LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP .6
1.1. Tổng quan về tài chính công ty cổ phần.6
1.1.1. Khái quát về Công ty cổ phần (Joint - stock Company).6
1.1.2. Tài chính Công ty cổ phần.10
1.2. Nội dung phân tích tài chính Doanh nghiệp.15
1.2.1.Khái niệm phân tích tài chính.15
1.2.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp với nhà quản lý .15
1.2.3.Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp với nhà quản lý .16
1.2.4. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp với nhà quản lý.16
1.2.5. Quy trình tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp.17
1.2.6. Phương pháp phân tích tài chính .21
1.2.7. Các hình thức phân tích tài chính doanh nghiệp.23
Chương 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CỤ
ĐIỆN I- VINAKIP THUỘC TỔNG CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT
NAM .40
2.1.Giới thiệu về Công ty cổ phần Khí cụ điện 1 – VINAKIP thuộc Tổng Công
ty Cổ phần thiết bị điện Việt Nam .40
2.1.1. Quá trình hình thành – phát triển.40
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Khí cụ điện I -
VINAKIP .45
2.2. Thực trạng tài chính của Công ty cổ phần Khí cụ điện I - VINAKIP .48
2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của Công ty .48
2.2.2. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh.60
2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính .67
109 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần khí cụ điện I – vinakip thuộc tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đồng cổ đông trong
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ c n trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê
và lập báo cáo tài chính.
- Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa
đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của
công ty.
* Ban giám đốc: Gồm 1 Tổng giám đốc, 2 phó Tổng giám đốc, 1
Giám đốc
- Tổng giám đốc:
43
- Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông,
kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và
Đại hội đồng cổ đông thông qua. là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của
Công ty trước pháp luật, trước Hội đồng quản trị, trước khách hàng, nhà cung cấp
về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Các PhóTổng giám đốc:
- Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành
thực hiện kế hoạch sản xuất, khai thác chung đồng thời cũng chỉ đạo những vấn đề
liên quan đến marketing, đối ngoại, nội chính, nhân sự
- Giám đốc:
- Giúp Phó Tổng giám đốc chỉ đạo điều hành một số nhiệm vụ được phân
công. Chịu trách nhiệm trước pháp luật vàTổng giám đốc trước những quyết định
của mình.
- Bàn bạc và đóng góp ý kiến với Ban Giám đốc trong việc điều hành hoạt
động của Công ty.
* Phòng Quản lý chất lượng:
- Căn cứ hợp đồng kinh tế, lập phương án kỹ thuật, khảo sát, lên danh mục
hạng mục cung cấp cho Phòng kinh doanh để xây dựng phương án giá thành sản
ph m
- Quản lý và kiểm tra, hướng d n các đơn vị thực hiện theo đúng quy trình kỹ
thuật theo hợp đồng đã ký kết
- Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lớn thiết bị của các đơn vị theo
định kỳ. Quản lý, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, giữ gìn bí mật công nghệ.
* Phòng tài chính kế toán.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện
hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.
- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.
44
* Phòng tổ chức hành chính:
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với
người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo dõi, giải quyết các chế
độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao
động, hưu trí, chế độ nghỉ việc do suy giảm khả năng lao động, các chế độ chính
sách khác có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ cho cán bộ, công nhân.
- Quản lý con dấu, công văn đến, công văn đi. Thường trực, bảo vệ cơ quan,
cơ sở vật chất, bến bãi, kho tàng, văn phòng doanh nghiệp.
- Soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của phòng. Quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh
nghiệp theo quy định.
*Phòng kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm khảo sát, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Kiến nghị, đề
xuất các giải pháp nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tạo niềm tin đối
với khách hàng
- Thực hiện chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ của
Công ty.
- Xây dựng phương án, chiến lược kinh doanh, mạng lưới đại lý ra các tỉnh
thành.
* Phòng KHSX:
- Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất theo yêu
cầu của Lãnh đạo Công ty.
- Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất dài hạn, trung hạn và kế hoạch
sản xuất kinh doanh hàng năm, bảo đảm Công ty phát triển ổn định.
- Quản lý công tác kế hoạch SXKD hàng năm đảm bảo Công ty luôn hoàn
thành nhiệm vụ sản xuất theo chỉ tiêu trên giao.
45
* Ngoài các phòng ban nêu trên còn có4 xưởng đảm nhiệm những chức năng
riêng biệt, và các chi nhánh ở các tỉnh thành
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Khí cụ điện I -
VINAKIP
2.1.2.1. Các hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Khí cụ điện I – VINAKIP
Công ty cổ phần Khí cụ điện I chuyên sản xuất kinh doanh các thiết bị đóng
cắt, điều khiển chiếu sáng và bảo vệ dòng điện cao áp, trung áp, hạ áp.
Nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng về chất lượng và m u mã sản ph m,
VINAKIP đã từng bước đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, nhanh chóng cải tiến và
đổi mới sản ph m, đáp ứng nhanh yêu cầu của thị trường. Điển hình như các thiết bị
CNC để gia công chế tạo khuôn m u, thiết bị p phun tự động, thiết bị dập uốn tự
động Năm 2008, Công ty đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất dây và cáp điện
nhằm cung cấp cho thị trường sản ph m dây điện chất lượng cao. Là một trong
những doanh nghiệp thiết bị điện Việt Nam, VINAKIP luôn tự hào và không ngừng
phấn đấu, nhằm tiếp tục cho ra đời các sản ph m thiết bị điện dân dụng, công
nghiệp đa dạng nhất, đáp ứng tốt nhất các tiêu chu n kỹ thuật, chất lượng - dịch vụ
hoàn hảo và thân thiện với môi trường, hướng tới tương lai bền vững.
Vị thế Công ty và triển vọng: Ra đời trong chiến tranh với nhiệm vụ sản
xuất các thiết bị đóng cắt, điều khiển, bảo vệ dòng điện phục vụ nền kinh tế quốc
dân, đó là trọng trách và cũng là vinh quang của Công ty Cổ phần Khí cụ điện I –
VINAKIP. Được thành lập ngày 11/1/1967 với tên gọi là Nhà máy sản xuất đồ điện,
những sản ph m chính của Nhà máy khi đó là: Tiếp điểm BN40; Cầu dao 3Pha
30A; Tủ điện để đóng cắt và bảo vệ dòng điện phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù quy mô sản xuất của nhà máy còn nhỏ, các thiết bị máy móc còn lạc
hậu, bên cạnh đó là sự tàn phá và thiếu thốn do chiến tranh, cơ sở sản xuất bị phân
tán do phải sơ tán nhiều lần, nhưng Nhà máy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao. Sau chiến tranh, hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy chủ yếu dựa trên
kế hoạch giao của Bộ Công nghiệp theo cơ chế bao cấp nên rất hạn chế trong việc
46
đầu tư phát triển của nhà máy. Chính vì vậy khi chuyển sang cơ chế thị trường,
VINAKIP đã gặp rất nhiều khó khăn. Hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được do
m u mã lạc hậu, nhà xưởng và thiết bị máy móc xuống cấp, người lao động phải
nghỉ việc. Đây là thời kỳ mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy xuống thấp
nhất trong quá trình hình thành và phát triển. Khi đó, câu hỏi sản xuất cái gì, sản
xuất như thế nào, tiêu thụ ở đâu đã trở thành “bài toán đố” với mọi thành viên trong
Công ty.
Trong khi, sức cạnh tranh các loại hàng hoá cùng loại của các nhà sản xuất
trong nước và hàng hoá nhập ngoại đã tạo thêm sức ép không nhỏ đối với công tác
hoạch định về sản ph m và mục tiêu của Công ty. “Chỉ còn một hướng tiến lên phía
trước, đúng như tinh thần người lính” , VINAKIP đã đầu tư dây chuyền công nghệ
hiện đại, tập trung sản xuất các mặt hàng theo nhu cầu thị trường như: nhóm mặt
hàng công tắc, ổ cắm dân dụng, bảng điện dân dụng, giá đèn, cầu dao đế sứ
Tiếp đến hàng loạt các sản ph m thiết yếu cho nhu cầu xã hội liên tục được
VINAKIP tung ra, như các thiết bị đóng cắt điều khiển, chiếu sáng và bảo vệ dòng
điện cao áp, trung áp, và hạ áp. Đồng thời, Công ty còn lắp đặt các thiết bị đường
dây điện đến 35kV; thi công xây lắp cơ sở hạ tầng; xuất, nhập kh u vật liệu điện và
thiết bị điện; kinh doanh các loại vật tư, vật liệu điện.
Những sản ph m thiết yếu này nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần từ Quảng
Bình trở ra. Nhiều năm liên tục từ 2000 đến nay, sản ph m của VINAKIP đã được
người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu VINAKIP
đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt 2005, nhãn hiệu KIP độc quyền và được chứng
nhận Nhãn hiệu cạnh tranh Nổi tiếng Quốc giaDoanh thu sản xuất công nghiệp
của Công ty bình quân tăng 15 %/năm, lợi nhuận bình quân hàng năm tăng từ 15 -
20%, thu nhập tăng 10 %/năm, chi trả cổ tức cho các cổ đông đầy đủ, với tỷ lệ gần
20%/ năm.
Bên cạnh đó, để góp phần tiết kiệm năng lượng, từ tháng 5/2006 VINAKIP
đã đăng ký tham gia Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam, do
Quỹ Môi trường toàn cầu GEF tài trợ. Cụ thể, VINAKIP đã tiến hành nâng cấp, cải
47
tiến và thiết kế mới sản ph m và dây chuyền sản xuất các loại chấn lưu (ballast) sắt
từ hiệu suất cao cho đèn HPS 150 W, 70 W, 250 W; chấn lưu 2 mức công suất 250
W/150 W dùng cho đền HPS. Đặc biệt, hai loại sản ph m là Ballast sắt từ dùng cho
đèn huỳnh quang dạng ống loại 20 W/18W và 40 W/36W đã được Công ty chế tạo
thành công, đáp ứng được tất cả các yêu cầu về tiết kiệm năng lượng và được Bộ
Công Thương cấp Giấy chứng nhận Sản ph m tiết kiệm năng lượng.
Trong năm 2008, VINAKIP phát triển thêm nhãn hiệu Euron cho dòng sản
ph m ổ cắm, công tắc cao cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các khu chung cư,
cao ốc văn phòng. Nhãn hiệu Euron đang từng bước tạo niềm tin đối với người tiêu
dùng trong cả nước. Đạt được những thành công trên là do Công ty đã xây dựng
được chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và phù hợp với tình hình phát triển
ngày càng cao của thị trường. Trên cơ sở đó, VINAKIP đưa ra các giải pháp cho
hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời điểm cụ thể một cách linh hoạt, phù
hợp. Liên tục xây dựng và củng cố mạng lưới tiêu thụ. Hiện nay với 15 Nhà phân
phối và hơn 200 Đại lý trên toàn quốc, sản ph m của VINAKIP đã đáp ứng được
đòi hỏi của các khách hàng về thời gian giao và mức độ dễ đặt hàng.
Năm 2008, suy giảm kinh tế làm sức mua tiêu dùng giảm, doanh thu bán
hàng của VINAKIP bị ảnh hưởng ít nhiều, các hợp đồng và đơn đặt hàng không ổn
định, sản ph m truyền thống tiêu thụ chậm. Để tiếp tục đa dạng hóa các mặt hàng,
tạo cơ sở tăng doanh thu bán hàng và việc làm cho người lao động cho năm 2009 và
những năm tiếp theo, VINAKIP đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất dây và cáp
điện hiện đại với tổng mức đầu tư 13,5 tỷ đồng, đầu năm 2009 nhãn hiệu dây và cáp
điện Euron VINAKIP đã được đưa ra thị trường và từng bước thâm nhập đến tận
các đối tượng khách hàng nhỏ lẻ.
Gần 48 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, VINAKIP
đang trở thành một thương hiệu được hàng triệu người biết đến và tin tưởng sử
dụng sản ph m. Nhờ đó, VINAKIP đã vinh dự được người tiêu dùng bình chọn
nhiều năm liền đạt Hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng Sao vàng Đất Việt,
nhiều Huân chương, bằng khen của Đảng và Nhà nước trao tặng. Năm 2013, được
48
xem là năm đặt dấu ấn của VINAKIP trên thị trường sản xuất thiết bị điện, bởi từ
1/10/2013 Công ty Cổ phần Khí cụ điện I chính thức lấy logo VINAKIP làm
thương hiệu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và truyền thông. Đây còn là sự
kiện đánh dấu sự hợp nhất nguyện vọng, ý chí, niềm tin của toàn thể cán bộ, nhân
viên và người lao động trong Công ty. Bởi với họ VINAKIP – Một thương hiệu
triệu niềm tin mới thực sự là đích hướng tới và đi tiếp...
2.2. Thực trạng tài chính của Công ty cổ phần Khí cụ điện I - VINAKIP
2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của Công ty
2.2.1.1. Phân tích khái quát sự biến động tài sản và nguồn vốn
Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động và chuyển hóa các nguồn
lực tài chính, nó tạo ra sự chuyển dịch giá trị trong quá trình kinh doanh và làm biến
động vốn cũng như thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu
trong phần nguồn vốn để nhận biết mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính
của doanh nghiệp, đồng thời thấy được chính sách sử dụng nguồn tài trợ của doanh
nghiệp như thế nào.
49
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp cân đối kế toán trong 3 năm
Đơn vị: nghìn đồng
TÀI SẢN 2013 2014 2015
A. Tài sản ngắn hạn 78,247,542,186 82,591,656,413 98,496,391,881
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
35,796,819,392 37,208,324,452 27,874,231,917
III. Các khoản phải thu 4,843,164,334 5,841,561,788 5,863,186,233
II. Đầu tư tài chính ngắn
hạn
31,132,888,889
IV. Hàng tồn kho 37,575,327,302 39,305,498,596 33,365,175,116
V. Tài sản ngắn hạn khác 32,231,158 236,271,577 260,909,726
B. Tài sản dài hạn 32,707,755,458 28,691,494,534 26,353,752,779
II. Tài sản cố định 30,846,791,539 26,842,947,872 25,267,452,332
IV. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
1,423,993,845 557,724,476 100,000,000
V. Tài sản ngắn hạn khác 436,970,074 1,290,822,186 986,300,447
Tổng cộng tài sản 110,855,297,644 111,283,150,947 124,850,144,660
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 37,432,895,777 34,379,220,473 45,104,699,732
I. Nợ ngắn hạn 35,332,895,777 32,079,220,473 43,004,699,732
1. Vay và nợ ngắn hạn 7,735,350,000 5,735,350,000
2. Phải trả người bán 12,386,528,574 14,754,162,748 18,865,907,276
3. Người mua trả tiền
trước
3,298,189,641 1,802,477,179 193,566,550
4. Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước
1,482,598,147 746,462,930 868,015,328
5. Phải trả người lao động 5,022,502,163 5,131,511,293 3,543,767,940
9. Các khoản phải trả, phải
nộp khác
3,135,885,744 639,315,336 14,359,410,191
11. Quỹ khen thưởng phúc
lợi
2,271,841,508 3,269,940,987 5,174,032,447
II. Nợ dài hạn 2,100,000,000 2,300,000,000 2,100,000,000
3. Phải trả dài hạn 2,100,000,000 2,300,000,000 2,100,000,000
B. Vốn chủ sở hữu 73,422,401,867 76,903,930,474 79,745,444,958
Tổng cộng nguồn vốn 110,855,297,644 111,283,150,947 124,850,144,690
(Nguồn: BCTC - Công ty cổ phần Khí cụ điện I – VINAKIP 2013, 2014, 2015)
50
Qua bảng thấy Tài sản qua các năm tăng lên điều này cho thấy công ty có xu
hướng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng tài sản tăng chủ yếu
do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cụ thể các khoản đầu tư TCNH năm 2015 là
31,133 tỷ đồng đây là số tiền Doanh nghiệp chi cho vay hoặc chi tiền mua các công
cụ nợ của đơn vị khác phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng hàng tồn kho năm 2015 giảm so
các năm trước điều này cho thấy chính sách bán hàng, quản lí hàng tồn kho của
công ty tốt.
Tài sản dài hạn năm 2015 giảm ở các chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính dài
hạn, tài sản ngắn hạn khác
Vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng tuy nhiên về tỉ trọng lại giảm cho thấy giảm
về tự chủ tài chính của công ty.
Năm 2015, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty là 124,8501 tỷ đồng,
tăng hơn so với năm 2014 là13,667 tỷ đồng, tương 12,19%. Tài sản ngắn hạn là
98,4964 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 15,905 tỷ đồng tương ứng 19,26%. Tài
sản dài hạn là 26,3537 tỷ đồng, giảm so với năm 2014 là 2,337 tỷ đồng.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Công ty qua các
năm và tăng nhiều hơn so với tài sản dài hạn. Điều này được giải thích là do Công ty
tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh d n tới tổng tài sản không ngừng tăng.
Qua bảng ta thấy các năm 2013,2014,2015 Tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn nợ
ngắn hạn điều này hoàn toàn hợp lý, thể hiện Doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân
đối giữa Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích Nợ ngắn hạn
đồng thời chỉ ra sự hợp lý trong chu chuyển Tài sản ngắn hạn và kì thanh toán Nợ
ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn qua các năm luôn lớn hơn Nợ ngắn hạn và phần thiếu hụt
được bù đắp từ VCSH là điều hợp lí thể hiện Doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích
nợ dài hạn và VCSH.
Nguồn vốn năm 2015 tăng lên cụ thể chủ yếu do phải trả người bán và các
khoản phải trả phải nộp khác tăng lên. Đối với vay và nợ ngắn hạn không có do
công ty trả hết và đúng hạn khoản vay Ngân hàng. Về vốn chủ sở hữu năm 2015 về
51
giá trị tăng so năm 2014 tuy nhiên về tỉ trọng giảm cho thấy công ty đang có sự
giảm sút về mặt tự chủ tài chính.
Bảng 2.2. Biến động tài sản và nguồn vốn
Đơn vị: nghìn đồng.
Chỉ tiêu
2014 – 2013 2015 – 2014
Số tiền (đ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (đ)
Tỷ trọng
(%)
A. Tài sản 427,853,303 0.39 13,566,993,713 12.19
I. Tài sản ngắn hạn 4,344,114,227 5.55 15,904,735,468 19.26
II. Tài sản dài hạn -4,016,260,924 (12.28) -2,337,741,755 (8.15)
B. Nguồn vốn 427,853,303 0.39 13,566,993,743 12.19
I. Nợ phải trả -3,053,675,304 (8.16) 10,725,479,259 31.20
II . Vốn chủ sở hữu 3,481,528,607 4.74 2,841,514,484 3.69
(Nguồn: BCTC - Công ty cổ phần khí cụ điện 1 – VINAKIP các năm 2013,2014,2015)
Tài sản dài hạn của công ty năm 2014 là 28.691 tỷ đồng giảm 4.016 tỷ đồng
tương ứng 12.28% so với năm 2013. Năm 2015 là 26.253 tỷ đồng giảm 2.337 tỷ
đồng ứng với 8.15% , còn về nguồn vốn công ty tăng 2015 so năm 2014 13.566 tỷ
đồng ứng với 12.19% đặc thù công ty sản xuất, công ty tập trung vào sản xuất.
Nợ phải trả năm 2014 giảm so với năm 2013 là 3.053 tỷ đồng ứng với 8.16%,
tuy nhiên năm 2015 lại tăng lên 10.725 tỷ đồng ứng với 31.20% do một số khoản
chi phí phải trả còn nợ đọng chưa được thanh toán như chi phí cho nguồn nhân lực
tăng, công ty mở rộng sản xuất. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2014 và
năm 2014 đều tăng cụ thể năm 2015 tăng 2.841 tỷ đồng ứng với 3.69% điều này
cho thấy nỗ lực của Công ty v n mở rộng sản xuất kinh doanh trong tình hình kinh
tế gặp khó khăn.
Về cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản của Công ty phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, điều
kiện trang thiết bị vật chất kỹ thuật của Công ty đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Phân tích cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành
tài sản của Công ty. Mục đích của việc phân tích cơ cấu tài sản là để thấy được tình
hình sử dụng tài sản, việc phân bổ các loại tài sản trong các giai đoạn của một quá
52
trình sản xuất kinh doanh xem có hợp lý hay không và từ đó đề ra biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Ngoài ra, qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản
trị Công ty sẽ nắm được tình hình đầu tư sử dụng vốn có phù hợp với lĩnh vực kinh
doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của Công ty hay không.
Qua bảng 2.3 dưới đây về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn
có chiều hướng tăng nhẹ và được giữ ở mức khá ổn định qua các năm. Việc tăng tài
sản ngắn hạn chủ yếu do tăng các khoản phải thu được duy trì một cách hợp lý,
trong khi đó hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác giảm trong năm 2015. Một
sự sụt giảm của hàng tồn kho có thể là một tín hiệu tích cực. Hàng tồn kho mà chủ
yếu là vật tư phục vụ cho công tác sản xuất đã được đưa vào sử dụng điều này đồng
nghĩa là sẽ có nhiều hạng mục phục vụ quá trình sản xuất được hoàn thành. Đây là
yêu cầu và nhiệm vụ mà Công ty cần phải đạt được.
Việc giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thể là một chiến lược kinh
doanh hợp lý trong bối cảnh kinh tế dần hồi phục, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Tài sản cố định tăng và chiếm tỉ trọng lớn cho thấy Công ty đầu tư mua sắm tài
sản cố định phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản năm 2013, 2014, 2015
Đơn vị: Phần trăm (%)
TÀI SẢN 2013 2014 2015
A. Tài sản ngắn hạn 70.495 74.218 78.892
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 45.807 45.051 28.300
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.000 0.000 31.608
III. Các khoản phải thu 6.197 7.073 5.953
IV. Hàng tồn kho 48.083 47.590 33.875
V. Tài sản ngắn hạn khác 0.041 0.286 0.265
B. Tài sản dài hạn 29.505 25.782 21.108
I. Tài sản cố định 94.310 93.557 95.878
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4.354 1.944 0.379
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.336 4.499 0.033
Tổng cộng tài sản 100.000 100.000 100.000
(Nguồn: BCTC - Công ty cổ phần khí cụ điện I- VINAKIP các năm 2013, 2014, 2015)
53
Cũng theo bảng số liệu 2.4, Tiền và các khoản tương đương tiền giảm so năm
2013 và năm 2014 tuy nhiên các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng do công ty
cho vay hoặc mua các công cụ nợ của của đơn vị khác. Hàng tồn kho năm 2014 là
47.59% đến năm 2015 giảm xuống còn 33,87% trong khi đó Doanh thu thuần tăng,
các khoản phải thu giảm mặc dù Công ty v n đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất
kinh doanh điều này là tín hiệu tốt cho Doanh nghiệp trong việc quản lý bán hàng
và quản lý hàng tồn kho, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm phần lớn trên
tổng tài sản, trong đó tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao tuy năm 2015 có
giảm so với 2 năm trước đó nhưng với đặc thù là Công ty sản xuất nên điều này là
hợp lý, nhà xưởng và các hạng mục xử lý môi trường, luôn được tăng lên và điều
này là hoàn toàn hợp lý. Tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định.
Về cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn là thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng
nguồn vốn tại một thời điểm. Một cơ cấu nguồn vốn được coi là hợp lý khi phản
ánh sự kết hợp hài hòa giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất
định. Vì thế, phân tích tài sản đi đôi với phân tích nguồn vốn để thấy được khả năng
tài trợ, khả năng chủ động trong kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn năm 2013, 2014, 2015
Đơn vị: Phần trăm (%)
NGUỒN VỐN 2013 2014 2015
A. Nợ phải trả 33.77 30.89 36.13
I. Nợ ngắn hạn 94.39 93.31 95.34
1.Vay và nợ ngắn hạn khác 21.89 17.88 -
2. Phải trả người bán 35.06 45.99 43.87
3. Người mua trả tiền trước 9.33 5.62 0.45
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 4.20 2.33 2.02
5. Phải trả người lao động 14.21 16.00 8.24
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 8.88 1.99 33.39
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 6.43 10.19 12.03
II. Nợ dài hạn 5.61 6.69 4.66
3. Phải trả dài hạn 100 100 100
B. Vốn chủ sở hữu 66.23 69.11 63.87
Tổng cộng nguồn vốn 100 100 100
(Nguồn: BCTC năm 2013, 2014, 2015 – Công ty cổ phần khí cụ điện I –VINAKIP )
54
Theo bảng số liệu trên, Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng
nguồn vốn nhưng có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo. Tỷ trọng vốn chủ sở
hữu lớn thể hiện tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty rất cao và Công ty v n rất
quan tâm đến việc gia tăng vốn chủ để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, so với nợ phải trả thì việc gia tăng vốn chủ sở hữu mặc dù đem
lại bộ mặt khả quan cho Công ty nhưng nó lại không đủ tài trợ cho việc gia tăng tài
sản. Một phần Công ty chiếm dụng vốn của khách hàng, một phần được tính vào
các khoản chi phí phải trả đã được tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh
nhưng chưa phát sinh. Điều này cho thấy Công ty rất có uy tín với các nhà cung
cấp, được các nhà cung cấp cho hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi. Đặc biệt là
các khoản phải trả phải nộp khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong khoản nợ ngắn hạn,
chủ yếu là các khoản doanh thu chưa thực hiện, đó là các khoản tiền thu trước của
các khách hàng trong nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, bến bãi, bất động sản. Có
thể thấy, uy tín của Công ty càng ngày được duy trì và nâng cao đối với các bạn
hàng, các nhà cung cấp. Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn qua các năm 2013 đến 2015
lần lượt 33,77%, 30,89%, 36,13% là hợp lí và ở mức an toàn cho Doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mức độ vay nợ dài hạn, để trang trải cho việc mua sắm tài sản
của Công ty là rất ít, không phát sinh các khoản vay nợ ngắn hạn. Một điều thuận
lợi là Công ty có thể chủ động được nguồn vốn góp của chủ sở hữu không bị phụ
thuộc vào nguồn đi vay, tuy nhiên, điều này cũng có hạn chế là Công ty sẽ không
tận dụng được lợi ích tối đa của việc đi vay đó là việc khuyếch đại khả năng sinh lợi
trong hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.
Nhìn chung, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của Công ty
tăng qua các năm và tỷ trọng các khoản nợ tuy khá cao nhưng đang có chiều hướng
giảm chứng tỏ những biện pháp tài chính đang dần có hiệu quả cần phải phát huy,
Công ty có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập trong kinh
doanh. Công ty cũng khá thận trọng khi không tận dụng được thế mạnh của đòn b y
tài chính, vấn đề này cần được cân nhắc sử dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi
sắc.
55
2.2.1.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Về vốn lưu động thường xuyên
Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (còn
gọi là nguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn trong doanh nghiệp. Về thực
chất, thì vốn lưu động thường xuyên chính là một phần nguồn vốn dài hạn được
doanh nghiệp dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Theo số liệu tính toán được minh họa trong bảng 2.5, có thể thấy trong những
năm gần đây giá trị nguồn vốn dài hạn luôn cao hơn rất nhiều so với giá trị tài sản
dài hạn làm cho vốn lưu động thường xuyên trong cả ba năm 2013, 2014 và 2015
đều đạt giá trị dương, điều này cho thấy Công ty có một cơ cấu vốn an toàn cho
Công ty.
Bảng 2.5. Quy mô VLĐ thường xuyên của Công ty, giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Nguồn vốn dài hạn 75,522,401,867 79,203,930,474 81,845,444,958
Tài sản dài hạn 32,707,755,458 28,691,494,534 26,353,752,809
Vốn LĐTX 42,814,646,409 50,512,435,940 55,491,692,149
(Nguồn: Tính toán từ số liệu BCTC năm 2013, 2014, 2015 của Công ty Cổ phần khí cụ
điện I-VINAKIP )
Bảng 2.6. Biến động VLĐ thường xuyên của Công ty, giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị: nghìn đồng
Nguồn vốn dài hạn Tài sản dài hạn Vốn LĐTX
Chênh lệch 3,681,528,607 (4,016,260,924) 7,697,789,531
% 4.87 (12.28) 17.98
Chênh lệch 2,641,514,484 (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_k.pdf