Nhìn chung, khả năng thu nợ tại Ngân hàng cao. Đạt được thành tích như trên là do Ngân hàng đã có những chính sách thu nợ thích hợp, cán bộ tín dụng tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, gửi giấy báo nợ trước khi đến hạn từ 7 - 15 ngày để khách hàng có thời gian chuẩn bị, thời gian cho vay cũng như thời gian thu hồi nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay. Từ đó tăng hiệu quả kinh tế của người vay, Ngân hàng đã lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Mặc khác đa phần khách hàng vay vốn của Ngân hàng đều là khách hàng truyền thống, có uy tín, làm ăn có hiệu quả vì vậy mà công tác thu hồi nợ của chi nhánh trong những năm qua tương đối cao.
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tín dụng tại ngân hàng nông nghiêp và phát triển nông thôn thành phố Mỹ Tho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho vay nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, NHNo & PTNT TP Mỹ Tho đầu tư cho vay bao gồm các loại chi phí: trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua sắm công cụ, vật tư nông nghiệp,…Năm 2005 doanh số cho vay đạt 32.682 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55%. Năm 2006 là 38.804 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51%, tăng 6.122 triệu đồng so với năm 2005, hay tăng 18,73% và 47.359 triệu đồng cho năm 2007 chiếm tỷ trọng là 63%, tăng 8.555 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 22,05%. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp trong thời gian qua tăng là do số hộ nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. Đa số nông dân trên địa bàn chăn nuôi gà, heo, bò, cá...và trồng cây ăn quả. Các hộ nông dân vay để đầu tư thêm vào chuồng trại chăn nuôi, trang bị thêm máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các hộ nông dân nên doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Chính nhờ sự gia tăng đó đã góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được phát triển, phát triển nhanh lượng lương thực đảm bảo cho nhu cầu lương thực trong nước và dành một phần cho xuất khẩu. Đồng thời còn giúp cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi cá và nuôi heo. Mặc khác, trong những năm gần đây xảy ra dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng xảy ra thường xuyên, giá cả một số hàng nông sản sụt giảm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân, bà con không có nguồn thu khác để bù đắp, dẫn đến nguồn thu tích luỹ để tái sản xuất thấp thậm chí không có. Hơn nữa mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều dựa vào thu nhập từ nguồn này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro bà con đều thiếu vốn sản xuất nên phải nhờ Ngân hàng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất cũng ngày càng tăng đặc biệt là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các ngành này nên doanh số cho vay các ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm chiếm từ 10%-19% và tăng trong năm 2007, giảm trong năm 2008. Qua bảng 4 ta thấy doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp qua 3 năm như sau: năm 2005 đạt 8.311 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14%, sang năm 2006 đạt 10.351 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14%, tăng 2.040 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 24,55%. Nguyên nhân tăng là do sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất chủng loại và chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó ngành nghề truyền thống dần dần được khôi phục người sản xuất quan tâm đến cải tiến kỹ thuật sản xuất nên cần sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng để các cơ sở đổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đến năm 2007 đạt 7.866 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 11%, giảm 2.485 triệu đồng so với năm 2006, tương đương giảm 24,01% do khách hàng chưa có nhu cầu vay lại để phát triển và đầu tư quy mô sản xuất cho lĩnh vực này.
Còn đối với ngành thương nghiệp, dịch vụ thì khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các doanh nghiệp tư nhân, cá thể, hộ kinh doanh – là những thành phần kinh tế rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Từ bảng 4 ta thấy doanh số cho vay đối với ngành này qua 3 năm như sau: Năm 2005, doanh số cho vay là 8.703 triệu đồng; chiếm tỷ trọng 15%, năm 2006 là 14.616 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19% tăng 5.913 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 67,94% và năm 2007 đạt 9.980 triệu đồng với tỷ trọng là 12%, giảm 4.636 triệu đồng so với năm 2006, tức giảm 31,72%. Năm 2007, tuy doanh số cho vay đối với ngành này giảm so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay trong năm 2007.
Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay là ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp chế biến, với tỷ trọng từ 3%-7% trong tổng doanh số cho vay. Định hướng phát triển kinh tế Thành phố là công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, nông nghiệp do vậy mà cho vay lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng được Ngân hàng quan tâm. Qua bảng 4 ta thấy năm 2005 doanh số cho vay đạt 3.903 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8%, sang năm 2006 doanh số cho vay đạt 5.041 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7%, tăng 3.138 triệu đồng so năm 2005, tương đương tăng 80,40%. Nhưng sang năm 2007, doanh số cho vay ngành này giảm mạnh chỉ đạt 200 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 2%, giảm 6.841 triệu đồng so năm 2006 do thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không ổn định cho nên thương nhân không mạnh dạng mở rộng hình thức kinh doanh mạng lưới buôn bán hơn.
Kế đến là ngành công nghiệp chế biến đây là ngành thứ 2 sau ngành nông nghiệp có doanh số cho vay luôn tăng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản, chế biến lương thực thực phẩm. Từ bảng 4 ta thấy: năm 2005, doanh số cho vay là 3.168 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6%; năm 2006 là 5.331 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7%, tăng 938 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 24,03% và năm 2007 đạt 5.515 triệu đồng với tỷ trọng là 7% tăng 184 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 3,45%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công nghiệp chế biến là một trong những ngành phát triển mạnh tại địa phương nên Ngân hàng đã và đang hỗ trợ cho vay đối với ngành nghề này.
Ngoài những ngành nghề chủ yếu nêu trên thì NHNo & PTNT TP Mỹ Tho còn cho vay phục vụ nhiều mục đích kinh tế khác như: phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, sữa chữa nhà….
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ là hết sức quan trọng đối với mọi Ngân hàng thương mại nói chung và đối với NHNo & PTNT TP Mỹ Tho nói riêng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ ) được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Việc thu nợ là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng.Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ với sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng và sự giúp đỡ hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương nhưng quan trọng nhất là ý thức tự trả nợ vay khi đến hạn của khách hàng. Nếu đến ngày đáo hạn khách hàng không đến trả nợ thì từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng có biện pháp xử lí thích hợp.
4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
KHOẢN MỤC
NĂM
CHÊNH LỆCH
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
28.099
53
45.886
60
41.298
57
17.787
63,30
(4.588)
(10)
Trung_dài hạn
24.525
47
30.484
40
30.994
43
5.959
24,29
510
1,67
Tổng
52.624
100
76.370
100
72.292
100
23.746
45,12
(4.078)
(5,34)
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT TP Mỹ Tho)
Biểu đồ 5: Biểu đồ tỷ trọng doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
(2005-2007)
( DSTNNH: Doanh số thu nợ ngắn hạn; DSTNT_DH: Doanh số thu nợ trung_dài hạn)
Qua bảng 5 ta thấy tổng doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ là 52.624 triệu đồng, sang năm 2006 doanh số thu nợ đạt 76.370 triệu đồng, tăng 23.746 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 45,12%. Đến năm 2007, doanh số thu nợ đạt 72.292 triệu đồng, giảm 4.078 triệu đồng so với năm 2006, tương đương giảm 5,34%. Doanh số thu nợ giảm là do doanh số cho vay trong năm 2007 giảm. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng giảm không ổn định tăng trong năm 2006 và giảm trong năm 2007 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ dao động từ 53%-60% vì doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ đạt 28.099 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53%; năm 2006 doanh số thu nợ đạt 45.886 triệu đồng với tỷ trọng là 60% tăng 17.787 triệu đồng, tức tăng 63,30% so với năm 2005, nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng mạnh trong năm 2006 và khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đến năm 2007 doanh số thu nợ đạt 41.298 triệu đồng chiếm tỷ trọng 57%, giảm 4.588 triệu đồng, tức giảm 10% so với năm 2006, do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2007 giảm so với năm 2006.
Doanh số thu nợ trung-dài hạn luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng từ 39%-46%. Cụ thể: năm 2005 doanh số thu nợ đạt 24.525 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47%, sang năm 2006 doanh số thu nợ đạt 30.484 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40%, tăng 5.959 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 24,29%, do doanh số cho vay trung_dài hạn tại chi nhánh trong năm 2006 giảm đã làm cho tỷ trọng thu nợ trung-dài hạn năm 2006 thấp hơn năm 2005. Đến năm 2007 doanh số thu nợ đạt 30.994 triệu đồng với tỷ trọng là 43% tăng 510 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 1,67%. Nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay.
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
KHOẢN MỤC
NĂM
CHÊNH LỆCH
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngành nông nghiệp
29.855
57
38.425
50
46.633
65
8.570
28,71
8.208
21,36
+ Trồng trọt
5.971
20
7.685
20
9.327
20
1.714
28,71
1.642
21,37
+ Chăn nuôi
23.884
80
30.740
80
37.306
80
6.856
28,71
6.566
21,35
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
7.593
14
9.440
12
7.809
10
1.847
24,33
(1.631)
(17,28)
Ngành thương nghiệp, dịch vụ
7.204
14
14.369
19
8.541
12
7.165
99,46
(5.828)
(40,56)
Ngành thương mại, dịch vụ
3.309
6
4.993
7
1.162
2
1.684
50,89
(3.831)
(76,73)
Ngành công nghiệp chế biến
2.607
5
4.883
6
5.186
7
2.276
87,30
303
6,21
Ngành khác
2.056
4
4.260
6
2.961
4
2.204
107,20
(1.299)
(30,49)
Tổng
52.624
100
76.370
100
72.292
100
23.746
45,12
(4.078)
(5,34)
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT TP Mỹ Tho)
Biểu đồ 6: Biểu đồ tỷ trọng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế (2005-2007)
(NN: Ngành nông nghiệp; CN, TTCN: Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; TN, DV: Ngành thương nghiệp, dịch vụ; TM, DV: Ngành thương mại, dịch vụ; CNCB: Ngành công nghiệp chế biến; NK: Ngành khác)
Qua bảng 6 ta thấy doanh số thu nợ ngành nông nghiệp là chiếm tỷ trọng cao nhất từ 50%-64% và liên tục tăng qua 3 năm. Do đại đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, là những khách hàng truyền thống có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng và cũng phù hợp với đặc điểm doanh số cho vay ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ đạt 29.855 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 57% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 do người dân làm ăn thuận lợi, được giá nên doanh số thu nợ ngành này tăng lên đáng kể, đạt 38.425 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50%, tăng 8.570 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 28,71% . Tuy nhiên tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp trong năm 2006 giảm do trong năm này ngành nông nghiệp gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh như bệnh cúm gia cầm, lỡ mòm long móng, quá trình đầu tư cải tạo vườn tạp chưa mang lại hiệu quả… đã ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng của người nông dân. Từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nợ của Ngân hàng. Sang năm 2007, doanh số thu nợ là 46.633 triệu đồng với tỷ trọng là 65% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 8.208 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 21,36%, tuy năm 2007 doanh số thu nợ tăng ít hơn năm 2006 nhưng doanh số thu nợ ngành này vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ năm 2007.
Kế đến là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ. Doanh số thu nợ của các ngành này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ tại chi nhánh dao động từ 10%-18% và tăng giảm không ổn định qua 3 năm tăng trong năm 2006, giảm trong năm 2007. Nguyên nhân là do đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong năm 2006 Ngân hàng tăng các khoản vay để người dân mạnh dạng đầu tư vào lĩnh vực này, thêm vào đó người dân có kinh nghiệm kĩ thuật nên thu lợi nhuận cao làm cho các khoản vay cũng thu được nhiều. Đến năm 2007, do nhu cầu vay vốn ngành này năm 2007 giảm mạnh nên doanh số thu nợ năm 2007 giảm so với năm 2006.
Còn đối với ngành thương nghiệp, dịch vụ thì như đã trình bày ở phần doanh số cho vay, khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các doanh nghiệp tư nhân, cá thể, hộ kinh doanh có quy mô sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ, tiềm lực vốn không mạnh nên họ rất dè chừng trước những biến động của thị trường. Năm 2005 và năm 2006 là thời kỳ kinh tế xã hội địa phương phát triển ổn định nên ra sức mở rộng hoạt động kinh doanh, lại làm ăn có hiệu quả nên vay nợ nhiều mà trả nợ cũng rất tốt. Năm 2007 là năm bản lề của Việt Nam trước khi hội nhập, các khách hàng này lại e ngại việc môi trường pháp lý, môi trường đầu tư có nhiều thay đổi nên có phần dè dặt trong kinh doanh khiến cho việc kinh doanh tạm thời chững lại việc trả nợ Ngân hàng không được tuân thủ tốt làm cho doanh số thu nợ giảm xuống.
Chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh số thu nợ là ngành thương mại, dịch vụ; ngành công nghiệp chế biến và ngành khác với tỷ trọng từ 1%-7%. Trong đó ngành công nghiệp chế biến có doanh số thu nợ tăng liên tục qua 3 năm do đây là một trong những ngành được ưu tiên phát triển ở địa phương nên các doanh nghiệp khách hàng của Ngân hàng có được điều kiện kinh doanh thuận lợi, đạt hiệu quả cao, nhu cầu vốn tăng và việc trả nợ Ngân hàng cũng đầy đủ. Đối với ngành thương mại, dịch vụ và ngành khác thì doanh số thu nợ tăng trong năm 2006 và lại giảm trong năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2006 ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn phát triển rất mạnh, khách hàng làm ăn có hiệu quả nên tạo điều kiện cho họ trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đến năm 2007, do tình hình thu nhập tăng những nhà đầu tư tư nhân, tiểu thương có tích luỹ cao hơn nhưng lại không đầu tư mở rộng cho nên cho vay đối tượng này giảm từ đó doanh số thu nợ này giảm.
Nhìn chung, khả năng thu nợ tại Ngân hàng cao. Đạt được thành tích như trên là do Ngân hàng đã có những chính sách thu nợ thích hợp, cán bộ tín dụng tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, gửi giấy báo nợ trước khi đến hạn từ 7 - 15 ngày để khách hàng có thời gian chuẩn bị, thời gian cho vay cũng như thời gian thu hồi nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay. Từ đó tăng hiệu quả kinh tế của người vay, Ngân hàng đã lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Mặc khác đa phần khách hàng vay vốn của Ngân hàng đều là khách hàng truyền thống, có uy tín, làm ăn có hiệu quả vì vậy mà công tác thu hồi nợ của chi nhánh trong những năm qua tương đối cao.
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ
Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của Ngân hàng, do đó chi nhánh NHN0 & PTNT TP Mỹ Tho luôn phấn đấu tăng dư nợ qua các năm. Dư nợ cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.
4.2.3.1.Dư nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 7: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
KHOẢN MỤC
NĂM
CHÊNH LỆCH
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
17.618
44
21.496
54
23.613
56
3.878
22,01
2.117
9,85
Trung_dài hạn
22.675
56
19.034
46
19.285
44
(3.642)
(16,06)
252
1,32
Tổng
40.294
100
40.530
100
42.898
100
235
0,58
2.369
5,85
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT TP Mỹ Tho)
Biểu đồ 7: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ theo thời hạn tín dụng (2005-2007)
(DNNH: Dư nợ ngắn hạn; DNT_DH: Dư nợ trung_ dài hạn)
Nhìn vào bảng 7 ta thấy dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2005 tổng dư nợ tại chi nhánh là 40.294 triệu đồng, sang năm 2006 tổng dư nợ là 40.530 triệu đồng, tăng 235 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 0,58% và đạt 42.898 triệu đồng cho năm 2007, tăng 2.369 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 5,85%. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm chiếm từ 43%-55% và liên tục tăng qua 3 năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 17.618 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44%; năm 2006 đạt mức dư nợ là 21.496 triệu đồng với tỷ trọng là 54% tăng 3.878 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 22,01%; năm 2007 đạt mức dư nợ 23.613 triệu đồng chiếm 56%, tương đương tăng 9,85%. Nguyên nhân là do trong ba năm qua tình hình kinh tế phát triển địa phương ổn định, khách hàng vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng chiếm tỷ trong tương đối cao và có đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã được Ngân hàng đáp ứng và một phần do khách hàng xin Ngân hàng cho gia hạn nợ khi đến hạn trả.
Dư nợ trung_ dài hạn qua các năm như sau: năm 2005 là 22.675 đồng chiếm tỷ trọng 56% tổng dư nợ trung_dài hạn tại chi nhánh cao chủ yếu là do nhu cầu cải tạo vườn tạp, đầu tư, mở rộng phân xưởng tăng cao; năm 2006 mức dư nợ là 19.033 triệu đồng chiếm 46% giảm 3.642 triệu đồng so với năm 2005, tương đương giảm 16,06%; vào cuối năm 2007 là 19.285 triệu đồng tăng 252 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 1,32%. Do khách hàng vay vốn tại Ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân và những người kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ nên dư nợ trung_dài hạn tại Ngân hàng chưa cao. Trong năm 2007 kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu vay trung_dài hạn nhiều và Ngân hàng cũng đang tăng doanh số cho vay trung_dài hạn nên dư nợ tăng nhưng vẫn chưa cao. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh luôn tăng qua 3 năm, dư nợ trung_dài hạn tăng giảm không ổn định, tuy tỷ trọng dư nợ trung_dài hạn chiếm ít hơn nhưng đó là nguồn vốn quan trọng đối với người dân. Như vậy, khả năng về nhu cầu về vốn trung và dài hạn còn rất lớn đối với người dân.
4.2.3.2.Dư nợ theo ngành kinh tế
Bảng 8: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
KHOẢN MỤC
NĂM
CHÊNH LỆCH
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngành nông nghiệp
18.274
45
18.653
46
19.379
46
379
2,07
744
3,89
+ Trồng trọt
3.655
20
3.731
20
3.876
20
76
2,08
145
3,89
+ Chăn nuôi
14.619
80
14.922
80
15.503
80
303
2,07
599
3,89
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
9.978
24
10.889
27
7.559
18
911
9,13
(3.330)
(30,58)
Ngành thương nghiệp, dịch vụ
5.998
15
6.245
15
7.684
19
247
4,12
1.439
23,04
Ngành thương mại, dịch vụ
1.025
3
1.073
3
111
2
48
4,68
(962)
(89,66)
Ngành công nghiệp chế biến
1.015
3
1.463
4
1.063
3
448
44,14
(400)
(27,34)
Ngành khác
4.004
10
2.297
5
3.076
10
(1.707)
(42,63)
779
33,91
Tổng
40.294
100
40.530
100
42.898
100
235
0,58
2.368
5,84
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT TP Mỹ Tho)
Biểu đồ 8: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế (2005-2007)
(NN: Ngành nông nghiệp; CN, TTCN: Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; TN, DV: Ngành thương nghiệp, dịch vụ; TM, DV: Ngành thương mại, dịch vụ; CNCB: Ngành công nghiệp chế biến; NK: Ngành khác)
Qua bảng 8 ta thấy dư nợ theo ngành kinh tế tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Trong đó dư nợ của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm khoảng 46% và tăng dần qua 3 năm đặc biệt là dư nợ trong chăn nuôi (chiếm 80% dư nợ ngành nông nghiệp) vì đây là một trong những đối tượng chủ yếu mà Ngân hàng đã cho vay với số lượng khá lớn và đây chính là khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Cụ thể như sau: năm 2005 dư nợ ngành nông nghiệp là 18.274 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 45%. Sang năm 2006 dư nợ đạt 18.653 triệu đồng, tăng 379 triệu đồng với tỷ trọng là 46% so với năm 2005, tương đương tăng 2,07%. Đến năm 2007 dư nợ của ngành nông nghiệp là 19.379 triệu đồng, tăng 744 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 3,89% do các hộ nông dân mở rộng thêm quy mô sản xuất và ngành nông nghiệp lâu nay vẫn là khách hàng truyền thống cho vay của Ngân hàng vì vậy mà Ngân hàng luôn giữ cho tổng dư nợ trong ngành này tăng lên hàng năm, tuy nhiên tốc độ tăng của dư nợ chưa cao do đó Ngân hàng cần phấn đấu tăng nhiều hơn nữa trong những năm tới để phục vụ tốt hơn nhu cầu của các nông dân ở địa phương.
Chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ sau ngành nông nghiệp là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành thương nghiệp dịch vụ với tỷ trọng dao động từ 14%-26%. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong năm 2005 dư nợ đạt 9.978 triệu đồng với tỷ trọng là 24%, sang năm 2006 dư nợ đạt 10.889 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 27%, tăng 911 triệu đồng so năm 2005 dư nợ tăng do nhu cầu đầu tư vốn thay đổi dây chuyền công nghệ người dân để cải tiến tăng năng suất do đó dư nợ năm 2006 tăng. Sang năm 2007 dư nợ đạt 7.559 triệu đồng với tỷ trọng là 18%, giảm 3.330 triệu đồng so với năm 2006, tương đương giảm 30,58%. Nguyên nhân là do nhu cầu vay lại của người dân giảm mạnh trong năm 2007 dẫn đến dư nợ giảm. Điều này chứng tỏ hoạt động của lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển tốt, người dân chưa mạnh dạng đầu tư mở rộng ngành nghề nhằm phục vụ đời sống tốt hơn.
Ngành thương nghiệp, dịch vụ có dư nợ tăng lên qua 3 năm. Năm 2005 dư nợ đạt 5.998 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15%, sang năm 2006 dư nợ đạt 6.245 triệu đồng với tỷ trọng là 15% trong tổng dư nợ tăng 247 triệu đồng so năm 2005, tương đương tăng 4,12%. Đến năm 2007 dư nợ đạt 7.684 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 19%, tăng 1.439 triệu đồng so năm 2006, tương đương tăng 23,04% nguyên nhân tăng do chính sách của khuyến khích các loại hình dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ ... phục vụ khách vãng lai, khu công nghiệp góp phần phát triển kinh tế Thành phố và do trong năm 2007 một số khách hàng xin gia hạn nợ khi nợ đến hạn.
Hai ngành có tỷ trọng dư nợ thấp trong tổng dư nợ tại chi nhánh là ngành thương mại dịch vụ và ngành công nghiệp chế biến với tỷ trọng nhỏ hơn 4% và biến động không ổn định qua 3 năm tăng trong năm 2006, giảm trong năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2006 thương mại dịch vụ phát triển mạnh, khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng tăng. Sang năm 2007 do doanh số cho vay ngành này trong năm 2007 giảm và công tác thu nợ tương đối tốt nên làm cho dư nợ giảm.
Còn đối với ngành công nghiệp chế biến do đây là một trong những ngành ưu tiên phát triển tại địa phương khách hàng làm ăn có hiệu quả tốt nên dư nợ của ngành này thấp. Bên cạnh đó nhằm mở rộng hoạt động tín dụng để thúc đẩy phát triển mọi tiềm năng kinh tế của địa phương thì dư nợ của ngành khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ. Cụ thể nhìn vào bảng 8 ta thấy dư nợ các ngành khác qua 3 năm: năm 2005 dư nợ đạt 4.004 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ đạt 2.297 triệu đồng, giảm 1.707 triệu đồng so với năm 2005, tương đương giảm 42,63%. Sang năm 2007, dư nợ đạt 3.076 triệu đồng, tăng 779 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 33,91% do doanh số cho vay tăng trong năm 2007 dẫn đến dư nợ tăng lên và đa số đây là những món vay trung_dài hạn.
Nhìn chung dư nợ qua 3 năm tại Ngân hàng chỉ có dư nợ ngành nông nghiệp và thương nghiệp dịch vụ luôn tăng, dư nợ các ngành khác biến động không ổn định tăng vào năm 2006 và giảm năm 2007. Nguyên nhân là do doanh số cho vay các ngành này trong năm 2007 giảm dẫn đến dư nợ giảm. Nhưng tổng dư nợ qua các năm đều tăng do năm 2007 Ngân hàng tăng nhưng món vay trung_ dài hạn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Có được điều đó là do chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp hữu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiêp Và Phát Triển Nông Thôn thành phố Mỹ Tho.doc