Luận văn Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng ngoại thương Cần Thơ

MỤCLỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI . 1

1.1 Đặtvấn đề. 1

1.2Mục tiêu nghiêncứu . 2

1.2.1Mục ti êu chung . 2

1.2.2Mục ti êucụ thể . 3

1.3 Phạm vi nghiêncứu . 3

1.3.1 Không gian . 3

1.3.2 Thời gian . 3

1.3.3 Đốitợng nghiêncứu . 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU.4

2.1 Phơng pháp luận . 4

2.1.1Mộtsốvấn đềvề tíndụng. 4

2.1.2Mộtsốvấn đềvề cho vay tài trợ xuất nhập khẩu . 5

2.2 Phơng pháp nghiêncứu. 11

2.2.1 Phơng pháp thu thậpsố liệu. 11

2.2.2 Phơng pháp phân tíchsố liệu . 11

2.2.3Mộtsố chỉ tiêu đánh giá hoạt động tíndụng . 11

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NH NGOẠITHƯƠNG CHI NHÁNHCẦNTHƠ . 14

3.1Lịchsử hình thành và phát triển . 14

3.2 Cácdịchvụ kinh doanh. 14

3.3Cơcấutổ chức . 15

3.3.1Bộ máy nhânsự . 15

3.3.2Cơcấutổ chức. 15

3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh. 20

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP

KHẨU . 23

4.1 Khái quát tình hình hoạt động tíndụng . 23

4.2 Khái quát tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu . 27

4.2.1 Vai tròcủa hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu . 27

4.2.2.Tổng quan tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu . 30

4.3 Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất - nhập khẩu . 36

4.3.1 Phân tích hoạt động tài trợ xuất khẩu . 39

4.3.2 Phân tích hoạt động tài trợ nhập khẩu . 43

4.4 Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu theo ngành kinhtế 46

4.4.1 Phân tích doanhsố cho vay. 46

4.4.2 Phân tích doanhsố thunợ . 51

4.4.3 Phân tíchdưnợ. 56

4.5 Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu theo phơng thức cho

vay. 61

4.5.1 Tài trợbằng cho vaynộitệ VND . 61

4.5.2 Tài trợbằng cho vay ngoạitệ USD . 64

4.5.3 Tài trợbằng cho vay chiết khấu USD . 66

CHƯƠNG 5:MỘTSỐ GIẢI PHÁP . 70

5.1Mộtsốhạn chế. 70

5.2Mộtsố giải pháp khắc phục nhữnghạn chế và nâng cao hiệu quảcủa

hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu . 71

CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 73

6.1. Kết luận . 73

6.2 Kiến nghị . 74

6.2.1 Kiến nghị đốivới ngân hàng . 74

6.2.2 Kiến nghị đốivới doanh nghiệp . 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76

pdf87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng ngoại thương Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất nhập khẩu ngân hàng đều có tham gia tài trợ. Ví dụ như xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu lương thực, xuất nhập khẩu phân bón và vật tư nông nghiệp, nhập khẩu vật liệu xây dựng, nhập khẩu xăng… với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến hơn 10 nghìn tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao của doanh nghiệp, trong những năm qua ngân hàng đã chủ động tăng đầu tư tài trợ và luôn duy trì tỷ trọng tài trợ ở mức cao. Theo như bảng trên thể hiện thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm đã không ngừng tăng lên và theo đó mà giá trị tài trợ của ngân hàng dành cho các doanh nghiệp cũng tăng lên. Qua các năm, tỷ trọng tài trợ của ngân hàng luôn chiếm hơn một nữa trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này đã thể hiện một cách rõ ràng và sinh động vai trò của Ngân hàng Ngoại thương đối với hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp. Bằng những hình thức tài trợ như bao thanh toán, mở L/C, chiết khấu,… ngân hàng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 30 c. Vai trò đối với nền kinh tế-xã hội Xuất nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Khi nền kinh tế đã hội nhập thì nhu cầu về trao đổi hàng hoá giữa trong và ngoài nước ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước hàng đầu về sản lượng xuất khẩu mặt hàng nông thuỷ sản. Trong đó, hàng năm đồng bằng Sông Cửu Long đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu và hơn 50% lượng xuất khẩu thuỷ sản. Chính vì vậy, khuyến khích tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng. Hơn nữa, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu sẽ góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề xã hội về tình trạng thất nghiệp, dư thừa lao động. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho thị trường trong nước, hoạt động nhập khẩu cũng có một vai trò quan trọng không kém. Nó góp phần tạo sự cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu. Đó là hệ quả của chủ trương phát triển kinh tế một cách chuyên môn hoá. Trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngoại thương, để đảm bảo cho tiến trình này luôn được liên tục, không bị gián đoạn do thiếu vốn đầu tư. 4.2.2 Tổng quan tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu Để có cái nhìn toàn diện bao quát về hoạt động này, trước khi đi vào phân tích cụ thể tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu theo nhiều tiêu chí khác nhau chúng ta cần phải tìm hiểu một cách tổng thể tình hình của hoạt động này trong ba năm qua. Các chỉ tiêu tổng hợp về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,…được trình bày trong bảng số liệu số 5. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 31 Bảng 5: TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 2005-2004 2006-2005 2006-2004 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 9.275.552 9.329.982 9.631.327 54.430 0,6 301.344 3,2 355.774 3,8 Doanh số thu nợ 8.769.021 9.341.673 9.666.327 572.652 6,5 324.654 3,5 897.306 10,2 Dư nợ 1.784.157 1.772.466 1.440.458 -11.691 -0,7 67.106 3,9 -307.999 -17,6 Nợ quá hạn 0 0 0 - - - - - - Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0 0 0 - - - - - - Hệ số thu nợ (%) 94,5 100,1 100,4 - - - - - - Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 5,9 5,4 6,0 - - - - - - Tỉ lệ DNTTXNK/Tổng DSCV (%) 12,3 12,1 9,4 - - - - - - Tỉ lệ DNTTXNK/Tổng VHĐ (lần) 2,3 1,9 1,8 - - - - - - Tỉ lệ DNTTXNK/Tổng VHĐNH (lần) 10,6 10,6 6,8 - - - - - - ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ) LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 32 Nhìn chung qua 3 năm cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều có xu hướng tăng nhưng dư nợ lại có xu hướng giảm. 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 2004 2005 2006 Triệu đồng DSCV DSTN Dư nợ Biểu đồ 2: TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU a. Doanh số cho vay Trong ba năm qua doanh số cho vay trung bình của ngân hàng trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu đã đạt gần 9,5 nghìn tỷ đồng và có xu hướng ngày càng mở rộng quy mô loại hình tín dụng này. Doanh số cho vay tăng là do tác động của nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định vẫn là chính sách của ngân hàng về mở rộng quy mô và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tăng thêm tài trợ nhập khẩu. Đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai nên tỷ trọng tài trợ sẽ còn tăng cao và có xu hướng cân bằng so với tài trợ xuất khẩu. Thật vậy, nếu năm 2004 tài trợ cho nhập khẩu chỉ chiếm không tới 10% trong tổng tài trợ thì đến năm 2006 tỷ trọng tài trợ cho lĩnh vực này đã lên đến hơn 20%. Bên cạnh đó, với tiêu chí có lợi cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng đã không ngừng cải tiến phương thức cho vay truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách triệt để. Với sự ra đời của bộ phận quan hệ LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 33 khách hàng, chất lượng dịch vụ tiếp tục được nâng cao thêm một bước mới. Tại đây hồ sơ vay vốn của khách hàng được tiếp nhận, thẩm định và hồi âm một cách nhanh chóng. Đối với những khách hàng đến vay vốn lần thứ hai trở đi thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Đây chính là một đặc điểm giúp giữ chân những khách hàng quen thuộc. Vì thế khi kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp này tăng lên sẽ kéo theo doanh số cho vay tài trợ tăng. b. Doanh số thu nợ Là yếu tố phản ánh lượng nợ được thu về trong một năm cũng như hiệu quả của hoạt động thu nợ của ngân hàng trong năm đó. Đối với tài trợ xuất nhập khẩu, đa số các khoản nợ là nợ ngắn hạn nên nếu doanh nghiệp hoàn trả các khoản vay của họ đúng hạn thì khi doanh số cho vay tăng lên sẽ kéo theo doanh số thu nợ tăng. Số liệu đã cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đã được thực hiện rất tốt. Từ năm 2004 đến 2006, cả hai chỉ tiêu doanh số cho vay và thu nợ đều tăng. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, vốn được thu hồi về nhanh nên các khoản nợ ngắn hạn được thanh toán sớm với ngân hàng. Đặc biệt là các khoản tài trợ bằng USD, khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán từ phía nhập khẩu sẽ lập tức trả nợ vay cho ngân hàng. Thêm vào đó, do sự ảnh hưởng của việc tăng một cách nhanh chóng của doanh số cho vay đối với các ngành như nhập khẩu xăng dầu, thép xây dựng nên doanh số thu nợ của các ngành này cũng tăng đột biến. So với năm 2004 thì năm 2005 doanh số thu nợ của nhóm ngành này đã tăng đến 476,7%. Đó chính là những nguyên nhân chính làm doanh số thu nợ tăng 10,2% trong ba năm qua. c. Dư nợ Việc doanh số thu nợ tăng với tốc độ vượt qua doanh số cho vay đã làm cho dư nợ vào cuối các năm từ 2004-2006 có xu hướng giảm xuống. Mặc dù, dư nợ giảm sẽ làm giảm bớt rủi ro một cách rõ rệt nhưng sẽ làm lợi nhuận giảm theo, vì nếu chỉ xem xét trong phạm vi hẹp, dư nợ giảm có nghĩa là lượng vốn tồn đọng tại ngân hàng tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 34 d. Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn Hồ sơ của các doanh nghiệp nộp vào ngân hàng để xin được tài trợ xuất nhập khẩu ngay từ đầu đã được thẩm định rất cẩn thận. Trước khi quyết định cấp tín dụng tài trợ ngân hàng xem xét rất nghiêm ngặt về tình hình tài chính cũng như về nguồn gốc và trị giá tài sản đem đảm bảo vay vốn của doanh nghiệp. Trong ba năm qua, tổng dư nợ tài trợ của các doanh nghiệp tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ không phát sinh nợ quá hạn. Đa số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được tài trợ là những doanh nghiệp lớn, có uy tín và hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nên đã hoàn nợ lại cho ngân hàng đúng thời hạn. Như vậy, đây là một hoạt động tín dụng có chất lượng cao, an toàn và ít rủi ro. e. Hệ số thu nợ Trong hai năm 2005 và 2006, có khá nhiều doanh nghiệp không phát sinh nợ mới nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hoàn trả những khoản nợ cũ. Thêm vào đó, một số khoản nợ phát sinh trong năm và được doanh nghiệp hoàn lại ngay trong năm đó. Vì vậy, trong hai năm này doanh số thu nợ đạt mức cao hơn doanh số cho vay, kéo theo hệ số thu nợ tăng vượt mức 100%. Mặc dù có sự chênh lệch giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay nhưng không đáng kể lắm nên vẫn không có ảnh hưởng gì đến lợi nhuận hay rủi ro tín dụng của ngân hàng. f. Vòng quay vốn tín dụng Phụ thuộc vào doanh số thu nợ và dư nợ bình quân. Như số liệu ở bảng trên ta thấy, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là một hoạt động tín dụng có vòng quay vốn khá cao. Vì đây là những khoản cho vay có thời hạn ngắn, dư nợ luôn rất nhỏ so với doanh số thu nợ cũng như doanh số cho vay. Các khoản vốn sử dụng cho vay với mục đích tài trợ xuất nhập khẩu được thu hồi về nhanh nên khả năng xảy ra rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá rất thấp. Vốn luân chuyển nhanh làm hiệu quả sử dụng vốn tăng cao, ngân hàng có thể thực hiện được nhiều khoản tài trợ cho các doanh nghiệp từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho cả bên đi vay lẫn cho vay. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 35 g. Tỉ lệ dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu/tổng doanh số cho vay Trong khi tỉ lệ tổng dư nợ của ngân hàng trong năm 2004 là 18,4% và năm 2005 giảm xuống còn 14,7% (do nợ quá hạn giảm) thì tỉ lệ dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu trong tổng doanh số cho vay vẫn ổn định ở mức trên 12%. Điều này một lần nữa khẳng định quy mô hoạt động của nghiệp vụ này tại Vietcombank Cần Thơ. Sang năm 2006, do doanh số thu nợ tăng cao kéo theo dư nợ giảm nên tỉ lệ dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu/tổng doanh số cho vay đã giảm xuống còn 9,4%. Mặc dù tỉ lệ này giảm nhưng đây vẫn là mức hợp lí vì so với tỉ lệ dư nợ của toàn bộ hoạt động tín dụng (15%) nó vẫn chiếm trên 60% (mức tỉ trọng thông thường của hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu) Như chúng ta đã biết, ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ được thành lập với mục đích chính là xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu và đến nay vẫn thế. Ngân hàng luôn ưu tiên và chủ động dành riêng một tỉ lệ nhất định trong hoạt động tín dụng của mình cho nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. h. Tỉ lệ dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu/vốn huy động Chỉ tiêu này thể hiện việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào hoạt động đầu tư cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Chỉ tiêu này nếu quá cao sẽ tạo ra rủi ro cao và ngược lại nếu qua thấp sẽ không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá rủi ro của hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. + Tỉ lệ dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu/tổng vốn huy động: Năm 2004 tỉ lệ này là 2,3 lần và đã giảm dần trong hai năm kế tiếp. Mặc dù đã giảm nhưng tỉ lệ này vẫn lớn hơn 1. Số tài sản nợ đầu tư tài trợ lớn hơn tổng vốn huy động rất nhiều. Chứng tỏ toàn bộ vốn huy động cũng không đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. + Tỉ lệ dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu/vốn huy động ngắn hạn: Đầu tư vào cho vay tài trợ xuất nhập khẩu là việc sử dụng vốn trong ngắn hạn do đó việc đánh giá chỉ tiêu tỉ lệ dư nợ của hoạt động này trên vốn huy động ngắn hạn có ý nghĩa rất lớn. Theo bảng số liệu số 5 đã cho thấy vốn huy động ngắn hạn không đáp ứng đủ cho hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Trên thực tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu chiếm đến hơn 60% tổng cho vay nhưng vốn huy động ngắn hạn chỉ chiếm trung bình khoảng 24% tổng vốn huy động. Do đó, ngân hàng đã sử LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 36 dụng nguồn vốn khác để cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Như ở trên đã phân tích toàn bộ vốn huy động không thể đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ nên ngoài vốn huy động ngân hàng đã sử dụng vốn chủ sở hữu để cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đây là khoản đầu tư khá an toàn, ít rủi ro nên việc sử dụng vốn huy động trung và dài hạn hay vốn chủ sở hữu để đầu tư vào đó là không có gì đáng ngại. 4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU – NHẬP KHẨU Hội nhập càng sâu thì hoạt động xuất nhập khẩu càng phát triển mạnh, đó là do nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa trong nước và nước ngoài ngày càng tăng. Hoạt động ngoại thương phát triển sẽ kéo theo nghiệp vụ tài trợ cung cấp vốn và dịch vụ thanh toán cũng phát triển mạnh. Phân tích tài trợ theo phương diện này sẽ giúp ta có cái nhìn cụ thể về nghiệp vụ này trong từng khoản tài trợ cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Bảng 6: CƠ CẤU TÀI TRỢ XUẤT KHẨU – NHẬP KHẨU ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tài trợ XK 8.387.340 90,42 7.475.094 80,12 7.639.568 79,32 Tài trợ NK 888.212 9,58 1.854.888 19,88 1.991.758 20,68 Tổng tài trợ 9.275.552 100 9.329.982 100 9.631.327 100 (Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ) Đồng Bằng Sông Cửu Long nổi bật là vùng có sản lượng nông thủy sản cao nhất cả nước. Ở đây hoạt động xuất nhập khẩu lúc nào cũng được ưu tiên và khuyến khích phát triển. Đối với ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ, tài trợ xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ lớn, nó có vị trí và ý nghĩa quan trọng. Ngân hàng luôn sẳn sàng tài trợ cho những doanh nghiệp hội đủ những điều kiện về khả năng tài chính, uy tín và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia vay vốn để xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu rất đa dạng về ngành nghề. Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng Ngoại Thương LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 37 Cần Thơ cũng đã cung ứng nhiều phương thức tài trợ đảm bảo thuận tiện và có lợi cho cả hai bên, ngân hàng và doanh nghiệp. Qua các năm, tài trợ xuất khẩu luôn chiếm tỷ lệ cao và luôn giữ một khoảng khá xa so với tài trợ nhập khẩu. Trong tổng số các doanh nghiệp được ngân hàng tài trợ thì có hơn một nửa là doanh nghiệp hoạt động chuyên về xuất khẩu với quy mô lớn. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp luôn lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch nhập khẩu. Mặc dù, có tỷ trọng tài trợ nhỏ nhưng giá trị tài trợ nhập khẩu qua các năm đã không ngừng tăng lên. Năm 2004 tài trợ xuất khẩu lớn gấp 9,4 lần tài trợ nhập khẩu. Khoảng cách này đã nhanh chóng rút ngắn trong hai năm tiếp theo. Sở dĩ có sự thay đổi trong cơ cấu tài trợ một phần là do tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều biến đổi. Mặc dù, sản lượng tiêu thụ mặt hàng thủy hải sản luôn tăng nhưng trong những năm gần đây các doanh nghiệp chế biến mặt hàng này đã chú trọng hơn trong việc phân phối sản phẩm của mình ở thị trường nội địa. Ngoài ra, việc kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu bắt đầu phát triển mạnh do lượng cầu trong nước tăng cao. Mặt khác, do chính sách của ngân hàng nhằm ngày càng đa dạng hóa hoạt động đầu tư, chủ động tăng trị giá tài trợ đối với những ngành có tiềm năng phát triển. Năm 2005 tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ở các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Cụ thể, vào thời điểm cuối năm 2004 và đầu năm 2005 Mỹ bắt đầu áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với một số hàng nhập khẩu từ Việt Nam như tôm, cá tra, cá basa,…việc đánh thuế này buộc giá bán sản phẩm có xuất xứ từ nước ta ở Mỹ phải tăng lên, tác động làm giảm sức cạnh tranh về giá, điều này sẽ gây e ngại cho các bên đối tác nhập khẩu sản phẩm của ta. Hơn nữa, hàng hóa của chúng ta, tiêu biểu là các mặt hàng chế biến thủy hải sản cạnh tranh rất gắt gao với mặt hàng cùng loại hoặc tương tự có xuất xứ Thái Lan. Mặc dù, Thái Lan cũng bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá nhưng mức thuế ấy lại thấp hơn mức thuế áp dụng với hàng có xuất xứ từ nước ta. Chính vì thế, giá trị xuất khẩu sang thị trường này hầu như chỉ dậm chân tại chổ trong hai năm 2005 và 2006. Năm 2006 thị trường Mỹ tuột từ vị trí là thị trường nhập khẩu mặt hàng thủy hải sản lớn thứ hai của Việt Nam xuống vị trí thứ ba, sau Nhật Bản và EU. Qua sự kiện này, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy hải sản cũng bắt đầu chú trọng hơn việc tiêu thụ sản phẩm ở LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 38 thị trường nội địa. Do đó, trong giai đoạn năm 2004-2006 ở các siêu thị chúng ta dể dàng bắt gặp những sản phẩm tôm cá đông lạnh có xuất xứ trong nước mà trước đây rất hiếm thấy. Kế đến là khó khăn của việc xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Âu. Từ cuối năm 2004, việc sát nhập của các nước Đông Âu vào khối cộng đồng các nước EU là một sự kiện gây bất lợi rất lớn cho việc nhập gạo của ta vào thị trường này. Sự sát nhập này sẽ dẫn đến việc thống nhất một mức thuế nhập khẩu gạo cao hơn trước, làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường EU. Cùng giai đoạn này việc xuất khẩu thủy hải sản của chúng ta sang thị trường Nhật Bản cũng gặp rắc rối. Nhật Bản vốn là một thị trường khá khó tính và cũng là thị trường có sản lượng nhập lớn từ trước đến nay. Trong năm 2005, có nhiều kiện hàng xuất khẩu của ta bị từ chối ở thị trường Nhật Bản do không đảm bảo chất lượng về hàm lượng vi kháng sinh chứa trong sản phẩm. Điều này đã gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Những trở ngại trên là nguyên nhân chính làm tài trợ xuất khẩu trong năm 2005 giảm sút. Sang năm 2006, tình hình xuất khẩu có những diễn biến tích cực. Với sự tích cực tìm kiếm thì trường xuất khẩu và nhờ vào công tác ngoại giao chúng ta đã ký kết được thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu lương thực và thực phẩm. Đặc biệt, có nhiều thị trường tăng thêm sản lượng nhập một cách đáng kể. Trong năm này, sản lượng thủy hải sản nhập vào thị trường EU tăng 63,9%, đưa thị trường này trở thành thị trường nhập lớn thứ hai chỉ sau Nhật Bản. Bên cạnh đó, giá trị nhập vào thị trường Châu Âu (không kể các nước EU) tăng đến 158% và thị trường Châu Phi tăng hơn 100%. Vì thế, trong năm này doanh số tài trợ xuất khẩu đã tăng trở lại. Giai đoạn 2004-2006 là giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn về giá cả, đặc biệt là sự sốt giá của một số mặt hàng như xăng dầu, khí đốt, phôi thép, vàng. Có những thời điểm giá của những mặt hàng này lên cao đến mức kỉ lục, mức tăng hơn 100% so với thời kì ổn định trước đó. Việc giá tăng cao không mấy ảnh hưởng đến sản lượng nhập khẩu những mặt hàng có cầu kém co giãn như xăng dầu, khí đốt và phôi thép. Chỉ trong một thời gian ngắn, tài trợ cho các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu những mặt hàng này đã tăng cao đột biến, từ đó mà tài trợ nhập khẩu chiếm một tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với năm gốc (năm 2004) trong tổng tài trợ. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 39 4.3.1 Phân tích tình hình tài trợ xuất khẩu Trong 3 năm qua, tài trợ xuất khẩu luôn duy trì ở mức hơn 70% trong tổng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Để cụ thể hóa hoạt động tài trợ trong lĩnh vực này chúng ta tiến hành phân tích bảng số liệu bên dưới. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 40 Bảng 7: TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU ĐVT: Triệu đồng (Nguồn : Phòng Tín dụng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ) Năm Chênh lệch 2005-2004 2006-2005 2006-2004 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 8.387.340 7.475.094 7.639.568 -912.246 -10,9 164.474 2,2 -747.772 -8,9 Doanh số thu nợ 8.034.574 7.774.905 7.971.820 -259.669 -3,2 196.915 2,5 -62.754 -0,8 Dư nợ 1.484.090 1.184.279 1.017.716 -299.811 -20,7 -166.563 -14,1 -466.374 -31,4 Dư nợ bình quân 1.297.015 1.323.493 1.102.642 26.478 2,04 -120.851 -9,13 -94.373 -7,28 Hệ số thu nợ (%) 95,8 104 104,3 - - - - - - Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 6,2 5,9 6,6 - - - - - - LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 41 a. Doanh số cho vay Nhìn chung qua 3 năm doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu có xu hướng giảm xuống. Vào thời gian cuối năm 2004, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Các ngành có thế mạnh là xuất khẩu phải đối đầu với hàng loạt khó khăn và thử thách. Vụ kiện 6 nước (trong đó có Việt Nam) bán phá giá của Mỹ, đã gây trở ngại đáng kể cho việc xuất khẩu tôm và một số mặt hàng thủy sản khác sang thị trường này. Mỹ vốn là một trong những thị trường nhập khẩu chính sản phẩm tôm và cá da trơn của Việt Nam vì thế vụ kiện này đã gây ra một cú sốc lớn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Các hàng rào thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu được đặt ra đối với các ngành hàng thủy sản và may mặc tại những thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, thị trường các nước Châu Âu,…Sự phụ thuộc quá lớn vào các thị trường này đã gây ra trở ngại khi việc nhập khẩu ở trên đất Mỹ và một nước Châu Âu gặp khó khăn. Tình hình này tiếp tục kéo dài và ảnh hưởng nặng nề đến việc xuất khẩu trong năm 2005. Tuy năm 2006 doanh số tài trợ đã tăng trở lại nhưng lượng tăng nhỏ này không đủ bù đắp lại phần đã giảm đi trong năm 2005. Sở dĩ có sự giảm đi và tăng trở lại của doanh số cho vay là do sự thay đổi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2005, doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong khâu thị trường đầu ra nên đã giảm bớt vốn vay bằng VND, USD và chiết khấu bằng USD. Năm 2006 thị trường xuất khẩu được mở rộng, các doanh nghiệp có thêm nhiều đối tác kinh doanh mới ở nước ngoài, giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác truyền thống trước đây. Đồng thời, trong những năm trước đó việc sản xuất nguyên liệu chính phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu giảm sút, lượng nguyên liệu cung ứng trên thị trường trở nên khan hiếm, giá nguyên liệu tăng cao, doanh nghiệp cần một lượng vốn cao hơn để thu mua những loại nguyên liệu đó. Vì vậy, doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu đã tăng trở lại. Ngoài ra, để đảm bảo cho quá trình xuất khẩu được liên tục, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu có nhu cầu dự trữ hàng hóa lại trong kho. Do đó, sản lượng chế biến thường lớn hơn kim ngạch xuất khẩu trong năm, làm cho tỷ số giữa doanh số tài trợ và kim ngạch xuất khẩu lớn. LVTN: Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương SVTH: Đỗ Thị Ngọc Hân 42 b. Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ có hướng biến đổi tương tự như doanh số cho vay do năm 2005 tình hình xuất khẩu có nhiều khó khăn, bất lợi từ phía thị trường nhập khẩu gây ra. Nên có khá nhiều doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu đã chủ động trong việc sản xuất của mình nhằm tránh bị thiệt hại nếu không xuất được hàng nên đã tạm thời không vay thêm nợ mới, phần lớn số nợ cũ đã được thanh toán hết trong năm 2004. Sang năm 2006 diễn biến hoạt động xuất khẩu có khởi sắc trở lại. Doanh nghiệp lại tiếp tục vay nợ mới, có một số doanh nghiệp thực hiện thanh toán ngay một phần hoặc toàn bộ khoản nợ đó trong năm này nên cả doanh số cho vay và thu nợ đã tăng trở lại. Do tài trợ xuất khẩu đa số thuộc tín dụng ngắn hạn nên doanh số thu nợ sẽ chịu tác động trực tiếp từ doanh số cho vay. Nên mặc dù doanh số thu nợ đối với tài trợ xuất khẩu trong giai đoạn 2004-2006 đã giảm xuống nhưng đó là sự biến đổi hợp lí của chỉ tiêu này. c. Dư nợ Dư nợ tài trợ xuất khẩu liên tục giảm qua ba năm, đặc biệt là năm 2005 giảm đến 20,7%. Bên cạnh đó, dư nợ tài trợ xuất khẩu luôn rất nhỏ so với doanh số cho vay, chỉ chiếm khoảng từ trên 10 đến dưới 20% doanh số cho vay. Trên thực tế, phần lớn của các khoản tài trợ doanh nghiệp đều hoàn trả cho ngân hàng trong một năm, các doanh nghiệp đi vay kinh doanh rất hiệu quả, có uy tín và năng lực tài chính ổn định. Các khoản tài trợ của ngân hàng đối với những doanh nghiệp này là những khoản tín dụng rất an toàn, mức rủi ro rất thấp. Dư nợ năm 2006 giảm rất nhiều so với các năm trước đó do chi nhánh Sóc Trăng trở thành chi nhánh cấp 1 mà các doanh nghiệp thủy sản lớn lại tập trung nhiều nhất ở chi nhánh này. d. Dư nợ bình quân và vòng quay vốn tín dụng Như đã phân tích, tài trợ xuất khẩu là hoạt động tín dụng ngắn hạn, trong đó cho vay chiết khấu của ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ_một khoản vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài trợ xuất khẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng ngoại thương cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan