Luận văn Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH thương mại Hà Thanh

MỤC LỤC Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 02

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 03

LỜI MỞ ĐẦU 04

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 07

1.1. Khái quát chung 07

1.2 Vai trò, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 10

1.3 Phương pháp phân tích 11

1.4 Nội dung phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 13

Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM HÀ THANH 22

2.1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty 22

2.2. Phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty 34

Chương III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM HÀ THANH 64

3.1. Nhận xét, đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty 64

3.2. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH TM Hà Thanh 66

KẾT LUẬN 82

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH thương mại Hà Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 47.986.103đ tương ứng tỷ lệ 30,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền hàng bán chưa thu được, điều đó được thể hiện khoản phải thu khách hàng đầu năm 2007 là 3.680.317.467đ đến cuối năm 2007 là 4.983.175.895đ tăng 1.302.858.428đ. Điều đó cũng lý giải tại sao tiền mặt tại quỹ tăng nhưng TGNH lại giảm, vì Công ty phải rút TGNH về nhập quỹ để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu hàng ngày. Tuy nhiên sang năm 2008 VBT của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể là 584.221.583đ tương ứng tỷ lệ 536,91% làm cho tỷ trọng VBT trong tổng TSLĐ tăng từ 0,99% vào năm 2007 lên 4,38%. Xem xét các tài liệu liên quan ta thấy sở dĩ VBT năm 2008 tăng nhanh như vậy là do trong năm Công ty đã bán được nhiều hàng hóa, lại thu tiền trực tiếp thể hiện doanh thu bán hàng năm 2008 là 21.100.898.992đ tăng 397.206.882đ nhưng khoản phải thu khách hàng chỉ 921.979.090đ giảm 4.061.196.805đ so với năm 2007. So với đầu năm thì ở cuối năm lượng tiền mặt tăng 16.120.832đ tương ứng với tỷ lệ tăng 51,65%. Trong khi đó lượng tiền gửi ngân hàng còn tăng với tốc độ cao hơn, tăng 584.221.583đ (536,91%). Bảng phân tích trên cũng cho thấy tỷ trọng TGNH chiếm 93,17%, tiền mặt chiếm 6,83% đây là điều hợp lý tránh tình trạng mất mát, an toàn lại giúp cho lãi suất tiền gửi của Công ty tăng, tuy nhiên cần phải xem xét lãi suất TGNH với lãi suất hoạt động kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi thấp hơn lãi suất từ hoạt động kinh doanh thì sẽ không hợp lý, Công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền ứ đọng này vào sản xuất kinh doanh. Về khía cạnh thanh toán, lượng tồn quỹ lớn sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Như vậy với mức tăng của quy mô VBT nói chung và TGNH nói riêng trong năm 2008 ta thấy khả năng thanh toán của Công ty được đảm bảo, Công ty có thể được hưởng các chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán của nhà cung cấp, tuy nhiên đơn vị cũng cần phải chịu chi phí cho việc dự trữ lượng tiền nhiều như vậy vì khoản này không mang lại lợi nhuận. Điều này cũng không tốt. Công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền này vào quá trình lưu thông. Vì vậy đối với việc quản lý VBT trong năm 2008, khi nhu cầu thanh toán cho nhà cung cấp chưa cao, Công ty đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của mình gửi vào ngân hàng với lãi suất không kỳ hạn 0,02%/tháng, vào những thời điểm mà nhu cầu thanh toán cao Công ty tiến hành vay ngắn hạn với lãi suất 0,75%/tháng, lãi suất dài hạn 0,77%/tháng tùy thuộc vào từng thời điểm và từng ngân hàng. Hiện nay Công ty có tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng đầu tư. Còn Ngân hàng ngoại thương dùng để chuyển tiền cho nhà cung cấp rất thuận tiện. Tóm lại qua phân tích trên ta thấy lượng tiền dự trữ không ổn định, biến động với biên độ lớn. Là một doanh nghiệp thương mại thì lượng dự trữ như vậy vẫn còn thấp. Mặc dù vậy nếu dựa vào thời điểm phân tích để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VBT thì chắc chắn độ chính xác sẽ không cao. Vì tiền mặt tại quỹ vào các thời điểm là không như nhau và biến động với biên độ lớn, mặt khác để quy định một lượng tiền dự trữ là không có một mức tối thiểu nào cả. 2.2.1.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu Quản lý các khoản công nợ là một điều hết sức khó khăn và quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phát triển hay có nguy cơ dẫn đến phá sản một phần thể hiện qua công tác quản lý và sử dụng khoản phải thu. Nếu công tác quản lý khoản phải thu tốt thì Công ty sẽ ít bị chiếm dụng vốn, ít công nợ, tiền của chúng ta bỏ ra sẽ được quay vòng nhanh và giá trị cũng ít bị giảm. Điều đó sẽ giúp cho khả năng thanh toán được dồi dào. Còn ngược lại nếu Công ty quản lý các khoản phải thu không tốt thì Công ty sẽ bị chiếm dụng vốn đồng thời dẫn đến tình trạng các khoản công nợ sẽ dây dưa, kéo dài và có thể là khó đòi. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu ở Công ty là nhằm tìm hiểu sự biến động các khoản phải thu và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp, kế hoạch giúp cho hoạt động tài chính của Công ty tốt hơn. Ta căn cứ vào BCĐKT để phân tích các khoản phải thu sau: BẢNG 2.4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU ĐVT: đồng CL 2008/2007 % -45,72 -81,50 11.839,11 Mức -2.285.330.788 -4.061.196.805 1.775.866.017 0 0 0 0 CL 2007/2006 TT (%) 36,26 35,40 2042,86 -100,00 Số tiền 1.329.958.428 1.302.858.428 14.300.000 0 0 12.800.000 0 31/12/2008 TT (%) 100 33,99 66,01 Số tiền 2.712.845.107 921.979.090 1.790.866.017 31/12/2007 TT (%) 100 99,70 0,30 Số tiền 4.998.175.895 4.983.175.895 15.000.000 31/12/2006 TT (%) 100 100,33 0,02 -0,35 Số tiền 3.668.217.467 3.680.317.467 700.000 ( 12.800.000) Chỉ tiêu Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng phải thu khó đòi Nguồn: Phòng tài chính kế toán Qua bảng phân tích trên cho thấy trong 3 năm qua tại Công ty các khoản phải thu biến động bất thường lúc tăng, lúc giảm. So sánh giữa năm 2007 với năm 2006 thì các chỉ tiêu này tăng 36,26% ứng với mức 1.329.958.428đ. Trong đó chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng 1.302.858.428đ (35,4%), khoản trả trước cho người bán tăng 14.300.000đ (2.042,86%). Điều này chứng tỏ vốn Công ty đang bị bên ngoài chiếm dụng rất nhiều với một khoản công nợ như vậy sẽ có nguy cơ dẫn đến nợ khó đòi. Mà như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của đơn vị đành rằng trong kinh doanh khó tránh khỏi không bị chiếm dụng. Tuy nhiên việc các khoản phải thu tăng cũng có một số nguyên nhân khách quan sau: - Do việc cạnh tranh gay gắt trong mua bán hàng hóa trên thị trường nên Công ty phải có chính sách mở rộng bán chậm thanh toán, chấp nhận thời gian thanh toán dài hơn nhằm lôi kéo hơn nữa. Thể hiện trong năm 2007 nợ phải thu khách hàng tăng 6.302.858.428đ, doanh thu bán hàng tăng 6.573.793.627đ (20.703.692.110đ – 14.129.898.483đ) và HTK giảm 2.162.383.834đ (8.008.318.373đ – 5.845.934.539đ). Nợ phải thu của Công ty chủ yếu là tiền bán hàng cho Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, Công ty TNHH Thành Vinh và một số khách hàng khác. - Do các công ty cùng ngành xuất hiện ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt, họ luôn tìm biện pháp thu hút nguồn nguyên liệu từ miền trung đến Tây nguyên, vả lại nguyên liệu gỗ hiện nay cũng mang tính chất ngày càng khan hiếm nên Công ty cho các nhà cung cấp ứng trước tiền cũng là một trong những biện pháp cạnh tranh của Công ty. Sang năm 2008, các khoản phải thu của Công ty đã giảm xuống một lượng đáng kể, giảm 2.285.330.788đ (tương ứng tỷ lệ 45,72%) còn 2.712.845.107đ. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng giảm, còn khoản tiền đặt trước cho người bán tăng với tốc độ đột biến lên tương ứng tỷ lệ 11.839,11% nhưng mức tăng của nó vẫn thấp hơn so với mức giảm của số phải thu khách hàng, do vậy khoản phải thu giảm. Sở dĩ số tiền đặt trước cho người bán tăng lên như vậy là do đầu năm 2009 Công ty phải xuất cho các đối tác nhiều đơn đặt hàng nên phải đặt trước để có nguồn nguyên liệu sản xuất kịp thời và đảm bảo chất lượng. Qua đây cho thấy Công ty đã có những điều chỉnh tích cực và hợp lý. Điều đó chứng tỏ công tác quản lý nợ phải thu của Công ty tốt. Để hiểu rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến khoản phải thu khách hàng giảm xuống như vậy ta xem xét một số hoạt động mua bán của Công ty như sau: Vừa qua Công ty xuất cho ADIS, PTE, LTD các mặt hàng như bàn ghế, đế đá, đế dù với tổng giá trị là 3.124.916.072đ. Vì đây là người mua trung gian nên hầu như là trả tiền trực tiếp. Khoản phải thu của Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt là 1.838.714.284đ nhưng công ty này đã thanh toán trước 6.758.176.074đ. Công ty TNHH Minh Tiến, Công ty TNHH Thành Vinh cũng là những khách hàng quen thuộc, trong năm qua Công ty đã xuất bán bàn ghế cho những đơn vị này với tổng trị giá 105.872.195đ và đã thu hồi được vốn. Ngoài ra trong các khoản phải thu của Công ty còn có phải thu nội bộ ngắn hạn, phải thu khác...nhưng các khoản này chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng các khoản phải thu. Tuy nhiên Công ty cần có biện pháp quản lý tốt các khoản mục này để tăng hiệu quả sử dụng. Là một Công ty thương mại vì thế khách hàng của Công ty bao gồm các đơn vị kinh doanh trong nước và nước ngoài, trong đó hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài là chủ yếu. Đối với các khách hàng trong nước thì quy định thời hạn tín dụng là 30 ngày còn đối với khách hàng nước ngoài thời hạn tín dụng theo hợp đồng nhưng cũng thường là không quá 1 tháng. Về phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt nhưng vì số lượng tiền mặt lớn nên chủ yếu là thanh toán bằng chuyển khoản để nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Đối với khách hàng nước ngoài thì thanh toán bằng tín dụng chứng từ (LC). 2.2.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho Công ty TNHH TM Hà Thanh là một đơn vị kinh doanh thương mại, phương thức bán hàng chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp tùy theo nhu cầu, thị hiếu và sự lựa chọn của khách hàng. Do vậy mà các sản phẩm tại Công ty rất đa dạng, phong phú luôn biến động bất thường, điều này đòi hỏi việc dự trữ một lượng HTK là tất yếu. Đây là bộ phận rất quan trọng, giá trị của khoản mục này rất lớn, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu tài sản Công ty bởi các đơn đặt hàng của Công ty thường với số lượng rất lớn, đặc biệt là tùy theo mùa vụ. Do đó việc xác định mức tồn kho sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh được tiến hành liên tục, đồng thời việc dự trữ phải được cân nhắc mức dự trữ bao nhiêu là hợp lý, vừa tránh được tình trạng ứ đọng hàng hóa, giảm chi phí tồn kho vừa đảm bảo nguồn hàng đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Để đánh giá tình hình quản lý HTK tại đơn vị như thế nào, ta hãy xem xét kết cấu của khoản mục HTK của Công ty trong 3 năm 2006, 2007, 2008 được thể hiện rõ qua bảng sau: BẢNG 2.5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG HÀNG TỒN KHO ĐVT: đồng CL 2008/2007 % 105,43 109,07 47,24 32,28 254,78 Mức 6.163.149.982 0 3.819.376.340 13.780.692 517.581.740 1.812.411.210 CL 2007/2006 % -27,00 -15,95 30,44 2,46 -68,45 Mức -2.162.383.834 0 -664.707.387 6.806.644 38.542.118 -1.543.025.209 31/12/2008 TT (%) 100,00 60,96 0,36 17,66 21,02 Số tiền 12.009.084.521 0 7.321.294.447 42.951.478 2.121.066.550 2.523.772.046 31/12/2007 TT (%) 100,00 59,90 0,50 27,43 12,17 Số tiền 5.845.934.539 0 3.501.918.107 29.170.786 1.603.484.810 711.360.836 31/12/2006 TT (%) 100,00 52,03 0,28 19,54 28,15 Số tiền 8.008.318.373 0 4.166.625.494 22.364.142 1.564.942.692 2.254.386.045 Chỉ tiêu Hàng tồn kho 1. Hàng mua đang đi đường 2. Nguyên vật liệu 3. Công cụ dụng cụ 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 5. Thành phẩm 6. Hàng hóa 7. Hàng gửi đi bán 8. Dự phòng giảm giá HTK Nguồn: Phòng tài chính kế toán Kết quả phân tích trên cho thấy khoản mục HTK cũng biến động thất thường lúc tăng, lúc giảm như các khoản phải thu nhưng theo chiều hướng ngược lại. Cụ thể là so với năm 2006, giá trị HTK cuối năm 2007 giảm 2.162.383.834đ tương ứng giảm 27% nhưng sang năm 2008 khoản mục này lại tăng lên đáng kể, tăng 6.163.149.982đ (tương ứng tỷ lệ 105,43%) so với năm 2007. Sở dĩ có sự biến động như vậy là vì: Trong năm 2007, giá trị thành phẩm và nguyên vật liệu giảm, mà những khoản này lại chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong HTK dẫn đến giá trị HTK giảm. Thể hiện đầu năm, nguyên vật liệu là 4.166.625.494đ chiếm tỷ trọng 59,9%, giá trị thành phẩm là 2.254.386.045đ chiếm tỷ trọng 28,15% giảm xuống 68,45% còn 711.360.836đ chiếm tỷ trọng 12,17% trong tổng HTK. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm việc mở rộng quan hệ hợp tác đã giúp cho Công ty tiêu thụ được một lượng hàng đáng kể. Bên cạnh đó do một số đơn đặt hàng đã hoàn thành và cũng đã xuất đi nên lượng nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất giảm. Và tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm trong tổng HTK năm 2007 lại tăng lên so với năm 2006 cũng chứng tỏ Công ty đang trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu các đơn đặt hàng vào đầu năm 2008. Điều đó cũng lý giải tại sao chi phí sản xuất dở dang vào cuối năm 2007 tăng 38.542.118đ ứng với mức tăng 2,46% so với năm 2006. Hơn nữa loại sản phẩm mà Công ty sản xuất có chu kỳ sản xuất khá dài, có khi đang giữa chu kỳ sản xuất đúng vào cuối niên độ kế toán, gây nên tình trạng chi phí sản xuất dở dang tăng cao. Để đáp ứng cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và kịp thời công cụ dụng cụ cũng tăng lên 6.806.644đ làm cho tỷ trọng tăng từ 0,28% năm 2006 lên 0,50% năm 2007. Tuy nhiên mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 0,5% nên khi lượng hàng này tăng lên, giá trị HTK cũng không tăng lên đáng kể. Như vậy so với năm 2006, giá trị HTK năm 2007 đã giảm xuống một lượng đáng kể nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường chứng tỏ công tác quản lý HTK của Công ty tốt. Do đó cần phát huy hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sang năm 2008, do quy mô tài sản tăng, tăng 3.912.661.420đ (19.739.071.482 - 15.826.410.064đ), mức độ đầu tư vào TSLĐ tăng nên tổng giá trị HTK cũng tăng theo. Nếu như đầu năm 2008 giá trị HTK chỉ 5.845.934.539đ thì đến cuối năm con số này đã lên đến 12.009.084.521đ đạt 105,43%. Sự tăng lên này chủ yếu là do NVL tăng 3.819.376.340đ tương ứng với tỷ lệ 109,07%, CCDC tăng 13.780.692đ (47,24%), giá trị chi phí sản xuất dở dang tăng 517.581.740đ (32,28%), thành phẩm tăng 1.812.411.210đ tương ứng với tỷ lệ 254,78%. Chính vì thế nếu đặt trong mối quan hệ với doanh thu, khoản tiền đặt trước của người mua và lợi nhuận thuần trước thuế thì việc tổng hàng tồn kho tăng lên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên khi so sánh giữa tốc độ HTK so với tốc độ tăng doanh thu ta thấy rằng HTK vào cuối năm 2008 tăng 6.163.149.982đ tương ứng tỷ lệ 105,43% trong khi doanh thu ở năm này chỉ tăng 397.206.882đ tương ứng tỷ lệ 1,92% so với đầu năm cho thấy công tác quản lý HTK của Công ty là không hiệu quả, việc HTK quá nhiều sẽ làm ứ đọng vốn của Công ty, bên cạnh đó còn phải thêm chi phí để bảo quản cho lượng hàng này dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Công ty đang chuẩn bị hàng để sang đầu năm 2009 sẽ tiến hành bán cho các đối tác trong và ngoài nước. Tóm lại kết cấu HTK cho thấy giá trị HTK có chiều hướng tăng lên sau 3 năm, nguyên nhân do tồn kho thành phẩm tăng, chi phí sản xuất dở dang tăng, nguyên vật liệu tăng. Xuất phát từ việc tăng sản lượng tiêu thụ nên Công ty đã tăng sản lượng dự trữ hạn chế việc không cung ứng đủ sản phẩm cho khách hàng và do giá thành của bàn ghế và những sản phẩm cùng loại cao hơn so với trước đây. 2.2.1.4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ khác Việc quản lý và sử dụng TSLĐ khác gồm các khoản như: chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và tài sản ngắn hạn khác. Nó phản ánh giá trị các khoản tài sản lưu động chưa tính vào các chỉ tiêu trên. Ta lập bảng phân tích TSLĐ khác trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 tại Công ty như sau: Bảng 2.6: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC ĐVT: đồng CL 2008/2007 % 466,32 595,36 -37,17 Mức 319.581.205 0 324.777.607 0 -5.196.402 CL 2007/2006 % -74,40 -78,45 -3,59 Mức -199.145.449 0 -198.625.468 0 -519.981 31/12/2008 TT (%) 100,00 97,74 2,26 Số tiền 388.113.140 379.329.523 8.783.617 31/12/2007 TT (%) 100,00 79,60 20,40 Số tiền 68.531.935 54.551.916 13.980.019 31/12/2006 TT (%) 100,00 94,58 5,42 Số tiền 267.677.384 253.177.384 14.500.000 Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác Nguồn: Phòng tài chính kế toán Bảng phân tích trên cho thấy tài sản lưu động khác của Công ty qua các năm không ổn định. So với năm 2006 khoản mục này của năm 2007 giảm xuống 199.145.449đ tương ứng giảm 74,4% nhưng sang năm 2008 nó lại tăng lên cao, cao hơn cả năm 2006 đạt 388.113.140đ so với năm 2007 làm cho tỷ trọng của TSLĐ khác trong tổng TSLĐ tăng từ 0,62% năm 2007 lên 2,46%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của khoản thuế GTGT được khấu trừ. Trong năm 2007, do lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập vào ít, thuế suất thuế GTGT được miễn giảm chỉ còn 5% và đã tiêu thụ được một lượng hàng lớn nên thuế GTGT được khấu trừ của Công ty so với năm 2006 đã giảm xuống đáng kể, giảm đến 78,45% chỉ còn 54.551.916đ. Nhưng đến năm 2008, số đơn đặt hàng tăng dẫn đến nhu cầu NVL, CCDC cũng tăng theo nên thuế đầu vào được khấu trừ tăng là điều dễ hiểu, tăng 324.777.607đ so với năm 2007. Bảng phân tích trên cũng cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn khác giảm dần qua các năm, từ 14.500.000đ năm 2006 xuống 13.980.019đ năm 2007 và chỉ còn 8.787.617đ năm 2008. Đó là vì trong năm Công ty đã nhận một số mặt hàng và thanh toán bằng tín dụng thư vì thế các khoản thế chấp ký quỹ giảm. Tóm lại trong những năm qua Công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ, tuy nhiên để mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh Công ty cần phải nổ lực hơn nữa để giải quyết những vướng mắc còn tồn tại trong quản lý và sử dụng VLĐ, đặc biệt là đối với việc quản lý và sử dụng HTK. Qua phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ sẽ giúp cho Công ty thấy được những tồn tại, vướng mắc, sai sót cần phải chỉnh sửa nhằm nâng cao hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh. 2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty 2.2.2.1. Phân tích chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh VLĐ không ngừng vận động. Nó là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanh so với TSCĐ. Tốc độ lưu chuyển VLĐ là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp trình độ tổ chức quản lý kinh doanh, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nếu hiệu quả sử dụng VLĐ cao thì tốc độ lưu chuyển của VLĐ tăng và ngược lại, nếu hiệu quả sử dụng VLĐ thấp thì tốc độ lưu chuyển của VLĐ sẽ giảm. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá được hiệu suất sử dụng VLĐ ta cần phải phân tích các chỉ tiêu sau: Tổng hợp lại ta có bảng sau: Bảng 2.7: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN VỐN Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 CL 2007/2006 CL 2008/2007 1. Doanh thu thuần 14.129.898.483 20.703.692.110 21.100.898.992 6.573.793.627 397.206.882 2. Vốn lưu động 12.106.010.242 11.026.453.284 15.808.075.266 -1.079.556.958 4.781.621.982 3. Số vòng quay vốn lưu động = (1)/(2) 1,17 1,88 1,33 0,71 -0,54 4. Số ngày một vòng quay vốn lưu động (4) = 360/(3) 308,44 191,73 269,70 -116,71 77,97 5. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = (2)/(1) 0,86 0,53 0,75 -0,32 0,22 Nhìn vào bảng trên ta có thể đưa ra một số nhận định về hiệu suất sử dụng VLĐ của Công ty trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 như sau: năm 2007 hệ số luân chuyển VLĐ đạt cao nhất 1,88 vòng/năm và cần 191,73 ngày thì quay được 1 vòng. Trong khi đó năm 2006 chỉ đạt 1,17 vòng/năm và cần 308,44 ngày mới quay được 1 vòng, so với năm 2007 vòng quay VLĐ lớn hơn 116,17 ngày. Năm 2008 thì chỉ tiêu đó lại tăng lên mất đến 269,70 ngày và đạt 1,33 vòng/năm. Để thấy rõ hơn ta xem xét sự biến động chỉ tiêu này qua từng giai đoạn 2006-2007, 2007-2008. Giai đoạn 2006-2007: So với 2006, hiệu suất sử dụng VLĐ trong năm 2007 tốt hơn thể hiện qua chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm VLĐ, năm 2006 để có một đồng doanh thu thuần cần 0,86đ VLĐ nhưng đến năm 2007 chỉ cần 0,53đ VLĐ. Đó cũng là kết quả của việc hợp lý trong các khâu dự trữ tiêu thụ và thanh toán. Điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn nâng cao hiệu quả sử dụng. VLĐ năm 2007 lưu chuyển nhanh hơn so với năm 2006 0,71 vòng làm cho số ngày một vòng quay VLĐ giảm từ 308,44 ngày năm 2006 xuống chỉ còn 191,73 ngày. Đó là do sự tác động của hai nhân tố doanh thu thuần và vốn ngắn hạn. Doanh thu thuần năm 2007 tăng 6.573.793.627đ so với năm 2006 đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn. Cụ thể số vòng quay tăng lên 0,54 vòng theo công thức tính toán sau: Xem xét các tài liệu của Công ty ta thấy sở dĩ doanh thu tăng là do trong năm qua Công ty đã thực hiện tốt công tác tiêu thụ. Bên cạnh đó giá trị vốn lưu động giảm 1.079.556.958đ đã ảnh hưởng tích cực làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ tăng: Từ các số liệu của Công ty ta thấy nguyên nhân của sự thay đổi này là do công tác quản lý và sử dụng HTK tốt hơn so với năm 2006 thể hiện giá trị HTK giảm 2.162.383.834đ tương ứng giảm 27% (trong đó thành phẩm giảm 68,45%, NVL giảm 15,95%) Như vậy với sự tác động tích cực của 2 nhân tố trên tốc độ luân chuyển của VLĐ đã được tăng lên và do đó Công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn là: Qua đó cho chúng ta thấy rằng việc quay nhanh vốn lưu động có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Vì thế muốn hiệu suất sử dụng VLĐ đạt kết quả cao đòi hỏi Công ty cần có những giải pháp nhằm tận dụng được hết tiềm lực của loại tài sản này, mặt khác luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường để góp phần đẩy nhanh doanh số, đồng thời có chính sách dự trữ HTK và tín dụng bán hàng hợp lý để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản của đơn vị mình. Giai đoạn 2007-2008: Ta nhận thấy thời gian một vòng luân chuyển VLĐ năm 2008 giảm so với thời gian một vòng luân chuyển VLĐ năm 2007 là 77,97 ngày. Hay nói cách khác VLĐ năm 2008 lưu chuyển chậm hơn so với năm 2007 đã làm cho số ngày một vòng quay VLĐ tăng từ 191,73 ngày lên 269,70 ngày. Để thấy rõ hơn nguyên nhân dẫn đến kết quả trên ta dùng phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần: + Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động: Tổng hợp kết quả phân tích: ( +0,03 ) + ( - 0,58 ) = - 0,55 Kết quả phân tích trên cho thấy: trong điều kiện vốn lưu động không đổi như năm 2007, những nổ lực tăng doanh số trong năm 2008 đã làm VLĐ quay nhanh 0,33 vòng. Tuy nhiên trong điều kiện doanh thu không đổi như năm 2008, việc quản lý vốn kém hiệu quả mà cụ thể là do lượng hàng tồn kho quá nhiều gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và làm cho số vốn lưu động quay chậm 0,58 vòng. Như vậy với sự tác động của 2 nhân tố là doanh thu và giá trị vốn ngắn, vốn lưu động đã lưu chuyển chậm hơn năm 2007. Bên cạnh đó tốc độ tăng vốn lưu động chưa phù hợp với tốc độ tăng doanh thu cũng là một nguyên nhân. Điều này đã làm cho Công ty lãng phí một lượng vốn là: Vì vậy Công ty cần điều chỉnh lại lượng vốn lưu động sử dụng thêm đã vượt quá so với nhu cầu để hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Tóm lại qua phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ trong các năm 2006, 2007 và 2008 ta thấy hiệu suất sử dụng VLĐ của Công ty không ổn định. Và để biết được liệu hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty qua các năm có tốt hơn không ta cần phân tích khả năng sinh lời của VLĐ. d. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động Mối quan tâm của các nhà quản trị ở doanh nghiệp khi tiến hành phân tích tài chính không chỉ quan tâm đến khả năng hoán chuyển thành tiền của TSLĐ và tốc độ quay vòng của các tài sản đó mà nhà phân tích thường hướng đến tiềm lực trong dài hạn như dự đoán dòng tiền, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Do khả năng sinh lời là yếu tố an toàn cơ bản thể hiện khả năng chi trả của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trên thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn kết quả đạt cao hay thấp mà đánh giá là doanh nghiệp đó hoạt động tốt hay xấu sẽ chưa được xác định bởi vì với lượng chi phí bỏ ra doanh nghiệp có đem lại một giá trị tương xứng không. Chính vì lẽ đó để đánh giá đúng hơn nữa về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo bằng tỷ số giữa lợi nhuận với phương tiện của doanh nghiệp. Cụ thể là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn lưu động. Chỉ tiêu này được tính qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 như sau: Từ việc tính toán trên ta tổng hợp bảng sau: Bảng 2.8: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VLĐ Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 CL 2007/2006 CL 2008/2007 1. Lợi nhuận sau thuế 468.304.461 680.888.679 692.860.627 212.584.218 11.971.948 2. Giá trị vốn ngắn hạn 12.106.010.242 11.026.453.284 15.808.075.266 -1.079.556.958 4.781.621.982 3. Sức sinh lời của vốn ngắn hạn (3) = (1)/(2)*100 3,87 6,18 4,38 2,31 -1,79 Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy trong năm 2007 VLĐ của Công ty sử dụng hiệu quả hơn năm 2006 được thể hiện thông qua sự tăng lên của tỷ suất sinh lời vốn lưu động. Trong năm 2007 tỷ suất này đạt được 3,78% cao hơn 2,31% so với 2006. Điều này có nghĩa là năm 2007 cứ 100đ VLĐ bỏ ra thì thu được 3,87đ LNST. Đây là dấu hiệu lạc quan thể hiện những nổ lực của Công ty trong việc gia tăng doanh số cũng như tiết kiệm vốn trong năm 2007 làm số vòng quay VLĐ quay nhanh 0,71 vòng. Nhưng ở năm 2008, doanh thu tăng 11.971.948đ tương ứng tỷ lệ 1,76% trong khi giá trị VLĐ tăng đến 4.781.621.980đ tương ứng tỷ lệ 43,37% so với năm 2007 điều đó đã lý giải tại sao tỷ suất sinh lời VLĐ năm 2008 lại giảm xuống như vậy, giảm 1,8%. Số liệu phân tích cho thấy, năm 2007 cứ 100đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc
Tài liệu liên quan