Luận văn Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Long Châu tỉnh Vĩnh Long

MỤCLỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1Sựcần thiếtcủa đề tài . 1

1.2Mục tiêu nghiêncứu . 2

1.2.1Mục tiêu chung . 2

1.2.2Mục tiêucụ thể . 2

1.3 Phạm vi nghiêncứu . 3

1.3.1 Không gian nghiêncứu . 3

1.3.2 Thời gian nghiêncứu . 3

1.3.3 Đốitượng nghiêncứu . 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU .4

2.1 Phơng pháp luận . 4

2.1.1 Khái niệm tíndụng . 4

2.1.2Mộtsố quy định chung trong hoạt động tíndụng . 4

2.1.2.1 Đốitợng khách hàng vay . 4

2.1.2.2 Nguyêntắc và điều kiện vayvốn . 5

2.1.2.3 Phơng thức cho vay. 6

2.1.2.4Căncứ xác địnhmức tiền cho vay . 7

2.1.2.5 Quy địnhvề trảnợgốc và lãi vay . 7

2.1.2.6 Quyền và nghĩavụcủa ngời vay và ngời cho vay . 8

2.1.3Mộtsốvấn đềvề tíndụnghộ nông dân . 10

2.1.3.1Hộ nông dân. 10

2.1.3.2 Hoạt động tíndụnghộ nông dân. 11

2.1.4 Các chủ trơng, chính sáchvề tíndụnghộ nông dân . 13

2.2 Khung lý thuyết . 16

2.3 Câuhỏi nghiêncứu . 17

2.4 Phơng pháp nghiêncứu . 18

2.4.1 Phương pháp chọn vùng nghiêncứu . 18

2.4.2 Phương pháp thu thậpsố liệu . 18

2.4.3 Phương pháp phân tíchsố liệu . 18

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHO VAYHỘ NÔNG DÂN . 20

3.1 Giới thiệuvề chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Long Châu. 20

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển . 20

3.1.2 Vai tròcủa chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Long Châu đốivớisự phát triển kinhtế . 21

3.1.3Cơcấutổ chức . 23

3.1.4 Thuậnlợi và khó khăn. 25

3.2 Khái quát quá trình hoạt động qua 3năm 2004 – 2006. 27

3.2.1 Doanh thu . 29

3.2.2 Chi phí . 30

3.2.3Lợi nhuận. 31

3.3 Phân tích quy trình cho vay đốivớihộ nông dân . 32

3.3.1Sơ đồ quy trình cho vay đốivớihộ nông dân . 32

3.3.2 Quy trình cho vay đốivớihộ nông dân . 33

3.3.3 Phân tíchsơ đồ quy trình cho vay . 45

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VAYVỐNCỦAHỘ NÔNG DÂN . 50

4.1 Khái quát điều kiện kinhtế - xãhộitại thị xãVĩnh Long . 50

4.2 Phân tích tình hình vayvốncủahộ nông dân . 51

4.2.1 Tình hình chung . 51

4.2.2 Tình hình vayvốncủahộ nông dân qua 3năm 2004 – 2006 . 54

4.2.2.1 Doanhsố cho vay . 54

4.2.2.2 Doanhsố thunợ . 57

4.2.2.3Dưnợ. 60

4.2.2.4 Tình hìnhnợ quáhạn . 63

CHƯƠNG 5: CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TÍNDỤNGHỘ NÔNG

DÂN . 65

5.1Mộtsốhạn chế trong công tác tíndụngcủa ngân hàng. 65

5.2 Những giải phápcụ thể nhằmmởrộng và nâng cao hiệu quả đầutư tíndụng

ngân hàng đốivớihộ nông dân . 67

5.2.1 Những giải phápcụ thểtại chi nhánh NHNo&PTNT Long Châu . 67

5.2.1.1Tăngcườngvốn huy động để đáp ứng nguồnvốn cho vay . 67

5.2.1.2Cạnh tranhvới các Ngân hàng đối thủ . 68

5.2.1.3Tăngtỷlệ đầutưvốn trunghạn và dàihạn . 69

5.2.1.4 Không nên xem tàisản đảmbảo làcăncứ có tính quyết định khi cho vay . 70

5.2.1.5 Giảmtỷlệnợ quáhạn, xử lý thuhồinợ . 70

5.2.1.6 Nâng cao chấtlợng đội ngũ nhân viên. 71

5.2.1.7 Các biện pháp khác . 72

5.2.2 Những biện pháphỗ trợcủa Nhànớc . 73

5.2.2.1 Đầutư phát triển công nghiệp chế biến . 73

5.2.2.2 Chính sách giácả . 73

5.2.2.3 Làmtốt công tác thủylợi, đê bao ngănlũ . 73

5.2.2.4 Những biện pháp khác. 73

CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 75

6.1Kết luận . 75

6.2 Kiến nghị . 77

6.2.1 Đốivới Chi nhánh NHNo&PTNT Long Châu. 77

6.2.2 Đốivới ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôntỉnhVĩnh Long . 78

6.2.3 Đốivới chính quyền địa phơng . 78

- Tài liệu tham khảo

- Phụlục

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Long Châu tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i về tài sản (chi khấu hao tài sản cố định, bảo 31 dưỡng, sửa chữa, mua sắm công cụ lao động) 435 triệu, chi phí dự phòng và bảo hiểm 41 triệu và những khoản chi khác còn lại là 40 triệu. Năm 2005 hoạt động của ngân hàng dần đi vào ổn định và lợi nhuận bắt đầu tăng. Tổng chi phí của năm 2005 là 7.180 triệu, tăng 3.788 triệu so với năm 2004. Trong đó chi trả lãi tiền gởi là 4.771 triệu chiếm 67%, chi cho dịch vụ là 75 triệu chiếm 1,1% và chi cho các hoạt động khác là 2.279 triệu chiếm 31.9%. Ta thấy khoản chi trả lãi và chi khác luôn chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân chủ yếu là chi nhánh ngân hàng Long Châu đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong việc huy động nguồn vốn bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền quảng cáo, cải tiến phong cách giao dịch, thực hiện vận động và thu tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán tại nơi….nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Năm 2006 tổng chi phí lại tiếp tục tăng, tăng 3.234 triệu so với năm 2005, trong đó tăng chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gởi tăng 2.525 triệu, chi dịch vụ giảm còn 54 triệu và chi phí cho hoạt động khác tăng 786 triệu. Mặc dù tổng chi phí có chiều hướng gia tăng nhưng so với doanh thu thu được thì ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận đáng kể. 3.2.3 Lợi nhuận Năm 2004 chi nhánh ngân hàng Long Châu lỗ 968 triệu, một kết quả mà bất kỳ ngân hàng nào cũng không mong muốn. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do ngân hàng vừa mới thành lập, các khoản chi phí phải đầu tư như trang bị máy móc, thiết bị, mua sắm công cụ lao động, xây dựng nâng cấp nhà làm việc… làm cho chi phí trong năm đầu cao dẫn đến lỗ là điều tất yếu. Trong những năm sau này toàn thể Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên chi nhánh ngân hàng Long Châu đã không ngừng nổ lực, phấn đấu đã đưa ngân hàng đi vào hoạt động một cách thuận lợi, đã bắt kịp với sự phát triển của thị trường. Với sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong cách phục vụ cùng với những chương trình quảng cáo, khuyến mãi… ngân hàng đã tạo được lòng tin của khách hàng, khách hàng đến giao dịch ngày càng đông, tổng số vốn huy động và số dư nợ tăng nhanh. Từ những nổ lực trên, năm 2005 lợi nhuận của ngân hàng là 55 triệu và đến năm 2006 đạt 1.415 triệu, tăng 25,7 lần. Có thể nói, so các chi nhánh khác thì lợi nhuận của ngân hàng trong 3 năm qua là rất thấp, tuy 32 nhiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, một ngân hàng khi mới thành lập được lỗ trong 3 năm đầu. Do đó, đây cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng mà chính từ những nổ lực đó đã chứng tỏ vị trí của ngân hàng ngày càng vững chắc hơn và cần phải được phát huy hơn nữa. 3.3 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN 3.3.1 Sơ đồ quy trình cho vay đối với hộ nông dân Hiện nay mở rộng tín dụng thị trường nông thôn đang là hướng ưu tiên và là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành ngân hàng đặc biệt là đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN. Phần lớn hộ nông dân có nhu cầu vay vốn thường xuyên, chủ yếu là vay từng lần, tuy nhiên ngân hàng thường cung cấp vốn cho hộ nông dân với thời gian ngắn hạn. Việc làm trên vừa giúp cho nông dân kịp thời có nguồn vốn để xoay sở, giảm bớt lãi suất và cũng giúp cho ngân hàng có thể xoay vòng vốn nhanh chóng. Thủ tục cho vay đối với hộ nông dân đã ngày càng đơn giản hơn rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân có thể tiếp xúc với ngân hàng, tạo tâm lý thoải mái cho bà con khi đến ngân hàng xin vay. Quy trình nghiệp vụ cho vay được ngân hàng thực hiện như sau: Hình 3: Sơ đồ cho vay trực tiếp hộ nông dân Hộ nông dân Phòng Kế toán và Ngân quỹ Giám đốc Phòng Tín dụng (2) (1) (3) (4) (5) (6) 33 Chú thích: (1): Hộ nông dân khi có nhu cầu vay vốn liên hệ cán bộ tín dụng trực thuộc địa bàn quản lý của họ. (2): Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn và có ý kiến về việc cho vay hay không cho vay (3): Sau khi thẩm định, nhận thấy đủ điều kiện vay, cán bộ tín dụng lập thủ tục hồ sơ cho vay trình trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng tín dụng xem xét nếu thấy đủ diều kiện thì ký trình giám đốc duyệt . (4): Giám đốc sau khi xem xét hồ sơ của phòng tín dụng trình lên và xem xét. Nếu quyết định cho vay thì ký duyệt sau đó giao lại cho phòng tín dụng. Trường hợp Giám đốc không đồng ý cho vay thì trả hồ sơ cho phòng tín dụng và phải gởi thư thông báo từ chối cho vay đến khách hàng, thư từ chối cho vay phải bằng văn bản. (5): Khi Giám đốc đã ký duyệt cho vay, phòng tín dụng chuyển hồ sơ qua phòng kế toán. (6): Phòng kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ sau đó hạch tóan và tiến hành giải ngân . 3.3.2 Quy trình cho vay đối với hộ nông dân Dưới đây sẽ là những bước hướng dẫn cách thức vay vốn cụ thể tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long Châu. Nó phản ảnh toàn bộ quy trình của một món vay từ lúc khách hàng bắt đầu tiếp xúc với cán bộ tín dụng cho tới khi khoản nợ được ngân hàng thu hồi trở lại. Ở đây chúng ta sẽ xét cụ thể cho đối tượng vay là hộ nông dân. Bước 1: Hướng dẫn hộ nông dân về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn. Khi hộ nông dân có nhu cầu vay vốn thì lập phương án (dự án), đến ngân hàng đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng trao đổi trực tiếp về nhu cầu vay của khách hàng, hướng dẫn cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn của ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành. Hồ sơ vay vốn do hộ nông dân tự lập, cán bộ tín dụng chỉ giải thích, hướng dẫn. 34 * Hồ sơ vay vốn gồm có: - Giấy đề nghị vay vốn - Dự án, phương án sản xuất - Báo cáo thẩm định * Hồ sơ bảo đảm tiền vay: - Hợp đồng thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh tài sản (theo mẫu của ngân hàng) và các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở). - Biên bản thỏa thuận định giá giữa ngân hàng và khách hàng. - Giấy thoả thuận giao dịch tài sản chung của hộ ( nếu là tài sản chung của hộ và phải có chứng thực của chính quyền địa phương ). - Đăng ký giao dịch đảm bảo. Đồng thời cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng nộp các loại giấy tờ sau: - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy chứng minh nhân dân). - Sổ hộ khẩu - Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng đối với tài sản thế chấp, bảo lãnh, cầm cố như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Sau khi phổ biến đầy đủ các hồ sơ nói trên, nếu khách hàng chưa cung cấp đầy đủ các điều kiện và thông tin cần thiết thì cán bộ tín dụng yêu cầu hộ vay vốn bổ sung. Trường hợp khách hàng không thể cung cấp đầy đủ những điều kiện bắt buộc phải có thì cán bộ tín dụng có thể từ chối cho vay một cách hợp pháp vì khách hàng đã không đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng. Trường hợp khách hàng có thể bổ sung đầy đủ những điều kiện bắt buộc phải có thì cán bộ tín dụng chính thức tiến hành việc thẩm định cho vay theo các bước tiếp theo. Bước 2: Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về hộ nông dân và phương án vay vốn. Khi cán bộ tín dụng đã tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng, cùng với những điều kiện bắt buộc khách hàng phải đáp ứng cho ngân hàng thì cán bộ tín dụng cần phải đi thực tế tại gia đình, nơi sản xuất kinh doanh của hộ nông dân để 35 tìm hiểu và thu thập thông tin. Từ đó mới đi đến quyết định có đồng ý cho vay hay không cho vay. Những thông tin cần thu thập về: - Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay - Mục đích vay vốn của khách hàng - Tính khả thi của phương án (dự án) - Năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất của khách hàng - Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay - Mức độ uy tín của khách hàng Những nguồn thông tin quan trọng trên cần phải điều tra bằng cách: - Phỏng vấn trực tiếp người vay - Tìm hiểu từ các ngân hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng với khách hàng trước đây - Điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay và thông tin từ chính quyền địa phương và những người sống gần đó - Những thông tin do khách hàng cung cấp từ hồ sơ vay vốn trước đây Bước 3: Phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn. Sau khi tổng hợp những thông tin cần thiết cán bộ tín dụng tiến hành phân tích và thẩm định hồ sơ tín dụng. Tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ tín dụng và kết quả thẩm định hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ và ý thức chủ quan của cán bộ tín dụng. Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, cán bộ tín dụng cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa phải đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay. - Về điều kiện vay vốn: Sau khi cán bộ tín dụng nhận được giấy đề nghị vay vốn có kèm phương án (dự án) sản xuất và các giấy tờ khác có liên quan của hộ nông dân, cán bộ tín dụng cần: * Kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự (cư trú tại địa bàn huyện, thị xã trực thuộc nơi ngân hàng đóng trụ sở). Phải là chủ hộ hoặc người đại diện của chủ hộ (những người này phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự). 36 * Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh nghĩa là thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án sử dụng vốn của khách hàng về tính ổn định của nguồn cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm; tính khả thi và tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn. * Kiểm tra khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết (có vốn tự có, có nguồn thu để trả nợ, không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng). * Kiểm tra mục đích xin vay có hợp pháp không? Đối tượng xin vay có bị cấm hay không? - Về bộ hồ sơ cho vay: * Đối với “hồ sơ pháp lý” cán bộ tín dụng cần kiểm tra, xác minh những giấy tờ sau: - Chứng minh nhân dân của người xin vay - Sổ hộ khẩu - Giấy đề nghị vay vốn: phải do người vay viết, ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên - Trường hợp là hộ vay vốn phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng đi thẩm định và lập báo cáo thẩm định riêng. * Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản cán bộ tín dụng cần thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay là phải kiểm tra “hồ sơ bảo đảm tiền vay”. - Nếu hộ vay thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản bất động sản. Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì việc đầu tiên là xem xét các giấy tờ có liên quan đến tài sản có đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp không kế đến là kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm: xác định hình dáng, quy mô, số lượng, chủng loại, vị trí, tính chất kỹ thuật… của tài sản. Đặc biệt khi tài sản thế chấp là bất động sản cần lưu ý mối quan hệ giữa người đứng tên sở hữu tài sản và người đứng ra vay vốn. Vấn đề thỏa thuận với người vay về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất dựa vào giá thị trường nơi có đất là một vấn đề rất “nhạy cảm”. Hoặc là không đón hết được sự biến động trong tương lai, hoặc là có những động cơ không 37 trong sáng, lành mạnh đều ảnh hưởng trực tiếp và hậu quả không nhỏ đối với chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay. Vì thế đây là bước công việc cực kỳ quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn vốn vay. - Nếu hộ vay cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu của chính ngân hàng Nông nghiệp phát hành), cán bộ tín dụng phải phối hợp kế toán kiểm tra. + Tính hợp pháp của giấy tờ có giá + Số dư tiền gởi, tiền lãi + Thời gian còn lại + Đối chiếu chữ ký mẫu Thẩm định là một bước quan trọng để cán bộ tín dụng đi đến quyết định cho vay hay không cho vay và là căn cứ để bảo đảm chất lượng tín dụng và an toàn vốn vay. Vì thế cán bộ tín dụng cần phải thật thận trọng trong công tác của mình. Tuy nhiên có một điều không thể viết thành văn bản, nó chỉ được rút ra từ những bài học thực tiễn. Đó là “phẩm chất, tư cách người vay” giúp cán bộ tín dụng nhận biết có đủ điều kiện vay hay không. Và cũng không dễ gì nhận biết một cách dễ dàng phẩm chất, tư cách của hộ vay nếu không sâu sát, tỷ mỷ và trách nhiệm. Bước 4: Xét duyệt cho vay. Sau khi đã nghiên cứu, thẩm định tỷ mỷ và toàn diện về khách hàng và hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ lập Báo cáo kết quả thẩm định món vay với các nội dung: * Phần khách hàng: Họ và tên người vay, địa điểm sản xuất, hộ khẩu thường trú của người vay, số tiền vay, thời hạn xin vay, loại hình cho vay. * Phần thẩm định: Quy mô sản xuất, mục đích xin vay, điều kiện vay vốn (ghi rõ thỏa điều kiện hay không thỏa điều kiện), tài sản thể chấp (nêu rõ diện tích, địa điểm toạ lạc, đặc điểm của tài sản, giá trị thị trường của tài sản ). * Kết luận của cán bộ tín dụng về việc thẩm định: cán bộ tín dụng đi thẩm định sẽ nêu rõ có chấp thuận cho khách hàng vay hay không, nếu chấp thuận thì sẽ nêu rõ số tiền duyệt cho vay, thời hạn vay và lãi suất cho vay. 38 Báo cáo kết quả thẩm định món vay cùng với toàn bộ hồ sơ xin vay của khách hàng sẽ được trình lên Trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ sau đó ghi ý kiến vào Báo cáo kết quả thẩm định món vay có cho vay hay không cho vay rồi trình hồ sơ lên Giám đốc. Giám đốc căn cứ vào tờ trình về kết quả thẩm định và ý kiến đề xuất cụ thể của cán bộ tín dụng, Trưởng phòng tín dụng và hồ sơ vay vốn của khách hàng được quyền quyết định cho vay hay không cho vay. Nếu không cho vay phải ghi rõ lý do để thông báo bằng văn bản cho khách hàng; nếu quyết định cho vay thì gửi thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin vay vốn. Trước khi phát tiền vay, cán bộ tín dụng phải lưu giữ đầy đủ một bộ hồ sơ (hồ sơ gốc) trong suốt quá trình theo dõi thu nợ, gia hạn nợ hoặc xử lý rủi ro… cho đến khi hết nợ. * Một số vấn đề trong xét duyệt cho vay - Về mức tiền cho vay: được căn cứ vào các yếu tố + Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh + Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay hoặc bảo lãnh + Tổng nhu cầu xin vay + Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng + Nguồn vốn hiện có của ngân hàng Nông nghiệp Việc xác định đúng, cho vay đầy đủ, hợp lý số tiền cần vay sẽ giúp cho hộ vay vốn sử dụng có hiệu quả, độ an toàn vốn cao, ngược lại sẽ dẫn đến hậu quả xấu đối với ngân hàng và bản thân cán bộ tín dụng. Theo kinh nghiệm của một số cán bộ tín dụng: Nếu xác định dự án của hộ vay vốn cần 10 triệu, ngân hàng chỉ cho vay 5 triệu, người vay có thể sẽ phải vay bên ngoài với lãi suất cao hơn. Tất yếu khi có nguồn thu nhập hộ vay vốn phải tính toán để trả nợ khoản vay có lãi suất cao hơn trước và nợ ngân hàng sẽ trả sau. Ngược lại, xác định dự án của hộ vay vốn cần 5 triệu, ngân hàng cho vay 10 triệu dẫn đến số tiền vượt nhu cầu sẽ được dùng sai mục đích. Một khi đã sai mục đích thì tiềm ẩn rủi ro là rất lớn. 39 Do vậy, cán bộ tín dụng phải xác định chính xác vốn tự có, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và tổng nhu cầu vay vốn để tính toán đề xuất mức tiền cho vay. Thực tế cho thấy bản thân hộ vay vốn thường bộc lộ những thái cực khác nhau là: + Nếu một nhu cầu vay vượt quá số thực tế cần vay, phòng ngừa sự cắt giảm, quyết định một cách tuỳ tiện của cán bộ tín dụng hoặc nêu số vốn tự có vượt số thực để đảm bảo đạt tỷ lệ quy định của ngân hàng Nông nghiệp VN (10%, 20%). + Không kê khai đầy đủ, đúng số vốn tự có (thực chất là giảm thấp so với thực tế) để được vay số tiền lớn hơn. Ví dụ: Vốn tự có đạt 50% nhưng chỉ kê khai 20%. + Nâng cao giá trị tài sản đảm bảo tiền vay thiếu những căn cứ khoa học, thực tế để mong muốn được vay số tiền tương ứng tỷ lệ tối đa cho phép (70%, 80%). Theo chế độ quy định cách xác định mức tiền cho vay được quy định như sau: + Đối với tài sản cầm cố là chứng từ có giá Mức cho vay tối đa = Gốc + Lãi (của chứng từ có giá) – Lãi tiền vay phải trả trong thời hạn xin vay + Đối với tài sản thế chấp: Tối đa bằng 70% giá trị tài sản + Đối với tài sản cầm cố do ngân hàng giữ: Tối đa bằng 70% giá trị tài sản + Đối với tài sản cầm cố do khách hàng giữ, sử dụng hoặc bên thứ ba giữ: Tối đa bằng 50% giá trị tài sản + Đối với cho vay có bảm đảm bằng tài sản được hình thành từ vốn vay Điều đặc biệt quan tâm khi xác định và quyết định mức cho vay là phải khắc phục được những quyết định chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. Đó là việc vận dụng tỷ lệ tối đa (70%, 50% của giá trị tài sản …) để xác định mức cho vay, không căn cứ Mức cho vay tối đa = 70% tổng mức vốn đầu tư (nếu có tối thiểu 30% vốn tự có) = Tổng mức vốn đầu tư - Mức vốn tự có (nếu có vốn tự có và giá trị tài sản bảo đảm tối thiểu bằng 30%) = Tổng mức vốn đầu tư (nếu có giá trị tào sản bảo đảm tiền vay bằng các hình thức tối thiểu bằng 30%) 40 nhu cầu thực tế cần thiết của dự án, không tính đến những rủi ro nếu xảy ra trong tương lai (giá trị tài sản thế chấp giảm thấp do nhiều nguyên nhân). Tâm lý khách hàng và sự chủ quan của một bộ phận nhỏ cán bộ tín dụng là dùng phương pháp lấy giá trị tài sản thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh nhân với tỷ lệ tối đa cho phép để xác định mức xin vay/ cho vay. - Về lãi suất cho vay: được áp dụng theo quy định hiện hành do Tổng giám đốc NHNo&PTNT VN hoặc do Giám đốc chi nhánh (nếu được uỷ quyền) quy định. Theo số liệu thống kê lãi suất cho vay ngắn hạn hộ nông dân qua 3 năm 2004, 2005, 2006 Bảng 3: Lãi suất cho vay ngắn hạn hộ nông dân qua 3 năm Năm 2004 (%/tháng) Năm 2005 (%/tháng) Năm 2006 (%/tháng) Lãi suất 0,9% - 1% 1,03% - 1,1% 1,03% - 1,11% (Nguồn: Bảng lãi suất cho vay – Phòng Tín dụng) - Về thời hạn cho vay + Xác định thời hạn cho vay phù hợp chu kỳ phát triển của cây, con; sự luân chuyển của vật tư hàng hoá; khả năng trả nợ; sự thỏa thuận cảu người vay là yếu tố quyết định cơ bản hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng tín dụng. Mọi sự chủ quan tuỳ tiện áp đặt một thời hạn cho vay không tuân thủ các quy định của thể lệ cho vay sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường: Hoặc phát sinh nợ quá hạn hoặc thua thiệt về lãi suất (cho vay đến 12 tháng và trên 12 tháng sẽ áp dụng lãi suất khác nhau). Vì thế muốn xác định đúng đắn thời hạn cho vay đảm bảo phù hợp chu kỳ phát triển của cây, con; sự luân chuyển của vật tư hàng hoá; sự thoả thuận của người vay cán bộ tính dụng cần phải: 41 * Kiểm tra, xác định được đối tượng cho vay * Kiểm tra, xác định được nguồn thu nhập để trả nợ * Chứng minh được sự thỏa thuận - đề xuất - của người vay có phù hợp thực tiễn không hay đó chỉ là những đề xuất thiếu căn cứ thực tế - Về phương thức cho vay: Kiểm tra trước khi cho vay để xác định phương thức cho vay phù hợp cũng là yêu cầu cần thiết đối với cán bộ tín dụng, nó quyết định cơ bản việc điều hành nguồn vốn từng thời kỳ và góp phần tiết kiệm vốn huy động cũng như góp phần áp dụng bộ hồ sơ cho vay phù hợp, đơn giản các thủ tục cho khách hàng. Bước 5: Giải ngân Bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng sau khi đã được trình ký đầy đủ thì cán bộ tín dụng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng kế toán- ngân quỹ. Phòng kế toán sẽ kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các thủ tục và hồ sơ vay sau đó hạch toán, sau cùng là chuyển sang bộ phận ngân quỹ để tiến hành giải ngân cho khách hàng. Yêu cầu phát tiền vay phải quản lý sao cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế thấp nhất mọi rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Bước 6: Kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro Mục đích: Yêu cầu kiểm tra, giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh; phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng, nhằm đề xuất những giải pháp xử lý kịp thời. Kết quả kiểm tra, kiểm soát đều phải lập biên bản kèm theo các nhận xét, kiến nghị đề xuất với khách hàng và lãnh đạo ngân hàng cho vay. Trong qúa trình kiểm tra các khoản vay được phân thành 2 loại: a) Các khoản vay tốt: là các khoản vay sử dụng đúng mục đích, phương án cho vay khả thi phát huy hiệu quả, đồng thời khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng quy định, tài sản bảo đảm tiền vay được quản lý và sử dụng theo hợp đồng. b) Các khoản vay có vấn đề: là các khoản vay vi phạm một trong các nội dung sau đây: 42 + Chậm trả hoặc trả nợ gốc, lãi thất thường + Có biểu hiện chây ỳ trốn tránh trả nợ, dễ phát sinh nợ khó đòi + Sử dụng vốn sai mục đích + Vi phạm quản lý và sử dụng tài sản bảo đảm tiền vay + Dự án xét thấy/ hoặc thực tế không phát huy hiệu quả + Gặp những rủi ro bất khả kháng + Có biểu hiện gian lận, lừa đảo Tuỳ theo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cán bộ tín dụng có những biện pháp giải quyết khác nhau và phù hợp với hoàn cảnh. b1) Trường hợp khách hàng chậm trả nợ gốc,lãi hoặc trả nợ thất thường, cán bộ tín dụng cần xét rõ nguyên nhân - Nếu khách hàng gặp những khó khăn khách quan (chậm tiêu thụ sản phẩm, phát sinh nhu cầu chi tiêu đột xuất, ảnh hưởng cục bộ của thiên tai, thời tiết…) cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm thủ tục xin gia hạn, giãn nợ, cho vay lưu vụ, ghi ý kiến đề xuất của mình và trình lãnh đạo phê duyệt. - Nếu do chủ quan của khách hàng: cần phối hợp với chính quyền địa phương để đôn đốc thu hồi nợ. + Khoản vay không được gia hạn, giãn nợ phải phối hợp với kế toán thực hiện chuyển nợ quá hạn và xử lý các công việc cần thiết (lập thông báo đòi nợ, bám sát các nguồn thu để thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm, ngừng cho vay,… tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà cán bộ tín dụng có cách xử lý phù hợp). + Trong trường hợp cần phát mại tài sản thế chấp: cán bộ tín dụng phải thực hiện các bước công việc theo quy định hiện hành (niêm phong tài sản, hoàn thiện hồ sơ, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng,…). + Ngừng quan hệ tín dụng cho đến khi khách hàng thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng. b2) Trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoặc xét thấy dự án không phát huy hiệu quả, khách hàng có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh trả nợ; thực hiện ngay việc thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn, chấm dứt cho vay. 43 b3) Trường hợp gặp rủi ro bất khả kháng: có thể cho vay tiếp nhằm giúp khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh (cho vay lưu vụ; đầu tư thêm vốn) hoặc hoàn thiện hồ sơ - lập biên bản thiệt hại – ngay sau khi khách hàng gặp rủi ro bất khả kháng, hướng dẫn khách hàng làm đơn xin gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ,… b4) Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã được ngân hàng Nông nghiệp thông báo bằng văn bản nhưng không khắc phục, khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan, khách hàng lừa đảo, gian lận,… cần tiến hành các thủ tục để khởi kiện trước pháp luật. b5) Trường hợp vi phạm quản lý và sử dụng tài sản bảo đảm tiền vay Một trong những công việc quan trọng của cán bộ tín dụng trong quá trình kiểm tra sau khi vay là: kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay để xác định có hay không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Các trường hợp vi phạm thường xảy ra * Do khách quan + Cơ chế chính sách của Nhà nước làm giảm giá trị tài sản + Do quy hoạch của Nhà nước, của địa phương ảnh hưởng đến hình dáng, quy mô, vị trí và giá trị tài sản + Hao mòn vô hình của tài sản * Do chủ quan + Sự bảo đảm của bên thứ ba không thực hiện đầy đủ + Khách hàng tự ý rút bớt tài sản, tự ý khai thác công dụng và hưởng lợi tức từ tài sản bảo đảm mà không được sự chấp thuận của ngân hàng + Khách hàng tự ý chuyển dịch, chuyển nhượng tài sản + Khách hàng cố tình lừa đảo, gian lận Mọi vi phạm của các khoản vay có vấn đề dù khách quan hay chủ quan đều phải được lập biên bản cụ thể và lưu hồ sơ, đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời (bổ sung tài sản, phát mại, thu nợ, khởi kiện,…), việc tổ chức phát mại, thanh lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ quy trình của Nhà nước, của ngành tuỳ theo từng loại tài sản. 44 Bước 7: Xử lý rủi ro. Đối với các món nợ đã dùng mọi biện pháp giải quyết để thu hồi nợ nhưng không thu được phải xử lý rủi ro thì căn cứ vào chế độ, văn bản qui định, lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, họp Hội đồng tín dụng để xử lý theo thẩm quyền. Xử lý rủi ro là một công việc không thể thiếu trong hoạt động tín dụng. Rủi ro có thể xảy ra do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. a) Do nguyên nhân chủ quan: một cán bộ tín dụng nào đó thực hiện tuỳ tiện các nguyên tắc, thể lệ chế độ hoặc cố tình vi phạm, tham ô công quỹ, xâm tiêu bị phát hiện đã xử lý kỷ luật (cho nghỉ việc, tạm nghĩ chờ xử lý, chuyển công tác khác,…). Ngoài việc kiểm tra thanh tra của các đoàn, cán bộ tín dụng mới được phân công nhận địa bàn đó phải kiểm tra, xác minh lại (dự vào biên bản kiểm tra) để xử lý từng trường hợp theo từng nguyên nhân. b) Do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt,… phải được lập biên bản, xác định rõ thời gian, địa điểm xảy ra rủi ro, xác minh mức độ thiệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ nông dân tại NHNo & PTNT chi nhánh Long Châu tỉnh Vĩnh Long.pdf
Tài liệu liên quan