Cho đến trước thời điểm Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ có hiệu lực, dệt may là ngành hàng đứng thứ 4 về doanh số xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ, mặc dù còn gặp nhiều trở ngại do chưa được hưởng MFN và ta chưa phải là thành viên của Hiệp Định Đa Sợi của WTO.
Thị trường Mỹ là một thị trường còn mới mẻ của công ty nhưng nhiều hứa hẹn, có khả năng tiêu thụ rất lớn. Mỹ là thị trường hấp dẫn với 280 triệu dân, GNP/người khoảng 36.200USD năm 2000, tiêu thụ hàng dệt may lớn (27 kgs/người/năm), chủ yếu là do nhập khẩu chứ sản xuất trong nước thì không đáng kể. Nổi tiếng là một quốc gia tiêu thụ, nhập siêu thường xuyên xảy ra, mỗi năm Mỹ xuất khẩu trên 12 tỷ USD quần áo thủ công, hàng dệt may bán thành phẩm, vải sợi bông và bông thô, và Mỹ nhập khẩu trên 60 tỷ USD hàng may mặc từ vải, quần áo Đây có thể là cơ hội để công ty xâm nhập thị trường này, nhưng cũng không dễ để đưa hàng vào đây vì Mỹ đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn về hàng hóa.
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ tại công ty may Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần so sánh với sự thay đổi của doanh thu bán hàng:
DTcp = Tcp1-Tcp0*M1/ M0
=456,257,456 - (320,891,225*511,671,775 / 355,889,645)
= -5,096,182.647 (USD)
Khi có sự so sánh với doanh thu bán hàng, ta thấy chi phí của công ty năm 2003 so với năm 2002 thật ra là giảm chứ không phải tăng như đã xem xét ở phần trên. Tức là chi phí tăng lên là do sản lượng, nhưng bù lại doanh thu cũng tăng theo để bù đắp chi phí, và làm cho tỷ suất chi phí giảm xuống, chứng tỏ công ty đã sử dụng chi phí hiệu quả hơn.
c. Phân tích chung lợi nhuận của doanh nghiệp
Bảng 2.7: Phân tích lợi nhuận năm 2002-2003
Đvt: USD.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Lợi nhuận:
LN=M-Tcp
34,998,420
65,414,319
Tỷ suất lợi nhuận:
Pln=LN/M
9.8%
12.5%
(Nguồn: Phòng kế toán_công ty Việt Tiến)
Mức tăng / giảm lợi nhuận:
DLN = LN1-LN0 =65,414,319 - 34,998,420
=30,415,899 (USD)
% thực hiện lợi nhuận:
%TH = LN1/LN0 = 65,414,319 / 34,998,420
=187%
Lợi nhuận năm 2003 của công ty cao hơn năm 2002 là 30,415,899USD, tức là đã tăng hơn 87%. Kết quả này của công ty là rất tốt, khi xem xét thêm con số của tỷ suất lợi nhuận của hai năm, tỷ suất này tăng lên chứng tỏ công ty có lời hơn khi sản lượng bán ra nhiều hơn.
Như vậy nếu so sánh giữa hai năm (2003/2002) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty may Việt Tiến là rất tốt: doanh thu tăng, nhưng chi phí được sử dụng hiệu quả, góp phần đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
Hai năm trở lại đây, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể. Năng lực sản xuất sợi từ 1 triệu cọc lên 1.5 triệu cọc. Năng lực sản xuất vải từ 400 triệu m2 lên 600 triệu m2. Năng lực sản xuất may công nghiệp từ 500 triệu sản phẩm lên 600 triệu sản phẩm. Xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã tăng trưởng từ 1,75 tỷ USD năm 2000 lên 2,75 tỷ USD năm 2002 tăng 62%, kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD tăng 130,8% so với năm 2002 và đang hướng tới chỉ tiêu 4,5 tỷ USD của năm 2005.
Song, có rất nhiều khó khăn trong năm 2004 mà các doanh nghiệp phải cố gắng vượt qua để thực hiện mục tiêu này. Sỡ dĩ như vậy là vì năm nay không có "đòn bẩy" nào đáng kể tạo ra sự đột phá cho hoạt động xuất khẩu. Bối cảnh 2004 đang đặt ra không ít thức thách đối với hoạt động xuất khẩu như vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trương Mỹ, việc EU mỡ rộng thêm 10 thành viên từ tháng 5/2004. Trong khi đó, các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam tuy nhiều nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, có nơi còn chưa thông suốt và chưa nhất quán. Năm 2003 tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt con số kỷ lục với tỷ lệ 20%, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Đạt được kỷ lục này là do đột phá của việc thực thi Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ (BTA). Tuy nhiên, chỉ tiêu kim ngạch 4 tỷ USD năm 2004 khó có thể đạt được bởi lượng Quota sang Mỹ, thị trường lớn nhất, thấp hơn năm ngoái. Mặt khác, các doanh nghiệp không thể vay hạn ngạch 2005 để dùng cho năm nay, bởi Hiệp Định Dệt May ký với Mỹ chỉ có hiệu lực hai năm 2003 và 2004. Thực sự ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn.
PHÂN TÍCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
Bảng 2.8: Phân tích kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2000-2003
Đvt: USD
Năm
2000
2001
2002
2003
Kim ngạch XK(USD)
65,183,794
86,225,794
120,108,850
230,324,263
Chênh lệch:
-Tuyệt đối:
-Tương đối:
21,042,030
132,28%
33,883,056
139,29%
110,215,413
191,76%
(Nguồn: Tài liệu công ty Việt Tiến)
Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua tương đối ổn định và tăng tương đối đều qua các năm. Năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 86,225,794USD, tăng 21,042,030USD tương ứng tăng 32,28%. Năm 2002 và 2003 tổng kim ngạch vẫn tiếp tục tăng cao. Cụ thể là năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty là 120,108,850USD, tăng 33,883,056USD tương ứng tăng 39,29%. Sang năm 2003 con số tổng kim ngạch xuất khẩu đã lên đến 230,324,263USD đạt 191,76%.
Nhìn số liệu của bản phân tích trên, ta có thể nhận thấy rằng: cả 3 năm hoạt động doanh số xuất khẩu vẫn tăng cao, nhưng năm 2001 có tốc độ tăng thấp nhất (giảm so với kế hoạch). Nguyên nhân chủ yếu là do những biến động chính trị-xã hội trên thế giới như: khủng bố 11/9 tại Mỹ kéo theo khủng hoảng kinh tế của một số nước trên thế giới…đã tác động làm giảm khối lượng hàng xuất khẩu cũng như làm giá gia công hàng may mặc giảm sút nhiều, kéo theo sự sụt giảm doanh thu.
PHÂN TÍCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU HÀNG HÓA
Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty may Việt Tiến bao gồm:
1. Chemisse nam / nữ / trẻ em 6. Sản phẩm thời trang nam / nữ
2. Quần âu nam / nữ / trẻ em 7. Veston nam / nữ / trẻ em
3. Quần kaki nam / nữ 8. Hàng len các loại
4. Quần short nam / nữ / trẻ em 9. Hàng thun các loại
5. Jacket nam / nữ / trẻ em 10. Đồng phục học sinh
Bảng 2.9: So sánh tình hình XK theo cơ cấu hàng hóa năm 2001-2003
Đvt: USD
Aùo chemisse: là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng cao, trên 50% về sản lượng xuất khẩu của công ty may Việt Tiến. Tuy nhiên, tỷ trọng về giá trị của mặt hàng này chỉ chiếm trên 30% giá trị của hàng xuất khẩu, đơn giản là vì giá trung bình của áo chemisse thấp hơn so với các mặt hàng khác trong cơ cấu. Hàng năm sản lượng áo chemisse của công ty may Việt Tiến đều tăng lên, góp phần vào sự gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2001 doanh thu mặt hàng này đạt 5,268,254USD, qua năm 2002 doanh thu mặt hàng này vượt 2001 là 861,030USD tăng 16%. Sang năm 2003 số lượng doanh thu tăng vọt lên đến 9,506,438USD tăng 55% so với cùng kỳ năm trước. Riêng thị trường Mỹ, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, cụ thể số liệu như sau: chemisse đạt 5,284,310USD chiếm 55,59%, quần tây đạt 2,369,826USD chiếm 43,15%, jacket đạt 3,765,491USD chiếm 66,75%. Đây là một tỉ trọng khá cao, kết quả này là sự làm ăn tốt đẹp giữa khách hàng Mỹ và công ty may Việt Tiến.
Mặt hàng này hầu như có mặt ở tất cả các thị trường có quan hệ làm ăn với công ty. Hầu hết các khách hàng biết đến công ty là nhờ họ biết về sản phẩm có chất lượng tốt, được may trên nền vải tốt mẫu mã đẹp. Vì vậy có thể dự đoán được nhu cầu áo chemisse của khách hàng sẽ gia tăng trong tương lai, nếu như sản phẩm này vẫn giữ được tình trạng như khách hàng đã ưa chuộng.
Quần: tăng đều qua các năm về sản lượng và giá trị hàng xuất khẩu. Tỷ trọng của mặt hàng này xếp thứ ba trong cơ cấu hàng xuất khẩu và luôn đứng ở vị trí này trong ba năm (2001-2003). Đặc biệt sang năm 2003, mặt hàng này tăng nhanh chóng cả về số lượng cũng như trị giá, chiếm 30% sản lượng và 20% trị giá trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Mặt hàng này cũng góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty (trung bình trên 15% tổng kim ngạch của các mặt hàng).
Jacket: là mặt hàng đứng thứ hai trong sản lượng xuất khẩu của công ty may Việt Tiến. Đây là mặt hàng có giá trị cao, góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng rất cao.Tuy sản lượng áo jacket thấp hơn nhiều so với mặt hàng chemisse, nhưng tỷ trọng về giá trị của mặt hàng này luôn đứng đầu trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Vì là mặt hàng có giá trị cao cho nên áo jacket đòi hỏi nhiều yêu cầu và phức tạp hơn những mặt hàng khác. Có thể nói đây cũng là mặt hàng quan trọng của công ty, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn mà không đòi hỏi phải xuất nhiều sản phẩm, bởi đơn giá của nó quá cao. Vì vậy, nếu có thể gia tăng sản lượng của mặt hàng này thì giá trị xuất khẩu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng hơn, công ty có thể thu lợi nhiều hơn.
Aùo thun: là mặt hàng đứng thứ 5 trong bảng có sản lượng và giá trị tăng đều qua các năm sau khi khai thác thị trường Mỹ, tuy kim ngạch ít nhưng cũng góp phần tăng doanh số của công ty và góp mặt vào cơ cấu mặt hàng thêm phong phú.
Váy và áo len: váy nữ chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ, áo len xuất sang thị trường EU đơn giá trung bình của mặt hàng này khá cao, sản lượng xuất khẩu hàng năm vẫn tăng, dẫn đến giá trị xuất khẩu của mặt hàng này tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu công ty.
Veston: là sản phẩm mới được công ty đưa vào sản xuất những năm gần đây nên doanh số chưa cao mặc dù kim ngach xuất khẩu đều tăng qua mỗi năm. Nếu năm 2002 kim ngạch đạt 210,254USD tăng 44% so với năm 2001, thì qua năm 2003 doanh số tăng mạnh đạt 384,910USD tăng 83% so với năm 2002. Tình hình này quả là rất tốt cho sản phẩm may mặc, kể cả mặt hàng có giá cao như veston, sẽ giúp công ty nâng cao doanh số và tỷ trọng mặt hàng này trong tương lai.
Các mặt hàng khác: bao gồm quần áo thể thao, đồ bảo hộ lao động, quần áo trẻ em, quần short,… Tuy tỷ trọng còn thấp về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu nhưng tỷ trọng này đã tăng dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2003 các mặt hàng có giá trị cao như: áo vest, bộ quần áo suit đang có chiều hướng tăng lên, làm cho tỷ trọng của quần tây và jacket mặc dù vẫn cao trong cơ cấu nhưng thật sự đang giảm về tỷ trọng. Như vậy công ty đang có sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng: tỷ trọng của các mặt hàng chính không còn cao như trước và thay vào đó là các sản phẩm mới.
Qua đó, ta thấy cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty qua các năm hầu như cũng không có thay đổi mấy. Các mặt hàng chủ lực là áo chemisse và jacket luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất của công ty. Nhìn chung, sản lượng xuất đi của công ty tăng đều qua các năm và tăng với con số rất đáng kể.
PHÂN TÍCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG
Bảng 2.10: Tình hình xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2000-2003:
Đvt: USD
(Nguồn: Tài liệu công ty Việt Tiến)
Một trong những yếu tố mà góp phần vào sự thành công của một số công ty làm ăn kinh doanh quốc tế, đó là mối quan hệ với nhiều khách hàng. Thế nhưng để có được những mối quan hệ đó thật không đơn giản, vì cần phải có thời gian để tạo lòng tin và tiếng tăm cho khách hàng. Để có được số khách hàng như hiện nay, công ty may Việt Tiến cũng đã trải qua một thời gian dài để tự giới thiệu mình, và đang ngày càng thiết lập được nhiều quan hệ làm ăn hơn. Tính đến nay công ty đã và đang thực hiện những giao dịch thương mại với hơn 62 công ty, chủ yếu ở thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, các nước Asian và một số thị trường khác. Có được quan hệ với các khách hàng này đã khó, nhưng để duy trì các quan hệ đó lại càng khó hơn. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường sẽ rất cần thiết, để có thể nắm được nhu cầu và đặc trưng riêng của từng thị trường, từ đó đáp ứng và thỏa mãn mọi thứ mà thị trường yêu cầu.
a. Thị trường Mỹ:
Cho đến trước thời điểm Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ có hiệu lực, dệt may là ngành hàng đứng thứ 4 về doanh số xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ, mặc dù còn gặp nhiều trở ngại do chưa được hưởng MFN và ta chưa phải là thành viên của Hiệp Định Đa Sợi của WTO.
Thị trường Mỹ là một thị trường còn mới mẻ của công ty nhưng nhiều hứa hẹn, có khả năng tiêu thụ rất lớn. Mỹ là thị trường hấp dẫn với 280 triệu dân, GNP/người khoảng 36.200USD năm 2000, tiêu thụ hàng dệt may lớn (27 kgs/người/năm), chủ yếu là do nhập khẩu chứ sản xuất trong nước thì không đáng kể. Nổi tiếng là một quốc gia tiêu thụ, nhập siêu thường xuyên xảy ra, mỗi năm Mỹ xuất khẩu trên 12 tỷ USD quần áo thủ công, hàng dệt may bán thành phẩm, vải sợi bông và bông thô, và Mỹ nhập khẩu trên 60 tỷ USD hàng may mặc từ vải, quần áo… Đây có thể là cơ hộâi để công ty xâm nhập thị trường này, nhưng cũng không dễ để đưa hàng vào đây vì Mỹ đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn về hàng hóa.
Sản phẩm của công ty vào thị trường Mỹ tăng nhanh kể từ sau Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ có hiệu lực cuối năm 2001 mặc dù bị hạn chế về chủng loại và định lượng. BTA đã tạo ra bước tiến quan trọng cho hàng hóa của ta được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ có thể cạnh tranh được với hàng hóa tương tự của các nước khác.
Nếu trong năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ là 38,859,634USD chiếm tỉ trọng 45,07%. Năm 2001 là một năm khó khăn của người dân Mỹ khi phải chịu đựng sự kiện khủng bố 11/9, kéo theo sự khủng hoảng về kinh tế không chỉ riêng thị trường Mỹ mà còn ảnh hưởng đến các thị trường khác. Qua đến năm 2002, nền kinh tế Mỹ khắc phục khó khăn và Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ tác động mạnh đã đẩy nhanh con số kim ngạch xuất khẩu chiếm 54,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty với doanh số 66,003,498USD. So với cùng kì năm trước kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng 27,143,864USD tương ứng tăng 70 %. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng đến mức đột phá đạt 157,967,385USD chiếm 68,58% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. So với cùng kì năm 2002, kim ngạch vào thị trường Mỹ tăng 91,963,887USD tương ứng tăng 139%.
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ liên tục tăng trong giai đoạn 2001-2003 kể từ sau Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Đặc biệt năm 2003, kim ngạch xuất sang thị trường Mỹ tăng hơn gấp đôi, chiếm vị trí cao nhất trong bảng cơ cấu, nguyên nhân chủ yếu là nửa cuối năm 2003 kinh tế thế giới có sự hồi phục sau cuộc khủng hoảng sự kiện 11/9, đại dịch SARS và cuộc chiến Iraq nhưng quan trọng hơn cả là khả năng đáp ứng nhu cầu các đơn đặt hàng từ những công ty Mỹ của công ty may Việt Tiến. Đồng thời giá xuất khẩu và giá gia công hàng may mặc xuất khẩu trong những tháng cuối năm đã tăng khoảng 10 - 20% so với những tháng đầu năm.
Sản phẩm xuất sang thị trường này chủ yếu là áo chemisse, quần, áo T-shirt … Sau khi BTA có hiệu lực, hiện nay hàng dệt may xuất khẩu của công ty vào Mỹ theo những cat và số lượng cụ thể như sau:
Bảng 2.11: Hạn ngạch xuất vào thị trường Mỹ năm 2004
Đvt: chiếc
STT
Mã(cat)
Mô tả sản phẩm
Số lượng
1
333
Aùo khoác kiểu comple, nam và bé trai, cotton
144
2
334/335
Aùo khoác và áo lễ phục, nữ và bé gái, cotton
45,648
3
338/339
Aùo dệt kim nam nữ, cotton
1,024,140
4
340/640
Sơmi dệt thoi, nam và bé trai, cotton, poly
1,365,096
5
341/641
Sơmi, áo blu nữ, cotton, poly
138,276
6
342/642
Váy, cotton, poly
89,760
7
347/348
Quần sooc, nam nữ
1,150,608
8
359/659-S
Đồ bơi
605
9
434
Aùo khoác nam và bé trai, chất len
9,096
10
435
Aùo khoác nữ và bé gái, chất len
516
11
447
Quần âu, sooc nam và bé trai, chất len
49,716
12
448
Quần âu, sooc nữ và bé gái, chất len
1,896
13
638/639
Sơmi dệt kim, nam và nữ, poly
147,192
14
647/648
Quần âu, sooc nam và nữ, poly
321,084
Tổng Cộng
4,343,777
(Nguồn: Phòng XNK- cty Việt Tiến)
Hàng dệt may vào thị trường Mỹ bị ràng buộc bởi hạn ngạch từ 1/5/2003, điều này đã tác động mạnh tới nhiều công ty dệt may tại Việt Nam. Theo bảng trên thì mỗi năm 2 lần, công ty may Việt Tiến sẽ được phân bổ hạn ngạch từ Bộ Thương Mại. Hạn ngạch sẽ được phân bổ theo lợi nhuận của năm trước. Việt Tiến là công ty may đứng đầu trong cả nước nên đủ hạn ngạch để hoàn thành các đơn đặt hàng từ các công ty Mỹ.
Theo Bộ Tài Chính thì danh mục dệt may giảm thuế theo hiệp định dệt may Việt - Mỹ cho giai đoạn 2003-2005 như sau: Theo danh mục này, các mặt hàng dệt và sản phẩm hàng dệt từ bông len sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm trong năm 2003 có mức thuế nhập khẩu cao nhất là 30% sẽ giảm xuống còn 25% trong năm 2004 và năm 2005 còn 20%: còn lại các mặt hàng có các mức thuế suất 20%, 12%, 7% trong năm 2003 thì năm 2004 sẽ giảm xuống còn 16%, 10%, 6% và năm 2005 là 12%, 7%, 5%. Theo đó danh mục giảm thuế này chỉ áp dụng khi mặt hàng đó có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Điều này sẽ giúp cho hàng dệt may của công ty Việt Tiến có tính cạnh tranh về giá sẽ gia tăng đáng kể, nhưng kèm theo đó Mỹ qui định xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ phải được cấp visa từ ngày 1/7/2003 cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.
b. Thị trường EU:
Đây là thị trường lớn, nhiều tiềm năng và chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, EU bao gồm 15 nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Aâu. Xuất khẩu sang thị trường EU còn phải lệ thuộc vào hạn ngạch. Hiệp định dệt may giữa Việt Nam và EU được ban hành vào ngày 15/12/1992 và có hiệu lực vào ngày 1/1/1993. Theo đó Việt Nam được quyền xuất sang EU 151 mặt hàng. Trong đó có 46 mặt hàng không phụ thuộc Quota. Bên cạnh đó có 13 mặt hàng được sản xuất thông qua hợp đồng gia công (thêu, ren) với số lượng hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng hạn ngạch là 21.298 tấn, trị giá 450 triệu USD. Theo hiệp định đã ký giữa Việt Nam và EU, trong 5 năm sau đó thì hạn ngạch cho mỗi mặt hàng sẽ tăng 1.5-2.5% mỗi năm.
Hiệp định dệt may Việt Nam - EU đã có tác động tích cực lên sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may trong nước, mà đứng đầu là công ty may Việt Tiến. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là các loại jacket, áo khoác, quần, chemisse đạt chất lượïng cao.
Trị giá hàng may mặc của công ty xuất vào đây có tỷ trọng khá cao, đứng vị trí thứ 2 trong bảng cơ cấu năm 2001 và năm 2002, tuy lượng hàng cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn tăng đều qua các năm nhưng trong năm 2003 có xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu vào EU là 13,753,951USD chiếm 15,95%, năm 2002 chiếm 11,87% kim ngạch xuất khẩu với trị giá14,253,511USD. So với cùng kỳ năm trước kim ngạch xuất vào EU tăng 499,560USD tương ứng tăng 4%. Qua năm 2003 trị giá xuất khẩu giảm rõ rệt chỉ đạt 12,302,255USD chiếm 5,34%, giảm tỷ trọng so với năm 2002 là 6,53%, so với cùng kỳ năm trước kim ngạch xuất khẩu vào EU giảm 1,951,256USD tương ứng giảm 14%. Rõ ràng đây là dấu hiệu không tốt, nguyên nhân là do ảnh hưởng dây chuyền từ sau vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ nên kinh tế nhiều nước Châu Âu cũng bị rúng động làm giảm doanh thu của công ty, mặt khác, năm 2003 là năm hạn hẹp hạn ngạch xuất sang thị trường EU này, vì đây là thị trường yêu cầu chất lượng sản phẩm chặt chẽ và khó tính. Mặc dù vậy, EU luôn là thị trường hứa hẹn nhiều triển vọng, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này thường là hàng có chất lượng cao, mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho công ty. Tuy nhiên, không thể xuất khẩu ồ ạt vào thị trường này, vì sẽ bị hạn ngạch khống chế.
Một trong những biến đổi lớn nhất của EU năm nay là tổ chức này sẽ có thêm 10 thành viên mới, phần lớn từ các nước Đông Âu. Theo đó, kể từ ngày 1/5/2004, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào 10 nước trên phải có hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu như được áp dụng đối với 15 nước thành viên hiện tại của EU (EU 15). Điều này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam với các bạn hàng truyền thống là các nước này. Sau 1/5/2004 xuất khẩu hàng dệt may sang 10 nước thành viên mới của EU phải có hạn ngạch, như vậy các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty may Việt Tiến nói riêng sẽ gặp khó khăn trong việc bị giới hạn khối lượng hàng xuất cho các nước này mà trước kia là bạn hàng truyền thống phi hạn ngạch. Điều này đương nhiên ảnh hưởng tới doanh số khối lượng hàng xuất cũng như các yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng hàng dệt may sẽ cao hơn.
c. Thị trường Asian:
Asian là thị trường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty may Việt Tiến. Ngay từ khi mới thành lập, Asian đã là thị trường giữ vị trí hàng đầu của công ty, và vị trí này vẫn được duy trì cho đến nay. Năm 2001 giá trị xuất khẩu vào Asian là 11,365,155USD chiếm 13,18%, năm 2002 tỷ trọng này là 11,32% ứng với trị giá xuất khẩu là 13,595,604USD. Sang 2003 trị giá vẫn tiếp tục tăng đạt 27,612,847USD.
Các mặt hàng xuất khẩu sang Asian bao gồm hầu hết các loại hàng may mặc có trong danh mục xuất khẩu của công ty, trong đó phần lớn là chemisse, jacket, quần, áo khoác, bộ quần áo suit, áo vest và váy… Nói chung nhu cầu của thị trường này rất đa dạng và phong phú.
Asian là thị trường gần gũi và khá quen thuộc đối với người Việt Nam. Có thể nói người tiêu dùng ở đây cũng có những tập quán và thị hiếu gần giống như người Việt Nam, do đó để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ cũng không phải là khó. Tuy nhiên gần đây cạnh tranh về mặt hàng này đang trở nên gay gắt hơn do lượng cung về mặt hàng này đang có xu hướng tăng lên. Điều này đã khiến những khách hàng truyền thống đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng, mẫu mã, tiến độ giao hàng …
d. Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao và không yêu cầu Quota đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Hàng năm, công ty xuất sang Nhật bình quân trên 600.000 sản phẩm các loại, với trị giá khoảng 6,8 triệu USD. Tuy thị trường này đòi hỏi yêu cầu về kĩ thuật rất cao nhưng nhu cầu của họ rất lớn và có xu hướng tăng dần lên trong tương lai. Có thể nói, đây là một trong những thị trường chủ lực của công ty may Việt Tiến vì nó thỏa mãn được cả hai mục tiêu: sản lượng và hiệu quả. Thị trường này có một đặc điểm rất thuận lợi, đó là một thị trường không hạn ngạch, do đó nếu có thể làm cho nhu cầu của nó tăng lên thì công ty sẽ xuất đi được nhiều hàng mà không cần phải lo giới hạn số lượng. Bên cạnh đó Nhật Bản cũng nổi tiếng là khách hàng khó tính, họ đòi hỏi rất cao về chất lượng của sản phẩm. Do đó công ty cần chú ý thỏa mãn mọi yêu cầu họ đặt ra đối với sản phẩm, để làm hài lòng và gây ấn tượng tốt, có như vậy nhu cầu của họ đối với sản phẩm của công ty mới tăng lên. Cùng thời điểm này Nhật còn nhập khẩu nhiều hàng dệt may từ các nước Châu Aù khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…Nếu công ty không có sự đầu tư thích đáng để cải tiến chất lượng và giảm giá thành thì hàng công ty có thể không cạnh tranh nổi trên thị trường Nhật Bản.
Để thấy thực tế giá trị xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật biến động như thế nào, ta hãy phân tích số liệu thực tế tại công ty may Việt Tiến. Năm 2001 giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật đạt 13,568,149USD chiếm 15,74%, sang năm 2002 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 14,897,138USD chiếm 11,57%. So với cùng kỳ năm trước kim ngạch xuất vào EU tăng 328,989USD tương ứng tăng 2%. Qua năm 2003 trị giá xuất khẩu giảm ro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường mỹ tại công ty may việt tiến.doc