MỤC LỤC
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU . 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . . 1
1.2.1 Mục tiêu chung. 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2
1.3.1 Không gian. 2
1.3.2 Thời gian . . 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. . 2
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN . . . 3
2.1.1 Khái niệm tín dụng và phân loại tín dụng . 3
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng . 3
2.1.1.2 Phân loại tín dụng . . . 3
2.1.2 Chức năng của tín dụng. 4
2.1.3 Đảm bảo tín dụng . 4
2.1.4Khái quát về tín dụng ngắn hạn . 6
2.1.4.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn . 6
2.1.4.2 Nguyên tắc cho vay . 6
2.1.4.3 Điều kiện cho vay . . . 7
2.1.4.4 Đối tượng cho vay . . 8
2.1.4.5 Thời hạn cho vay . . . 8
2.1.4.6 Lãi suất cho vay . 9
2.1.4.7 Mức cho vay . 9
2.1.4.8 Phương thức cho vay . . 9
2.1.5 Quy trình cho vay . 11
2.1.6 Rủi ro tín dụng . 18
2.1.7 Nợ xấu . 18
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy
7
2.1.8 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn . 20
2.1.8.1 Doanh số cho vay . . . 20
2.1.8.2 Doanh số thu nợ . 20
2.1.8.3 Dư nợ tín dụng. 20
2.1.8.4 Nợ xấu . 20
2.1.8.5 Vòng quay vốn tín dụng. 20
2.1.8.6 Hệ số thu nợ . 21
2.1.8.7 Tỷ lệ nợ xấu . 21
2.1.8.8 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trênvốn huy động . 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu . . . 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. 21
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 22
CHƯƠNG III
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT
NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 23
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG . 23
3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam . 23
3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ . 24
3.2CƠ CẤU VÀ SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC . 25
3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức . 25
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban . 25
3.2.3 Tình hình nhân sự . 27
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG
HẢI VIỆTNAM -CHI NHÁNH CẦNTHƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 . 27
3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2009 . 30
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM –CHI NHÁNH CẦN THƠ . 32
4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006 –2008
32
4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng . . 32
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy
8
4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng . 35
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
. . 38
4.2.1 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn trong tổng cơ cấu cho vay. 39
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn . 39
4.2.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn . . 40
4.2.1.3 Tình hình dư nợ theo th ời hạn . . 42
4.2.1.4 Tình hình nợ xấu theo thời hạn . 44
4.2.2 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế . 45
4.2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn . 45
4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn . 47
4.2.2.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn . . 49
4.2.2.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn . 51
4.2.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn thông qua một số chỉ tiêu . 52
4.2.3.1 Dư nợ trên tổng vốn huy động . . 52
4.2.3.2 Hệ số thu nợ . 53
4.2.3.3 Tỷ lệ nợ xấu . 53
4.2.3.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn . 54
CHƯƠNG V
NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH
CẦN THƠ 55
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG . 55
5.1.1 Thuận lợi . . 55
5.1.2 Khó khăn . . 55
5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG . 56
5.2.1 Đối với công tác huy động vốn . 56
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy
9
5.2.2 Đối với công tác cho vay . . 56
5.2.3 Đối với công tác thẩm định kiểm tra và hạn chế rủi ro tín dụng . 56
CHƯƠNG VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 57
6.1 KẾT LUẬN . . 57
6.2 KIẾN NGHỊ. . 58
67 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ
quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy
đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có
thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.
Những rủi ro của Ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào những dạng sau
đây:
- Rủi ro tín dụng: rủi ro xảy ra khi cho vay mà Ngân hàng thương mại không
thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ cả gốc và lãi sau khi đáo hạn.
- Rủi ro lãi suất: rủi ro gắn liền với sự biến động của lãi suất trên thị trường.
Đây là loại rủi ro quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại.
- Rủi ro về tỷ giá: rủi ro gắn liền với sự biến động của tỷ giá hối đoái.
- Rủi ro về thanh toán: khi ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không
được giải quyết kịp thời, có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Trong bốn loại rủi ro chủ yếu trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gắn
liền với hoạt động của Ngân hàng thương mại vì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan
trọng của Ngân hàng thương mại và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đầu tư của
Ngân hàng.
2.1.7 Nợ xấu:
2.1.5.1 Khái niệm:
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước về phân loại nợ.
2.1.5.2 Phân loại nợ:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi
đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn
lại.
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 28
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu ( đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả
nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn được điều chỉnh lần đầu).
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các
khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định.
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ được phân loại và nhóm 3 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn.
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 29
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định ( khoản 2 điều 6 QĐ
18/2007/QĐ-NHNN).
2.1.8 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn:
Trong hoạt động của Ngân hàng, mục tiêu chính là làm thế nào để nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lương tín dụng cũng
không kém phần quan trọng, vì thế để đánh giá hiệu quả chất lượng tín dụng ta dựa
vào các chỉ tiêu sau:
2.1.8.1 Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng
phát vay trong một khoản thời gian nào đó không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa
trong một thời gian nhất định, thường là theo tháng, quý hoặc năm.
2.1.8.2 Doanh số thu nợ:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi
đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
2.1.8.3 Dư nợ tín dụng:
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một
thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu
doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
2.1.8.4 Nợ xấu:
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng
trả nợ cho Ngân hàng. Các khoản nợ này nằm trong nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 trong
bảng phân loại nợ.
2.1.8.5 Vòng quay vốn tín dụng: (vòng).
Vòng quay vốn tín dụng =
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình luân chuyển vốn cho vay, thời gian thu hồi nợ
nhanh hay chậm. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn bình quân
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 30
2.1.8.6 Hệ số thu nợ: ( %).
Hệ số thu nợ ngắn hạn = x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng trong một thời kỳ kinh
doanh nhất định. Hệ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi vốn của Ngân
hàng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh trong một
kỳ kinh doanh nào đó, một đồng vốn cho vay của Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu
đồng lời.
2.1.8.7 Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn = x100%
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, đồng thời phản ánh
mức độ rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải gánh chịu. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy
chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó cao, rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Do đó,
hầu hết các Ngân hàng đều cố gắng kéo tỷ lệ này xuống mức thấp nhất.
2.1.8.8 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động:
Phản ánh lượng vốn huy động được có đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay của
Ngân hàng không.
Tỷ lệ < 1: Lượng vốn huy động được dồi dào, đảm bảo cho hoạt động cho vay,
ngoài ra còn có thể sử dụng cho hoạt động khác.
Tỷ lệ = 1: Vốn huy động đủ đáp ứng cho hoạt động cho vay.
Tỷ lệ > 1: Vốn huy động không đủ để cho vay, Ngân hàng phải bổ sung bằng
nguồn khác.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu đề tài được thu thập từ số liệu thứ cấp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải
chi nhánh Cần Thơ thông qua các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết hoạt động cụ thể
như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006,
2007, 2008 và các tài liệu khác có liên quan được thu thập từ sách, báo, tạp chí, từ
mạng internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn
Nợ xấu ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 31
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối qua các năm, qua đó
thấy được sự chênh lệch tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn
hạn của Ngân hàng. Đồng thời dùng các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động tín
dụng ngắn hạn.
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 32
CHƯƠNG III
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT
NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam:
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Maritime Commercial Join Stock Bank.
- Tên viết tắt: Maririme Bank – MSB.
3.1.1.1 Sự hình thành:
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) là Ngân hàng TMCP
được thành lập theo giấy phép số 001/NH-GP ngày 08/06/1991 của NHNN Việt Nam,
thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập của Ngân hàng là 25 năm. Tuy nhiên, theo
điều lệ sữa đổi của Ngân hàng đã được NHNN phê duyệt tại quyết định số 719/QĐ-
NHNN ngày 07/07/2003, thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm.
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam là Ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt
Nam chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 12/07/1991 tại TP Cảng Hải
Phòng. Với bề dày kinh nghiệm gần 18 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính –
Ngân hàng và có cổ đông chiến lược là Tập đoàn Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty
Hàng hải, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
(Bảo Việt),…, Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh
trong thời kỳ hội nhập.
3.1.1.2 Chức năng:
Với chức năng là một Ngân hàng thương mại nên các nghiệp vụ của Maritime
Bank cũng giống như các Ngân hàng thương mại khác, bao gồm:
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn.
- Chiết khấu chứng từ có giá.
- Góp vốn tham gia vào các tổ chức kinh tế.
- Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Kinh doanh ngoại hối.
- Tài trợ thương mại.
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 33
- Các dịch vụ Ngân hàng khác.
3.1.1.3 Sự phát triển và mạng lưới sản phẩm:
- Maritime Bank đã được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong 6 Ngân hàng
Thương mại Việt Nam tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán.
Maritime Bank đã triển khai thành công Dự án này và được World Bank tài trợ cho giai đoạn
2 của dự án trên. Kết thúc giai đoạn này, Maritime Bank sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống
Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
- Maritime Bank có mạng lưới giao dịch từ Bắc tới Nam với hệ thống các chi nhánh,
phòng giao dịch tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ. Maritime Bank đã thiết
lập quan hệ với hơn 200 Ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới nhằm
thúc đẩy tốc độ hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện tại, Maritime Bank đã là thành viên của
nhiều tổ chức liên Ngân hàng trong nước và thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp
hội Ngân hàng Châu Á, tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, đại lý chuyển tiền nhanh toàn
cầu Money Gram,… với mục đích nâng cao vị thế của Maritime Bank trong thị trường tài
chính Việt Nam và hội nhập kinh tế thế giới.
3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ:
- Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.
- Tên viết tắt: MSB Cần Thơ.
- Địa chỉ: Số 40 - đường Phan Đình Phùng - quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ.
- Điện thoại: 07103.820.214 – Fax: 07103.829.529.
- Website: www.msb.com.vn
- MSB Cần Thơ là một trong các chi nhánh cấp 1 của hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam. MSB Cần Thơ được thành lập vào Ngày 15/11/1993, sau 16 năm hoạt động
MSB Cần Thơ vẫn là một trong các chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả của hệ thống
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, phần nào cũng đã đóng góp vào sự lớn mạnh chung
của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 34
3.2 CƠ CẤU VÀ SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC:
3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA MSB CẦN THƠ
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
3.2.2.1 Giám đốc
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ , phạm vi hoạt
động của chi nhánh.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các
phòng ban.
- Quyết định việc đầu tư, bảo lãnh trong phạm vi được Tổng Giám đốc ủy quyền.
- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.
- Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của chi nhánh và mọi hoạt động tài
chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng Quản trị, Tổng Giám
đốc.
3.2.2.2 Phó Giám đốc
Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt
động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm
định vốn.
Ban Giám đốc
Phòng tín dụng Phòng kế toán Phòng dịch vụ khách hàng Phòng tổng hợp
PGD An Thới PGD Hưng Lợi
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 35
3.2.2.3 Phòng dịch vụ khách hàng
- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.
- Thực hiện gửi, rút các loại: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ
hạn, tiền gửi thanh toán, các loại kỳ phiếu, tín phiếu và chứng từ có giá khác,…
- Thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay đối với khách hàng.
- Mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối.
- Các giao dịch khác trong chức năng được cho phép.
- Huy động và quản lý vốn.
3.2.2.4 Phòng tín dụng
- Thực hiện mọi hoạt động cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu,…
- Bảo lãnh.
- Ứng vốn và chiếc khấu chứng từ có giá.
- Thực hiện thanh toán quốc tế, dịch vụ Ngân hàng.
- Quan hệ với Ngân hàng đại lý nước ngoài.
3.2.2.5 Phòng kế toán
- Quản lý tài chính và hạch toán kế toán.
- Thực hiện công tác thanh toán tập trung liên hàng nội bộ.
- Quan hệ kế toán với các Ngân hàng khác
3.2.2.6 Phòng tổng hợp
- Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ.
- Thực hiện chức năng hành chính văn phòng.
- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự, tiền lương, chế độ chính sách…
- Tổng hợp các hoạt động kinh doanh toàn Ngân hàng.
- Thực hiện công tác quan hệ đối ngoại.
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ hành chính, quản trị bộ máy hoạt động.
3.2.2.7 Phòng giao dịch (An Thới và Hưng Lợi)
- Thực hiện hoạt động cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, ứng vốn giấy tờ có giá).
- Cam kết bảo lãnh, cam kết thanh toán.
- Huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán và chuyển tiền.
- Thực hiện giải ngân thu nợ, thu lãi.
- Mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối.
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 36
3.2.3 Tình hình nhân sự
Năm 2008, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có 46 cán
bộ công nhân viên, trong đó:
- Đại học: 44 cán bộ.
- Dưới Đại học: 2 cán bộ.
Chi nhánh với đội ngũ nhân viên trẻ và có trên 95% nhân viên có trình độ Đại
học. Chính điều này sẽ góp phần vào sự phát triển của chi nhánh nói riêng và của cả hệ
thống Maritime Bank nói chung.
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG
HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008.
ĐVT: Triệu đồng.
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số % Số %
a. Tổng thu nhập 8.136 9.371 15.309 1.235 15,18 5.938 63,36
Thu nhập từ lãi 6.176 7.185 12.784 1.009 16,34 5.599 77,93
Thu nhập ngoài lãi 1.960 2.186 2.525 226 11,53 339 15,51
b. Tổng chi phí 4.317 5.176 9.392 859 19,9 4.216 81,45
Chi phí từ lãi 3.341 3.882 7.388 541 16,19 3.506 90,31
Chi phí ngoài lãi 976 1.294 2.004 318 32,58 710 54,87
c. Lợi nhuận trước
thuế: (a - b).
3.819 4.195 5.917 376 9,85 1.722 41,05
d. Thuế TNDN 1.069 1.175 1.657 106 9,92 482 41,02
e. Lợi nhuận sau thuế
(c – d).
2.750 3.020 4.260 270 9,82 1.240 41,06
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007,
2008
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 37
Triệu đồng
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
18,000
2006 2007 2008 Năm
S
ố
t
iề
n Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận trước thuế
HÌNH 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp nói chung thì làm thế
nào để quá trình kinh doanh của mình có hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng, nó
quyết định sự tồn vong của một Doanh nghiệp. Đặc biệt đối với Ngân hàng, Ngân
hàng cũng là một Doanh nghiệp nhưng chỉ khác với các Doanh nghiệp khác ở chỗ, sản
phẩm mà Ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt – là tiền tệ và Ngân
hàng kinh doanh không phải trên nguồn vốn tự có của mình mà là kinh doanh trên
nguồn vốn huy động được từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì thế mà
làm thế nào để việc kinh doanh của Ngân hàng thực sự có hiệu quả lại là vấn đề quan
trọng hơn nữa. Đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
cũng thế, làm thế nào để kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất
là vấn đề mà toàn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng đã và đang rất quan tâm. Tình
hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007, 2008 được phân tích
qua bảng số liệu trên như sau:
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng
tăng qua các năm, cụ thể như sau: năm 2007 lợi nhuận của Ngân hàng tăng 270 triệu
đồng hay tăng 9,82% so với năm 2006. Đến năm 2008 lợi nhuận Ngân hàng tăng
1.240 triệu đồng hay tăng 41,06% so với lợi nhuận của năm 2007. Nguyên nhân làm
cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2008 là do Ngân
hàng có các biện pháp quản lý nguồn vốn hiệu quả, đồng thời đảm bảo được khả năng
thu hồi vốn gốc và lãi. Ngoài ra, lợi nhuận của Ngân hàng còn do ảnh hưởng của các
nhân tố sau:
- Nhân tố về thu nhập: theo bảng số liệu ta thấy thu nhập của Ngân hàng tăng liên
tục qua các năm. Trong năm 2006, tổng thu nhập của Ngân hàng là 8.136 triệu đồng.
Đến năm 2007 thu nhập của Ngân hàng tăng 1.235 triệu đồng hay tăng 15,18% so với
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 38
năm 2006. Năm 2008 thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng 63,36% tương ứng với
5.938 triệu đồng so với năm 2007.
Trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu nhập từ lãi là chủ yếu và thu nhập từ
lãi cũng tăng qua các năm, qua bảng số liệu cụ thể ta thấy: thu nhập từ lãi năm 2007
tăng 16,34% hay tăng 1.009 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 tốc độ này
tăng ở mức rất cao 77,93% tức tăng 5.599 triệu đồng so với năm 2007, đã góp phần
đáng kể trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Thu nhập từ lãi của Ngân hàng tăng
nhanh qua các năm, nguyên nhân là do Ngân hàng quản lý nguồn vốn cho vay có hiệu
quả, đảm bảo được khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn thông qua việc Ngân hàng
ngày càng thu hút được nhiều khách hàng có uy tín, đa dạng hóa các hình thức cho
vay, cho vay đủ thành phần kinh tế, đơn giản hóa các thủ tục cho vay. Đồng thời, Ngân
hàng còn thực hiện chính sách lãi suất cho vay khá linh hoạt.
Đối với thu nhập ngoài lãi, mặc dù số lượng cũng như tốc độ tăng của không cao
như thu nhập từ lãi nhưng cũng đã góp phần vào việc làm tăng tổng thu nhập của Ngân
hàng. Nguyên nhân làm cho thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng tăng chưa cao là do
hiệu quả từ việc kinh doanh trong các lĩnh vực về dịch vụ chưa cao cũng như Ngân
hàng ít chú trọng đến việc phát triển trong các lĩnh vực về dich vụ.
- Nhân tố về chi phí: Bên cạnh thu nhập của Ngân hàng tăng lên hàng năm thì chi
phí từ hoạt động của Ngân hàng cũng tăng lên. Cụ thể, tổng chi phí năm 2006 là 4.317
triệu đồng. Đến năm 2007 chi phí tăng 19,9% tức tăng 859 triệu đồng so với năm
2006. Nhưng đến năm 2008 tổng chi phí ở mức 9.392 triệu đồng, tăng với tốc độ rất
cao, cao hơn tốc độ tăng về tổng thu nhập là 81,45% hay tăng 4.216 triệu đồng. Theo
bảng số liệu trên ta thấy, sự tăng lên của chi phí từ lãi là chủ yếu. Nguyên nhân là do
Ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của
khách hàng, song song đó là do sự canh tranh gay gắt của các Ngân hàng trên địa bàn
thành phố cần thơ nên để huy động được vốn thì bắt buộc Ngân hàng phải tăng lãi suất
huy động, hơn nữa là do ảnh hưởng của tình hình lạm phát trong nước năm 2008 đã
đẩy lãi suất huy động của Ngân hàng tăng ở mức rất cao, vì thế mà chi phí trả lãi cao.
Bên cạnh đó, ngoài việc chi trả cho công tác huy động vốn thì Ngân hàng còn phải chi
trả cho các khoản chi phí ngoài lãi khác như chi phí cho việc tăng thêm các dịch vụ,
đầu tư thêm các thiết bị hiện đại, tăng cường công tác quảng cáo… và các chi phí
ngoài lãi này cũng tăng qua các năm.
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 39
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006, 2007, 2008 đạt
hiệu quả khá tốt thông qua việc lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng liên tục.
Nguyên nhân chính là do ban lãnh đạo Ngân hàng có những chính sách, chiến lược
cũng như sự chỉ đạo đúng đắn và phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế cùng với sự
đóng góp của toàn thể nhân viên Ngân hàng với sự năng động, nhạy bén, sáng tạo và
tinh thần đoàn kết to lớn. Ngoài sự nỗ lực của Ban Giám đốc cũng như toàn thể nhân
viên thì khách hàng là người đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Ngân hàng. Nhưng
ngoài việc tăng lên hàng năm của lợi nhuận thì chi phí cũng tăng rất nhanh, mặc dù sự
tăng lên của lợi nhuận thì kèm theo đó là sự tăng lên của chi phí nên Ngân hàng cần
hạn chế chi phí đến mức thấp nhất có thể được nhằm đạt lợi nhuận tối đa.
3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2009
3.4.1 Mục tiêu
Trong năm 2009, Ngân hàng MSB Cần Thơ dự kiến sẽ áp dụng nhiều biện pháp
kinh doanh nhằm đạt được các chỉ tiêu sau:
- Số dư nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 là 250 tỷ đồng, tăng 30,2% so với
năm 2008, tăng tỷ lệ tiền gửi trong thanh toán, tăng tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trong dài
hạn để phục vụ cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, trong năm
2009 Ngân hàng sẽ tăng cường cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân nhằm khai
thác hết những tiềm năng của nền kinh tế.
- Phấn đấu không còn nợ xấu.
- Thu nợ gốc và lãi phải đạt trên 96%.
- Tập trung cho vay các dự án của các tập đoàn là các cổ đông của Maritime
Bank.
3.4.2 Biện pháp tổ chức thực hiện
- Tăng cường công tác quảng cáo cung như tiếp thị các sản phẩm nhằm thu hút
tiền gửi tiết kiệm trong dân cư bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
dưới hình thức tiết kiệm có dự thưởng hoặc có nhiều chính sách ưu đãi cho các khách
hàng gửi tiền với số lượng lớn, thời hạn dài như được hưởng lãi suất cao, hưởng hoa
hồng,…
- Tổ chức phân công, giao chỉ tiêu cho các cán bộ tín dụng trong công tác huy
động vốn, thu nợ, cho vay, tăng trưởng dư nợ phải gắn liền với chất lượng tín dụng,
cho vay phải đảm bảo thu hồi nợ.
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 40
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ tín
dụng, về nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, đồng thời triển khai phổ biến văn
bản nghiệp vụ thường xuyên.
- Rà soát nhưng thủ tục cho vay vốn và phải đảm bảo thủ tục nhanh gọn.
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 41
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM
2006 – 2008
4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng
Đối với một doanh nghiệp, khi bước vào kinh doanh thì nguồn vốn là yếu tố được
quan tâm hàng đầu, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như các phương án kinh doanh của doanh nghiệp có được thực thi hay
không. Đối với ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi
nhánh Cần Thơ nói riêng, việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề rất quan trọng, nó là yếu tố
cần thiết cho việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như là đảm bảo được các nhu cầu
về vốn của khách hàng. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải có biện pháp để đảm bảo
được nguồn vốn luôn ổn định để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng cũng như cho
việc mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời phải quản lý vốn có hiệu quả. Nhằm đảm
bảo được nhu cầu về vốn, trong những năm gần đây, bằng những giải pháp thiết thực
thì nguồn vốn của Ngân hàng TPCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ đã có
những thay đổi khả quan. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau:
Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 42
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA
3 NĂM 2006, 2007, 2008.
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Số tiền %
Số
tiền
%
Vốn huy
động
102.597 170.812 192.034 68.215 66,49 21.222 12,42
Vốn điều
chuyển
85.351 109.480 140.178 24.129 28,27 30.698 28,04
Tổng
nguồn vốn
187.948 280.292 332.212 92.344 49,13 51.920 18,52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh cần thơ.pdf