Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

I. Lý do chọn đề tài 1

II. Mục tiêu nghiên cứu 1

III. Phương pháp nghiên cứu 2

IV. Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

I. Khái quát về tình hình tài chính 3

1. Khái niệm 3

2. Mục tiêu 3

3. Ý nghĩa 4

4. Nhiệm vụ 4

5. Đối tượng 4

6. Giới thiệu về các báo cáo tài chính 5

7. Nguyên tắc hoạt động 6

II. Các chỉ tiêu phân tích tài chính 6

1. Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán 6

1.1. Vốn luân chuyển ròng 6

1.2. Hệ số thanh toán vốn lưu động 6

1.3. Khả năng thanh toán hiện thời 7

1.4. Khả năng thanh toán nhanh 7

1.5. Khả năng thanh toán bằng tiền mặt 7

2. Phân tích các tỷ số quản trị nợ 8

2.1. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 8

2.2. Tỷ số quản trị nợ trên tổng tài sản 8

3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn 8

3.1. Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho 8

3.2. Tỷ số vốn lưu động 9

3.3. Tỷ số luân chuyển vốn cố định 9

3.4. Tỷ số luân chuyển toàn bộ tài sản 9

4. Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời 9

4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 9

4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 10

4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 10

5. Chỉ tiêu về tình hình công nợ 10

5.1. Hệ số khái quát 10

5.2. Vòng luân chuyển các khoản phải thu 10

5.3. Kì thu tiền bình quân 11

6. Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư 11

6.1. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định 11

6.2. Tỷ suất tài trợ tài sản cố định 11

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 12

I. Lich sử hình thành và phát triển 12

II. Chức năng, nhiệm vụ của công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ 13

1. Chức năng 13

2. Nhiệm vụ 14

III. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 15

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 15

2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 15

3. Cơ cấu tổ chức sản xuất 17

IV. Đánh giá khái quát những thuận lợi và khó khăn của công ty 18

1. Thuận lợi 18

2. Khó khăn 19

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 20

I. Phân tích tình hình tài chính tại công ty 20

1. Đánh giá khái quát bảng cân đối kế toán 20

1.1. Đánh giá khái quát tổng tài sản 21

1.2. Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn 23

1.3. Phân tích tỷ số tài trợ và tự tài trợ 24

2. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán 26

3. Phân tích biến động từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán 28

3.1. Phân tích tài sản 28

3.2. Phân tích nguồn vốn 37

4. Phân tích báo cáo tài chính 45

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí 46

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 47

II. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính 48

1. Phân tích tình hình công nợ 48

1.1. Hệ số khái quát 51

1.2. Vòng luân chuyển các khoản phải thu 52

1.3. Kì thu tiền bình quân 52

2. Phân tích khả năng thanh toán 52

2.1. Tỷ số thanh toán hiện hành 53

2.2. Tỷ số thanh toán nhanh 54

2.3. Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt 54

2.4. Tỷ số vốn luân chuyển ròng 54

3. Phân tích tỷ số quản trị nợ 55

3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản 55

3.2. Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu 56

4. Phân tích hiệu quả sử dụng 56

4.1. Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho 57

4.2. Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động 57

4.3. Tỷ số luân chuyển tài sản cố định 57

4.4. Tỷ số luân chuyển tài sản 58

5. Phân tích tỷ số lợi nhuận 58

5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 59

5.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 59

5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 60

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH I. Nâng cao hiệu quả sử dụng 61

* Tài sản lưu động 61

* Tăng doanh thu 62

* Tiết kiệm chi phí 62

II. Một số biện pháp khác 63

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

I. Kết luận 64

II. Kiến nghị 65

1. Đối với công ty 65

2. Đối với Nhà Nước 65

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) 1.148,1 1.523,4 3.107 Chênh Lệch (2)-(1) - 95,9 1.264,4 - 862 Tỷ lệ (%) -7,7 488 - 21,7 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2003 thì vốn chủ sở hữu của công ty sử dụng không hết cho tài sản (thừa nguồn vốn), nên đã bị các công ty hoặc các đối tượng khác chiếm dụng dưới các hình thức như: công ty bán chịu thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc ứng trước tiền cho bên bán, các khoản thế chấp, ký cược…với số nguồn vốn thừa trong năm 2003 là 95,9 triệu (đ), tương đương 7,7%. Sang năm 2004 thì ta thấy công ty thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản cho mọi hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vậy, để hoạt động kinh doanh được bình thường, công ty phải huy động thêm nguồn vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác dưới nhiều hình thức như: mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán thiếu một lượng 1.264,4 triệu (đ). Năm 2005 thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty sử dụng không hết cho tài sản (thừa nguồn vốn) một lượng 862 triệu(đ). Và nếu như công ty bị thiếu vốn nghĩa là bằng với nguồn vốn chủ sở hữu mà công ty vẫn chưa có thể trang trãi cho mọi tài sản của công ty thì buộc công ty phải đi vay nhưng trên thực tế thường xãy ra hai trường hợp:một là thừa nguồn vốn chủ sở hữu cộng với phần đi vay, hai là với nguồn vốn chủ sở hữu cộng với phần đi vay nhưng công ty vẫn thiếu vốn. Để thấy được mối quan hệ giữa tài sản và phần vốn chủ sở hữu cộng với lãi vay của công ty như thế nào ta cần tiến hành phân tích mối quan hệ này. Bảng5: Phân tích quan hệ giữa tài sản – nguồn vốn - vay ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 I.A-Tài sản 4 522,6 1.983,4 II.A- Tài sản - - 211 IV.A-Tài sản 1.004 10,3 6,6 I.B-Tài sản 140,1 990,5 1.117 I.B-Nguồn vốn (NV) 1.510 218 3.969 Vay ngắn hạn = I(1) - - - (I+II+IV).A-TS +(I+II+II+IV).B-TS=C 1.148,1 1.523 3.318 I.B-NV +I(1)+II(1)=D 1.244 259 3.887 Chênh Lệch D-A 959 -1.264 568 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005-Phòng kế toán) Nhìn chung qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn cộng vay của công ty sử dụng không hết qua các năm, nên đã bị các đơn vị khác chiếm dụng, như: khách hành nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng vào việc thế chấp, ký cược, ký quỹ.v.v. Nhưng năm 2004 ta nhận thấy nguồn vốn cộng với lãi vay của công ty bị thiếu hụt. Vì thế công ty có biện pháp đồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn, nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của công ty. Trong một công ty thường thì có hai trường hợp xãy ra hoặc là công ty bị chiếm dụng vốn nghĩa là số tiền mà công ty cho khách hàng thiếu chiếm tỷ lệ cao hơn so với số tiền mà công ty thiếu nợ hoặc là công ty chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nghĩa là số tiền mà doanh nghiệp thiếu chiếm tỷ lệ cao hơn so với số tiền mà công ty cho khách hàng thiếu. 3.Phân tích biến động từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 3.1 Phân tích phần tài sản a.Phân tích tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Hình3 :Tài Sản Lưu Động và Đầu Tư Ngắn Hạn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty luôn biến động liên tục qua 3 năm. Năm 2003 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 96,7% trong tổng tài sản. Sang năm 2004 thì tỷ trọng này giảm xuống còn 47,3%, chủ yếu do các khoản mục trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đều giảm. Đặt biệt là các khoản phải thu trong năm 2004 giảm 93,28% so với năm 2003 và hàng tồn kho giảm 98,97% trong năm 2004, tuy vốn bằng tiền trong năm 2004 tăng 12965% nhưng phần tăng này không bù đắp các khoản giảm trong khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chính vì thế, tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong năm 2004 giảm so với năm 2003. Trong một công ty mà các khoản phải thu có xu hướng giảm chứng tỏ năm hoạt động đó công ty đã thu được lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ cao và khoản phải thu khách hàng giảm đi chứng tỏ khách hàng ít thiếu nợ của công ty, điều này sẽ có lợi cho công ty vì trong kỳ công ty đã hoàn thàmh tốt việc thu hồi các khoản nợ. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bao gồm nhiều khoản mục, ứng với mỗi khoản mục đó được sử dụng với những mục đích khác nhau, đặc điểm khác nhau. Do đó phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ta cần phân tích cụ thể biến động của từng khoản mục. * Vốn bằng tiền Tiền là một loại tài sản có tính lưu động nhất có thể sử dụng để chi cho các mục đích khác nhau, do đó ta cần quản lý chặt chẽ khoản mục này theo những nguyên tắc nhất định. Phân tích khoản mục tiền nhằm mục đích thấy được tình hình tăng giảm và nguyên nhân của nó. Qua đó thấy được nhu cầu đáp ứng kinh doanh, để có biện pháp quản lý hữu hiệu. Nếu trong một công ty mà lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ cao thì cũng thể hiện công ty làm ăn chưa thật sự có hiệu quả và ngược lại nếu lượng tiền mặt quá ít thì khả năng tự chủ của công ty cũng bị hạn chế. Bảng6: Vốn bằng tiền ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr(%) Số Tiền Tỷ Tr(%) Số Tiền Tỷ Tr(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) I.Vốn bằng tiền 4 0,09 522,6 27,82 1.983,4 49,46 518,6 12839 1.460 279 1.Tiền mặt tại quỹ 2,9 0,06 271 14,42 15,5 0,38 268,1 9186 - 255.5 - 94,2 2.Tiền gửi NH 1,1 0,03 251,6 13,4 1.967,9 49,08 250,5 22349 1.716,3 681 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua số liệu trên ta thấy tài khoản vốn bằng tiền của công ty luôn có xu hướng tăng qua 3 năm. Trong năm 2003 thì vốn bằng tiền của công ty là 4 triệu (đ), chiếm một tỷ trọng 0,09% trong tổng tài sản. Nhưng sang năm 2004 thì lượng vốn bằng tiền của công ty tăng lên với con số 522,6 triệu (đ), chiếm tỷ trọng 27,82% trong tổng tài sản, nó tăng hơn so với năm 2003 một lượng là 518,6 triệu (đ), tương đương với một tỷ lệ là 12839%. Nguyên nhân làm cho vốn bằng tiền của công ty tăng nhanh như thế là do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của công ty trong năm 2004 đều tăng, cụ thể năm 2004 lượng tiền mặt tại quỹ của công ty tăng lên một lượng 268,1 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 9186% và tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên với một tỷ lệ cao 22349%, tương đương một lượng 250,5 triệu (đ), chính sự gia tăng của hai khoản mục này làm cho tỷ trọng của chúng trong tổng vốn bằng tiền cũng tăng lên trong năm 2004 tỷ trọng tiền mặt tại quỹ cũng tăng lên từ 0,06% tăng lên 14,42% và tỷ trọng tiền gửi ngân hàng cũng tăng lên từ 0,03% lên 13,4%. Đến năm 2005 thì tài khoản vốn bằng tiền của công ty lại tiếp tục tăng lên với con số là 1.983,4 triệu (đ), chiếm một trọng 49,46% trong tổng tài sản của công ty tăng hơn so với năm 2004 một lượng 1.460 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 279%, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2004. Nguyên nhân tăng này là do tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên 1.716,3 triệu (đ), tương đương với một tỷ lệ là 681% ,mặt dù tiền mặt tại quỹ có giảm đi một lượng 255,5 triệu (đ), nhưng lượng giảm này vẩn thấp hơn so với lượng tăng tiền gửi ngân hàng chính vì thế trong năm 2005 thì vốn bằng tiền của công ty lại tiếp tục tăng. Tóm lại: vốn bằng tiền của công ty tăng liên tục qua 3 năm. Điều này thể hiện khả năng thanh toán nhu cầu cấp thiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao. Tuy nhiên lượng tiền mặt trong công ty lớn cũng chưa hẳn là tốt vì nó sẽ làm cho khả năng sinh lời giảm đi. Vì vậy, cần xóm đưa lượng tiền này vào lưu thông để tăng nhanh vòng quay của vốn. * Khoản phải thu Công nợ phải thu là khoản tiền hoặc tài sản của công ty hiện đang bị đơn vị, cá nhân khác chiếm dụng một cách hợp pháp và bất hợp pháp mà công ty có trách nhiệm phải thu hồi. Quản lý công nợ phải thu đồi hỏi các nhà quản trị phải nắm vững tính chất, nội dung và thời gian thu hồi các khoản công nợ. Tù đó để có những quyết định thu hồi công nợ hữu hiệu. Quản lý công nợ phải thu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, phát hiện ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng vốn và mất vốn trong kinh doanh. Bảng7: Các khoản phải thu ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) II.Khoản phải thu 3.040 69,91 204,1 10,86 172,5 4,30 -2.835,9 -93,28 -31,6 -15,48 1.Phải thu khách hàng 3.040 69,91 146,1 7,78 117 2,91 -2.892,9 -95,19 -29,1 -20,02 2.Trả trước người bán - - 58 3,08 - - 58 100 -58 -100 3.Thuế GTGT được khấu trừ - - - - 0,2 0,06 - - 0,2 100 4Các khoản phải thu khác - - - - 55,3 1,37 - - 55,3 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy, khoản phải thu của công ty luôn giảm đi trong 3 năm qua và tỷ trọng của chúng trong tổng tài sản cũng giảm xuống liên tục. Trong năm 2003 thì tỷ trọng của khoản phải thu là 69,91% trong tổng tài sản với một lượng 3.040 triệu (đ), và chủ yếu là do khách hàng thiếu. Nhưng sang năm 2004 thì tỷ trọng khoản phải thu của công ty giảm xuống còn 204,1 triệu (đ) giảm so với năm 2003 một lượng 2.835,9 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 93,28%. Nguyên nhân là khoản phải thu khách hàng giảm đi một lượng 2.893,9 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 95,19% và trong năm 2004 thì công ty đã trả trước cho người bán một khoản tiền là 58 triệu (đ), nhưng khoản tiền này rất nhỏ so với khoản giảm của phải thu khách hàng. Vì vậy, khoản phải thu trong năm 2004 giảm mạnh so với năm 2003. Sang năm 2005 thì tỷ trọng của khoản phải thu lại tiếp tục giảm so với năm 2004 một lượng là 31 triệu (đ), tương đương với một tỷ lệ là (15,48%). Nguyên nhân là do tuy giá trị thuế GTGT được KT trong năm 2005 là 0,2 triệu (đ), và các khoản phải thu khác trong năm 2005 là 55,3 triệu (đ), nhưng lại nhỏ hơn phần giảm phải thu khách hàng và phần trả trước cho người bán. Tóm lai: khoản phải thu của công ty trong 3 năm qua luôn có xu hướng giảm đi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng tiền mặt tại quỹ hay là tăng nguồn vốn bằng tiền của công ty. Vì công ty đã thực hiện những chính sách thu hồi tiền nhanh, điều này có lợi cho công ty nếu công ty biết cách tận dụng khoản tiền này để phục vụ cho việc kinh doanh thì mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn. * Hàng tồn kho Để thực hiện tốt kế hoạch bán ra đòi hỏi công ty phải đảm bảo về số lượng, chất lượng, kết cấu chủng loại, kiểu cách mẩu mã...Quản trị hàng tồn kho là nội dung quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định thực hiện kế hoạch bán ra, đến tốc độ chu chuyển vốn lưu động và kết quả kinh doanh. Do đó cần phân tích tình tình và đánh giá thực trạng hàng tồn kho, để đưa ra quyết định phù hợp với hiện tại. Bảng8:Hàng tồn kho ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) IV.Hàng tồn kho 1.004 23,08 10,3 0,54 6,6 0,16 -993,7 -98,97 -3,7 -35,52 1.Nguyên vật liệu tồn kho 0,7 0,01 - - - - -0,7 -100 - - 2.Công cụ dụng cụ tồn kho 12,9 0,29 10,3 0,54 6,6 0,16 -2,6 -20,15 -9,5 -35,52 3.Thành phẩm tồn kho 990,4 22,77 - - - - -990,4 -100 - - Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 3 năm qua hàng tồn kho luôn có sự biến động mạnh và có xu hướng giảm đi trong 3 năm. Cụ thể, năm 2003 giá trị hàng tồn kho là 1.004 triệu (đ) giảm xuống còn 10,3 triệu (đ) vào năm 2004 giảm với một lượng là 993,7 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 98,97%. Nguyên nhân làm cho giá trị hàng tồn kho giảm mạnh như thế là do trong năm 2004 thì công ty không có nguyên vật liệu tồn kho mà chỉ có công cụ dụng cụ tồn kho nhưng giá trị của công cụ dụng cụ tồn kho cũng giảm một lượng 2,6 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 20,15%, và năm 2004 thì công ty không có thành phẩm tồn kho. Chính những nguyên nhân này làm cho hàng tồn kho của năm 2004 giảm mạnh so với năm 2003. Chính sự giảm mạnh giá trị của hàng tồn kho làm cho tỷ trọng của hàng tồn kho của tổng tài sản cũng giảm từ 23,08% xuống còn 0,54% của năm 2004 so với năm 2003 và chính nguyên nhân này vẫn đến vốn bằng tiền của công ty trong năm 2004 tăng hơn so với năm 2003. Sang năm 2005 thì giá trị hàng tồn kho của công ty lại tiếp tục giảm một lượng 3,7 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 35,92%. Nguyên nhân là do trong năm 2005 thì tỷ trọng của hàng tồn kho giảm từ 0,54% xuống còn 0,16% do trong năm 2005 công ty không có giá trị nguyên vật liệu tồn kho và thành phẩm tồn kho còn giá trị công cụ dụng cụ tồn kho giảm từ 10,3 triệu (đ) xuống còn 6,6 triệu (đ), giảm một lượng là 9,5 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 35,52%. Tóm lại: giá trị hàng tồn kho của công ty qua 3 năm luôn giảm liên tục, điều này thể hiện những chính sách của công ty giảm lượng hàng tồn kho để tăng lượng vốn bằng tiền. *Tài sản lưu động khác Bảng9:Tài sản lưu động khác ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) V.Tài sản lưu động khác 159,9 3,67 150,5 8,01 518,5 12,93 -9,4 -5,89 -368 244,5 1.Tạm ứng 159,9 3,67 67,4 3,58 130,3 3,24 -92,5 -57,85 62,9 93,22 2.Chi trả trước - - 54,6 2,90 388,2 9,68 54,6 100 333,6 610 3. Chi phí chờ kết chuyển - - 28,5 1,51 - - 28,5 100 -28,5 -100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy tài sản lưu động khác luôn biến động qua 3 năm. Phần tài sản lưu động khác chiếm một tỷ trọng không cao qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 khoản mục tài sản lưu động khác chiếm một tỷ trọng 3,67% trong tổng cơ cấu tài sản. Đặt biệt trong năm 2003 thì ở khoản mục tài sản lưu động khác công ty chỉ chi cho phần tạm ứng tương đương một lượng 159,9 triệu (đ) trong năm 2003. Sang năm 2004 thì tổng tài sản của công ty giảm so với năm 2003 là 2.470 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 56,8%. Chính nguyên nhân này nên mặt dù trong năm 2004 tỷ trọng của tài sản lưu động khác mặt dù tăng so với năm 2003 nhưng về số lượng thì nhỏ hơn năm 2003 với một lượng 9,4 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 5,89%, nhưng xét về phương diện tỷ trọng thì trong năm 2004 tài sản lưu động khác của công ty lại tăng lên, nghĩa là tuy tỷ trọng của tạm ứng trong tài sản lưu động khác không có biến động nhưng trong năm 2004 thì công ty lại chi trả trước một khoản 54,6 triệu (đ),chiếm 2,9% trong tổng tài sản của công ty và trong năm này công ty đã chi cho phần chi phí kết chuyển chiếm một lượng 28,5 triệu (đ), tương đương một tỷ trọng là 1,51% và chính nguyên nhân này nó làm cho tăng giá trị tài sản lưu động khác về phương diện tỷ trọng. Trong một công ty thì việc chi cho tạm úng và chi trả trước là không thể thiếu được, tuy nhiên trong năm hoạt động đó nếu xét về mặt kinh tế thì phần tạm ứng và chi trả trước mà tăng thì sẽ không tốt cho công ty. Đến năm 2005 tăng hơn năm 2004 một lượng 368 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 244,5%. Nguyên nhân là do phần tạm ứng của công ty tăng thêm 62,9 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 93,22%, và phần chi trả trước tăng thêm 333,6 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 610%, chính sự tăng nhanh của chi trả trước làm cho tăng tỷ trọng của tài sản lưu động khác trong tổng tài sản với một lượng 368 triệu (đ) và với một tỷ trọng 244,5% trong tổng tài sản, trong đó chi trả trước chiếm tới 9,68%, tương đương một lượng 388,2 (đ) Tóm lai: nhìn chung về tình hình tài sản lưu động khác của công ty có xu hướng tăng, đặt biệt là phần chi trả trước nó không thể thiếu trong hoạt động của công ty. Tuy nhiên nếu khoản mục này chiếm tỷ trọng cao thì nó làm giảm đi lượng tiền mặt tại công ty. b.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng hữu ích lâu dài phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những tài sản mà doanh nghiệp năm giữ để sử dụng chứ không phải để bán, và được coi như những tài sản dài hạn dùng trong một số năm. Hình4:Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Qua bảng số liệu trên ta thấy, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 3,22% trong tổng tài sản. Đến năm 2004 thì tỷ trọng này tăng lên 52,74% trong tổng tài sản tăng một lượng 850,4 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 606%. Sang năm 2005 thì khoản mục này lại tiếp tục tăng lên chiếm một tỷ trọng 27,87% trong tổng tài sản, chính vì trong năm 2005 tổng tài sản của công ty tăng lên một lượng 2.131triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 113,4% nên tuy tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn có giảm đi nhưng về giá trị thì nó cao hơn so với năm 2004 và để tìm hiểu một cách cụ thể xem những nguyên nhân nào làm cho khoản mục tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng lên và phân tích những mặt `tích cực và hạn chế của sự tăng lên đó, ta sẽ đi sâu từng khoản mục trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn *Tài sản cố định hữu hình Trong khoản mục tài sản cố định và đầu tủ dài hạn thì công ty chỉ chú trọng đến vấn đề tài sản cố định vì đây chỉ là một công ty tương đối nhỏ nên chú trong đầu tư vào tài sản cố định ít quan tâm đến vấn đề đầu tư tài chính. Chính vì thế ta chỉ phân tích phần tài sản cố định và đặt biệt là tài sản cố định hữu hình. Bảng10:Tài sản cố định hữu hình ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) I.Tài sản cố định 140,1 3,22 990,5 52,7 1.117 27,87 850,4 606 126,7 12,7 1.TS cố định hữu hình 140,1 3,22 990,5 52,7 1.117 27,87 850,4 606 126,7 12,7 Nguyên giá 1.223,5 28,13 3.019,5 160 2.350 58,61 1.796 146 -669,5 22,1 Giá trị hao mòn luỹ kế -1.083,4 -24,91 -2.029 108 1.233 30,74 945,6 87,3 -796 39,2 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu tên ta thấy, tài sản cố định hữu hình của công ty đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 tài sản cố định hữu hình là 140,1 triệu (đ), tương đương một tỷ trọng là 3,22% trong tổng tài sản. đến năm 2004 thì tài sản cố định hữu hình tăng lên một lượng 850,4 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 606% chứng tỏ trong năm 2004 công ty đầu tư chú trọng vào tài sản cố định hữu hình, vì trong giai đoạn này công ty mới bước vào hoạt dộng độc lập chính vì thế cần phải đầu tư cho tài sản nhiều hơn. Đến năm 2005 thì tài sản cố định hữu hình của công ty lại tiếp tục tăng .Nguyên nhân trong năm 2005 tuy phần nguyên giá của tài sản cố định hữu hình giảm đi một lượng 669,5 triệu (đ), tương đương 22,1% nhưng trong năm công ty đã trích khấu hao giảm đi một lượng 796 triệu (đ), tương đương 39,23% chính vì thế tổng tài sản cố định hữu hình của công ty trong năm 2005 lại tiếp tục tăng lên một lượng 126,7 triệu (đ), tương đương 12,7%. Còn về tỷ trọng thì trong năm 2004 tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản chiếm đến 52,7% trên tổng tài sản. Nguyên nhân do nguyên giá của tài sản cố định hữu hình trong năm 2005 chiếm một tỷ trọng rất cao 160% với hkấu hao 108%. Đến năm 2005 thì tài sản cố định hữu hình tuy tăng lên 12,7%, nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng 27,87%. Nguyên nhân là do trong năm 2005 thì tổng tài sản của công ty tăng lên và công ty đã trích khấu hao ít đi 39,2% chính vì thế làm cho tài sản cố định hữu hình của năm 2005 là cao nhất. Trong một công ty nếu ta chú trọng đến việc đầu tư cho tài sản cố định hữu hình nhiều thì đó cũng là vấn đề tốt vì cho thấy được khả năng đầu tư cho sản xuất trong tương lai, tuy nhiên ta cũng cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đầu tư cho tài sản cố định hữu hình, vì nếu đầu tư cho tài sản nhiều mà không đem lại kết quả kinh doanh cao hơn thì xem như việc đầu tư của công ty kém hiệu quả, 3.2 Phân tích nguồn vốn Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh và phục vụ các doanh nghiệp cần có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản trên phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn (nợ phải trả) và nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ trung hạn và vốn chủ sở hữu). Vốn và nguồn vốn là hai mặt của một thể thống nhất, đó là lượng tài sản của công ty. Do đó ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, cần phân tích kết cấu nguồn vốn. Việc phân tích này giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác các nguồn vốn. a.Nợ phải trả Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm:nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Công nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn được tài trợ từ các doanh nghiệp hoặc cá nhân bên ngoài mà công ty có trách nhiệm phải trả. Phân tích nợ phải trả nhằm cung cấp thông tin cho chủ công ty và nhà quản trị về tình hình phát sinh, quản lý các công nợ và tình hình khả năng thanh toán các khoản nợ. Hình5: Nợ phải trả Qua bảng số liêu trên ta thấy nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 nợ phải trả là 3.104 triệu (đ) chiếm một tỷ trọng 71,39% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2004 thì nợ phải trả giảm xuống còn 1.619 triệu (đ) và chiếm một tỷ trọng rất cao 86,21%. Nguyên nhân do trong năm 2004 tổng nguồn vốn của công ty giảm xuống. Nhưng đến năm 2005 thì nợ phải trả của công ty giảm mạnh xuống chỉ còn 40 triệu (đ) và chiếm một tỷ trọng là 0,99% trong tổng nguồn vốn. Và để thấy rỏ ràng hơn những nguyên nhân làm cho tình hình biến động của nợ phải trả ta tiến hành phân tích từng khoản mục của chúng. * Nợ ngắn hạn Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả, có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, tại thời điểm báo cáo. Bảng11: Nợ ngắn hạn ĐVT: triệu đồng Chỉ Tỉêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền Tỷ Tr (%) Số tiền Tỷ Tr (%) Số tiền Tỷ Tr (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Nợ ngắn hạn 2.970 68,3 1.582 84,23 32,5 0,8 -1.388 -46,73 -1.549,5 -97,94 1.Phải trả người bán 235,7 5,42 8,4 0,45 5 0,13 -227,3 -96,42 -3 -40,43 2.Thuế phải nộp Nhà Nước 66,4 1,52 78,9 4,20 - - 12,5 18,86 -78,9 -100 3.Phải trả công nhân viên 496,8 11,42 5,7 0,3 5,7 0,14 -491,1 -98,86 - - 4.Phải trả các đơn vị nội bộ 2.152,2 49,47 1.470,8 78,31 - - -681,4 -31,66 1.470,8 100 5.Các khoản phải trả phải nộp khác 19 0,43 18,2 0,96 21,8 0,54 -0,8 3,97 3,6 19,51 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy: nợ ngắn hạn của công ty trong 3 năm qua luôn biến động và có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 nợ ngắn hạn của công ty chiếm 68,3% trong tổng nguồn vốn, trong đó khoản mục phải trả cho các đơn vị nội bộ khác chiếm một tỷ trọng rất cao 49,47% trong tổng nguồn vốn, tương đương một lượng 2.152,2 triệu (đ) và phải trả công nhân viên chiếm một tỷ trọng 11,42%, tương đương một lượng 496,8 triệu (đ). Sang năm 2004 thì nợ ngắn hạn giảm đi một lượng 1.388 triệu (đ), tương đương 46,73%. Nguyên nhân giảm do tất cả các khoản mục trong nợ ngắn hạn đều giảm đi trong đó đặt biệt là phải trả người bán giảm 96,42%, tương đương một lượng 227,3 triệu (đ), phải trả công nhân viên giảm một lượng 491,1 triệu (đ), tương đương 98,86% xét về mặt tỷ trọng thì nợ ngắn hạn trong năm 2004 lại chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2003 84,23%. Nguyên nhân do trong năm 2004 nguồn vốn của công ty giảm 56,8%. Đến năm 2005 thì nợ ngắn hạn giảm mạnh một lượng 1.549,5 triệu (đ), tương đương 97,94% và nó chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 0,8% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân do trong năm công ty chỉ còn thiếu nợ người bán 5 triệu ( đ), tương đương 0,13% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn và phần các khoản phải trả phải nộp khác chiếm 0,54%, tương đương một lượng 21,8 triệu (đ), vì chỉ có 2 khoản mục trong tổng nợ ngắn hạn nên tỷ trọng của chúng giảm mạnh. Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì trong công ty nếu tỷ lệ nợ giảm qua các năm thì thể hiện công ty đó hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể , nếu tỷ lệ này giảm thể hiện sự chiếm dụng vốn của công ty kém, vì thế xét về mặt kinh tế thì tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm sẽ là không tốt, vì như thế nó sẽ làm giảm lượng tiền mặt hay là nguồn vốn của công ty. * Nợ khác Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Bảng12:Nợ khác ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) III.Nợ Khác 134 3,08 37 1,98 7,5 0,18 -97 72,27 -29 79,83 1.CP phải trả 134 3,08 37 1,98 7,5 0,18 -97 72,27 -29 79,83 Nguồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLu7853n v259n.doc
  • docB7842NG.doc
  • docPH7846N PH7908 L7908C.doc
Tài liệu liên quan