Luận văn Phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng công thương An Giang

MỤC LỤC



LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN. 3

2.1.1. Một số khái niệm về tín dụng. 3

2.1.2. Phân loại cho vay ngắn hạn .6

2.1.2.1. Cho vay kinh doanh: 7

2.1.2.2. Cho vay tiêu dùng: 10

2.1.3. Đối tượng cho vay, điều kiện và nguyên tắc vay vốn. 11

2.1.4. Thời hạn, lãi suất, mức cho vay ngắn hạn. 12

2.1.5. Các phương thức cho vay ngắn hạn. 13

2.2. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG. 16

2.2.1. Vai trò của bảo đảm tín dụng. 16

2.2.2. Các loại đảm bảo tín dụng. 16

2.2.3. Các biện pháp bảo đảm tín dụng. 16

2.3. RỦI RO TÍN DỤNG. 17

2.3.1. Khái niệm: 17

2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. 17

2.3.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng. 18

2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ ĐỊNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG. 18

2.4.1. Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của ngân hàng. 18

2.4.2. Phân tích tình hình huy động vốn: 18

2.4.3. Phân tích quy mô, chất lượng, nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn. 18

CHƯƠNG 3 20

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG. 20

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 20

3.1.1. Giới thiệu về Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. 20

3.1.2. Giới thiệu chi nhánh Ngân Hàng Công Thương An Giang. 22

3.1.3. Những nghiệp vụ của Ngân Hàng Công Thương An Giang. 22

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG BAN. 23

3.2.1. Ban giám đốc. 24

3.2.2. Phòng tổ chức hành chính. 24

3.2.3. Phòng khách hàng doanh nghiệp. 24

3.2.4. Phòng khách hàng cá nhân. 25

3.2.5. Phòng kế toán giao dịch. 25

3.2.6. Phòng tiền tệ kho quỹ. 25

3.2.7. Phòng quản lý rủi ro. 25

3.2.8. Phòng thông tin điện toán. 26

3.3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG QUA 3 NĂM 2005-2006-2007. 26

3.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 5 NĂM TỚI 28

CHƯƠNG 4 30

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG NĂM 2005-2006-2007. 30

4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK AN GIANG. 30

4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn cùa VietinBank An Giang. 30

4.1.2. Vốn huy động của VietinBank An Giang. 31

4.2. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN. 34

4.2.1. Tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân Hàng Công Thương An Giang. 34

4.2.2. Tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân Hàng Công Thương An Giang. 38

4.2.3. Tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân Hàng Công Thương An Giang. 42

4.2.4. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tại Ngân Hàng Công Thương An Giang. 47

4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN. 52

4.3.1. Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn. 52

4.3.2. Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động. 53

4.3.3. Hệ số thu nợ. 53

4.3.4. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ. 54

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN. 54

4.4.1. Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động 56

4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu. 57

4.4.3. Giải pháp để thu hồi được nợ. 588

4.4.4. Giải pháp để phát triển cho vay tín chấp 58

CHƯƠNG 5 60

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 60

5.1. KẾT LUẬN. 60

5.2. KIẾN NGHỊ. 60

5.2.1. Kiến nghị đối với NHNN và chính quyền địa phương. 60

5.2.2. Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. 611

TÀI LIỆU THAM KHẢO 655

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng công thương An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động của chi nhánh. Hạch toán chuyển khoản giữa chi nhánh với khách hàng, giữa chi nhánh với ngân hàng khác, phát hành séc theo yêu cầu của khách hàng, làm thanh toán dịch vụ điện tử qua mạng vi tính. 3.2.6. Phòng tiền tệ kho quỹ. Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quỹ. Thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. 3.2.7. Phòng quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện các danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện các chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. 3.2.8. Phòng thông tin điện toán. Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. 3.3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG QUA 3 NĂM 2005-2006-2007. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng chỉ có thể tồn tại và đứng vững được khi mà hoạt động kinh doanh của mình tạo ra lợi nhuận, khả năng sinh lời chính là kết quả cụ thể nhất của quá trình kinh doanh, nó là thước đo quan trọng giúp đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng trong 3 năm qua. Bảng 3.3.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank An Giang Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 84.879 80.255 118.828 -4.624 -5,4 38.573 48 Chi phí 60.381 65.027 87.851 4.646 7,7 22.824 35 Lợi nhuận 24.498 15.228 30.977 -9.270 -37,8 15.749 103 Nguồn: Trích báo cáo kết quả HĐKD của Ngân Hàng Công Thương An Giang Triệu đồng Biểu đồ 3.3.1: Biểu thị kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Lợi nhuận Chi phí Doanh thu Năm 2006, do doanh thu của ngân hàng từ các dịch vụ giảm 4.624 triệu đồng, tức giảm 5,4% so với năm 2005. Trong khi chi phí tăng lên 7,7%, tuy chi phí tăng không đáng kể nhưng cũng góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống 9.270 triệu đồng so với năm 2005, tức giảm 37,8%. Đến năm 2007, lợi nhuận đã tăng lên vượt bậc từ 15.228 triệu đồng lên đến 30.977 triệu đồng, tức tăng 103,4% so với năm 2006. Sở dĩ lợi nhuận tăng lên như thế là do doanh thu và chi phí năm 2007 đều tăng lên với tốc độ cao, lần luợt là 48,1% và 35,1%. Thực chất, nếu so với năm 2005 thì lợi nhuận cũng có tăng, nhưng không nhiều. Để biết rõ hơn về kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của ngân hàng, chúng ta nên đề cập đến chỉ tiêu về doanh lợi, vì chỉ số này cho chúng ta thấy được cứ một trăm đồng tổng doanh thu thì ngân hàng thu được bao nhiêu đồng về tổng lợi nhuận sau thuế. Bảng 3.3.2: Phân tích doanh lợi tiêu thụ. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 05-06 06-07 Lợi nhuận sau thuế 24.498 15.228 30.977 -37,8% 103,4% Doanh thu thuần 84.879 80.255 118.828 -5,4% 48,1% Doanh lợi tiêu thụ(%) 28,9% 19,0% 26,1% -9,9% 7,1% Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh của Ngân Hàng Công Thương An Giang Biểu đồ 3.3.2: Thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận Doanh lợi tiêu thụ Doanh thu thuần Triệu đồng Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất sinh lợi trên doanh thu có xu hướng giảm xuống, cụ thể là từ 28,9% năm 2005 giảm xuống còn 19% vào năm 2006, tức giảm 9,9%. Như vậy cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 28,9 đồng lợi nhuận vào năm 2005, nhưng đến năm 2006 thì 100 đồng doanh thu chỉ đem lại có 19 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007 thì tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng tăng lên đến 26,1%, tức tăng 7,1% so với năm 2006, chứng tỏ tình hình hoạt động của ngân hàng có bước phát triển tốt. Nguyên nhân của sự tăng lên vượt bậc này là do tốc độ tăng lợi nhuận quá nhanh so với tốc độ tăng của doanh thu, làm cho tỷ suất này tăng lên. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2006 - 2007 có bước tiến triển hơn so với giai đoạn 2005-2006 vì trong giai đoạn này ngân hàng đã luôn tuân thủ theo tiêu chí: mở rộng doanh số hoạt động gắn liền với quản trị có hiệu quả nguồn vốn đầu tư làm cho nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cho vay nguồn kinh tế đều tăng so với giai đoạn trước. Cụ thể là chất lượng tài sản có ngày càng lành mạnh và minh bạch, nợ xấu chỉ còn 1,1% / tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ chủ yếu là cho vay DN vừa và nhỏ (hơn 30%), tư nhân, cá thể (50%), cho vay DN nhà nước chỉ chiếm hơn 14,9%. Đây là một bước chuyển lớn, chứng minh cho sự thành công từ hoạt động kinh doanh đa dạng. 3.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 5 NĂM TỚI Thời gian tới, thực hiện phương châm: “Tin cậy - hiệu quả - hiện đại”, VietinBank An Giang đã đề ra chiến lược cụ thể như: 1-Tập trung tăng cường năng lực tài chính, cơ cấu lại hoạt động với trọng tâm là nâng cao năng lực quản trị điều hành kinh doanh trong điều kiện kinh doanh hiện đại và cạnh tranh mạnh mẽ. 2-Tiếp tục phát triển hệ thống mạng lưới trong nước. Mở rộng giao dịch từ xa, nhằm đi đầu trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ với chi phí thấp và chất lượng cao, phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng; tăng trưởng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bền vững. 3-Đổi mới mô hình tổ chức kinh doanh theo hướng mô hình thương mại hiện đại, có bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Thường xuyên đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để có nguồn lực dồi dào, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. 4-Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ theo hướng cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm truyền thống, nghiên cứu và phát triển dịch vụ mới. Mở rộng thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. 5-Xây dựng và phát triển hình ảnh một VietinBank An Giang đa năng, hiện đại với thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm có chất lượng và tiện ích cao… Với mục tiêu phấn đấu trở thành tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại vào năm 2010, Ngân hàng Công Thương An Giang đã xây dựng chiến lược ngân hàng bán lẻ với nhiều sản phẩm mới công nghệ cao và phù hợp với xu thế phát triển của một ngân hàng hiện đại thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp tới mọi đối tượng khách hàng. Với những mục tiêu đó, trong 5 năm tới, VietinBank An Giang sẽ tập trung đổi mới một số lĩnh vực trọng tâm sau đây: Thực hiện triệt để nguyên tắc thương mại và thị trường trong hoạt động kinh doanh, gắn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với phát huy vai trò chủ đạo và chủ lực của một ngân hàng thương mại nhà nước, bảo đảm nâng cao hiệu quả kinh doanh và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đa dạng hóa sở hữu nguồn vốn điều lệ của Ngân Hàng Công Thương An Giang theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ và nắm giữ quyền chi phối. Mục đích của việc đa dạng hóa sở hữu là nhằm đổi mới cơ chế quản trị điều hành; thu hút thêm nguồn lực, trước hết là các nguồn lực về vốn, trình độ quản lý và công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới; tăng cường sự kiểm soát của các cổ đông, khách hàng và công chúng đối với ngân hàng. Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức bộ máy, hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới kinh doanh để đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới; hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý; thực hiện cơ chế quản trị điều hành, quản lý tài sản Nợ-Có, quản lý rủi ro, các cơ chế, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế và công nghệ tốt nhất, tiến dần đạt đến các chuẩn mực quốc tế. Củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương An Giang. Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh theo hướng thị trường và trên cơ sở khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh của Ngân Hàng Công Thương An Giang. Kết hợp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, trong đó phát triển mạnh các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tính cạnh tranh cao, có hướng đột phá, có những sản phẩm mũi nhọn. Phát triển thị phần phi tín dụng và các dịch vụ tài chính, chú trọng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư; tiếp tục giữ vững thị phần huy động vốn, cho vay của Ngân Hàng Công Thương An Giang trên địa bàn tỉnh. Phát triển mạnh công nghệ thông tin, đặc biệt là chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Xác định công nghệ thông tin là lĩnh vực có tính then chốt, là cơ sở nền tảng cho các hoạt động kinh doanh, tăng năng suất, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa Ngân Hàng Công Thương An Giang. Ngân Hàng Công Thương An Giang có kế hoạch trở thành một ngân hàng Thương mại hàng đầu trong lĩnh vực ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là cập nhật các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại trên thế giới vào hoạt động kinh doanh. Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là yếu tố quyết định sự thắng lợi của mọi hoạt động kinh doanh và là khởi nguồn của sự sáng tạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện hiện đại hóa và hội nhập của Ngân Hàng Công Thương An Giang. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm cán bộ có đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn tốt. Phát triển đội ngũ chuyên gia và đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực, trình độ cao, phù hợp với công nghệ ngân hàng tiên tiến. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG NĂM 2005-2006-2007. @&? 4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK AN GIANG. 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank An Giang. Bảng 4.1.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank An Giang. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 05-06 06-07 I. Vốn huy động (1+2+3+4) 421.112 360.281 493.774 -14% 37% II. Vốn điều hòa 326.689 326.589 361.919 0% 11% Tổng nguồn vốn (I+II) 747.801 686.870 855.693 -8% 25% Vốn huy động trên tổng nguồn vốn 56,3% 52,5% 57,7% -6.9% 10% Vốn điều hòa trên tổng nguồn vốn 43,7% 47,5% 42,3% 8.8% -11% Nguồn: Bảng Cơ Cấu nguồn vốn của Ngân Hàng Công Thương An Giang Biểu đồ 4.1.1: Biểu hiện cơ cấu nguồn vốn của VietinBank An Giang Vốn điều hòa Tổng nguồn vốn Triệu đồng Vốn huy động Thông qua bảng số liệu, ta thấy vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn, đây cũng là vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các dịch vụ của mình, và nó cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Bởi vậy, nguồn vốn này chiếm tỷ lệ càng lớn trong tổng nguồn vốn thì càng tốt. Cụ thể ở Ngân Hàng Công Thương An Giang trong năm 2006 thì vốn huy động chiếm 52,5% trong tổng nguồn vốn, tức giảm 6,9% so với năm 2005, do năm này chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Châu Đốc đã tách ra hoạt động độc lập. Nhưng sang năm 2007, tỷ trọng này đã tăng lên 57,7%, tức tăng lên 10% so với năm 2006, do ngân hàng đã có nhiều chính sách thu hút khách hàng như tăng lãi suất, với chương trình dự thưởng có nhiều giải thưởng đặc biệt…áp dụng cho những khách hàng có tiền gửi theo quy định của ngân hàng. Nguồn vốn huy động có tăng cao thì ngân hàng mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đó cũng chính là phương pháp tốt nhất để đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Ngoài nguồn vốn huy động được, Ngân Hàng Công Thương An Giang còn có sự hỗ trợ của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam thông qua vốn điều hòa để tài trợ cho hoạt động cấp tín dụng, để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy nó cũng góp phần hình thành nên nguồn vốn của ngân hàng, tạo thế cân bằng trong công tác tín dụng. Nguồn vốn này nhằm giúp ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng mà không bị sức ép do thiếu vốn khi khách hàng có nhu cầu rút tiền hoặc chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Qua bảng số liệu, năm 2006 tỷ trọng vốn điều hòa trên tổng nguồn vốn tăng 8,8% so với năm 2005, sang năm 2007 vốn điều hòa tăng từ 326.589 triệu đồng lên 361.919 triệu đồng, tương ứng tăng 11% so với năm 2006. Nhưng chỉ chiếm 42,3% trong tổng nguồn vốn. Nhìn chung thì Ngân Hàng Công Thương An Giang có vốn điều hòa chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn. Vốn điều hòa nhiều tuy cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của ngân hàng nhưng đây không phải là hướng phát triển lâu dài của một ngân hàng thương mại. Mà nguồn vốn chính để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng chính là nguồn vốn tự huy động của ngân hàng, vốn huy động càng nhiều thì lợi nhuận tạo ra càng nhiều. Vì thế ngân hàng cần phải đa dạng các hình thức huy động vốn, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ…để Ngân Hàng Công Thương An Giang sớm trở thành một ngân hàng bán lẻ - đa năng. 4.1.2. Vốn huy động của VietinBank An Giang. Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là lẽ sống quan trọng nhất của ngân hàng. Bởi vậy ngoài nguồn vốn pháp định ngân hàng còn có nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của người dân, từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…và các nguồn vốn khác. Bảng 4.1.2: Tình hình nguồn vốn huy động ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 05-06 06-07 1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 197.631 200.692 252.835 2% 26% 2. Tiền gửi tiết kiệm 202.588 147.234 225.746 -27% 53% 3. Kỳ phiếu, trái phiếu 20.893 5.666 218 -73% -96% 4. Huy động khác 0 6.689 14.975 100% 124% Vốn huy động (1+2+3+4) 421.112 360.281 493.774 -14% 37% Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế 47% 56% 51% 19% -8% Tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm 48% 40% 46% -15% 12% Tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu, trái phiếu 5% 2% 0% -68% -100% Tỷ trọng của nguồn vốn khác 0% 2% 3% 100% 63% Nguồn: Bảng Cơ Cấu nguồn vốn của Ngân Hàng Công Thương An Giang Qua biểu đồ 4.1.2, ta thấy nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm. Hai thành phần này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động, điều này chứng tỏ khi hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, và thu nhập của người dân ngày càng cao nên giao dich với ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Phân tích theo chiều dọc thì: năm 2006, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cao nhất trong 3 năm, và chiếm phần lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động được, tức chiếm 56% trong tổng vốn huy động, tiếp theo là tiền gửi tiết kiệm 40%, còn tiền huy động từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các hình thức huy động khác thì chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 2%. Sang năm 2007, tuy tiền gửi của các tổ chức kinh tế có giảm 8% so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm vị trí cao nhất là 51% trong tổng nguồn vốn huy động được và tiền gửi tiết kiệm chiếm 46% tăng 12% so với năm trước. Còn các nguốn khác chỉ có 3%. Biểu đồ 4.1.2: Tỷ trọng các nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn Kỳ phiếu, trái phiếu Tiền gửi các TCKT Huy động khác TGTK Giai đoạn 2005- 2006, nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm xuống, cụ thể là từ 421.112 triệu đồng năm 2005 giảm xuống còn 360.281 triệu đồng vào năm 2006, tức giảm 14%. Sự sụt giảm đó là do trong giai đoạn này tốc độ tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế rất ít (chỉ có 2%) và nguồn vốn huy động khác tăng lên tới 100% nhưng số lượng không nhiều trong khi tiền gửi tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu của ngân hàng thì giảm xuống không ít. Thực tế thì trong giai đoạn này, do sự biến động của lãi suất, và giá vàng tăng liên tục làm cho người dân chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang việc mua vàng tích trữ. Tình hình này đã làm cho tiền gửi tiêt kiệm giảm xuống 27% so với năm 2005, mặt khác vốn huy động từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu cũng giảm xuống 73%, sự sụt giảm này ảnh hưởng rất lớn đến nguốn vốn huy động của ngân hàng. Sang năm 2007, tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: Điều chỉnh năng động lãi suất và kỳ hạn, tăng cường tiếp thị, khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt, đổi mới tác phong giao dịch nên đã thu hút được nhiều khách hàng. Điều này đã góp phần làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên 37% so với năm 2006, cụ thể là tiền gửi của các tổ chức kinh tế kinh tế tăng lên 26%, tiền gửi tiết kiệm tăng 53%, hay vốn huy động khác đều tăng lên 124% so với năm 2006. Mặc dù vốn huy động từ việc phát hành kỳ phiếu giảm xuống so với năm 2006 nhưng không đáng kể. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân Hàng Công Thương An Giang chiếm tỷ trọng có cao hơn vốn điều hòa trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, cụ thể là 52,5% trong năm 2006 lên đến 57,7% năm 2007, nhưng con số này cần phải được cải thiện hơn nữa và thực tế thì tình hình huy động vốn của ngân hàng cần phải được thay đổi về cơ cấu, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa để nguồn vốn huy động có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo, góp phần đem đến lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động chưa được cao là: Nền kinh tế nước ta tuy đang ở trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn còn chứa đựng nhiều tiềm ẩn, nguy cơ mất ổn định, tỷ lệ lạm phát tuy đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng vẫn còn ở mức cao tương đương với lãi suất tiền gửi ngân hàng, do đó lợi nhuận thu từ tiền gửi tiết kiệm không cao lắm nên người dân ít muốn gửi tiền vào ngân hàng. Đời sống và thu nhập của người dân ở các vùng nông thôn chưa cao, vốn nhàn rỗi chỉ trong thời gian ngắn, họ có thể sử dụng vốn bất cứ lúc nào nên nếu có gửi tiết kiệm cũng chỉ gửi trong thời gian ngắn. Mặt khác, người dân ở nông thôn có thói quen để tiền trong nhà, hoặc dự trữ dưới hình thức mua nhà, mua đất, vàng ....Thêm vào đó người dân ở đây chưa quen với các loại hình dịch vụ ngân hàng. Lãi suất huy động cũng là một hạn chế trong việc thu hút nguồn tiền gửi: Hiện nay lãi suất huy động của ngân hàng thấp hơn lãi suất huy động của một vài ngân hàng khác trong Tỉnh. VietinBank An Giang đang tích cực huy động vốn nhằm giảm bớt tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển để gia tăng lợi nhuận và đảm bảo thanh khoản chung. Song, do điều kiện kinh tế-xã hội tại địa phương, đời sống và thu nhập của người dân còn thấp nên nguồn vốn điều chuyển vẫn đóng vai trò chủ yếu trong một vài năm nữa. Bên cạnh nguồn vốn đó ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay đối với các thành phần kinh tế có nhu cầu về vốn để phục vụ cho việc sản suất, từ đó làm gia tăng hiệu quả hoạt động tín dụng. Đồng thời phải có những biện pháp hạn chế nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tín dụng để tránh tình trạng thiếu hụt vốn trong hoạt động cho vay hay không có khả năng thu hồi nợ. Do các ngân hàng cạnh tranh để thu hút giành khách hàng nên chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay giữa các ngân hàng có sự khác nhau. 4.2. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGẮN HẠN. 4.2.1. Tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân Hàng Công Thương An Giang. Không chỉ riêng VietinBank An Giang mà tất cả các Ngân Hàng Thương Mại khác cũng vậy, cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp nỗi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, quản lý và các chi phí khác. Khi tình hình kinh tế ngày càng phát triển thì doanh số cho vay của VietinBank An Giang ngày càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên đa dạng hơn. Song, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn cho vay. Điều này xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn, trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát. Sau đây là doanh số cho vay ngắn hạn của VietinBank An Giang xét theo địa bàn và cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế. Bảng 4.2.1: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 433.022 447.357 502.877 14.335 3 55.520 12 Cá nhân 269.399 212.879 561.398 -56.520 -21 348.519 164 Doanh số cho vay ngắn hạn 702.421 660.236 1.064.275 -42.185 -6 404.039 61 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank An Giang Biểu đồ 4.2.1: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế Khác Cá nhân Doanh nghiệp Triệu đồng Cho vay ngắn hạn là hoạt động phổ biến của một ngân hàng, nhằm bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường đến vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là để thực hiện các nhu cầu thanh toán và dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa. Qua bảng số liệu 4.2.1, ta thấy ở VietinBank An Giang, các doanh nghiệp đến vay ngày càng nhiều hơn, cụ thể là doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngày càng tăng lên qua các năm. Từ 433.022 triệu đồng năm 2005 tăng lên 447.357 triệu đồng vào năm 2006, tương ứng mức tăng là 3%. Đến năm 2007 lại tiếp tục tăng lên 12% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô nên cần thêm nhiều vốn để trang trải cho hoạt động kinh doanh của mình. Tùy theo từng ngành nghề mà các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn lưu động nhiều hay ít. Nhưng dù cho các nhu cầu đó có cao hay thấp thì doanh nghiệp vẫn sử dụng vốn lưu động với tư cách là các khoản vay ít nhiều, thường xuyên theo cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Chính vì điều đó mà VietinBank An Giang là nơi cung cấp nguốn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động. Và họ chính là khách hàng sáng giá nhất, đem đến cho ngân hàng nguồn thu nhập không nhỏ ngay trong hiện tại và cả tương lai. Khi mà nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập thì sẽ càng có nhiều các loại hình công ty, các doanh nghiệp và nhiều tổ chức kinh tế khác nữa đua nhau hình thành. Và VietinBank An Giang lại là nơi cung ứng vốn, như thế ngân hàng sẽ ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế tỉnh An Giang nói riêng. Ngoài việc cho vay bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp VietinBank An Giang còn cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình cũng với mục đích kinh doanh, nhưng thường là nhỏ lẻ và một số ít là tiêu dùng. Năm 2006, doanh số cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình giảm 56.520 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 21%, điều này do ảnh hưởng một phần của việc chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Châu Đốc tách ra hoạt động độc lập và một phần do sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trong địa bàn tỉnh. Sang năm 2007, doanh số cho vay các cá nhân, hộ gia đình lại tăng lên vượt bậc, tăng hơn gấp đôi năm 2006, tới 348.519 triệu đồng, tương ứng tăng 164% so với năm 2006. Trong năm 2007 này, tình hình huy động vốn của ngân hàng khả quan hơn doanh số cho vay cũng nhiều hơn. Mặt khác giá cả thị trường ngày càng tăng lên. Chẳng hạn như giá xăng dầu, giá thực phẩm, phân bón...đều tăng. Vì vậy các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không đủ vốn để chống chọi với sự biến động giá cả đến chóng mặt thế này. Để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình thì họ cần có sự trợ giúp vốn của ngân hàng. Còn các hộ nông dân, các hộ nuôi trồng thủy hải sản cũng vậy, họ cũng cần có nguồn vốn ban đầu để trang trải cho việc mua giống, thuốc trừ sâu, phân bón. Mà với giá cả như thế thì họ cũng không còn cách nào khác là phải nhờ vào sự trợ giúp của ngân hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn. Địa bàn khác nhau thì doanh số cho vay khác nhau. Xét trên địa bàn tỉnh An Giang thì tình hình cho vay ở Thành Phố Long Xuyên và các huyện có sự khác nhau. Điều đó được thể hiện rõ nét hơn thông qua bảng số liệu 4.2.2. Nhìn vào biểu đồ 4.2.2 ta thấy đường line thể hiện tỷ trọng doanh số cho vay ở Thành Phố Long Xuyên nằm cao hơn so với các huyện khác. Điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn ngắn hạn ở Long Xuyên nhiều hơn so với các huyện khác. Cụ thể là doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng lên đáng kể qua 3 năm. Từ 691.999 triệu đồng năm 2005, doanh số cho vay ở Long Xuyên đã tăng lên 982.163 triệu đồng vào năm 2006, tức tăng 42%. Đến năm 2007 doanh số cho vay ở Long Xuyên lại tiếp tục tăng lên 654.749 triệu đồng, tương ứng với mức độ tăng là 66% so với năm 2006. Sở dĩ nhu cầu vay vốn ở địa bàn Long Xuyên nhiều và ngày càng tăng như vậy là do Long Xuyên là một thành phố sầm uất các doanh nghiệp và hàng loạt các công ty với nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng. Do đó họ rất cần nguồn vốn kinh doanh để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động của mình. Nguồn vốn vay này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của VietinBank An Giang. Năm 2005 chiếm 68% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đến năm 2006 và năm 2007, con số này đã tăng lên đến 85%. Như vậy ngân hàng Công Thương An Giang cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty, các tổ chức kinh tế...tập trung chủ yếu ở Thành Phố Long Xuyên. Họ là người đem đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất và góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh An Giang ngày càng phát triển. Bảng 4.2.2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Long Xuyên 691.666 982.163 1.392.372 290.497 42 65

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
Tài liệu liên quan