MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TCDN 3
1.1 Tổng quan về TCDN và phân tích TCDN 3
1.1.1. Khái niệm và vai trò của TCDN 3
1.1.2. Khái niệm, mục đích của phân tích TCDN 4
1.2. Tài liệu và phương pháp phân tích TCDN 5
1.2.1. Tài liệu phân tích TCDN 5
1.2.2. Phương pháp phân tích TCDN 5
1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.3.1. Khái quát về tình hình tài chính 7
1.3.2. Phân tích các hệ số khả năng thanh toán 8
1.3.3. Phân tích các hệ số kết cấu tài chính 9
1.3.4. Phân tích các hệ số hoạt động kinh doanh 10
1.3.5. Phân tích các hệ số khả năng sinh lời 12
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3 – 2 14
2.1. Khái quát về Công ty 14
2.1.1. Quá trình hình thành và phat triển của Công ty 14
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 15
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy Quản lý – kinh doanh 15
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 16
2.2. Phân tích tình hình tài chính doanh của Công ty cơ khí ô tô 3 -2 17
2.2.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 17
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 19
2.2.3. Phân tích tình hình tài chính của Công ty 20
2.2.4. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty 21
2.2.4.1. Tình hình công nợ của Công ty 21
2.2.4.2. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty 22
2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 24
2.2.6. Đánh giá mức sinh lời 27
2.2.6.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 27
2.2.6.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 28
2.2.6.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 28
CHƯƠNG 3 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3 – 2 30
3.1. Kết quả đạt được 30
3.2. Những tồn tại 31
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cơ khí ô tô 3 – 2 31
KẾT LUẬN 34
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính của công ty cơ khí ô tô 3 -2 nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải.
Hệ số nợ phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn vay nợ, bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn
Tổng vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Tổng nguồn vốn
Hệ số trên phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình. Để đánh giá chính xác mức tự chủ về vốn của doanh nghiệp cần phải xem xét thêm chỉ tiêu sau :
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ =
Giá trị TSCĐ và ĐTDH
Tỷ suất tài trợ càng nâng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, mức tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao.
1.3.4. Phân tích các hệ số hoạt động kinh doanh.
1.3.4.1.Tình hình hàng tồn kho.
Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đựơc xác định như sau :
Doanh thu thuần
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Hệ số này càng lớn thể hiện mức độ dự trữ hàng hóa, vật tư lớn, dẫn đến bị ứ đọng hàng hóa, vật tư, vốn kinh doanh, đồng nghĩa với việc sử dụng vốn kém, nguy cơ doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính lớn.
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho : Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho, được xác định ngư sau :
Số ngày trong kỳ ( 360 ngày)
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Hệ số này càng nhỏ thì số vòng quay hàng tồn kho càng nhanh, tức là vốn, hàng hóa, vật tư của doanh nghiệp không ứ đọng.
1.3.4.2. Tình hình các khoản phải thu.
Vòng quay các khoản phải thu : Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này được xác định :
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình : Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Hệ số này được xác định :
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
Doanh thu thuần bình quân 1 ngày
Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ, vốn kinh doanh càng được thu hồi nhanh và ngược lại vốn sẽ bị chiếm dụng lâu.
1.3.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh : Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp và được xác định qua các chỉ tiêu sau :
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ vốn =
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : Hệ số này cho biết đồng vốn lưu động đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu doanh thu. Hệ số này được xác định qua 2 chỉ tiêu:
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Số ngày trong kỳ ( 360 ngày )
Kỳ luân chuyển vốn lưu động =
Số vòng quay vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn cố định : Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này được xác định qua chỉ tiêu:
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
1.3.5. Phân tích các hệ số khả năng sinh lợi.
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn, đồng thời cũng là căn cứ đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Do đó, khi phân tích khả năng sinh lợi người ta thường quan tâm tới các chỉ tiêu sau :
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu : Chỉ tiêu này phản ánh khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận có hai chỉ tiêu trước thuế và sau thuế nên người ta cũng có hai cách tính tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, đó là :
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất LN trước thuế trên doanh thu = x 100%
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất LN sau thuế trên doanh thu = x 100%
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được và vốn kinh doanh bỏ ra.
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất LN vốn kinh doanh = x 100%
Vốn kinh doanh bình quân
Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu : Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư,cho vay rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận thu được trên một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất LN ròng vốn chủ sở hữu = x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Trên đây là các chỉ tiêu phản ánh các hệ số tài chính đặc trưng. Để đánh giá tổng quát và cụ thể về tài chính của doanh nghiệp, cần xem xét tổng thể các hệ số, nhìn nhận mối liên hệ giữa các hệ số với nhau.
Chương 2
Phân tích tình hình tài chính công ty cơ khí ô tô 3 –2 .
2.1.khái quát về công ty cơ khí ô tô 3 – 2.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí ô tô 3 - 2
- Tên doanh nghiệp : Công ty cơ khí ô tô 3 – 2, thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam – Bộ Giao Thông Vận tải.
- Tên giao dịch quốc tế : Motor Factory 3 – 2
- Địa chỉ : Số 18 - Đường Giải Phóng - quận Đống Đa –Hà Nội.
Công ty cơ khí ô tô 3-2 được thành lập theo quyết định số 85/QĐ-GTVT ngày 09/03/1964 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Công ty Cơ khí ô tô 3-2 (Tiền thân là nhà máy ô tô 3- 2) khi mới thành lập trực tiếp chịu sự quản lý của Cục cơ khí - Bộ giao thông vận tải. Công ty cơ khí ô tô 3-2 là một doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Hiện tại Công ty Cơ khí Ô tô 3-2 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải.
Khi mới thành lập, công ty hoạt động theo điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, với các nhiệm vụ chính:
- Sửa chữa tất cả các loại xe du lịch và xe công tác.
- Sản xuất kinh doanh, mua bán phụ tùng ô tô các loại cung cấp cho thị trường.
Thời kỳ đầu công ty chỉ có gần 200 cán bộ công nhân viên với vài chục máy móc, thiết bị thô sơ, chủ yếu phục vụ cho việc sửa chữa vặt và đột suất các xe công tác cho cơ quan Trung ương đóng tại địa bàn Hà Nội. Trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường, với chính sách mở cửa, nhiều trung tâm sửa chữa của nhà nước, tư nhân hình thành với cơ chế mềm dẻo, nhanh gọn hơn, Công ty không thích nghi kịp về mọi mặt. Tại Đại hội lần thứ 19 của Đảng bộ Công ty, Ban giám đốc Công ty đã nhận thức được đầy đủ những vấn đề đòi hỏi như đã nói trên. Trong quá trình phát triển ở giai đoạn này, Công ty ô tô 3-2 đã có lúc đổi tên thành nhà máy cơ khí ô tô 3 – 2 cho phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của sự phát triển. Nhưng kết quả vẫn không như mong muốn, thậm chí còn có những biểu hiện xấu. Tuy nhiên, với sự bền bỉ và những cố gắng hết mình, công ty đã thoát khỏi sự khủng hoảng, từng bước tạo ra sự phát triển, khẳng định được vị trí đứng của mình trong các doanh nghiệp cơ khí trên toàn quốc. Công ty đã phát triển đúng với tiềm năng sẵn có mà trước đó còn tiềm ẩn, đã sắp xếp lại bộ máy quản lý, các phòng ban và các phân xưởng nên trong những năm gần đây công ty làm ăn càng ngày càng hiệu quả với những thành tựu vượt bậc, nghiên cứu sản xuất đưa ra nhiều chủng loại xe mới. Công suất sản xuất, lắp ráp của công ty đã lên đến 400 đến 430 phương tiện các loại / năm, sửa chữa hàng nghìn lượt phương tiện vận tải các loại đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Các phương tiện vận tải mang thương hiệu “ Ô tô 3-2” đã và đang có mặt trên thị trường cả nước và được đông đảo khách hàng ưa chuộng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
* Công ty cơ khí ô tô 3 – 2 có chức năng và nhiệm vụ kinh doanh chính là cung cấp hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu mua bán, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì ô tô. Ngoài ra Công ty còn cung cấp các thiết bị về ô tô.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy Quản lý.
Hội đồng quản trị
Giám đốc công ty
Phòng
Kế
Toán
Tài
Chính
Phòng
Nhân
Chính
Tổ
Chức
Phòng
Kinh
Doanh
Và
thị
trường
Phòng
Quản
Lý
Kỹ thuật
KCS
* Giám đốc công ty:
Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm quản lý chung, trực tiếp phụ trách kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ, bảo vệ, công tác có liên quan đến quốc phòng, chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước và liên hiệp xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ chính sách với người lao động.
Với yêu cầu tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, phù hợp với tổ chức sản xuất mới công ty có 4 phòng gồm :
*Phòng kinh doanh và thị trường: Thực hiện tham mưu,công tác bán hàng,tiêu thụ sản phẩm,đầu ra cho công ty.
*Phòng Kế toán Tài chính: Phụ trách vấn đề tài chính của công ty
*Phòng Nhân chính và tổ chức: Phụ trách vấn đề nhân sự của công ty
*Phòng Quản lý kỹ thuật KCS : Phụ trách về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của công ty.
Ngoài bộ máy quản lý, toàn công ty có 5 phân xưởng sản xuất gồm:
- Phân xưởng ô tô 1.
- Phân xưởng ô tô 2.
- Phân xưởng cơ khí.
- Phân xưởng bơm cao áp.
- Phân xưởng sản xuất dịch vụ (trung tâm dịch vụ tổng hợp,trung tâm giao dịch phát triển sản xuất kinh doanh cơ khí giao thông vận tải).
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ .
- Kỳ kế toán : theo năm từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12, được hạch toán bằng đơn vị tiền tệ VNĐ ( Việt Nam Đồng).
- Phương pháp kế toán : nhật ký chứng từ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ : phương pháp đường thẳng
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho : bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên.
2.2. phân tích tình hình tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí ô tô 3-2
2.2.1.Cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
bảng 2.1. cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty ô tô 3 – 2.
Đơn vị tính:đồng
Tài sản
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
%
A.TSLĐ và ĐTNH
3.082.251.919
54
5.108.113.400
53
2.025.861.481
65,72
1.Tiền
198.006.708
6,4
291.876.712
5,71
93.870.004
47,4
2.Các khoản phải thu
803.469.697
26,1
1.108.041.063
21,69
304.571.366
37,9
3.Hàng tồn kho
1.774.735.981
57,58
3.373.549.224
66,05
1.598.813.243
90,08
4.TSLĐ khác
306.039.533
9,92
334.646.401
6,55
28.606.868
9,34
B. TSCĐ và ĐTDH
2.625.336.007
46
4.433.594.913
47
1.808.258.906
68,87
1.TSCĐ
2.443.994.465
93,09
4.223.089.073
95,25
1.779.094.608
72,79
2.Đầu tư dài hạn
181.341.542
6,91
210.505.840
4,75
29.164.298
16,08
Tổng cộng tài sản
5.707.687.926
100%
9.541.708.313
100%
3.834.020.387
67,17
Nguồn vốn
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Số tiền
%
A. Nợ phải trả
3.181.015.717
55,74
5.984.216.216
62,72
2.803.200.499
88,1
1.Nợ ngắn hạn
2.165.963.903
68,1
4.585.873.205
76,64
2.419.909.302
111,7
2.Nợ dài hạn
1.015.051.814
31,9
1.398.343.011
23,36
383.291.197
37,76
B. nguồn vốn chủ sở hữu
2.526.672.209
44,26
3.557.492.097
37,28
1.030.819.888
40,8
1.Nguồn vốn, quỹ
2.526.672.209
100
3.557.492.097
100
1.030.819.888
40,8
Tổng cộng nguồn vốn
5.707.687.926
100%
9.541.708.313
100%
3.834.020.387
67,17
(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ô tô 3 – 2 qua 2 năm 2005 – 2006.)
Qua bảng 2.1, ta thấy được phần nào thực trạng tài chính của công ty, bởi lẽ bảng cân đối kế toán nói lên sự thay đổi trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn, sự huy động và sử dụng vốn hiện có của công ty, để xác định những biến đổi nào là hợp lý và bất hợp lý, tích cực, tiêu cực để có phương án phân tích chi tiết và phương án điều chỉnh hợp lý.
Về tài sản : Diễn biến tăng giảm tài sản của Công ty qua các năm như sau : Năm 2006, tổng tài sản của Công ty đạt 9.541.708.313 đồng tăng 67,17% so với năm 2005. Trong cơ cấu tài sản lưu động và ĐTNH thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối cao mỗi năm, cụ thể : Năm 2005 hàng tồn kho chiếm 57,58% tổng tài sản tương ứng 1.774.735.981 đồng, năm 2006 chiếm 66,05%. Tiếp đến là các khoản phải thu 26,1% năm 2005 và 21,69 năm 2006. Khoản mục lớn tiếp theo trong tổng tài sản đó là TSCĐ, hàng năm TSCĐ chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng tài sản, năm 2005 tài sản cố định chiếm 93,09% trong tổng tài sản, năm 2006 chiếm 95,25%. Các khoản mục khác còn trong cơ cấu nguồn vốn chiếm tỷ lệ không nhiều.
Về nguồn vốn : Trong tổng nguôn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá cao từ 35% đến 45% tổng nguồn vốn hàng năm của Công ty. Cụ thể, năm 2005 vốn chủ sở hữu chiếm 44,26% tương ứng 2.526.672.209 đồng, năm 2006 chiếm 37,28% tương ứng 1.030.819.888 đồng. Còn lại là vốn huy động từ các khoản nợ phải trả trong đó chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng 60% đến 80% tổng nguồn vốn, nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn, năm 2005 chiếm 68,1% tương đương với 4.585.873.205 đồng, năm 2006 chiếm 76,64% tương đương với 2.419.909.302 đồng.
Qua các phân tích số liệu về cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty qua 2 năm, nhìn chung tổng tài sản và nguồn của năm 2006 tăng hơn năm 2005.
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.2 kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2006
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Số tiền
%
Tổng doanh thu
12.567.985.500
16.834.856.777
4.266.871.270
33,95
1. Doanh thu thuần
12.567.985.500
16.834.856.777
4.266.871.270
33,95
2. Giá vốn bán hàng
10.650.934.186
14.238.144.695
3.587.210.510
33,68
3. Lợi nhuận gộp
1.917.051.314
2.596.712.082
679.660.768
35,45
4. Chi phí bán hàng
42.640.466
42.760.640
120.174
0,28
5. Chi phí quản lý kinh doanh
618.742.030
832.362.612
213.620.582
34,52
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
1.255.668.818
1.721.588.830
465.920.012
37,1
7. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.255.668.818
1.721.588.830
465.920.012
37,1
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ( 28%)
351.587.269
482.044.872,4
1.304.576.034
37,1
9. Lợi nhuận sau thuế
904.081.549
1.239.543.958
3.354.624.086
37,1
(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ô tô 3 – 2 qua 2 năm 2005 – 2006.)
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính quan trọng, nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Để biết được kết quả, hiệu quả kinh doanh ta tiến hành phân tích tình hình biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được thể trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai năm 2005 và 2006 của công ty cơ khí ô tô 3 – 2.
Về doanh thu thuần : Năm 2006 tổng doanh thu đạt 16.834.856.777 đồng, năm 2005 là 12.567.985.500 đồng, tăng lên 4.266.871.270 đồng tương đương với 33,95 %. Như vậy doanh thu của Công ty có xu hướng tăng,đây là một lợi thế thể hiện quy mô kinh doanh được mở rộng, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh thu thuần của Công ty tăng, cùng với xu hướng đó thì giá vốn hàng bán cũng tăng, cụ thể :
Về giá vốn hàng bán : Giá vốn hàng bán năm 2005 là 10.650.934.186 đồng tăng 33,68 % so với năm 2006 là 14.238.144.695 đồng. Có sự thay đổi như trên là do giá nguyên vật liệu tăng, chi phí trả lương cho công nhân cũng tăng.
Chi phí quản lý : Chi phí quản lý năm 2005 là 618.742.030 đồng, năm 2006 là 832.362.612 đồng, năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 34,54 % tương đương 213.620.582 đồng, do Công ty đã
đầu tư vào một số hoạt động dịch vụ.
Về lợi nhuận thuần : Năm 2006 tổng doanh thu cao hơn năm 2005 nên lợi nhuận thuần tăng 37,1 % so với năm 2005.
Về lợi nhuận trước thuế : Do lợi nhuận thuần năm 2006 tăng 37,1 % so với năm 2005 nên lợi nhuận trước thuế cũng tăng cụ thể là 37,1 %.
Về lợi nhuận sau thuế : Cũng như lợi nhuận trứơc thuế, lợi nhuận sau thuế cũng tăng tương tự. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng 37,1 % so với năm 2005.
Nói chung, trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có lãi nhưng chưa được cao.
2.2.3. Phân tích tình hình tài chính của Công ty
Để nắm bắt đựơc tình hình tài chính của Công ty, ta xem xét, phân tích một số chỉ tiêu:
Phân tích hệ số kết cấu tài chính : Nhằm mục đích phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty để đưa ra các đánh giá về tình hình tài chính của công ty và dự báo các rủi ro Công ty sẽ gặp phải.
Bảng 2.3. Phân tích Hệ số kết cấu tài chính
Đơn vị tính : Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Số tiền
%
1.Tổng nguồn vốn
5.707.687.926
9.541.708.313
3.834.020.387
67,17
2.Nguồn vốn chủ sở hữu
2.526.672.209
3.557.492.097
1.030.819.888
40,8
3.Nợ phải trả
3.181.015.717
5.984.216.216
2.803.200.499
88,1
4.TSCĐ và ĐTDH
2.625.336.007
4.433.594.913
1.808.258.906
68,87
5.Hệ số nợ (3/1)
0,56
0,63
0,07
12,5
6.Hệ số vốn chủ sở hữu (2/1)
0,44
0,37
(- 0,07)
(- 16)
7.Tỷ suât tự tài trợ (2/4)
0,96
0,8
(- 0,16)
(- 16,7)
(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ô tô 3 – 2 qua 2 năm 2005 – 2006.)
Hệ số nợ.
Qua bảng 2.3 ta thấy, hệ số nợ năm 2005 là 0,56, nghĩa là cứ 1 đồng nguồn vốn kinh doanh thì có 0,56 đồng nợ. Năm 2006 là 0,63 đồng tăng hơn so với năm 2005. Như vậy tỷ lệ nợ của Công ty trong tổng nguồn vốn kinh doanh tương đối cao, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty chưa được cao, tình hình tài chính của Công ty chưa được vững chắc.
Hệ số vốn chủ sở hữu.
Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn kinh doanh qua các năm như sau : Năm 2005 hệ số vốn chủ sở hữu là 0,44, năm 2006 là 0,37, thấp hơn so với năm 2005. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn kinh doanh, cho thấy Công ty có khả năng tự chủ về tài chính khá cao, ít bị phụ thuộc vào vốn vay.
Tỷ suất tự tài trợ : Năm 2005 là 0,96, năm 2006 là 0,8 đồng. Như vậy, mức độ tự tài trợ của Công ty là khá cao và tăng qua các năm, cho thấy TSCĐ của Công ty chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và một phần từ nguồn nợ dài hạn, đây là những nguồn vốn Công ty đựơc sử dụng lâu dài.
2.2.4.Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty.
2.2.4.1.Tình hình công nợ của công ty.
Qua các năm, quy mô kinh doanh của Công ty được mở rộng nhiều, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Các khoản phải thu : Từ năm 2005 đến năm 2006 các khoản phải thu tăng 37,9%, đây là dấu hiệu không tốt đối với Công ty, vì Công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn, trong khi đó Công ty lại phải đi vay để bù đắp làm tăng chi phí sử dụng vốn, điều đó đã làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Các khoản phải trả : Năm 2006, nợ phải trả là 5.984.216.216 đồng, chiếm tỷ trọng 62,72% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Điều này cho thấy Công ty cần phải nỗ lực nhiều để giảm những khoản nợ phải trả, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài, vì nguồn vốn này là nguồn vốn Công ty sử dụng có điều kiện về thời gian hoàn trả cả gốc và lãi đồng thời cũng phải trả cả chi phí sử dụng.
2.2.4.2. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty
Khả năng thanh toán là khả năng chi trả các khoản nợ vay Công ty, hay nói cách khác nó phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản nợ mà công ty có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản nợ mà công ty phải thanh toán trong kỳ, công ty có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính được coi là khả quan và ngược lại.
Bảng 2.4. Bảng đánh giá khả năng thanh toán của công ty ô tô 3 - 2.
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Giá trị
%
1.Tổng tài sản
5.707.687.926
9.541.708.313
3.834.020.387
67,17
2.Tổng tài sản lưu động và ĐTNH
3.082.251.919
5.108.113.400
2.025.861.481
65,72
3.Các khoản phải thu
803.469.697
1.108.041.063
304.571.366
37,9
4.Nợ phải trả
3.181.015.717
5.984.216.216
2.803.200.499
88,1
5.Nợ ngắn hạn
2.165.963.903
4.585.873.205
2.419.909.302
111,7
6.Hàng tồn kho
1.774.735.981
3.373.549.224
1.598.813.243
90,08
7.Tiền và các khoản tương đương tiền
198.006.708
291.876.712
93.870.004
47,4
8.Hệ số thanh toán tổng quát (1/4)
1,79%
1,59%
(- 0,2)
(- 11,1)
9.Hệ số thanh toán hiện thời (2/5)
1,42%
1,11%
(- 0,31)
(- 21,8)
10.Hệ số thanh toán nhanh (2 – 6)/5
0,6%
0,38%
(- 0,22)
(- 36,6)
11.Hệ số thanh toán tức thời (7/5)
0,09%
0,06%
(- 0,03)
(- 33,3)
(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ô tô 3 – 2 qua 2 năm 2005 – 2006.)
Hệ số thanh toán hiện thời :
Là hệ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của doanh nghiệp, cụ thể :
Năm 2005, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,42 đồng tài sản.
Năm 2006, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,11 đồng tài sản.
Các hệ số đều lớn hơn 1 có nghĩa là mức độ đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn được đảm bảo tốt bằng tài sản lưu động, cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ về tài chính.
Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số này cho thấy rõ hơn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngân hàng của Công ty vì để loại trừ yếu tố hàng tồn kho, là loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền để trả nợ. Hệ số thanh toán nhanh năm 2006 giảm so với năm 2005. điều đó chứng tỏ khả năng trả nợ của Công ty giảm sút vì TSLĐ tăng, hàng tồn kho tăng, nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán tức thời:
Năm 2005, hệ số này là 0,09 đồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Năm 2006, hệ số này giảm xuống còn 0,06 đồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng nợ ngắn hạn nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng tiền và các khoản tương đương tiền. Công ty cần tính toán hệ số này cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, bởi nếu hệ số này quá cao hay quá thấp đều không tốt. Nếu hệ số này quá cao một mặt đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty, mặt khác cho thấy VLĐ của Công ty sử dụng kém hiệu quả vì tiền ứ đọng sẽ không sinh lời, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí vốn.
2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Năm 2005 vòng quay toàn bộ vốn bằng 2,4 vòng, năm 2006 bằng 2,2 vòng thấp hơn so với năm 2005 là 0,2 vòng.
Hệ số quay vòng toàn bộ vốn qua 2 năm có xu hướng giảm dần cho biết hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cũng đang giảm dần, nguyên nhân là do năm 2006, Công ty đầu tư cho việc nghiên cứu và sản xuất những mặt hàng mới để đa dạng hơn về chủng loại, bỏ ra tương đối nhiều vốn nhưng doanh thu đạt được chưa cao, đó là điều đáng lo ngại Công ty cần có những điều chỉnh kịp thời.
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Đơn vị : Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Giá trị
%
1.Doanh thu thuần
12.567.985.500
16.834.856.777
4.266.871.270
33,95
2.Hàng tồn kho
1.275.774.652
2.574.142.603
1.298.367.951
102
3.Vốn kinh doanh BQ
5.226.322.569
7.624.698.120
2.398.375.551
45,85
4.VLĐBQ
2.982.251.915
3.075.342.197
1.031.214.761
34,6
5.VCĐBQ
1.791.117.202
2.237.687.814
446.570.612
25
6.Lợi nhuận trước thuế
1.255.668.818
1.721.588.830
465.920.012
37,1
7.Lợi nhuận sau thuế
904.081.549
1.239.543.958
3.354.624.086
37,1
8.Vòng quay vốn kinh doanh(1/3)
2,4 vòng
2,2 vòng
(- 0,2) vòng
(-8,3)
9.Vòng quay VLĐ (1/4)
4,21 vòng
5,5 vòng
1,29 vòng
30,64
10.Kỳ luân chuyển VLĐ
86 ngày
91 ngày
5 ngày
5,81
11.Tỷ lệ sinh lợi VLĐ
42,1%
40,71%
(- 1,39)%
(- 3,3)
12.Vòng quay VCĐ
7,01 vòng
7,88 vòng
0,87vòng
12,4
13.Vòng quay hàng tồn kho
9,85 vòng
12,4 vòng
2,55 vòng
293
(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ô tô 3 – 2 qua 2 năm 2005 – 2006.)
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Năm 2005, vốn lưu động thực hiện được 4,21 vòng luân chuyển tương ứng độ dài luân chuyển là 86 ngày. Năm 2006, vốn lưu động thực hiện được 5,5 vòng luân chuyển với độ dàI một vòng luân chuyển là 91 ngày.
Số vòng quay vốn lưu động đang có xu hướng chậm lại đồng nghĩa số ngày của một kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng lên, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty ngày càng giảm. Nguyên nhân là do Công ty chưa thu hồi đựơc các khoản phải thu của khách hàng theo đúng kỳ hạn và hàng tồn kho của Công ty tăng với tốc độ cao 90,08% làm cho VLĐ bị ứ đọng, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty qua các năm như sau :
Năm 2005, hiệu suất bằng 7,01 tức là cứ 1 đồng vốn cố định đầu tư tạo ra 7,01 đồng doanh thu thuần.
Năm 2006, hệ số hiệu suất bằng 7,88 tức là cứ 1 đồng vốn cố định đầu tư tạo ra 7,88 đồng doanh thu thuần.
Qua 2 năm vòng quay vốn cố định tăng lên cho thấy việc sử dụng vốn cố định của Công ty là tương đối hiệu quả, mặc dù Công ty vẫn chưa áp dụng thật tốt công nghệ máy móc thiết bị vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Số vòng quay hàng tồn kho.
Xét qua tình hình hàng tồn kho qua các năm ta thấy : Hàng tồn kho bình quân năm 2005 là 1.275.774.652 đồng, năm 2006 là 2.574.142.603 đồng, giữa hai năm có sự chênh lệch nhau, nhưng không nhiều, tương đương 102%. Năm 2005 vòng quay hàng tồn kho là 9,85 vòng, năm 2006 là 12,4 vòng. Số vòng quay lớn thể hiện việc vốn sử dụng hiệu quả, ngược lại số vòng quay giảm sử dụng vốn không được tốt. Điều này đồng nghĩa với vốn của công ty bị ứ đọng trong hàng hóa, vật tư, thiết bị…quá lâu không thể thu hồi để quay vòng, làm phát sinh thêm các chi phí khác.
Qua phần phân tích trên đây, ta thấy việc sử dụng các loại vốn của Công ty nói chung là đạt kết quả nhưng chưa cao, Công ty cần có giải pháp sử dụng vốn hiệu quả hơn nữa.
2.2.6. Đánh giá mức sinh lời.
Bảng 2.6. Phân tích hệ số sinh lời
Đơn vị : Đồng
Tt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Số tiền
%
1
Doanh thu thuần
12.567.985.500
16.834.856.777
4.26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74320.DOC