt thời hạn cho
vay 10 ngày làm việc, nếu khách hàng không trả gốc và lãi kịp thời như đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng mà không cho gia hạn nợ gốc và lãi thì Ngân hàng
thực hiện chuyển nợ quá hạn; còn đối với món vay trung – dài hạn, nếu quá hạn 1
kỳ trả nợ đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nếu Ngân hàng không cho điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ thì Ngân hàng lập tức chuyển toàn bộ số nợ gốc sang nợ quá
hạn dẫn đến nợ quá hạn tăng cao. Với việc áp dụng phân loại nợ theo qui định
mới làm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Mỏ
Cày cũng như các NHTM khác tăng cao so với trước.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm luôn có sự biến động tương đối
nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn của Ngân hàng cấp trên đề xuống.
4.2.2. Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 7: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh nghiệp tư
nhân 53 30 64 -23 -43,40 34 113,33
Hộ sản xuất kinh
doanh 1.684 1.890 3.740 206 12,23 1.850 97,88
Nợ quá hạn khác 17 13 12 -4 -23,53 -1 -7,69
Tổng 1.754 1.933 3.816 179 10,21 1.883 97,41
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày)
53
1.684
17 30
1.890
13 64
3.740
12
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
Triệu đồng
2005 2006 2007
Năm
Doanh nghiệp tư nhân Hộ sản xuất kinh doanh Nợ quá hạn khác
Hình 10: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Qua biểu đồ trên cho thấy rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ ngành nào, tỷ trọng
cao hay thấp đặc biệt trong hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ nợ quá hạn rất
cao.
Doanh nghiệp tư nhân
Năm 2005 nợ quá hạn là 53 triệu đồng, sang năm 2006 thì chỉ số này giảm
23 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 43,40% so với năm 2005. Sự giảm chỉ số
nợ quá hạn cho thấy hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả tất cả là sự cố gắng và
nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định và cho vay. Nhưng đến năm
2007 thì tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên 64 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 113,33% so
với năm 2006. Nguyên nhân sự tăng của nợ quá hạn đó là do kinh tế Huyện nhà
phát triển nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập nên nhu cầu vốn cao. Mặc
khác, trong năm qua thời tiết không được thuận lợi nên đã làm cho việc kinh
doanh không hiệu quả từ đồng vốn vay của Ngân hàng nên các doanh nghiệp
không thể thực hiện đúng trách nhiệm trả nợ khi đến hạn.
Hộ sản xuất kinh doanh
Huyện Mỏ Cày là Huyện có kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, vì
thế hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với thành phần này cũng rất lớn và khả
năng xảy ra rủi ro cũng không thấp, từ bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đối
với thành phần này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể:
Năm 2005 chỉ số nợ quá hạn là 1.684 triệu đồng, đến năm 2006 thì lại tiếp
tăng 1.890 triệu đồng tăng 206 triệu đồng so với năm 2005 ứng với tỷ lệ tăng
12,23%. Riêng năm 2007 thì nợ quá hạn lại tăng lên đáng kể 3.740 triệu đồng
tăng 1.850 triệu đồng với tỷ lệ tăng 97,88% so với năm 2006. Do thời tiết diễn
biến p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng và những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Mỏ Cày.pdf