Luận văn Phân tích tình hình huy động và cho vay vốn tại ngân hàng công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau

MỤC LỤC

 

Bìa .i

Lời cam đoan .ii

Lời cảm tạ .iii

Nhận xét của cơ quan thực tập .iv

Bản nhận xét luận văn tốt nghiệp đại học. .v

Mục lục .vi

Danh mục biểu bảng .ix

Danh mục hình x

Danh sách các từ viết tắt .xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . .1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .1

1.1.1. Sự cần thiết của đề tài 1

1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn .2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát .3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .3

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

1.3.1. Không gian.3

1.3.2. Thời gian.3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.4

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN.4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU.5

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.5

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại.5

2.1.2. Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại.7

2.1.3. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại.8

2.1.4. Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng thương mại.10

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.12

 

2.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn của Ngân

hàng Thương mại. .13

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .14

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .15

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 16

3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH CÀ MAU . .16

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .16

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .16

3.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CÀ MAU .17

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .17

3.2.2. Cơ cấu tổ chức. .19

3.2.3. Các loại hình hoạt động .19

3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Cà Mau qua 3 năm .20

3.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cà Mau 21

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CÀ MAU 24

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG .24

4.1.1. Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn của Ngân hàng.24

4.1.2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng.27

4.1.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng qua các chỉ số.32

4.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY . .35

4.2.1. Doanh số cho vay.37

4.2.2. Tình hình thu nợ.42

4.2.3. Tình hình dư nợ. 46

4.2.4. Tình hình nợ quá hạn.50

4.2.5. Phân tích hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng qua các chỉ số.56

4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CÀ MAU.59

4.3.1. Môi trường.59

4.3.2. Đối thủ cạnh tranh.59

4.3.3. Chính sách pháp luật.60

4.3.4. Về phía khách hàng.60

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU.62

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN.62

5.1.1. Hoạt động huy động vốn.62

5.1.2. Hoạt động cho vay vốn.62

5.2. GIẢI PHÁP.63

5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn.63

5.2.2. Đối với hoạt động cho vay vốn.66

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.68

6.1. KẾT LUẬN.68

6.2. KIẾN NGHỊ.69

6.2.1. Đối với chính quyền địa phương.69

6.2.2. Đối với Ngân hàng Công Thương Cà Mau.71

6.2.3. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam.71

TÀI LIỆU THAM KHẢO.72

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động và cho vay vốn tại ngân hàng công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 2005 tổng nguồn vốn là 1.550.483 triệu đồng, sang năm 2006 thì tổng nguồn vốn là 1.474.422 triệu đồng, giảm 76.061 triệu đồng tương ứng 4,91% so với năm 2005. Nguyên nhân là do nguồn vốn điều hòa giảm mạnh, mặc dù vốn huy động có tăng nhưng ít hơn so với sự giảm của vốn điều hòa, thực tế là năm 2006 vốn huy động tăng 143.909 triệu đồng tương ứng 64,82% so với năm 2005, trong khi vốn điều hòa giảm mạnh 219.970 triệu đồng tương ứng 16,56% so với năm 2005. Mà thực tế là do năm 2006 công tác huy động vốn tại chỗ có bước tiến bộ rõ rệt, với tốc độ tăng khá cao, gấp 1,65 lần so với năm 2005. Đây là kết quả phấn đấu liên tục và sự cố gắng rất lớn của lực lượng làm công tác huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Điều đáng ghi nhận là trong năm Ngân hàng Công Thương Việt Nam phát động và giao chỉ tiêu 5 đợt huy động kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…, các đợt áp sát nhau, liền kề nhau, có những đợt song trùng nhau nhưng chi nhánh đều đạt và vượt chỉ tiêu. Và việc vốn điều hòa giảm là do lãi suất vốn điều hòa tăng liên tục và đứng ở mức cao đã trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Trong tương lai lãi suất vốn điều hòa chưa có dấu hiệu giảm. Cho nên việc tăng cường huy động vốn tại chỗ với giá rẽ hơn lãi suất vốn điều hòa là vấn đề sống còn của chi nhánh. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì tổng nguồn vốn tiếp tục giảm, trong đó vốn huy động tăng nhẹ là 16.874 triệu đồng tương ứng 4,61% so với năm 2006 nhưng vốn điều hòa giảm mạnh là 176.710 triệu đồng tương ứng 15,94%, do đó đã làm cho tổng nguồn vốn giảm chỉ còn 1.314.586 triệu đồng. Hình 4.1: BIỂU ĐỒ KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007). Qua hình 4.1 cho thấy một cách tổng quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng như sau: + Vốn huy động: vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2005 là 222.032 triệu đồng, chiếm 14% trên tổng nguồn vốn, năm 2006 là 365.941 triệu đồng, chiếm 25% trên tổng nguồn vốn, tăng 143.909 triệu đồng, tương ứng 64,82% so với năm 2005, sang năm 2007 thì vốn huy động vẫn tiếp tục tăng nhưng ít hơn năm 2006, chỉ tăng 16.874 triệu đồng, tương ứng 4,61% so với năm 2006, tức là đạt được 382.815 triệu đồng, chiếm 29% trên tổng nguồn vốn. Vốn huy động không ngừng gia tăng qua các năm. Đạt được điều này là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong việc huy động vốn. Tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động nhìn chung vẫn còn thấp và nguồn vốn của Ngân hàng còn phụ thuộc rất cao vào vốn điều hòa từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam. + Vốn điều hòa: vốn điều hòa giảm liên tục qua 3 năm như sau: năm 2005 là 1.328.451 triệu đồng, chiếm 86% trên tổng nguồn vốn; năm 2006 là 1.108.481 triệu đồng, chiếm 75% trên tổng nguồn vốn, giảm 219.970 triệu đồng so với năm 2005; năm 2007 là 731.771 triệu đồng, chiếm 71% trên tổng nguồn vốn. Tóm lại, cơ cấu vốn Ngân hàng dần có sự thay đổi, vốn huy động dần tăng tỷ trọng, ngược lại vốn điều hòa giảm dần tỷ trọng. Vấn đề huy động vốn gây ra cho Ngân hàng một sức ép không nhỏ trước nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng. Trong những năm qua, vốn điều hòa luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là một hạn chế rất lớn của Ngân hàng, điều này chứng tỏ Ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào Ngân hàng cấp trên. Chính điều đó khiến Ngân hàng không có sự độc lập trong hoạt động. Nhận thức được điều đó, mặc dù công tác huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã phấn đấu không ngừng trong việc huy động vốn. Ngân hàng chú trọng khâu quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh dưới nhiều hình thức khác nhau để thu hút khách hàng. Kết quả đã dần nâng cao tỷ trọng vốn huy động, giảm bớt sự phụ thuộc vào Ngân hàng cấp trên. 4.1.2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng. Cũng như các Ngân hàng thương mại khác hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước để đảm bảo cân đối trong hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng, với nền kinh tế và với chính bản thân Ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã huy động vốn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... Ngân hàng Công Thương Cà Mau là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, đã tích cực chủ động trong mọi hoạt động từ huy động vốn đến nâng cao quản lý điều hành để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Với phương châm “đi vay để cho vay” công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Công Thương Cà Mau nói riêng. Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt là trong hoạt động của Ngân hàng, do đó trong những năm qua Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã có nhiều biên pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức huy động như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,… thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương. Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã thu hút lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế ngày một tăng, vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm sau luôn cao hơn năm trước. Sau đây là kết quả huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm từ 2005 – 2007. Bảng 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 – 2007). Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tiền gửi của các doanh nghiệp 61.676 27,78 94.399 25,80 76.829 20,07 32.723 53,06 -17.570 -18,61 2. Tiền gửi tiết kiệm 90.356 40,70 188.494 51,51 227.943 59,54 98.138 108,61 39.449 20,93 3. Phát hành các công cụ nợ 69.923 31,49 82.980 2,27 76.486 19,98 13.057 18,67 -6.494 -7,83 4. Tiền gửi của các TCTD khác 77 0,03 69 0,02 1.557 0,41 -8 -10,39 1.488 2.156,52 Tổng cộng 222.032 100 365.941 100 382.815 100 143.909 64,81 16.874 4,61 (Nguồn: phòng kinh doanh) Hình 4.2: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007). Nhìn chung vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2005 đạt 222.032 triệu đồng; năm 2006 đạt 365.941 triệu đồng, tăng 143.909 triệu đồng, tương đương 64,81% so với năm 2005; năm 2007 đạt 382.815 triệu đồng, tăng 16.874 triệu đồng, tương đương 4,61% so với năm 2007. Sau đây là cụ thể từng khoản mục như sau: - Tiền gửi của các doanh nghiệp: tiền gửi doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Bảng 4.3: TIỀN GỬI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tiền gửi của các doanh nghiệp 61.676 94.399 76.829 32.723 53,06 -17.570 -18,61 - Tiền gửi không kỳ hạn 52.906 68.508 52.314 15.602 29,49 -16.194 -23,64 - Tiền gửi có kỳ hạn 8.770 25.891 24.515 17.121 195,22 -1.376 -5,32 (Nguồn: phòng kinh doanh) Năm 2005 tiền gửi doanh nghiệp có số dư là 61.676 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 27,78% trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, mà trong đó chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Sang năm 2006 loại tiền gửi này đạt 94.399 triệu đồng, chiếm 25,80% trên tổng nguồn vốn huy động, đồng thời tăng 32.723 triệu đồng với tốc độ là 53,06% so với năm 2005. Đến năm 2007 loại tiền gửi này giảm nhẹ và chiếm tỷ trọng 20,07% trên tổng vốn huy động và giảm 17.570 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động qua các năm là do Ngân hàng đã tạo được lòng tin cho khách hàng nhất là khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty, Ngân hàng đã cung cấp và đa dạng hóa hình thức thanh toán từ đó lôi kéo và thu hút được nhiều doanh nghiệp đã gửi vốn lưu động của mình vào Ngân hàng để phục vụ cho việc thanh toán. Đây chủ yếu là tiền gửi thanh toán không vì mục đích lợi nhuận nên số dư tương đối cao nhưng không ổn định. - Tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi tiết kiệm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư, Ngân hàng huy động được từ khoản này tăng rất mạnh qua 3 năm và có tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Bảng 4.4: TIỀN GỬI TIẾT KIỆM Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tiền gửi tiết kiệm 90.356 188.494 227.943 98.138 108,61 39.449 20,93 - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4.335 4.712 3.878 377 8,70 -834 -17,70 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 86.021 183.782 224.065 97.761 113,65 40.283 21,92 (Nguồn: phòng kinh doanh) Năm 2005 huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm 40,70%, năm 2006 chiếm 51,51%, và năm 2007 chiếm 59,54% trên tổng nguồn vốn huy động. Tình hình tiền gửi tiết kiệm huy động được qua các năm như sau: Năm 2005 là 90.356 triệu đồng, năm 2006 là 188.494 triệu đồng, tăng 98.138 triệu đồng với tốc độ tăng 108,61% so với năm 2005 và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2007 với số tiền huy động được là 227.943 triệu đồng tăng 39.449 triệu đồng với tốc độ tăng 20,93% so với năm 2006. Loại tiền gửi này tăng dần qua 3 năm là nhờ vào việc Ngân hàng có các chính sách hợp lí như: Đã sử dụng lãi suất tiết kiệm linh hoạt, có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng và đội ngũ nhân viên Ngân hàng có những giải thích để thuyết phục người dân gửi tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân hàng, kết hợp với thái độ phục vụ tốt đã giúp khách hàng tìm đến Ngân hàng để gửi tiền. Hiện tại tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau gồm có hai loại đó là: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có tỷ trọng rất lớn, năm 2005 đạt được 86.021 triệu đồng chiếm 95,20% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Sang năm 2006 đạt được 183.782 triệu đồng tăng 97.761 triệu đồng với tốc độ tăng 113,65% so với năm 2005. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng tiếp tục tăng mạnh vào năm 2007, số tiền huy động được là 224.065 triệu đồng tăng 40.283 triệu đồng với tốc độ tăng 21,92% so với năm 2006. Đạt được kết quả như trên là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho nên khách hàng đầu tư nhiều vào loại tiền gửi này và xem đây là hình thức đầu tư đạt hiệu quả cao. Mặt khác ở Thành Phố Cà Mau hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình làm ăn khá giả, trở nên khá giàu, lượng tiền nhàn rỗi ở đây là khá lớn. Mà Ngân hàng Công Thương Cà Mau có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố Cà Mau, hoạt động rất có hiệu quả tạo được niềm tin đối với khách hàng. Cùng với sự hướng dẫn cặn kẽ của cán bộ Ngân hàng nên việc huy động tiền gửi của người dân rất thuận lợi. Tuy nhiên cũng còn phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng, chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền và họ thường cất tiền bằng cách mua vàng. Vì vậy Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ các hộ gia đình, vì đây là khách hàng tiềm năng lớn mà Ngân hàng cần khai thác trong thời gian tới. - Phát hành các công cụ nợ: chủ yếu là kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. Năm 2005 là 69.923 triệu đồng chiếm 31,49% trên tổng nguồn vốn huy động, năm 2006 là 82.980 triệu đồng tăng 13.057 triệu đồng so với 2005, nhưng sang năm 2007 lại giảm nhẹ là 6.494 triệu đồng so với năm 2006. Hình thức huy động này hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách và chỉ đạo huy động cụ thể của Trung ương trong từng thời kỳ. Tuy nhiên chi nhánh có khả năng phát huy tốt nhờ biện pháp quảng bá, chăm sóc khách hàng để khơi tăng nguồn vốn này. - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác: đây là tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau, khoản mục này chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, cụ thể như sau: Năm 2005 là 77 triệu đồng; năm 2006 là 69 triệu đồng, giảm 8 triệu đồng so với năm 2005, nhưng năm 2007 lại tăng rất nhanh 1.488 triệu đồng với tốc độ tăng 2156,52% so với năm 2006. Để thuận tiện cho việc thanh toán qua lại với nhau thì các tổ chức tín dụng đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh doanh. Đặc biệt năm 2007, tiền gửi của các doanh nghiệp tăng đột biến với tốc độ 2156,52% so với năm 2006, nguyên nhân là do năm 2007 hoạt động xuất khẩu của các công ty chế biến thuỷ sản tăng nhanh dẫn đến việc thanh toán tiền giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Công Thương Cà Mau tăng cho nên việc gửi tiền của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau tăng mạnh để thanh toán tiền xuất khẩu. Nhìn chung, công tác huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm được thực hiện rất tốt. Kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên Ngân hàng, cùng với việc người dân đã ý thức được lợi ích của việc gửi tiền. Tuy nhiên, trên địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng với nhiều phương thức huy động rất phong phú và lãi suất rất hấp dẫn nên để duy trì và gia tăng vốn huy động trong năm tới, Ngân hàng cần có kế hoạch và biện pháp huy động tốt hơn nữa để giữ được khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới, tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế trong và ngoài thành phố Cà Mau. 4.1.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng qua các chỉ số. Để biết thêm hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau, ta cần xem xét một số chỉ số sau: Bảng 4.7: KHÁI QUÁT LẠI MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005-2007) Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vốn huy động/Tổng Nguồn vốn 14,32 24,82 29,12 Vốn điều hoà/Tổng Nguồn vốn 85,68 75,18 70,88 Tiền gửi doanh nghiệp/ Vốn huy động 27,78 25,79 20,07 Tiền gửi tiết kiệm/ Vốn huy động 40,69 51,51 59,54 (Nguồn: phòng kinh doanh) a) Vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Hoạt động của Ngân hàng nên chủ yếu dựa trên vốn huy động, nó phải chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì mới tốt. Trong những năm qua nguồn vốn huy động của Chi nhánh có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Năm 2005 là 14,32%, năm 2006 tăng lên 24,82%, sang năm 2007 đạt 29,12%. Kết quả đạt được như thế là do Chi nhánh đã khắc phục những hạn chế qua các năm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong đó quan trọng là chiến lược về khách hàng, lãi suất được áp dụng cụ thể tuỳ theo quy định của hệ thống ngành. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa đạt được mức hiệu quả so với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn cao hơn nữa. b) Vốn điều hoà trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở Trung ương như thế nào. Số liệu trên bảng cho thấy tỷ lệ này giảm đều qua các năm, cụ thể năm 2005 là 85,86%, năm 2006 là 75,18%, sang năm 2007 giảm xuống còn 70,88%. Tỷ lệ này giảm cho ta thấy chiều hướng tích cực trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Với nguồn vốn điều hòa từ Trung ương, Ngân hàng có thể sử dụng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh vì thời hạn trả vốn ổn định và Ngân hàng có thể quay vòng tiếp theo khi vẫn cần để kinh doanh. Mặt khác, hạn chế của việc sử dụng vốn điều hòa là lãi suất vốn điều hòa còn ở mức cao. Cho nên sử dụng vốn điều hòa nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của chi nhánh. Là một Chi nhánh, sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương là không thể thiếu. Tuy nhiên sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng. c) Tiền gửi doanh nghiệp trên vốn huy động: Các Ngân hàng mở khoản mục thanh toán nhằm giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng bởi việc chi trả ít tốn kém chi phí. Nói chung nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra khi cần thiết. Vì vậy Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ. Tỷ lệ của tiền gửi này trên vốn huy động năm 2005 là 27,78%, năm 2006 là 25,79%, năm 2007 là 20,07%. Với số lượng lớn các doanh nghiệp trên địa bàn thì tiềm năng thu hút tiền gửi doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên với tỷ lệ như trên thì chi nhánh chưa khai thác tốt nguồn tiền gửi với chi phí tương đối rẽ này. d) Tiền gửi tiết kiệm trên vốn huy động: Tiền gửi tiết kiệm rất dễ bị thu hút bởi lãi suất. Trong trường hợp cần thiết tăng nguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng, nếu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn hơn những Ngân hàng khác thì có thể thu hút khách hàng ở tiền gửi loại này. Tỷ lệ này có sự biến đổi tăng dần qua các năm như sau: năm 2005 là 40,69%, năm 2006 tăng lên là 51,51%, năm 2007 tiếp tục tăng lên 59,54%. Để đạt được kết quả đó là do Ngân hàng có những chính sách phù hợp trong việc huy động vốn qua tài khoản tiết kiệm như: đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền, nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng đến gửi tiền hay đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng, tư vấn tận tình cho khách hàng….và nhiều biện pháp thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Nhìn chung, kết quả đạt được của các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh chưa đồng bộ, Chi nhánh cũng chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức của mình. Tóm lại, qua việc xem xét các tỷ số trên ta thấy rằng khả năng huy động vốn của Ngân hàng chưa cao nhưng có chuyển biến khá tốt. Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để nâng cao tỷ trọng này lên, huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và vì trên địa bàn có nhiều Ngân hàng cạnh tranh huy động vốn nên việc mở rộng thêm hình thức huy động để thu hút thêm khách hàng là vô cùng cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. 4.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY. Công tác huy động vốn đã khó khăn, sử dụng làm sao cho hiệu quả đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng lại càng khó hơn. Chính điều đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải có trình độ năng lực chuyên môn cao trong công tác, tìm kiếm khách hàng để cho vay, thẩm định các phương án cho vay. Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, Ngân hàng phải giữ lại khách hàng truyền thống, phải có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng này. Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn huy động qua các năm thì hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao, chi nhánh đáp ứng khá sâu rộng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư. Với phương châm “tăng cường huy động vốn để cho vay”, chi nhánh Ngân hàng công thương Cà Mau đã huy động được một số lượng lớn vốn nhàn rỗi nhất định trong dân cư. Ngân hàng dùng đồng tiền này để giải quyết nhu cầu vốn cho người thiếu vốn nhằm thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua đã giải quyết được phần nào nhu cầu vốn trong sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Bảng 4.8: CÁC CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh số cho vay 5.387.869 5.637.670 5.035.903 249.801 4,64 -601.767 -10,67 Doanh số thu nợ 5.125.567 5.567.843 5.118.812 442.276 8,63 -449.031 -8,07 Dư nợ 1.266.019 1.159.103 1.102.381 -106.916 -8,45 -56.722 -4,89 Nợ quá hạn 68.448 79.969 53.040 11.521 16,83 -26.929 -33,67 (Nguồn: phòng kinh doanh) - Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay của Ngân hàng Công Thương Cà Mau tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2005, doanh số cho vay là 5.387.869 triệu đồng; năm 2006, doanh số cho vay là 5.637.670 triệu đồng, tăng 249.801 triệu đồng, tương ứng 4,64% so với năm 2005; năm 2007 doanh số đạt 5.035.903 triệu đồng, giảm 601.767 triệu đồng so với năm 2006. - Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng giảm không đều qua 3 năm. Doanh số thu nợ năm 2005 đạt 5.125.567 triệu đồng; năm 2006 là 5.567.843 triệu đồng, tăng 442.276 triệu đồng, chiếm 8,63% so với năm 2005; năm 2007 đạt 5.118.812 triệu đồng, giảm 449.031 triệu đồng so với năm 2006. - Khác với doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ của Ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2005, dư nợ là 1.266.019 triệu đồng; năm 2006, dư nợ là 1.159.103 triệu đồng, giảm 106.916 triệu đồng, tương ứng 8,45% so với năm 2005; năm 2007 dư nợ đạt 1.102.381 triệu đồng, giảm 56.722 triệu đồng so với năm 2006. - Trong 3 năm qua, nợ quá hạn của chi nhánh tương đối cao và tăng giảm không đều. Năm 2005 là 68.448 triệu đồng; sang năm 2006 là 79.969 triệu đồng, tăng 11.521 triệu đồng, tương ứng 16,83% so với năm 2005; nhưng đến năm 2007 là 53.040 triệu đồng, giảm 26.929 triệu đồng, tương ứng 33,67% so với năm 2006. 4.2.1. Doanh số cho vay. Hoạt động cho vay luôn là vấn đề trọng tâm của Ngân hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi chính cho Ngân hàng. Với nguồn vốn huy động được, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay đến các thành phần trong nền kinh tế. Ngân hàng đã đưa ra nhiều cơ chế tín dụng phù hợp tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, cho vay các dự án mang tính khả thi mang lại hiệu quả kinh tế cao. a) Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng. Để quản lí tốt hoạt động cho vay của mình, Ngân hàng phân doanh số cho vay theo từng nhóm như: cho vay theo thời hạn, theo thành phần kinh tế,..…Phân doanh số cho vay theo thời hạn là công tác mà mọi Ngân hàng đều thực hiện. Hoạt động cho vay của Ngân hàng phân theo thời hạn diễn ra với tình hình sau: Bảng 4.9: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN. Đơn vị tính: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 5.263.705 97,70 5.519.324 97,90 4.762.619 94,57 255.619 4,86 -756.705 -13,71 Trung-dài hạn 124.164 2,30 118.346 2,10 273.284 5,43 -5.818 -4,69 154.938 130,92 Tổng cộng 5.387.869 100 5.637.670 100 5.035.903 100 249.801 4,64 -601.767 -10,67 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Hình 4.3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN. - Ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2005 cho vay ngắn hạn đạt 5.263.705 triệu đồng, chiếm 97,70%, đặc biệt trong năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 255.619 triệu đồng so với năm 2005, chiếm trên 97,90% trong tổng doanh số cho vay, nhưng sang năm 2007 lại giảm nhẹ còn 4.762.619 triệu đồng, chiếm 94,57% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân cho vay ngắn hạn tăng là do: lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn nên được nhiều khách hàng lựa chọn. Mặt khác, tỉnh Cà Mau có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất của họ đều mang tính chu kì. Vì vậy, họ cần vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của mình. - Bên cạnh cho vay ngắn hạn, Ngân hàng Công Thương Cà Mau còn đầu tư cho vay trung và dài hạn để cung cấp vốn cho người dân mua sắm tài sản, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình…Năm 2006, cho vay trung, dài hạn đạt 118.346 triệu đồng so với năm 2005 giảm 5.818 triệu đồng, tương ứng 4,69% và chiếm 2,10% trong tổng doanh số cho vay. Đặc biệt năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng khá cao, tăng 154.938 triệu đồng, tương ứng 130,92% so với năm 2006. Doanh số cho vay trung và dài hạn tăng mạnh tuy nhiên tỉ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng doanh số cho vay vẫn còn thấp. Do có sự tăng như trên là do tỉnh Cà Mau chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nên đòi hỏi cần phải có thời gian mới thu hồi được vốn, do đó có nhu cầu vay vốn trung dài hạn cao. Mà các doanh nghiệp được thành lập ở đây ngày càng nhiều nhu cầu về vốn trung và dài hạn của họ rất lớn. Mặc dù vậy, nền kinh tế tại Cà Mau phát triển chưa mạnh nên họ còn e ngại trong việc vay vốn Ngân hàng để đầu tư. b) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả và có thể đánh giá chính xác tình hình cho vay của Ngân hàng, ngoài việc phân doanh số cho vay theo thời hạn thì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình huy động và cho vay vốn tại ngân hàng công thương việt nam - chi nhánh cà mau.doc
Tài liệu liên quan