MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . . . 1
1.1. LÝ DO CH ỌN ĐỀ TÀI . . . 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN C ỨU . . . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . . . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . . . 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. . . 3
1.3.1. Không gian nghiên c ứu. . . 3
1.3.2. Thời gian nghiên cứu . . . 3
1.3.3. Giới hạn nội dung . . . 3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN . . 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LU ẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU. . . 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LU ẬN . . . 5
2.1.1.Khái ni ệm, bản chất, chức năng của Ngân h àng thương m ại . 5
2.1.1.1. Khái ni ệm . . . 5
2.1.1.2. Bản chất của ngân h àng thương mại . . 5
2.1.1.3. Ch ức năng của ngân h àngthương m ại . . 5
2.1.2.Một số khái niệm về hoạt động tín dụng. . 6
2.1.2.1. Khái ni ệm tín dụng . . . 6
2.1.2.2. Các hình th ức tín dụng . . . 6
2.1.2.3. Vai trò và ý ngh ĩa của tín dụng . . 7
2.1.3. Một số quy định chung về tín dụng tại Ngân h àng . 8
2.1.3.1. Ph ạm vi áp dụng v à đối tượng áp dụng . . 8
2.1.3.2. Th ực hiện quy định về quản lý ngoại hối . . 8
2.1.3.3. Giải thích từ ngữ . . . 8
2.1.3.4. Quy ền tự chủ cho vay của NHPN . . 9
2.1.3.5. Nguyên t ắc cho vay v à điều kiện cho vay . . 10
2.1.3.6. Th ể loại và thời hạn cho vay . . 11
2.1.3.7. Nh ững nhu cầu vốn không đ ược cho vay. . 11
2.1.3.8. Lãi su ất cho vay, mức cho vay v à giới hạn cho vay . 12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh H òa Trang viii
2.1.3.9. Trả nợ gốc và lãi . . . 13
2.1.3.10. Hồ sơ vay vốn và quy trình cho vay . . 14
2.1.3.11. Phương th ức cho vay . . . 18
2.1.3.12. Nh ững trường hợp không đ ược cho vay v à hạn chế cho vay . 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU . . 22
2.2.1.Phương pháp thu th ập sốliệu . . 22
2.2.2. Phương pháp phân tích . . . 23
2.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HO ẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG. . . . 23
CHƯƠNG 3: GI ỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP PH ƯƠNG
NAM CHI NHÁNH ĐBSCL . . 26
3.1. Quá trình hình thành và phát tri ển . . 26
3.1.1. Quá trình hình thành và phát tri ển của hệ thống NHPN . 26
3.1.2. Quá trình hình thành và phát tri ển của chi nhánh . 27
3.2. Cơ cấu tổ chức NHTM CP PHƯƠNG NAM chi nhánh ĐBSCL . 28
3.2.1. Ban Giám đ ốc . . . 28
3.2.2. Phòng hàn h chính nhân s ự . . . 28
3.2.3. Phòng nghi ệp vụ kinh doanh . . 28
3.2.4. Phòng k ế toán ngân quỹ . . . 29
3.2.5. Phòng ki ểm soát nội bộ . . . 29
3.3. Chức năng và nhiệm vụ của NHTMCP PHƯƠNG NAM chi nhánh
ĐBSCL . . . . 30
3.3.1. Nguyên t ắc hoạt động của chi nhánh . . 30
3.3.2. Huy đ ộng vốn . . . 30
3.3.3. Cấp tín dụng . . . 31
3.3.4. Nhiệm vụ của chi nhánh . . . 31
3.3.5. Các h ạn chế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi nhánh . 32
3.4. Khái quát v ề hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm
từ 2006 –2008 . . . 32
3.5. Phương hư ớng hoạt động năm 2009 . . 36
3.5.1. Mục tiêu phấn đấu . . . 36
3.5.2. Những chương trình chính c ủa chi nhánh . . 37
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh H òa Trang ix
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤ NG
TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH ĐBSCL . 38
4.1. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm . 38
4.2. Phân tích ho ạt động tíndụngtại chi nhánh qua 3 năm từ 2006 -2008. 45
4.2.1. Phân tích doanh s ố cho vay . . . 45
4.2.1.1. Phân tích doanh s ố cho vay theo th ành phần kinh tế . 46
4.2.1.2. Phân tích doanh s ố cho vay theo thời hạn . . 49
4.2.2. Phân tích doan h số thu nợ . . . 51
4.2.2.1. Phân tích do anh số thu nợ theo th ành phần kinh tế . 52
4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn . . 55
4.2.3. Phân tích tìn h hình dư nợ . . . 57
4.2.3.1. Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế . 58
4.2.3.2. Phân tích tình hình d ư nợ theo thời hạn . . 61
4.2.4. Phân t ích tình hình n ợ xấu . . . 63
4.2.4.1. Phân tích tình hình n ợ xấu theo th ành phần kinh tế . 63
4.2.4.2. Phân tích t ình hình n ợ xấu theo thời hạn . . 64
4.3. Đánh giá hi ệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm
từ 2006 –2008 . . . . 66
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH ĐBSCL . 69
5.1. Đánh giá chung ho ạt động tín dụng của Ngân hàng từ 2006-2008 . 69
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng . . . . 73
5.2.1. Biện pháp mở rộng hoạt động tín dụ ng . . 73
5.2.2. Biện pháp mở rộng quan hệ với khách h àng. . 74
5.2.3. Biện pháp về hỗ trợ v à trang bị thêmthiết bị công nghệ thông tin . 75
5.2.4. Biện pháp mở rộng đa dạng h óa các sản phẩm của ngân h àng. 75
5.2.5. Giải pháp hạn chế rủ i ro . . . 76
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀKIẾN NGHỊ . . 77
6.1. KẾT LUẬN . . . 77
6.2.KIẾN NGHỊ . . . 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 79
90 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h ãy tìm hiểu về tình hình
của chi nhánh trong thời gian qua thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh
của chi nhánh được thể hiện dưới đây.
BẢNG 1. TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm So sánh
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Số
tiền (%)
Số
tiền (%)
1. Thu nhập 35.416 44.275 51.614 8.860 25,02 7.339 16,58
2. Chi phí 30.258 36.629 42.349 6.371 21,05 5.720 15,62
3. Lợi nhuận 5.158 7.646 9.265 2.489 48,26 1.618 21,17
Nguồn: Phòng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 33
Qua bảng số liệu trên ta có thể khẳng định rằng: qua 3 năm kể từ năm
2006 đến năm 2008 thì chi nhánh hoạt động rất tốt, rất có hiệu quả. Điều đó đ ược
thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm cụ thể như
sau:
- Năm 2006 thì chi nhánh đạt được mức lợi nhuận là 5.158 triệu đồng, đối
với chi nhánh mà nói thì hàng năm đạt được mức lợi nhuận trên 5 tỷ đồng đã là
quá xuất sắc rất đáng được khích lệ tinh thần tích cực của các nhân vi ên. Với tinh
thần luôn khuyến khích, khen th ưởng tinh thần làm việc của các nhân viên trong
chi nhánh nên hiệu quả làm việc liên tục tăng qua các năm. Do đó, lợi nhuận năm
2007 tăng hơn hẳn so với năm 2006 với mức lợi nhuận đạt 7.646 triệu đồng tăng
2.489 triệu đồng, với tốc độ tăng là 48,26%. Đây là dấu hiệu rất tích cực để chi
nhánh phấn đấu trở thành một chi nhánh gương mẫu của hệ thống ngân hàng.
- Tiếp nối tinh thần tích cực của các nhân vi ên trong chi nhánh trong thời
gian qua thì năm 2008 chi nhánh hoạt động cũng rất khả quan. Cụ thể, chi nhánh
đạt được mức lợi nhuận tăng hơn so với năm 2007 là 1.618 triệu đồng với mức
lợi nhuận đạt 9.265 triệu đồng với tốc độ tăng l à 21,17%. Mặc dù, tốc độ tăng lợi
nhuận năm 2008 có thấp hơn so với năm 2007 nhưng chi nhánh cũng không cần
phải quá lo ngại vì đây là ảnh hưởng chung của nền kinh tế cả n ước. Bất kỳ một
lĩnh vực hoạt động kinh doanh n ào cũng gặp phải không ít những khó khăn
không phải riêng lĩnh vực ngân hàng.
Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua
là rất tốt, mặc dù trong năm qua cả nước đang phải đối phó với sự ảnh h ưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nhưng chi nhánh vẫn đạt được mức
lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, đó là điều rất đáng được tự hào cho
toàn thể công nhân viên trong chi nhánh.
Như đã biết, hoạt động chính của các ngân h àng là kinh doanh tiền tệ, mà
để có thể kinh doanh tiền tệ th ì đòi hỏi các ngân hàng phải có nguồn vốn mạnh
và từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, chúng ta phải tìm hiểu sơ lược về tình hình
nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua biến động nh ư thế nào.
Đây là vấn đề rất quan trọng góp phần tạo n ên lợi nhuận cho ngân hàng. Sau đây
là bảng báo cáo tình hình nguồn vốn kinh doanh trong ngân hàng qua các năm
như sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 34
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được chi nhánh luôn mở rộng quy mô hoạt
động của mình một cách đều đặn. Mặc dù, kể từ năm 2007 trở đi th ì nền kinh tế
của cả thế giới cũng như ở Việt Nam đều gặp phải t ình trạng hết sức khó khăn,
nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng và đứng bên bờ vực phá sản. Đặc biệt, trong
năm 2008 đã có nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ và Châu Âu đã tuyên bố phá sản và
chịu sự quản lý của NHNN, nhưng NHPN chi nhánh ĐBSCL v ẫn đạt được lợi
nhuận và không ngừng mở rộng quy mô, đó là điều rất được trân trọng.
BẢNG 2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA
CHI NHÁNH QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
Số Tiền %1 Số Tiền %1 Số Tiền %1 Số tiền %2 Số tiền %2
1. Vốn huy động 255.751 75,40 300.431 74,53 342.752 78,36 44.680 17,47 42.321 14,09
2. Vốn điều
chuyển từ hội sở
79.531 23,45 98.438 24,42 90.426 20,67 18.907 23,77 -8.012 -8,14
3. Tài sản nợ
khác
3.931 1,16 4.255 1,06 4.250 0,97 324 8,24 -5 -0,12
Tổng cộng 339.214 100 403.124 100 437.428 100 63.911 18,84 34.304 8,51
Nguồn: Phòng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng
Dấu (%1) thể hiện tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục trong nguồn vốn
kinh doanh của chi nhánh.
Dấu (%2) thể hiện tốc độ tăng trưởng của từng khoản mục trong năm sau
so với năm trước.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của chi
nhánh trong thời gian qua chủ yếu từ nguồn vốn huy động, chiếm từ 74,53% trở
lên trong tổng nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh qua các n ăm. Điều này có thể
thấy được uy tín của chi nhánh đối với khách h àng ngày càng được cải thiện một
cách rõ rệt, khách hàng ngày càng tin tưởng hơn vào uy tín của chi nhánh nên
doanh số tiền gửi của khách hàng vào chi nhánh tăng liên t ục qua các năm. Cụ
thể:
- Trong năm 2006, tổng nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh đạt 339.214
triệu đồng trong đó nguồn vốn huy động chiếm 255.751 triệu đồng t ương đương
75,4% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh. Ngo ài ra, chi nhánh còn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 35
có một nguồn khác cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ đó là vốn điều chuyển từ hội sở
về, với số tiền điều chuyển trong năm đạt 79.531 triệu đồng chiếm 23,45% trong
tổng nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh, đây l à vấn đề rất đáng phải được quan
tâm vì khoản này chiếm tỷ trọng thấp nhưng lại có chi phí khá cao vì để có thể
tiếp nhận được nguồn này thì chi nhánh phải bỏ ra một khoản phí cho hội sở ,
khoản phí này cao hơn cả chi phí cho cùng một khoản huy động. Có nghĩa l à, để
sử dụng được khoản vốn điều chuyển này thì chi nhánh phải trả một khoản phí
bằng với phí huy động cộng thêm một khoản phí điều chuyển của hội sở cho chi
nhánh nên hầu hết các chi nhánh đều không muốn có khoản điều chuyển n ày
chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh của m ình. Ngoài ra, chi
nhánh còn có một khoản vốn đó là khoản tài sản nợ khác mà chủ yếu đó là các
khoản chi phí lãi dự trả và các sổ tiết kiệm của khách hàng cầm cố/ chiết khấu
vào chi nhánh, khoản này đạt 3.931 triệu đồng chiếm 1,16% trong tổng nguồn
vốn kinh doanh của chi nhánh.
- Năm 2007, thì khoản vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng cao trong c ơ cấu
vốn của chi nhánh, nó đạt mức 300.431 triệu đồng chiếm 74,53% trong tổng
nguồn vốn của chi nhánh. Mặc dù, tỷ trọng của khoản vốn huy động đ ã giảm
nhưng vẫn chiếm ở mức cao trong cơ cấu vốn của chi nhánh. Khoản này đã tăng
hơn so với năm 2006 một khoản là 44.680 triệu đồng (tăng 17,47%). Kế tiếp, l à
khoản vốn điều chuyển từ hội sở đạt mức 98.438 triệu đồng chiếm 24,42% trong
tổng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân h àng. Khoản này trong năm tăng
hơn so với năm 2006 một khoản là 18.907 triệu đồng (tức tăng 23,77%), tốc độ
tăng rất nhanh kéo theo nổi lo cho chi nhánh cũng v ì thế mà tăng theo. Cuối
cùng, là khoản tài sản nợ đạt mức 4.255 triệu đồng chiếm 1,06%, khoản n ày
trong năm tăng hơn so với năm 2006 một khoản là 324 triệu đồng (tức tăng
8,24%).
- Năm 2008, khoản vốn huy động có sự tăng tr ưởng mạnh trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng, chiếm 78,36% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của
ngân hàng với mức 342.752 triệu đồng. Khoản n ày tăng lên kéo theo uy tín của
chi nhánh đã tăng lên, chi nhánh đã có được những thành công bước đầu trong
công cuộc phát triển mạng lưới của chi nhánh trong dân cư. Khoản huy động này
tăng hơn so với năm 2007 một khoản là 42.321 triệu đồng (tức tăng 14,09% so
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 36
với năm 2007). Mặc dù, tốc độ tăng vốn huy động của năm 2008 so với năm
2007 thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 nh ưng không có
gì phải đáng lo ngại vì đó là tình hình chung của cả nền kinh tế. Trong năm 2008
là thời kỳ khủng hoảng của cả nền kinh tế n ên trong khi chi nhánh này huy động
được nhiều vốn trong dân cư nhưng chưa chắc các chi nhánh khác cũng đạt được
mục tiêu hoạt động của mình nên việc huy động của chi nhánh ĐBSCL đạt mức
như thế này đã là một bước ngoặc lớn cho chi nhánh. Ng ược lại, với nguồn vốn
huy động thì nguồn điều chuyển từ hội sở của chi nhánh trong năm 2008 đ ã giảm
tương đối, với mức giảm đạt 8.012 triệu đồng (tức giảm 8,14% so với năm 2007).
Xuôi theo sự khó khăn chung của nền kinh tế th ì khoản tài sản nợ của ngân hàng
cũng giảm theo, chứng tỏ ngân hàng không còn nhiều những khoản chi phí lãi dự
trả cho khách hàng như trong năm 2007 nữa.
Tóm lại, mặc dù vẫn có những khoản làm giảm nguồn vốn kinh doanh tại
chi nhánh nhưng nhìn chung thì nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh vẫn tăng
đều qua các năm. Cụ thể như sau: Trong năm 2007 tổng nguồn vốn kinh doanh
của chi nhánh tăng với tốc độ 18,84% v à đạt được mức tăng trưởng là 63.911
triệu đồng nhưng sang năm 2008 th ì tốc độ tăng đã giảm một cách đáng kể chỉ
còn tăng khoảng 8,51% với mức tăng trưởng 34.304 triệu đồng. Mặc dù, tốc độ
tăng trưởng đã giảm nhưng chi nhánh vẫn đạt được mục tiêu kinh tế của mình đó
là tổng nguồn vốn tăng trưởng ổn định trong khi nền kinh tế trong n ước đang gặp
phải không ít những khó khăn. Trong đó, khoản vốn huy động của ch i nhánh
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh, luôn
chiếm tỷ trọng từ 70- 80%. Đây là một tỷ lệ rất hợp lý v ì cơ cấu vốn kinh doanh
hiệu quả của các ngân hàng đặt ra cho các chi nhánh trực thuộc phải luôn duy tr ì
mức vốn huy động nằm trong khoảng 70 - 80%.
3.5. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2009
3.5.1. Mục tiêu phấn đấu.
+ Duy trì tính ổn định và bền vững về nguồn vốn cũng nh ư trong hoạt động
tín dụng, nhất là giữ vững khách hàng truyền thống.
+ Chuyển dịch cơ cấu dư nợ tín dụng theo hướng đa dạng đối tượng đầu tư
tín dụng phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phấn đấu
tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, ưu tiên vốn cho các dự án, phương án có hiệu quả.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 37
+ Xây dựng chương trình, phương án đầu tư đối với từng loại hình kinh
doanh phù hợp với chiến lược phát triển của từng địa ph ương để giảm thiểu rủi
ro. Cần đa dạng hoá đối tượng cho vay bằng biện pháp định l ượng nguồn vốn
cho từng loại hình kinh doanh và theo từng ngành nghề.
+ Thu hút khách hàng mở rộng thị phần huy động vốn, thị phần tín dụng
+ Nâng cao khả năng tự chủ trong điều hành hoạt động kinh doanh, tự chủ
về tài chính.
3.5.2. Những chương trình chính của chi nhánh
+ Xây dựng chương trình hành động cụ thể tại chi nhánh: Dựa tr ên cơ sở chỉ
đạo và định hướng kinh doanh của hội sở chính NHPN v à mục tiêu phấn đấu của
chi nhánh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương. Có nội
dung, biện pháp công tác cụ thể theo từng mốc thời gian thực hiện.
+ Chương trình thực hiện một số nội dung về nân g cao chất lượng dịch vụ
phục vụ khách hàng: công tác tiếp thị thu hút khách hàng gửi tiền, khách hàng sử
dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, khách h àng sử dụng các sản phẩm mới.
+ Chương trình thi đua: phát động các đợt thi đua ngắn ngày, mục tiêu là hạ
thấp nợ xấu và tăng cường thu nợ rủi ro, khai thác khách h àng tiềm năng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 38
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG.
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM TỪ 2006-2008
Với vai trò là trung gian tài chính, ngh ĩa là chuyển tiền từ nơi thừa đến nơi
thiếu, từ nơi có nguồn cung tiền sang nơi có nhu cầu sử dụng tiền và sẽ được
hưởng khoản chênh lệch khi chuyển tiền , nên ngân hàng lúc nào cũng muốn có
thật nhiều tiền trong tay để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng tiền của
xã hội, để mang lại lợi nhuận cho ngân h àng. Chính vì lẽ đó, mà chi nhánh luôn
tìm mọi cách để huy động thật nhiều vốn nh àn rỗi trong xã hội. Do đó, chúng ta
không thể bỏ qua vấn đề huy động vốn của ngâ n hàng. Sau đây là bảng số liệu
thể hiện tình hình huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua.
BẢNG 3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
Số
Tiền
%1 Số
Tiền
%1 Số
Tiền
%1 Số
Tiền
%2 Số
Tiền
%2
1. TG TCKT,
dân cư
218.567 85,46 246.474 82,04 260.501 76,00 27.907 12,77 14.027 5,69
2. TG các
TCTD khác
30.000 11,73 36.773 12,24 59.307 17,30 6.773 22,58 22.534 61,28
3. Phát hành
GTCG
7.184 2,81 17.184 5,72 22.944 6,69 10.000 139,20 5.760 33,52
Tổng vốn
huy động
255.751 100 300.431 100 342.752 100 44.680 17,47 42.321 14,09
Nguồn: Phòng kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng
Dấu (%1) thể hiện tỷ lệ của từng khoản mục nh ư: tiền gửi của các tổ chức
kinh tế và dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác hay tiền thu đ ược từ
phát hành giấy tờ có giá chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn huy
động.
Dấu (%2) thể hiện tốc độ tăng của các khoản mục trong bảng số liệu,năm
sau so với năm trước tăng bao nhiêu phần trăm.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 39
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình huy động vốn của chi
nhánh liên tục tăng qua các năm, điều đó đ ã khẳng định chi nhánh hoạt động
ngày càng có hiệu quả vì lòng tin của khách hàng dành cho chi nhánh ngày càng
toàn diện nên doanh số huy động của chi nhánh tăng li ên tục. Ta có thể thấy được
rằng, cơ cấu vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ nguồn tiền gửi của các tổ
chức kinh tế và dân cư, điều này đã cho ta thấy được uy tín cũng như lòng tin của
khách hàng dành cho ngân hàng là rất tốt. Điều này cũng có thể chứng minh hiện
nay chi nhánh hoạt động đúng hướng và có hiệu quả, có chính sách huy động vốn
hợp lý, rất cần phải được phát huy thêm nữa.
Trong năm 2006, chi nhánh đạt tổng vốn huy động ở mức 255.751 triệu
đồng. Trong đó, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế v à dân cư chiếm khoảng
85,46% (tức ở mức 218.567 triệu đồng), khoản tiền gửi n ày có thể là khoản tiền
gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn cũng nh ư không kỳ hạn
của các tổ chức kinh tế hay tiền gửi uỷ thác đầu tư của các tổ chức kinh tế và dân
cư… Khoản này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng c ơ cấu vốn huy động của chi
nhánh, nên đã tạo một thuận lợi rất lớn cho ngân h àng, vì đây là nguồn vốn có
chi phí thấp cho chi nhánh. Bởi v ì, đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn cũng như các khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn th ì ngân hàng chỉ phải
trả một khoản phí cực kỳ thấp.
- Kế tiếp, là các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác gửi v ào chi
nhánh, khoản này chiếm 11,73% trong tổng nguồn vốn huy động với mức 30.000
triệu đồng và cuối cùng là hình thức huy động từ phát hành giấy tờ có giá ra công
chúng, khoản này chỉ chiếm 2,81% trong tổng nguồn vốn huy động của chi
nhánh (tức đạt mức 7.184 triệu đồng). Hai khoản n ày tuy chiếm tỷ trọng thấp
nhưng chi nhánh vẫn phải chịu một khoản chi phí không phải l à nhỏ. Ví dụ như
khoản phát hành giấy tờ có giá thì chi nhánh phải đưa ra mức lãi suất cao hơn lãi
suất trên thị trường để hấp dẫn khách hàng, do đó chi nhánh phải hạn chế các
khoản này.
Trong năm 2007, th ì số tiền huy động của chi nhánh tăng l ên khá nhanh
với tổng nguồn vốn đạt 300.431 triệu đồng (tăng 17,47% so với năm 2006), với
mức tăng trưởng cao như vậy càng thuận lợi cho chi nhánh phát triển mạnh h ơn
nữa trong năm tới. Trong đó, khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế v à dân cư
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 40
chiếm 82,04% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh (tức đạt mức
246.747 triệu đồng) tăng hơn so với năm 2006 về tuyệt đối là 27.907 triệu đồng
tương đương với mức tăng là 12,77%. Mặc dù, khoản tiền gửi này có tăng nhưng
lại giảm đi trong tổng cơ cấu vốn huy động của chi nhánh, đây l à dấu hiệu manh
nha cho những khó khăn sắp xảy ra cho chi nhánh trong thời gian tới, bởi v ì chi
nhánh đã làm giảm đi những khoản vốn có chi phí thấp trong tổng c ơ cấu vốn
huy động.
- Kế tiếp là, khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chiếm 12,24%
trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh (tức đạt 36.773 triệu đồng), trong
khi đó thì khoản tiền phát hành giấy tờ có giá tăng đáng kể chiếm 5,72% trong
tổng cơ cấu vốn huy động (tức đạt mức 17.184 triệu đồng). Hai khoản mục l à
tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác v à khoản phát hành giấy tờ có giá đã tăng
đáng kể trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh, đây l à điều rất đáng lo ngại v ì
đây là các khoản chiếm chi phí cao trong các ngân hàng.
- Với mức tăng trưởng vượt bật cả về tỷ trọng lẫn tốc độ th ì khoản tiền gửi
của các tổ chức tín dụng khác v à khoản phát hành giấy tờ có giá đã mang lại nổi
lo không nhỏ cho ngân hàng, với tốc độ tăng của khoản tiền gửi của các tổ chức
tín dụng khác đạt 22,58% (tức tăng 6.773 triệu đồng) v à của khoản phát hành
giấy tờ có giá đạt 139,2% (tức đạt 10.000 triệu đồng). Ta thấy, khoản phát h ành
giấy tờ có giá tăng nhanh nhất mà việc phát hành giấy tờ có giá như: trái phiếu,
kỳ phiếu hay tín phiếu sẽ có mức trả lãi cao hơn lãi suất hiện tại trên thị trường
mới thu hút được các nhà đầu tư, do đó chi nhánh phải hết sức hạn chế việc huy
động vốn bằng hình thức này.
Trong năm 2008, tuy nền kinh tế thế giới chính thức r ơi vào tình trạng
khủng hoảng, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cũng chính thức tuyên bố phá sản
và Việt Nam cũng vậy, cũng chịu ảnh h ưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu nên nhiều doanh nghiệp cũng như ngân hàng phải đứng trước
tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, chi nhánh v ẫn trụ vững, vẫn đạt được mục tiêu
phấn đấu của mình, vẫn tăng được nguồn vốn kinh doanh cho chi nhánh, vẫn huy
động được vượt mức so với năm 2007, cụ thể: Tổng vốn huy động đạt mức
342.752 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2007 khoảng 42.321 triệu đồng, với tốc
độ tăng vốn huy động so với năm 2007 l à 14,09%. Tuy tốc độ tăng có thấp hơn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 41
so với năm 2007 nhưng đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới nên không đáng phải lo ngại. Tổng vốn huy động tăng v ì trong năm 2008 là
năm nổi bật của việc chạy đua lãi suất của các ngân hàng để huy động vốn nhanh
chóng trong lần phát hành tín phiếu bắt buộc của NHNN đối với các NHTM, do
tình trạng lạm phát trong nước khiến lãi suất tăng liên tục. Vì tổng vốn huy động
đã tăng nên kéo theo các khoản vốn trong nguồn huy động của chi nhánh theo đó
mà tăng theo, cụ thể như sau:
- Khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế v à dân cư tăng với tốc độ là
5,69% so với năm 2007 (tăng đạt mức 14.027 triệu đồng), khoản n ày chiếm tỷ
trọng 76% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh (chiếm 260.501 triệu
đồng trong tổng vốn huy động là 342.752 triệu đồng), sở dĩ khoản này tăng trong
khi nền kinh tế trong nước gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn hoạt
động nhưng vì các ngân hàng tăng cường chạy đua lãi suất, các lĩnh vực kinh
doanh khác như: thị trường chứng khoán luôn tuột dốc gây thua lỗ cho các nh à
đầu tư, thị trường bất động sản thì đóng băng từ lâu và nhiều lĩnh vực khác không
hấp dẫn các nhà đầu tư bằng việc gửi vào các ngân hàng nên chi nhánh vẫn tăng
vốn huy động trong khi nền kinh tế đang đối phó với cuộc khủng hoảng nghi êm
trọng.
- Khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác v à khoản tiền phát hành
giấy tờ có giá của chi nhánh cũng tăng với tốc độ rất cao cụ thể: tiền gửi của các
tổ chức tín dụng khác tăng với tốc độ 61,28% tức tăng h ơn năm 2007 một lượng
là 22.534 triệu đồng và khoản phát hành giấy tờ có giá tăng với tốc độ 33,52%
tức tăng 5.760 triệu đồng trong năm 2007. Với tốc độ tăng nhanh nh ư vậy là rất
không tốt nên chi nhánh cần phải cố gắng hạn chế tối đa việc phát h ành cổ phiếu,
trái phiếu ra công chúng để hạn chế rủi ro có thể gặp phải trong t ương lai cho chi
nhánh.
Tóm lại, qua ba năm từ năm 2006 - 2008 thì chi nhánh luôn tăng cường
được vốn huy động nhờ vào các hình thức tiếp thị của chi nhánh, tăng cường lãi
suất huy động vốn, nhân viên tích cực làm việc, niềm nở với khách hàng gây ấn
tượng tốt đối với khách hàng… Đã làm cho lòng tin của khách hàng đối với chi
nhánh được cải thiện và giúp chi nhánh vẫn đạt được mức tăng trưởng bình quân
hàng năm. Tuy nhiên, việc phát hành các giấy tờ có giá trong giai đoạn l ãi suất
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 42
luôn thay đổi như hiện nay là việc mà chi nhánh nên xem xét lại cho thật sự hợp
lý để chi nhánh vẫn có thể đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ trên giao trong tương
lai một cách bền vững.
Như ta đã tìm hiểu ở trên, ta có thể thấy được khoản vốn huy động từ các
tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn huy động của chi
nhánh, do đó chúng ta không th ể bỏ qua việc tìm hiểu kỹ về khoản vốn này tại
chi nhánh. Chính vì lẽ đó, chúng ta sẽ t ìm hiểu khoản huy động vốn từ các tổ
chức kinh tế và dân cư ngay dưới đây thông qua bảng số liệu phân tích t ình hình
huy động vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế v à dân cư sau đây:
BẢNG 4. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ
CHỨC KINH TẾ VÀ DÂN CƯ TẠI CHI NHÁNH QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số
Tiền
% Số
Tiền
%
1. TG Thanh toán 76.147 84.190 97.256 8.042 10,56 13.066 15,52
- Không kỳ hạn 30.403 29.467 36.161 -936 -3,08 6.694 22,72
- Có kỳ hạn 45.744 54.722 61.095 8.978 19,63 6.373 11,65
2. TG Tiết Kiệm 142.420 162.284 163.245 19.865 13,95 961 0,59
- Không kỳ hạn 47.207 56.148 59.763 8.941 18,94 3.615 6,44
- Có kỳ hạn 95.213 106.136 103.482 10.924 11,47 -2.654 -2,50
Tổng 218.567 246.474 260.501 27.907 12,77 14.027 5,69
Nguồn: Phòng kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được khoản tiền gửi tiết kiệm của các
tổ chức kinh tế và dân cư luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Điều này có thể thấy được
trong dân chúng vẫn còn rất nhiều tiền nhàn rỗi, đây là khoản vốn rất quan trọng
để giúp ngân hàng hoạt động bền vững. Do đó, chi nhánh cần phải cố gắng tăng
cường tiếp thị, tăng cường các hoạt động quảng bá h ình ảnh chi nhánh cho dân
chúng biết về chi nhánh, để tăng cường huy động vốn bằng nguồn n ày vì nguồn
này tốn chi phí khá thấp mà lại rất ổn định.
Trong năm 2006, tổng vốn huy động từ nguồn tiền gửi của các tổ chức
kinh tế và dân cư đạt mức 218.567 triệu đồng. Trong đó, khoản tiền gửi tiết kiệm
đã chiếm đến 142.420 triệu đồng, mà khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đ ã chiếm
đến 95.213 triệu đồng trong khi khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lại chỉ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Sinh viên thực hiện : Lâm Vĩnh Hòa Trang 43
chiếm 47.207 triệu đồng, bởi vì trong chính sách huy động vốn không chỉ của chi
nhánh mà tất cả các chi nhánh khác cũng nh ư ngân hàng khác đều đưa ra mức lãi
suất có kỳ hạn luôn cao hơn so với lãi suất không kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro rút
vốn bất ngờ của khách hàng gây rủi ro trong kinh doanh cho ngân hàng.
- Kế tiếp, là khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế v à dân cư
chỉ chiếm 76.147 triệu đồng, đây chủ yếu l à các khoản tiền gửi của các tổ chức
kinh tế vì tiền gửi thanh toán có mục đích l à dùng để thanh toán tiền mua hàng
hoá của các doanh nghiệp. Tuy nhi ên, các nhà đầu tư cũng vẫn mở tài khoản tiền
gửi thanh toán ở các ngân hàng chủ yếu với hình thức có kỳ hạn để hưởng lãi
suất cao hơn hình thức không kỳ hạn, cụ thể: tiền gửi thanh toán có kỳ hạn chiếm
45.744 triệu đồng trong khi tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chỉ chiếm 30.403
triệu đồng.
Năm 2007, nối bước theo năm 2006 th ì khoản tiền gửi tiết kiệm cũng
chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế v à dân cư,
khoản này chiếm đến 162.284 triệu đồng so với tổng số tiền gửi của các tổ chức
kinh tế và dân cư là 246.474 triệu đồng, khoản tiền gửi tiết kiệm trong năm 2007
tăng hơn so với năm 2006 một khoản là 27.907 triệu đồng (tức tăng với tốc độ l à
12,77% so với năm 2006). Trong đó:
- Khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm 106.136 triệu đồng, tăng h ơn
so với năm 2006 một khoảng tương đối lớn là 10.924 triệu đồng (tăng 11,47% so
với năm 2006), trong khi khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm 56.148
triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 một khoảng là 8.941 triệu đồng (tức tăng
18,94% so với năm 2006).
- Kế tiếp là khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế v à dân cư
chỉ chiếm 84.190 triệu đồng so với tổng tiền gửi l à 246.474 triệu đồng, tăng hơn
so với năm 2006 một khoảng là 8.042 triệu đồng (tức tăng 10,56% so với năm
2006), trong đó thì khoản tiền gửi thanh toán có kỳ hạn chiếm 54.722 triệu đồng,
tăng hơn so với năm 2006 một khoảng là 8.978 triệu đồng (tức tăng 19,63% so
với năm 2006), trong khi khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạ n lại giảm đi
đáng kể chỉ còn 29.467 triệu đồng, giảm đi so với năm 2006 một khoảng l à 936
triệu đồng (tức giảm 3,08% so với năm 2006). V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam chi nhánh đồng bằng sông cửu long.pdf