Luận văn Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty du lịch An Giang

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .

1.Lý do chọn đề tài: . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu: .

3. Phạm vi nghiên cứu: .

4. Phương pháp nghiên cứu: .

4.1. Nguồn số liệu được thu thập từ:. 2

4.2. Phương pháp phân tích: . 3

PHẦN NỘI DUNG .

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN. 4

I.KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG .

1. Khái niệm về lao động và tiền lương :. 4

1.1. Khái niệm về lao động : . 4

1.2. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương: . 4

1.3. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: . 4

2. Một số nội dung của tiền lương : . 5

2.1. Chế độ tiền lương - Phụ cấp - Tiền thưởng - Phúc lợi :. 5

2.1.1. Chế độ trả lương : . 5

2. 1.2. Tiền lương cơ bản: . 5

2.1. 3. Phụ cấp lương: . 6

2.1. 4. Tiền thưởng:. 6

2.1. 5. Phúc lợi: . 6

2.2. Quỹ tiền lương: . 7

2.3. Tiền lương chính và tiền lương phụ:. 8

2.3.1.Tiền lương chính :. 8

2.3.2. Tiền lương phụ :. 8

2.3.3. Ý nghĩa :. 8

2.4. Tính lương: . 8

2.5.Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất : . 9

3. Cách tính lương và các hình thức tiền lương : . 9

3.1. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương:. 9

3.2 Các hình thức tiền lương:. 10

3.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian:. 10

3. 2. 2. Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm:. 11

4.Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất : . 12

4.1. Ý nghĩa :. 12

4.2.Phân tích tình hình lao động về mặt số lượng : . 13

4.2.1.Phân tích tình hình tăng, giảm công nhân sản xuất: . 13

4.2.2.Phân tích tình hình biến động các loại lao động khác. . 15

II. Phương pháp hạch toán : . 16

1.Tổ chức hạch toán trong lao động : . 16

1.1.Hạch toán số lượng lao động : . 16

1.2. Hạch toán thời gian lao động : . 16

1.3. Hạch toán về kết quả lao động:. 16

2.Kế toán tổng hợp tiền lương : . 17

2.1.Chứng từ sử dụng : . 17

2.2. Tài khoản sử dụng : . 17

2.3. Định khoản kế toán : . 17

3. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương : . 18

3.1. Chứng từ sử dụng : . 18

3.2. Tài khoản sử dụng : . 18

3.3. Định khoản kế toán . 19

III. Những ảnh hưởng của chi phí lương đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp : . 20

1. So sánh chi phí lương giữa doanh nghiệp thương mại với doanh nghiệp sản xuất: . 20

1. 1. Doanh nghiệp thương mại: chi phí lương bao gồm chi phí nhân viên

bán hàng và chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp . 20

1. 2. Doanh nghiệp sản xuất: Chi phí lương bao gồm . 20

2. Phân tích chi phí tiền lương: . 21

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG . 22

1.Lịch sử hình thành : . 22

2.Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty : . 23

3.Cơ cấu tổ chức bộ máy trong hệ thống công ty Du Lịch An Giang. . 24

4. Cơ cấu bộ máy kế toán của Công Ty: . 29

4.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán :. 29

4.2. Chức năng và nhiệm vụ: . 29

4.3. Hình Thức Kế Toán Của Công Ty. 30

CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG . 33

I. Phân tích tình hình lao động tại Công ty Du Lịch An Giang

1.Tình hình chung về lao động tại công ty Du Lịch An Giang : . 33

1.1.Phân loại lao động : . 33

1.2.Đánh giá sự biến động số lượng lao động 5 năm từ năm 1999 đến 2003

. 33

1.3.Đánh giá số lượng lao động của Công ty theo giới tính : . 35

1.4.Đánh giá số lượng lao động của Công ty theo trình độ : . 37

2.Phân tích tình hình lao động của Công Ty năm 2003 :. 40

2.1. Phân tích sự biến động về số lượng và năng suất lao động của công

nhân sản xuất : . 40

2.2.Phân tích sự biến động của các loại lao động khác : . 41

3.Tổ chức hạch toán lao động của Công ty :. 43

3.1. Hạch toán số lượng lao động : . 43

3.2. Hạch toán thời gian lao động : . 43

3.3. Hạch toán kết quả lao động : . 44

II.Cách tính lương và hình thức trả lương tại công ty Du Lịch An Giang. 44

1.Hình thức tiền lương đang áp dụng tại Công ty:. 44

1.1. Lương thời gian: . 44

1.2 Lương sản phẩm (lương kế hoạch). . 51

1.2.1 Một số nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương sản phẩm: . 51

1.2.2. Cách tính lương theo sản phẩm (lương kế hoạch) . 54

3. Quy trình tính lương và cách thanh toán lương tại Công Ty Du Lịch An

Giang. 59

3.1. Quy trình tính lương tại Công Ty Du Lịch An Giang: . 59

3.2. Cách thanh toán lương tại Công Ty Du Lịch An Giang: . 61

III. Kế toán tổng hợp tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang. 62

1. Tài khoản Công Ty sử dụng: . 62

2. Kế toán tổng hợp tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang : . 63

2.1. Ở Văn Phòng Công Ty: . 63

2.2. Ở Mảng Thương Mại: . 64

2.3. Ở Mảng Du Lịch: . 67

2.Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương tại công ty Du Lịch An Giang

: . 70

2.1.Trích lập các khoản theo lương. 70

2.2. Kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ tại công ty Du Lịch An

Giang :. 76

IV. Phân tích quỹ lương và chi phí lương tại công ty Du Lịch An Giang : . 80

1.Phân tích quỹ lương tại công ty : .Error! Bookmark not defined.

1.1.Phân tích sự biến động của quỹ lương năm 2003: . 80

1.2.Đánh giá sự biến động của quỹ lương và thu nhập của người lao động trong 3 năm từ 2001 đến 2003. . 83

PHẦN NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ.Error! Bookmark not defined.

I.Nhận xét: . 86

1.Nhận xét chung về Công ty: . 86

1.1.Về lực lượng lao động tại Công ty:. 86

2.Nhận xét về công tác Kế toán tiền lương tai Công ty : . 86

2.1.Nhận xét về công tác kế toán: . 87

2.2.Về mặt chứng từ sử dụng:. 87

2.3.Về mặt hệ thống Tài khoản:. 88

2.4.Về phương pháp tính lương và hình thức trả lương: . 88

2.5 Về hạch toán tiền lương các khoản trích theo lương. . 89

II.Kiến nghị:. 89

 

doc101 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công. Ở Công ty quy định ngày công của một nhân viên trong tháng nếu đầy đủ là 26 ngày, tùy vào số ngày làm việc đầy đủ hay vắng mặt (do các phòng ban và cơ sở trực thuộc báo lên ) mà Công ty sẽ có tỷ suất điều chỉnh lương cơ bản một cách hợp lý. Tuy nhiên mức lương Nghị Định ở Công ty tính cho nhân viên thường hưởng đủ 26 ngày công vì vậy ngày công không ảnh hưởng nhiều đến lương Nghị Định của Công ty. Lương thời gian được tính theo hệ số lương do Nhà nước quy định tại Nghị Định 25/CP và 26/CP ngày 23/5/1993 trong luật lao động tiền lương. Mức lương cơ bản hiện nay Nhà Nước quy định tối thiểu là 290.000 đồng ứng với hệ số lương là 1, quy định tại khoản 1, điều 1, Nghị Định số 03/2003 NĐ- CP ngày 15/1/2003 của Chính Phủ. Tùy theo chức vụ, trình độ và tùy thuộc vào bảng lương Nhà Nước đối với Cán bộ - Công nhân viên thuộc đơn vị Nhà Nước mà mỗi người sẽ có mức độ phụ cấp theo quy định và các khoản phụ cấp theo định chế của Công ty. Các khoản phụ cấp của Công ty gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm, phụ cấp làm đêm. Công ty Du Lịch An Giang là Doanh Nghiệp Nhà Nước hạng II. Hệ số lương cao nhất là Giám Đốc Công ty, hiện nay hệ số lương của Giám Đốc là 5,26. Ở Công ty Ban Giám Đốc và Kế Toán Trưởng hưởng lương theo hệ số trong bảng lương chức vụ quản lý Doanh Nghiệp do Nhà Nước quy định. Mức lương này đã bao gồm các khoản phụ cấp nên đây là mức lương Nghị Định thực lĩnh của Ban Giám Đốc và Kế Toán Trưởng . GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 45 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang ĐVT : 1000 đồng CHỨC DANH HỆ SỐ, MỨC LƯƠNG 1. Giám đốc: - Hệ số: 4,98 - 5,26 -Mức lương thực hiện từ 01/01/2000 1444,2 - 1525,4 2.Phó giám đốc và kế toán trưởng : - Hệ số: 4,32 - 4,6 -Mức lương thực hiện từ 01/01/2000 1252,8 - 1334 Lương nghị định tháng 6/2003 của BGĐ Công ty và KT Trưởng : • Giám Đốc Công ty : LTG = 5,26 × 290.000 = 1.525.400 đồng • Phó Giám Đốc Công ty : LTG = 4,32 × 290.000 = 1.252.800 đồng • Kế toán trưởng Văn phòng công ty : LTG = 4,32 × 290.000 = 1.252.800 đồng * Về các khoản phụ cấp ở Công ty: - Phụ cấp chức vụ: dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lý cấp cao nhằm khuyến khích họ có trách nhiệm hơn với chức năng quyền hạn quản lý của mình. Ở Công ty có hai mức phụ cấp theo quy định của Nhà Nước. Ta có bảng phụ cấp theo quy định của Nhà Nước : ĐVT : 1000 đồng. HẠNG DOANH NGHIỆP CHỨC DANH HỆ SỐ, MỨC PHỤ CẤP Đặc biệt I II III IV 1. Trưởng phòng và tương đương: - Hệ số: - Mức lương thực hiện từ 01/01/2000 2. Phó trưởng phòng và tương đương: - Hệ số: - Mức lương thực hiện từ 01/01/2000 0,60 174 0,50 145 0,40 116 0,30 87 0,30 87 0,20 58 0,20 58 0,15 43,5 0,15 43,5 0,10 29 + Hệ số phụ cấp 0,3 áp dụng cho trưởng các phòng ban tại Văn Phòng Công ty, Giám Đốc Nhà Hàng – Khách Sạn, Giám Đốc các khu Du lịch, Giám đốc các Xí Nghiệp Chế Biến, Giám Đốc Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch. GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 46 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang Sau đây ta tính lương Nghị Định tháng 06/2003 của : • Trưởng phòng Tổ Chức – Hành Chính LTG = (4,38 x 290.0000) + (0,3 x 290.000) = 1.357.200 đ • Giám Đốc khách sạn Đông Xuyên - Cửu Long – Long Xuyên LTG = (2,5 x 290.0000) + (0,3 x 290.000) = 812.000 đ + Hệ số phụ cấp 0,2 áp dụng cho Phó các phòng ban tại Văn phòng công ty, Phó giám đốc khối Nhà Hàng – Khách Sạn, Phó giám đốc các khu Du Lịch. Tiền lương tháng 6/2003 của : • Phó phòng Tổ Chức – Hành Chính LTG = (3,48 x 290.000) + (0,2 x 290.000) = 1.067.200đ • Phó Giám Đốc khách sạn Đông Xuyên - Cửu Long – Long Xuyên LTG = (2,81 x 290.000) + (0,2 x 290.000) = 872.900đ - Phụ cấp trách nhiệm : dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lý cấp cơ sở, ở Công ty có hai mức phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Nhà Nước để khuyến khích họ có trách nhiệm hơn đối với nhiệm vụ ở cơ sở của mình. + Hệ số phụ cấp 0,2 áp dụng cho Thủ quỹ tại Văn phòng công ty, Tổ Trưởng tổ Kỹ Thuật của các nhà máy chế biến, của Khối Nhà Hàng – Khách Sạn, của các Khu Du Lịch. + Hệ số phụ cấp 0,1 áp dụng cho các tổ trưởng cơ sở còn lại. Tiền lương thời gian tháng 4/2003 của: •Tổ trưởng tổ Kỹ Thuật của Nhà máy Chế Biến Gạo Xuất Khẩu I. LTG = (2,81 x 290.000) + (0,2 x 290.000) = 930.900 đ • Tổ trưởng bộ phận kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên - Cửu Long – Long Xuyên: LTG= (2,02 x 290.000) + (0,1 x 290.000) = 614.800 đ - Phụ cấp độc hại: là chính sách của Công ty quan tâm đến sức khỏe của người lao động làm việc trong những môi trường độc hại. Tùy theo mức độ độc hại mà Công ty trợ cấp thêm cho người lao động. Ở Công Ty có hai mức phụ cấp độc hại. + Hệ số phụ cấp 0,2 áp dụng cho toàn bộ nhân viên làm việc ở mảng Thương Mại chủ yếu ở các Xí Nghiệp chế biến và nhân viên bộ phận bếp của các nhà hàng như bếp trưởng và phụ bếp vì môi trường làm việc ở đây mức độ độc hại cao. + Hệ số phụ cấp 0,1 áp dụng cho nhân viên ở một số bộ phận như: bộ phận buồng, bộ phận bàn… Tiền lương thời gian tháng 06/2003 của : GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 47 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang •Kỹ thuật bếp nhà hàng Long Xuyên : LTG = (1,78 x 290.000) + (0,2 x 290000) = 574.200 đ •Nhân viên kiểm phẩm nhà máy V : LTG = (1,67 x 290.000 ) + (0,2 x 290.000) =542.300 đ -Phụ cấp làm thêm: là chế độ phụ cấp trả thêm cho người lao động khi họ làm thêm công việc của Công ty ngoài giờ quy định. Ở Công ty tiền lương làm thêm được quy định sẵn tính chung cho toàn Công ty như sau : — Làm thêm vào ngày thường hưởng 1.000 đồng / giờ. — Làm thêm vào ngày chủ nhật hưởng 20.000 đồng /giờ. — Làm thêm vào ngày lễ hưởng 25.000 đồng /giờ. Ta thấy rằng việc tính lương làm thêm ở Công ty đã có sự phân biệt theo mức độ của ngày làm việc. Tuy nhiên cách tính này áp dụng chung cho toàn Công ty từ nhân viên bình thường đến cán bộ quản lý. Như vậy chưa được phù hợp lắm vì chưa tính đến hệ số lương, chức vụ và mức độ phức tạp của công việc của từng người. Chẳng hạn như khi làm thêm vào ngày lễ thì nhân viên phục vụ bàn và Giám đốc sẽ có mức lương cho nhau. Như vậy sẽ tạo nên sự không công bằng trong chi trả. Chi phí trả lương làm thêm giờ này sẽ được các đơn vị tự phân bổ vào các tài khoản chi phí bán hàng của đơn vị mà không phải vào quỹ tiền lương. Cách trả lương này tuy chưa theo đúng quy định trong Bộ Luật Lao Động của Nhà nước nhưng phần nào cũng động viên người lao động khi phải làm thêm vào những ngày nghỉ lễ. -Phụ cấp làm đêm: là khoản phụ cấp Công ty trả thêm cho người lao động khi họ làm thêm công việc vào ban đêm. Cũng giống như tiền lương làm thêm, ở Công ty tiền lương làm đêm cũng được quy định trước .Tuy nhiên việc làm đêm ở Công ty mang tính chất trực là chủ yếu, như sau : — Làm đêm ở mảng Du Lịch thì 5.000 đồng /đêm — Làm đêm ở mảng Thương mại thì 8.000 đồng /đêm Sở dĩ có sự chênh lệch này là do làm đêm ở các xí nghiệp, nhà máy cực hơn nhiều do khi có nhận xuất hàng ban đêm. Đồng thời tính chất độc hại của nhà máy cũng cao hơn. Cũng giống như trên chi phí tiền lương làm đêm được phân bổ vào chi phí bán hàng của đơn vị. ” Ngoài ra trong bảng lương Nghị Định còn có một khoản mục là truy lương dùng để ghi nhận số tiền lương mà người lao động chưa lãnh của tháng trước, trường hợp hội họp, công tác, đi học ở xa chưa về nhận kịp ở tháng đó. Thủ quỹ sau khi nhận bảng lương sẽ tiến hành phát lương cho người lao động. Nếu có người nào chưa nhận lương sẽ chuyển qua danh sách chờ và nếu đến GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 48 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang cuối tháng người lao động vẫn chưa nhận lương thì đến đợt lương Nghị Định của tháng tiếp sau sẽ chuyển qua mục truy lương để người lao động có thể đến nhận phần lương đó một cách nhanh chóng. Như trường hợp của nhân viên Trần Quốc Thắng ở bộ phận nhà hàng Long Xuyên trong tháng 5/2003 đi học nên tiền lương Nghị Định chưa lãnh vì vậy tiền lương Nghị Định tháng 6/2003 nhân viên này lĩnh là: LTG = 1,32 x 290.000 = 382.800 đồng Tiền lương thời gian lãnh trong tháng 4/2003 là: LTG = 382.800 + 382.800 = 765.600 đồng ” Còn đối với nhân viên chỉ hưởng lương theo hệ số không có các khoản phụ cấp thì tiền lương tính theo công thức sau: Lương TG =  (Mức lương cơ bản x hệ số lương) x 26 Số ngày công Cả hai cách tính lương thời gian trên áp dụng cho tất cả các nhân viên trong biên chế của Công ty bao gồm hợp đồng lao động ngắn hạn và dài hạn. ” Riêng đối với nhân viên hợp đồng thử việc và nhân viên hợp đồng thời vụ thì Công ty tính và chi trả tiền lương cho nhân viên không dựa theo cấp bậc chức vụ, hệ số lương mà Công ty khoán lương cho nhân viên tùy theo trình độ, khả năng làm việc. Nếu nhân viên nào làm hơn 26 ngày thì lấy số tiền lương khoán trong 26 ngày cộng với số ngày làm thêm. Ngược lại, nếu nhân viên làm thiếu 26 ngày thì lấy số tiền lương khoán của 26 ngày trừ đi tiền khoán của số ngày làm thiếu. Bảng lương của nhân viên hợp đồng thử việc ở Văn Phòng Công ty tháng 04/2003 : STT Họ và Tên Lương Khoán Lương bq 1 ngày Ngày công TLlàm thêm(hay thiếu) Tiền Lương (1) 1 2 3 (2) Phan Văn Thắng Nguyễn Văn Tưởng Nguyễn Ngọc Sơn Cộng (3) 500000 600000 600000 1700000 (4) 19231 23077 23077 (5) 26 26 31 (6) 0 0 115385 115385 (7) 500000 600000 715385 1815300 GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 49 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang + Cột (4) = cột (3)/26 + Cột (6) = [ cột (5) – 26 ] x cột (4) + Cột (7) = cột (3) + cột (6) Bảng lương của nhân viên hợp đồng thời vụ tháng 04/2003 Đơn vị : Khách sạn Đông Xuyên – Long Xuyên - Cửu Long STT Họ và Tên Lương Khoán Lương bq 1 ngày Ngày công TL làm thêm(hay thiếu) Tiền lương (1) 1 2 3 4 (2) Phan Thị Thu Thủy Khưu Thị Thùy Dương Đặng Thị Bình Nguyễn Thị Mộng Tuyền Cộng (3) 500000 500000 500000 500000 2000000 (4) 19231 19231 19231 19231 (5) 31 29 30 18 (6) 96155 57693 76924 -153848 (7) 596155 557693 576924 346152 2076924 Các công thức trên dùng để tính lương thời gian cho mỗi CB-CNV, để tính tổng tiền lương thời gian ta có công thức sau: ∑ LTG = ( ÓHSLNĐ + ∑ HSPC ) x Ltt x NC 26 Với HSLNĐ: là tổng hệ số lương theo cấp bậc. Sau đây ta có tổng tiền lương thời gian của Văn phòng Công ty tháng 6/2003. ∑ LTG = [109,27+(0,3x 4)+(0,2 x5)+0,2] x 90.000 x 26 = 32.384.300 đồng 26 Tổng hệ số lương của Văn phòng Công ty là 110,85 nhưng do có một nhân viên nữ nghỉ hộ sản nên tiền lương của nhân viên đó do cơ quan BHXH trả thay. Vì vậy tổng hệ số lương của Văn phòng Công Ty THÁNG 06/2003 là: 110,85 – 1,58 = 109,27 Lương thời gian của nhà nghỉ An Hải Sơn tháng 06/2003. ∑ LTG = [25,7+0,3+(0,2 x 2) + (0,1 x 4) ] x 290.000 x 26 = 7.772.000 đồng 26 Lương thời gian của Nhà Máy Chế Biến Nông Sản Xuất Khẩu VI tháng 6 ∑ LTG = [17,65+0,2+(0,1 x 3)+(0,2 x10)] x 290.000 x 26 = 5.843.500 đồng 26 Ngoài ra lương Nghị Định của Công ty còn trả trong một số trường hợp sau: + Nếu nhân viên chỉ nghỉ vài ngày từ 1 đến 4 ngày mà xin phép có lý do thì Công ty sẽ trả lương cho các ngày nghỉ này không chuyển cho cơ quan GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 50 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang BHXH vì nếu người lao động muốn hưởng được chế độ của BHXH thì phải có đủ giấy tờ chứng minh hợp lý. + Trong trường hợp người lao động đi học dài hạn ở xa thì Công ty vẫn trả đủ 100% lương thời gian của họ. 1.2 Lương sản phẩm (lương kế hoạch). Sau khi đã thanh toán tiền lương Nghị Định (lương thời gian) cho người lao động thì đến giữa tháng Văn phòng công ty, các đơn vị trực thuộc sẽ tiến hành tính lương đợt hai. Tiền lương này do kế toán của Văn phòng công ty và kế toán các đơn vị trực thuộc tính mà không do phòng Tổ Chức Hành Chính tính. Tiền lương theo sản phẩm này được tính dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của tháng trước, Ban Giám Đốc sẽ quyết định tỉ lệ % lương được hưởng của các bộ phận, đơn vị cơ sở theo kết quả thực tế đạt được so với kế hoạch.Trước khi đi vào tính lương kế hoạch ta tìm hiểu một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tiền lương này. 1.2.1 Một số nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương sản phẩm: 1.2.1.1 Hệ số trách nhiệm: Là hệ số thể hiện theo chức danh công việc được phân công, thể hiện được tính phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của người làm công việc. Hệ số này do Công ty quy định đã được Ủy Ban Tỉnh duyệt. - Giám đốc Công ty có hệ số cao nhất là 6 - Phó Giám Đốc Công ty và Kế toán trưởng Văn phòng công ty có cùng hệ số là 4 - Trưởng các phòng ban ở Văn phòng công ty và Giám Đốc các đơn vị trực thuộc là 3,5. - Phó các phòng ban ở Văn phòng công ty là 3. - Phó Giám Đốc và các Tổ trưởng kế toán các đơn vị là 2,5. Các hệ số trên được quy định chung cho bộ phận quản lý toàn Công ty. Còn các nhân viên còn lại thì sẽ do bộ phận quản lý ở các phòng và đơn vị trực thuộc tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình kinh doanh, quỹ lương của đơn vị sẽ phân bổ hệ số như: - Tổ trưởng các bộ phận như tổ vé, tổ thị trường, tổ phục vụ bàn, tổ hướng dẫn du lịch, tổ kiểm phẩm thì hệ số sẽ dao động từ 1,6 đến 1,8. - Các tổ viên, nhân viên không đảm nhận chức vụ hoặc trách nhiệm thì hệ số sẽ dao động từ 1,1 đến 1,5. Ở Công ty hệ số này càng cao thể hiện chức vụ và trách nhiệm càng cao. Các nhân viên trong Công ty luôn phấn đấu làm việc ngày càng hiệu quả để có được hệ số này ngày càng cao hơn. GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 51 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang 1.2.1.2.Hệ số ABC (hay điểm thi đua): Hàng ngày Trưởng phòng, Giám Đốc cơ sở, tổ trưởng các tổ sẽ chấm điểm cán sự, tổ viên của mình theo các tiêu chuẩn do Công ty quy định sẵn. Đến cuối tháng sẽ tiến hành đóng góp ý kiến bình chọn, xếp loại một cách dân chủ công khai. Trưởng phòng, Giám Đốc cơ sở sẽ là người có quyền quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm với quyết định đó khi gởi kết quả bình chọn lên Giám Đốc Công ty. Ở Công ty có ba tiêu chuẩn thi đua chủ yếu là: • Hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao • Chấp hành nội quy cơ quan, pháp luật Nhà Nước . • Tham gia hoạt động các đoàn thể. Sau đây là một số tiêu chuẩn được thể hiện qua các nội dung. a. Tiêu chuẩn về nhiệm vụ, về công việc: - Đối với lãnh đạo Trưởng, Phó phòng, Giám Đốc chi nhánh thuộc Công ty: đóng vai trò quan trọng tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc Công ty, đề xuất ý kiến thiết thực giúp Giám Đốc Công ty chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động trong hệ thống theo từng phần việc của chức năng và nhiệm vụ của từng phòng. - Đối với Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Trưởng (phó) phòng, Tổ trưởng kế toán của các cơ sở kinh doanh: hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được Ban Giám Đốc Công ty duyệt và giao từng tháng quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc được phân công một cách hiệu quả. - Đối với tổ (ca) trưởng: hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu do ban lãnh đạo cơ sở giao. - Đối với cán bộ, nhân viên: Các tiêu chuẩn đánh giá của Công ty được cụ thể cho từng người về nội dung công việc đồng thời chú ý đến phong cách phục vụ (cơ sở kinh doanh), chất lượng công việc (bộ phận văn phòng) và có tiêu chuẩn trọng tâm chủ yếu như: + Đối với Nhà Hàng – Khách Sạn, Khu du lịch, tài xế và hướng dẫn du lịch. Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc là: phong cách, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chu đáo. + Nhân viên buồng có tiêu chuẩn là: mức độ chất lượng vệ sinh phòng, nền, tường, giường, …, việc chuẩn bị phòng trong tư thế sẵn sàng phục vụ khách đúng tiêu chuẩn. + Bộ phận lễ tân, bảo vệ: tiêu chuẩn hàng đầu là phong cách đón tiếp. + Bộ phận nhà hàng: phong cách đón tiếp, phục vụ đúng kỹ thuật, tận tình. GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 52 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang + Bộ phận bếp: chất lượng món ăn, nước uống về vệ sinh, khẩu vị, pha chế, trang trí và chế biến đủ trọng lượng. + Bộ phận kế toán: chính xác, kịp thời, phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh. ………………. b. Tiêu chuẩn về chấp hành nội qui, pháp luật Nhà Nước chủ yếu như - Đoàn kết nội bộ. - Ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, văn hóa, ngoại ngữ… - Chấp hành pháp luật Nhà Nước: kinh doanh không vi phạm pháp luật, thực hiện đúng hợp đồng lao động đã ký kết. c. Tiêu chuẩn về hoạt động Công Đoàn và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Các cán bộ lãnh đạo chuyên môn, cán bộ công đoàn và ban chỉ huy chi đoàn phải phối hợp vận động, tổ chức phong trào thi đua ở cơ sở để lôi cuốn toàn thể cán bộ công nhân viên cùng tích cực tham gia. Sau khi dựa vào các chỉ tiêu chấm điểm, bình chọn sẽ tiến hành xếp loại theo quy định như sau: + Người lao động đạt từ: 45 đến 50 điểm đạt loại A ( tương ứng hệ số 1 ) + Người lao động đạt từ: 41 đến 45 điểm đạt loại B ( tương ứng hệ số 0,8 ) + Người lao động dưới 40 điểm thì loại C ( tương ứng hệ số 0,5 ) MẪU BẢNG KẾT QUẢ BÌNH CHỌN XẾP LOẠI (xem phụ lục) 1.2.1.3. Ngày công: thể hiện ngày công thực tế của người lao động. Hàng ngày các Trưởng phòng, Giám đốc đơn vị, tổ trưởng sẽ điểm danh các thành viên, tổ viên của mình và ghi vào bảng chấm công theo các ký hiệu được quy định trong bảng Ví dụ như: ghi +: Có mặt Ô: ốm T: tai nạn … Đến cuối tháng sẽ tổng hợp số ngày công của người lao động, chia thành ba loại sau: + Số công hưởng lương thời gian: là số ngày công người lao động làm việc đúng quy định + Số công nghỉ không lương: là số ngày người lao động nghỉ vì công việc riêng có xin phép và đã được đồng ý. + Số công hưởng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH): là số ngày công người lao động hưởng lương do cơ quan BHXH trả thay cho Công ty trong những GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 53 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang trường hợp người lao động nghỉ đúng quy định: ốm, con ốm, thai sản, tai nạn,.. có đủ giấy tờ chứng minh hợp lệ. Còn đối với việc nghỉ phép hằng năm thì người lao động được nghỉ 10 đến 12 ngày và vẫn được Công ty trả lương theo lương Nghị Định. Ngoài ra, đối với các trường hợp nghỉ không phép, không lý do thì Công ty có thể sẽ ra thông báo nghỉ việc khi: + Trong tháng nghỉ không phép từ 7 ngày trở lên. + Trong năm nghỉ không phép dồn lại từ 20 ngày trở lên. BẢNG CHẤM CÔNG ( xem phụ lục ) 1.2.2. Cách tính lương theo sản phẩm (lương kế hoạch) Để tính tiền lương kế hoạch thì giữa tháng căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của tháng trước Ban giám đốc sẽ quyết định tỉ lệ phần trăm tiền lương cho các đơn vị bộ phận hưởng bằng đơn giá tiền lương. Các đơn vị dựa vào đơn giá được hưởng này trước hết tiến hành tính quỹ lương cho đơn vị mình thông qua công thức sau: ∑QL = ∑LĐ × ĐGTH Trong đó: ∑QL: Tổng quỹ lương ∑LĐ: Tổng số lao động ĐGTH: Đơn giá thực hiện do Công ty giao theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch. Số lao động tháng 6/2003của: + Văn phòng công ty là: 41 người (là do 1 nữ nhân viên nghỉ hộ sản nên tiền lương nghị định cơ quan BHXH trả còn tiền lương kế hoạch thì không có do tiền lương này tính theo sản phẩm.) + Nhà nghỉ An Hải Sơn là 17 người (mảng Du Lịch). + Nhà máy chế biến xuất khẩu VI là 10 người (mảng Thương Mại) - Văn phòng công ty hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch nên đơn giá lương thực hiện là 1634.343đ - Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nên đơn giá thực hiện là 900.000đ - Nhà nghỉ An Hải Sơn chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nên đơn giá thực hiện là 834.964đ Ta có quỹ lương tháng 6/2003. + Văn phòng công ty: ∑QL = 41 x 1.634.344 = 67.008.100 đồng GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 54 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang + Nhà nghỉ An Hải Sơn: ∑QL = 17 x 834.965 = 14.194.400 đồng + Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI: ∑QL = 10 x 900.000 = 9.000.000 đồng Mà tiền lương Nghị Định đã lãnh đợt I là: + Văn phòng công ty là 32.384.300 đồng + Nhà nghỉ An Hải Sơn là 7.772.000 đồng + Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI là 5.843.500 đồng Vì vậy ta có lương theo sản phẩm (lương kế hoạch) theo công thức: ∑LKH = ∑QL − ∑LTG + Văn phòng công ty ∑LKH = 67.008.100 - 32.384.300 = 34.623.800 đồng + Nhà nghỉ An Hải Sơn ∑LKH = 14.134.400 - 7.772.000 = 6.422.400 đồng + Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI ∑LKH = 11.000.000 - 5.843.500 = 3.156.500 đồng Sau khi có tổng lương kế hoạch ta tính đơn giá tiền lương cho đơn vị theo công thức sau: ĐGTL = ∑LKH ∑NCTHS ĐGTL: Đơn giá tiền lương kế hoạch ∑LKH: Tổng tiền lương kế hoạch của đơn vị ∑NCTHS: Tổng ngày công theo hệ số của đơn vị ∑NCTHS = ∑(HSTN × ĐTĐ × NC) HSTN: Hệ số trách nhiệm ĐTĐ: Điểm thi đua NC: Ngày công Ta có: tổng ngày công theo hệ số ở + Văn phòng công ty: ∑NCTHS = 2.178,8 ( Do điểm thi đua tính theo hệ số 1) + Nhà nghỉ An Hải Sơn: ∑NCTHS = 31.367 + Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI ∑NCTHS = 21.970 GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 55 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang Đồng thời ở Công ty còn có các khoản phụ cấp để phụ cấp thêm của Công ty đối với các cán bộ quản lý cấp cao trong Công ty theo trách nhiệm công việc họ đảm nhận. Có ba khoản phụ cấp ứng với số tiền cụ thể như sau: + Phụ cấp 600.000 đồng: dành cho Giám Đốc Công ty + Phụ cấp 400.000 đồng: dành cho các Phó Giám Đốc Công ty, các Trưởng phòng, các Giám Đốc đơn vị trực thuộc. + Phụ cấp 200.000 đồng: dành cho các Phó phòng, các Phó Giám Đốc đơn vị trực thuộc, tổ trưởng kế toán. Các khoản phụ cấp này không tính vào quỹ lương của đơn vị mà sẽ do Văn phòng công ty phân bổ xuống để trả, khi hạch toán sẽ đưa vào chi phí quản lý (TK 642) ở Văn phòng công ty Từ số liệu trên ta có đơn giá tiền lương kế hoạch của: + Văn phòng công ty: 34.623.800 - 4.600.000 ĐGTL =  2.178,8 = 13.780 đồng + Nhà nghỉ An Hải Sơn 6.422.400 - 400.000 ĐGTL = 31.367 + Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI 3.556.500 - 400.000 ĐGTL = 21.970  = 192 đồng = 143,67 đồng Có được đơn giá tiền lương ta tính lương cho cán bộ nhân viên Công ty theo công thức: LKH = NCTHS × ĐGTL + Phụ cấp (nếu có) Từ công thức trên ta tính được tiền lương kế hoạch tháng 6/2003 như sau: * Ở Văn phòng công ty: • Kế toán trưởng (4 × 1 × 26) × 13.780 + 400.000 = 1.833.120 đồng • Phó phòng kế toán (3 × 1 × 26) × 13.780 +200.000 = 1.274.840 đồng * Ở nhà nghỉ An Hải Sơn • Giám đốc đơn vị [(3,5 × 50 × 28) × 192] + 400.000 = 1.340.800 đồng • Nhân viên Trần Mỹ Dung (1,2 × 50 × 28) × 192 = 322.560 đồng * Ở nhà máy chế biến gạo xuất khẩu VI GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 56 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang • Giám đốc đơn vị . [(3,5 × 50 × 26) × 143,67] + 400.000 = 1.053.713 đồng • Nhân viên Dương Thanh Tuấn (1,4 × 50 × 26) × 143,67 = 261.485 đồng Như vậy tiền lương thực lãnh cả hai đợt của: • Kế toán trưởng Văn phòng công ty. 1.252.800 + 1.833.120 = 3.085.920 đồng. • Phó phòng kế toán Văn phòng công ty. 872.900 + 1.274.840 = 2.147.740 đồng. Ngoài ra ta chú ý thêm rằng việc tính lương ở hai đợt theo thời gian và theo sản phẩm của Công ty là không có sự trùng nhau giữa tiền lương làm thêm và tiền lương theo sản phẩm mặc dù ngày công này đều được lấy ở bảng chấm công. Nếu khi tính lương Nghị Định đã tính tiền lương làm thêm rồi thì ở lương kế hoạch ngày công chỉ tính là 26 ngày. Và hiện nay Công ty thường tính ngày công làm thêm vào lương kế hoạch. Như vậy tiền lương theo kế hoạch ở Công ty áp dụng đúng theo công thức tính ở trên, đơn giá chỉ tăng theo đúng với chỉ tiêu được giao. Đối với những tháng hoạt động tốt đạt được doanh thu lợi nhuận rất cao nhưng tiền lương chỉ phân bổ tương đương với chỉ tiêu chứ không tăng quá mức, đồng thời cũng không có tiền thưởng thêm. Bởi vì do tính chất ngành nghề lĩnh vực hoạt động của Công ty là theo mùa như mùa thu hoạch lúa (đối với mảng Thương mại) và mùa Vía Bà, các dịp lễ (đối với mảng Du Lịch), thì trong các mùa đó doanh thu lơi nhuận sẽ rất cao nhưng vào các tháng không phải là mùa thì doanh thu lợi nhuận rất thấp có khi bị lỗ (đối với mảng Du Lịch) và có tháng hầu như không hoạt động sản xuất chế biến (đối với Thương mại). Những tháng như thế này thì Công ty không thể không phát lương kế hoạch ( lương theo sản phẩm) cho họ. Vì vậy khi đạt được lợi nhuận cao Công ty sẽ giữ lại phần lợi nhuận tăng này dùng để trả lương cho những tháng không có sản xuất, không có lợi nhuận này. Đồng thời do mảng Thương mại luôn hoạt động có hiệu quả nên khi không có sản xuất thì tiền lương kế hoạch vẫn được ưu tiên hưởng đơn giá với tỉ lệ hoàn thành kế hoạch là 100%. Bên cạnh đó ở Công ty đối với khối Nhà hàng do tiêu chuẩn về thức ăn là ngon, đẹp, phong phú, sang trọng. Nên yêu cầu về công việc nấu ăn đòi hỏi rất cao mà đơn vị vẫn chưa có đầu bếp giỏi. Vì vậy đối với các kỹ thuật bếp này Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn tốt nghiệp- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty du lịch an giang.doc
Tài liệu liên quan