Luận văn Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 4

1.1. Khái niệm về phân tích báo tài chính 4

1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính 4

1.1.2. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính 4

1.1.3. Nội dung các báo cáo tài chính 5

1.1.4. Phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính 5

1.1.5. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính 5

1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính 6

1.2.1. Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính 6

1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính 7

1.3. Phương pháp phân tích và các công cụ phân tích chủ yếu 7

1.3.1. Phương pháp phân tích 7

1.3.1.1. Phương pháp phân tích tỷ lệ 7

1.3.1.2. Phương pháp so sánh 8

1.3.1.3. Phương pháp phân tích thay thế liên hoàn 8

1.3.1.4. Phương pháp phân tích số chênh lệch 9

1.3.1.5. Phương pháp phân tích liên hệ cân đối 9

1.3.2. Công cụ phân tích chủ yếu 9

1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính 10

1.4.1. Phân tích tổng quan các báo cáo tài chính 10

1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 10

1.4.1.2. Phân tích bảng kết quả kinh doanh 11

1.4.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ 12

1.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính 14

1.4.3 Phân tích tài chính Du Pont 19

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VẾ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÚ HƯNG GIA 20

2.1. Lịch dử hình thành 20

2.1.1. Thông tin tổng quan về công ty 20

2.1.2. Lịch sử hình thành 20

2.2. Chức năng nhiệm vụ 21

2.3 Tổ chức bộ máy quản lý 21

2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 21

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 22

2.4. Qúa trình phát triển công ty 32

2.4.1. Khái quát quá trình phát triển của Công ty từ ngày thành lập đến nay 32

2.4.2. Những thuận lợi và khoá khăn hiện nay 35

2.4.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới 36

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP ĐT XD PHÚ HƯNG GIA từ năm 2008 đến 2009 38

3.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính 38

3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 38

3.1.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (chiều ngang) 38

31.1.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn (chiều dọc) 42

3.1.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn 44

3.1.2. Phân tích bảng kết quả kinh doanh 45

3.1.2.1. Phân tích biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận (chiều ngang) 45

3.1.2.2. Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận (chiếu dọc) 47

3.1.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dianh thu, chi phí và lợi nhuận 48

3.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ của các hoạt động 49

3.1.3.1. Phân tích kết cấu lưu chuyển tiền tệ thuần của các hoạt động 49

3.1.3.2. Phân tích các khao3n thu – chi trong hoạt động sản xuất kinh doanh 51

3.1.3.3. Phân tích một số tỷ số tài chính chủ yếu 52

3.2. Phân tích các tỷ số tài chính 53

3.2.1. Các tỷ số thanh toán 53

3.2.2. Các tỷ số về đòn cân nợ 55

3.2.3. Các tỷ số hoạt động ( hay hiệu suất sử dụng tài sản) 58

3.2.4. Các tỷ số doanh lợi hay tỷ suất lợi nhuận 60

3.3. Phân tích tài chính Du Pont 63

3.4. Phân tích nguồn và sử dụng vốn 65

3.4.1. Bảng kê nguồn và sử dụng vốn 65

3.4.2. Bảng phân tích nguồn và sử dụng vốn 66

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP ĐT XD PHÚ HƯNG GIA 67

4.1. Nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính Công ty CP ĐT XD Phú Hưng Gia 67

4.1.1. Ưu điểm 67

4.1.2 Ngược điểm 67

4.1.3. Nguyên nhân tồn tại các nhược điểm 68

4.2. Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính 69

4.2.1. Các biện pháp tăng doanh thu và giảm chi phí 69

4.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản 71

4.2.3. Các biện pháp lựa chọn cơ cấu tài chính tốt nhất 73

4.2.4. Các biện pháp làm tăng tính thanh khoản của công ty 73

4.2.5. Các biện pháp đồng bộ khác 74

4.3 Các kiến nghị 76

4.4 Kết luận 77

Các phụ lục 79

Tài liệu tham khảo 79

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 33346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ban Giám đốc. Công tác phối hợp với các Phòng ban khác : Phối hợp với Phòng Kế toán khi thực hiện các khỏan thuế thu nhập cá nhân từ lương; các khỏan trích nộp BHXH-YT; các chế độ khen thưởng-kỷ luật. Phối hợp với các Phòng Ban khác về vấn đề áp dụng hệ thống ISO vào công việc. Phối hợp với các Phòng Ban khác trong vấn đề tuyển dụng nhân sự, đề xuất các chương trình đào tạo chuyên môn; các chương trình đại hội, liên hoan của Công ty. Quyền hạn: Được quyền xử lý và giải quyết các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm bộ phận hành chánh nhân sự. Ban quản lý toà nhà: Trách Nhiệm: Chịu trách nhiệm với Ban Giám Đốc về công tác quản lý tòa nhà Botanic Towers, cụ thể : Quản lý và giám sát tình hình các căn hộ tại tòa nhà và thực hiện việc chăm sóc khách hàng. Quản lý, nắm rõ phương thức vận hành và chịu trách nhiệm đối với các hệ thống, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của tòa nhà. Chịu trách nhiệm và giám sát việc thực hiện của các dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho hoạt động của tòa nhà (cây xanh, vệ sinh,…). Thực hiện các thủ tục pháp lý và hành chánh phục vụ cho hoạt động của tòa nhà. Đại diện chủ đầu tư giải quyết và giái đáp các thắc mắc liên quan đến hoạt động của tòa nhà. Hỗ trợ và tư vấn cho các chủ hộ các vấn đề liên quan đến sinh hoạt của các căn hộ và hoạt động của tòa nhà. Thông báo và đôn đốc việc thực hiện các nội qui, qui định ban hành tại tòa nhà. Báo cáo và trao đổi với chủ đầu tư các mặt hoạt động của tòa nhà để đưa ra giải pháp kịp thời và hiệu quả. Công tác phối hợp với các Phòng ban khác : Phối hợp với Phòng Kỹ thuật và Phát triển dự án về các vấn đề sửa chữa (Defect) tại tòa nhà thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư. Phối hợp với Phòng Kế toán về vấn đề xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ cho công tác quản lý tòa nhà. Phối hợp với đội Bảo vệ trong công tác duy trì an ninh, trật tự của tòa nhà. Quyền hạn: Được quyền xử lý và giải quyết các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm bộ phận Ban Quản Lý tòa nhà Botanic Towers. Đội bảo vệ: Trách Nhiệm: Chịu trách nhiệm với Ban Giám Đốc về vấn đề an ninh của tòa nhà Botanic Towers, cụ thể : Quản lý và đào tạo nghiệp vụ cho đội bảo vệ của tòa nhà Botanic Towers. Luôn đảm bảo quân số làm việc tại các vị trí trong tòa nhà. Quản lý hệ thống camera và các trang thiết bị PCCC của tòa nhà. Lập các phương án bảo vệ, tuần tra tòa nhà; phương án phòng chống cháy nổ, phương án xử lý các sự cố xảy ra… Công tác phối hợp với các Phòng ban khác : Phối hợp với các phòng ban khác khi có nhu cầu hỗ trợ an ninh phục vụ công việc (hộ tống chuyên chở tiền, bảo vệ các hội nghị liên hoan…). Phối hợp với Ban Quản Lý về các giải pháp liên quan đến trật tự và an ninh của tòa nhà. Quyền hạn: Được quyền xử lý và giải quyết các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm đội bảo vệ. Phòng Kế toán: Trách Nhiệm: Chịu trách nhiệm với Ban Giám Đốc về công tác quản lý tài chính - kế toán, cụ thể : Xây dựng kế hoạch tài chính, lập báo cáo tài chính hàng năm trình Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị. Lập các báo cáo kế toán và thực hiện chế độ báo cáo kế toán đúng quy định và phù hợp với yêu cầu của Ban Giám Đốc. Tổ chức kiểm tra kế toán định kỳ hoặc đột xuất tại các bộ phận hạch toán phụ thuộc (Ban Quản Lý). Phổ biến, hướng dẫn và thực hiện các chế độ quản lý tài chính cho Công ty và các bộ phận hạch toán phụ thuộc (Ban Quản Lý). Thực hiện hệ thống chứng từ kế toán, thực hiện việc ghi chép ban đầu và tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học và hợp lý của Công ty (tại văn phòng và các bộ phận hạch toán phụ thuộc (Ban Quản Lý). Thực hiện lưu trữ sổ sách kế toán theo đúng quy định hiện hành, nhằm tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin/báo cáo kịp thời, chính xác, phục vụ cho điều hành và quản lý tài chính của Công ty. Quản lý và thực hiện các thủ tục về tài khỏan của toàn Công ty. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Công tác phối hợp với các Phòng ban khác: Phối hợp với Phòng Kỹ thuật – Phát triển Dự án và Phòng Kinh doanh, Ban Quan Lý tòa nhà trong việc thẩm định các phương án kinh doanh của các Công ty để xem xét nguồn tài chính sao cho kịp thời và có hiệu quả. Phối hợp với Phòng Kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư đồng vốn có hiệu quả, đúng chính sách quy định Nhà nước. Phối hợp với Phòng Hành chính Nhân sự trong việc đề xuất, thẩm định chính sách tiền lương; kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và khen thưởng của Công ty. Quyền hạn: Được quyền xử lý và giải quyết các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm bộ phận kế toán. 2.4. Qúa trình phát triển: 2.4.1. Khái quát quá trình phát triển của công ty từ ngày thành lập đến nay: - Năm 2004 Công ty được thành lập và đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 18 tỷ đồng. - Năm 2005 Tháng 12 trong năm công ty đã chính thức khởi công xây dựng công trình của dự án khu căn hộ cao cấp Botanic Towers tại số 312 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5,Quận Phú Nhuận, Tp. HCM. - Năm 2006 Công ty triển khai việc kinh doanh khu căn hộ cao cấp Botanic Towers - Năm 2007 Tháng 6/2007: công ty hoàn thành việc xây dựng Botanic Towers và tiến hành bàn giao cho khách hàng. Cũng trong thời gian này, công ty tiến hành tăng vốn điều lệ từ 18 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Tháng 12/2007: công ty hoàn tất việc đăng ký là công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo quy định của Luật Chứng khoán. - Năm 2008 Tháng 10/2008: Khối Xây lắp và Khối Đầu tư - Thương mại chính thức đi vào hoạt động. - Năm 2009: Công ty triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng dự án Khu căn hộ Saigon Pavillon tại số 53-55 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, Quận 3, Tp. HCM và được chính thức khởi công vào ngày 10/01/2010. Những hoạt động tiêu biểu của Công ty năm 2007: - Trong tháng 6 và tháng 7 năm 2007, công ty đã hoàn thành việc xây dựng khu căn hộ cao cấp Botanic Towers và tiến hành bàn giao cho chủ sở hữu. - Tháng 7 năm 2007, công ty đã hoàn tất việc kinh doanh, bán xong 268 căn hộ Botanic. - Cũng trong tháng 6 năm 2007 Công ty Phú Hưng Gia đã quyết định tạm ứng cổ tức năm 2004, 2005, 2006 và 6 tháng năm 2007 để tăng vốn điều lệ của công ty từ 18 tỷ đồng lên 72 tỷ đồng và phát hành tăng vốn 28 tỷ đồng cho CBCNV công ty Phú Hưng Gia. Như vậy, tính đến tháng 6 năm 2007 số cổ đông công ty Phú Hưng Gia từ 5 cá nhân và một tổ chức đã phát triển thành 96 cá nhân và hai tổ chức. Đến tháng 7 năm 2007 số cổ đông của công ty Phú Hưng Gia đã phát triển lên 324 cá nhân và hai tổ chức, tháng 12 năm 2007 công ty đã hoàn tất việc đăng ký Công ty đại chúng với Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước theo đúng qui định của luật chứng khoán. - Việc đăng ký công ty đại chúng của công ty Phú Hưng Gia và quá trình phát triển công ty thể hiện rất rõ quyết tâm của Công ty trong việc đại chúng hóa công ty nhằm phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, minh bạch, hiệu quả, vì lợi ích và hội nhập với sự phát triển của xã hội. Những nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh năm 2008 - Năm 2008 là năm kinh tế Việt nam gặp nhiều khó khăn, đó là tình hình lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng và giá các nguyên vật liệu tăng cao… Bên cạnh đó Việt nam đã và đang phải đối mặt với những thử thách cam go hơn do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ giữa năm 2008. Các doanh nghiệp, người lao động phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh để tồn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, xây dựng và xuất khẩu. Chính sách tiền tệ được thắt chặt, lãi suất tín dụng tăng cao của Chính phủ cùng với sự giải ngân vốn FDI giảm mạnh… đã làm thị trường nhà đất, văn phòng cho thuê và tình hình các dự án đầu tư suy giảm mạnh mẽ, điều này đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến các công ty kinh doanh bất động sản. Đã có nhiều công ty bị phá sản, hoạt động cầm chừng hoặc phải liên kết với công ty khác để tồn tại. - Công ty Phú Hưng Gia cũng không ở ngoài tầm ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế trên. Hai dự án đầu tư chính của công ty là 53 - 55 Bà Huyện Thanh Quan và Saigon Airport Plaza - số 1 Bạch Đằng đã không thể triển khai như kế hoạch đề ra do không thể tiếp cận nguồn vốn và do thị trường địa ốc “đóng băng”. Trước những khó khăn và diễn biến phức tạp của thị trường nêu trên, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty đã đưa ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch và biện pháp thực hiện hợp lý để nhằm đạt được kết quả theo chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. - Tháng 10 năm 2008, khối xây lắp và khối Đầu tư – Thương mại chính thức đi vào hoạt động. Những nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh năm 2009 : - Ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2008 và 2009 nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những thử thách cam go, đó là tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát leo thang, thâm hụt thương mại hàng hóa và rủi ro hệ thống tài chính Ngân hàng tăng. Sau thời gian lạm phát và bất ổn, nền kinh tế bị yếu đi, giá các nguyên vật liệu tăng cao…Các doanh nghiệp, người lao động phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh để tồn tại. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia cũng không ở ngoài tầm ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế trên. Trước những khó khăn và diễn biến phức tạp của thị trường, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty đã đưa ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch và biện pháp thực hiện hợp lý để nhằm đạt được kết quả theo chỉ tiêu kế hoạch. - Trước bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và đầy thách thức, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty liên tục bị tác động mạnh và chịu nhiều áp lực. Với chiến lược và sự chỉ đạo kịp thời của Hội đồng quản trị cùng sự cố gắng của toàn thể Cán bộ nhân viên trong toàn công ty nhằm vượt qua mọi thách thức do tác động của môi trường kinh doanh, công ty đã có những chính sách và biện pháp hợp lý bên cạnh đó luôn nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinh doanh. Triển vọng và kế hoạch năm 2010 : - Khép lại năm 2009, nền kinh tế thế giới vẫn còn đối diện với không ít khó khăn và chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Tăng trưởng năm qua của Việt Nam đạt mức 5,32% thấp hơn mức trung bình 7% của 4 năm trước (theo báo Sài gòn giải phóng). Bên cạnh những khó khăn chung, giống như các công ty xây dựng khác Công ty Phú Hưng Gia còn phải đối mặt với những thách thức và cạnh tranh gay gắt của thị trường. Giá các loại nguyên liệu, vật tư khác cũng được dự báo sẽ có xu hướng tăng so với năm 2009 do nhu cầu tăng từ sự phục hồi của kinh tế thế giới và mất giá của tiền tệ. Tuy nhiên, cùng với quyết tâm của Ban điều hành và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên đã tạo nên một sức mạnh giúp công ty ổn định và phát triển. - Phát triển thương hiệu & uy tín để vững tin tham gia thị trường ngành Xây dựng & trở thành nhà thầu chính cho các dự án lớn cũng như khẳng định tên tuổi trên thi trường xây dựng. - Từng bước đầu tư thiết bị đáp ứng sự phát triển xây dựng và kỹ thuật thi công ngày một hiện đại và phù hợp với quy mô phát triển xây dựng của công ty. - Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng dự án Saigon Pavillon và dự án khác. - Đảm bảo doanh thu và lợi nhuận như kế hoạch đề ra. 2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay: Năm 2008 và 2009 là năm kinh tế Việt nam gặp nhiều khó khăn, đó là tình hình lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng và giá các nguyên vật liệu tăng cao… Bên cạnh đó Việt nam đã và đang phải đối mặt với những thử thách cam go hơn do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ giữa năm 2008. Các doanh nghiệp, người lao động phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh để tồn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, xây dựng và xuất khẩu. Chính sách tiền tệ được thắt chặt, lãi suất tín dụng tăng cao của Chính phủ cùng với sự giải ngân vốn FDI giảm mạnh… đã làm thị trường nhà đất, văn phòng cho thuê và tình hình các dự án đầu tư suy giảm mạnh mẽ, điều này đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến các công ty kinh doanh bất động sản. Đã có nhiều công ty bị phá sản, hoạt động cầm chừng hoặc phải liên kết với công ty khác để tồn tại. Công ty Phú Hưng Gia cũng không ở ngoài tầm ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế trên. Hai dự án đầu tư chính của công ty là 53 - 55 Bà Huyện Thanh Quan và Saigon Airport Plaza - số 1 Bạch Đằng đã không thể triển khai như kế hoạch đề ra do không thể tiếp cận nguồn vốn và do thị trường địa ốc “đóng băng”. Trước những khó khăn và diễn biến phức tạp của thị trường nêu trên, công ty đã đưa ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch và biện pháp thực hiện hợp lý để nhằm đạt được kết quả theo chỉ tiêu kế hoạch. 2.4.3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới: Kinh tế Việt nam năm 2009 vẫn còn nhiều khó khăn hơn năm 2008 do chịu nhiều ảnh hưởng từ sự suy thoái trầm trọng của kinh tế toàn cầu. Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước goài (FDI) và xây dựng giảm mạnh. Trong khi đó thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, rớt giá liên tục, rơi vào thụ động và trì trệ. Trước những khó khăn và diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế năm 2009, các doanh nghiệp phải cố gắng và cạnh tranh gay gắt rất nhiều để đứng vững và tồn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và xây dựng. Với những nhận định và đánh giá trên, năm 2009 công ty tập trung chủ yếu vào hai hoạt động kinh doanh chính là Xây lắp và Kinh doanh vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, để triển khai dự án 53-55 Bà Huyện Thanh Quan (tên gọi mới: dự án Khu căn hộ cao cấp Saigon Pavillon), Hội đồng Quản trị đã thống nhất thông qua việc thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia với chức năng: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư; Kinh doanh Bất Động Sản, Mua bán và cho thuê nhà ở; Dịch vụ quản lý chung cư và cao ốc văn phòng; Dịch vụ trong giữ xe. Hoạt động hạch toán kế toán của chi nhánh trực thuộc Phòng Kế toán của công ty. Công ty cũng đã tìm kiếm được đối tác cùng hợp tác đầu tư cho dự án Saigon Airport Plaza. Là công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản, nên trong năm 2009, Khối Đầu tư - Thương mại lên phương án hoạt động kinh doanh và thành lập Sàn giao dịch Bất động sản để kinh doanh các dự án chính của công ty, của Coteccons Group và các dự án của các nhà đầu tư khác.Kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới trong năm 2009 và những năm tới sẽ còn nhiều khó khăn, bất ổn, đặc biệt đối với lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản. Trước những khó khăn trên, Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty đề ra chiến lược và phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới như sau: - Tập trung nguồn lực, xây dựng và phát triển Khối Xây lắp là một trong những bộ phận kinh doanh chủ chốt của công ty. Trở thành nhà thầu xây dựng uy tín, chuyên nghiệp, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. - Phát triển Khối Đầu tư - Thương mại ngày càng chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ, các sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng tốt, mở rộng mạng lưới khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác; - Đầu tư và kinh doanh bất động sản vẫn là một trong ba lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của công ty, tăng cường theo dõi các diễn biến của thị trường để đưa ra các phương án kinh doanh và thời điểm triển khai các dự án hiện tại do công ty đang đầu tư để hiện thực hoá lợi nhuận. - Bảo đảm doanh thu, lợi nhuận và phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra. - Tập trung xây dựng, phát triển, đào tạo đội ngũ nhân sự có tay nghề và kỷ luật lao động cao cùng tác phong chuyên nghiệp để đáp ứng các đòi hỏi cao về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ và độ an toàn cho các công trình do công ty thi công. - Tiếp tục xây dựng và củng cố môi trường văn hoá công ty ngày càng vững mạnh, năng động và sáng tạo. - Bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP ĐT XD PHÚ HƯNG GIA 3.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính: 3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán: 3.1.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (chiều ngang): Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang sẽ giúp cho doanh nghiệp so sánh giá trị từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai năm 2008 và 2009. Phân tích này sẽ chỉ ra sự biến động tài sản và nguồn vốn theo giá trị và tỷ lệ, giúp doanh nghiệp nhận biết được tình trạng tài chính trong giai đoạn này. Bảng 3.1. Bảng số liệu phân tích theo chiều ngang bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: đồng Tài sản Năm 2008 Năm 2009 Biến động Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 390.198.329.657 6.286.934.568 - 23.887.508.044 355.342.607.422 4.681.270.823 112.056.505.269 - 11.425.531.396 16.217.469.400 83.560.000.000 853.504.473 502.254.834.926 451.382.182.314 11.295.601.336 - 77.690.951.908 358.882.208.310 3.513.420.760 77.804.661.131 - 11.772.704.211 15.540.275.624 49.640.000.000 851.681.297 529.186.843.445 61.183.852.657 5.008.666.762 - 53.803.443.864 3.539.600.888 -1.347.850.063 -34.251.844.138 - 347.172.815 -677.193.780 -33.920.000.000 -271.823.176 26.932.008.519 15.68 79.67 - 225.24 0.99 -28.79 -30.57 - 3.04 -4.18 -40.59 -31.85 5.36 Nguồn vốn Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 343.965.310.340 125.222.515.209 218.742.795.131 158.289.524.586 155.228.459.797 3.061.064.789 502.254.834.926 364.134.189.472 163.089.890.178 201.044.299.294 165.052.653.973 163.043.437.221 2.009.216.752 529.186.843.445 20.168.879.402 37.867.374.969 -17.698.495.837 6.763.129.387 7.814.977.424 -1.051.848.037 26.932.008.519 5.86 30.24 -8.09 4.27 5.03 -34.36 5.36 Nguồn: Phòng kế toán Thực trạng tài chính của Công ty được biểu hiện rõ nét trên bảng cân đối kế toán (Bảng 3.1), nói lên sự biến động trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn đồng thời cũng chỉ rõ việc doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả giữa hai kỳ kế toán liên tiếp hay không. - Về cơ cấu tài sản: Qua bảng 3.1, ta thấy trên bảng cân đối kế toán tổng số tài sản hiện Công ty đang quản lý và sử dụng là 529.186.843.445đồng, tăng so với năm 2008 là +26.932.008.519 đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 5.36%. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty là tăng so với năm 2008. Ở mức tăng +26.932.008.519 đồng là cũng khá cao và là điều kiện tốt để công ty mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Trong nền kinh tế hiện nay, để duy trì cùng với mở rộng thị trường, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì việc quy mô vốn kinh doanh cần phải tăng nhiều hơn nữa. Đó cũng là điều phù hợp và tất yếu mà Công ty phải đạt đến. Tài sản ngắn hạn: Từ số liệu Bảng 3.1, ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 61.183.852.657 đồng tương ứng 15.68%. Trong đó: Lượng tiền tăng +5.008.666.762 đồng với mức tăng tương đối là 79.67%. Điều này ảnh hưởng rất tốt đến khả năng thanh toán tiền mặt của Công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng lên đáng kể cả số tiền lẫn tỷ trọng. Vào năm 2008 khoảng hơn 23 tỷ đồng đến năm 2009 tăng lên +53.803.443.864 đồng tương đương 225.24%. Đây là hiện tượng cần xem xét lại vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc sử dụng đồng vốn của Công ty. Hàng tồn kho: hàng tồn kho ở Công ty có xu hướng tăng nhẹ lên cả số tuyệt đối lẫn tỷ trọng (tăng 3.539.600.888 đồng với mức 0.99%). Để đánh giá chính xác việc tăng lên có hợp lý hay không, cần phân tích cụ thể từng loại hàng tồn kho và khả năng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty cần quản lý chặt chẽ để không bị mất mát hao hụt và có giải pháp xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ để giảm được các chi phí có liên quan. Tuy nhiên Tài sản ngắn hạn khác lại bị giảm đến mức -28.79% với số tiền giảm -1.347.850.063 đồng. Điều này nói lên tốc độ của các khoản này tăng có tăng rất lớn nhưng cũng có khoản mục giảm rất nhanh, song do tỷ trọng của chúng chiếm trong trong tổng Tài sản ngắn hạn là nhỏ nên mức độ ảnh hưởng không lớn đến sự biến động của Tài sản ngắn hạn là không lớn. Sở dĩ năm 2009, Công ty có khoản Tài sản ngắn hạn khác bị giảm cũng là do một phần đã làm tăng tỷ trọng của các khoản mục khác. Tài sản dài hạn: Ở công ty có xu hướng giảm. Năm 2009 giảm so với năm 2008 là -34.251.844.138 đồng tương ứng -30.37% chứng tỏ Công ty ít đầu tư thêm tài sản cố định để mở rộng qui mô kinh doanh. Trong mục B phần tài sản dài hạn ở Bảng 3.1 thì tài sản cố định là quan trọng nhất ở Công ty Phú Hưng Gia. Tài sản cố định năm 2009 tăng 3.04% so với năm 2008 tương ứng với tăng 347.172.815 đồng. Còn lại, các khoản mục khác thì bị giảm như đầu tư chính dài hạn giảm -40.59%, tài sản dài hạn khác giảm -31.85%, bất động sản đàu tư giảm -4.18% lần lượt tương ứng với giảm -33.920.000.000 đồng, -271.823.176 đồng và -677.193.780 đồng. Đánh giá chung kết cấu tài sản doanh nghiệp: thông qua phân tích tương quan tỷ lệ của tài sản ngắn hạn với tài sản dài hạn, phản ánh tính chất hoạt động công ty và được xác định thông qua tỷ suất đầu tư (Tdt). Xét quá trình đầu tư đã hoàn thành: Tdt = TS : B (II) Tổng tài sản Xét quá trình đầu tư nói chung của Công ty: Tdt = TS : B(II,III,IV,V) Tổng tài sản Bảng 3.2. Bảng phân tích tỷ số đầu tư của Công ty Phú Hưng Gia, ta thấy: Đơn vị tính: % Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tỷ suất đầu tư đã hoàn thành Tỷ suất đầu tư chung 0.0227 0.2231 0.0222 0.1470 Thực tế Công ty Phú Hưng Gia là công ty chuyên về kinh doanh lĩnh vực đầu tư liên quan đến ngành bất động sản và sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trên thị trường nội địa. Tuy Công ty có được đội ngũ lao động tiên tiến, trình độ trang thiết bị hiện đại, nhưng vì trong hai năm qua tình hình đầu tư lĩnh vực bất động sản nói chung gần như là “đóng băng”, nền kinh tế trong nước giảm nên tỷ suất đầu tư còn rất thấp, sang năm 2009 tỷ suất đầu tư bị giảm so với năm 2008. Về cơ cấu nguồn vốn: Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp chúng ta thấy, để có vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã huy động từ những nguồn nào và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của nguồn vốn. Qua đó, thấy mức độ hoạt động tài chính và khả năng thanh toán đối với các khoản nợ của Công ty. Qua số liệu trên Bảng 3.1, năm 2009 so với năm 2008 nguồn vốn tăng +26.932.008.519 đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 5.36%. Điều này chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty tăng đáng kể do đó công ty điều kiện mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tăng hay giảm nguồn vốn chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là rất cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính là rất thấp. Theo số liệu Bảng 3.1, cho thấy mức độ tăng giữa 2 năm nợ phải trả là 5.86% và nguồn vốn chủ sở hữu là 4.27%. Mặc dù vốn chủ sở hữu của Công ty đã tăng được hơn 6 tỷ đồng là một con số cũng đáng mừng nhưng kéo theo đó là sự gia tăng của nợ phải trả là 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây cũng không phải là dấu hiệu xấu vì các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, tốc độ tăng nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn nói chung từ đó cho thấy được công ty mở rộng kinh doanh chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn từ bên ngoài. Nhưng bên cạnh đó Công ty cũng cần có chính sách thích hợp để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, vay ngắn hạn. 3.1.1.2. Phân tích kế cấu tài sản và nguồn vốn (chiều dọc) : Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc giúp xác định tỷ lệ từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai năm 2008 và 2009. Phân tích này sẽ chỉ ra kết cấu, xu hướng biến động của từng khoản mục, giúp nhận biết được tình trạng tài chính. Bảng 3.3. Bảng số liệu phân tích theo chiều dọc bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: đồng Tài sản Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 390.198.329.657 6.286.934.568 - 23.887.508.044 355.342.607.422 4.681.270.823 112.056.505.269 - 11.425.531.396 16.217.469.400 83.560.000.000 853.504.473 502.254.834.926 77.69 1.25 - 4.76 70.75 0.93 22.31 - 2.27 3.23 16.64 0.17 100 451.382.182.314 11.295.601.336 - 77.690.951.908 358.882.208.310 3.513.420.760 77.804.661.131 - 11.772.704.211 15.540.275.624 49.640.000.000 851.681.297 529.186.843.445 85.30 2.13 - 14.68 67.82 0.66 14.70 - 2.22 2.94 9.38 0.16 100 Nguồn vốn Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 343.965.310.340 125.222.515.209 218.742.795.131 158.289.5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHOAN THIEN BAN THAO LVTN PTTC SV_HO NGOC HAO 05QT-25.doc
  • docPHAN MUC LUC.doc
  • docTRANG BIA.doc
  • docTRANG PHU BIA.doc
Tài liệu liên quan