Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân
hàng trong một kỳ nhất định mà cụ thể ở BIDV chi nhánh Cần Thơ mà ta đang
xem xét là một năm. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng tốt và đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh khá cao chứng tỏ
chi nhánh hoạt động có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cụ thể năm 2006
và 2007, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 3,7 vòng; đến năm 2008, vòng
quay vốn tín dụng giảm còn 3,1 vòng. Qua sự sụt giảm của vòng quay tín dụng
trong năm 2008 cho thấy đồng vốn của chi nhánh giảm trong năm này, điều này
chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh giảm. Vì vậy, chi nhánh cần
phải nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục để vòng quay vốn luôn tăng. Có
như thế thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh mới có hiệu quả hơn.
58 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4742 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh - 23 - SVTH: Trần Kim Phượng
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1. Tình hình huy động vốn:
Bảng 2: Huy động vốn của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006-2008
Đvt: tỷ đồng
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
2007/2006 2008/2007
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1. Theo loại tiền 502 424 480 -78 -15,5 56 13,2
- VND 362 351 414 -11 -3 63 17,9
- Ngoại tệ 140 73 66 -67 -47,8 -7 -9,6
2. Theo công cụ 502 424 480 -78 -15,5 56 13,2
- Tiền gửi theo
TCKT
200 193 190 -7 -3,5 -3 -1,5
- Tiền gửi tiết
kiệm
262 224 263 -38 -14,5 39 17,4
- Phát hành giấy
tờ có giá
40 7 27 -33 -82,5 20 285,7
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp, tháng 4/2009)
a. Theo loại tiền:
Đvt: tỷ đồng
362
140
351
73
414
66
0
100
200
300
400
500
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
VND
Ngoại tệ
Hình 2: Tình hình huy động vốn theo loại tiền của BIDV chi nhánh Cần Thơ
từ 2006-2008
Bên cạnh nghiệp vụ cho vay thì nghiệp vụ huy động vốn của chi nhánh
cũng rất quan trọng. Nhìn vào biểu đồ ta thấy khả năng huy động vốn bằng VND
của chi nhánh qua các năm đều tăng và cao hơn huy động bằng ngoại tệ. Kết quả
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 24 - SVTH: Trần Kim Phượng
huy động vốn của chi nhánh trong năm 2008 là 414 tỷ đồng, tăng 63% so với
năm 2007. Điều này cho thấy chi nhánh rất có năng lực trong việc huy động vốn
ở các thành phần kinh tế trong nước như doanh nghiệp Nhà nước địa phương,
công ty cổ phần Nhà nước, kinh tế cá thể, doanh nghiệp tư nhân,…Bên cạnh đó,
chi nhánh cần quan tâm đến việc huy động vốn bằng ngoại tệ của các doanh
nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì đây cũng là
nguồn thu đáng kể góp phần gia tăng thêm nguồn vốn cho chi nhánh. Khả năng
huy động vốn bằng ngoại tệ của chi nhánh trong năm 2006 là 140 tỷ đồng, năm
2007 giảm 47,8% so với năm 2006 và năm 2008 giảm còn 66 tỷ đồng.
b. Theo công cụ:
Đvt: tỷ đồng
200
262
40
193
224
7
190
263
27
0
50
100
15
200
250
300
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tiền gửi theo TCKT
Tiền gửi tiết kiệm
Phát hành giấy tờ có giá
Hình 3: Tình hình huy động vốn theo công cụ của BIDV chi nhánh Cần
Thơ từ 2006-2008
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh năm 2007 giảm 15,5%
so với năm 2006. Năm 2008, vốn huy động đã tăng 13,2% so với năm 2007.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
vốn huy động. Chi nhánh nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín
dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn và các loại
tiền gửi khác. Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để
cất trữ và sinh lời. Đây là nguồn vốn huy động chính của chi nhánh do người dân
ít có nhu cầu thanh toán nên lượng tiền nhàn rỗi được gửi vào nhiều. Ngoài ra, do
chi nhánh có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm nên
họ rất quan tâm đến dịch vụ này. Bên cạnh hình thức huy động trên, chi nhánh
còn có hình thức huy động từ tiền gửi theo tổ chức kinh tế. Tiền gửi của các tổ
chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 25 - SVTH: Trần Kim Phượng
doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Các tổ chức kinh tế mở tiền gửi thanh toán
nhằm giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng trong việc chi trả và ít tốn
kém chi phí. Năm 2006, tỷ trọng tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế trên vốn
huy động là 39,8%, năm 2007 tỷ trọng này giảm còn 45,5%, đến năm 2008 giảm
xuống còn 39,6%. Tuy nguồn vốn huy động này chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nguồn
vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm nhưng nó cũng góp phần bổ sung nguồn vốn
huy động của cho chi nhánh. Việc giữ vững và nâng cao hơn nữa tỷ trọng này sẽ
góp phần thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh. Tập thể cán bộ nhân viên chi
nhánh đã cố gắng khắc phục những hạn chế và tận dụng các cơ hội để nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh việc đưa ra mức lãi suất huy
động tương đối cao với nhiều hình thức đa dạng để thu hút khách hàng, chi nhánh
còn thường xuyên theo dõi, quan sát phong cách phục vụ của nhân viên và các
dịch vụ của chi nhánh nhằm thỏa mãn nhu cầu và tạo niềm tin cho khách hàng.
Ngoài việc huy động nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức
kinh tế, chi nhánh còn quan tâm đến việc huy động vốn thông qua phát hành các
giấy tờ có giá. Đây là nguồn vốn huy động trung và dài hạn tương đối ổn định
giúp chi nhánh yên tâm đầu tư và cho vay. Vì vậy, chi nhánh đã và đang mở rộng
hình thức huy động này, giới thiệu những lợi ích mà công cụ này mang lại cho
khách hàng nhằm gia tăng lượng tiền huy động. Trong tương lai, chi nhánh nên
mở thêm nhiều hình thức hấp dẫn để có thể thu hút được càng nhiều nguồn tiền
gửi của khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 26 - SVTH: Trần Kim Phượng
4.2. Hoạt động tín dụng:
Bảng 3: Bảng tổng hợp tín dụng của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006-2008
Đvt: tỷ đồng
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
2007/2006 2008/2007
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Doanh số cho vay 2674 2595 3172 -79 -2,9 577 22,2
Doanh số thu nợ 2752 2480 3025 -272 -9,9 545 21,9
Dƣ nợ 808 923 1069 115 14,2 146 15,8
Nợ quá hạn 5 1 112 -4 -80 111 112
Nợ xấu 116 34 142 -82 -70,6 108 317,6
(Nguồn : Phòng Kế hoạch Tổng hợp, tháng 4/2009)
4.2.1. Doanh số cho vay:
Đvt: tỷ đồng 2585
88
2504
91
3033
139
0
1000
2000
00
00
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
DS cho vay trung dài hạn
DS cho vay ngắn hạn
Hình 4: Doanh số cho vay của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006-2008
- Cho vay ngắn hạn: tổng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 đạt 2585 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 96,7% trên tổng doanh số cho vay. Đến năm 2007 đạt 2504
tỷ đồng giảm 3,1% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn
tăng lên 3033 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,6% tổng doanh số cho vay, tăng 21,1%
so với năm 2007. Doanh số cho vay ngắn hạn chủ yếu tập trung vào các ngành
như: công nghiệp chế biến, xây dựng, thủy sản, thương nghiệp, …
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 27 - SVTH: Trần Kim Phượng
- Cho vay trung dài hạn: nhìn chung, doanh số cho vay trung dài hạn chiếm
tỷ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay. Năm 2007, doanh số cho vay trung dài
hạn giảm 17,7% so với 2006. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm
doanh số cho vay trung dài hạn là do các dự án cho vay trong năm 2007 chưa có
tính khả thi nên chi nhánh không xét duyệt cho vay. Đến năm 2008, doanh số cho
vay này tăng 64,5% so với năm 2007 là do trong năm 2008 khủng hoảng kinh tế,
giá cả hàng hóa tăng và biến động lãi suất nên làm cho một số doanh nghiệp
thiếu vốn nên họ vay tiền để khắc phục khó khăn, tiếp tục đầu tư.
Tóm lại, qua phân tích tình hình cho vay, ta thấy ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã có một định hướng rõ ràng cho hoạt động
tín dụng: đó là giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, tăng cường cho vay
ngắn hạn các ngành kinh tế trọng điểm, bên cạnh đó không ngừng đổi mới và tiếp
tục cho vay trung dài hạn để tăng doanh số cho chi nhánh.
4.2.2. Doanh số thu nợ:
Đvt: tỷ đồng 2656
96
2401
79
2895
130
0
1000
2000
3000
4000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
DS thu nợ trung dài hạn
DS thu nợ ngắn hạn
Hình 5: Doanh số thu nợ của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006-2008
Nhìn chung, doanh số thu nợ của chi nhánh qua ba năm có sự biến động.
Theo hình trên cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn khá cao, chiếm 96,5% trong
tổng doanh số thu nợ. Năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn là 2401 tỷ đồng,
giảm 9,6% so với năm 2006. Sang năm 2008, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng
20,6% so với năm 2007 và cũng trong năm này doanh số thu nợ trung dài hạn của
chi nhánh là 130 tỷ đồng, tăng 64,5% so với năm 2007.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 28 - SVTH: Trần Kim Phượng
4.2.3. Dƣ nợ cho vay:
Bảng 4: Dƣ nợ cho vay của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006-2008
Đvt: tỷ đồng
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
2007/2006 2008/2007
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1. Theo loại tiền 808 923 1069 115 14,2 146 15,8
- VND 682 677 966 -5 0 289 42,7
- Ngoại tệ 126 246 103 120 95,2 -143 -58,1
2. Theo thời hạn 808 923 1069 115 14,2 146 15,8
- Ngắn hạn 704 806 945 102 14,5 139 17,2
- Trung, dài hạn 104 116 124 12 11,5 8 6,9
(Nguồn : Phòng Kế hoạch Tổng hợp, tháng 4/2009)
Qua bảng ta thấy, tình hình dư nợ của chi nhánh trong ba năm qua có sự
tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay năm 2007 là 923 tỷ đồng, tăng
14,2% sao với năm 2006; năm 2008 đạt 1069 tỷ đồng, tăng 15,8 % so với năm
2007. Trong đó, dư nợ cho vay theo VND chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay
theo ngoại tệ. Nếu tính theo thời hạn thì dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm
đều chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung, dài hạn. Nguyên nhân dư nợ cho vay
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung, dài hạn là do trong những năm gần
đây chi nhánh tập trung chú trọng cho vay ngắn hạn các ngành kinh tế trọng diểm
trên địa bàn, việc cho vay trung, dài hạn phải có dự án lớn mang tính khả thi.
4.2.4. Nợ quá hạn, nợ xấu:
Bảng 5: Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006-2008
Đvt: tỷ đồng
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
2007/2006 2008/2007
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Nợ quá hạn 5 1 112 -4 -80 111 112
Nợ xấu 116 34 142 -82 -70,6 108 137,6
Tổng 121 35 255 -86 -71,1 219 625,7
(Nguồn : Phòng Kế hoạch Tổng hợp, tháng 4/2009)
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 29 - SVTH: Trần Kim Phượng
Nợ quá hạn:
Nợ quá hạn của chi nhánh qua 3 năm có sự biến động. Nợ quá hạn là
khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Năm 2007, nợ
quá hạn giảm 80% tương ứng với số tiền là 4 tỷ đồng so với 2006. Nợ quá hạn
giảm là chiều hướng tốt. Nguyên nhân nợ quá hạn giảm là do cán bộ tín dụng có
điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện nghiêm túc hơn trong việc
thẩm định hợp đồng cho vay đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi tiền
vay đúng thời hạn. Năm 2008, nợ quá hạn tăng cao so với năm 2007 là do một số
doanh nghiệp có khả năng điều hành kém nên bị thu lỗ không trả được nợ trong
thời gian nền kinh tế biến động.
Nợ xấu :
Bên cạnh nợ quá hạn thì nợ xấu của chi nhánh cũng biến động qua các
năm. Năm 2007, nợ xấu của chi nhánh giảm 70,6%. Đây là con số đáng mừng
nhưng đến năm 2008 thì con số này đã tăng lên 137,6%. Nguyên nhân của sự gia
tăng này là do việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ… nên
việc thu hồi vốn chậm. Nợ xấu tăng là một điều mà bất cứ ngân hàng nào cũng
không muốn, nhưng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thì tình trạng nợ
xấu khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nợ xấu cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu
tố như : quá trình thẩm định dự án của cán bộ tín dụng, tình hình hoạt động của
doanh nghiệp,...
Qua việc phân tích hoạt động tín dụng của chi nhánh, chỉ tiêu về doanh số
cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay của chi nhánh có sự biến động qua ba
năm. Năm 2008, các chỉ số này tăng so với năm 2007 cho thấy quy mô hoạt động
của chi nhánh trong năm này được mở rộng. Ngoài ra, tình hình nợ xấu, nợ quá
hạn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Nợ xấu, nợ quá hạn
có sự biến động đáng kể, đặc biệt là tăng nhanh trong năm 2008 so với 2007.
Điều này cho thấy chi nhánh cần phải có giải pháp để giảm nợ xấu, nợ quá hạn
trong thời gian sớm nhất để tránh rủi ro cho chi nhánh.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 30 - SVTH: Trần Kim Phượng
4.3. Phân tích tình hình thu nhập:
4.3.1. Thu nhập từ lãi:
Đvt: tỷ đồng
85
1
84
0
149
0
0
50
100
150
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thu từ lãi cho vay
Thu từ lãi tiền gửi
Hình 6 : Thu nhập từ lãi của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006- 2008
Qua hình trên ta thấy thu nhập từ lãi của chi nhánh chủ yếu là thu từ lãi
vay, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu nhập từ lãi. Cũng như tất cả các ngân hàng
thương mại khác thì khoản thu chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 90%)
trong tổng thu nhập của chi nhánh chính là thu từ hoạt động tín dụng mà cụ thể là
thu từ lãi cho vay. Do đó, tốc độ tăng trưởng từ việc thu lãi cho vay cũng xấp xĩ
với tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Năm 2007, thu nhập từ lãi cho vay không
tăng nhiều so với năm 2006. Đến năm 2008, hoạt động từ thu lãi cho vay của chi
nhánh tăng 77,4% so với năm 2007. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi cho
vay tăng khá cao trong năm 2008 như vậy là do chi nhánh đã có nhiều chính sách
ưu đãi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn, kết hợp thành công giữa công
tác mở rộng tăng cường cho vay và công tác kiểm tra, đôn đốc thu lãi các khoản
vay đúng hạn. Thu từ lãi tiền gửi chiếm tỷ lệ thấp so với thu từ lãi cho vay vì
nguồn tiền huy động của chi nhánh đã sử dụng vào việc cho vay, tính hiệu quả
vào thu nhập tín dụng. Thu nhập 1 tỷ đồng từ lãi tiền gửi năm 2006 là do chi
nhánh gửi tiền có kỳ hạn tại Trung ương. Đến năm 2007 và 2008, việc thu từ lãi
tiền gửi của chi nhánh chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 31 - SVTH: Trần Kim Phượng
4.3.2. Thu nhập ngoài lãi:
Đvt: tỷ đồng
128
86
42
100
84
16
174
149
25
0
50
100
150
200
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thu nhập
Thu nhập từ lãi
Thu nhập ngoài lãi
Hình 7: Thu nhập ngoài lãi của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006 - 2008
Thu nhập ngoài lãi là các khoản thu khác của chi nhánh không tính vào lãi
của chi nhánh như thu từ phí dịch vụ ATM, thu hoàn nhập dự phòng rủi
ro,…chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh. Tuy nhiên, nó cũng
ảnh hưởng một phần nào đó vào lợi nhuận của chi nhánh. Năm 2006, tổng thu
nhập của chi nhánh là 128 tỷ đồng thì thu nhập ngoài lãi chiếm 32,8%. Năm
2007, thu nhập ngoài lãi giảm 61,9% so với năm 2006. Đến năm 2008, thu nhập
ngoài lãi tăng 56,3% so với năm 2007 nhưng vẫn thấp hơn năm 2006. Thu nhập
này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập nhưng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Nhìn chung, tổng thu nhập của chi nhánh trong năm 2008 tăng so với
năm 2007 và 2006 là do chi nhánh đã và đang tăng cường mở rộng hoạt động cho
vay đối với các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, hoạt động tài chính,
thương mại và dịch vụ đồng thời kiểm soát tốt công tác thu lãi và gốc của các
món vay khi đến hạn. Đặc biệt là áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thu về
những món vay quá hạn, thậm chí là những món vay đã quá hạn trong một thời
gian dài.
Tóm lại, việc phân tích thu nhập là một phần không thể thiếu và rất quan
trọng trong việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vì thu
nhập là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận hay kết quả
hoạt động kinh doanh. Việc phân tích thu nhập sẽ giúp chúng ta thấy được tình
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 32 - SVTH: Trần Kim Phượng
hình, cơ cấu thu nhập và xác định được nguyên nhân tác động đến thu nhập của
chi nhánh. Từ đó, chi nhánh sẽ có những biện pháp để làm tăng thu nhập, góp
phần nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh.
4.4. Phân tích tình hình chi phí:
4.4.1. Chi phí lãi:
Đvt: tỷ đồng
28
98
25
25
47
32
0
20
40
60
80
100
120
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chi phí trả lãi tiền gửi
Chi phí trả lãi tiền vay
Hình 8: Chi phí lãi của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006 - 2008
Chi phí lãi là chi phí có liên quan đến thu nhập và là một trong những yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ta thấy chi phí trả lãi tiền
gửi từ năm 2006 đến 2008 biến động không đáng kể, trung bình là 26 tỷ
đồng/năm, năm 2008 tăng 12% so với năm 2007 và chiếm 22,2% tổng chi phí lãi.
Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác.
Tiền gửi được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. Trong khi đó,
chi phí trả lãi tiền vay luôn cao hơn phí trả lãi tiền gửi và có sự biến động qua các
năm. Chi phí lãi là chi phí có liên quan đến thu nhập của chi nhánh. Chi phí lãi là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Cụ
thể năm 2007 giảm 31,9% so với năm 2006, năm 2008 tăng lên đến 98 tỷ đồng.
Đây là khoản chi lớn nhất của chi nhánh, chiếm 77,8% tổng chi phí của chi
nhánh. Trong 3 năm thì năm 2008 số lãi tiền vay phải trả tăng cao vì trong năm
2008 xảy ra khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, nên phải cần lượng tiền lớn để cho họ vay khắc
phục khó khăn. Thành phố có nhiều dự án lớn phải triển khai nhằm khuyến khích
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 33 - SVTH: Trần Kim Phượng
phát triển kinh tế thành phố mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng
còn rất hạn chế nên chi nhánh phải vay thêm ngân hàng Trung ương và các tổ
chức tín dụng khác nên phải trả lãi cao.
4.4.2. Chi phí ngoài lãi:
Đvt: tỷ đồng
72
36
57
28
126
35
0
50
100
150
200
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chi phí ngoài lãi
Chi phí lãi
Hình 9: Chi phí ngoài lãi của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006 - 2008
Cùng với sự tăng trưởng của tổng thu nhập thì tổng chi phí của chi nhánh
cũng tăng lên đáng kể do phải chi trả chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí
ngoài lãi là các chi phí khác không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chi
nhánh như: chi quỹ lương cho cán bộ nhân viên trong quá trình hoạt động, chi
cho hoạt động quảng cáo, chi giấy in, chi trang đồng phục cơ quan, chi mua sắm
công cụ giao dịch, chi văn phòng phẩm, chi thuê mặt bằng, chi xăng dầu, công
tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi
hội nghị,... chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của chi nhánh (hơn
20%). Đây là những khoản chi mà trong những năm tới chi nhánh nên có biện
pháp để hạn chế tăng như tiết kiệm điện nước, quản lý chặt chẽ hơn nữa việc đi
lại công tác của nhân viên, tiết kiệm giấy in,...
Nhìn chung, chi phí ngoài lãi của chi nhánh qua ba năm biến động không
đáng kể. Năm 2007, chi phí ngoài lãi giảm 22,2% so với năm 2006, năm 2008
tăng 25% so với năm 2007 nhưng chi phí này không cao hơn năm 2006. Nguyên
nhân của sự gia tăng chi phí là do trong năm 2008, ngân hàng Nhà nước liên tục
thay đổi mức lãi suất nên làm cho chi nhánh tốn nhiều chi phí cho cán bộ tín
dụng trực tiếp đến các doanh nghiệp có quan hệ với chi nhánh để điều chỉnh lãi
suất phù hợp. Đồng thời, trong năm 2008, chi nhánh tăng cường công tác tuyên
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 34 - SVTH: Trần Kim Phượng
truyền, quảng bá, đồng thời mua sắm một số trang thiết bị và máy móc khá hiện
đại nên đã làm cho chi phí ngoài lãi tăng đáng kể.
4.5. Phân tích tình hình lợi nhuận:
Đvt: tỷ đồng
128
108
20
100
85
15
174
161
13
0
50
100
150
200
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
Hình 10: Tình hình lợi nhuận của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006 - 2008
Qua hình ta thấy, lợi nhuận của chi nhánh giảm trong 3 năm từ năm 2006-
2008. Năm 2007, do thu nhập của chi nhánh giảm so với năm 2006 nên lợi nhuận
cũng giảm theo. Song năm 2008 mức thu nhập tăng lên đáng kể nhưng lợi nhuận
lại giảm so với năm 2007. Điều này cho thấy trong năm 2008, chi nhánh đã có
nhiều biện pháp để tăng doanh thu nhằm mục đích đem lại nhiều lợi nhuận cho
chi nhánh. Tuy nhiên, doanh thu tăng chưa hẳn đem lại nhiều lợi nhuận. Bên
cạnh yếu tố doanh thu thì lợi nhuận giảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, khả năng thu nợ, chi phí cho việc
quảng cáo, tiếp thị dịch vụ,... Nguyên nhân lợi nhuận của chi nhánh trong năm
2008 giảm là do trong năm qua chi nhánh đã trích một khoản chi phí trả lãi tiền
vay cao hơn so với năm 2007 đồng thời trong năm qua Nhà nước đã có nhiều đợt
điều chỉnh lãi suất cho vay nên khiến cho nhiều doanh nghiệp e ngại, chưa dám
đầu tư nhiều. Lợi nhuận ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Lợi nhuận
còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và
gia tăng các dịch vụ. Chính vì vậy, việc tạo là lợi nhuận là rất cần thiết và quan
trọng trong hoạt động của chi nhánh, nó không chỉ quyết định sự sống còn của
chi nhánh mà còn giúp cho chi nhánh có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư
để chi nhánh ngày càng lớn mạnh, hoạt dộng có hiệu quả hơn. Nhìn chung, thu
nhập từ lãi cho vay của chi nhánh trong năm 2008 tăng so với 2007, đây là sự gia
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 35 - SVTH: Trần Kim Phượng
tăng đáng khích lệ của chi nhánh, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng lợi
nhuận của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần phải tăng cường dịch vụ cho hoạt
động cho vay và tiền gửi để thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, tăng
sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập ngày nay.
Tóm lại, việc phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận qua các
năm là rất cần thiết cho chi nhánh. Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định kết quả
kinh doanh của chi nhánh. Từ đó, chi nhánh đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp
để làm tăng thu nhập và giảm chi phí đến mức tối thiểu nhằm đem lại hiệu quả
kinh doanh cao nhất.
4.6. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
chi nhánh Cần Thơ
Chỉ tiêu
Năm So sánh
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2007/2006
Năm
2008/2007
Tổng nguồn vốn
(tỷ đồng)
838 946 1.080 108 134
Tổng dƣ nợ
(tỷ đồng)
808 923 1.069 115 146
Vốn huy động
(tỷ đồng)
503 424 480 -79 56
Vốn huy động/
Tổng dƣ nợ (%)
62,3 45,9 44,9 -16,4 -1
Hệ số thu nợ (%) 102,9 95,6 95,4 -7,3 -0,2
Nợ quá hạn/Tổng
dƣ nợ (%)
0,6 0,1 10,5 -0,5 10,4
Vòng quay vốn tín
dụng (vòng/năm)
3,7 3,7 3,1 0 -0,6
Rủi ro tín dụng
(%)
14,34 3,89 13,35 -10,45 9,46
Tỷ suất lợi
nhuận/Doanh thu
(ROS)
12,4 11,7 5,38 -0,7 -6,32
Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng tài
sản (ROA)
2,4 1,6 1,2 -0,8 -0,4
(Nguồn : Phòng Kế hoạch Tổng hợp, tháng 4/2009)
Vốn huy động/ Tổng dƣ nợ:
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động của chi nhánh trong
việc vay vốn. Nhìn chung, qua 3 năm, tỷ số này có xu hướng giảm theo từng
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 36 - SVTH: Trần Kim Phượng
năm. Nguyên nhân là do vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm có sự biến động
nên việc sử dụng nguồn vốn này vào mục đích cho vay cũng biến động theo. Mặc
dù tỷ số này giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức trung bình là 50% chứng tỏ chi
nhánh sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay có hiệu quả.
Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay):
Theo số liệu ở bảng 6 ta thấy hệ số thu nợ của chi nhánh trong năm 2006
là 102,9%; cao hơn so với năm 2007 và 2008. Tuy nhiên, hệ số thu nợ trong năm
2007 và 2008 giảm không đáng kể so với năm 2006 do chi nhánh đặc biệt chú
trọng đến việc thẩm định dự án của khách hàng khi vay vốn nên tránh được phần
nào tình trạng nợ khó đòi, giảm rủi ro tín dụng cho chi nhánh.
Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ:
Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân
hàng. Trong năm 2007, nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh là 0,1%; giảm
0.5% so với năm 2006. Đây là điều đáng mừng vì tỷ số này càng thấp thì hiệu
quả tín dụng càng cao, cho thấy nợ quá hạn của chi nhánh thấp. Năm 2008, tỷ số
này tăng đến 10,5% thể hiện nợ quá hạn khó đòi của chi nhánh tăng cao.
Vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân
hàng trong một kỳ nhất định mà cụ thể ở BIDV chi nhánh Cần Thơ mà ta đang
xem xét là một năm. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng tốt và đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh khá cao chứng tỏ
chi nhánh hoạt động có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cụ thể năm 2006
và 2007, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 3,7 vòng; đến năm 2008, vòng
quay vốn tín dụng giảm còn 3,1 vòng. Qua sự sụt giảm của vòng quay tín dụng
trong năm 2008 cho thấy đồng vốn của chi nhánh giảm trong năm này, điều này
chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh giảm. Vì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ.pdf