- Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi tách bỏ vỏ trấu và cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
- Loại gạo thường được dùng là hàng hóa trao đối trên thế giới được phân loại như sau:
+ Theo hình dáng của hat: hạt tròn (medium grain), hạt dài (long grain). Ở Việt Nam phổ biến là loại gạo hạt dài.
+ Theo tỉ lệ gãy của hạt: gạo 5% (có 5% số hạt gạo bị gãy), tương tự với gạo 10%, 15%, 25%. Đây là một số sản phẩm xuất khẩu thông thường ở Việt Nam.
- Gạo là một loại hàng hóa đặc biệt bởi là hàng hóa thiết yếu. Chính phủ các quốc gia mà gạo là lương thực chính luôn phải quan tâm đến vấn đề rất nhạy cảm này vì đây còn là vấn đề ổn định về chính trị. Chính vì lý do đó mà các quốc gia rất giàu có nhưng lại liên tục gặp thiên tai, vốn là điều kiện rất ngặt nghèo cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn đầu tư sản xuất lúa gạo nhằm bảo đảm nhu cầu lương thực quốc gia.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3865 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...).
- Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.
b) Xuất khẩu:
- Trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
- (theo Điều 28, Mục 1, Chương 2 Luật Thương Mại Việt Nam 2005) Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
* Các nhân tố tác động đến xuất khẩu:
- Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái.
+ Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên.
+ Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ) thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi.
* Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế
- Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.
c) Kim ngạch:
- Kim ngạch là giá trị xuất khẩu được tính bằng ngoại tệ.
3.1.4. Điều kiện thanh toán:
a) Thanh toán L/C:
- Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
b) Thanh toán T/T:
- TT (Telegraphic Transfer – chuyển tiền bằng điện) nó nằm trong hình thức thanh toán By remittance – By transfer. Hình thức chuyển tiền bằng điện được hiểu nôm na như sau: Ngân hàng của người mua sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thanh toán tiền cho người bán. Đối với TT thì có 2 phương thức đó là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau.
- Hình thức chuyển tiền trả sau ít áp dụng vì bên bán lúc nào cũng muốn nắm đằng cán trừ khi đối tác của họ là một khách hàng lâu năm và có uy tín.
3.1.5. Gạo:
- Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi tách bỏ vỏ trấu và cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
- Loại gạo thường được dùng là hàng hóa trao đối trên thế giới được phân loại như sau:
+ Theo hình dáng của hat: hạt tròn (medium grain), hạt dài (long grain). Ở Việt Nam phổ biến là loại gạo hạt dài.
+ Theo tỉ lệ gãy của hạt: gạo 5% (có 5% số hạt gạo bị gãy), tương tự với gạo 10%, 15%, 25%. Đây là một số sản phẩm xuất khẩu thông thường ở Việt Nam.
- Gạo là một loại hàng hóa đặc biệt bởi là hàng hóa thiết yếu. Chính phủ các quốc gia mà gạo là lương thực chính luôn phải quan tâm đến vấn đề rất nhạy cảm này vì đây còn là vấn đề ổn định về chính trị. Chính vì lý do đó mà các quốc gia rất giàu có nhưng lại liên tục gặp thiên tai, vốn là điều kiện rất ngặt nghèo cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn đầu tư sản xuất lúa gạo nhằm bảo đảm nhu cầu lương thực quốc gia.
- Điều này làm cho gạo có một đặc điểm là sản lượng gạo thương mại (tức được mua bán trên thế giới) rất thấp so với tổng sản lượng gạo sản xuất của toàn thế giới. Vì các nước chủ yếu đầu tư sản xuất lúa gạo cho nhu cầu sử dụng của chính họ chứ không có nhu cầu xuất khẩu ra thế giới. Chỉ các nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo (có những đồng bằng thấp vì cây lúa là cây ngập nước) như Việt Nam, Thái Lan thì mới có thể sản xuất với chi phí thấp từ đó giá mới cạnh tranh để có thể xuất ra thế giới.
- Tính chất này tạo ra một điểm đặc trưng của giá gạo thương mại. Đó là chỉ cần xảy mất mùa thì sẽ dễ dàng tạo nên cơn sốt gạo vì thực chất sản lượng gạo thương mại chỉ khoảng 1/10 so với sản lượng gạo của toàn thế giới. Mà gạo lại là lương thực thiết yếu của một số nước trên thế giới. Như Philippin, Chính phủ họ luôn phải chăm lo cho vấn đề an ninh lương thực vì quốc gia họ luôn bị thiên tai, dẫn đến mất mùa, sự thiếu lúa gạo diễn ra thường xuyên. Nếu vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo thì vấn đề chính trị sẽ rất khó giải quyết ở một quốc gia mà xung đột chính trị xảy ra rất thường xuyên như Philippin.
3.1.6. Phương thức xuất khẩu gạo truyền thống ở Việt Nam nói chung và công ty Tân Thạnh An nói riêng:
- Bộ Công thương Việt Nam phân thị trường xuất khẩu gạo ra làm 2: thị trường tập trung và thị trường phi tập trung (thị trường thương mại):
+ thị trường tập trung là những thị trường mà chính phủ Việt Nam đã đặt mối quan hệ xuất khẩu gạo với quốc gia đó thông qua các công ty của Nhà nước như Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2), Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1). Đối với những thị trường này, chỉ những hợp đồng của chính phủ mới được phép xuất khẩu gạo. Việc các công ty trong nước ký hợp đồng thương mại với những công ty ở thị trường tập trung đều bị cấm. Điều này nhằm đảm bảo cho 2 quốc gia có thể mua bán được với nhau bằng giá tốt nhất, không bị các công ty nhỏ lẻ phá giá. Một số thị trường xuất khẩu gạo tập trung của Việt Nam như: Philippin, Malaysia, …
+ thị trường thương mại: là những thị trường mà chính phủ Việt Nam chưa đặt mối quan hệ xuất khẩu gạo với quốc gia đó. Các công ty trong nước có thể tự do mua bán với các thị trường này. Các thị trường thương mại lớn của Việt Nam: Châu Phi, Châu Á (ngoài các quốc gia thuộc thị trường tập trung). Hầu hết các thị trường này đều có một số hàng rào cản trở các doanh nghiệp Việt Nam như chính sách quan thuế của Nhà nước, nạn cướp bóc, tham nhũng (ở các quốc gia Châu Phi nơi mà chính trị cũng như luật pháp rất bất ổn). Vì thế thông thường các công ty Việt Nam hiếm khi tiếp cận trực tiếp được với khách hàng tại chính quốc gia nhập khẩu mà thường thông qua các công ty đa quốc gia như OVLAS, WEETIONG, SEACOR vv.v.. Các công ty này đã đặt mối quan hệ mua bán lâu dài với các quốc gia này, từ đó hiểu rõ đường lối của việc giao thương hàng hóa trong nội bộ và họ có thể đứng ra chịu trách nhiệm để hàng hóa đến được tay người mua.
- Là một thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, công ty Tân Thạnh An tham gia tích cực cả 2 thị trường nói trên.
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
3.2.1. Phân tích kinh doanh:
a) Khái niệm:
- Phân tích kinh doanh là việc sử dụng các phương pháp, các chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm mổ xẻ, đánh giá các hiện tượng kinh tế tài chính để đưa ra các kết luận phục vụ cho các mục tiêu đã xác định.
b) Mục tiêu:
- Đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, mục tiêu phân tích kinh doanh nhằm:
+ Đưa ra các nhận xét, đánh giá về các hiện tượng kinh tế tài chính của doanh nghiệp như: Thị trường, vốn, chi phí, giá thành, nguồn nhân lực,…
+ Nghiên cứu các nhân tố tác động khách quan, chủ quan đến các hiện tượng kinh tế tài chính của đối tượng phân tích.
+ Đề xuất các chiến lược, kế hoạch hoặc giải pháp thích hợp.
c) Vai trò:
- Phân tích kinh doanh hay còn gọi là phân tích kinh tế tài chính là công việc gắn kết chặt chẽ đối với quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Trước quá trình kinh doanh: Việc phân tích giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để hoạch định, xây dựng kế hoạch về thị trường, các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
+ Trong quá trình kinh doanh: Hoạt động phân tích giúp cho nhà quản trị đánh giá được tình hình sử dụng các yếu tố kinh tế và tài chính của doanh nghiệp: sử dụng vốn, chi phí, nguồn nhân lực v.v. để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh khắc phục.
+ Sau quá trình kinh doanh: Hoạt động phân tích giúp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được.
- Phân tích kinh doanh giúp đưa ra những nhận định về sự tác động của cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp, từ đó các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
3.2.2. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
a) Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu:
- Ý nghĩa: Quy mô xuất khẩu lớn hay nhỏ, tốc độ gia tăng xuất khẩu nhanh hay chậm đều ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh.
- Mục tiêu: Xây dựng được các chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự gia tăng, giảm tuyệt đối và tương đối về kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp qua các năm.
b) Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
- Mục tiêu: Thu thập các dữ liệu phản ánh tình hình ký kết hợp đồng xuất khẩu. Đánh giá phân tích mặt tốt và mặt còn hạn chế. Đề xuất các giải pháp tăng khả năng ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng.
c) Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng ở các doanh nghiệp xuất khẩu:
- Mục tiêu: Đánh giá để rút ra được thành công, những tồn tại, khó khăn ở mặt hàng kinh doanh. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng mặt hàng.
d) Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường:
- Mục tiêu: Đánh giá thuận lợi, khó khăn trên thị trường mà doanh nghiệp xâm nhập. Nghiên cứu các nhân tố tác động hiện tại và tương lai. Đề xuất những giải pháp duy trì và phát triển thị trường.
e) Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế:
- Mục tiêu: Sử dụng phương pháp phân tích thống kê đánh giá tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả.
f) Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức kinh doanh xuất khẩu:
- Mục tiêu:
+ Thông qua phương thức phân tích thống kê mà nhà quản trị đánh giá để nêu được những thành công và hạn chế trong việc sử dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu những nhân tố tác động đến việc sử dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu ở doanh nghiệp.
* Nhân tố khách quan:
Phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.
Phụ thuộc vào thời cơ kinh doanh đến với doanh nghiệp.
Phụ thuộc vào tình hình kinh tế chính trị giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
* Nhân tố chủ quan:
Phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
Phụ thuộc vào kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu.
Phụ thuộc vào trình độ cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu.
Phụ thuộc vào sự đầu tư của doanh nghiệp cho các khâu công nghệ sản xuất sản phẩm, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế sản phẩm,..
+ Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức kinh doanh xuất khẩu.
+ Lựa chọn phương thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược phát triển các phương thức kinh doanh xuất khẩu có phân kỳ theo giai đoạn.
g) Đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu:
- Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
- Tổng kết lại những thành công, hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.
- Tổng hợp lại các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
3.2.3. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh:
a) Phương pháp tiến hành nghiên cứu.
- Nghiên cứu tại hiện trường: Nhằm quan sát, đánh giá quy trình xuất khẩu gạo của công ty.
- Nghiên cứu tại bàn: Do không đủ điều kiện tiếp cận đối tượng nghiên cứu tiến hành tại bàn để nghiên cứu các số liệu, số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất, tiêu thụ, thị trường…
- Tham vấn chuyên gia: Trong quá trình thu thập, phân tích dữ liệu và đề xuất các giải pháp có sự trao đổi, tham vấn ý kiến từ các chuyên gia trong công ty Tân Thạnh An.
b) Phương pháp nghiên cứu lịch sử:
- Nghiên cứu lịch sử là một phương pháp có hệ thống và đánh giá khách quan các số liệu nhằm mục đích kiểm tra những giả thuyết liên quan đến nguyên nhân, tác động hay xu hướng phát triển của hiện tượng trong quá khứ làm cơ sở vững chắc cho việc dự báo xu hướng giá trong tương lai.
- Phương pháp này nhằm mục đích đánh giá tình hình xuất khẩu, giá gạo trong quá khứ để làm cơ sở dự báo cho tương lai.
c) Phương pháp mô tả:
- Là phương pháp khá thông dụng, là cách thức thu thập các thông tin số liệu để kiểm chứng những giả thuyết hay để giải quyết những vấn đề có liên quan đến tình hình hiện tại của việc xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
- Mục đích là đánh giá tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
d) Phương pháp tương quan:
- Nghiên cứu tương quan mô tả mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố quan sát để được nhận dạng mối quan hệ giữa chúng.
- Mục đích nhằm lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu và giá gạo ở Việt Nam.
e) Phương pháp thu thập xử lý số liệu:
- Thu thập số liệu:
+ Các tài liệu số liệu thứ cấp, các thông tin tổng quan về tình hình sản xuất, tiêu thụ, thị trường có liên quan đến nội dung nghiên cứu được thu thập tại CÔNG TY TÂN THẠNH AN, HIỆP HỘI LƯƠNG THỰC VIỆT NAM.
+ Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được thu thập từ những tạp chí, sách báo và hệ thống Internet.
- Xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp thu thập được tính toán các tham số thống kê đơn giản phục vụ cho các mục tiêu phân tích khác nhau.
- Xử lý và phân tích số liệu:
+ Sử dụng phương pháp so sánh thống kê để so sánh số lượng, giá trị, tỷ trọng.
+ Sử dụng phần mềm Excel để thống kê tính toán, vẽ hình.
f) Phương pháp chỉ số phát triển định gốc:
- Nhằm chỉ ra sự phát triển kim ngạch XNK so với một năm gốc nào đó.
- Chỉ số phát triển định gốc ( PTĐG) được tính theo công thức:
Ti = Yi/Y1 (với i = 1 – n )
Trong đó: Ti : chỉ số phát triển định gốc
Yi: kim ngạch XNK ở năm tính toán
Y1: kim ngạch XNK ở năm gốc
n: số năm
g) Phương pháp chỉ số liên hoàn:
- Chỉ số phát triển liên hoàn là chỉ số chỉ ra sự phát triển Kim Ngạch XNK so với năm liền trước nó, từ đó biểu hiện cụ thể sự gia tăng Kim Ngạch XNK qua các năm.
- Chỉ số phát triển liên hoàn (PTLH) được tính theo công thức:
Ti = Yi/ Yi - 1 ( với i = 2 - n)
Trong đó
Ti : chỉ số phát triển liên hoàn
Yi: kim ngạch XNK ở năm tính toán
Yi -1 : kim ngạch XNK ở năm liền trước năm tính toán
N: số năm
h) Phương pháp chuyên gia:
- Thực chất là thông qua tư vấn từ các chuyên gia có kinh nghiệm, thông qua hội thảo và hội họp , đề qua đó có thể đánh giá chính xác về các hiện tượng kinh tế trong công ty và đề xuất những giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắt có liên quan đến hiện tượng kinh tế mà các nhà quản trị quan tâm.
* Kết luận chương 3:
- Chương 3 một mặt giới thiệu các khái niệm được dùng trong khóa luận cũng như các cơ sở lý luận, lý thuyết để phân tích các thông tin trong khóa luận, mặt khác đưa ra các phương pháp nghiên cứu được dùng trong bài. Đây là cơ sở, nền tảng cho những lập luận, phân tích ở Chương 4.
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay của công ty:
4.1.1. Tình hình kim ngạch, tốc độ tăng giảm xuất khẩu:
Bảng 4.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009
Xuất khẩu
2008
2009
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Số lượng (tấn)
85,681
125,902
40,221
46.94
Kim ngạch (USD)
41,004,272
48,121,371
7,117,099
17.36
Giá bình quân (USD/tấn)
478.57
382.21
-96.36
-20.13
Nguồn tin: Số liệu của công ty
Hình 4.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009
* Nhận xét: Qua bảng số liệu và hình, ta thấy:
- Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2009 tăng thêm hơn 7 triệu USD tương ứng với 17.36% về giá trị.
- Về khối lượng: tăng 40,221 tấn tương ứng với gần 47%.
* Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:
- Như ta đã biết khủng hoảng tài chính vào giữa năm 2008 đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế thế giới nhất là Mỹ với hệ thống tín dụng ngân hàng phát triển cao. Hệ thống tài chính của Việt Nam chưa phát triển lên mức độ cao, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những tác động nhất định của cuộc khủng hoảng, vì thế công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng của các khách hàng nước ngoài. Qua năm 2009 các quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp để kìm chế khủng hoảng, vì thế các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài cũng tăng trở lại dẫn đến sản lượng gạo xuất khẩu 2009 tăng rất ấn tượng so với năm 2008 là 47%.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, buộc tất cả Chính phủ các nước phải thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm thích ứng với những thay đổi lớn như sự vỡ nợ của các siêu công ty, siêu ngân hàng trên thế giới. Chính sách tiền tệ này có mặt tích cực là sẽ kìm chế lạm phát ở mức thấp, hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhưng cũng có mặt hạn chế là nó kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể từ giữa đến cuối năm 2008, giai đoạn mà cuộc khủng hoảng bùng nổ, cơn sốt lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay đã diễn ra, cao điểm lãi suất huy động lên đến 17 18% và ở mức huy động này, lãi suất cho vay tương ứng là 21%. Như ta biết tỷ suất sinh lợi của các công ty thương mại và đặc biệt là công ty Tân Thạnh An phụ thuộc nhiều vào lãi suất cho vay vì công ty sử dụng hầu như toàn bộ là vốn vay. Điều này là một khó khăn rất lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trong đó có Tân Thạnh An và những nhà cung ứng gạo của công ty ở miền Tây.
- Năm 2008 ở Việt Nam đã có một cuộc khủng hoảng gạo ảo do những tin đồn thất thiệt cộng với việc mất mùa diễn ra trên toàn thế giới. Vào thời điểm đó, đỉnh cao của cơn sốt là Philippin đã mua gạo để dự trữ với giá cao ngất ngưỡng là 1200USD/tấn, điều này tạo nên tâm lý sốt gạo trên toàn thế giới, khiến mọi người đều có nhu cầu tồn trữ gạo vì sợ giá sẽ lên cao thêm. Ở Việt Nam, cơn sốt được tăng lên cao thêm do tin đồn về việc mất mùa vụ Đông Xuân ở miền Bắc, điều này làm cho giá gạo trong nước lúc sốt đã tăng lên hơn 20 ngàn đồng 1kg. Từ những khủng hoảng trên, Chính Phủ Việt Nam tại thời điểm đó đã ban hành công điện: ngưng xuất gạo để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho Việt Nam. Vì lý do này, năm 2008 chính là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Đến cuối năm 2008, đầu năm 2009, tình hình sốt gạo đã tan biến sau tin trúng mùa của Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Bắc Bộ, thực chất cuộc khủng hoảng chỉ xuất phát từ những tin đồn thất thiệt và sự sai lầm trong đánh giá thị trường của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Đây chính là lý do khiến cho kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 của công ty Tân Thạnh An thấp.
4.1.2. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
Năm
Ký kết
So sánh ký kết
Thực hiện
So sánh thực hiện
So sánh thực hiện và ký kết
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
(hợp đồng)
(USD)
Tuyệt đối (hđ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (hđ)
Tương đối (%)
(hợp đồng)
(USD)
Tuyệt đối (hđ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (hđ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%)
2008
55
47,155,000
-
-
-
-
48
41,004,272
-
-
-
-
-7
-12.73
-6,150,728
-13
2009
78
50,046,000
23
42
2,891,000
6.13
74
48,121,371
26
54.17
7,117,099
17
-4
-5.13
-1,924,629
-4
Bảng 4.2. Tình Hình Ký Kết Và Thực Hiện Các Hợp Đồng Xuất Khẩu Của Công Ty Năm 2008, 2009
Nguồn tin: Số liệu của công ty
* Nhận xét: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Số lượng hợp đồng ký kết và giá trị của nó trong năm 2009 đều tăng so với năm 2008, cụ thể là năm 2008 công ty đã ký 55 hợp đồng và năm 2009 là 78 hợp đồng, tăng 42% tương ứng với lượng là 23 hợp đồng.
- Về giá trị, năm 2009 đạt 50,046,000 USD tăng 6.13% so với năm 2008 là 47,155,00 USD tương ứng với 2,891,000 USD.
- Về thực tế, năm 2009 công ty đã thực hiện được 74 hợp đồng với giá trị là 48,121,371 USD tăng về lượng là 54.17% ứng với 26 hợp đồng và về giá trị là 17% ứng với 7,117,099 USD so với năm 2008.
- Giá trị bình quân của một hợp đồng năm 2009 khoảng 650,000USD giảm so với năm 2008 là 850,000USD
- Số hợp đồng không thực hiện được trong năm 2009 là 4 giảm so với năm 2008. Tỉ lệ hợp đồng không thực hiện được cũng giảm rõ rệt từ 12.73% xuống chỉ còn 5,13%.
* Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:
- Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 như đã nói ở trên và vào năm 2009, khủng hoảng đã đi qua.
- Công ty tích cực tham gia các hội thảo cũng như các buổi triển lãm về lúa gạo trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các festival lúa gạo, từ đó đã ký kết được một số hợp đồng với các đối tác mới, tuy giá trị chưa cao nhưng rất có tiềm năng phát triển trong tương lai như AFR, APEX v.v..
- Các hợp đồng không thực hiện được xuất phát từ nguyên nhân của cả bên cung ứng và bên mua trong đó chủ yếu là do bên cung ứng. Sự biến động rất mạnh trong giá gạo đã làm các nhà cung ứng không có khả năng bù đắp khoản lỗ và phá sản do không phản ứng kịp với sự biến động của thị trường từ đó không thể thực hiện được hợp đồng. Đây là thực trạng chung của ngành xuất khẩu gạo lúc bấy giờ, rất nhiều công ty nhỏ do không đủ tiềm lực tài chính và giá gạo tăng quá nhanh đã phải phá sản.
- Giá trị bình quân của một hợp đồng năm 2009 chỉ bằng 76% so với năm 2008 trong trong khi lượng vẫn tăng cao. Nguyên nhân chính của việc này là do cơn sốt gạo vào năm 2008, giá gạo tăng cao, các doanh nghiệp cung ứng bán gạo cho Tân Thạnh An liên tục thua lỗ do vừa ký bán thì giá nguyên liệu đã tăng lên, nhập vào để sản xuất sẽ gây lỗ mặc dù họ đã dự phòng rất nhiều. Ở hoàn cảnh đó, công ty Tân Thạnh An đã chia xẻ rất nhiều với những nhà cung ứng của mình bằng việc giảm giá cho họ. Điều này tuy gây thiệt hại đến lợi ích của công ty trước mắt nhưng về lâu dài sẽ tạo được mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng, đồng thời nó cũng giúp các nhà cung ứng có khả năng giao hàng kịp thời để Tân Thạnh An có thể giữ uy tín với các khách hàng nước ngoài.
- Nguyên nhân thứ 2 khiến giá trị bình quân năm 2009 giảm là do vào năm 2009, cơn sốt gạo đi qua, giá gạo các loại liên tục sụt giảm rất mạnh (từ 1200USD/tấn xuống còn 500-600USD/tấn).
4.1.3. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng:
CHỦNG LOẠI GẠO
NĂM 2008
NĂM 2009
So sánh về lượng
So sánh về giá trị
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Tuyệt đối (tấn)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%)
Nếp 10% tấm
8,022
2,238,780
1,000
405,000
-7,022
-87.53
-1,833,780
-81.91
Nếp 5% tấm
660
461,200
358
202,370
-302
-45.76
-258,830
-56.12
Gạo 10% tấm
10,539
4,571,115
-
-
-10,539
-100
-4,571,115
-100
Gạo 10-15% tấm
2,237
1,140,615
-
-
-2,237
-100
-1,140,615
-100
Gạo 15% tấm
7,119
2,754,897
33,423
12,431,376
26,304
369.47
9,676,479
351.25
Gạo 25% tấm
15,268
6,440,940
26,923
9,609,304
11,654
76.33
3,168,363
49.19
Gạo 5% tấm
48,778
22,534,796
57,330
23,556,587
8,553
17.53
1,021,791
4.53
Tấm gạo
2,350
861,930
7,209
1,869,335
4,859
206.77
1,007,405
116.88
Tấm nếp
-
-
150
47,400
150
-
47,400
-
TỔNG CỘNG
94,973
41,004,272
126,394
48,121,371
Bảng 4.3. Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Trong Năm 2008, 2009
Nguồn tin: Số liệu của công ty
Hình 4.2. Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Mặt Hàng
Bảng 4.4. Tỉ Trọng Xuất Khẩu Của Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Của Công Ty
Đvt: %
CHỦNG LOẠI GẠO
2008
2009
Theo lượng
Theo kim ngạch
Theo lượng
Theo kim ngạch
Nếp 10% tấm
8.45
5.46
0.79
0.84
Nếp 5% tấm
0.69
1.12
0.28
0.42
Gạo 10% tấm
11.10
11.15
0.00
0.00
Gạo 10-15% tấm
2.35
2.78
0.00
0.00
Gạo 15% tấm
7.50
6.72
26.44
25.83
Gạo 25% tấm
16.08
15.71
21.30
19.97
Gạo 5% tấm
51.36
54.96
45.36
48.95
Tấm gạo
2.47
2.10
5.70
3.88
Tấm nếp
0.00
0.00
0.12
0.10
TỔNG CỘNG
100
100
100
100
Nguồn tin: Số liệu của công ty
* Nhận xét:
- Công ty Tân Thạnh An khá đa dạng về sản phẩm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của mình thể hiện qua, 9 mặt hàng chính là: Gạo (5%, 10%, 10-15%, 15%, 25%), Nếp (5%, 10%), Tấm gạo, tấm nếp. Các mặt hàng khi xuất ra nước ngoài đều chịu sự kiểm định của các công ty kiểm định quốc tế do khách hàng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc