Luận văn Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU . 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ: . 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:. 2

1.2.1. Mục tiêu chung: . 2

1.2.2. Mục tiêu cụthể: . 2

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: . 2

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: . 3

1.4.1. Không gian nghiên cứu:. 3

1.4.2. Thời gian nghiên cứu: . 3

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:. 3

1.4.4. Nội dung nghiên cứu: . 3

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: . 5

2.1.1. Một sốthuật ngữkinh tế:. 5

2.1.2. Một sốchỉtiêu kinh tế để đánh giá hiệu quảkinh tế: . 5

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: . 6

2.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu: . 6

2.2.2. Sốliệu thu thập: . 6

2.2.3. Phân tích dữliệu: . 7

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀHUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐCẦN THƠ. 10

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN: . 10

3.1.1. Vịtrí địa lý: . 10

3.1.2. Đất đai:. 10

3.1.4. Khí hậu: . 10

3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI: . 11

3.2.1. Đơn vịhành chính: . 11

3.2.2. Dân số: . 11

3.2.3. Văn hóa - xã hội: . 11

3.2.4. Cơcấu ngành nghề: . 12

3.2.5. Điều kiện cơsởhạtầng: . 12

3.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HUYỆN: . 12

3.3.1. Trồng trọt: . 12

3.3.2. Chăn nuôi: . 13

3.3.3. Thủy sản: . 13

3.3.4. Công tác khuyến nông và bảo vệthực vật:. 14

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

DÂU HẠCHÂU ỞHUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐCẦN THƠ. 15

4.1. GIÁ TRỊKINH TẾCỦA CÂY DÂU HẠCHÂU: . 15

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRỒNG DÂU HẠCHÂU CỦA NÔNG HỘ

ỞHUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐCẦN THƠ: . 16

4.2.1. Nguồn lực sản xuất của nông hộ. 16

4.2.2. Khái quát thực trạng trồng dâu HạChâu của nông hộ:. 20

4.2.3. Phân tích các khoản mục chi phí bình quân tính trên 1 công đất ở3

xã của huyện Phong Điền – Thành PhốCần Thơ. 23

4.2.4. Phân tích các tỷsốtài chính nhằm đánh giá hiệu quảkinh tế. 25

4.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người

dân trồng dâu HạChâu ởhuyện Phong Điền – TP.Cần Thơ:. 28

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤDÂU HẠCHÂU TẠI HUYỆN

PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐCẦN THƠ:. 33

4.3.1. Phân tích kênh tiêu thụdâu HạChâu: . 33

4.3.2. Các thành viên tham gia vào kênh:. 36

4.3.3. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm

dâu HạChâu tại huyện Phong Điền – Thành phốCần Thơ: . 40

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢSẢN XUẤT VÀ TIÊU

THỤDÂU HẠCHÂU ỞHUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHÔ CẦN THƠ. 46

5.1. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤCỦA

NÔNG DÂN TRỒNG DÂU HẠCHÂU:. 46

5.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TIÊU THỤCỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG

THU MUA DÂU HẠCHÂU:. 46

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 48

6.1. KẾT LUẬN: . 48

6.2. KIẾN NGHỊ: . 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 50

PHỤLỤC . 5

pdf86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3229 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến nông tại địa phương (tỷ lệ là 0%). Sở dĩ có thực trạng trên là vì cây dâu Hạ Châu là loại cây mới, chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào về dâu Hạ Châu, chưa có các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật nào về cây dâu Hạ Châu (chỉ có các lớp tập huấn trên cây có múi). Cho nên, người dân tự nghiên cứu là chính. www.kinhtehoc.net 23 Bảng 6. VỀ MẶT KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU Chỉ tiêu Số mẫu trả lời Cơ cấu (%) Kinh nghiệm từ gia đình 8/44 10,00 Kinh nghiệm từ sách báo 1/44 1,25 Kinh nghiệm từ tập huấn 0/44 0,00 Kinh nghiệm từ hàng xóm 33/44 41,25 Kinh nghiệm từ cán bộ 0/44 0,00 Kinh nghiệm tự nghiên cứu 38/44 47,50 Tổng 100,00 (Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008) 4.2.2.4. Về hình thức trồng: Qua phỏng vấn trực tiếp 44 hộ trồng dâu Hạ Châu cho thấy hầu hết nông hộ không chỉ trồng đơn độc dâu Hạ Châu mà còn trồng xen với một số loại cây khác tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi vườn. Lý do là vì, cây dâu Hạ Châu là loài sống cộng sinh và chịu bóng râm cho nên nông hộ dễ dàng trồng xen canh với các loại cây khác như cóc (chiếm 50%), xoài, cam, chanh, măng cục, chuối… Một mặt vừa tạo được bóng râm che mát cho dâu Hạ Châu (có 27,3% ý kiến trả lời), vừa bù đắp được phần nào chi phí trồng dâu Hạ Châu (4,5%), lấy ngắn nuôi dài (20,5% ý kiến), lại vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình (47,7% ý kiến). (Xem Phụ lục 2). www.kinhtehoc.net 24 4.2.3. Phân tích các khoản mục chi phí bình quân tính trên 1 công đất ở 03 xã của huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ: Bảng 7. CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÌNH QUÂN TÍNH TRÊN 1 CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 ĐVT: 1.000đ/công Các yếu tố chi phí Lượng Chi phí Cơ cấu (%) I. Chi phí vật chất 648,01 88,56 - Chi phí khấu hao vườn 69,76 9,53 - Chi phí phân bón 398,29 54,40 - Chi phí thuốc 52,89 7,23 - Chi phí nhiên liệu 127,07 17,40 II. Chi phí lao động (ngày) 83,76 11,45 - Chi phí lao động thuê 0,43 83,76 11,45 - Chi phí lao động nhà 14,22 Tổng 731,76 100,00 (Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008) Để thấy rõ được các khoản chi phí trong sản xuất của nông hộ, ta dựa vào cơ cấu chi phí trên 1 công diện tích đất mà nông hộ trồng dâu Hạ Châu như sau: 9.5% 54.4% 7.2% 17.4% 11.4% cp KH vườn cp phân bón cp thuốc cp nhiên liệu cp lđ thuê Hình 3. CƠ CẤU CHI PHÍ/CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008 Từ bảng và hình trên cho ta tiến hành phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí bình quân/công diện tích đất trồng dâu Hạ Châu: www.kinhtehoc.net 25 - Chi phí nông hộ tốn nhiều nhất để đầu tư cho việc trồng dâu Hạ Châu là chi phí phân bón, chiếm tỷ trọng khá lớn (54,4%). Theo bảng trên thì bình quân họ phải chi bình quân khoảng gần 400.000 đồng/công/năm cho việc bón phân. Trong vài năm gần đây, giá phân bón càng lúc càng tăng (theo khảo sát thì giá phân bón bình quân của năm này sẽ tăng khoảng một nữa so với năm trước đó. Riêng những tháng đầu năm 2008, theo khảo sát thì giá phân bón tăng đột biến gấp 02, gấp 03 lần so với năm 2007. Theo thông tin từ nông dân, phân DAP ở thời điểm phỏng vấn có giá hơn 1.000.000 đồng/bao, tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Giá phân tăng, gây khó khăn lớn đến quá trình sản xuất của nông dân. Vì không thể nói sản xuất đạt hiệu quả mà không chăm sóc, bón phân để cây trồng cho trái đạt chất lượng. - Chi phí mà nông hộ phải tốn kế tiếp là chi phí nhiên liệu (chiếm 17,4%). Tốn nhiều chi phí nhiên liệu là do điều kiện sinh học của cây dâu phải thường xuyên tưới nước vào mùa khô (từ 02 - 03 tháng). Trong khi đó, cùng với giá phân bón, xăng dầu những năm gần đây cũng không nằm ngoài quy luật tăng giá của thị trường. - Khoản chi phí phải hao tốn thứ ba là chi phí lao động thuê (chiếm 11,45%). Chi phí này cao thứ ba trong tổng cơ cấu chi phí của nông hộ trồng dâu Hạ Châu vì số lao động thuê trong nông nghiệp ở địa phương hiện nay rất ít. Lý do là lao động nếu không tham gia sản xuất nông nghiệp của gia đình thì họ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, hoặc tham gia xuất khẩu lao động mà không đi làm thuê trong nông nghiệp. Cho nên giá thuê mướn nhân công lao động tương đối cao (khoảng từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/người/ngày, chưa kể ăn uống). - Kế đến là chi phí khấu hao vườn cây lâu năm (chiếm 9,53%), chi phí thuốc (7,23%). Hai loại chi phí này không chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi phí là vì: + Về chi phí khấu hao vườn cây lâu năm (chi phí này được tính theo phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hữu hình theo quy định của Bộ Tài chính; được tính bằng phương pháp đường thẳng với công thức là nguyên giá chia cho thời gian sử dụng, trong đó, nguyên giá gồm chi phí giống và các chi phí (chi phí chăm sóc, chi phí lao động…), liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (thường là 03 năm đầu cây chưa cho www.kinhtehoc.net 26 trái), thời gian sử dụng được tham khảo quy định về thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình là vườn cây lâu năm của Bộ Tài chính): giống thường hộ nông dân tự có, từ bà con, hoặc nếu mua từ hàng xóm thì với giá rẻ. Trong khi đó, chi phí chăm sóc trong giai đoạn cây con, chưa cho trái là không đáng kể. Bên cạnh đó, dâu Hạ Châu là loại cây lâu năm, tuổi thọ rất cao, có thể lên đến 40-50 năm. Chính vì những lý do đó nên chi phí khấu hao vườn cây lâu năm/công/năm là rất ít. + Về chi phí thuốc: do dâu Hạ Châu sống khỏe, ít bệnh. Đồng thời giá bình quân 1 chai thuốc nông dân sử dụng cho dâu Hạ Châu là tương đối không cao (dao động từ 30.000 đồng/chai đến 50.000 đồng/chai tùy theo thể tích). Cho nên, chi phí thuốc cũng tương đối ít. Bảng 8. NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN TRÊN 1 CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 Lao động Ngày công/công/năm Cơ cấu (%) Lao động thuê 0,43 2,94 Lao động nhà 14,22 97,06 Tổng 14,65 100,00 (Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008) Qua bảng trên cho thấy, bình quân trong một năm nông hộ tốn khoảng 15 ngày công lao động/công cho việc chăm sóc, thu hoạch dâu Hạ Châu. Trong đó, ngày công lao động nhà chiếm đến 97,06%, lao động thuê chỉ chiếm tỷ lệ 2,94%. Có nguyên nhân này là do đa số người dân luôn muốn lấy công làm lời để giảm chi phí, tăng thêm thu nhập. Đa số cho rằng, lao động gia đình chăm sóc sẽ tốt hơn, chu đáo hơn lao động thuê; và lao động của chính gia đình thì sẽ có kinh nghiệm hơn lao động thuê, cho nên việc chăm sóc, thu hoạch cũng dễ dàng, nhanh chóng lại không tốn chi phí thuê mướn. www.kinhtehoc.net 27 4.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế Bảng 9. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Tổng diện tích trồng dâu Hạ Châu Công 7,52 Năng suất Kg/công 742,51 Giá bán 1.000 đồng/kg 7,02 Tổng chi phí không có lao động nhà 1.000 đồng/công 731,76 Tổng chi phí có lao động nhà 1.000 đồng/công 1.899,00 Doanh thu 1.000 đồng/công 4.941,24 Lợi nhuận không có lao động nhà 1.000 đồng/công 4.209,47 Lợi nhuận có lao động nhà 1.000 đồng/công 3.042,24 ( Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008) Sau đây ta tiến hành phân tích các số liệu ở bảng trên: - Phân tích năng suất: Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất trung bình dâu Hạ Châu là 742,51kg/công. Con số năng suất trung bình trên cũng tương đối cao. Tuy nhiên, nếu so sánh với năng suất cam tại địa bàn nghiên cứu thì năng suất cam cao hơn nhiều so với dâu Hạ Châu. Bình quân trên 1 công đất, nếu trồng cam, sẽ đạt năng suất gần 900kg/công (Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Phong Điền, năm 2006). Mặc dù hiện nay, trên địa bàn đa số nhà vườn đã chuyển sang trồng dâu, nhất là trồng dâu Hạ Châu, nhưng theo số liệu cho thấy thì năng suất trồng cam vẫn cao hơn so với trồng dâu Hạ Châu. Có lý do trên là do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cam, chanh, quýt sang trồng dâu chỉ mới xuất hiện vào những năm gần đây, kinh nghiệm trồng dâu sẽ ít hơn kinh nghiệm trồng cam, diện tích trồng cam cũng nhiều hơn diện tích dâu Hạ Châu. (Theo Niên giám thống kê Huyện Phong Điền, 2006 thì diện tích trồng cam, chanh, quýt của toàn huyện chiếm khoảng 70% trong tổng diện tích trồng trọt.). Một nguyên nhân nữa là do cây cam là đặc sản của huyện từ rất lâu đời, cho nên nhà vườn trồng cam và cơ quan chính quyền địa phương vẫn muốn khôi phục và phát triển lại một đặc sản đã vốn nổi tiếng nơi đây. Cho nên, diện tích, sản lượng trồng dâu Hạ Châu không nhiều hơn cam. www.kinhtehoc.net 28 - Phân tích giá bán: Qua số liệu bảng trên cho thấy giá bán vào vụ chính của dâu Hạ Châu nếu trúng giá thì giá bán tại vườn cao nhất lên đến 12.000đ/kg, và giá bán bình quân vẫn cao, vào khoảng 7.000đ/kg. Theo điều tra thì dâu Hạ Châu là một trong những cây ăn trái hiếm hoi có giá bán tại vườn tương đối khá cao như vậy. Nếu so sánh với giá bán cam thì giá bán cam tại vườn ở địa bàn nghiên cứu vào những năm gần đây giá rất thấp, nếu trúng giá thì cũng chỉ khoảng 3.000-4.000đ/kg, ít hơn gấp 3-4 lần so với giá bán dâu Hạ Châu mặc dù năng suất có cao hơn khoảng 200kg/công. Đây là một lợi thế của người trồng dâu Hạ Châu. Từ lý do chính đó, trong quá trình trồng thử nghiệm, nhà vườn thấy cây dâu Hạ Châu vừa dễ trồng lại cho lợi nhuận cao hơn so với các loại cây khác. Điển hình, nếu như cây dâu Hạ Châu vào mùa vụ, trúng giá thì giá bán có thể lên đến 12.000đ-13.000đ/kg, trong khi đó nếu dâu xanh, dâu xiêm, dâu ta trúng giá thì giá bán chỉ có thể lên đến 6.000đ-7.000đ/kg; còn nếu so sánh với cam thì cam chỉ độ khoảng 3.000đ- 4.000đ/kg. - Phân tích chi phí và lợi nhuận: Theo số liệu điều tra từ 44 hộ trồng dâu Hạ Châu được lập nên bảng ở trên cho thấy tổng chi phí bình quân khi không có lao động gia đình khi trồng dâu Hạ Châu là 731.760đ/công/năm. Nhưng khi tính lao động gia đình vào thì tổng chi phí tăng lên đáng kể là 1.899.000đ/công/năm. Chênh lệch nhau giữa tổng chi phí có tính lao động gia đình và tổng chi phí không tính lao động gia đình là khá lớn, đến 1.167.240đ/công/năm. Sự khác biệt lớn về tổng chi phí không lao động gia đình và có lao động gia đình kéo theo sự khác biệt giữa lợi nhuận đạt được khi không có lao động gia đình và lợi nhuận đạt được khi có tính lao động gia đình. Qua bảng trên ta thấy chênh lệch giữa lợi nhuận không có lao động gia đình và lợi nhuận có tính lao động gia đình là 1.167.230đ/công/năm. Theo tâm lý người nông dân thông thường khi tính toán lời lỗ cho một năm sản xuất thì họ chỉ tính lợi nhuận không có công lao động gia đình vào, vì tâm lý người dân là muốn lấy công làm lời. Nhưng thực chất, lợi nhuận không có công lao động gia đình là một con số không đúng thực tế so với những chi phí thực sự đã bỏ ra. Trong đó, như đã phân tích ở các phần trước, chi phí công lao động gia đình cũng chiếm một tỷ trọng www.kinhtehoc.net 29 không nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí. Cho nên, lợi nhuận sau khi đã tính toán hết tất cả các khoản chi phí, kể cả chi phí lao động gia đình thì mới là lợi nhuận thực sự đạt được khi sản xuất. Sau đây ta xem xét đến một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất khi trồng dâu Hạ Châu tính trên 1 công diện tích đất trồng dâu Hạ Châu: Bảng 10. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT/CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Tổng chi phí 1.000đ 731,76 Thu nhập 1.000đ 4.941,24 Lợi nhuận 1.000đ 4.209,47 TN/CPa Lần 6,75 LN/TNb % 85,19 TN/ngày côngc 1.000đ 75,38 LN/ngày côngd 1.000đ 64,22 (Nguồn: Tính toán dựa theo số liệu phân tích, 2008) (a) Tiêu chí phản ánh hiệu quả đầu tư, có nghĩa là khi nông hộ đầu tư 01 đồng sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. (b) Tiêu chí phản ánh tỷ suất lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra. (c) Tiêu chí phản ánh giá trị sản xuất mỗi thành viên trong hộ tham gia trồng dâu Hạ Châu tạo ra. (d) Tiêu chí phản ánh số tiền mà nông dân có được khi tham gia trồng dâu Hạ Châu. Từ kết quả bảng trên cho thấy hiệu quả đầu tư vốn (chỉ tiêu TN/CP) vào việc trồng dâu Hạ Châu là tương đối khá cao, đạt 6,75 lần. Điều này có nghĩa là giá trị sản xuất mà nhà vườn tạo ra lớn gấp 6,75 lần so với chi phí đã đầu tư vào sản xuất. Điều này chứng tỏ tình hình trồng dâu Hạ Châu có hiệu quả đầu tư khá cao, dẫn đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư cao, khoảng 85,19% trong tổng giá trị sản xuất tạo ra. Khi xem xét chỉ tiêu thu nhập và lợi nhuận tính trên ngày công lao động gia đình ta thấy rằng mỗi ngày mỗi thành viên tham gia sản xuất trong nông hộ tạo ra www.kinhtehoc.net 30 được giá trị sản xuất từ diện tích đất canh tác là khoảng 70.000đ; sau khi trừ đi chi phí sản xuất thì nông dân có được số tiền tích lũy khi tham gia trồng dâu Hạ Châu là khoảng 60.000 đồng. Qua việc phân tích chi phí sản xuất cùng với các tỷ số tài chính, cho thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng dâu Hạ Châu trong năm 2007 của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu đạt hiệu quả. 4.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ : 4.2.5.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của hộ trồng dâu Hạ Châu: Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó (chẳng hạn như năng suất, lợi nhuận). Sau đó, chọn ra những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa. Từ đó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng: Y1 = b0 + b1X1 + b2X2 + … + biXi Trong đó: Y1: năng suất (biến phụ thuộc) B0: hệ số tự do Bi: (1, 2,…,n): là các hệ số X1, X2, X3, X4, X5: số bao phân/công, số chai thuốc/công, số cây/công, trình độ văn hóa của các đáp viên (đa số là chủ hộ), số năm sản xuất. www.kinhtehoc.net 31 Từ số liệu thu thập được của 44 nông hộ trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu, kết quả phân tích được trình bày như sau: Bảng 11. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 Các yếu tố Hệ số Ý nghĩa Hằng số 374,137 * 0,049 Số bao phân/công (X1) 101,882 ** 0,078 Số chai thuốc/công (X2) 118,178 * 0,046 Số cây/công (X3) – 2,397 ns 0,646 Trình độ văn hóa (X4) 59,459 ns 0,422 Số năm sản xuất (X5) 10,536 ** 0,095 Biến phụ thuộc (Y1) Năng suất (kg/công) R2 0,359 F 2,659 Sig. 0,037 Chú thích:*, **: tương ứng các mức ý nghĩa 5%, 10% ns: không có ý nghĩa Hệ số xác định mô hình trên là 0,359. Điều này có ý nghĩa là các yếu tố được đề cập trong mô hình tác động đến sự thay đổi của năng suất dâu Hạ Châu là 35,9%, còn lại 64,1% sự biến động của năng suất là do các yếu tố khác tác động không được nghiên cứu trong mô hình. Hay nói cách khác, trong sự thay đổi của năng suất, có 35,9% được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trong mô hình, còn lại 64,1% không được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trên mà phải được giải thích bởi những biến số khác chưa được đưa vào mô hình này (như sự tác động của điều kiện tự nhiên, yếu tố về khoa học kỹ thuật…). Hệ số xác định R2 = 0,359 (trong nông nghiệp, R2 từ 0,300 trở lên là đã có ý nghĩa về mặt thống kê), F = 2,659 > Fα [(k – 1), (n – k)] = 2,485 với α = 0,050 (trong đó, k là biến của mô hình, n là số quan sát) và sig. = 0,037 < α = 0,050, nên mô hình hồi quy tuyến tính có ý nghĩa. Điều này, có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính ta khảo sát hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Và qua phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu. www.kinhtehoc.net 32 Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về năng suất như sau: Y1 = 374,137 + 101,882X1 + 118,178X2 – 2,397X3 + 59,459X4 + 10,536X5 (1) Giải thích phương trình (1): - Yếu tố số bao phân/công (X1): hệ số của X1 của phương trình (1) cho thấy yếu tố số bao phân/công có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số bao phân/công tăng lên 01 đơn vị thì năng suất trồng dâu Hạ Châu sẽ tăng lên tương ứng 101,882 kg/công. Điều này cho thấy khi tăng liều lượng phân một cách hợp lý, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây, bón phân đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng thì năng suất thu được sẽ càng cao. - Yếu tố số chai thuốc/công (X2): cũng như yếu tố đầu tiên, hệ số X2 của phương trình (1) cho thấy yếu tố số chai thuốc/công có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số chai thuốc/công tăng lên 01 đơn vị thì năng suất trồng dâu Hạ Châu sẽ tăng lên 118,178 kg/công. Điều này cho thấy khi tăng số chai thuốc/công lên trong quá trình trồng dâu Hạ Châu thì năng suất dâu Hạ Châu sẽ tăng lên tương ứng. - Yếu tố số cây/công (X3): hệ số X3 cho thấy yếu tố này có mối tương quan nghịch so với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số cây/công tăng lên 01 đơn vị thì năng suất trồng dâu Hạ Châu sẽ giảm xuống 2,397 kg/công. Bởi vì, theo kinh nghiệm làm vườn của nông dân tại địa phương thì nếu trồng dâu Hạ Châu với mật độ quá dày sẽ làm cho cây dâu phát triển không bình thường, cho năng suất thấp hơn so với trồng dâu với mật độ phù hợp, không quá thưa, cũng không quá dày (mật độ tốt bình quân khoảng 50 cây/công). Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất dâu Hạ Châu. - Yếu tố trình độ văn hóa (X4): Từ phương trình (1), ta được hệ số của X4 là +59,459. Con số này cho thấy khi trình độ văn hóa của nông dân càng cao thì năng suất dâu Hạ Châu cũng tăng lên theo mối tương quan thuận. Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất dâu Hạ Châu. Giả sử các yếu tố www.kinhtehoc.net 33 khác không đổi, nông dân nào có trình độ văn hóa cao hơn sẽ có khả năng tự học hỏi, nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các kiến thức về khoa học kỹ thuật trên các phương tiện truyền thông, từ các lớp tập huấn vào thực tiễn trồng dâu Hạ Châu của mình tốt hơn những nông dân có trình độ văn hóa thấp hơn. Tuy nhiên, cũng giống yếu tố số cây/công, về ý nghĩa thống kê yếu tố này cũng không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất dâu Hạ Châu. - Yếu tố số năm sản xuất (X5): Từ phương trình (1) cho thấy mỗi 01 năm tăng lên của năm kinh nghiệm khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho năng suất dâu Hạ Châu tăng trung bình 10,536 kg/công. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất dâu Hạ Châu của nông hộ vì sau mỗi năm các nông hộ sản xuất có thể tích lũy được các kinh nghiệm quý báu để khắc phục những yếu tố không tốt, đồng thời phát huy những yếu tố tích cực là cho năng suất càng tăng ở những vụ tiếp theo. 4.2.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khi có tính công lao động gia đình của hộ trồng dâu Hạ Châu: Mục đích của hàm hồi quy tuyến tính là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó (chẳng hạn như năng suất, lợi nhuận) ra những nhân tố có ý nghĩa, từ đó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng: Y2 = b0 + b1X1 + b2X2 + … + biXi Trong đó: Y2: Lợi nhuận có tính công lao động gia đình (biến phụ thuộc) B0: hệ số tự do Bi: (1, 2,…,n): là các hệ số X1, X2, X3, X4, X5: chi phí phân bón/công, chi phí lao động có tính công lao động gia đình/công, doanh thu/công, chi phí thuốc/công, chi phí nhiên liệu/công. www.kinhtehoc.net 34 Từ số liệu thu thập được của 44 nông hộ trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu, kết quả phân tích được trình bày như sau: Bảng 12. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 Các yếu tố Hệ số t Ý nghĩa Hằng số – 119,284 ** – 2,821 0,008 Chi phí phân bón/công (X1) – 0,950 * – 16,762 0,000 Chi phí lao động có gia đình/công (X2) – 0,957 * – 37,648 0,000 Doanh thu/công (X3) 0,987 * 143,681 0,000 Chi phí thuốc/công (X4) – 1,311 * – 5,197 0,000 Chi phí nhiên liệu/công (X5) – 1,169 * – 8,003 0,000 Biến phụ thuộc (Y2) Lợi nhuận (1.000 đồng) R2 0,816 F 4.173,365 Sig. 0,000 Chú thích:*, **: tương ứng các mức ý nghĩa 1%, 5% Hệ số xác định mô hình trên là 0,816. Điều này có ý nghĩa là các yếu tố được đề cập trong mô hình tác động đến sự thay đổi của năng suất là 81,6%, còn lại 18,4% sự biến động của lợi nhuận có tính công lao động gia đình là do các yếu tố khác tác động không được nghiên cứu trong đề tài. Hay nói cách khác là có khoảng 80% khác biệt của lợi nhuận có tính công lao động gia đình được giải thích bởi sự tác động của các biến trong phương trình hồi quy tuyến tính như chi phí phân bón/công, chi phí lao động có tính lao động gia đình/công, doanh thu/công, chi phí thuốc/công, chi phí nhiên liệu/công. Còn lại 18,4% không được giải thích bởi các biến trên mà phải được giải thích bởi những biến khác chưa được đưa vào mô hình này (như kinh nghiệm sản xuất, độ tuổi, giới tính…). Khi hệ số xác định R2 = 0,816, giá trị F = 4.173,365 tương ứng mức ý nghĩa quan sát được là 0,000(a); đồng thời, tα/2 = 2,571 < |t| với α = 0,050, df = 5. Điều này cho thấy có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính ta khảo sát có ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Và qua phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu. www.kinhtehoc.net 35 Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công như sau: Y2 = – 119,284 – 0,950X1 – 0,957X2 + 0,987X3 – 1,311X4 – 1,169X5 (2) Giải thích phương trình (2): - Từ phương trình (2) cho thấy chỉ có yếu tố doanh thu/công (X3) là có mối tương quan thuận với lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số doanh thu/công tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công sẽ tăng lên 987 đồng. Hay nói cách khác, khi doanh thu/công tăng lên thì lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công trồng dâu Hạ Châu sẽ tăng lên tương ứng với hệ số của X3. - Các yếu tố chi phí khác đưa vào mô hình đều có tương quan nghịch với lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công; tức là khi tăng chi phí lên 01 đơn vị thì lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công sẽ giảm xuống một hệ số tương ứng theo phương trình (2) và ngược lại, khi các yếu tố khác cố định. - Từ các hệ số chi phí cho thấy, thuốc là yếu tố tác động tới sự thay đổi của lợi nhuận nhiều nhất. Bởi vì khi chi phí thuốc giảm đi 01 đơn vị thì làm cho lợi nhuận kinh tế tăng lên đến 1.311 đồng/công khi các yếu tố khác cố định. Điều này cho thấy, khi nông dân chọn những loại thuốc với giá cả phù hợp với nguồn tài chính của mình, phù hợp với cây dâu Hạ Châu, sử dụng thuốc hợp lý, đúng lúc, đúng cách, không dùng bừa bãi… thì tiết kiệm được chi phí này, lợi nhuận sẽ tăng cao hơn so với tiết kiệm các chi phí khác. - Kế tiếp, nhiên liệu là yếu tố tác động tới sự thay đổi của lợi nhuận đứng thứ hai sau yếu tố thuốc. Nghĩa là, khi chi phí nhiên liệu giảm đi 01 đơn vị thì lợi nhuận kinh tế tăng lên 1.169 đồng/công khi các yếu tố khác cố định. Điều này cũng cho thấy, việc sử dụng nhiên liệu tưới tiêu hợp lý, vừa phải, tiết kiệm tối đa nguồn nhiên liệu, sử dụng các nguồn nhiên liệu tốn ít chi phí, hay đầu tư trang thiết bị tưới tiêu tốn ít chi phí nhiên liệu… thì lợi nhuận cũng tăng lên không ít. - Sở dĩ cần tiết kiệm tối đa 02 nhân tố trên là có một trong những lý do vì cây dâu Hạ Châu là loại cây dẻo dai, khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh, thời điểm hiện nay chưa xuất hiện bệnh khó trị… Cho nên, với kinh nghiệm của người làm vườn thì hoàn toàn có thể tiết kiệm, sử dụng hiệu quả 02 khoản chi phí trên để nâng cao lợi nhuận. www.kinhtehoc.net 36 - Yếu tố lao động, phân bón là 02 yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng tới sự thay đổi đến lợi nhuận kinh tế trong mô hình hồi quy (2) . Tuy nhiên, từng hệ số của mỗi yếu tố này cho thấy khi các yếu tố khác không đổi thì chi phí phân bón hay chi phí lao động giảm 01 đơn vị thì làm cho lợi nhuận cũng tăng lên tương ứng nhưng không làm tăng nhiều như 02 yếu tố chi phí đã phân tích ở trên. Cho nên, sử dụng hợp lý, đúng liều lượng, chất lượng… các yếu tố này thì vừa hiệu quả về mặt năng suất lại vừa hiệu quả về lợi nhuận kinh tế. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DÂU HẠ CHÂU TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN – TP.CẦN THƠ: 4.3.1. Phân tích kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu: Trước khi phân tích kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu, ta tiến hành phân tích phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA) nhằm so sánh trị trung bình giữa 03 phương thức tiêu thụ dâu Hạ Châu của nông dân. Từ đó giúp ta biết được chính xác kênh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TPCần Thơ.pdf
Tài liệu liên quan