Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kế sách tỉnh Sóc Trăng

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1. Lý do chọn đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2

1.3.1. Không gian . 2

1.3.2. Thời gian . 2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 2

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3

2.1. Phương pháp luận . 3

2.1.1. Một số vấn đề về huy động vốn . 3

2.1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn và huy động vốn . 3

2.1.1.2. Các hình thức huy động vốn . 3

2.1.1.3. Vai trò của nguồn vốn và công tác huy động vốn . 6

2.1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động huy động vốn . 6

2.1.2. Khái quát về tín dụng . 7

2.1.2.1. Khái niệm tín dụng . 7

2.1.2.2. Các hình thức tín dụng . 8

2.1.2.3. Vai trò của tín dụng . 9

2.1.2.4. Một số vấn đề về cho vay . 9

2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng . 13

2.1.3.1. Phân tích tổng quát nguồn vốn . 13

2.1.3.2. Phân tích nguồn vốn huy động . 13

2.1.3.3. Phân tích vốn vay . 13

2.1.3.4. Phân tích vốn tự có của Ngân hàng . 13

2.1.3.5. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn . 14

2.1.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng . 14

- vii -2.2. Phương pháp nghiên cứu . 14

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 14

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 15

Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN HUYỆN

KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG . 16

3.1. Giới thiệu tổng quát về NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng . 16

3.2. Giới thiệu tổng quát về NHNo & PTNT huyện Kế Sách,

tỉnh Sóc Trăng . 17

3.2.1. Vị trí địa lý kinh tế - xã hội huyện Kế Sách . 17

3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT huyện

Kế Sách . 18

3.2.3. Vai trò của NHNo & PTNT huyện Kế Sách . 18

3.2.4. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự. 19

3.2.4.1. Cơ cấu tổ chức . 19

3.2.4.2. Tình hình nhân sự . 19

3.2.5. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm . 21

3.2.6. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng . 22

3.2.6.1. Thuận lợi . 22

3.2.6.2. Khó khăn . 23

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ

CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỀN NÔNG THÔN HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG . 24

4.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản và cơ cấu nguồn vốn của

Ngân hàng . 24

4.1.1. Khái quát tình hình tài sản . 24

4.1.2. Khái quát cơ cấu nguồn vốn . 25

4.2. Phân tích tình hình huy động vốn . 27

4.2.1. Khái quát chung tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT

huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng . 27

- viii -4.2.2. Nhận xét chung về nguồn vốn huy động . 29

4.3. Phân tích tình hình cho vay . 33

4.3.1. Khái quát chung tình hình cho vay của NHNo & PTNT

huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng . 33

4.3.2. Phân tích về doanh số cho vay . 35

4.3.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn . 35

4.3.2.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế . 37

4.3.3. Phân tích tình hình thu nợ . 41

4.3.3.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn . 41

4.3.3.2. Phân tích tình hình thu nợ theo ngành kinh tế . 43

4.3.4. Phân tích tình hình dư nợ . 46

4.3.4.1. Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn . 46

4.3.4.2. Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế . 48

4.3.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn . 50

4.3.5.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn . 50

4.3.5.2. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế . 52

4.3.6. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động huy

động vốn và cho vay . 54

4.3.6.1. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động . 55

4.3.6.2. Hệ số thu nợ . 55

4.3.6.3. Vòng quay vốn . 56

4.3.6.4. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ . 56

Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT

ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN HUYỆN

KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG . 57

5.1. Những nhược điểm cần khắc phục và nguyên nhân . 57

5.1.1. Những nhược điểm cần khắc phục . 57

5.1.2. Nguyên nhân . 57

5.2.Các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động huy động vốn . 58

- ix -5.3. Các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động cho vay . 59

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 62

6.1. Kết luận . 62

6.2. Kiến nghị . 63

6.2.1. Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kế Sách . 63

6.2.2. Đối với Chính quyền địa phương . 64

6.2.3. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam . 64

pdf81 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kế sách tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám đốc NHNo & PTNT huyện Kế Sách do Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng bổ nhiệm có nhiệm vụ điều hành chi nhánh Ngân hàng cơ sở. Giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của phòng Kinh doanh Phó Giám đốc do Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng bổ nhiệm và miễn nhiệm. Có trách nhiệm giúp Giám đốc trong việc điều hành công việc của Ngân hàng trong một số vấn đề được quy định đồng thời trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của phòng Kế toán - Ngân quỹ. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC PHÒNG KẾ TOÁN-NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KINH DOANH Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 20 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc - Phòng Kinh doanh + Đề ra các chiến lược kinh doanh theo từng thời kỳ theo kế hoạch được Ngân hàng cấp trên giao, đề ra các dự án khả thi theo thực tế tại địa phương, thẩm định và lựa chọn các dự án đầu tư. + Khởi xướng dự án tín dụng, dự án kinh doanh vượt quyền phán quyết và đề xuất Ngân hàng cấp trên xem xét giải quyết + Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn khơi tăng nguồn vốn; Kiểm soát thực hiện nghiệp vụ tín dụng, dịch vụ cầm đồ, cầm chứng từ có giá (như kỳ phiếu) + Thống kê, phân tích thông tin dữ liệu, tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, xử lý nợ quá hạn. + Tổng hợp và phân tích thông tin kinh tế, quản lý doanh mục khách hàng, phân loại khách hàng theo qui định của NHNo & PTNT Việt Nam, trực tiếp xử lý rủi ro theo chế độ tín dụng quy định. - Phòng Kế toán + Trực tiếp hạch toán kinh tế, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và thanh toán theo quy định của NHNN Việt Nam. + Thực hiện công tác thanh toán, tham gia thị trường thanh toán, thị trường tiền gửi + Làm dịch vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài khoản, các chứng tư,ø giấy tờ có giá như kỳ phiếu. + Thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền mặt trên đường đi. NHNo & PTNT huyện Kế Sách chịu sự điều hành và kiểm soát trực tiếp của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng và có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động hàng tháng, quý, năm với NHNo & PTNT tỉnh. Với cơ cấu tổ chức trên, ta thấy Ngân hàng được quản lý theo kiểu trực tuyến, mỗi phòng ban bộ phận đều có chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Với cơ cấu như vậy việc quản lý, điều hành đơn giản hơn, hiệu quả công việc sẽ cao hơn, do mỗi bộ phận sẽ được chỉ đạo trực tiếp và kịp thời của cấp trên. Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 21 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc 3.2.5. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm Nhờ sự phấn đấu không ngừng để đạt được những mục tiêu đề ra và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn, NHNo & PTNT huyện Kế Sách đã đạt được những kết quả đáng kể trong 3 năm qua, được thể hiện như sau: Bảng 1: Kết quả tài chính năm 2006 - 2008 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) I.TỔNG THU 16.815 100 22.055 100 27.663 100 5.240 31,16 5.608 25,43 Thu lãi cho vay 15.119 89,91 17.737 80,42 27.288 98,64 2.618 17,32 9.551 53,85 Thu khác 1.696 10,09 4.318 19,58 375 1,36 2.622 154,60 -3.943 -91,32 II.TỔNG CHI 13.152 100 15.635 100 22.788 100 2.483 18,88 7.153 45,75 Chi trả phí sử dụng vốn 10.801 82,12 11.454 73,26 16.741 73,46 653 6,05 5.287 46,16 Chi khác 2.351 17,88 4.181 26,74 6.047 26,54 1.830 77,84 1.866 44,63 III.LỢI NHUẬN 3.663 6.420 4.875 2.757 75,27 -1.545 -24,07 (Nguồn: Báo cáo cuối năm của phòng kế toán) Qua bảng kết quả tài chính trên ta thấy doanh thu của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng trong đó năm 2006 là 16.815 triệu đồng đến năm 2007 thì doanh thu của Ngân hàng là 22.055 triệu đồng so năm 2006 tăng 5.240 triệu đồng với tốc độ tăng là 31,16 %. Sang năm 2008 doanh thu là 27.663 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 5.608 triệu đồng hay tăng 25,43%. Các khoản thu hiện nay tại Ngân hàng gồm có: Thu lãi tiền vay, thu từ dịch vụ thanh toán, thu dịch vụ uỷ thác thu nhập bất thường, cấp bù cho vay tôn nền,… Trong đó chủ yếu là thu lãi cho vay hộ sản xuất. Tỷ trọng của thu lãi cho vay trong tổng doanh thu cụ thể năm 2006 là 89,91%, năm 2007 giảm còn 80,42% và năm 2008 tăng lên 98,64%, đây là nhân tố chủ yếu làm doanh thu của Ngân hàng tăng lên ở các năm. Ngoài thu lãi cho vay hộ sản xuất thì các khoản thu khác chiếm tỷ trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ tăng lên của doanh thu, trong 3 năm qua các khoản thu này tăng lên từ 10,09% năm 2006 lên 19,58% năm 2007 và giảm còn 1,36% năm 2008. Bên cạnh đó chi phí của Ngân hàng cũng tăng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 là 13.152 triệu đồng, năm 2007 là 15.635 triệu đồng tăng 2.483 triệu đồng Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 22 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc hay 18,88% so với năm 2006, đến năm 2008 chi phí của Ngân hàng là 22.788 triệu đồng so với năm 2007 tăng 7.153 triệu đồng hay về tỷ lệ là 45,75%. Ngân hàng chỉ có 4 khoản chi chính là: Chi trả phí sử dụng vốn, chi phí quản lý, trả lãi tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng. Trong đó chủ yếu là chi trả phí sử dụng vốn chiếm bình quân khoản từ 56,93% trở lên trong tổng chi phí của Ngân hàng cụ thể ở năm 2006 là 82,12%, sang năm 2007 chi phí này chiếm tỷ trọng là 73,26% và đến năm 2008 là 73,46%. Các khoản chi phí khác chiếm tỷ trọng tương đối thấp nên ảnh hưởng không nhiều đến tổng chi phí trong đó năm 2006 là 17,88% và tương ứng năm 2007 là 26,74% và 26,54% ở năm 2008. Do sự thay đổi của doanh thu và chi phí ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của Ngân hàng. Cụ thể, lợi nhuận năm 2006 là 3.663 triệu đồng sang năm 2007 là 6.420 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 2.757 triệu đồng (tăng 75,27%). Đến năm 2008 thì lợi nhuận là 4.875 triệu đồng, giảm 1.545 triệu đồng (giảm 24,07%). Mặc dù doanh thu các năm đều tăng nhưng tỷ lệ doanh thu tăng lên ở năm 2008 (25,43%) ít hơn tỷ lệ doanh thu tăng lên ở năm 2007 (31,16%) đồng thời tỷ lệ chi phí tăng lên ở năm 2008 (45,75%) lớn hơn tỷ lệ chi phí tăng lên ở năm 2007 (18,88%) và tỷ lệ chi phí tăng lên ở năm 2008 lại lớn hơn tỷ lệ doanh thu tăng lên ở cùng năm điều này dẫn đến việc giảm lợi nhuận của Ngân hàng ở năm 2008 so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng giảm lợi nhuận của Ngân hàng là do Ngân hàng nằm trong quỹ đạo chung của nền kinh tế thị trường, do đó khi nền kinh tế có sự thay đổi thì lập tức sẽ ảnh hưởng đến Ngân hàng. Bên cạnh đó, đối tượng chủ yếu của Ngân hàng là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực này thì luôn không ổn định và có tính chất thời vụ, cho nên cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Hơn nữa, do dịch vụ của Ngân hàng chưa đa dạng nên các khoản thu từ dịch vụ của Ngân hàng còn thấp, thủ tục Ngân hàng còn khá phức tạp nên khách hàng ngại đến giao dịch với Ngân hàng. Để lý giải vấn đề nay rõ hơn ta có thể tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng. 3.2.6. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng 3.2.6.1. Thuận lợi - Ngân hàng tọa lạc tại vị trí trung tâm huyện nên điều kiện giao thông thuận lợi, thông tin được cập nhật nhanh chóng, giao dịch với khách hàng thuận tiện. Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 23 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc - Địa bàn rộng lớn, dân cư đông đúc với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng có nhiều điều kiện mở rộng tín dụng. - Ngân hàng tạo được uy tín với khách hàng sau nhiều năm hoạt động. - Dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp nên vốn tự có rất thấp. Do đó nhu cầu vốn ở những đối tượng này phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng. - Ngân hàng có tiềm năng huy động vốn nhàn rỗi ở một số khu vực, đối tượng dân cư có thu nhập cao. - Ngân hàng được sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể địa phương trong việc cho vay vốn, thu hồi nợ xấu,... - Người dân có nhận thức tương đối tốt trong việc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. 3.2.6.2. Khó khăn - Chi nhánh chịu áp lực cạnh tranh gay gắt do sự xuất hiện ngày càng nhiều của các NHTM khác. - Thủ tục hành chính của các cơ quan có thẩm quyền nhiều nơi còn chậm, rườm rà gây không ít khó khăn trong việc tiến hành giao dịch giữa Ngân hàng với khách hàng. - Những biến động về thời tiết, sâu bệnh,... trong những năm qua làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi ở địa phương. - Đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của các biến động kinh tế. Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 24 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1. Khái quát tình hình tài sản Tài sản (tài sản có) của ngân hàng là kết quả của sử dụng vốn của Ngân hàng đồng thời nó cũng phản ánh phần nào quy mô hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng. Thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản còn giúp nhà quản trị ngân hàng có cách nhìn tổng quan về các khoản mục mà Ngân hàng đã đầu tư, từ đó có thể củng cố hoặc chuyển dịch cơ cấu đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Để xem xét tình hình tài sản của Ngân hàng ta có bảng số liệu sau: Bảng 2: Tình hình tài sản của Ngân hàng qua 3 năm (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tiền mặt tại quỹ 771 0,67 1.406 1,04 1.433 1,02 635 82,36 27 1,92 Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước 110.492 96,68 129.329 95,95 133.131 94,64 18.837 17,05 10.287 2,94 TSCĐ 1,631 1,43 1.758 1,30 1.895 1,35 127 7,79 137 7,79 TS khác 568 0,50 677 0,50 11 0,01 109 19,19 -666 -98,38 Các khoản phải thu nội bộ - - 58 0,04 166 0,12 58 - 108 186,21 Các TS có khác 27 0,02 272 0,20 77 0,05 245 907,41 -195 -71,69 Lãi phải thu 796 0,70 1.292 0,97 3.964 2,81 496 62,31 2.672 206,81 Tổng tài sản có 114.285 100 134.792 100 140.677 100 20.507 17,94 2.056 4,37 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006 - 2008 của NHNo huyện Kế Sách) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua khoản mục cho vay tăng đều và chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%) trong tổng tài sản. Cụ thể, năm 2006 tổng TS là Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 25 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc 114.285 triệu đồng, năm 2007 là 134.792 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 20.507 triệu đồng hay 17,94%, năm 2008 là 140.677 triệu đồng, so với năm 2007 tăng lên 5.885 triệu đồng ứng với 4,37%. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên của tổng TS chủ yếu là do nhu cầu tín dụng ở địa bàn ngày càng tăng khiến lãi phải thu của Ngân hàng cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2006 khoản cho vay là 110.492 triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 18.837 triệu đồng hay 17,05% đạt 129.329 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 133.131 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 3.802 triệu đồng ứng với 2,97%. Lãi phải thu tăng tương ứng là 796 triệu đồng ở năm 2006, tăng 496 triệu đồng đạt 1.292 triệu đồng năm 2007 và năm 2008 là 3.964 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 2.672 triệu đồng. Bên cạnh đó là sự đầu tư vào nguồn TSCĐ nhằm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và nâng cao năng suất lao động của đội ngũ CBCNV Ngân hàng. 4.1.2. Khái quát cơ cấu nguồn vốn Để thực hiện được đầy đủ vai trò là người cung cấp nguồn vốn cho nhu cầu về vốn vay ngày càng tăng của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Ngoài việc thực hiện tốt công tác huy động vốn, NHNo & PTNT huyện Kế Sách cũng giống như các chi nhánh NHTM khác còn được hỗ trợ một phần vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Với nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên, Ngân hàng có thể sử dụng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh vì thời hạn trả vốn ổn định. Nhưng nguồn vốn này thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn tự huy động nên làm cho chi phí HĐKD tăng lên hay lợi nhuận của Ngân hàng sẽ giảm xuống. Do đó, Ngân hàng cần tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung vốn thiếu hụt của hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, ta xem xét bảng số liệu sau: Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 26 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/ 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Vốn huy động 35.180 30,78 68.270 50,65 88.153 62,66 33.090 94,06 19.883 29,12 Vốn điều hòa từ TW 79.105 69,22 66.522 49,35 52.524 37,34 -12.583 -15,91 -13.998 -21,04 Tổng NV 114.285 100 134.792 100 140.677 100 20.507 17,94 5.885 4,37 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006 - 2008 của NHNo huyện Kế Sách) NĂM 2006 31% 69% NĂM 2007 51% 49% NĂM 2008 63% 37% Vốn huy động Vốn điều hòa từ TW Hình 3: Biểu hiện cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Qua bảng số dư nguồn vốn tại Ngân hàng trong 3 năm 2006 - 2008 cho thấy nguồn vốn điều chuyển năm 2006 là 79.105 triệu đồng, năm 2007 là 66.522 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 12.583 triệu đồng, tương đương 15,91%. Sang năm 2008, vốn điều hoà là 52.524 triệu đồng, giảm 13.998 triệu đồng so với năm 2007, tương đương 21,04%. Nguyên nhân là do năm 2007 và năm 2008 công tác huy động vốn được triển khai tốt như: thành lập tổ tiếp thị xuống từng địa bàn tiếp cận khách hàng, thu hút nguồn vốn huy động của người dân được đền bù do giải phóng mặt bàn tại khu công nghiệp Cái Côn, đường Nam Sông Hậu,... nên nguồn vốn huy động tại chỗ cao do đó Ngân hàng sử dụng ít vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 27 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc Trong 3 năm qua nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng ngày càng tăng nên nhu cầu vốn điều chuyển từ cấp trên giảm xuống. Cụ thể, năm 2006 nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng là 35.180 triệu đồng, sang năm 2007 đạt 68.270 triệu đồng (chiếm 50,65% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng), tăng so với năm 2006 là 33.090 triệu đồng (tăng 94,06%). Đến năm 2008 nguồn vốn huy động Ngân hàng đạt được là 88.153 triệu đồng (chiếm 62,66%), tăng 19.883 triệu đồng (tăng 29,12%). Kết quả đạt được như thế là do Ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế trong hoạt động huy động vốn qua các năm như: quỹ thời gian đầu tư tiếp cận khách hàng chưa được phân bổ nhiều, CBTD chưa thực sự quan tâm đến hoạt động huy động vốn,... bằng cách phân chia thời gian cho công tác tiếp thị huy động vốn nhiều hơn, giao chỉ tiêu cho từng CBTD trong việc tiếp thị huy động vốn đồng thời Ngân hàng cũng áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong công tác huy động vốn như các hoạt động quảng bá, khuyến mãi, đưa ra mức lãi suất cao (được áp dụng cụ thể tuỳ theo quy định của hệ thống ngành),... 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 4.2.1. Khái quát chung tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng Trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao nên việc Ngân hàng phát huy tốt nguồn vốn huy động không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ cấp trên đưa xuống. Tuy nhiên huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn đối với các Ngân hàng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải hội đủ khá nhiều điều kiện như cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi để dễ giao dịch, mức lãi suất huy động, công nghệ thông tin và chất lượng phục vụ,... Trên thị trường tài chính ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt, do đó mỗi ngân hàng đều phải dựa vào đặc trưng thế mạnh của mình và áp dụng những hình thức kinh doanh riêng nhằm thu hút khách hàng. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Kế Sách qua 3 năm (2006 - 2008) như sau: Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 28 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc Bảng 4: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006 - 2008 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) TGTK không KH 5.643 16,04 1.549 2,27 461 0,52 -4.094 -72,55 -1.088 -70,24 TGTK có KH 12.971 36,87 39.322 57,60 61.635 69,92 26.351 203,15 22.313 56,74 Ngoại tệ 1.549 4,40 2.528 3,70 3.523 4,00 979 63,20 995 39,36 TGĐB bằng vàng - - - - 2.668 3,03 - - 2.668 - Phát hành GTCG 1.976 5,62 8.120 11,89 - - 6.144 310,93 -8.120 - TGKBNN 8.895 25,28 12.657 18,54 10.168 11,53 3.762 42,29 -2.489 -19,67 TGTCKT 4.146 11,79 4.094 6,00 9.698 11,00 -52 -1,25 5.604 136,88 Tổng 35.180 100,00 68.270 100,00 88.153 100.00 33.090 94,06 19.883 29,12 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006 - 2008 của NHNo huyện Kế Sách) NĂM 2006 16% 37% 25% 12% 0%6% 4% NĂM 2007 57% 4% 12% 19% 6% 0% 2% NĂM 2008 69% 4% 11% 3% 12% 0% 1% TGTK không KH TGTK có KH Ngoại tệ TGĐB bằng vàng Phát hành GTCG TGKBNN TGTCKT Hình 4: Biểu hiện cơ cấu nguồn vốn huy động Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 29 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc 4.2.2. Nhận xét chung về nguồn vốn huy động Trong năm 2007 tổng vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Kế Sách đạt được là 68.270 triệu đồng, nguồn vốn tăng so với năm 2006 là 33.090 triệu đồng, tỷ lệ tăng 94,06%. Sang năm 2008 thì tổng vốn huy động tăng 19.883 triệu đồng hay tăng 29,12% so với năm 2007 đạt 88.153 triệu đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự tăng đều của tổng nguồn vốn huy động qua các năm tại Ngân hàng, ta xem xét từng khoản mục huy động vốn như sau: - Tiền gửi Kho bạc Nhà nước Ngân hàng sau nhiều năm hoạt động có quan hệ giao dịch truyền thống với Kho bạc Nhà nước huyện, đồng thời Ngân hàng luôn có mức lãi suất tiền gửi cao hơn các TCTD khác trên địa bàn nên đã thu hút lượng tiền gửi ổn định từ Kho bạc Nhà nước. Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Tình hình huy động tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng qua các năm như sau: Năm 2006 số dư là 8.895 triệu đồng chiếm 25,28% trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2007 số dư là 12.657 triệu đồng (chiếm 18,54%) tăng so với năm 2006 là 3.762 triệu đồng hay tăng 42,29% nguyên nhân là do tình hình kinh tế ổn định, cải cách hành chính trong thu nộp ngân sách, quản lý thuế,... nên công tác thu chi ngân sách gia tăng. Nhưng đến năm 2008 số dư giảm 2.489 triệu đồng hay giảm 19,67% chỉ còn 10.168 triệu đồng (chiếm 11,53%) nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế suy giảm, tình hình lạm phát dẫn đến nguồn thu ngân sách bị giảm sút. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, đối tượng chủ yếu của loại tiền gửi này là những người muốn giữ tiền một cách an toàn đồng thời muốn có thêm một số tiền lời nhất định như CBCNV Nhà nước hay những người buôn bán, kinh doanh lớn. Về phía mình, Ngân hàng sử dụng số tiền này vào hoạt động kinh doanh bằng cách cho tổ chức và cá nhân vay khi có nhu cầu vốn. Do đây là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hay gọi là tiền gửi tiết kiệm bậc thang nên Ngân hàng đã xác định được thời điểm trả tiền lại cho khách hàng, như vậy Ngân hàng sẽ có mục tiêu đầu tư phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận cao. Xác định được tầm quan trọng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên Ngân hàng đã đẩy mạnh huy động nguồn này với khung lãi suất thường cao hơn các loại hình tiền gửi khác để thu hút khách hàng. Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 30 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2006 - 2007 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn phát sinh từ 12.971 triệu đồng tăng 26.351 triệu đồng (tỷ lệ tăng 203,15%) đạt 39.322 triệu đồng nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD nên Ngân hàng đã có những đối sách để thu hút nhiều đối tượng tham gia vào loại tiền gửi này như phát hành nhiều loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (kể cả tiền gửi tiết kiệm bậc thang), đa dạng hoá các kỳ hạn cũng như lãi suất trả trước, lãi suất trả sau. Để có những kết quả đó, các chương trình tiết kiệm có dự thưởng được Ngân hàng áp dụng liên tục, chủ yếu huy động các loại tiền gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng) và đây cũng là loại tiền gửi mà khách hàng ưa chuộng nhất nhằm giảm rủi ro, nhất là khi khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ. Trong năm 2008 Ngân hàng đã huy động tổng số tiền là 61.635 triệu đồng tiếp tục tăng so với năm 2007 là 22.313 triệu đồng (tăng 56,74%). Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lãi suất nhằm huy động nguồn vốn (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm tiền tại các Ngân hàng do tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Do đó đã thu hút một lượng lớn nguồn vốn chủ yếu tăng từ khối dân cư. Điều này cho thấy người dân vẫn tin tưởng gửi tiền vào hệ thống Ngân hàng. Thêm vào đó, Chi nhánh luôn theo sát diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh mức lãi suất cạnh tranh, phù hợp với từng loại kỳ hạn tiền gửi, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Do vậy Ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều lượng nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng vào loại hình tiền gửi này. - Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn Đối với loại tiền gửi này, người dân gửi vào Ngân hàng không phải mục đích chính là lấy lời mà khi cần sử dụng có thể rút ra nhanh chóng và kịp thời theo mục đích sử dụng. Đối tượng chủ yếu tham gia tiền gửi loại này là hộ buôn bán nhỏ lẻ, hộ sản xuất sau một vụ kinh doanh có lời, thương lái,… tạm thời có tiền nhàn rỗi nhưng chưa cần sử dụng. Tuy loại tiền gửi này lãi suất đầu vào thấp, đầu ra cao nên Ngân hàng được hưởng lãi suất chênh lệch cao nhưng Ngân hàng không thể dùng loại tiền gửi này vào mục đích hoạt động kinh doanh của mình vì loại tiền gửi này không ổn định do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Ở năm 2007 số dư tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 1.549 triệu đồng so với năm 2006 là 5.643 triệu đồng giảm 4.094 triệu đồng hay về tỷ lệ là 72,55% Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay GVHD: Lê Khương Ninh - 31 - SVTH: Vũ Thị Hồng Ngọc nguyên nhân giảm là do ngân hàng phát hành loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm bậc thang) nên họ chuyển sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có lãi suất cao hơn, lại được khuyến mãi dự thưởng. Đến năm 2008 số dư này tiếp tục giảm 1.088 triệu đồng (giảm 70,24%) so với năm 2007 chỉ còn 461 triệu đồng nguyên nhân chủ yếu là do tình hình lãi suất huy động trong năm 2008 tăng cao chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn do đó khách hàng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn sang hình thức tiền gửi này. Nhìn chung trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chưa thực sự lớn, cho nên về phía Ngân hàng cần phải xem xét lại về lãi suất đối với loại tiền gửi này bên cạnh việc thay đổi các thủ tục thanh toán sao cho tiện lợi nhanh chóng. Ngoài ra, do thói quen e ngại của người dân là sợ lộ bí mật số tiền tích luỹ nên họ chủ yếu đầu tư vào các hình thức khác như: tích trữ vàng bạc, đá quý, ngoại tệ hoặc đầu tư vào bất động sản. Do đó Ngân hàng cần có chính sách quảng bá, tuyên truyền, khuyến mãi, để người dân hiểu hơn về những tiện ích khi gửi tiền vào Ngân hàng. - Phát hành giấy tờ có giá Đây là một trong những biện pháp để Ngân hàng huy động thêm vốn cho đơn vị nhằm bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để tài trợ vào các dự án lớn mà các biện pháp khác không huy động đủ. Đây là thế mạnh mà Ngân hàng có được từ uy tín của mình. Mặt khác, đây là cũng là lĩnh vực đầu tư khá an toàn và sinh lời cao trong thời gian ngắn, nên dễ dàng thu hút khách hàng tham gia. Năm 2007 số dư của việc phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng là 8.120 triệu đồng tăng lên 6.144 triệu đồng tỷ lệ tăng 310,93% so với năm 2006 là 1.976 triệu đồng. Nguyên nhân có sự gia tăng này là do Ngân hàng đã đa dạng hoá k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kế sách tỉnh sóc trăng.pdf
Tài liệu liên quan