Luận văn Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG & TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG

I/. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần giầy Hải Dương

1. Giới thiệu chung. 1

2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giầy Hải Dương. 2-3

2.1 Giai đoạn từ năm 1984 – 1993. 1-2

2.2 Giai đoạn từ năm 1993 – 06/2003. 2-3

2.3 Giai đoạn từ 07/2003 đến nay. . 3

3. Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần giầy Hải Dương. 3-6

4. Đặc điểm về các nguồn lực của Công ty cổ phần giầy Hải Dương

4.1 Đặc điểm về máy móc thiết bị. 6

4.2 Đặc điểm về tình hình sử dụng nguyên vật liệu. 6-7

4.3 Đặc điểm về quy trình sản xuất. 7-9

4.4 Đặc điểm về sản phẩm, thị trường. 9

4.4.1 Đặc điểm về sản phẩm. 9

4.4.2 Đặc điểm về thị trường. 9

4.5 Đặc điểm về vốn. 9-10

5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần giầy Hải Dương trong 3 năm 2007-2009. 10-11

II/. Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương.

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến người lao động. 11-12

1.1 Yếu tố thuộc bản thân công ty. 11

1.2 Yếu tố môi trường. 11-12

1.3 Yếu tố thuộc bản thân người lao động. 12

2. Tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương. 12-24

2.1 Cơ cấu lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương. 12-18

2.2 Phân tích biến động lao động. 18-19

2.3 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động . 20-21

2.4 Phân tích năng suất lao động 22-23

2.5 Phân tích thu nhập bình quân trên đầu người . 23-24

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG LAO ĐỘNG HIỆU QUẢ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG

1. Phân tích công việc. 25

2. Hoàn thiện công tác tuyển chọn lao động. 25-26

3. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. 26-27

4. Hoàn thiện điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi 27-28

5. Tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn 28-29

6. Mở rộng, tìm kiếm thị trường & Liên kết với các công ty cùng ngành trong vùng. 29

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các chi tiết bán thành phẩm được bộ phận KCS kiểm tra nhập kho để xuất cho phân xưởng may gồm 2 bộ phận cán và chặt Phân xưởng May: Được chia thành hai chuyền may I và II chiếm khoảng 60% tổng số lao động. Phân xưởng may nhận bán thành phẩm của phân xưởng chặt và một số vật liệu phụ khác tiến hành may theo dây chuyền. Một số chi tiết tiến hành thêu, sau đó may định vị các chi tiết, may theo dây chuyền, cuối chuyền thu được mũ giầy hoàn chỉnh và tiến hành kiểm tra chất lượng bán thành phẩm trước khi nhập kho. Phân xưởng Gò- ráp: Được chia thành 2 chuyền. Sau khi nhận mũ may từ phân xưởng may chuyển sang, nhận đế và vật liệu phụ từ kho nguyên liệu tiến hành các công đoạn gò- ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh cuối công đoạn tiến hành vệ sinh. Thành phẩm hoàn chỉnh qua kiểm tra chất lượng của cán bộ KCS sau đó được nhập kho thành phẩm. * Bộ phận sản xuất phụ trợ. - Bộ phận kỹ thuật: Đảm nhận việc triển khai quy trình công nghệ sản xuất, chuẩn bị dưỡng mẫu cho sản xuất. - Bộ phận quản lý chất lượng (KCS): Để quản lý chặt chẽ công tác sản xuất thì cán bộ KCS hoạt động ở tất cả các phân xưởng, giám sát hoạt động sản xuất của đơn vị, kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng bộ phận sản xuất, kịp thời thông báo cho các bộ phận sản xuất khi có sản phẩm chưa đạt chất lượng. - Bộ phận cơ điện: Phụ trách việc cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện của công ty. Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng, thị trường. 4.4.1- Đặc điểm về sản phẩm. Sản phẩm chính của công ty là giầy thể thao, tuy nhiên trong những năm gần đây để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như tận dụng nguồn nhân lực đồi dào, công ty đã đa dạng hóa sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm truyền thống giầy thể thao xuất khẩu, công ty đã từng bước đưa vào sản xuất các loại giầy vải phục vụ lĩnh vực quốc phòng, hàng không dân dụng. 4.4.2- Đặc điểm về thị trường. Nhận diện thị trường là khâu đầu tiên trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải tiến hành. Nhận thấy tầm quan trọng của nó, công ty CP giầy Hải Dương đã cử các chuyên viên nghiên cứu về thị trường, về tình hình biến động nhu cầu giá cả của các loại sản phẩm giầy trên thị trường. Công ty cũng thông qua các hội nghị khách hàng để điều tra thông tin về thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu cũng như phản ứng từ phía khách hàng về chất lượng mẫu mã, giá cả...Sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh thị trường của các nước Châu Âu như Italia, France, Anh, Hungary, Đức, Úc, Bỉ,... Đặc điểm về vốn. Bảng số 1: Thống kê tài sản của Công ty CP giầy Hải Dương Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Giá trị TSCD BQ trong năm Tỷ đồng 37,8 16,29 20 Tỷ trọng % 53,39 26,58 25,97 VLD BQ trong năm Tỷ đồng 33 45 57 Tỷ trọng % 46,61 73,42 74,03 Tổng vốn Tỷ đồng 70,8 61,29 77 % 100 100 100 Hàng năm công ty đầu tư nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tốc độ tăng của vốn lưu động qua các năm là lớn do công ty từng bước cải tiến máy móc, công nghệ sản xuất. Do vậy, vốn cố định của công ty thấp hơn so với vốn lưu động vì công ty ngoài nhà xưởng, đất đai ra còn một số trang thiết bị máy móc đưa thêm vào chiếm phần lớn vốn cố định. Công ty đầu tư thêm máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ sản xuất làm tăng sản lượng, sản lượng năm sau thường cao hơn năm trước do vậy dẫn đến doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP giầy Hải Dương trong 3 năm 2007 – 2009. Bảng số 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP giầy Hải Dương từ năm 2007-2009. (Đơn vị tính: Tr. đồng.) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh % 2008/2007 2009/2008 1. Tổng doanh thu 13245 18105 20707 36,70 14,37 2. Doanh thu thuần 12567 17423 19706 38,64 13,10 3. Doanh thu theo giá vốn 2214 3983 4556 79,90 1438 4. Lãi gộp 10353 13440 15150 29,81 12,72 9. Lợi nhuận trước thuế 700 1080 1450 54,3 34,3 10. Thuế phải nộp 224 264 389 17,86 47,35 11. Lợi nhuận sau thuế 476 873 1061 71,42 30,02 (Số liệu tham khảo tại phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính) Nhìn chung, doanh thu liên tục tăng, nhưng tăng nhẹ, năm 2009 tăng 14,37% so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế tăng 397 triệu đồng với tỷ lệ tăng 71,42% năm 2008 so với năm 2007, nhưng tỷ lệ giảm chỉ còn 30,02% năm 2009 so với năm 2008, tương ứng 188 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế không tăng nhiều do giá cả một số nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ phần lớn phải nhập khẩu tăng lên theo tỷ giá đồng Đôla Mỹ, và việc ngành giầy da bị áp thuế chống bán phá giá ở Châu Âu khiến cho công ty gặp phải nhiều khó khăn. Hằng năm công ty liên tục đầu tư xây dựng mở rộng nhà xưởng, trang bị mới nhiều máy móc thiết bị hiện đại, nhằm tăng năng suất, chất lượng đưa doanh thu năm nay cao hơn năm trước. II/ Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động. Yếu tố thuộc bản thân công ty. Với quy mô tương đối lớn, với hơn 1700 cán bộ công nhân viên trong đó chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất cho nên việc bố trí sử dụng lao động của công ty là rất khó khăn. Công nghệ để sản xuất ra một sản phẩm của ngành giầy là khá lẻ tẻ và tỉ mỉ nên việc sử dụng lao động của công ty phải tuân theo quy trình đó, cần nhiều lao động cho một dây chuyền, một công đoạn sản xuất. Nền kinh tế của đát nước đang đi lên hòa nhập với sự phát triển đó tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển. Năm 2009 tổng số vốn của công ty là 77 tỷ đồng, vốn cố định là 20 tỷ đồng, vốn lưu động là 57 tỷ đồng chiếm 74,02%, như vậy có thể nói khả năng tài chính của công ty là khá tốt. Yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường ở đây bao gồm cả môi trường ngành, sự cạnh tranh của các ngành có liên quan và yếu tố pháp luật. Hiện nay ngành giầy của nước ta rất phát triển, công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như: Công ty giầy Cẩm Bình, Công ty giầy Việt Phát,..., cho nên việc lựa chọn công việc giữa các công ty của người lao động là rất lớn. Sự giống nhau trong một số công đoạn của ngành giầy và một số ngành như may mặc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút, sử dụng lao động của công ty. Ngành may mặc hiện nay đang phát triển về số lượng, số lượng công nhân của ngành may cần là rất lớn, để phục vụ cho mục đích xuất khẩu, do đó để giữ lại được những người lao động giỏi cho mình công ty phải một mặt tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động, mặt khác có các chính sách lao động hợp lý. Một trong các yếu tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng không nhỏ tới việc sử dụng lao động đó pháp luật, ví dụ như trong dây chuyền sản xuất của công ty có chuyền bao gói, đây là chuyền có yêu cầu về trình độ lành nghề không cao và phù hợp với nhiều độ tuổi lao động nên việc ký kết hợp đồng lao động với các lao động trẻ chưa đủ tư cách pháp nhân là điều dễ mắc phải. Yếu tố thuộc bản thân người lao động. Con người vừa là động lực, mục tiêu của sự phát triển, nhận thức được tầm quan trọng đó công ty luôn luôn thực hiện chính sách đào tạo đi đôi với phát triển nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động vì thế mà lượng lao động trong công ty luôn ổn định và ít biến động, trình độ lành nghề của công nhân ngày càng được nâng cao. Tình hình sử dụng lao động ở Công ty CP giầy Hải Dương Cơ cấu lao động của Công ty CP giầy Hải Dương. Cơ cấu lao động theo giới tính. Bảng số 3: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính (Đơn vị tính: Người) TT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 6,25 6,49 1 Nam 599 664 719 10,85 8,28 2 Nữ 922 952 1002 3,25 5,25 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Do đặc điểm riêng có xuất phát tính chất sản xuất kinh doanh của ngành giầy đó là cần cù, chịu khó và tỉ mỉ nên lực lượng lao động nữ của công ty chiếm tới trên 60% trong tổng số cán bộ công nhân viên của công ty. Lực lượng lao động nữ của công ty đều tăng qua các năm, năm 2008 so với năm 2007 tăng 3,25%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 5,25%. Tỷ lệ lao động của nữ cao là do: Lao động nữ cần cù, chịu khó, khéo léo với công việc. Tâm lý làm việc ổn định do ảnh hưởng bởi ý nghĩ về gia đình cho nên họ không muốn thay đổi công việc. Dễ điều động bố trí do bản tính người phụ nữ là không muốn va chạm và tranh luận. Tuy nhiên tỷ lệ này cao cũng có những hạn chế nhất định: Không thích hợp với những công việc nặng nhọc đòi hỏi về thể lực và thời gian làm việc. Nhiều khi làm gián đoạn các qui trình sản xuất do phải nghỉ ngơi trong thời gian thai sản, thời gian chăm sóc con. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa. Bảng số 4: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá. (Đơn vị tính: Người) TT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 6,25 6,49 1 - Đại học + Trên ĐH 70 76 82 8,57 7,89 2 - CĐ + THCN 47 49 72 4,62 46,97 3 - THPT + THCS 1404 1491 1567 6,20 1.05 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Theo bảng số 4 ta thấy 100% lực lượng lao động của công ty đều tốt nghiệp trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu đòi hỏi tối thiểu của xã hội. Lực lượng lao động này sau quá trình học tập tại công ty đều được giữ lại và phân công theo đúng chuyên ngành đã học. Cơ cấu lao động theo chức năng. Bảng số 5: Bảng Cơ cấu lao động theo chức năng (Đơn vị tính: Người) TT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 6,25 6,49 1 Lao động trực tiếp 1231 1324 1425 7,55 7,63 2 Lao động gián tiếp 290 292 296 0,69 1,37 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Đối với lao động trực tiếp: Lực lượng này qua các năm đều tăng, năm 2008 so với năm 2007 tỷ lệ tăng là 7,55%, năm 2009 so với năm 2008 là 7,63%, tỷ lệ này tăng nhưng có xu hướng chậm lại là do: Thứ nhất, nhu cầu sản xuất của công ty, công ty luôn có xu hướng đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại nhằm sử dụng ít lao động nhằm tinh giản lực lượng lao động của mình hơn. Thứ hai, bởi các đối thủ cạnh tranh trong ngành giầy là rất mạnh nên cũng đã thu hút một phần nào lực lượng lao động ở thị trường. Đối với lao động gián tiếp: Tỷ lệ tăng của lực lượng này năm 2008 so với năm 2007 là 0,69%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 1,37%. Điều này xuất phát từ vai trò quan trọng của lực lượng lao động này.Bởi vì hoạt động lao động của họ tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất, tạo ra sản phẩm nhưng gián tiếp quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm, các quyết định lớn trong công ty như: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Bằng cách nào? Số lượng và chất lượng là bao nhiêu? Thực hiện quản lý các vấn đề của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh, lao động tiền lương, các chế độ xã hội phúc lợi, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực... Do đó lao động quản lý có vai trò quan trọng đối với hiệu quả, hiệu suất của sản xuất kinh doanh, vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn lành nghề. Bảng số 6: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn lành nghề. (Đơn vị tính: Người) TT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 6,25 6,49 1 CB quản lý kinh tế 70 73 72 4,27 -1,37 2 CB kỹ thuật nghiệp vụ 130 132 135 1,54 2.27 3 Nhân viên phục vụ 90 87 89 -3,33 2,30 Thợ bậc 1 439 467 509 6,38 8,99 Thợ bậc 2 288 301 310 4,51 2,99 Thợ bậc 3 140 152 161 8,57 5,92 Thợ bậc 4 152 171 182 12,50 6,43 Thợ bậc 5 102 121 143 18,63 18,18 Thợ bậc 6 98 93 95 4,49 2,15 Thợ bậc 7 21 19 25 -9,52 31,58 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Lao động theo trình độ lành nghề được áp dụng với lực lượng lao động trực tiếp ở công ty. Tuy đã đạt được những thành công nhất định trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực song qua bảng số 6 ta có thể thấy trình độ tay nghề của công nhân chưa cao. Năm 2007 tỷ lệ lao động của công nhân bậc 1, bậc 2, bậc 3 so với tổng số lao động chiếm 70,43%, năm 2008 tỷ lệ này là 69,47%, và năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống nhưng chiếm vẫn cao 68,77%. Mặc dù tỷ lệ này qua các năm đều có xu hướng thấp dần nhưng còn chậm và còn quá lớn. Cũng theo bảng số 6, ta còn thấy lực lượng lao động có tay nghề cao tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Xuất phát từ vai trò quan trọng của lượng này công ty và đặc biệt là phòng hành chính tổ chức có các chính sách như nâng cao trình độ cho người lao động bằng các biện pháp mở các lớp ngay tại công ty kết hợp với công nhân có kỹ thuật cao, mời các kỹ sư ở các trường đại học về giảng dạy... Cơ cấu lao động theo thâm niên. Nghiên cứu số lao động có thâm niên công tác phản ánh số năm đã làm, tham gia vào quá trình sản xuất xã hội ở nhiều ngành nghề, doanh nghiệp khác nhau. Bảng số 7: Cơ cấu lao động theo thâm niên trong Công ty CP giầy Hải Dương. (Đơn vị tính: Người) Năm Chỉ tiêu 2009 Số lượng lao động có thâm niên nhỏ hơn 5 năm 759 Số lượng lao động có thâm niên từ 5-10 năm 481 Số lượng lao động có thâm niên từ 10-15 nắm 281 Số lượng lao động có thâm niên từ 15-20 năm 152 Số lượng lao động có thâm niên trên 20 năm 48 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Qua số liệu trên ta thấy: Số lượng lao động có thâm niên nhỏ hơn 5 năm trong công ty chiếm 44,1%. Số lượng lao động có thâm niên từ 15-20 năm là 8,83%, trên 20 năm là 2,8%. Như vậy ta thấy: Số lượng lao động có thâm niên càng cao thì tỷ lệ càng giảm điều đó phản ánh đúng với thực trạng kinh tế hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong cùng ngành hoặc các ngành có liên quan ngày càng lớn. Mức độ thâm niên còn đánh giá được sự trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp. Cơ cấu lao động theo vị trí. Trong công ty mỗi loại lao động có một vị trí nhất định đối với nhiệm vụ sản xuất, để đánh giá mức dộ sử dụng lao động có hiệu quả của công ty cần phải đi sâu phân tích từng loại lao động. Bảng số 8: Cơ cấu lao động của Công ty CP giầy Hải Dương (Đơn vị tính: Người) Năm Chức danh 2007 2008 2009 So sánh % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 - - Trong đó: 1. Công nhân sản xuất 1231 1324 1425 7,55 7,63 - Công nhân chính 852 855 905 0,35 5,84 - Công nhân phụ 130 173 209 33,08 20,80 - Công nhân phục vụ 249 296 311 18,87 5,07 2. Lao động kỹ thuật 130 132 135 1,54 2,27 3. Lao động quản lý kinh tế 70 73 72 4,29 -1,37 4. Lao động quản lý hành chính 90 87 89 -3,33 2,3 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Đối với công nhân sản xuất: Qua các năm thì lượng công nhân viên của công ty đều tăng, công nhân chính năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,35%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 5,84%, điều này cho thấy đây là một hiện tượng tốt bởi lẽ công nhân chính chính là người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho công ty. Công nhân phụ và công nhân phục vụ đều tăng nhưng tỷ lệ tăng này có giảm, điều này cho thấy lực lượng công nhân phụ và công nhân phục vụ có trình độ lành nghề, am hiểu công việc được nâng lên rất cao. Một công nhân phụ có thể giúp được 4 người công nhân chính, một công nhân phục vụ giúp được 3 người công nhân chính. Đối với lao động quản lý: Trong khi lao động trực tiếp tăng thì lao động quản lý kinh tế lại giảm. lao động kỹ thuật và lao động quản lý hành chính có tăng nhưng tốc độ tăng chậm và có xu hướng giảm. Lao động quản lý kinh tế năm 2008 so với năm 2007 còn tăng 4,29% thì đến năm 2009 so với năm 2008 giảm còn 1,37%. Đây là dấu hiệu đáng mừng đới với công ty, bởi tỷ trọng lao động trực tiếp tăng, tỷ trọng lao động quản lý giảm trong tổng số lượng lao động của công ty đã phản ánh cải thiện chất lượng sử dụng các lực lượng lao động của công ty, việc giảm lực lượng lao động quản lý còn cho thấy lao động quản lý của công ty có trình độ chuyên môn cao, quản lý một cách tập trung, không dàn trải, lãng phí Phân tích biến động lao động. Để thấy được rõ hơn những biến động lao động ở công ty, ta sẽ phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động, phân tích về năng suất lao động, thu nhập bình quân của ngưòi lao động qua đó có thể đánh giá một cách chính xác nhất xem công ty sử dụng lao động cố hiệu quả không, có hợp lý không. Bảng số 9: Tình hình biến dộng lao động của Công ty Cp giầy Hải Dương. TT Chỉ tiêu Năm 2009 1 Tổng số lao động đầu năm 1616 2 Số lao động tăng trong năm (tuyển dụng) 170 3 Số lao động giảm trong năm 65 -Hưu trí 12 -Đuổi việc 53 4 Lao động cuối năm 1721 Qua bảng trên ta thấy, số lao động cuối năm tăng so với đầu năm là 105 nguời tương ứng với 6,5%, như vậy biến động số lượng lao động trong công ty là không lớn, song số lượng lao động bị đuổi việc là khá cao, chiếm 81,54% trên tổng số lao động giảm trong năm, do đó công ty cần chú ý trong quá trình tuyển dụng, cần sát sao hơn nữa, không nên tuyển một cách ồ ạt, thiếu kiểm tra, dễ dẫn đến việc công nhân trong quá trình làm việc không đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu trách nhiệm với công việc khiến cho hoạt động sản xuất gặp khó khăn, gây tốn kém cho công ty. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động. Bảng số 10: Tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất ở phân xưởng may I năm 2009 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện 1 Thời gian theo lịch Ngày 365 365 Nghỉ lễ và chủ nhật Ngày 61 61 2 Thời gian theo danh nghĩa Ngày 304 304 3 Vắng mặt trong công tác Ngày 19 74 - Nghỉ phép năm Ngày 10 10 - Nghỉ thai sản Ngày 5 10 - Nghỉ hoàn thành công việc xã hội đoàn thể Ngày 1 12 - Ốm đau Ngày 3 8 - Vắng mặt không lý do Ngày 0 28 - Ngừng việc cả ngày Ngày 0 6 4 Thời gian có mặt làm việc trong năm Giờ 285 244 5 Độ dài bình quân ngày làm việc Giờ 8 8 6 Thời gian làm việc thực tế Giờ 8 7.8 ( Số liệu tham khảo phòng kế toán) Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất là một chỉ tiêu rất khó, nó đòi hỏi rất nhiều thời gian bởi để có kết quả chính xác chúng ta phải theo dõi thời gian làm việc liên tục của nguời công nhân. Qua bảng số 8 ta có thể thấy kết quả sử dụng ngày công trong năm của công nhân sản xuất ở phân xưởng May I không đạt kế hoạch đề ra. Nó bị sai lệch do thời gian nghỉ thai sản của công nhân nữ trong xưởng và tất cả những yếu tố khác. Trong đó vắng mặt không có lý do tăng lên rất lớn 28 ngày, trước tình hình này công ty cần có biện pháp tăng cường thời gian có mặt thực tế làm việc trong năm của công nhân như: Tìm kiếm các biện pháp giảm số ngày nghỉ thai sản, động viên thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Tăng cường sức khoẻ cho người lao động như nâng cao mức sống vật chất và tinh thần, thực hiện tốt việc khám sức khoẻ định kỳ... nhằm giảm số lượng ngày nghỉ do ốm đau. Loại bỏ các lý do vô lý như nghỉ việc cả ngày của công nhân sản xuất bằng biện pháp kỷ luật lao động, khiển trách, cảnh cáo, phạt lương. Giảm hội nghị, các công việc xã hội không quan trọng, không cần thiết để duy trì ngày làm việc thực tế của công nhân. Khi giảm được số ngày nghỉ không cần thiết này, công ty sẽ sử dụng được thời gian lao động của người công nhân có hiệu quả hơn, làm cho năng suất lao động tăng cao, đạt được các chỉ tiêu lao động đề ra. Cũng theo bảng 8, ta còn tính được hệ số sử dụng giờ công lao động, hệ số này đánh giá sử dụng lực lượng lao động của doanh nghiệp thông qua việ tính toán giờ công có ích trong ca/ ngày làm việc so cới tổng thời gian ca/ ngày làm việc. Ta có: K = Tcó ích/ Tca . 100% Theo số liệu ở bảng 8 ta sẽ có: Kkh = 8/8 . 100% = 100% Ktt = 7,8/8 . 100% = 97.5% Từ hai hệ số trên ta thấy hệ số sử dụng giờ công lao động kỳ thực hiện thấp hơn so với kế hoạch, công ty đã không hoàn thành kế hoạch sử dụng giừo công lao động. Công ty cần tìm ra các nguyên nhân gây tổn thất thời gian trong ca và đề ra biện pháp tăng cường, sử dụng hợp lý thời gian lao động như: Phân công và bố trí lao động hợp lý. Tô chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý. Tăng cường kỷ luật lao động nhằm loại bỏ thời gian lãng phí do đi muộn, về sớm, nói chuyện riêng trong giờ làm việc... Phân tích về năng suất lao động. Bảng số 11: Năng suất lao động của công ty CP giầy Hải Dương trong 3 năm 2007-2009 TT Năm Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh % 2008/2007 2009/2008 1 Tổng doanh thu Tr.đ 13245 18105 20707 36,69 14,37 2 Tổng lao động Người 1521 1616 1721 6,25 6,49 3 Số lao động trực tiếp Người 1231 1324 1425 7,55 7,63 4 Lợi nhuận Tr.đ 476 873 1061 83,40 21,53 5 NSLĐ 1 CBCNV (1)/(2) Tr. đ 8,71 11,20 12,03 28,59 7,41 6 NSLĐ 1 LĐ trực tiếp (1)/(3) Tr. đ 10,76 13,67 14,53 27,04 6,29 7 LN/ LĐ (4)/(2) Tr. đ 0,31 0,54 0,61 74,19 12,96 Do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi năm lực lượng lao động của công ty ngày một tăng. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 95 người, năm 2009 so với năm 2008 tăng 105 người. Tổng doanh thu tăng đều qua các năm, thể hiện ở tỷ lệ 36,69% năm 2008 so với năm 2007. và 14,37% năm 2009 so với năm 2008. Mặc dù doanh thu tăng, song năng suất lao động thực tế của cán bộ công nhân viên lại giảm, năm 2008 so với năm 2007 là 28,59%, năm 2009 so vởi năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 7,41%. Như vậy, mặc dù lực lượng lao động tăng, tổng doanh thu tăng nhưng năng lực sản xuất của công ty giảm, điều này cho thấy việc sử dụng lao động của công ty là chưa có hiệu quả, chưa phát huy được hết tác dụng của người lao động, do đó công ty cần phải có những biện pháp kích thích, tạo động lực cho người lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần để người lao động yên tâm làm việc, công tác phục vụ hết mình cho công ty. Ngoài ra nếu việc sử dụng lao động không đạt hiệu quả cao công ty có thể xem xét đến việc tinh giản lao động. Phân tích thu nhập bình quân một lao động trong công ty. Bảng số 12: Thống kê thu nhập bình quân trên đầu người trong 3 năm 2007-2009 TT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh % 2008/2007 2009/2008 1 Quỹ Lương Tr. Đ 1673,1 1939,1 2323,35 15,89 19.81 2 Tổng thu nhập (lương + thưởng) Tr. Đ 1825,2 2181,6 2581,5 19,52 18,33 3 Tổng số lao động Người 1521 1616 1721 - - 4 Tiền lương bình quân 1 lao động (1)/(3) Tr. Đ 1,10 1,19 1,35 8,18 13,44 5 Thu nhập bình quân 1 lao động (2)/(3) Tr. Đ 1.20 1,35 1,50 12,50 11,11 Nhìn chung, thu nhập bình quân trên đầu người có tăng nhưng tăng nhẹ, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 12.50%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 11.11%, năm 2009 thu nhập bình quân trên đầu người thấp hơn năm 2008, điều này cho thấy việc quản lý lao động chưa thật sự hiệu quả, cán bộ quản lý chưa quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, vì vậy công ty cần phải bám sát, theo dõi, chủ động nắm bắt tình hình đời sống của người lao động, biến động giá cả của thị trường để điều chỉnh lương, cải thiện đời sống cho người lao đông. Xét mặt bằng chung, lương của công ty trả cho người lao động là thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý lao động, dễ khiến cho người lao động chán nản, làm việc không có hiệu quả, ở bảng số 8 ta có thể thấy rõ điều này, công nhân nghỉ tự do, ngừng việc nhiều, ngoài ra việc trả lương thấp so với mặt bằng chung cũng dẫn đến việc bị mất những lao động giỏi, lao động có tay nghề sang các công ty khác, công ty cần xem xét vấn đề trả lương cho công nhân để thúc đẩy sản xuất có hiệu quả, sử dụng lao động một cách hợp lý. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG LAO ĐỘNG HIỆU QUẢ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG. 1. Phân tích công việc. Việc phân tích công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sử dụng lao động ở công ty, giúp cho công ty đánh giá chính xác thực hiện công việc của người lao động và qua đó người lao động hiểu được trách nhiệm và vai trò của họ trong quá trình thực hiện công việc. Phân tích công việc cần đưa ra 2 bảng sau: - Bảng mô tả công việc. - Bảng xác định yêu cầu công việc. Ví dụ: với một công nhân ở xưởng đóng gói của công ty, thì phân tích công việc của người đó như sau: Bảng mô tả công việc: - Tên công việc: đóng gói - Nhiệm vụ chính: thực hiện công việc liên quan đến đóng gói bao bì. - Nhiệm vụ cụ thể: đóng gói sản phẩm, hoàn thiện khâu cuối cùng cho sản phẩm. Bảng yêu cầu công việc: - Kỹ năng: nhanh nhẹn, khéo léo, tập trung vào công việc - Hiểu biết về việc dây chuyền đóng gói. 2. Hoàn thiện công tác tuyển chọn lao động - Đối với những công nhân được công ty đào tạo, sau khi ra nghề các công nhân này được kiểm tra tay nghề lần cuối cùng để công ty dựa vào đó bố trí vào những công việc phù hợp với trình độ của họ. - Đối với những lao động tự do xin được tuyển vào làm việc tại công ty: Hiện nay việc tuyển dụng do phòng tổ chức hành chính đảm nhiệm, trong khi đó người sử dụng lao động trực tiếp lại là cán bộ quản lý phân xưởng, họ là người hiểu rõ nhất về sử dụng lao động như thê nào là phù hợp, số lượng là bao nhiêu. Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thì nên để cho cán bộ quản lý phân xưởng tham gia trực tiếp vào khâu tuyển chọn lao động. 3. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Từ thực tế công ty, lao động trực tiếp có độ tuổi tương đối trẻ, trình độ tay nghề ở mức thấp không đồng đều, số lượng công nhâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26708.doc
Tài liệu liên quan