Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu

MỤC LỤC

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

1.1 Mục đích và tính cấp thiết của đề tài 1

1.1.1 Mục đích 1

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 2

1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 2

1.2.1.1 Khái niệm 2

1.2.1.2 Ý nghĩa 2

1.2.2 Vai trò, mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 2

1.2.2.1 Vai trò 2

1.2.2.2 Mục đích 3

1.2.3 Tài liệu phân tích 3

1.2.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 5

1.2.5 Nội dung phân tích 6

1.2.5.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 6

1.2.5.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 9

1.2.5.3 Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 10

1.2.5.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 12

1.2.5.5 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 15

1.2.5.6 Phân tích các tỉ số tài chính 16

a. Tỉ số cơ cấu tài chính 16

b. Tỉ số hoạt động 17

c. Tỉ số doanh lợi 18

1.2.5.7 Phân tích qua sơ đồ tài chính Dupont 19

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU 21

2.1 Giới thiệu về Công ty 21

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21

2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh 23

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 25

2.1.4 Thị phần và đối thủ cạnh tranh 28

2.1.5 Quy trình sản xuất 28

2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 29

2.1.7 Định hướng phát triển trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp 31

2.2 Thực trạng tình hình tài chính Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu. 31

2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán 31

2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản 31

2.2.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn 32

2.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 39

2.2.3 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 45

2.2.3.1 Phân tích tình thanh toán 45

2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán 51

2.2.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 55

2.2.4.1 Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. 55

2.2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 58

2.2.4.3 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận. 59

2.2.4.4 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận của doanh

nghiệp 60

2.2.4.5 Phân tích lợi nhuận 61

2.2.5 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 62

2.2.6 Phân tích các tỉ số tài chính 65

2.2.6.1 Tỉ số cơ cấu tài chính 65

a. Tỉ số nợ trên vốn cổ phần 65

b. Tỉ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 66

c. Khả năng thanh toán lãi vay 66

2.2.6.2 Tỉ số hoạt động 68

a. Vòng quay hàng tồn kho 68

b. Kì thu tiền bình quân 69

c. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 70

d. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 71

e. Vòng quay tài sản 72

2.2.6.3 Tỉ số khả năng sinh lời 73

a. Doanh lợi tiêu thụ (ROS) 73

b. Doanh lợi tài sản (ROA) 74

c. Doanh lợi vốn tự có (ROE) 75

2.2.6.4 Tỉ số giá thị trường 77

a. Thu nhập mỗi cổ phiếu 77

b. Chỉ số giá- thu nhập (P/E) 77

 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty thông qua các tỉ số tài chính 79

2.2.7 Phân tích qua sơ đồ tài chính Dupont 80

PHẦN III: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ 84

3.1 Những thuận lợi và khó khăn 84

3.1.1 Thuận lợi 84

3.1.2 Khó khăn 84

3.2 Nguyên nhân yếu kém về tài chính 88

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính công ty 86

3.3.1 Giải pháp đối với Công ty 86

 Về công tác đầu tư và quản lý tài sản cố định 86

 Về công tác quản lý nợ phải thu 87

 Khai thác hiệu quả nguồn tài trợ bên ngoài 87

 Về công tác kế toán 88

 Về sử dụng nguồn nhân lực 88

 Về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh 89

 Hoàn thiện công tác đấu thầu 89

 Về khả năng sinh lợi 89

3.3.2 Giải pháp đối với Nhà nước. 90

Kết luận

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3803 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải trả: Từ bảng phân tích trên ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả, cụ thể là vào thời điểm đầu năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 83,97 đồng. Đến thời điểm cuối năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 83,39 đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả cuối năm đã giảm 0,58% so với đầu năm. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy giá trị về nợ phải trả cuối năm tăng so với đầu năm 30.596.416.657 đồng, tức là tăng 74,88%. Đây là vấn đề công ty cần quan tâm hàng đầu, số nợ này cần phải hoàn trả cho kỳ sau gây áp lực tài chính cho công ty, đòi hỏi công ty phải sử dụng thật hiệu quả nguồn tài trợ này. Nói chung các khoản nợ ngắn hạn phải được sử dụng hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn. Thông thường doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động và chỉ tiêu vốn luân chuyển là khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, thường được sử dụng để phản ánh mức độ đảm bảo của nợ ngắn hạn cho tài sản lưu động. Đầu năm, công ty đã dùng phần lớn vốn vay ngắn hạn và các khoản nợ khác để dùng tài trợ cho tài sản lưu động, bằng chứng là tài sản lưu động của đầu năm là 47.122.843.454 đồng trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ có 39.959.452.525 đồng như vậy khoản chênh lệch là 7.163.390.930 đồng là công ty phải sử dụng nguồn nợ khác để tài trợ cho tài sản lưu động. Cuối năm, không những công ty đã sử dụng hết nguồn nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động mà công ty còn sử dụng cả nguồn nợ phải trả cộng thêm một phần vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản lưu động, vì qua bảng phân tích số liệu ta thấy rằng tổng nợ phải trả của cuối năm là 71.458.869.182 đồng trong khi tổng tài sản lưu động ở cuối năm là 75.221.582.475 đồng. Phần chênh lệch là nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cho vốn lưu động. Như vậy công ty đã thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. è Nhìn chung cấu trúc tài chính của công ty bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá cao. Tuy đã có sự thay đổi tỷ trọng nợ phải trả giảm từ 83.97 % xuống còn nợ phải trả 83.39%. Nhưng sự thay đổi này cũng không đáng kể. Công ty cần phải có sự luân chuyển nhịp nhàng giữa khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả để xoay vòng, sự phối hợp này khá mạo hiểm vì rằng: nếu như các khoản phải thu chưa thu được hoặc không thu được trong khi đó các khoản phải trả lại đến hạn, lập tức công ty lâm vào tình cảnh vỡ nợ, công ty quá khó khăn về vốn kinh doanh. Sự khó khăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu trong kỳ của công ty. 2.2.2 Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn: 2.2.2.1 Bố trí cơ cấu tài sản: a. Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản: Tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH / Tổng tài sản = TSLĐ và ĐTNH Tổng tài sản Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng 6: Bảng phân tích tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 06-07 07-08 TSLĐ & ĐTNH (đồng) 22.037.369.907 47.122.843.454 75.221.582.475 113,83 59,63 Tổng tài sản (đồng) 26.261.882.512 48.660.459.381 85.696.881.902 85,29 76,11 Tỉ lệ TSLĐ & ĐTNH/ Tổng tài sản (%) 83,91% 96,84% 87,78% 12,93 -9,06 (Nguồn: Phòng kế toán- tài vụ) Triệu đồng Đồ thị 1: Đồ thị tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH Giai đoạn từ 2006- 2007: Năm 2007 tài sản ngắn hạn chiếm 96,84% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nếu so với năm 2006 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã tăng 12,93%. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2007 công ty tiếp tục tìm kiếm thêm khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh, ký thêm hợp đồng và bên cạnh đó kéo theo vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác tăng, chính vì vậy làm cho tài sản ngắn hạn tăng 113,83% so với năm 2006 và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (tổng tài sản năm 2007 tăng 85,29% so với năm 2006). Giai đoạn từ 2007- 2008: Năm 2008 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 87,78% trong tổng tài sản, tức là so với năm 2007 đã giảm 9,06%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đẩy mạnh bán ra nhằm giảm dự trữ hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và giảm các tài sản lưu động khác đã góp phần giảm bớt lượng vốn bị ứ động và vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. è Như vậy, nhìn chung qua 3 năm thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần, tuy nhiên các khoản phải thu tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn, do đó trong các năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn. Tỉ suất đầu tư: Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh qui mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao. Để đánh giá về tỉ suất đầu tư ta cần xem xét các chỉ tiêu sau: Tỉ suất đầu tư tổng quát = Trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn X 100% Tổng tài sản Trong đó: Tỉ suất đầu tư tài sản cố định = Trị giá tài sản cố định X 100% Tổng tài sản Tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn = Trị giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn X 100% Tổng tài sản Từ số liệu thực tế tại doanh nghiệp ta có bảng sau: Bảng 7: Bảng phân tích tỉ suất đầu tư CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 06-07 07-08 TSCĐ & ĐTDH (đồng) 4.224.512.605 1.537.615.927 10.475.299.427 -63,60 581,27 Tài sản cố định (đồng) 1.779.005.639 1.035.641.106 987.902.606 -41,79 -4,61 Đầu tư dài hạn(đồng) - - 9.000.000.000 - 100,00 Tổng tài sản (đồng) 26.261.882.512 48.660.459.381 85.696.881.902 85,29 76,11 Tỉ suất đầu tư tổng quát % 16,09% 3,16% 12,22% -12,93 9,06 Tỉ suất đầu tư TSCĐ (%) 6,77% 2,13% 1,15% -4,65 -0,98 Tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn (%) - - 10,50% - 10,50 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Đồ thị 2: Đồ thị tỉ suất đầu tư Giai đoạn 2006- 2007: Năm 2007 tỉ suất đầu tư tổng quát là 3,16%, nếu so với năm 2006 thì đã giảm 12,93%. Trong đó tỉ suất đầu tư tài sản cố định là 2,13%, giảm 4,65%, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định (tốc độ tăng của tổng tài sản là 85,29% trong khi đó tài sản cố định giảm 41,79% so với năm 2006. Tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn trong 2 năm thì không phát sinh. Giai đoạn 2007- 2008: Năm 2008 tỉ suất đầu tư tổng quát là 12,22%, như vậy đã tăng 9,06% so với năm 2007. Trong đó tỉ suất đầu tư tài sản cố định giảm 0,98%, nguyên nhân là do doanh nghiệp cắt giảm các phương tiện truyền dẫn. Về tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2008 tăng cao và đạt 10,5%, trong khi đó năm 2007 không phát sinh khoản đầu tư tài chính dài hạn, nguyên nhân là do: Năm 2008 công ty CP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu góp vồn đợt 1 để thành lập Công ty CP Đầu tư Xây dựng Triệu Hưng Gia thực hiện dự án xây dựng Khu dân cư Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM với tỉ lệ góp vốn 45 %. Năm 2008 công ty cũng tạo được nhiều mối quan hệ với các khách hàng mới củng cố với khách hàng thân thiết như Công ty khai thác thủy lợi Đồng Na, Công ty Xây dựng miền Nam, Công ty xây dựng 41, Công ty xây dựng 46, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn…đã đem lại khoản doanh thu khá lớn cho công ty. è Như vậy qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỉ suất đầu tư có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã không được tăng cường tuy trong năm 2008 tỉ suất đầu tư có tăng cao hơn năm 2007 nhưng sự đầu tư theo chiều sâu chưa hợp lý. Đây là một hiện tượng không khả quan thể hiện sự thay đổi tài sản cố định chưa phù hợp với xu hướng hoạt động kinh doanh. 2.2.2.2 Bố trí cơ cầu nguồn vốn: a. Tỉ suất nợ: Tỉ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng. Để tính tỉ suất nợ ta dựa vào công thức sau: Tỉ suất nợ = Nợ phải trả X 100% Tổng nguồn vốn Dựa vào các tài liệu có liên quan ta có bảng sau: Bảng 8: Bảng phân tích tỉ suất nợ CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 06-07 07-08 1. Nợ phải trả (đồng) 19.098.423.456 40.862.452.525 71.458.869.182 113,96 74,88 2. Tổng nguồn vốn (đồng) 26.261.882.512 48.660.459.381 85.696.881.902 85,29 76,11 3. Tỉ suất nợ (%) 72,72% 83,97% 83,39% 11,25 -0,59 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Triệu đồng Đồ thị 3: Đồ thị tỉ suất nợ Dựa vào bảng phân tích và đồ thị ta thấy: Giai đoạn 2006- 2007: Trong năm 2007 tỉ suất nợ là 83,97%, tức là tăng 11,25% so với năm 2006. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng cao, vì trong giai đoạn này doanh nghiệp đã vay nhiều vốn hơn, đồng thời chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, làm cho tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn. Giai đoạn 2007- 2008: năm 2008 tỉ suất nợ là 83,39%, tức là giảm 0,59% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty giảm được khoản phải trả công nhân viên và các khoản phải trả nội bộ cũng không còn. èNhìn chung qua 3 năm, tỉ suất nợ của doanh nghiệp khá cao, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay nhiều quá doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp giảm bớt lượng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro. b. Tỉ suất tự tài trợ: Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn. Tỉ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu X 100 Tổng nguồn vốn CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 06-07 07-08 1. Nguồn vốn chủ sở hữu (đồng) 7.505.030.664 8.141.998.464 14.238.012.720 8,49 74,87 2. Tổng nguồn vốn (đồng) 26.261.882.512 48.660.459.381 85.696.881.902 85,29 76,11 3. Tỉ suất tự tài trợ (%) 28,58% 16,73% 16,61% -11,85 -0,12 Tình hình thực tế tại doanh nghiệp: Bảng 9: Bảng phân tích tỉ suất tự tài trợ (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Triệu đồng Đồ thị 4: Đồ thị tỉ suất tự tài trợ Giai đoạn 2006- 2008: trong giai đoạn này tỉ suất tự tài trợ liên tục giảm, năm 2007 tỉ suất tài trợ là 16,73% giảm 11,85% so với năm 2006, năm 2008 tỉ suất tài trợ là 16,61% giảm 0,12% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2007 là 8,49% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 74,87% so với năm 2007, trong khi đó tốc độ tăng của tổng vốn lần lượt là 85,29% và 76,11%. è Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỉ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm, doanh nghiệp bị thiếu vốn và không đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.3 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 2.2.3.1 Phân tích tình hình thanh toán: a. Phân tích khoản phải thu Phân tích tình hình biến động của các khoản phải thu: ĐVT: VNĐ Bảng 10: Bảng phân tích tình hình biến động của các khoản phải thu Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % 1.Phải thu của khách hàng 8.911.054.176 73,31 10.821.631.861 48,44 1.910.577.685 21,44 2.Trả trước cho người bán 674.071.840 5,55 10.345.665.734 46,31 9.671.593.894 1434,80 3.Các khoản phải thu khác 2.570.775.548 21,15 1.172.656.994 5,25 -1.398.118.554 -54,39 Các khoản phải thu NH 12.155.901.564 100 22.339.954.589 100 10.184.053.025 83,78 Tổng tài sản 26.261.882.512 48.660.459.381 CKPT/TTS 46,29% 45,91% ĐVT: VNĐ Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % 1.Phải thu của khách hàng 10.821.631.861 48,44 23.251.121.391 51,05 12.429.489.530 114,86 2.Trả trước cho người bán 10.345.665.734 46,31 16.502.992.081 36,23 6.157.326.347 59,52 3.Các khoản phải thu khác 1.172.656.994 5,25 5.794.627.581 12,72 4.621.970.587 394,15 Các khoản phải thu NH 22.339.954.589 100 45.548.741.053 100 23.208.786.464 103,89 Tổng tài sản 48.660.459.381 85.696.881.902 CKPT/TTS 45,91% 53,15% (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ, Trích bảng cân đối kế toán) Giai đoạn 2006- 2008: Các khoản phải thu tăng rất cao (năm 2007 tăng 10.184.053.025 đồng, tương ứng tăng 83,78% so với năm 2006, năm 2008 tăng 23.208.786.464 đồng, tương ứng là tăng 103,89% so với năm 2007, chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng tăng (năm 2007 tăng 1.910.577.685 đồng, tức là tăng 21,44% so với năm 2006, năm 2008 tăng 12.429.489.530 đồng, tức là tăng 114,86% so với năm 2007), ngoài ra còn có sự tăng của các khoản mục như tài sản ngắn hạn khác và các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược,… Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy trong năm tỷ trọng các khoản phải thu năm 2007 giảm còn 45,91%, tức là giảm 0,38% so với năm 2006, vào năm 2008 tỷ trọng các khoản phải thu lại tăng trở lại đạt 53,15% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. è Tóm lại qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy về mặt giá trị các khoản phải thu có chiều hướng tăng, nhưng nếu xét về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản thì lại có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp một mặt tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, mặt khác đã rất có cố gắng trong việc thu hồi nợ giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn. Để nghiên cứu các khoản phải thu ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét các tỉ số liên quan đến khoản phải thu. Phân tích các tỉ số liên quan đến khoản phải thu: Khoản phải thu/ Tài sản lưu động = Tổng các khoản phải thu Tổng tài sản lưu động Khoản phải thu/ Khoản phải trả = Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả Bảng 11: Bảng phân tích các tỉ số khoản phải thu: Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06- 07 07- 08 Tổng các khoản phải thu(đồng) 12.155.901.564 22.339.954.589 45.548.741.053 83,78 103,89 Tổng tài sản ngắn hạn (đồng) 22.037.369.907 47.122.843.454 75.221.582.475 113,83 59,63 Tổng các khoản phải trả(đồng) 17.418.753.873 39.959.452.525 70.464.864.508 129,40 76,34 Tỉ lệ khoản phải thu/Tổng TSNH (%) 55,16% 47,41% 60,55% -7,75 13,14 Tỉ lệ khoản phải thu/Khoản phải trả (%) 69,79% 55,91% 64,64% -13,88 8,73 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Triệu đồng Đồ thị 5: Đồ thị tỉ số khoản phải thu Triệu đồng Khoản phải thu trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 83,78%, khoản phải thu năm 2007 so với tài sản ngắn hạn giảm 7,75%, so với khoản phải trả giảm 13,88%. Trong năm 2008 tỉ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và khoản phải thu trên khoản phải trả đều tăng so với năm 2007, do tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn và khoản phải trả. Như vậy từ kết quả phân tích và kết hợp với đồ thị ta thấy qua 3 năm từ 2006- 2008 tỉ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả có xu hướng tăng dần, chứng tỏ tình hình thu nợ của doanh nghiệp chưa được nhanh chóng, đồng thời tỉ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn cũng tăng dần. Do đó trong những năm kế tiếp doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để thu hồi nợ, chủ yếu là các khoản nợ từ khách hàng và các khoản phải thu khác, đây là những khoản mục luôn chiếm tỉ trọng và giá trị cao trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. b. Phân tích khoản phải trả: Cũng tương tự như các khoản phải thu ta phân tích các khoản phải trả để thấy được mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng như hiểu được tình hình trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. Phân tích tình hình biến động các khoản phải trả: Bảng 12: Bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải trả: Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % Các khoản phải trả 17.418.753.873 91,21 39.959.452.525 97,79 22.540.698.652 129,40 1.Vay và nợ ngắn hạn 681.643.927 3,57 1.353.265.927 3,31 671.622.000 98,53 2.Phải trả người bán 1.948.627.000 10,20 3.621.468.403 8,86 1.672.841.403 85,85 3.Người mua trả tiền trước 7.688.523.829 40,26 24.547.908.700 60,07 16.859.384.871 219,28 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 2.439.975.722 12,78 3.790.017.289 9,28 1.350.041.567 55,33 5.Phải trả người lao động 1.025.676.477 5,37 1.004.641.962 2,46 (21.034.515) -2,05 6. Chi phí phải trả 543.455.063 2,85 568.055.063 1,39 24.600.000 4,53 7.Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 3.090.851.855 16,18 2.392.276.999 5,85 (698.574.856) -22,60 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn - 0,00 2.681.818.182 6,56 2.681.818.182 100,00 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % Các khoản phải trả 39.959.452.525 97,79 70.464.864.508 98,61 30.505.411.983 76,34 1.Vay và nợ ngắn hạn 1.353.265.927 3,31 5.319.820.000 7,44 3.966.554.073 293,11 2.Phải trả người bán 3.621.468.403 8,86 5.316.248.408 7,44 1.694.780.005 46,80 3.Người mua trả tiền trước 24.547.908.700 60,07 31.642.118.408 44,28 7.094.209.708 28,90 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 3.790.017.289 9,28 5.524.359.911 7,73 1.734.342.622 45,76 5.Phải trả người lao động 1.004.641.962 2,46 - 0,00 (1.004.641.962) -100 6.Chi phí phải trả 568.055.063 1,39 568.055.063 0,79 - - 7.Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 2.392.276.999 5,85 22.049.262.718 30,86 19.656.985.719 821,69 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 2.681.818.182 6,56 - 0,00 (2.681.818.182) -100 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) ĐVT: VNĐ Quan sát bảng phân tích khoản phải trả ta nhận thấy khoản phải trả có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể là năm 2007 tăng 22.540.698.652 đồng, tức là tăng 129,40% so với năm 2006, năm 2008 tăng 30.505.411.983 đồng, tức là tăng 76,34% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn tăng, năm 2007 tăng 671.622.000 đồng , tương ứng tăng 98,53% so với năm 2006, năm 2008 tăng 3.966.554.073 đồng, tương ứng 293,11% so với năm 2007. Công ty mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng quan hệ với khách hàng thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn do tăng khoản phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, các khoản người mua trả tiền trước (đây là biểu hiện tốt vì khách hàng tín nhiệm Công ty và giao số tiền trước, Công ty có được vốn để đưa vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh), và các khoản nợ khác. è Nhìn chung: các khoản đi chiếm dụng tăng liên tục qua các năm do quy mô sản xuất tăng lên. Đây là một khoản vốn khá lớn, Công ty sử dụng mà không phải tốn chi phí sử dụng nào. Trong thực tế việc tăng các khoản này không phải chuyện đơn giản nó thể hiện nghệ thuật kinh doanh của nhà quản lý đồng thời nó còn là một dạng biểu hiện uy tín của công ty trên thị trường. Do đó, trong những năm tới Công ty phải giảm bớt lượng vốn vay vì vay càng nhiều thì rủi ro kinh doanh càng cao. Để đánh giá yêu cầu thanh toán đối với doanh nghiệp ta tiếp tục đi vào phân tích tỉ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn. Phân tích tỉ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn: Khoản phải trả/ Tài sản ngắn hạn = Tổng các khoản phải trả Tài sản ngắn hạn Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 06- 07 07- 08 Tổng các khoản phải trả (đồng) 17.418.753.873 39.959.452.525 70.464.864.508 129,40 76,34 Tổng tài sản ngắn hạn (đồng) 22.037.369.907 47.122.843.454 75.221.582.475 113,83 59,63 Tỉ số khoản phải trả/ TSNH (%) 79,04% 84,80% 93,68% 5,76 8,88 Bảng 13: Bảng phân tích tỉ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn: (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Triệu đồng Đồ thị 6: Đồ thị khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn Giai đoạn từ năm 2006- 2008: tỉ số khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn liên tục tăng và tăng rất mạnh, cụ thể là năm 2007 tăng 5,76% so với năm 2006, năm 2008 tăng 8,88% so với năm 2007. Nhìn chung qua 3 năm thì tỉ số khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng dần, điều này thể hiện lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác có xu hướng ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu không tốt cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng. è Tóm lại, qua quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả ta thấy khoản phải thu của doanh nghiệp ít hơn khoản phải trả. Khoản phải thu bằng 60,55% tài sản ngắn hạn, trong khi đó khoản phải trả lại bằng 93,68% tài sản ngắn hạn trong năm 2008, mặt khác khoản phải trả có khuynh hướng gia tăng do đó doanh nghiệp cần phải thận trọng trong các chiến lược kinh doanh vì khoản nợ này có thể trở thành nợ quá hạn nếu kinh doanh không thành công. 2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn (lần) Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời (Rc) : Đây chính là thước đo khả năng trả nợ của Công ty khi các khoản nợ đến hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn nào thêm. Ở Việt Nam thì hệ số này phải luôn lớn hơn 1 được xem là hợp lý (Theo tạp chí Nhà Quản Lý). Bảng 14: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện thời Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 06- 07 07- 08 Tài sản ngắn hạn (đồng) 22.037.369.907 47.122.843.454 75.221.582.475 113,83 59,63 Nợ ngắn hạn (đồng) 17.418.753.873 39.959.452.525 70.464.864.508 129,40 76,34 Khả năng thanh toán hiện thời (lần) 1,27 1,18 1,07 -0,09 -0,11 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Đồ thị 7: Đồ thị biểu diễn hệ số khả năng thanh toán hiện thời Triệu đồng Tỉ số thanh toán hiện hành (Rc) năm 2006 là 1,27 lần cho thấy công ty có 1,27 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn, năm 2007 là 1,18 lần cho thấy công ty có 1,18 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả, năm 2008 Rc = 1,07 cũng tương đương 1,07 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả. Như vậy khả năng thanh toán ở năm 2008 giảm 0.1 lần cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính sẽ xảy ra. Hệ số thanh toán của công ty còn thấp chứng tỏ khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty yếu, công ty cần nâng cao tỉ số này nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động hơn. Tuy nhiên cũng không nên quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, hay nói cách khác quản lý tài sản lưu động không hiệu quả: tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ động…Một công ty nếu trữ hàng tồn kho nhiều thì sẽ có tỉ số hiện hành cao, mà ta đã biết hàng tồn kho khó chuyển hóa thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Tuy nhiên để đánh giá khả năng thanh toán của công ty một cách đúng đắn và đầy đủ hơn ta kết hợp sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh. Khả năng thanh toán nhanh (Rq) : Khả năng thanh toán nhanh cho biết Công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu hàng tồn kho trong tài sản lưu động thường là loại hàng khó bán, Công ty khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Do đó, xét đến khả năng thanh toán khi không có sự tham gia của hàng tồn kho. Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho (lần) Nợ ngắn hạn Bảng 15: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 06- 07 07- 08 Tài sản ngắn hạn (đồng) 22.037.369.907 47.122.843.454 75.221.582.475 113,83 59,63 Nợ ngắn hạn (đồng) 17.418.753.873 39.959.452.525 70.464.864.508 129,40 76,34 Hàng tồn kho (đồng) 5.882.103.426 15.575.435.943 9.394.652.193 164,79 -39,68 Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho 16.155.266.481 31.547.407.511 65.826.930.282 95,28 108,66 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0,93 0,79 0,93 -0,14 0,14 (Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ) Triệu đồng Đồ thị 8: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán nhanh Tỉ số này cho biết năm 2006 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,93 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo, năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,79 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo (giảm 0,14 đồng), tương tự năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,93 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo. Tỉ số thanh toán nhanh của năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,14 là do mức tồn kho của công ty giảm khá nhiều 6.180.783.750 đồng (tức 39,68%), đây là một dấu hiệu tốt. Khả năng thanh toán bằng tiền Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền + Đầu tư ngắn hạn (lần) Nợ ngắn hạn Để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP.doc
Tài liệu liên quan