Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU. 1

1.1. Sự cần thiết của đề tài. 1

1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn . 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3

1.3.1. Không gian . 3

1.3.2. Thời gian. 3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU. 4

2.1. Phương pháp luận . 4

2.1.1Những vấn đề cơ bản về tín dụng . 4

2.1.1.1. Khái niệm tín dụng . 4

2.1.1.2. Bản chất tín dụng . 4

2.1.1.3. Phân loại tín dụng . 5

2.1.1.4. Chức năng của tín dụng . 6

2.1.1.5. Vai trò của tín dụng . 6

2.1.2. Các khái niệm về nợ . 8

2.1.2.1. Dư nợ . 8

2.1.2.2. Nợ quá hạn . 8

2.1.2.3. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ . 8

2.1.3. Phân loại nợ . 8

2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong ngân hàng . 9

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 11

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 11

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 11

CHƯƠNG 3 - GIỚI THIỆU TỘNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN –

HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH CẦN THƠ . 12

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 12

3.2. Nguyên tắc hoạt động . 15

3.3. Cơ cấu tổ chức . 16

3.4. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận . 16

3.5. Một số quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân

hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) . 18

3.5.1. Nguyên tắc vay vốn . 18

3.5.2. Điều kiện vay vốn . 18

3.5.3. Đối tương cho vay . 18

3.5.4. Các phương thức cho vay . 19

3.5.5. Thời hạn cho vay . 19

3.5.6. Trả nợ gốc và lãi . 19

3.5.7 Quy tắc xử lý nợ vay . 20

3.5.8. Lãi suất cho vay. 20

3.5.9. Quy trình cho vay . 20

3.5.10. Định mức cho vay . 22

3.5.11. Kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm (2006 -2008) . 23

3.6. Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng năm 2008 . 27

3.6.1. Thuận lợi . 27

3.6.2. Khó khăn . 28

3.7. Định hướng phát triển . 28

3.7.1. Tôn chỉ hoạt động . 28

3.7.2. Mục tiêu tổng quát. 28

3.7.3. Kế hoạch trong thời gian tới . 29

CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH CẦN THƠ . 30

4.1. Phân tích tình hình huy động vốn . 30

4.1.1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng . 30

4.1.2. Tình hình huy động vốn . 32

4.2. Phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng . 37

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay . 37

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng . 37

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế . 41

4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ . 45

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn . 45

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế . 49

4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ . 53

4.2.3.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng . 53

4.2.3.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế . 57

4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu . 61

4.2.4.1. Tình hình nợ xấu theo thời hạn . 61

4.2.4.2. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế . 65

4.3. Đánh giá hoạt động tín dụng qua 3 năm của ngân hàng thông qua các

chỉ số tài chính . 70

4.3.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động . 71

4.3.2. Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản . 71

4.3.3. Chỉ tiêu rủi ro tín dụng . 71

4.3.4. Chỉ tiêu hệ số thu nợ . 72

4.3.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng . 72

CHƯƠNG 5 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG. 73

5.1. Những mặt đã đạt được và tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng của

ngân hàng . 73

5.1.1. Những mặt đã đạt được . 73

5.1.2. Những tồn tại và hạn chế. 73

5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng . 75

5.2.1. Nâng cao nguồn vốn huy động . 75

5.2.2. Nâng cao hiệu quả tín dụng . 76

CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 79

6.1. Kết luận . 79

6.2. Kiến nghị . 80

Tài liệu tham khảo . 83

pdf90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 30 CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn 4.1.1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động tín dụng kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trưởng tương đối cao. Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn khác, và đến năm 2006 khi ngân hàng chuyển đổi qui mô thành ngân hàng TMCP thì nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng nhảy vọt. Bảng số liệu sau sẽ thể hiện cụ thể tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 31 Bảng 02: Tình hình tổng quát nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Vốn huy động 770.001 58,22 9.896.654 80,02 11.743.226 81,66 9.126.653 1185,3 1.846.572 18,7 Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 31.674 2,40 51.899 0,42 25.473 0,18 20.225 63,9 -26.426 -50,9 Tài sản nợ khác 9.512 0,72 240.478 1,94 345.955 2,41 230.966 2428,2 105.477 43,9 Vốn và các quỹ 511.295 38,66 2.178.409 17,61 2.266.655 15,76 1.667.114 326,1 88.246 4,1 Tổng 1.322.482 100 12.367.441 100 14.381.310 100 11.044.959 835,2 2.013.869 16,3 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 32 Qua nguồn số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 tổng nguồn vốn là 1.322.482 triệu đồng qua năm 2007 là 12.367.441 triệu đồng tăng 11.044.959 triệu đồng và 835,2% so với năm 2006, có sự tăng trưởng như vậy là do ngân hàng đã chuyển đổi qui mô từ ngân hàng nông thôn sang Ngân hàng TMCP. Đến năm 2008 nguồn vốn của ngân hàng là 14.381.310 triệu đồng, tiếp tục tăng 2.013.869 triệu đồng với tốc độ tăng 16,3% so với năm 2007. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động tăng qua các năm. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của ngân hàng xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế ngày càng tăng và ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi cho vay; do đó ngân hàng cần phải khơi tăng nguồn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động. Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng lượng vốn huy động thường xuyên chiếm tỷ trọng cao. Trong năm 2006, vốn huy động chiếm 58,22% trên tổng nguồn vốn, sang năm 2007 là 80,02% và năm 2008 là 81,66%. Ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn tăng lên hàng năm, điều này cho thấy ngân hàng đã chú trọng hơn trong khâu huy động vốn, một khâu quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó là cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn lớn để hoạt động và phát triển. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua ngân hàng luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn vừa duy trì khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tư vốn. Các nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vốn khác là các khoản vốn từ vốn tài trợ ủy thác đầu tư, tài sản nợ khác và các quỹ. Tuy nhiên, nó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của ngân hàng thêm dồi dào cho phép ngân hàng chủ động trong việc cho vay đối với các chủ thể kinh tế và dân cư. 4.1.2. Tình hình huy động vốn Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 33 doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vay trò trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng đồng thời đáp ứng nhu cầu gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn. Đối với ngân hàng vốn huy động là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn nên ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ luôn linh hoạt trong công tác huy động vốn nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế khác, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư. Cụ thể tình hình nguồn vốn huy động qua 3 năm như sau: www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 34 Bảng 03 - Tình hình huy động vốn 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tiền gửi tổ chức tín dụng khác 402.000 52,2 7.091.785 71,7 2.235.084 19,0 6.689.785 1664,1 -4.856.701 -68,5 2. Tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế khác 368.001 47,8 2.804.869 28,3 9.508.142 81,0 2.436.868 662,2 6.703.273 239,0 Tổng 770.001 100,0 9.896.654 100,0 11.743.226 100,0 9.126.653 1185,3 1.846.572 18,7 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 35 Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận xét như sau: - Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua các năm, năm 2007 đạt 9.896.654 triệu đồng tăng 9.126.653 tương với 1185,3%. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn huy động tăng 1.846.572 triệu đồng tương ứng với 18,7% so với năm 2007, mức tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu là do lượng vốn huy động trong năm tăng cao. - Trong thời gian qua ngân hàng đã thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ban điều hành, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác những chứng từ trên máy tính cũng như trong kiểm đếm nên tạo được sự uy tính đối với khách hàng nên lượng giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy, vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng. * Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác Tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu chuyển tiền dịch vụ, thanh toán liên ngân hàng… Mỗi ngân hàng phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước và một số tổ chức tín dụng khác, nhằm để thực hiện các khoản thanh toán, chuyển tiền, chi trả (thông qua các dịch vụ chi hộ, ủy nhiệm chi, séc…) cho khách hàng ở ngân hàng khác. Đây cũng là khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của các ngân hàng bạn khi phát sinh tình trạng thừa vốn, và nếu khách hàng cần vay thì số vốn này sẽ được điều chuyển và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể năm 2006 nó chiếm trọng 52,2%, sang đến năm 2007 vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn tới 71,7% tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn lớn từ các tổ chức tín dụng không phải là một biện pháp an toàn cho hoạt động kinh doanh của SHB. Thấy được điều này nên sang năm 2008, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đã được kiểm soát, chỉ còn chiếm 19,0% tổng nguồn vốn huy động. Việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo cho SHB có được nguồn vốn ổn định cho phát triển kinh doanh. Tình hình số tiền qua 3 năm như sau: tiền gửi của tổ chức tín dụng năm 2007 đạt 7.091.785 www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 36 triệu đồng tăng 6.689.785 triệu đồng tương ứng tăng 1664,1% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc tăng gấp nhiều lần như vậy là do năm 2007, ngân hàng đã phát triển thành ngân hàng TMCP với qui mô hoạt động lớn hơn nhiều so với năm 2006 là ngân hàng nông thôn, có quan hệ giao dịch với nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong khu vực cũng như trong cả nước. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì lượng tiền gửi này đã giảm xuống còn 2.235.084 triệu đồng, như vậy năm 2008 đã giảm 4.856.701 triệu đồng tương đương giảm 68,5% so với năm 2007. Việc giảm sút của tiền gửi tình hình năm 2008 các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác đều thiếu vốn, nên họ hạn chế gửi tiền nhiều ở ngân hàng khác mà họ tận dụng nguồn tiền đó để đầu tư hoặc cho vay để thu lợi nhuận. * Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế khác Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế khác chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng, nguồn vốn từ loại tiền gửi này càng lớn thì chứng tỏ ngân hàng càng được người dân và các tổ chức kinh tế biết đến càng nhiều. Trong năm 2006, tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác chiếm tỷ trọng 47,8% trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2007 thì tỷ trọng của tiền gửi loại này giảm còn 28,3%. Qua đó, ta thấy trong năm 2007 đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng và các dân cư giử tiết kiệm. Lý do là trong thời gian này số lượng các doanh nghiệp mới thành lập thanh toán qua ngân hàng trên địa bàn tăng không nhiều và người dân thì có một nguồn đầu tư sinh lợi lớn hơn lãi suất của ngân hàng đó là bất động sản, thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, sang năm 2008 thì tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế lại tăng cao chiếm 81,0% trên nguồn vốn huy động. Điều này là do ngân hàng có nhiều hình thức khuyến mãi, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ nên thu hút được nhiều khách hàng biết đến, gửi tiền và giao dịch tại ngân hàng. Khi nhìn về mặt số tiền của tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư thì ta thấy nó đều tăng hàng năm. Năm 2007 tăng 2.436.868 triệu đồng tương ứng với 662.2% so với năm 2006; năm 2008 tăng 6.703.273 triệu đồng với tốc độ tăng 239,0% so với năm 2007. Đối với loại tiền gửi này khách hàng là các doanh nghiệp, www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 37 người dân thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong tỉnh. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tiền vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng, hoặc khi khách hàng có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Nhận ra được điều đó, ngân hàng đã mở rộng công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với khách hàng nên đã ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền. Qua phân tích trên ta thấy: nguồn vốn huy động theo cơ cấu của SHB có sự dịch chuyển lớn theo hướng đảm bảo cho sự phát triển ổn định cho ngân hàng, và nguồn vốn huy động được năm sau luôn cao hơn năm trước, cho thấy sự phát triển và lớn mạnh của ngân hàng qua từng năm. Kết quả đạt được này là do trong những năm qua ngân hàng luôn theo dõi diễn biến lãi suất trên thị trường nhằm đưa ra biểu lãi suất huy động mang tính cạnh tranh cao nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng nhằm thu hút khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, ngoài ra ngân hàng còn có những chương trình tiết kiệm dự thưởng để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân. 4.2. Phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay Trong những năm qua Ngân hàng TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập nhanh với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng theo nhiều loại thời hạn và trên mỗi lĩnh vực ngành nghề. Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn. 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Trong những năm qua, Ngân hàng đã cố gắng tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng cũ và không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Điều này đã làm cho doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 38 Bảng 4 - Doanh số cho vay theo thời hạn 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 480.776 67,0 4.146.451 69,6 5.647.340 66,3 3.665.675 762,4 1.500.889 36,2 Trung và dài hạn 236.398 33,0 1.809.209 30,4 2.875.641 33,7 1.572.811 665,3 1.066.432 58,9 Tổng 717.174 100,0 5.955.660 100,0 8.522.981 100,0 5.238.486 730,4 2.567.321 43,1 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 39 Doanh số cho vay theo thời hạn ( 2006 - 2008) 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Biểu đồ 01 - Doanh số cho vay theo thời hạn trong 3 năm (2006, 2007 và 2008) Nhìn vào doanh số cho vay ta thấy đồng vốn của ngân hàng ngày càng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, ngân hàng cho vay đối với các tổ chức kinh tế để đầu tư trang thiết bị, thực hiện đầu tư vốn theo kế hoạch các dự án xây dựng cơ bản, xây lắp của Nhà nước, tư nhân, cá thể, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn… phục vụ cho việc làm ăn mua bán, đời sống hằng ngày… Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua 3 năm chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng khá tốt. Cụ thể như năm 2006 doanh số cho vay của ngân hàng là 717.174 triệu đồng, qua năm 2007 là 5.955.660 triệu đồng, tăng 5.238.486 triệu đồng ứng với 730,4%, và đến năm 2008 là 8.522.981 triệu đồng, tăng 2.567.321 triệu đồng tương ứng 43,1%. Mặc dù, tổng doanh số cho vay đều tăng hàng năm, nhưng cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn thì có biến động. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn, hơn 66% trên tổng doanh thu cho vay. * Doanh số cho vay ngắn hạn Trong những năm qua Ngân hàng SHB đã thực hiện cho vay ngắn hạn ngày một tăng cao, cụ thể như: cho vay ngắn hạn trong năm 2006 đạt 480.776 triệu đồng chiếm 67,0% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2007 thì tăng lên đạt đến www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 40 4.146.451 triệu đồng, tăng 3.665.675 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 762,4%, về tỷ trọng cũng tăng lên và chiếm 69,6%. Đến năm 2008 với tốc độ tăng 36,2% so với năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm đến 1.500.889 triệu đồng, chiếm tỷ là 66,3% trong tổng số cho vay ứng với số tiền là 5.647.340 triệu đồng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn như vậy là do phần lớn Ngân hàng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi heo, cá, mua bán, sản xuất nhỏ,… mà các ngành nghề này đa số có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh trong một thời gian ngắn hạn, nên nếu cần vốn thì họ cũng sẽ vay ngắn hạn. Hơn nữa thời gian qua Ngân hàng chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay không ổn định do ảnh hưởng giá cả hàng hóa tăng cao, dịch bệnh. * Doanh số cho vay trung và dài hạn Bên cạnh doanh số cho vay ngắn hạn thì cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay. Chẳng hạn năm 2006 cho vay trung dài hạn chiếm 33,0%, sang năm 2007 giảm xuống còn 30,4%, tuy nhiên đến năm 2008 thì tỷ trọng cũng tăng lên được 33,7% doanh số cho vay. Tuy về mặt cơ cấu, doanh số cho vay trung dài hạn có biến động giảm vào năm 2007 nhưng về mặt số tiền thì nó đều tăng hàng năm. Điều này thể hiện ở khoản cho vay trung và dài hạn của ngân hàng năm 2007 đạt 1.809.209 triệu đồng tăng 1.572.811 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ 665,3% và tiếp tục tăng đến 2.875.641 triệu đồng trong năm 2008 với tỷ lệ tăng 58,9% so với năm 2007. Các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, sự biến động doanh số cho vay năm 2007 và 2008 cho thấy nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh ngày càng cao và các dự án, phương án có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả về kinh tế. Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm do một số cá nhân, hộ kinh doanh muốn mở rộng qui mô và thị trường nhưng chưa đủ vốn vì thế họ đi vay ngân hàng, mặt khác nhu cầu bổ sung vốn của các đơn vị ngày càng www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 41 tăng, đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng chịu khó tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực cấp tín dụng nên không chỉ giữ được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm một số khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, cộng thêm lãi suất của ngân hàng có nhiều ưu đãi và tương đối ổn định đối với khách hàng. 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Cùng với sự đa dạng các ngành nghề trong nền kinh tế dẫn đến nhu cầu về vốn để phát triển, mở rộng sản xuất cũng tăng theo. Do vậy, doanh số cho vay theo ngành kinh tế có nhiều biến động qua 3 năm 2006 - 2008, thể hiện ở bảng số liệu dưới đây. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 42 Bảng 05 - Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông, lâm nghiệp 179.067 25,0 876.987 14,7 3.033.264 35,6 697.920 389,8 2.156.277 245,9 Thương nghiệp 538.107 75,0 2.026.388 34,0 4.643.007 54,5 1.488.281 276,6 2.616.619 129,1 Thủy sản 919.713 15,4 174.408 2,0 - - -745.305 -81,0 Xây dựng 2.046.967 34,4 109.748 1,3 - - - 1.937.219 -94,6 Ngành khác 85.605 1,4 562.554 6,6 - - 476.949 557,2 Tổng 717.174 100,0 5.955.660 100,0 8.522.981 100,0 5.238.486 730,4 2.567.321 43,1 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 43 * Ngành nông lâm nghiệp Trong năm 2006, ngân hàng vừa mới chuyển từ ngân hàng nông thôn sang ngân hàng TMCP nên số khách hàng biết đến ngân hàng chưa nhiều, số lượng khách hàng chủ yếu là những khách hàng củ đã quen thuộc từ trước. Vì thế, trong năm này ngân hàng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thương nghiệp. Cụ thể là năm 2006 ngân hàng cho vay trong ngành nông lâm nghiệp là 179.067 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25%, sang năm 2007 thì tăng lên đạt 876.987 triệu đồng, tuy số tiền đã tăng 697.920 triệu đồng hay tăng 389,8% so với năm 2006 nhưng xét về mặt tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp so với toàn ngành thì nó lại giảm chỉ còn chiếm tỷ trọng 14,7%. Sở dĩ trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp là do trong 2 năm này Ngân hàng đã thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp xuống, tăng tỷ trọng đối với ngành thương mại và những ngành khác lên. Tuy nhiên, sang năm 2008 thì tỷ trọng của ngành này đã có sự chuyển biến theo hướng tăng mạnh, đã tăng lên 35,6% trên tổng doanh số cho vay. Cụ thể về số tiền thì mức cho vay đối với ngành này tăng mạnh đạt 3.033.264 triệu đồng, tăng thêm 2.156.277 triệu đồng ứng với 245,9% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ tuy ngân hàng đã trở thành ngân hàng TMCP nhưng ngân hàng vẫn chú trọng đến lĩnh vực nông lâm nghiệp, đây vẫn là ngành được Ngân hàng coi trọng; vì thế Ngân hàng đã đẩy mạnh tăng doanh số cho vay đối với ngành này lên. * Ngành thương nghiệp Bên cạnh ngành nông lâm nghiệp thì ngành thương nghiệp còn chiếm một vị trí lớn hơn trong cơ cấu cho vay của mình. Ở năm 2006, ngân hàng đã cấp tín dụng 538.107 triệu đồng cho lĩnh vực thương nghiệp chiếm tới 75,0% trên doanh số cho vay. Sở dĩ ngành thương nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn như vậy trong năm này là vì đây là năm ngân hàng chuyển lên trở thành ngân hàng thương mại cổ phần chuyên bán lẽ nên rất chú trọng cho vay đối với lĩnh vực thương mại. Sang năm 2007, ngân hàng vẫn nhắm đến ngành này và đã cấp tín dụng 2.026.388 triệu đồng chiếm tỷ lệ 34,0% trong tổng doanh số cấp tín dụng, về số tuyệt đối đã tăng 1.488.281 triệu đồng ứng với 276,6% so với năm 2006. Tỷ trọng của ngành này giảm trong năm www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại NH TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ GVHD: T/s Võ Thành Danh SVTH: Huỳnh Hữu Trọng 44 2007 là do Ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng thêm nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác, chứ không còn cấp tín dụng chủ yếu cho ngành thương nghiệp và nông lâm nghiệp như năm trước nữa. Đến năm 2008 thì doanh số tín dụng đối với ngành này tiếp tục tăng lên, đạt 4.643.007 triệu đồng, tăng 2.616.619 triệu đồng tương ứng 129,1% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 54,5% trên doanh số cho vay. Điều này cho thấy tuy ngân hàng đã mở rộng cơ cấu tín dụng cho nhiều ngành nghề, nhưng thương nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn mà Ngân hàng hướng đến. * Ngành thủy sản Từ năm 2007 khi ngân hàng đã ổn định hoạt động vững vàng thì ngân hàng đã mở rộng thêm lĩnh vực cho vay đó là ngành thủy sản, ngành xây dựng và những ngành khác. Với ngành thủy sản ở năm 2007 ngân hàng đã cấp tín dụng 919.713 triệu đồng, đây là một số rất lớn chiếm tỷ trọng 15,4%, lý giải cho điều này là do năm 2007, ngành thủy sản trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung phát triển rất mạnh. Các nhà nuôi trồng thủy sản phát triển rất mạnh, và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cũng tăng nhiều trong năm 2007, vì vậy nhu cầu vốn hoạt động trong ngành này rất lớn. Tuy nhiên trong năm 2008 thì ngân hàng chỉ còn cho vay 174.408 triệu đồng chỉ chiếm 2,0% trong tổng doanh số cho vay, như vậy doanh số cho vay đã giảm 745.305 triệu đồng tương ứng với 81,0% so với năm 2007. Lý do là năm 2008 ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn nên mọi người chuyển sang lĩnh vực khác nhiều, nhu cầu vốn vì đó cũng giảm xuống. * Ngành xây dựng Bên canh ngành thủy sản thì ngành xây dựng cũng bắt đầu được SHB cấp tín dụng vào năm 2007, với doan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ.pdf
Tài liệu liên quan