MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 .1
GIỚI THIỆU .4
1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu: .4
1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu:.4
1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn:.5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .5
1.2.1. Mục tiêu chung: .5
1.2.2. Mục tiêu cụthể:.5
1.3. Phạm vi nghiên cứu:.6
1.3.1. Phạm vi không gian: .6
1.3.2. Phạm vi thời gian: .6
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: .6
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đềtài nghiên cứu: .6
CHƯƠNG 2 .7
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.7
2.1. Phương pháp luận: .7
2.1.1. Một sốvấn đềvềtín dụng:.7
2.1.2. Một sốvấn đềvềhộsản xuất và tín dụng hộsản xuất.10
2.1.3. Một sốvấn đềvềviệc cho vay hộsản xuất:.11
2.1.5. Giới thiệu các chỉtiêu phân tích: .15
2.2. Phương pháp nghiên cứu: .17
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu:.17
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu: .17
CHƯƠNG 3 .19
GIỚI THIỆU HUYỆN BÌNH MINH VÀ NHNO& PTNT .19
3.1. Giới thiệu huyện Bình Minh: .19
3.2. Khái quát vềNHNo& PTNT huyện Bình Minh:.20
3.2.1. Lịch sửhình thành và phát triển:.20
3.2.2. Cơcấu tổchức: .21
3.2.3. Vai trò của NHNo & PTNT huyện Bình Minh trong việc phát triển kinh tế
hộsản xuất: .24
3.2.3. Khái quát vềkết quảkinh doanh qua 3 năm: .25
CHƯƠNG 4 .30
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘSẢN XUẤT TẠI NHNO& PTNT
HUYỆN BÌNH MINH .30
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn: .30
4.2. Phân tích hoạt động cho vay hộsản xuất: .34
4.2.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian và theo mục đích sửdụng vốn: .37
4.2.2. Phân tích tình hình cho vay theo địa bàn: .54
4.3. Tình hình nợquá hạn và rủi ro trong cho vay hộsản xuất:.58
4.3.1.Nợquá hạn của từng đối tượng theo thời gian:.58
4.3.2. Nợquá hạn theo địa bàn: .66
4.4. Đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng hộsản xuất: .70
4.4.1. Chỉsốvềvốn huy động trên tổng nguồn vốn: .70
4.4.2. Chỉsốtổng dưnợtrên tổng nguồn vốn:.71
4.4.3. Chỉsốtổng dưnợtrên tổng nguồn vốn huy động:.71
4.4.4. Chỉsốdoanh sốthu nợtrên doanh sốcho vay:.72
4.4.5. Vòng quay vốn tín dụng:.72
-85-
4.4.6. Tỷlệnợquá hạn:.73
CHƯƠNG 5 .74
MỘT SỐGIẢI PHÁP MỞRỘNG VÀ NÂNG CAO .74
5.1. Tăng cường nguồn vốn huy động: .74
5.2. Biện pháp mởrộng tín dụng: .75
5.3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng: .76
5.3.1. Giai đoạn xét duyệt: .77
5.3.2. Giai đoạn giám sát nợvay:.78
5.3.3. Giai đoạn thu nợ:.78
CHƯƠNG 6 .80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.80
6.1. Kết luận: .80
6.2. Kiến nghị:.81
6.2.1. Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Minh:.81
6.2.2. Đối với chính quyền địa phương:.82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.83
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ có năm 2004 là cho vay
đối tượng này, doanh số cho vay là 140 triệu đồng, chiếm một tỷ trọng vô
cùng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Loại hình này cũng mới được
áp dụng nhưng do hiệu quả không cao nên sau đó ngân hàng không cho vay
xuất khẩu lao động nữa
c) Doanh số cho vay trung – dài hạn:
Ở lĩnh vực sản xuất ngoài nhu cầu vốn ngắn hạn, người dân còn cần những
khoản đầu tư trung và dài hạn như vay để cải tạo vườn tược, làm nhà, kéo
điện…Cho vay trung hạn có thời hạn tương đối dài, chu kỳ sản xuất kinh doanh
thường nhiều hơn một năm, vì vậy mà thời gian vay vốn phải tương ứng, tạo điều
kiện cho người vay yên tâm sản xuất và chủ động được nguồn vốn vay.
Bảng 8. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 NGÀNH KINH TẾ Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Cải tạo vườn 729 1,28 692 0,94 673 0,94 -37 -5,08 -19 -2,75
2. XD - sửa chữa nhà 6.345 11,14 12.679 17,20 13.011 18,23 6.334 99,83 332 2,62
3. Chăn nuôi 5.966 10,48 8.552 11,60 9.270 12,99 2.586 43,35 718 8,40
4. Máy nông nghiệp 40.337 70,84 39.758 53,94 35.742 50,09 -579 -1,44 -4.016 -10,10
5. TTCN - dịch vụ 1.954 3,43 9.355 12,69 9.873 13,84 7.401 378,76 518 5,54
6. Điện 50 0,09 7 0,01 0 0,00 -43 -86,00 -7 -100,00
7. Khác 1.556 2,73 2.658 3,61 2.793 3,91 1.102 70,82 135 5,08
Tổng cộng 56.937 100,00 73.701 100,00 71.362 100,00 16.764 29,44 -2.339 -3,17
Nguồn: phòng kế toán
Cải tạo vườn:
-43-
Cải tạo vườn tạp là một việc làm cần thiết, nó giúp cho nông dân có thể tăng
thêm thu nhập của mình, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng. Nhận
thức được điều này, từ năm 2001 công tác cải tạo vườn, ruộng được Nhà nước
chú trọng đầu tư vào công tác thủy lợi nội đồng, đê bao chống lũ bảo vệ vườn
cây ăn trái, giúp bà con yên tâm hơn trong việc đầu tư cải tạo vườn, xoá bỏ
những giống cây có giá trị kinh tế thấp mà thay vào đó là các loại cây có giá trị
kinh tế cao, mang tính chién lược của huyện, tạo năng suất và sản lượng cao đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đến năm 2005 thì công tác cải tạo vườn đã khá hoàn chỉnh, người dân đã đi
vào trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy mà doanh số cho
vay để cải tạo vườn giảm xuống dần qua 3 năm. Cụ thể là trong năm 2004, doanh
số cho vay cải tạo vườn là 729 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,28% trong tổng
doanh số cho vay trung và dài hạn. Năm 2005 giảm xuống còn 692 triệu đồng,
tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,08% và qua năm 2006 tiếp tục giảm 2,75% so với
năm 2005. Ngoài ra con số này có xu hướng giảm xuống là do việc chuyển
hướng đầu tư sang mô hình KTTH.
Cho vay xây dựng - sửa chữa nhà:
Nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng
cải thiện tốt hơn kéo theo nhu cầu đời sống cao hơn. Trước đây người ta chỉ lo ăn
no, mặc ấm thì ngày nay khi có điều kiện người ta lại muốn ăn ngon, mặc đẹp,
nhu cầu xây dựng nhà cửa cũng cao hơn. Ngoài ra nhằm đổi mới bộ mặt nông
thôn tạo điều kiện phát triển kinh tế mới, hoàn thành mục tiêu đảm bảo an toàn
nơi sống, từng bước đô thị hoá nông thôn, xoá dần nhà ở tạm bợ đã làm cho
doanh số cho vay tăng nhanh. Đặc biệt là trong năm 2005, con số cho vay để xây
dựng – sửa chữa nhà ở lên đến 12.679 triệu đồng, tăng 99,83%. Qua năm 2006,
con số này tiếp tục tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn, đạt 13.011 triệu đồng,
hay 2,62% về tốc độ tăng. Ta thấy rằng năm 2005 doanh số cho vay lĩnh vực này
tăng mạnh và sang năm 2006 thì tăng chậm hơn. Nguyên nhân là do trong năm
2004 Nhà nước có chính sách đền bù cho những hộ có đất ngay quy hoạch khu
công nghiệp Mỹ Hoà nên doanh số cho vay xây dựng - sửa chữa nhà thấp, là
6.345 triệu đồng, chiếm 11,14% trong tổng doanh số cho vay trung và dài hạn.
Và do vậy đến năm 2005 thì con số này tăng trở lại. Đây là khoản vay mang tính
-44-
chất tiêu dùng, khách hàng sau khi vay sẽ trả dần và ngân hàng không cho khách
hàng vay lại đối với khoản vay này do đó sẽ có xu hướng tăng thấp hơn trong
năm 2006.
Cho vay chăn nuôi:
Cho vay chăn nuôi trung hạn chủ yếu là cho vay để chăn nuôi bò sữa và dê.
Thu nhập từ ngành chăn nuôi này cũng cao, lại có thể tận dụng được thức ăn có
sẵn trong thiên nhiên làm giảm chi phí. Vì vậy thu hút được nhiều nông dân ủng
hộ đầu tư, làm cho doanh số cho vay chăn nuôi trung hạn tăng đều qua 3 năm.
Đặc biệt là năm 2005 đạt 8.552 triệu đồng tăng hơn so với năm 2004 là 43,35%.
Nguyên nhân là do dịch cúm gia cầm nên người dân chuyển sang chăn nuôi các
loại gia súc khác mà chủ yếu là nuôi bò thịt, bò sữa, dê. Sang năm 2006, doanh
số cho vay chăn nuôi là 9.270 triệu đồng tiếp tục tăng 8,40% so với năm 2005.
Hiện nay thị trường sữa bò tươi đang được quan tâm, đặc biệt là các công ty, nhà
máy sữa cho nên trong tương lai ngành chăn nuôi bò có khả năng được mở rộng
và nâng cao chất lượng hơn nữa. Để cho vay ở lĩnh vực này có hiệu quả, ngân
hàng nên nhờ chuyên gia theo dõi, hướng dẫn và giám sát tình hình chăn nuôi và
có biện pháp khắc phục khi có dịch bệnh hoặc chăn nuôi không đúng kỹ thuật
một cách kịp thời.
Cho vay mua máy nông nghiệp:
Qua số liệu trong bảng trên ta thấy doanh số cho vay phục vụ máy nông
nghiệp giảm xuống qua 3 năm, thể hiện trong năm 2004 doanh số cho vay lĩnh
vực này là 40.337 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,84% trong tổng doanh số cho
vay trung và dài hạn. Sang hai năm kế tiếp doanh số cho vay này giảm xuống và
thấp nhất là năm 2006 với doanh số cho vay phục vụ máy nông nghiệp là 35.742
triệu đồng, giảm 10,10% so với năm 2005. Tuy doanh số cho vay qua các năm có
giảm xuống nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn từ 50 đến hơn 70% trong tổng
doanh số cho vay trung và dài hạn. Vì nhu cầu tiêu dung chủ yếu của nông dân
trong sản xuất nông nghiệp là mua máy để giảm bớt lao động chân tay, tiết kiệm
chi phí, nâng cao năng suất thu hoạch nhờ vào tiến bộ kỹ thuật của sản xuất.
Càng ngày người dân càng hiểu biết hơn về việc sử dụng và bảo quản máy được
-45-
lâu hơn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay lĩnh vực này giảm
xuống.
Cho vay TTCN - dịch vụ:
Đầu tư tiểu thủ công nghiệp với các ngành sản xuất chủ yếu như cơ khí, sản
xuất đồ nhựa, xay xát, chế biến lương thực - thực phẩm, nước chấm,…Toàn
huyện có khoảng hơn 1.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Trước đây hình
thức cho vay TTCN - dịch vụ chỉ có ngắn hạn. Sang năm 2004, được sự chỉ đạo
của cấp trên cũng là để đáp ứng nhu cầu của người dân, Chi nhánh NHNo &
PTNT huyện Bình Minh đã cho vay trung hạn đối với các loại hình kinh tế này.
Mặc dù mới được áp dụng chiếm tỷ trọng còn nhỏ nhưng nhìn chung qua 3 năm
doanh số cho vay trong lĩnh vực này đều tăng. Đáng quan tâm là năm 2005,
doanh số cho vay là 9.355 triệu đồng, tăng với tốc độ 378,76% so với năm 2004.
Sở dĩ có sự tăng cao như vậy là vì trong năm 2005 ngân hàng đã quyết định cho
vay để mua bốn chiếc xà lan, từ đó đã làm doanh số cho vay tăng lên đáng kể.
Đến năm 2006 doanh số cho vay TTCN - dịch vụ là 9.873 triệu đồng, đạt tốc độ
tăng trưởng 5,54%. Nguyên nhân tăng là do hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ
phát triển hoạt động khá ổn định, nổi bật nhất là dịch vụ cầm đồ đang trên đà
phát triển và đi đến ổn định.
Cho vay kéo điện:
Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu điện khí hoá nông thôn, nâng cao đời sống
tinh thần bà con nông dân vùng sâu, vùng xa và do nhu cầu của người dân nên
ngân hàng đã cho vay để kéo điện. Năm 2004 cho vay 50 triệu đồng và đến năm
2005 còn 7 triệu đồng, giảm 43 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 86,00% so với
năm 2004. Do đã đáp ứng được nhu cầu về điện nên đến năm 2006 không phát
sinh khoản cho vay này nữa.
Cho vay khác:
Bao gồm cho vay tiêu dùng, mua sắm, cho vay xuất khẩu lao động…Hình
thức cho vay này cũng tương đối mới. Mặc dù vậy nó có chiều hướng tăng đều
qua 3 năm, năm 2004 doanh số cho vay là 1.556 triệu đồng, chiếm 2,73% trong
tổng doanh số cho vay trung và dài hạn, sang năm 2005 đạt 2.658, tăng 70,82%
so với năm 2004 và thấp hơn năm 2006. Trong 3 năm qua ngân hàng cho vay
-46-
xuất khẩu lao động qua Malaysia, Nhật Bản, Indonesia,… Do ngân hàng luôn có
chính sách về lãi suất ở mức cạnh tranh nên thu hút được nhiều người vay.
Với những kết quả cho vay trên cho thấy Chi nhánh NHNo & PTNT huyện
Bình Minh đã góp phần đáng kể trong lĩnh vực cho vay phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định và nâng cao mức
sống nhân dân trong huyện.
4.2.1.2. Doanh số thu nợ:
a) Cơ cấu doanh số thu nợ:
Bảng 9. TỔNG DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Ngắn hạn 235.891 77,72 306.152 79,64 304.696 80,13 70.261 29,79 -1.456 -0,48
2. Trung - dài hạn 67.634 22,28 78.245 20,36 75.542 19,87 10.611 15,69 -2.703 -3,45
Tổng cộng 303.525 100,00 384.397 100,00 380.238 100,00 80.872 26,64 -4.159 -1,08
Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng trên ta cũng có thể thấy được phần nào tình hình cho vay của ngân
hàng. Đó là việc tập trung cho vay chủ yếu vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu vốn
ngắn hạn hộ sản xuất. Điều đó cũng kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ
trọng cao 77,72% trong tổng doanh số thu nợ vào năm 2004. Còn doanh số thu
nợ trung - dài hạn chỉ đạt 67.634 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 22,28% tổng doanh
số thu nợ. Năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn là 306.152 triệu đồng tăng với
tốc độ 29,79% so với năm 2004, còn doanh số thu nợ trung – dài hạn là 78.245
triệu đồng chiếm tỉ trọng thấp hơn 20,36% nhưng cũng tăng 15,69% so với năm
2004. Đến 2006 thì doanh số thu nợ ngắn hạn có phần giảm 0,48% về tỷ lệ, về
doanh số thu nợ trung – dài hạn là 75.542 triệu đồng giảm 3,45% so với năm
2005. Tóm lại, tình hình thu nợ của ngân hàng là khả quan, mặc dù doanh số thu
nợ trung – dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu doanh số thu nợ nhưng đó là do
doanh số cho vay trung – dài hạn cũng chiếm phần nhỏ. Tuy vậy cần tùy theo
từng thời kỳ và từng điều kiện mà có biện pháp để phục vụ công tác thu nợ đạt
hiệu quả hơn.
b) Doanh số thu nợ ngắn hạn:
-47-
Một trong những mục tiêu của ngân hàng là làm cho đồng vốn tín dụng được
bảo toàn và bảo đảm thu được lãi sinh ra từ vốn cho vay. Doanh số thu nợ phản
ánh được hiệu quả đồng vốn tín dụng. Doanh số thu nợ càng cao thì hiệu quả tín
dụng càng cao, khi đó ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò và mục tiêu của mình.
Bảng 10. DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
ĐỐI TƯỢNG Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Trồng trọt 3.362 1,43 3.056 1,00 1.557 0,51 -306 -9,10 -1.499 -49,05
2. Chăn nuôi 7.015 2,97 7.624 2,49 7.559 2,48 609 8,68 -65 -0,85
3. Kinh tế tổng hợp 152.253 64,54 173.627 56,71 167.170 54,86 21.374 14,04 -6.457 -3,72
4. Sửa chữa máy NN 2.673 1,13 2.537 0,83 2.534 0,83 -136 -5,09 -3 -0,12
5.TTCN - dịch vụ 70.327 29,81 119.308 38,97 125.876 41,31 48.981 69,65 6.568 5,51
6. Khác 261 0,11 - 0,00 - 0,00 -261 -100,00 - -
Tổng cộng 235.891 100,00 306.152 100,00 304.696 100,00 70.261 29,79 -1.456 -0,48
Nguồn: phòng kế toán
Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm có tăng giảm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Cụ thể là: Năm 2004 doanh
số thu nợ đạt 235.891 triệu đồng, trong đó chủ yếu là thu từ cho vay KTTH là
152.253 triệu đồng, chiếm 64,54% và tăng 15,69% sang năm 2005. Nguyên nhân
là do NHNo & PTNT Bình Minh cho đối tượng này vay với mục đích phục vụ
cho nông nghiệp, mang tính chất thời vụ cao nhưng tận dụng lợi thế của mô hình
này nên người dân thu được kết quả khả quan. Từ đó góp phần làm cho doanh số
thu nợ của lĩnh vực này cũng tăng theo.
TTCN - dịch vụ trong năm 2004 là 70.327 triệu đồng, chiếm 29,81%, thu nợ
TTCN - dịch vụ cũng tăng lên rất cao 119.308 triệu đồng trong năm 2005, tăng
hơn 69,65% so với năm trước. Điều này là do người dân làm ăn ngày càng đạt
kết quả cao cũng như công tác thu hồi nợ vay của ngân hàng ngay một hiệu quả
hơn.
Cũng trong năm 2004, chăn nuôi là 7.015 triệu đồng, chiếm 2,97%, nhưng
sang năm 2005 tăng 8,68%. Trong những năm gần đây do được sự quan tâm của
các cấp đầu tư cho chăn nuôi heo, trâu, bò, dê và được tư vấn về kỹ thuật chăn
nuôi nên đã bước đầu mang lại hiệu quả.
Về thu nợ trồng trọt trong năm 2005 là 3.056 triệu đồng, giảm 306 triệu đồng
tức giảm 9,10%. Doanh số thu nợ giảm là do từ khi ngân hàng chuyển sang cho
-48-
vay mô hình kinh tế hợp tác, đây là một sự chuyển dịch đúng hướng nhằm tận
dụng lợi thế trên địa bàn như hệ thống sông rạch cung cấp nguồn nước ngọt, địa
hình tương đối bằng phẳng…, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Thêm vào
đó là chịu ảnh hưởng bởi thời tiết không mấy thuận lợi, giá cả bấp bênh nên
người dân đã chuyển sang mô hình KTTH.
Về thu nợ sửa chữa máy nông nghiệp và doanh số thu nợ khác tuy có giảm
nhưng không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác thu nợ vì nó chiếm tỷ trọng
tương đối nhỏ.
Đến năm 2006, doanh số thu nợ bị giảm xuống còn 304.696 triệu đồng, giảm
1.456 triệu đồng, tương đương giảm 0,48%. Điều này chưa thể nói lên là do công
tác thu nợ không tốt, ta thấy rằng các đối tượng của doanh số thu nợ ngắn hạn
trong năm 2006 đều có phần giảm xuống, đặc biệt là trồng trọt và chỉ trừ TTCN -
dịch vụ là tăng them 5,51%. Nguyên nhân giảm là do sâu bệnh phá hoại mùa
màng ảnh hưởng không tốt đến năng suất, ngoài ra do dịch cúm gia cầm bùng
phát trở lại làm thiệt hại lớn đến hiệu quả kinh tế của người dân. Thêm vào đó
trong năm giá cả thị trường của các mặt hàng lúa gạo, hoa màu cũng như các loại
trái cây có sự biến động. Tuy vậy cũng cần phải chú ý hơn khi cho vay, cần xem
xét kỹ phương án xem có khả thi hay không để hạn chế dẫn đến rủi ro không thu
hồi được nợ.
c) Doanh số thu nợ trung – dài hạn:
Bảng 11. DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
ĐỐI TƯỢNG Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Cải tạo vườn 390 0,58 1.019 1,30 949 1,26 629 161,28 -70 -6,87
2. XD - sửa chữa nhà 12.386 18,31 15.504 19,81 11.759 15,57 3.118 25,17 -3.745 -24,16
3. Chăn nuôi 1.416 2,09 6.980 8,92 10.101 13,37 5.564 392,94 3.121 44,71
4. Máy nông nghiệp 50.938 75,31 48.354 61,80 41.264 54,62 -2.584 -5,07 -7.090 -14,66
5. TTCN - dịch vụ - 0,00 3.742 4,78 8.622 11,41 3.742 - 4.880 130,41
6. Điện 927 1,37 201 0,26 203 0,27 -726 -78,32 2 1,00
7. Khác 1.577 2,33 2.445 3,12 2.644 3,50 868 55,04 199 8,14
Tổng cộng 67.634 100,00 78.245 100,00 75.542 100,00 10.611 15,69 -2.703 -3,45
Nguồn: phòng kế toán
Doanh số thu nợ trung và dài hạn không ổn định, có sự tăng giảm qua 3 năm.
Trong đó năm 2005 có doanh số thu nợ lớn nhất đạt 78.245 triệu đồng, tốc độ
-49-
tăng 15,69%, do đa số các khoản mục trong năm đều tăng. Qua năm 2006 lại
giảm xuống là 75.542 triệu đồng tức là giảm 3,45% so với năm 2005.
Thu nợ máy nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn xấp xỉ 50% trong tổng doanh số
thu nợ trung-dài hạn, nguyên nhân là do doanh số cho vay của đối tượng này
cũng chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay trung – dài hạn. Mặc dù vậy,
doanh số thu nợ máy nông nghiệp lại giảm qua 3 năm và xuống thấp nhất là
41.264 triệu đồng trong năm 2006, tương đương tỷ lệ giảm 14,66% so với năm
2005. Đây là khoản cho vay trung hạn, với hình thức trả nợ nhiều lần, khách
hàng trả nợ dần và không vay lại nữa nên doanh số thu nợ lĩnh vực này có xu
hướng giảm xuống qua 3 năm.
Thu nợ cho vay xây dựng - sửa chữa nhà tăng trong năm 2005 nhưng giảm
trong năm 2006. Năm 2005 doanh số thu nợ lĩnh vực này là 12.386 triệu đồng,
đạt tốc độ tăng trưởng là 25,17%. Nguyên nhân là nhờ vào việc đền bù đất của
Nhà nước cho những hộ nằm trong khu quy hoạch Mỹ Hoà nên họ có tiền để trả
nợ ngân hàng, và vì vậy mà doanh số thu nợ tăng lên. Nhưng đến năm 2006 thì
doanh số thu nợ đạt 11.759 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 24,16% so với năm
2005. Một phần là do nợ đã thu hồi được trong năm 2005 và một phần là do cho
vay lĩnh vực này là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và theo chỉ đạo
của Nhà nước chứ không trực tiếp sinh lợi cho nên doanh số thu nợ không cao.
Mặt khác, doanh số thu nợ còn tùy thuộc vào doanh số cho vay, ta thây rằng
doanh số cho vay xây dựng – sửa chữa nhà trong năm 2006 tăng nhưng đây là
khoản cho vay dài hạn nên chưa thể thu hồi ngay trong năm đó. Doanh số thu nợ
lĩnh vực này năm 2006 là thu được từ những khoản cho vay của những năm trước
(năm 2004), khi đó doanh số cho vay của nó rất thấp 6.345 triệu đồng. Đây cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ xây dựng – sửa chữa
nhà năm 2006 thấp.
Doanh số thu nợ trong cho vay TTCN - dịch vụ tăng dần qua các năm, năm
2004 không có doanh số thu nợ vì hình thức cho vay trung hạn TTCN - dịch vụ
mới được áp dụng từ năm 2004. Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 3.742 triệu đồng
và sang năm tiếp theo doanh số thu nợ của nó tăng mạnh với tốc độ 130,41%.
Nguyên nhân là dù mới được áp dụng nhưng đã đem lại kết quả khả quan, cần
-50-
duy trì và phát huy hơn nữa công tác thu nợ để đạt hiệu quả góp phần làm tăng
doanh số thu nợ trung – dài hạn.
Trong năm 2005 doanh số thu nợ các đối tượng như vườn, chăn nuôi, mua
sắm, tiêu dung… đều tăng hơn so với năm 2004. Trước đây người dân đã cải tạo
vườn, xoá bỏ vườn tạp thay vào đó là những cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là
bưởi năm roi đang được các khách hàng trong và ngoài nước quan tâm biết đến,
tạo thu nhập cho người dân, làm cho doanh số thu nợ cho vay cải tạo vườn tăng
đáng kể, tăng 161,28% so với năm 2004 và doanh số thu nợ ngành chăn nuôi
cũng tăng không kém, tăng 392,94%. Trừ kéo điện là giảm xuống vì nhu cầu kéo
điện không nhằm mục đích kinh doanh nên hiệu quả thu hồi tương đối thấp.
Qua 2006, doanh số thu nợ của những đối tượng này như sau: vườn 949 triệu
đồng giảm 70 triệu đồng tương đương giảm 6,78%. Chăn nuôi là: 10.101 triệu
đồng tăng 3.121 triệu đồng tương đương 44,71% do chăn nuôi gia súc lâu năm
ngày càng phát triển và đạt hiệu quả nhờ kỹ thuật chăn nuôi cũng như thị trường
tiêu thụ rộng lớn. Doanh số thu nợ khác cũng tăng 8,14%.
4.2.1.3. Dư nợ:
a) Dư nợ ngắn hạn:
Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiểu quả và quy mô hoạt động
của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào
đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu
từ khách hàng.
Bảng 12. DƯ NỢ NGẮN HẠN
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 ĐỐI TƯỢNG Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Trồng trọt 301 0,22 426 0,27 279 0,16 125 41,53 -147 -34,51
2. Chăn nuôi 6.153 4,44 6.021 3,86 6.329 3,54 -132 -2,15 308 5,12
3. Kinh tế tổng hợp 107.402 77,57 117.532 75,33 139.014 77,66 10.130 9,43 21.482 18,28
4. Sửa chữa máy NN 1.702 1,23 1.569 1,01 1.413 0,79 -133 -7,81 -156 -9,94
5.TTCN - dịch vụ 22.905 16,54 30.475 19,53 31.965 17,86 7.570 33,05 1.490 4,89
6. Khác - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - - -
Tổng cộng 138.463 100,00 156.023 100,00 179.000 100,00 17.560 12,68 22.977 14,73
Nguồn: phòng kế toán
-51-
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì dư
nợ ngắn hạn cũng tăng đều qua 3 năm, trong đó cao nhất là năm 2006 đạt
179.000 triệu đồng tăng hơn so với năm 2005 về tốc độ là 14,73%. Dư nợ cao có
thể là do công tác mở rộng tín dụng tốt nhưng cũng có thể do công tác thu nợ
không tốt làm cho khoản tín dụng tồn đọng, nợ quá hạn cao. Để thấy rõ hơn về
tình hình dư nợ, ta đi vào xem xét từng khoản mục.
Dư nợ trong lĩnh vực KTTH chiếm tỷ trọng cao 77,57% trong tổng dư nợ ngắn
hạn vào năm 2004. Đến năm 2005 dư nợ là 117.532 triệu đồng tăng so với năm
2004 hay tương ứng với tốc độ tăng là 9,43%. Ta thấy rằng dư nợ tăng cao nhưng
doanh số thu nợ cũng tăng cao, điều này cho thấy đầu tư cho mô hình KTTH
ngày đẩy mạnh. Đến năm 2006 dư nợ tăng cao, đạt 139.014 triệu đồng, tăng
18,28% so với năm 2005 về tốc đô tăng. Trong khi doanh số cho vay lĩnh vực
này tăng lên còn doanh số thu nợ lại giảm xuống, nguyên nhân là do bị ảnh
hưởng bởi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, giá cả thị trường nông sản biến
động theo chiều hướng bất lợi nên ngân hàng đã gia hạn nợ cho hộ sản xuất, vì
vậy mà ngân hàng thu nợ không cao làm dư nợ tăng.
Về TTCN - dịch vụ thì dư nợ cũng tăng qua các năm, mặt khác công tác thu
nợ của ngân hàng trong cho vay dịch vụ những năm qua là khá tốt. Điều này
phần nào khẳng định rằng dư nợ tăng qua từng năm là do việc mở rộng tín dụng
của ngân hàng trong cho vay dịch vụ trong những năm qua là hiệu quả. Cụ thể
trong năm 2004, dư nợ cho vay TTCN - dịch vụ chiếm 16,54% trong tổng dư nợ
ngắn hạn, sang năm 2005 con số này là 30.475 triệu đồng tăng hơn so với năm
2004 là 33,05%. Năm 2006, dư nợ là 31.965 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là
4,89%.
Về chăn nuôi trong năm 2005 là 6.021 triệu đồng, giảm 2,15% so với năm
2004. Năm 2006 con số này tăng trở lại 5,12% so với năm trước. Mặc dù doanh
số cho vay chăn nuôi có cao hơn nhưng dư nợ lại cũng tăng trong khi doanh số
thu nợ lại giảm xuống. Sở dĩ là do chăn nuôi trong năm gặp phải dịch bệnh tấn
công ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của người dân dẫn đến ảnh hưởng công
tác thu nợ của ngân hàng.
-52-
Về trồng trọt và sửa chữa may nông nghiệp thì dư nợ có sự biến động tăng
giảm qua các năm. Mặc dù vậy nhưng dư nợ cho vay các đối tượng này chiếm
một phần rất nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn và sự tăng giảm của dư nợ các đối
tượng này là không đáng kể.
c) Dư nợ trung và dài hạn:
Bảng 13. DƯ NỢ TRUNG – DÀI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 ĐỐI TƯỢNG Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Cải tạo vườn 1.461 1,45 1.134 1,18 858 0,93 -327 -22,38 -276 -24,34
2. XD - sửa chữa nhà 22.873 22,74 20.048 20,88 21.300 23,19 -2.825 -12,35 1.252 6,25
3. Chăn nuôi 7.621 7,58 9.193 9,57 8.362 9,10 1.572 20,63 -831 -9,04
4. Máy nông nghiệp 62.102 61,75 53.506 55,72 47.984 52,24 -8.596 -13,84 -5.522 -10,32
5. TTCN - dịch vụ 1.954 1,94 7.567 7,88 8.818 9,60 5.613 287,26 1.251 16,53
6. Điện 409 0,41 215 0,22 12 0,01 -194 -47,43 -203 -94,42
7. Khác 4.153 4,13 4.366 4,55 4.515 4,92 213 5,13 149 3,41
Tổng cộng 100.573 100,00 96.029 100,00 91.849 100,00 -4.544 -4,52 -4.180 -4,35
Nguồn: phòng kế toán
Dư nợ trung – dài hạn liên tục giảm qua 3 năm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng dư nợ trung – dài hạn là đối tượng máy nông nghiệp. Cụ thể là trong năm
2004, dư nợ máy nông nghiệp là 62.102 triệu đồng, chiếm 61,75% tổng dư nợ
trung – dài hạn, sang năm 2005 dư nợ đối tượng này giảm với tỷ lệ 13,84%. Đến
năm 2006 dư nợ của nó tiếp tục giảm xuống tương ứng tỷ lệ giảm là 10,32%. Dư
nợ giảm là do doanh số cho vay máy nông nghiệp giảm, đồng thời doanh số thu
nợ cũng giảm xuống, vì vậy cần quan tâm đến công tác thu nợ hơn nữa để nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mở rộng cho vay đồng thời nâng cao doanh số
thu nợ.
Dư nợ TTCN - dịch vụ: trong năm 2004 dư nợ này là 1.954 triệu đồng nhưng
đến năm 2005 dư nợ đã lên đến 7.565 triệu đồng, tức tăng 287,26%. Nguyên
nhân là do doanh số cho vay tăng rất mạnh trong hai năm này, tuy nhiên doanh
số thu nợ cũng không giảm sút mà tăng cao trong cùng kỳ năm 2005. Năm 2006
dư nợ tiếp tục tăng, đạt 8.818 triệu đồng, tăng 1.251 triệu đồng tức tốc độ tăng là
16,53%
Xây dựng - sửa chữa nhà: Trong năm 2004 dư nợ là 22.873 triệu đồng nhưng
sang năm 2005 còn 20.048 triệu đồng tức giảm 12,35%. Trong năm ngân hàng đã
-53-
đầu tư vào nhiều dự án xây dựng địa phương làm cho doanh số cho vay tăng cao
nhưng dư nợ thì lại giảm xuống, điều này nói lên công tác thu nợ đối với xây
dựng, sửa chữa nhà trong năm là rất tốt. Đến năm 2006 dư nợ lĩnh vực này lại
tăng 21.300 triệu đồng, tương ứng tăng 6,25%, dư nợ này có phần tăng là do
ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng.
Dư nợ đối tượng vườn, qua các năm dư nợ lĩnh vực này cũng giảm đáng kể.
Năm 2005 là 1.134 triệu đồng, giảm 22,38% về tỷ lệ so với năm 2004. Đến năm
2006 dư nợ cho vay đối tượng vườn là 858 triệu đồng, giảm 24,34% so với năm
trước đó. Về chăn nuôi tuy dư nợ có tăng có giảm, mặc dù doanh số cho vay qua
các năm có tăng nhưng công tác thu nợ đối tượng này của ngân hàng khá tốt.
Trong năm 2006 dư nợ là 8.362 triệu đồng, giảm 9,04% so với năm 2005, trong
khi đó doanh số cho vay tăng 8,40% và doanh số thu nợ tăng đến 44,71%. Ngoài
ra, đối với điện cũng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2005 là 215 triệu đồng, giảm
47,43% và năm 2006 là 12 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 94,42% so với
năm 2005. Điều này là do ngân hàng ngày càng thu hẹp đầu tư tín dụng vào đối
tượng điện.
Nhìn chung trong những năm qua dư nợ của ngân hàng đã phản ánh đúng tình
hình tín dụng cả về mục tiêu tín dụng lẫn chất lượng tín dụng.
-54-
4.2.2. Phân tích tình hình cho vay theo địa bàn:
Bảng 14. DOANH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh.pdf